Việt Nam: Nắm bắt cơ hội của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

pdf 222 trang Gia Huy 19/05/2022 2100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Việt Nam: Nắm bắt cơ hội của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfviet_nam_nam_bat_co_hoi_cua_cac_hiep_dinh_thuong_mai_tu_do_t.pdf

Nội dung text: Việt Nam: Nắm bắt cơ hội của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG BỘTHE SOCIALIST CÔNG REPUBLIC THƯƠNG OF VIETNAM THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Public Disclosure Authorized VIỆT NAM: NẮM BẮT CƠ HỘI CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH Public Disclosure Authorized THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ THỆ MỚI Hội thảo do Bộ Công thương và Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức Public Disclosure Authorized KỶ YẾU Public Disclosure Authorized Ngày 5 tháng 9 năm 2016
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU LỜI CẢM ƠN CHƯƠNG TRÌNH DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BÁO CÁO TỔNG HỢP HỘI THẢO BÀI TRÌNH BÀY Phiên Toàn thể 1: Diễn văn chào mừng 15 Đề dẫn – Việt Nam sẵn sàng thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới TPP và EVFTA: Kế hoạch phê chuẩn và thực thi 18 Tận dụng TPP và EVFTA thực hiện tầm nhìn Việt Nam 2035 20 Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực thương mại để thực thi hiệp định TPP và EVFTA 28 Doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho TPP - EVFTA? 30 Phiên Chủ đề 1: Tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và nâng cấp ngành Quy tắc xuất xứ: Cơ hội để tăng giá trị gia tăng trong xuất khẩu 34 Việt Nam có thể sử dụng TPP và EVFTA như thế nào để thoát khỏi bẫy giá trị gia tăng thấp và nâng cấp các ngành công nghiệp chế tạo? 40 Các hiệp định Thương mại mới của Việt Nam có ý nghĩa gì đối với nông nghiệp? 44 Ảnh hưởng của FTAs tới ngành dệt may việt nam 53 Phiên chủ đề 2: Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo thuận lợi cho thương mại, và đảm bảo sự công bằng Phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ DN vừa và nhỏ và cải thiện môi trường đầu tư trong bối cảnh Việt Nam tham gia TTP và EVFTA 58 Tạo môi trường bình đẳng để khuyến khích phát triển khu vực tư nhân ở Việt Nam 61 Làm thế nào để tạo thuận lợi thương mại và phát triển logistics ở Việt Nam nhằm tối đa hóa lợi ích của TPP và EVFTA 64 Các hiệp định FTA thế hệ mới và tăng trưởng bao trùm (inclusive growth) ở Việt Nam 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO Việt Nam: Hội nhập Toàn cầu: Cơ hội và Thách thức đối với Tăng trưởng 74 Hiệp định TPP và EVFTA có ý nghĩa gì đối với Việt Nam 87
  3. Chương Rào cản kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) và Chương Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật (SPS) trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) 99 Các ý nghĩa tác động của TPP và EVFTA cho các doanh nghiệp Việt Nam 105 Các biện pháp phi thuế quan trong TPP 139 Chương Lao động – Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định tự do thương mại giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam 145 Phân tích về Chương Môi trường của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) 152 Chương về sở hữu trí tuệ của TPP - Phân tich khoang trông va đanh gia tac đông 156 Giải quyết tranh chấp 179 Tạo thuận lợi thương mại, tạo giá trị và năng lực cạnh tranh: Gợi ý chính sách cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam - Báo cáo tóm tắt 185
  4. LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam là một trong mười hai nền kinh tế thuộc vành đai Thái Bình Dương gần đây đã đạt được thỏa thuận ký kết hiệp định thương mại toàn diện nhất chưa từng thấy trong vòng hai thập kỷ qua, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chiếm khoảng 40 phần trăm GDP và 30 phần trăm thương mại hàng hóa toàn cầu, TPP là hiệp định thương mại đầy tham vọng và đầy đủ nhất cho đến nay. Việt Nam gần đây cũng đã kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA). Không chỉ bao gồm các vấn đề truyền thống như tiếp cận thị trường hàng hóa, dịch vụ thương mại và đầu tư, cả hai hiệp định này còn bao gồm các lĩnh vực mới, không được đề cập, hoặc đề cập sâu hơn so với các hiệp định ký kết trong khung khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hơn nữa, các hiệp định mới thiết lập chuẩn mực quốc tế sẽ có tác động mạnh đối với các chính sách và thể chế trong nước của Việt Nam hơn bất kỳ các hiệp định thương mại tự do đã ký nào trong quá khứ. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu từ việc áp dụng chính sách tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế. Các chính sách này không chỉ giúp kích thích tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, việc làm và đầu tư mà còn tác động thúc đẩy cải cách trong nước. Mặc dù đạt được nhiều tiến bộ đáng ngưỡng mộ, đất nước vẫn ở giai đoạn đầu của sự phát triển và hiện đang phấn đấu trong quá trình chuyển đổi khó khăn để trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Việc gia nhập vào TPP và EVFTA tạo cho Việt Nam cơ hội để tiếp tục con đường tăng trưởng nhanh chóng và để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tuy nhiên, các thỏa thuận này cũng mang theo những rủi ro đáng kể và nếu các cam kết không được thực hiện một cách cẩn trọng, nhiều lợi ích tiềm tàng của các hiệp định này có thể bị bỏ qua. Phần quan trọng cốt lõi của bất kỳ thỏa thuận thương mại nào là việc thực hiện. Điều này đặc biệt khó khăn trong nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, nơi vẫn còn một khoảng cách khá lớn giữa các cam kết quốc tế và pháp luật và các quy định trong nước. Trọng tâm mạnh mẽ trong các hiệp định thương mại được xem là thế hệ mới này đòi hỏi những nỗ lực lớn của các bên liên quan ở Việt Nam nhằm thực thi một cách đầy đủ các cam kết phía sau đường biên. Điều này có thể liên quan không chỉ đến việc rà soát sửa đổi các quy định pháp lý và khuôn khổ thể chế mà còn làm thay đổi cơ cấu của nhiều ngành kinh tế. Nhóm Ngân hàng Thế giới cam kết giúp Việt Nam tận dụng tối đa các hiệp định thương mại tự do. Hội thảo này là một phần của một chương trình rộng lớn hơn nhằm đảm bảo rằng Việt Nam tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh về kinh tế, tạo ra sự thịnh vượng được chia sẻ và tạo việc làm chất lượng cao cho dân số trẻ của đất nước một cách bền vững. Đặc biệt, mục tiêu của hội thảo nhằm nâng cao nhận biết về những cơ hội, thách thức cũng như rủi ro của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế sâu sắc hơn, nhằm tối đa hóa lợi ích ròng do các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới này mang lại. 1
  5. LỜI CẢM ƠN Cuốn Kỷ yếu này lưu lại toàn bộ tài liệu trình bày tại hội thảo “Việt Nam: Nắm bắt Cơ hội từ các Hiệp định Thương mại Tự do Thế hệ mới” được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 15/6/2016. Khoảng 400 đại biểu từ các cơ quan chính phủ, các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế, khu vực tư nhân, viện nghiên cứu và truyền thông đã tham gia hội thảo này. Mục đích của hội thảo nhằm nâng cao sự hiểu biết của các bên liên quan chính về các thách thức, cơ hội và rủi ro mà Việt Nam phải đối mặt khi thực hiện các hiệp định thương mại tự do mới này và cuốn Kỷ yếu này cũng có chung mục đích như vậy. Một Ban tổ chức bao gồm ông Phạm Minh Đức, ông Richard Record và ông Julian Clarke từ Ngân hàng Thế giới và các ông Lương Hoàng Thái và ông Ngô Chung Khanh từ Bộ Công Thương điều phối sự chuẩn bị và tiến hành hội thảo dưới sự chỉ đạo chung của bà Mona Haddad, Giám đốc Khu vực về Thương mại và Cạnh tranh của Ngân hàng Thế giới và ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương. Ban tổ chức xin trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Victoria Kwakwa đã tham dự và phát biểu khai mạc hội thảo. Hội thảo đã không thể thành công nếu thiếu sự đóng góp của rất nhiều các chuyên gia bao gồm ông Trần Quốc Khánh (Thứ trưởng, Bộ Công Thương), bà Mona Haddad (Giám đốc Khu vực, Ngân hàng Thế giới), ông Nguyễn Khánh Ngọc (Thứ trưởng, Bộ Tư pháp), ông Vũ Tiến Lộc (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), bà Nguyễn Thị Thu Trang (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), ông Richard Record (Ngân hàng Thế giới), ông Nguyễn Anh Sơn (Bộ Công Thương), bà Nguyễn Thị Xuân Thúy (Bộ Công Thương), ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (Viện Chính sách Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn), ông Lê Tiến Trường (Tổng Công ty Dệt May Việt Nam), bà Phạm Thị Hồng Yến (Ủy ban Kinh tế Trung ương Đảng), ông Chunlin Zhang (Ngân hàng Thế giới), ông Gerard McLinden (Ngân hàng Thế giới), ông Nguyễn Thắng (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), ông Nguyễn Đình Cung (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương) và ông Sjamsu Rahardja (Ngân hàng Thế giới). Hôi thảo có sự tham gia hỗ trợ về hành chính của Trần Thị Thanh Thủy (Bộ Công Thương), Phạm Thị Hải Yến (Bộ Công Thương) và Bùi Thị Phương Nga (Ngân hàng Thế giới). 2
  6. CHƯƠNG TRÌNH 7:30-8:00 Đăng ký Khai mạc Giới thiệu: Ông Phạm Minh Đức, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp, Ngân hàng Thế giới 8:00-8:10 Diễn văn Ông Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam 8:10-8:20 Diễn văn chào mừng Bà Victoria Kwakwa, Phó chủ tịch, Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới Phiên Toàn thể 1: Đề dẫn – Việt Nam sẵn sàng thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Điều hành: Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách Đa biên, Bộ Công thương và Bà Mona Haddad, Giám đốc khu vực Khối Thương mại và Cạnh tranh, Ngân hàng Thế giới 8:20-8:40 TPP và EVFTA: Kế hoạch phê chuẩn và thực hiện Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng, Bộ Công thương 8:40-9:05 Nắm bắt cơ hội và hạn chế rủi ro của TPP và EVFTA Bà Mona Haddad, Giám đốc khu vực Khối Thương mại và Cạnh tranh, Ngân hàng Thế giới 9:05-9:25 Lộ trình đổi mới pháp luật về thương mại của Việt Nam để thực hiện TPP và EVFTA Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng, Bộ Tư pháp 9:25-9:45 Các doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho việc thực hiện TPP và EVFTA? Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 9:45-10:00 Giải lao Phiên Chủ đề 1: Tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và nâng cấp ngành Chủ tọa: Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng, Bộ Công thương và Ông Sebastian Eckardt, NHTG 10:00-10:15 Quy tắc xuất xứ: Cơ hội để tăng giá trị gia tăng trong xuất khẩu Ông Richard Record, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp, Ngân hàng Thế giới 10:15-10:30 Việt Nam có thể sử dụng TPP và EVFTA như thế nào để thoát khỏi bẫy giá trị gia tăng thấp và nâng cấp các ngành công nghiệp chế tạo? Ông Nguyễn Anh Sơn, Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách Công nghiệp, Bộ Công thương 10:30-10:45 Các hiệp định Thương mại mới của Việt Nam có ý nghĩa gì đối với nông nghiệp? Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 10:45-11:00 Cận cảnh: Các hiệp định thương mại mới có ý nghĩa gì đối với ngành Dệt may Việt Nam? Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc, VINATEX 11:00-11:15 Thảo luận Phiên chủ đề 2: Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo thuận lợi cho thương mại, và đảm bảo sự công bằng Chủ tọa: Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương và Ông Kyle F. Kelhofer, Giám đốc quốc gia, Công ty Tài chính Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới 3
  7. 10:00-10:15 Phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ DN vừa và nhỏ và cải thiện môi trường đầu tư trong bối cảnh Việt Nam tham gia TTP và EVFTA Bà Phạm Thị Hồng Yến, Phó Vụ trưởng, Ban Kinh tế Trung ương 10:15-10:30 Tạo môi trường bình đẳng để khuyến khích phát triển khu vực tư nhân ở Việt Nam Ông Chunlin Zhang, Chuyên gia Kinh tế trưởng về Phát triển Khu vực Tư nhân, Ngân hàng Thế giới 10:30-10:45 Làm thế nào để tạo thuận lợi thương mại và phát triển logistics ở Việt Nam nhằm tối đa hóa lợi ích của TPP và EVFTA Ông Gerard McLinden, Chuyên gia Kinh tế trưởng về Tạo thuận lợi Thương mại, Ngân hàng Thế giới 10:45-11:00 Đảm bảo sự bình đẳng: Những nguy cơ nào về xã hội và sự phát triển bền vững đối với Việt Nam trong quá trình thực hiện các hiệp định thương mại tự do và đề xuất giải pháp Ông Nguyễn Thắng, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 11:00-11:15 Thảo luận Phiên toàn thể 2: Tổng kết các thảo luận và kết luận Điều hành: Bà Mona Haddad, Giám đốc khu vực Khối Thương mại và Cạnh tranh, Ngân hàng Thế giới và Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách Đa biên, Bộ Công thương 11:15-11:30 Tổng kết 1: Tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và nâng cấp ngành Tham luận: Bà Phạm Lan Hương, Tư vấn, và Bà Miriam Garcia Ferrer, Trưởng ban Thương mại và Kinh tế, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam 11:30-11:45 Tổng kết 2: Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo thuận lợi thương mại và đảm bảo sự công bằng Tham luận: Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, và Ông Gabriel Demombynes, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp, Ngân hàng Thế giới 11:45-12:00 Thảo luận 12:00-12:15 Bế mạc Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương Bà Mona Haddad, Giám đốc Khu vực khối Thương mại và Tính cạnh tranh, Ngân hàng Thế giới 12:15-13:30 Ăn trưa 4
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương AFTA Khu vực Tự do Thương mại ASEAN ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM Diễn đàn Hợp tác Á-Âu ASW Cơ chế một cửa ASEAN ATIGA Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN B2B Bán hàng Tư nhân với Tư nhân CMT Công đoạn Cắt – May – Hoàn thành CMT CPS Chiến lược Đối tác Quốc gia Database Cơ sở dữ liệu thương mại trong giá trị gia tăng E&E Thiết bị Điện và Điện tử ESCAP Uỷ ban Kinh tế Xã hội châu Á-Thái Bình Dương ETI Chỉ số Thuận lợi Thương mại EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên Minh châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Hiệp định thương mại tự do G2G Chính phủ với Chính phủ GATT Hiệp ước chung về Thuế quan và Mậu dịch GDC Tổng cục Hải quan Việt Nam GDP Tổng Sản phẩm Quốc nội GP Mua sắm công GVC Chuỗi giá trị toàn cầu HCMC Thành phố Hồ Chí Minh ICT Công nghệ Thông tin và Truyền thông IP Sở hữu trí tuệ IPR Quyền sở hữu trí tuệ IWT Ngành Đường thủy Nội địa LPI Chỉ số Hoạt động Ngành Hậu cần LSCI Chỉ số Kết nối Tàu biển MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn MNCs Hợp tác Đa Quốc gia MOF Bộ Tài chính MOFA Bộ Ngoại giao MOH Bộ Y tế MOIT Bộ Công thương MOST Bộ Khoa học và Công nghệ MOT Bộ Giao thông MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư 5
  9. MRAs Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau NCIEC Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế NH Quốc lộ NSW Cơ chế một cửa Quốc gia NTB Rào cản phi thuế quan NTMs Các biện pháp phi thuế quan OBMs Nhà Sản xuất Thương hiệu gốc OEMs Nhà Sản xuất Thiết bị gốc OECD-WTO TiVA Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế–Tổ chức thương mại thế giới ODMs Nhà Sản xuất Thiết kế gốc OOG Văn phòng Chính phủ PPP Hợp tác Công Tư QCD Chất lượng, Chi phí và Phân phối R&D Nghiên cứu và phát triển RoO Quy tắc xuất xứ SEDS Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội SMEs Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ SOE Doanh nghiệp nhà nước SPS Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật TBT Rào cản kỹ thuật thương mại TDSI Viện Chiến lược Phát triển Giao thông TEU Đơn vị đo sức chứa công-ten-nơ tương đương 6.1m TFA Hiệp định tạo thuận lợi thương mại TFAPs Kế hoạch Hành động Thúc đẩy Thương mại TTFA Đánh giá Thúc đẩy Thương mại và Giao thông Vận tải TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TVET Giáo dục đào tạo nghề và kỹ thuật UNCTAD Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển UNESCAP Ủy ban Kinh tế Xã hội khu vực châu Á- Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc US BTA Hiệp định Thương mại song phương Việt-Mỹ VFA Hiệp hội Lương thực Việt Nam VINATEX Tập đoàn Dệt may Việt Nam WEF Diễn đàn Kinh tế Thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới 6
  10. BÁO CÁO TỔNG HỢP HỘI THẢO 1. Giới thiệu Việt Nam đã đạt được thỏa thuận gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chiếm 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, TPP là hiệp định toàn diện và tham vọng nhất được ký kết cho tới thời điểm này. Việt Nam hiện cũng đã kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu. Không chỉ bao gồm các vấn đề tiếp cận với thị trường truyền thống cho hàng hóa, dịch vụ thương mại và đầu tư, cả hai hiệp định này còn đề cập đến những lĩnh vực mới chưa từng hoặc ít được đề cập ở Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Thêm vào đó, các hiệp định mới tạo ra các quy tắc quốc tế có tác động mạnh mẽ tới các chính sách và thể chế trong nước ở Việt Nam hơn so với bất kỳ FTA nào trước đó. Sự nhiệt tình tham gia vào các hiệp định này đã được thúc đẩy bởi thực tế là mặc dù Việt Nam được hưởng lợi nhiều từ tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế, nhưng vẫn còn con đường dài trước mắt phải đi. Việc tham gia vào TPP và EVFTA đã đem lại cho Việt Nam cơ hội tiếp tục duy trì tăng trưởng mạnh mẽ và cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia. Tuy nhiên, những hiệp định này cũng mang đến những rủi ro cần phải được giảm thiểu. Ngân hàng Thế giới cam kết giúp Việt Nam tận dụng tối đa các hiệp định thương mại này. Hội thảo “Việt Nam: Nắm bắt Cơ hội từ các Hiệp định Thương mại Tự do Thế hệ mới” vào ngày 15/6/2016 tại Hà Nội có mục tiêu là nâng cao sự hiểu biết của các bên liên quan chính về các thách thức, cơ hội và rủi ro mà Việt Nam phải đối mặt khi thực hiện các hiệp định thương mại tự do mới này. Báo cáo này cũng tóm tắt những vấn đề chính được thảo luận tại hội thảo, nêu bật những điểm chính được đưa ra và các kết luận đã đạt được. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị nhằm giúp Việt Nam tránh được rủi ro và tối đa hóa lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. 2. Sự sẵn sàng thực hiện các hiệp định thương mại tự do mới của Việt Nam Việt Nam đã quyết tâm tham gia vào các FTA mới này mặc dù có thể có sự chậm trễ trong việc phê chuẩn bới các thành viên TPP và quá trình EVFTA. Gia nhập TPP và EVFTA được kỳ vọng thúc đẩy mạnh mẽ cải cách trong nước và cải thiện năng lực cạnh tranh thương mại. Trong số các bên liên quan, các cơ quan nhà nước dường như đã sẵn sàng trong việc đánh giá pháp lý và xây dựng lộ trình. Tuy nhiên, năng lực phân tích chính sách để xác định các vấn đề và ảnh hưởng rộng hơn tới việc xây dựng chính sách và giám sát thực thi cần phải được cải thiện. Hơn nữa, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam, một thành phần quan trọng khác trong số các bên tham gia ủng hộ các FTA, họ đã lên kế hoạch ban đầu để tận dụng lợi thế từ TPP và EVFTA, nhưng họ cũng thiếu năng lực để thực hiện các FTA và đặc biệt là TPP. Rất nhiều trong số họ không hiểu đầy đủ các cam kết và không thể đánh giá tác động của các cam kết lên doanh nghiệp của họ, do đó, họ không thể lựa chọn các phương án phù hợp. Kế hoạch nâng cao năng lực cần được xây dựng và thực hiện nếu Việt Nam muốn tận dụng các lợi thế và giảm thiểu rủi ro liên quan đến các hiệp định FTA. Việt Nam đã ký hiệp định TPP vào ngày 4/2/2016. Mặc dù mỗi thành viên TPP có hai năm để xây dựng các thủ tục pháp lý nhằm phê chuẩn Hiệp định, nhưng Việt Nam có khả năng sẽ phê chuẩn vào tháng 8/2016 với sự đồng thuận lớn của các bên liên quan chính. Việt Nam và EU cũng đã kết thúc đàm phán về EVFTA vào tháng 11/2015. Cả hai bên đều đã công bố nội dung văn bản và đang tiến hành xem xét tính pháp lý của Hiệp định. Sau quá trình rà soát này, Hiệp định được kỳ vọng sẽ ký kết vào cuối năm 2016. Tuy nhiên, việc Anh rời khỏi liên minh cũng có thể làm chậm quá trình EVFTA. Các giai đoạn triển khai của cả hai FTA bao gồm: • Giai đoạn 1: Phê chuẩn và nâng cao nhận thức (khoảng 6 tháng) khi kế hoạch pháp lý và các kế hoạch khác được xác định, và các bên tham gia của Việt Nam đã quen với TPP/EVFTA. • Giai đoạn 2: Trước khi triển khai (khoảng 2 năm). Việc chuẩn bị triển khai TPP/EVFTA bắt đầu bằng việc thực hiện những thay đổi pháp lý, mở cửa một số thị trường. Những vấn đề lớn được xác định, các lộ trình và kế hoạch được xây dựng. 7
  11. • Giai đoạn 3: Triển khai đầy đủ (hơn 10 năm). Thị trường được mở cửa hoàn toàn và thực thi đầy đủ các cam kết về Quyền sở hữu trí tuệ (IPRs). Mua sắm công (GP), Doanh nghiệp nhà nước (SOEs), lao động, đầu tư, thương mại điện tử, hải quan và tạo thuận lợi thương mại, trợ giá v.v (Hình 1) Liên quan tới Giai đoạn 1, các bên liên quan (Các cơ quan nhà nước, các cộng đồng doanh nghiệp và công chúng) tại Việt Nam cũng đã bắt đầu quá trình chuẩn bị để triển khai hai FTA này. Bộ Công thương cũng đã tổ chức các hội thảo và seminar nhằm phổ biến kiến thức về hai FTA. Sổ tay về các vấn đề cụ thể trong hai FTA cũng đang được xuất bản. Trong ngành công nghiệp, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX) đã phổ biến thông tin về hai FTA tới các doanh nghiệp giúp họ chuẩn bị phân tích năng lực cạnh tranh nhằm lựa chọn các chiến lược đúng đắn và sản phẩm phù hợp. Trong Giai đoạn 2, đánh giá ban đầu của Bộ tư pháp cho thấy rằng những thay đổi luật pháp nhằm tuân thủ TPP và EVFTA là có thể thực hiện được, các luật về sở hữu trí tuệ và lao động mất nhiều công sức nhất. Việc thực thi, đặc biệt liên quan tới giải quyết tranh chấp trong EVFTA cũng là những thách thức cụ thể. Hình 1: Kế hoạch hành động nhằm triển khai FTA Thực hiện FTA 10 năm+ thực hiện 2 năm trước khi triển khai 6 tháng nâng cao nhận Thực hiện đầy đủ: thức Mở cửa thị trường hoàn toàn, Quyền Có liệu lực: SHTT, Mua sắm CP, Phần lớn các KẾ HOẠC H Doanh nghiệp NN, thay đổi pháp Lao động, Đầu tư, Phê chuẩn: lý được thực TM điện tử, Hải Kế hoạch hiện, một số quan, Tạo thuận lợi pháp lý và các thị trường thương mại, Trợ kế hoạch khác được mở cửa cấp được xác định • Phân tích khoảng trống • Nâng cao năng lực • Nâng cao nhận thức • Xác định các vấn đề • Hỗ trợ điều chỉnh • Phổ biến thông tin rộng lớn hơn • Lộ trình được rà soát • Xây dựng lộ trình và kế NHU CẦU • Giám sát hoạch Nguồn: Đòn bẩy TPP và EVFTA cho sự hội nhập của Việt Nam vào Chuỗi giá trị toàn cầu. Haddad, M., 2016. Giai đoạn 3 sẽ bao gồm xây dựng các kế hoạch hành động của Chính phủ nhằm triển khai hai FTA này. Trong ngành công nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam ủng hộ các FTA và đã lên kế hoạch ban đầu nhằm tận dụng lợi thế từ TPP và EVFTA. Nhưng họ còn thiếu năng lực cho các FTA đặc biệt là TPP. Phần lớn họ chưa có hiểu biết đầy đủ về các cam kết và không thể đánh giá tác động của các cam kết với doanh nghiệp của họ, và do đó chưa thể lựa chọn các phương án thích hợp. Ngoài thách thức này, vẫn còn một số thách thức khác mà người ta vẫn chưa nhận thức được đầy đủ sự khốc liệt của nó như sau đây. Hầu hết các bước mà Chính phủ đã triển khai là nhằm bảo đảm tuân thủ chứ chưa xác định được tác dụng đòn bẩy của các điều khoản của những hiệp định này với lợi ích của Việt Nam. Với việc cắt giảm thuế mạnh mẽ, các công ty trong nước sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu cũng như các công ty khác sẽ phải đổi mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Phần lớn những lợi ích này phụ thuộc vào nguyên tắc xuất xứ (RoO), đặc biệt là ngành dệt may trong TPP, liên quan đến nguyên liệu đầu vào trung gian với chi phí cao hơn từ các nước thành viên TPP so với việc mua nguyên liệu đầu vào từ các quốc gia không phải thành viên của hiệp định này. Một số cam kết như quyền lao động, các tiêu chuẩn môi trường; thực thi IPR và các điều khoản về tạo thuận lợi trong thương mại cũng sẽ khó tuân thủ. Mọi sự chậm trễ trong triển khai các FTA cũng sẽ gây bất lợi cho các nhà sản xuất Việt Nam trước các đối thủ cạnh tranh. Lợi ích do TPP và EVFTA mang lại sẽ có thể mất đi nếu các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam gia nhập TPP hoặc ký các FTA mới với EU. Với những đe dọa nói trên với lợi ích tiềm năng khi Việt Nam tham gia các FTA này, Chính phủ nên hành động nhanh chóng và quyết đoán nhằm giảm nhẹ những nguy cơ nói trên. Các biện pháp 8
  12. được ban hành nên không chỉ nhằm mục đích tuân thủ mà còn đem lại lợi ích bằng cách tạo môi trường thuận lợi để triển khai FTA và làm giảm tác động tiêu cực tiềm tàng từ các hiệp định này. Các lĩnh vực trọng tâm cụ thể sẽ bao gồm: (i) Cải cách quy định trong các lĩnh vực có liên quan đến các FTA như: rào cản thương mại, các tiêu chuẩn lao động và môi trường; (ii) Củng cố thể chế thông qua phục hồi các thể chế hiện tại và thiết lập các thể chế mới nếu cần; và (iii) Các thay đổi hoạt động/ hành chính trong các vấn đề về quản lý, nhân sự, ngân sách và hỗ trợ công nghệ thông tin. Các hình thức hỗ trợ đa dạng như: (i) hỗ trợ phân tích; (ii) hỗ trợ kỹ thuật; (iii) xây dựng năng lực; (iv) hỗ trợ tài chính; và (v) điều phối thể chế và pháp luật là cần thiết trong các giai đoạn triển khai FTA. Có thể tìm kiếm hỗ trợ quốc tế của các nhà tài trợ cho các vấn đề này. 3. Tiến tới chuỗi giá trị và nâng cấp công nghiệp Thực tế xuất khẩu Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào các nguyên liệu nhập khẩu với các nguyên tắc xuất xứ chặt chẽ của TPP có thể hạn chế Việt Nam trong việc tối đa hóa lợi ích từ TPP/EVFTA. Thách thức này cũng tạo cơ hội lớn cho tái cấu trúc ngành công nghiệp hướng tới hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu GVC và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam. Trong tương lai, Việt Nam sẽ cần phải phát triển các cụm ngành công nghiệp lựa chọn hoạt động hiệu quả nhằm tận dụng lợi thế cạnh tranh và cải thiện năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa để họ tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng do các công ty đa quốc gia MNC dẫn đầu. Trong TPP và EVFTA, các rào cản thuế quan và phi thuế quan của Việt Nam sẽ được giảm đáng kể, với mức giảm nhiều nhất trong các ngành dệt, may mặc và sản xuất thực phẩm. Lợi thế cạnh tranh lớn hơn cho xuất khẩu các sản phẩm này sẽ làm tăng thị phần xuất khẩu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng được kỳ vọng tăng trưởng, đặc biệt trong những ngành công nghiệp thượng nguồn như dệt may, giầy dép, thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ và nội địa mới khác. Các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) sẽ được hỗ trợ, kết nối với các doanh nghiệp FDI trong chuỗi giá trị. Tuy nhiên, khả năng tận dụng các cơ hội này của Việt Nam bị suy giảm bởi một thực tế là các ngành như dệt may, giày dép, cà phê thô, thủy sản, lúa gạo, hạt điều đều tập trung vào các phân đoạn với giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs), dựa vào lao động tay nghề thấp với chi phí rẻ. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) cũng không sản xuất đáp ứng được chất lượng, tốc độ và tiêu chuẩn quy mô quốc tế. Đầu tư, nghiên cứu và phát triển không đầy đủ. Hiệu quả sản xuất thấp, tính cạnh tranh của nhiều SMEs còn kém, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là một vấn đề. Không có các cụm doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Mặc dù một vài lĩnh vực như dệt may hội nhập ngày càng nhiều vào GVC, các doanh nghiệp trong nước thiếu liên kết với các doanh nghiệp FDI cùng ngành. Do đó, lợi ích lan tỏa từ các GVCs và FDI tới các công ty trong nước còn ở mức khiêm tốn. Tuy nhiên, các ngành xuất khẩu hiện nay như dệt may được kỳ vọng tiếp tục là động năng kinh tế mạnh mẽ cho Việt Nam kể cả trong trung hạn. Các FTA mới có tiềm năng mang lại ưu đãi cho việc sáng tạo giá trị và nâng cấp các ngành công nghiệp trong nước thông qua (i) thu hút FDI và các tác động lan tỏa; (ii) ngành sản xuất trong nước nâng cấp từ sự chủ động tham gia vào GVCs, và sau đó, sự tham gia vào GVCs sẽ chuyển thành phát triển bền vững; và (iii) tái cấu trúc chuỗi giá trị trong nước nhằm tăng cường giá trị gia tăng nội địa và dịch chuyển lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị. Việc này có thể diễn ra như thế nào? Các biện pháp nhằm dịch chuyển lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị và nâng cấp các ngành công nghiệp nên trở thành trọng tâm trong số các vấn đề khác: (i) Xây dựng năng lực cho các doanh nghiệp địa phương thông qua nâng cấp các tiêu chuẩn, công nghệ và tay nghề, qua đó cải thiện năng lực nhằm tận dụng các ưu đãi và các qui định như RoO; (ii) Phát triển nguồn lực cho ngành công nghiệp, thông qua kết nối chặt chẽ hơn giữa ngành công nghiệp và các cơ sở đào tạo, cải thiện đào tạo, dạy nghề và kỹ thuật (TVET)/đào tạo kỹ thuật và nâng cao tay nghề; (iii) cung cấp dịch vụ công nhằm hỗ trợ thực hiện FTA, xúc tiến thương mại và thúc đẩy đầu tư thông qua các cơ quan hỗ trợ giúp doanh nghiệp nắm vững các kỹ thuật quản lý tân tiến nhất và cải thiện mạng lưới phân phối nội địa; (iv) Thu hút nguồn đầu tư FDI chiến lược, đặc biệt là trong các lĩnh vực sử dụng nhiều công nghệ; và (v) Tái cấu trúc chuỗi cung ứng chính như dệt may nhằm nắm lấy các phân đoạn giá trị gia tăng cao hơn. 9
  13. 4. Tạo sân chơi bình đẳng và tạo thuận lợi trong thương mại Các thách thức lớn đe dọa những nỗ lực nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân, hầu hết là doanh nghiệp nhỏ trong khu vực phi chính thức, và không phải là đối thủ của các doanh nghiệp nhà nước chiếm lĩnh thị trường. Sự tiến bộ trong việc tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng đang bị chậm lại. Việc thực hiện các FTA này có thể đẩy nhanh cải cách theo hướng này. Tạo thuận lợi thương mại và cải thiện hoạt động hậu cần cũng đối mặt với những vấn đề lớn trong quản lý biên giới và thương mại xuyên biên giới. Việc thực thi các điều khoản về tạo thuận lợi trong thương mại của cả hai FTA cũng sẽ giúp hiện thực hóa các quy tắc mới trong tạo thuận lợi thương mại. Tạo sân chơi bình đẳng Các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam (SOEs) chiếm tới 1/3 GDP của cả nước và luôn chiếm ưu thế trong sân chơi doanh nghiệp; và với các doanh nghiệp tư nhân nhỏ, non trẻ và chủ yếu trong khu vực phi chính thức và sân chơi còn chưa bình đẳng với họ. Trong khi đã có nhiều nỗ lực nhằm cải thiện môi trường doanh nghiệp, thì các doanh nghiệp tư nhân vẫn còn tiếp tục phải đối mặt với những thách thức lớn. Bao gồm cả việc tiếp cận đất đai thuận lợi hơn cho các SOEs trong khi họ vẫn nhận được trợ cấp, tín dụng ưu đãi với các điều khoản vay thuận lợi. Việc loại bỏ những di sản trong quá khứ và áp dụng chế độ cạnh tranh bình đẳng mới có thể vẫn còn là một con đường dài phía trước và đòi hỏi những hành động cải cách mạnh mẽ. Môi trường kinh doanh Việt Nam đã trở nên thuận lợi hơn, nhưng sự tiến bộ vẫn còn chậm. Cho dù Việt Nam được xếp hạng nhóm giữa trong Bảng Chỉ số xếp hạng cạnh tranh toàn cầu và Chỉ số tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhưng sự tiến bộ vẫn không nhiều và còn chậm. Có một vài lý do cho sự chậm tiến bộ. Đầu tiên, sự can thiệp của nhà nước theo xu hướng kiểm soát nhiều hơn là tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Thứ hai là việc thực thi luật pháp chưa đầy đủ, vẫn còn khoảng cách giữa luật pháp và thực tế thi hành. Thứ ba là, sự phối hợp giữa các bên liên quan còn yếu, trong khi trách nhiệm giải trình còn chưa được minh bạch. Cuối cùng, rất nhiều quy định luật pháp còn có khe hở dẫn đến việc những yếu kém và thiếu hiệu quả không được kiểm tra, khắc phục. Quá trình chậm chạp này làm suy giảm tinh thần doanh nghiệp, giảm tính hiệu quả và hiệu lực của nhiều chương trình Chính phủ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và làm cản trở việc tạo ra một sân chơi công bằng. Hiệp định TPP và EVFTA đem đến các cơ hội nhằm điều chỉnh những tình huống không mong muốn thông qua ba cam kết: (i) Không phân biệt đối xử và cân nhắc đến khía cạnh thương mại; (ii) cấm các hỗ trợ phi thương mại; và (iii) các cơ quan nhà nước/tiếp cận tòa án dân sự không công tâm, thiên vị. Tạo thuận lợi trong thương mại Cải thiện sự thuận lợi trong thương mại và hoạt động hậu cần là kịp thời và tiết kiệm chi phí là yếu tố chính nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh và năng suất lao động. Nhưng một số thách thức tác động tới tạo thuận lợi cho thương mại và hoạt động hậu cần tại Việt Nam - nằm ở cả phần cứng và phần mềm. Những lĩnh vực yếu kém nhất bao gồm quản lý biên giới (hải quan và thủ tục của các cơ quan khác tại biên giới) và thương mại xuyên biên giới. Các cam kết về hải quan và tạo thuận lợi thương mại của TPP và EVFTA được thể hiện trong Hiệp định tạo thuận lợi cho thương mại (TFA) bổ sung trong WTO và có những điểm tốt hơn các qui định tại WTO. Hoàn toàn nhất quán với ASEAN và APEC, việc thực hiện các qui định về tạo thuận lợi thương mại trong cả hai FTA sẽ đem đến những cơ hội mạnh mẽ trong việc hiện thực hóa các nguyên tắc tạo thuận lợi thương mại mới. Những nguyên tắc đó bao gồm sự cân bằng giữa kiểm soát và tạo thuận lợi, tiếp tục cải thiện, tuân thủ trên nền tảng có thông tin, việc can thiệp cần được xem như là ngoại lệ hơn là qui tắc, sự kết hợp giữa các cơ quan và xuyên biên giới, những giải pháp rõ ràng về thực thi, và tập trung vào nhu cầu chuỗi cung ứng thương mại. Những thảo luận ở trên đề xuất rằng một môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng, động cơ tạo ra năng suất và sự phát triển của khu vực tư nhân, đang bị cản trở bởi đặc quyền dành cho các SOEs trong sử dụng đất, cấp vốn của Chính phủ, trợ cấp và tài chính ưu đãi. Hơn nữa, những lĩnh vực yếu nhất vẫn đang ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường kinh doanh, đó là thể chế, cơ sở hạ tầng, 10
  14. giáo dục đào tạo đại học, đổi mới, công nghệ và thị trường tài chính. Ba lĩnh vực đầu tiên đã được ghi nhận và được đặt mục tiêu là ba đột phá trong Chiến lược Phát triển Kinh tế xã hội 2011-2020, nhưng quá trình này vẫn còn chậm. Do đó, việc cải thiện môi trường kinh doanh là yếu tố sống còn. Khuyến nghị Để tạo sân chơi bình đẳng và tạo thuận lợi cho thương mại cần triển khai các khuyến nghị sau đây: • Hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân, Việt Nam nên thực hiện cách tiếp cận định hướng năng lực cạnh tranh, không chỉ định hướng tuân thủ khi triển khai các cam kết của TPP và EVFTA. • Ba lĩnh vực mà các nhà hoạch định chính sách nên tập trung là: (i) Trước biên giới - nên cải cách các chính sách thương mại (bao gồm NTMs) và tự do hóa thuế quan; (ii) tại biên giới - hài hòa và đơn giản hóa các thủ tục quản lý nhà nước, tự động hóa và cải cách thể chế các cơ quan quản lý biên giới; và (iii) đằng sau biên giới - cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, thương mại, hạ tầng giao thông, thông qua ba đột phá chiến lược (cải thiện thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực), giải quyết các ràng buộc liên quan đến cung ứng, cho phép nhiều cạnh tranh từ nước ngoài hơn vào lĩnh vực dịch vụ và tài chính). • Khu vực nhà nước (bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan nhà nước) cần được cải cách toàn diện. Vai trò của Chính phủ và thị trường trong nền kinh tế cần phải được định nghĩa lại một cách rõ ràng nhằm hướng tới việc để thị trường thực hiện chức năng của nó trong các lĩnh vực mà không có thất bại thị trường, loại bỏ dần dần những biện pháp mệnh lệnh và hành chính; chuyển vai trò của nhà nước từ chức năng kiểm soát sang tạo thuận lợi. Các đặc quyền dành cho SOE trong sử dụng đất và tiếp cận các nguồn tài chính và trợ cấp cần phải được loại bỏ. Quá trình cải cách này đang diễn ra nhưng còn chậm và bị tụt hậu, thay vì việc nó phải là mũi nhọn của cải cách. • Các cơ chế và chính sách nhằm cải thiện việc tiếp cận các nguồn lực và thị trường cho các doanh nghiệp thông qua phát triển thị trường tài chính, lao động, khoa học kỹ thuật và đất đai cũng cần được cải thiện. • Xây dựng năng lực cho Chính phủ và doanh nghiệp nhằm nắm bắt những cơ hội từ các FTA cũng cần được đẩy mạnh. • Sự phối hợp của các bên tham gia cần được nâng cao. 5. Giảm thiểu rủi ro Cải cách Đổi Mới và sự thay đổi cơ cấu sau đó là những định hướng chính cho tăng trưởng bao trùm tại Việt Nam. Hiệp định TPP có tiềm năng tạo ra các thuận lợi hơn là thay đổi mang tính cơ cấu, nhưng cũng có thể đem lại rủi ro về phân phối thu nhập. Sự mở rộng một cách nhanh chóng các ngành chế tạo đòi hỏi nhân lực lớn cũng có thể đem lại những rủi ro cho an sinh xã hội của người lao động cũng như về môi trường. Việc bảo đảm các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn khác của TPP và EVFTA cũng là cách làm giảm đi các rủi ro, bao gồm qui định trong các chương về môi trường và lao động trong các hiệp định thương mại nêu trên. Thực hiện điều này cần phải có những cải cách trong nước quan trọng. Việc đáp ứng các tiêu chuẩn về lao động sẽ cần sự thay đổi nhạy cảm về chính trị với luật pháp và thực tiễn lao động, chủ yếu trong lĩnh vực tự do liên kết. Chương Môi trường tạo ra sự tự chủ và linh hoạt đối với việc thực thi trong nước, nhưng Việt Nam cũng nên đặt kỳ vọng vào sự thay đổi cũng như tạo ra các thể chế và pháp luật về môi trường phù hợp trong nước. Đảm bảo tăng trưởng bao trùm Cải cách kinh tế Việt Nam kể từ thời kỳ Đổi mới vào năm 1986 đã có những thành tựu ấn tượng trong phát triển kinh tế xã hội. Khoảng 30 triệu người Việt Nam đã thoát khỏi đói nghèo trong một thời gian khá ngắn chưa đầy 2 thập kỷ, nêu bật tính bao trùm trong hiệu quả tăng trưởng quốc gia. Nhìn chung, mức độ bất bình đẳng của Việt Nam phù hợp với trình độ phát triển; Việt Nam xếp hạng trung bình – đứng thứ 17 trong số 34 quốc gia – trong bảng xếp hạng bất bình đẳng tổng thể tại các quốc gia có thu nhập trung bình thấp của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF 2015)1. Mặc dù chịu tác 1 Việt Nam được xếp hạng 1 trong số 36 nước có thu nhập trung bình thấp trong bảng xếp hạng về chỉ số trả lương lao động và việc làm, và xếp hạng 4 trong bảng chỉ số trả lương lao động (WEF 2014). 11
  15. động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-09, Việt Nam đã chứng kiến sự cải thiện trong phân phối thu nhập với việc tăng trưởng thu nhập trong năm 2012. Một tầng lớp trung lưu thấp đã xuất hiện trong quá trình này. Tỷ trọng dân số ở tầng lớp trung lưu thấp này (sống với mức thu nhập bình quân đầu người từ 4-10 USD/ngày) đã phát triển một cách nhanh chóng từ có 28,4% năm 2004 lên 4,8% năm 2012, và trở thành nhóm dân số lớn nhất vào thời điểm 2012. Trong khi đó, tỷ trọng dân số có mức sống nghèo và cận nghèo với thu nhập dưới 4USD lại giảm xuống. Trong khi Đổi Mới đem lại tăng trưởng bao trùm và ấn tượng cho Việt Nam, sự phát triển chậm lại trong thời gian gần đây đã dẫn đến chỉ số tăng trưởng bao trùm chậm cải thiện. Môi trường bên ngoài đang xấu đi do khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 là một yếu tố tạo áp lực lên các vấn đề trong nước. Những cải cách lớn triển khai trong những năm đầu của Đổi Mới không còn là động lực. Thêm vào đó, việc gia nhập WTO đã không mang lại những cải cách trong nước mạnh mẽ đầy đủ, làm cho nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn với các cú sốc bên ngoài và làm suy yếu sâu sắc cấu trúc bên trong. TPP và EVFTA sẽ mang lại những hệ quả đối với tiếp tục tăng trưởng bao trùm tại Việt Nam. Về mặt tích cực, việc người lao động dịch chuyển từ ngành nông nghiệp sang các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ sẽ dẫn tới việc hình thành thị trường lao động với việc mở rộng hơn nữa những ngành công nghiệp chế tạo sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép, điện tử v.v. Cải cách các doanh nghiệp nhà nước và những cải cách trong nước liên quan tới TPP sẽ tạo ra một sân chơi công bằng hơn, đem lại lợi ích cho các SMEs nơi tạo ra việc làm chủ yếu tại Việt Nam. Về mặt tiêu cực, những lĩnh vực quan trọng với sự phát triển bao trùm của Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng, ví dụ, sự gia tăng cạnh tranh đối với nông dân trong chăn nuôi. Việc mở rộng mạnh mẽ các ngành công nghiệp chế tạo sử dụng nhiều lao động cũng có thể tạo ra những rủi ro nhiều hơn cho an sinh xã hội của người lao động cũng như môi trường. Việc bảo đảm các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn của TPP và EVFTA có thể giúp giảm thiểu các rủi ro, bao gồm cả tiêu chuẩn trong các chương qui định về lao động và môi trường cụ thể. Lao động và an sinh xã hội Đáp ứng với các tiêu chuẩn lao động sẽ là một thách thức cho Việt Nam khi triển khai TPP. Cả TPP và EVFTA đều yêu cầu bảo vệ quyền của người lao động, bao gồm tự do liên kết; xóa bỏ lao động cưỡng bức; loại bỏ có hiệu quả lao động trẻ em, xóa phân biệt đối xử bất công trong việc làm. Việt Nam cần phải tiến hành các cải cách nói trên trước khi TPP có hiệu lực giữa hai quốc gia. Nội dung những qui định về lao động nằm trong chương phát triển bền vững của hiệp định thương mại tự do với Liên Minh châu Âu, nó cũng bao gồm quyền của người lao động và bảo vệ môi trường. Chương về tiêu chuẩn lao động trong TPP có những điều khoản hơn trong EVFTA. Đây là một vấn đề quan trọng với Việt Nam bởi vì việc gia nhập đầy đủ vào thị trường Mỹ phụ thuộc vào sự tuân thủ các tiêu chuẩn của các cơ quan chuyên môn của Mỹ. Nhưng với Việt Nam, đáp ứng các tiêu chuẩn lao động sẽ có những thay đổi nhạy cảm về chính trị liên quan đến Luật lao động và các thực tiễn hiện hành, chủ yếu trong lĩnh vực tự do liên kết. Môi trường Một trong những rủi ro môi trường lớn nhất mà TPP mang lại là sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may. Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp này trong khi bảo vệ môi trường không đầy đủ có thể tạo ra những tác động tiêu cực đến môi trường, và cuối cùng là đến tăng trưởng và sự phát triển lâu dài. Nhằm tuân thủ quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi của TPP, cần phải tái cấu trúc ngành công nghiệp dệt may hướng tới hội nhập trở lại trong nước. Nhưng tạo ra ngành công nghiệp dệt may trong nước lại có các rủi ro lớn về môi trường. Những đầu tư vào sản xuất hàng dệt may - đặc biệt là làm nhuộm và hoàn thiện vải - đều có những tác động nghiêm trọng tới môi trường. Sản xuất hàng dệt may không chỉ sử dụng lượng nước khổng lồ lên tới 250 tấn nước cho sản xuất 10.000m vải, mà còn xả ra lượng nước thải và ô nhiễm khủng khiếp. Ngành công nghiệp này cũng sử dụng một lượng lớn hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất. Rủi ro là Việt Nam có thể trở thành một trong những nước tiêu thụ hóa chất dệt may lớn nhất trên thế giới (khoảng 25% tổng số hóa chất được sản xuất ra trên toàn cầu được sử dụng trong ngành công nghiệp này). Do đó, Việt Nam cần phải có chính 12
  16. sách khôn ngoan nhằm lựa chọn công nghệ tiên tiến và các FDI môi trường trong các ngành công nghiệp thượng nguồn và các ngành công nghiệp phụ trợ. Điều này chính là tuân thủ TPP, nơi có cơ chế tham vấn và giải quyết tranh chấp cho mọi thành viên nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh trong Chương Môi trường, chương này cung cấp nhiều sự linh hoạt và tự chủ cho việc thực thi trong nước. Ngay cả với những điều khoản linh hoạt và tự chủ này, Việt Nam nên kỳ vọng vào việc thay đổi hoặc tạo ra các thể chế và pháp luật về môi trường trong nước, mặc dù qui mô của vấn đề nay phụ thuộc rất nhiều vào thể chế và pháp luật hiện tại của Việt Nam. 6. Những vấn đề khác Những nghĩa vụ được chỉ ra trong các chương khác của TPP và EVFTA đòi hỏi sửa đổi khung pháp lý hiện tại ở Việt Nam. Đáng chú ý là các chương về quyền sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp, cả hai vấn đề trên đều không nằm trong các hiệp định thương mại khu vực và song phương trước đây. Về vấn đề sở hữu trí tuệ, cả TPP và EVFTA đều có những điều khoản chặt chẽ về IPR và vượt ra ngoài cả những qui định trong TRIPs. Có những khoảng cách đáng kể hiện nay giữa những quy định này và khung pháp lý hiện nay về IP tại Việt Nam, điều này đòi hỏi phải có những thay đổi lớn về khung thể chế và pháp luật hiện tại của Việt Nam. Những qui định pháp luật chính hiện nay tại Việt Nam cần phải được sửa đổi liên quan đến tư cách thành viên trong các thỏa thuận quốc tế, tính minh bạch, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, sáng chế, bảo vệ/độc quyền dữ liệu, quyền tác giả, thực thi và nhà cung cấp dịch vụ Internet. Về vấn đề giải quyết tranh chấp, chương giải quyết tranh chấp trong TPP bao trùm nhiều vấn đề hơn các hệ thống giải quyết tranh chấp trước đó, bao gồm các vấn đề về môi trường, lao động, nguồn dữ liệu xuyên biên giới và doanh nghiệp nhà nước. Chương này không đề cập tới cơ chế kháng cáo cho phép các thành viên đưa tranh chấp lên WTO. Tuy nhiên, chương này cũng giới thiệu một số qui định mới nhằm hướng tới hệ thống minh bạch và nhanh hơn. EVFTA cũng bao gồm một chương qui định các qui tắc giải quyết tranh chấp. Việt Nam sẽ phải điều chỉnh cơ cấu và thể chế nhằm tuân thủ các nghĩa vụ theo hai hiệp định trên. Chính phủ cũng cần phải tiến hành các biện pháp nhằm cải thiện tính minh bạch và qui định pháp luật. Đặc biệt, Việt Nam cần phải triển khai các tiêu chuẩn mới về lao động và môi trường. 7. Kết luận Nói chung, những lợi ích tiềm năng do hai FTA mang lại là rất lớn. Việt Nam được dự đoán là nước hưởng lợi nhiều nhất trong TPP. TPP và EVFTA sẽ chiếm 2/3 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và nguồn FDI vào trong nước. Cả thương mại và FDI đều tăng, nhưng thương mại sẽ tăng nhiều hơn. Một phần là do việc dịch chuyển thương mại từ các các nước không phải thành viên sang các nước thành viên hiệp định. Nhưng để nắm bắt lợi ích này cần phải có những nỗ lực vượt trội. Các lý luận cho thấy: • Mong muốn của các bên khi tham gia vào TPP và EVFTA sẽ chỉ có thể được chuyển thành sự sẵn sàng nếu các quốc gia nỗ lực nhằm cải thiện hệ thống pháp lý, nâng cao thể chế và hợp lý hóa các qui trình tổ chức và hành chính; • Xây dựng năng lực, bao gồm phát triển nguồn nhân lực, và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giúp các quốc gia tái cấu trúc qui trình chuỗi cung ứng để tận dụng được nhiều giá trị gia tăng hơn nữa; • Tạo sân chơi công bằng giữa các SOEs và các doanh nghiệp tư nhân thông qua những cải cách lớn và tạo thuận lợi thương mại sẽ khuyến khích tinh thần doanh nghiệp và tạo môi trường cần thiết cho doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh theo các Hiệp định; • Các biện pháp giảm thiểu rủi ro đi kèm với việc triển khai các hiệp định này là cần thiết. Những rủi ro này bao gồm các tác động tiêu cực đến phát triển bao trùm, làm suy giảm hệ thống bảo trợ xã hội và phá hoại môi trường; • Một số rủi ro khác như các thách thức trong giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cần phải được giải quyết thông qua tăng cường cải cách trong nước. Cuối cùng, cần phải nhớ rằng với tầm quan trọng của các FTA, yếu tố quan trọng nhất là vai trò của Chính phủ trong cải cách SOEs, duy trì sự ổn định nền kinh tế vĩ mô, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi ít phụ thuộc hơn vào sự kiểm soát của nhà nước và phụ thuộc nhiều hơn vào sự hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp của nhà nước, với mục tiêu không chỉ bảo đảm sự tuân thủ mà còn thúc đẩy các lợi ích của các hiệp định. 13
  17. BÀI TRÌNH BÀY 14
  18. DIỄN VĂN CHÀO MỪNG Bà Victoria Kwakwa - Phó Chủ tịch khu vực Đông Á Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới Kính thưa Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Kính thưa các vị Đại sứ, Kính thưa quí khách, Thưa các quí bà, quí ông, Hội nhập khu vực và toàn cầu đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam. Nếu so với thời điểm bắt đầu quá trình đổi mới, khi Việt Nam còn bị cách li với dòng chảy thương mại và đầu tư quốc tế, thì đến nay Việt Nam đã trở thành một địa chỉ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu và một nền kinh tế xuất khẩu không ngừng phát triển. Xuất khẩu là động lực chính giúp Việt Nam đạt thành tích tăng trưởng mạnh. Kể từ năm 2000 xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế tạo đã tăng trưởng trên 20% mỗi năm và đến nay đã đạt kim ngạch trên 100 tỉ USD. Tỷ trọng thương mại trên GDP của Việt Nam đã gần đạt mức 180 phần trăm, thuộc hàng cao nhất thế giới. Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ hai về gạo, cà phê; là nước xuất khẩu lớn nhất về hạt tiêu, hạt điều; và là nước xuất khẩu cá và động vật giáp xác thuộc loại lớn trên thế giới. Các ngành công nghiệp chế tác, dệt may, giày dép, và gần đây là ngành lắp ráp điện tử đã tăng trưởng với tốc độ cực kỳ cao. Quá trình hội nhập toàn cầu này diễn ra trên nền tự do hóa thương mại mạnh mẽ. Từ các hiệp định thương mại song phương thời kỳ đầu cho tới sự kiện gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007 như là một dấu mốc quan trọng Việt Nam đã tích cực tham gia vào tự do hóa thương mại đa phương. Trong thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ lợi thế tương đối, tiếp tục thu hút đầu tư và tăng trưởng dựa trên xuất khẩu. Việt Nam là một trong số 12 nền kinh tế trong Vành đai Thái Bình Dương vừa đạt được thỏa thuận về một hiệp định thương mại toàn diện nhất từng có trong 2 thập kỷ qua— Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chiếm tỉ trọng 40% GDP và 30% tổng kim ngạch buôn bán hàng hóa toàn cầu, TPP đã thực sự là hiệp định thương mại tham vọng nhất và toàn diện nhất từng hoàn tất từ trước đến nay. Gần đây Việt Nam cũng đã đàm phán xong Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA). Việt Nam đang đứng trước vận hội lớn, đó là khai tác tối đa lợi ích do các hiệp định thương mại tự do này mang lại, kể cả xét về mặt tiếp cận thị trường rộng lớn, và, thậm chí còn quan trọng hơn, xét về mặt thúc đẩy cải cách trong nước. Hai hiệp định thương mại nêu trên không chỉ đề cập vấn đề thâm nhập thị trường hàng hóa, dịch vụ, và đầu tư truyền thống mà còn đề cập cả những vấn đề mới chưa từng được nhắc đến hoặc chưa được giải quyết thấu đáo trong các hiệp định ký kết trong khuôn khổ WTO như: thương mại điện tử, lao động, môi trường, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhà nước và hài hòa chính sách. Hơn nữa, các hiệp định thương mại mới cũng thiết lập các luật chơi quốc tế và các luật chơi đó sẽ có tác động mạnh hơn lên các chính sách và thể chế trong nước so với bất kỳ hiệp định thương mại tự do nào đã ký trước đây. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới này dự kiến sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam về thương mại, đầu tư, tăng trưởng và tạo việc làm. Kết quả tính toán sơ bộ cho thấy rằng TPP có thể góp phần làm cho thu nhập của Việt Nam gia tăng thêm 8% vào năm 2035 và EVFTA có thể đóng góp thêm 4% nữa. Trong số các nước ký kết TPP hiện nay thì Việt Nam—do có mức GDP bình quân đầu người thấp nhất—có một lợi thế tương đối độc nhất vô nhị, nhất là khi ta để ý đến ngành công nghiệp chế tạo thâm dụng lao động và các ngành khác hiện đang phải chịu thuế suất cao, ví dụ ngành dệt may. Do mở đường tăng cường xuất khẩu vào các thị trường lớn nên các hiệp định thương mại mới sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng thương mại nói chung và dẫn đến tăng cường thu hút dòng vốn FDI, hiện đã khá cao, nói riêng nhằm xây dựng năng lực xuất khẩu, kể cả thu hút đầu tư vào các dự án đầu nguồn trong các ngành hiện đang bị giám sát nghiêm ngặt theo qui tắc xuất xứ, ví dụ ngành dệt may. 15
  19. Tuy nhiên, các hiệp định này cũng đi kèm một số thách thức đáng kể, và nếu không thực hiện cam kết một cách thận trọng thì các lợi ích sẽ bị bỏ lỡ. Vấn đề cốt lõi trong khai thác hiệp định thương mại là khâu thực hiện. Trong bối cảnh một nền kinh tế quá độ như Việt Nam thì giữa cam kết quốc tế và luật pháp trong nước vẫn còn tồn tại những khoảng cách lớn, và đây chính là một thách thức đặc biệt. Tâm điểm của TPP và EVFTA về các chính sách thương mại được xem là của “thế kỷ 21” đòi hỏi Việt Nam phải rất nỗ lực rất nhiều để thực hiện đầy đủ trong đó bao gồm các cam kết phía sau đường biên. Muốn vậy cần tập trung nhiều công sức đánh giá, sửa đổi, điều chỉnh văn bản luật, thủ tục quản lý nhà nước và khung thể chế xuyên suốt nhiều ngành kinh tế khác nhau. Thương mại quốc tế đã tạo cơ hội cho Việt Nam không chỉ tiếp cận được với thị trường quốc tế mà còn có thể tận dụng công nghệ và ý tưởng từ các nước khác. Nhưng, có lẽ còn quan trọng hơn, đó là thương mại chính là một chuẩn so sánh mà qua đó ta có thể đo lường năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam và đó cũng là động lực thúc đẩy đổi mới trong nhà nước, giải phóng hoàn toàn tiềm năng tự nhiên của Việt Nam. Nhóm Ngân hàng Thế giới cam kết hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực khai thác tối đa các hiệp định thương mại thế hệ mới. Sự kiện ngày hôm nay chỉ là một bộ phận trong khuôn khổ một chương trình rộng lớn hơn nhằm giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, tạo ra và chia sẻ thịnh vượng, tạo việc làm với chất lượng cao một cách bền vững cho một đất nước với một dân số trẻ. Đặc biệt, mục đích ngày hôm nay là nâng tầm hiểu biết chung của các bên liên quan về những thách thức, cơ hội và rủi ro mà Việt Nam đang đối mặt trong quá trình hội nhập quốc tế theo chiều sâu nhằm đạt kết quả tối đa do các hiệp định thương mại mới mang lại. 16
  20. Phiên Toàn thể 1: Đề dẫn – Việt Nam sẵn sàng thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 17
  21. TPP VÀ EVFTA: KẾ HOẠCH PHÊ CHUẨN VÀ THỰC THI Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng, Bộ Công thương QUY ĐỊNH VỀ PHÊ CHUẨN CỦA TPP 1. Có hiệu lực trong vòng 60 ngày sau ngày tất cả các nước thông báo với Niu Di-lân (nước lưu chiểu văn bản) về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý trong nước về phê chuẩn Hiệp định. 2. Trường hợp không đủ toàn bộ các nước hoàn thành các thủ tục pháp lý trong nước trong vòng 2 năm kể từ ngày ký, Hiệp định TPP sẽ có hiệu lực trong vòng 60 ngày kể từ khi hết thời hạn 2 năm nếu có ít nhất 6 nước với ít nhất 85% tổng sản phẩm quốc nội cộng gộp theo giá trị năm 2013 hoàn thành các thủ tục pháp lý trong thời gian này. TÌNH HÌNH PHÊ CHUẨN CỦA CÁC NƯỚC TPP AUSTRALIA Đã trình Quốc hội để tiến hành thủ tục phê chuẩn, nhưng còn chờ Chính phủ mới BRU-NÂY Đang rà soát VBPL, dự kiến trình Hội đồng lập pháp vào tháng 3/2017 CANADA Đang tham vấn với công chúng và Quốc hội, dự kiến trình QH cuối năm 2016 CHI-LÊ Đang tham vấn với QH, dự kiến trình thông qua vào cuối năm 2016 NHẬT BẢN Đã trình QH, dự kiến thông qua vào kỳ họp mùa thu 2016 MA-LAI-XI-A Đã trình QH cho phép ký TPP nhưng cần hoàn thiện các luật cần sửa đổi trước khi chính thức công bố thời gian phê chuẩn MÊ-HI-CÔ Đã trình QH, dự kiến thông qua vào tháng 12 năm 2016 NIU DI-LÂN Đã trình QH, dự kiến thông qua vào cuối năm 2016 PÊ-RU Đang tiến hành các thủ tục phê chuẩn nhưng thời điểm chưa rõ do bầu cử XINH-GA-PO Đang tiến hành thủ tục phê chuẩn, dự kiến thông qua vào cuối năm 2016 HOA KỲ Đang tham vấn với QH, ITC đang đánh giá theo TPA, Chính phủ đang tính toán thời điểm trình QH QUY ĐỊNH VỀ PHÊ CHUẨN TPP CỦA VIỆT NAM THEO LUẬT KÝ KẾT ĐƯQT 2005 • Cơ quan đàm phán nhận bản chính tài liệu đàm phán (15 ngày) • Cơ quan đàm phán lấy ý kiến Bộ NG và liên quan (15 ngày) • MBộ NG và cq liên quan trả lời cơ quan đàm phán (15 ngày) • Cơ quan đàm phán trình CP để trình CT nước (15 ngày) • Chính phủ trình CT nước • CT nước trình QH phê chuẩn • TPP TÌNH HÌNH PHÊ CHUẨN TPP CỦA VIỆT NAM • Ngày 28/4/2016, trên cơ sở ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan, Bộ Công thương đã trình Chính phủ việc phê chuẩn Hiệp định TPP. • Tại Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 9/5/2016, Chính phủ giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ NG, Bộ TP và các Bộ ngành liên quan hoàn thiện Tờ trình phê chuẩn Hiệp định TPP trình Thủ tướng CP thay mặt Chính phủ ký trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định trình QH phê chuẩn tại kỳ họp thứ nhất QH XIV (dự kiến từ ngày 20/7 đến ngày 9/8/2016). 18
  22. • Hiện nay, Bộ Công thương đang phối hợp với Bộ NG, Bộ TP và các Bộ ngành liên quan hoàn tất Tờ trình phê chuẩn Hiệp định TPP để trình Thủ tướng ký trình Chủ tịch nước theo quy định tại Luật ĐƯQT 2005. QUY ĐỊNH VỀ PHÊ CHUẨN VÀ TÌNH HÌNH PHÊ CHUẨN HIỆP ĐỊNH EVFTA • Tháng 11/2015, Việt Nam và EU chính thức kết thúc đàm phán (đã ký văn bản kết thúc đàm phán dưới sự chứng kiến của Lãnh đạo hai bên). • Hiện nay, hai bên đã công bố lời văn và đang tiến hành rà soát pháp lý Hiệp định. Sau khi quá trình rà soát kết thúc, hai bên sẽ tiến hành ký kết, dự kiến trong năm 2016. • Sau khi ký kết, hai bên sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn theo quy định của mỗi bên. KẾ HOẠCH THỰC THI TPP & EVFTA Về mặt đối ngoại: • Chỉ định cơ quan đầu mối liên lạc theo quy định của Hiệp định. • Tham gia Hội đồng, các Ủy ban theo quy định của Hiệp định. Về tổ chức thực thi trong nước: • Xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ. • Hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tuyên truyền, phổ biến: • Xây dựng Cổng thông tin dành riêng cho TPP & EVFTA. • Tổ chức hoạt động tuyên truyền phổ biến trên toàn quốc cho tất cả các đối tượng liên quan, bao gồm các cơ quan Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. 19
  23. Tăng trưởngdựatrênxuấtkhẩu • Kinh tếtưnhângiữvaitròquantrọng 20 Thành tíchtăngtrưởngvàgiảmnghèocủaViệt Namrấtấntượng THÀNH TÍCHVÀTĂNGTRƯỞNGTHƯƠNGMẠIVIỆTNAM 10 -2 0 2 4 6 8 không có Hiện có650.000doanhnghiệpđăngký,trongkhinăm1999là40.000và1990hầunhư Trung Quốc Việt Nam Campuchia Bà MonaHaddad,GiámđốckhuvựcKhốiThươngmạivàCạnhtranh,NgânhàngThếgiới Chỉ sốtăngtrưởngxuấtkhẩuthựctế,1996=1 10.0 12.0 14.0 16.0 18.0 Ấn Độ 0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 Xri-lan-ca Chi-lê 1996 Đô-mi-ni-ca Ma-lai-xi-a 1997 GDP/người, 1990-2014 Phi-lip-pin Trung Quốc Băng-la-đét 1998 Xinh-ga-po Ê-ti-ô-pi-a 1999 Ru-an-đa 2000 Séc bi 2001 Ác-hen-ti-na Tuốc-mê-ni-xtan 2002 Ka-dắc-xtan Số doanh nghiệp tư nhân trong nước đăng kýmới Số doanhnghiệptưnhântrongnướcđăng 2003 Thái Lan In-đô-nê-xi-a Ai Cập En Xan-va-đo 2004 PNG 2005 Pa-ki-xtan Bra-xin 2006 Ma-la-uy 2007 Đức Đan Mạch 2008 TẬN DỤNGTPP VÀEVFTA THỰCHIỆN Nga 2009 Việt Nam Ma-lai-xi-a Pháp 2010 Nhật Bản Hy Lạp 2011 Ke-ni-a 2012 Ý 2013 Bờ Biển Ngà Ca-mơ-run Ni-giê Dim-ba-bu-ê 10 20 30 40 50 60 70 80 90 0 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 0% 1995 Tỉ trọngtrongtổngkimngạchxuấtkhẩu 1996 TẦM NHÌNVIỆTNAM2035 1997 1993 1998 1994 1999 1995 2000 1996 2001 Khoáng sản(dầu,khíđốt,thanđá) 2002 1997 2003 1998 Nông-Lâm-Ngư nghiệp 2004 1999 2005 2000 2006 2001 Tỷ lệnghèo,1990-2014 2007 Sản xuất 2002 2008 2009 2003 2010 2004 2011 2005 2012 2006 2013 2007 2014 2008 2009 $1.90/ngày $3.10/ngày 2010 2011 2012 2013
  24. Phần lớn hàng xuất khẩu có hàm lượng công nghệ thấp, nhưng tỉ trọng công nghệ cao ngày càng tăng Nguyên vật liệu Sơ chế Công nghệ trung bình Công nghệ thấp Công nghệ cao Hàm lượng lao động trong hàng xuất khẩu tăng Việt Nam Triệu USD Triệu năm Giá trị gia Tổng giá tăng trực trị gia tiếp tăng Hội nhập mạnh vào chuỗi giá trị toàn cầu Các cụm công nghiệp hướng xuất khẩu của Việt Nam Thay đổi của thị phần thế giới Máy quay phim, chụp ảnh Gạo Cao su Cà phê Giày dép Hải sản Thiết bị viễn thông May mặc Máy văn phòng Thị phần thế giới, 2013 (%) Hoa quả và hạt Dệt Nội thất Hàng hóa phục vụ du lịch Dầu thô Dây cáp điện Máy tính Thị phần của Việt nam trong xuất khẩu thế giới Giao thông Du lịch vận tải Lĩnh vực Giá trị xuất khẩu 2 tỷ USD Thay đổi của thị phần thế giới, 2008-2013 (điểm phần trăm) 21
  25. Xuất khẩu hàng điện tử: giá trị gia tăng chủ yếu do doanh nghiệp nước ngoài tạo ra Phần giá trị gia tăng do DNNN tạo ra trong tổng giá trị xuất khẩu Phần giá trị gia tăng do DN trong nước tạo ra trong tổng giá trị xuất khẩu Ba Lan Thái Lan Việt Nam ASEAN-5 Hàn Quốc Nam Phi Phi-lip-pin Ma-lai-xi-a Trung Quốc Xinh-ga-po In-đô-nê-xi-a Phần còn lại của thế giới Nhưng chuỗi giá trị toàn cầu và doanh nghiệp FDI không phát huy tác động lan toả lên doanh nghiệp trong nước • Doanh nghiệp nước ngoài chiếm 70% xuất khẩu, 60%nhập khẩu; và 10% GDP • Chưa có kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với chuỗi giá trị toàn cầu và doanh nghiệp FDI • Doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa đạt tầm quốc tế về chất lượng, tốc độ, qui mô TÁC ĐỘNG CỦA TPP VÀ EV-FTA Tác động tích cực của các hiệp định thương mại lớn Mức độ tăng trưởng vào năm 2030 FDI Xuất khẩu GDP EVFTA TPP • So sánh với đường cơ sở chưa có các hiệp định vào năm 2030. 22
  26. Giảm rào cản đối với hàng xuất khẩu Việt Nam Thuế quan Phi thuế quan Ngũ cốc Thực phẩm Quần áo Dệt may Thực phẩm Quần áo Các sản phẩm Các sản phẩm nông nghiệp khác nông nghiệp khác Dệt may Ngũ cốc Hóa chất Máy móc Ô tô - xe máy Máy tính Hóa chất Kim loại Mỏ Mỏ Các ngành Máy móc sản xuất khác Các ngành Ô tô - xe máy sản xuất khác Kim loại Máy tính Cơ sở EVFTA TPP Cơ sở EVFTA TPP Đổi mới chuỗi giá trị toàn cầu • Hiện nay các nước TPP chiếm 40% GDP và 20% kim ngạch buôn bán hàng hóa toàn cầu, và sẽ mở cửa thị trường cho các thành viên trong khối. • Tác động lên xuất xứ hàng hóa, đầu tư, đối tác thương mại: ○○ Qui tắc xuất xứ buộc Việt Nam phải sử dụng sản phẩm trung gian từ các nước TPP khác với giá đắt hơn mà thông thường có thể mua từ các nước ngoài khối ○○ 90% phụ kiện điện thoại di động của Việt Nam nhập từ các nước ngoài TPP khu vực Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc) ○○ Lộ trình giảm thuế quan của TPP sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho xuất khẩu Việt Nam so với các nước không phải thành viên ○○ Các nước TPP và ngoài khối TPP sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam. CẦN LÀM GÌ? • TPP và EVFTA: vượt khỏi khuôn khổ thương mại • 75% thuế suất > 0 phải đưa về 0 ngay lập tức, cuối cùng sẽ đưa 99% thuế suất về 0 • ROO (quy tắc xuất xứ) cho phép cộng dồn, linh hoạt hơn các hiệp định FTA trước đây của Hoa Kỳ • Dịch vụ và đầu tư – cam kết đánh thuế dựa trên danh sách loại trừ (tiến bộ hơn so với GATS) • Cơ chế giảm thiểu tác động lên thương mại của các biện pháp SPS (vệ sinh và kiểm dịch) và TBT (rào cản kỹ thuật) • Mua sắm của Chính phủ rộng hơn WTO • Qui tắc về nền kinh tế số: Tiếp cận mạng lưới; Không áp thuế quan lên sản phẩm số; Tự do truyền số liệu • Bảo vệ sở hữu trí tuệ; chỉ dẫn địa lý (EVFTA) • Các chương mới ○○ Thuận lợi hóa thương mại (thông quan trong vòng 48 giờ, giải quyết nhanh) ○○ Doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp nhỏ và vừa ○○ Quản lý nhà nước nhất quán (minh bạch, tiếp cận) • Cam kết về môi trường và lao động mang tính bắt buộc 23
  27. QUẢN LÝ NHẤT QUÁN CÁC BIỆN PHÁP PHI KỸ THUẬT Sự thống nhất pháp lý đối với các biện pháp phi thuế quan Ưu tiên: • Cùng với các nhóm công tác và ủy ban khác thành lập trong TPP xác định các ưu tiên trong tương lai Phối hợp: • Tránh trùng lặp với các cơ quan khác có cùng nhiệm vụ, đóng góp vào hợp tác quản lý Đầu mối liên hệ: • Chỉ định và thông báo về đầu mối liên hệ để cung cấp thông tin Thành lập: • Ủy ban sẽ họp trong năm đầu kể từ ngày hiệp định có hiệu lực Đánh giá : • Sẽ đánh giá kết quả làm việc và nhiệm vụ 5 năm một lần để đề xuất các khuyến nghị cải tiến Đánh giá tác động quản lý: tránh các biện pháp phi kỹ thuật không cần thiết, tốn kém, và phân biệt đối xử • Đánh giá sự cần thiết phải có một đề xuất về quản lý, mô tả tính chất và tầm quan trọng của vấn đề • Đánh giá các phương án khả thi, bao gồm cả đánh giá chi phí – lợi ích • Giải thích tại sao phương án lựa chọn lại giúp đạt được mục đích một cách hiệu quả • Dựa trên thông tin có được một cách tốt nhất Sở hữu trí tuệ: cần điều chỉnh nhưng thuận lợi đối với tiếp nhận công nghệ và đổi mới sáng tạo Luật pháp: • Đánh giá chi tiết khoảng cách luật pháp giữa khung IP hiện có tại Việt Nam và các điều khoản trong TPP và EVFTA Thể chế: • Những thay đổi về thể chế và tổ chức mà Chính phủ Việt Nam cần thực hiện để thỏa mãn đòi hỏi của TPP và EVFTA Phát triển: • Tác động của khung pháp lý theo chuẩn TPP/EVFTA lên nền kinh tế / các ngành cụ thể của Việt Nam Nghĩa vụ của doanh nghiệp nhà nước: tạo sân chơi bình đẳng cho các hoạt động thương mại Không phân biệt đối xử - xem xét thương mại • Doanh nghiệp nhà nước phải hành xử trên cơ sở thương mại, trừ phi thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công Cấm hỗ trợ phi thương mại • Hỗ trợ phi thương mại gồm: ○○ Trợ cấp trực tiếp bằng vốn hoặc trách nhiệm thanh toán nợ; ○○ Mua hàng hóa và dịch vụ không phải là dịch vụ hạ tầng chung với điều khoản thuận lợi hơn thị trường Quản lý/xử tại tòa dân sự không thiên vị • Cơ quan quản lý phải công bằng đối với các doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân từ các nước TPP khác 24
  28. • Nếu được đề nghị, phải cung cấp danh sách doanh nghiệp nhà nước và thông tin về hoạt động của họ Tranh chấp nhà đầu tư – nhà nước: bảo vệ nhà đầu tư • EVFTA: tòa thường trực quốc tế • TPP: ○○ Thủ tục tố tụng của ISDS hoàn toàn công khai và minh bạch; ○○ Các tổ chức xã hội dân sự được tham gia; ○○ Không khuyến khích và từ chối các vụ kiện phù phiếm. • Có các phương án giải quyết khác đối với khiếu nại của nhà đầu tư, ngăn không cho chúng trở thành tranh chấp, đồng thời đảm bảo và cung cấp dịch vụ hỗ trợ khi đầu tư vào Việt Nam. Chính sách cạnh tranh: củng cố thị trường mở • Công nhận rằng muốn thực hiện hiệu quả các cam kết thương mại thì phải có môi trường cạnh tranh thuận lợi để tăng cường thị trường mở và phạt các hành vi chống cạnh tranh. • Các bên được yêu cầu phải ○○ Xây dựng và thực thi khuôn khổ pháp lý cạnh tranh minh bạch và công bằng về mặt thủ tục (Chương 16); ○○ Thực hiện nguyên tắc trung lập cạnh tranh nhằm tạo sân chơi bình đẳng giữa các chủ thể công và tư (Chương 17); ○○ Thúc đẩy môi trường quản lý thuận lợi đối với cạnh tranh trong các ngành chủ chốt như viễn thông (Chương 13), dịch vụ tài chính (Chương 11), mua sắm công (Chương 15). QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN Thực hiện các hiệp định thương mại tự do 6 tháng: 2 năm: 10+ năm: nâng cao nhận thức chuẩn bị thực hiện thực hiện KẾ • Phê chuẩn: phê • Có hiệu lực: Thực • Thực hiện đầy đủ: Mở cửa HOẠCH chuẩn và xác hiện hầu hết các toàn bộ thị trường, IPR, định xong các kế thay đổi luật pháp, GP, DNNN, lao động, đầu hoạch khác bắt đầu mở cửa thị tư, thương mại điện tử, trường thuế quan và thuận lợi hoá thương mại, trợ giá, v.v. NHU CẦU • Nâng cao nhận • Phân tích lỗ hổng • Xây dựng năng lực thức • Xác định các vấn đề • Hỗ trợ điều chỉnh • Quảng bá thông rộng hơn • Điều chỉnh lộ trình tin • Xác định lộ trình, lập • Giám sát kế hoạch Kế hoạch thực hiện Theo từng giai đoạn: • Pha 1: Hiểu rõ TPP • Pha 2: Chuẩn bị thực hiện TPP 25
  29. • Pha 3: Phát huy tối đa lợi ích từ TPP Phương thức hỗ trợ: • Hỗ trợ phân tích • Hỗ trợ kỹ thuật • Xây dựng năng lực • Hỗ trợ tài chính cho công tác thực hiện • Điều phối quản lý nhà nước và thể chế Các hình thức can thiệp trong thực hiện FTA • Điều hành/quản lý ○○ Phân công trách nhiệm mới cho thể chế có sẵn ○○ Xây dựng thể chế mới ○○ Quản lý quá trình thay đổi, nhân sự, ngân sách, IT • Cải cách quản lý nhà nước ○○ Lập pháp ○○ Hành pháp • Thực thi • Các biện pháp bổ trợ và giảm nhẹ TẬN DỤNG FTA ĐỂ THỰC HIỆN TẦM NHÌN 2035 Nắm bắt cơ hôi, nâng cao năng lực cạnh tranh Phát triển doanh nghiệp/doanh nghiệp vừa và Môi trường • Điều phối chính sách và thực Tạo thuận lợi nhỏ kinh doanh thương mại được cải hiện tốt giữa các bên liên quan thiện Tích chự Các vấn đề tham gia vào THÚC ĐẨY CẠNH TRANH môi trường các chuỗi giá VÀ ĐẨY MẠNH và xã hội, an trị toàn cầu NÂNG CẤP sinh xã hội CÔNG NGHIỆP Nâng cấp kinh tế trong GVC ẤP G C ÂN ĂNG Sản xuất giá trị gia tăng: N C N Ứ S H N Ả C Â N N NÂNG CAO P G H • Nâng cấp chức năng GIÁ TRỊ C Ẩ Ấ GIA TĂNG M • Nâng cấp liên ngành P NÂ NG LIÊ CẤP N N • Nâng cấp sản phẩm GÀNH NÂNG CẤP Đóng góp giá trị gia tăng: VỐN N Â ĐÓNG GÓP T • Nâng cao tay nghề A N GIÁ TRỊ Y G GIA TĂNG N G C P H A Ấ Ề O C H • Nâng cấp vốn G ÌN N R NÂ T UY • Nâng cấp qui trình Q G LỰC HIỆN CÓ NĂN À Nhiệm vụ: V G N Ă NHIỆM VỤ N • Kỹ năng và năng lực hiện có Ỹ I K Ố Đ G ƠN • Lợi thế tương đối LỢI THẾ TƯ 26
  30. Khung chính sách chiến lược Lĩnh vực Mục tiêu Câu hỏi chiến lược Phương án chính sách Nhiệm vụ Tạo liên kết GVC đẳng cấp thế giới Xác định nhiệm vụ Thu hút đúng đối tượng FDI Hình thức tham gia Rủi ro Tham gia bằng cách phát triển khu Gia nhập GVC Thu hút FDI, khuyên khich Hình thức quản trị chế xuất Giúp doanh nghiệp VN tìm kiếm đối tác doanh nghiệp VN tham gia Giữa doanh nghiệp chính và nước ngoài nhà cung cấp ITăng cường kết nối với thị trường Mối quan hệ quyền lực quốc tế Tạo môi trường đẳng cấp thế giới về đầu tư Chi phí cạnh tranh Tăng cường yếu tố thúc đẩy đầu tư Tăng cường bảo vệ tài sản Tăng cường chuỗi giá trị trong nước, chất lượng hạ tầng và dịch vụ Kênh truyền tải Khuyến khích nâng cấp Củng cố Loại nâng cấp Tăng cường mối liên kết với người mua Loại gia cố và người bán Loại doanh nghiệp nước ngoài, nước nào sẽ có hiệu ứng lan tỏa Nâng cao năng lực tiếp thu Nâng cao năng lực tiếp thu doanh nghiệp VN Tăng cường năng lực tiếp thu Kênh truyền tải của doanh nghiệp VN Loại doanh nghiệp trong nước nào Tăng cường đổi mới sáng tạo, sẽ có hiệu ứng lan tỏa phát triển năng lực Tuân thủ tiêu chuẩn sản phẩm và qui trình Gộp nhiệm vụ Biến sự tham Khuyến khích nâng cấp xã hội Phát triển lực lượng lao động đẳng cấp gia thành phát Quan hệ giữa nâng cấp kinh tế, thế giới và gắn kết và gắn kết xã hội triển bền vững Phát triển tay nghề Loại nâng cấp xã hội Loại nâng cấp xã hội Phân phối cơ hội và kết quả đồng đều Có thể bị xuống cấp không? Nguồn: Taglioni và Winkler (sắp xuất bản) “Giúp các chuỗi giá trị toàn cầu phục vụ phát triển”. Phát huy tối đa lợi ích từ các hiệp định FTA Nâng cao hiệu suất doanh nghiệp • Đổi mới doanh nghiệp nhà nước (quản trị tốt hơn, thêm nhiều doanh nghiệp tư nhân) • Đầu tư vào hạ tầng và giáo dục Cắt giảm rào cản thương mại Tạo môi trường dịch vụ/đầu tư đẳng cấp thế giới • Dịch vụ và đầu tư sẽ thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị và tăng năng suất lao động • Mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài cạnh tranh hơn nữa trong ngành dịch vụ, tài chính • Quy định quản lý phải thống nhất, minh bạch Đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường và lao động • Áp dụng tiêu chuẩn cao về môi trường và lao động • giúp làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn tại các nước phát triển • và làm cho lợi ích thương mại thiết thực hơn đối với người lao động Việt Nam • Nhưng phải tránh được bạo động và chi phí nhân công tăng quá cao. TPP, EVFTA, RCEP, FTAAP • Hỗ trợ cải cách trong nước • Thực hiên thành công tầm nhìn Việt Nam 2035 27
  31. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐỂ THỰC THI HIỆP ĐỊNH TPP VÀ EVFTA Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng, Bộ Tư pháp 1. Bối cảnh Qua hơn 30 năm mở cửa và hội nhập quốc tế vừa qua,Việt Nam đã từng bước mở rộng và hội nhập sâu rộng, bắt đầu từ các quan hệ song phương, trong đó phải kể đến Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, hội nhập khu vực đến sân chơi toàn cầu, như việc gia nhập WTO, đến các FTA thế hệ mới, đặc biệt là việc ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tháng 2 năm 2016, và kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) tháng 12 năm 2015, Trong quá trình này, việc hoàn thiện pháp luật của Việt Nam cũng được quan tâm nhằm đảm bảo thực thi các cam kết của quá trình hội nhập quốc tế. Song hành cùng quá trình hội nhập quốc tế là những nỗ lực cải cách pháp luật và tư pháp xuất phát từ nhu cầu phát triển nội tại của đất nước. Công tác cải cách pháp luật và cải cách tư pháp, được thực hiện trên cơ sở Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đã tạo ra sự phát triển trong công tác xây dựng pháp luật, từ tư duy xây dựng pháp luật, chất lượng soạn thảo đến quy trình xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Tiến độ xây dựng pháp luật, kể cả việc ban hành luật của Quốc hội được đẩy cao trong thời gian qua. Quốc hội nghiệm kỳ 13 đã thông qua 107 Bộ luật, luật trong đó có Hiến pháp năm 2013 và các luật để triển khai Hiến pháp 2013. Hiện tại, Việt Nam có một hệ thống pháp luật khá toan diện trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Một điều có thể thấy là quá trình hội nhập quốc tế và cải cách pháp luật trong nước có sự song hành, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. 2. Tác động của việc tham gia Hiệp định TPP và EVFTA đối với hệ thống pháp luật Việt Nam Với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao hơn nhiều so với các cam kết quốc tế của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, kể cả trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) hay các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác mà Việt Nam đã tham gia. Nhiều cam kết của Việt Nam trong EVFTA và đặc biệt là TPP đã vượt các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam. Với TPP, bên cạnh các cam kết cụ thể về mở cửa thị trường, bảo hộ đầu tư, tạo thuận lợi thương mại Hiệp định còn đặt ra các yêu cầu đối với các nước thành viên về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình trong một số lĩnh vực cụ thể như lao động, chống tham nhũng, cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, sở hữu trí tuệ Với EVFTA, nội dung cam kết đơn giản hơn TPP, đặc biệt là trong lĩnh vực lao động, minh bạch hóa, chống tham nhũng Nhưng đổi lại, một điểm mới cần đặc biệt lưu ý trong EVFTA là Hiệp định quy định một cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư hoàn toàn mới, một cơ chế chưa từng có trong lịch sử đầu tư quốc tế từ trước đến nay. Tuy nhiên, lời văn của Hiệp định này hiện đang trong quá trình rà soát pháp lý, do vậy, phần đánh giá tác động của Hiệp định này đối với hệ thống pháp luật Việt Nam chỉ là kết quả sơ bộ bước đầu, trên cơ sở lời văn đã được Bộ Công thương công bố. 3. Một số nhận xét, đánhvề rà soát pháp luật thực thi Hiệp định TPP và EVFTA 3.1. Về xây dựng pháp luật Thứ nhất, trên cơ sở kết quả đánh giá tác động của Hiệp định TPP và EVFTA lên hệ thống pháp luật Việt Nam, cần đưa ra được phương án hoàn thiện pháp luật khả thi, phù hợp và đảm bảo thực hiện tốt các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định TPP và Hiệp định FTA cũng như tận dụng được các cơ hội mà các Hiệp định này mang lại cho Việt Nam. Kinh nghiệm hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy Việt Nam đã thực hiện tốt công tác này. Điều này thể hiện thiện chí của Việt Nam trong thực hiện các cam kết quốc tế của mình theo đúng quy định của Hiến pháp và Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế. Cho đến nay, Việt Nam chưa bị các nước khởi kiện về 28
  32. việc ban hành văn bản pháp luật vi phạm các cam kết quốc tế của mình. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Việt Nam vẫn cần tiếp tục tập trung thời gian, nguồn lực để bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm tiến độ và chất lượng. Thứ hai, cần phải gắn việc sửa đổi pháp luật để thực hiện Hiệp định TPP và EVFTA với những nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam theo Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam năm đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và triển khai thi hành Hiến pháp 2013. Kết quả đánh giá sơ bộ tác động của hai Hiệp định TPP và EVFTA lên hệ thống pháp luật Việt Nam cho thấy qua quá trình triển khai thi hành Hiến pháp 2013, Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành Chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, hệ thống pháp luật Việt Nam đã được hoàn thiện tương đối đồng bộ trên nhiều lĩnh vực từ các vấn đề kinh tế, thương mại đến văn hóa, xã hội, môi trường và quyền con người. Đồng thời, thể chế pháp luật Việt Nam thời gian qua cũng được rà soát, hoàn thiện để thực hiện nhiều điều ước quốc tế, đặc biệt là Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ và gia nhập WTO. Do đó, mặc dù số lượng văn bản luật, pháp lệnh, nghị định và quyết định của Thủ tướng Chính phủ hiện hành là rất lớn, nhưng số lượng văn bản được đề xuất sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành mới để thực thi 2 Hiệp định này là hợp lý. Lĩnh vực sở hữu trí tuệ và lĩnh vực lao động đặt ra yêu cầu điều chỉnh pháp luật nhiều nhất. Kết quả rà soát pháp luật cho thấy số lượng văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành mới để thực thi Hiệp định TPP là nằm trong tính toán của Chính phủ qua lần rà soát pháp luật sơ bộ trước đây. Một số văn bản quy phạm pháp luật được kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cũng đã được dự kiến trong Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ trong các năm 2016 và 2017. 3.2. Về thực thi pháp luật Tổ chức thi hành pháp luật là một thách thức không nhỏ ở Việt Nam. Do vậy, để đảm bảo thực hiện tốt Hiệp định cần chú trọng tăng cường công tác thực thi pháp luật đảm bảo tuân thủ các cam kết trong Hiệp định TPP và EVFTA để đạt được mục tiêu đặt ra khi tham gia các Hiệp định này và tận dụng tốt các cơ hội mà nó mang lại cho sự phát triển của đất nước. Nhiệm vụ này cũng phù hợp với việc chuyển hướng Chiến lược xây dựng pháp luật sang hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật. Việc tham gia TPP và EVFTA sẽ không hiệu quả nếu như Việt Nam không chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết, trong đó có việc thông tin, tuyên truyền tạo nhận thức chung để cùng hành động. Do vậy, cần có cơ chế thông tin, tạo sự nhận thức chung về Hiệp định TPP và những tác động của Hiệp định này đối với Việt Nam, chuẩn bị kỹ lưỡng để triển khai việc thực thi Hiệp định, tạo điều kiện để doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội do các Hiệp định này mang lại. 3.3. Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Ngoài yêu cầu điều chỉnh pháp luật, EVFTA và TPP đề cao yếu tố bảo đảm thực thi và có quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp ở mức độ mạnh mẽ, toàn diện hơn các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết nhằm giám sát việc thực thi cam kết của các nước thành viên. Mặc dù trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia vào một số các vụ tranh chấp thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế, tuy nhiên, kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ này còn mỏng và hạn chế. Đặc biệt, EVFTA đặt ra thách thức không nhỏ đối với Việt Nam trong việc triển khai cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư của Hiệp định, một cơ chế chưa từng có trong lịch sử. Để duy trì thiết chế này, các Bên phải chuẩn bị về nhân sự để giới thiệu người làm trọng tài viên tại các thiết chế này (3 người ở cấp sơ thẩm và 2 người ở cấp phúc thẩm mang quốc tịch của mỗi Bên). Đây là vấn đề không đơn giản đối với Việt Nam trong bối cảnh nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế, đặc biệt là những người có đủ năng lực để được cử làm trọng tài trong các thiết chế này. Do vậy, trong thời gian tới, để thực hiện tốt cả hai Hiệp định này, Việt Nam cần tập trung hoàn thiện về tổ chức và nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia vào công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo Luật sư phục vụ hội nhập quốc tế, cán bộ giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Để có được nguồn nhân lực đủ mạnh để phục vụ quá trình hội nhập quốc tế nói chung và thực hiện Hiệp định TPP và EVFTA nói riêng. 29
  33. DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐÃ SẴN SÀNG CHO TPP - EVFTA? TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch,và Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam DOANH NGHIỆP VN ĐÃ SẴN SÀNG HƠN TRƯỚC TPP VÀ EVFTA 1. Doanh nghiệp Việt Nam đã biết về TPP - EVFTA • Tỷ lệ DN đã biết về TPP – EVFTA cao • Tỷ lệ DN biết tương đối/biết rõ: Đang tăng lên nhanh chóng Hiểu biết của DN về các Hiệp định thương mại Biết Biết tương đối/Biết rõ 97.35% 88.16% 93.78% 83.00% 77.40% 76.55% 68.89% 60.96% 49.04% 44.00% Hiệp định Hiệp định Hiệp định Cộng đồng Tổ chức Thương Mại Đối tác Thương mại Kinh tế Thương mại Tự do Xuyên Tự do ASIAN Thế giới Việt Nam - Thái Bình Việt Nam WTO Hàn Quốc Dương - EU (TPP) 2. Doanh nghiệp Việt Nam lạc quan một cách tỉnh táo về tác động của các FTAs • Đa số DN đánh giá cao các tác động của các FTA • DN đánh giá tác động của các FTA với nền kinh tế lạc quan hơn với bản thân DN mình Tác động của các FTA tới nền kinh tế và từng DN Mang lại nhiều cơ hội hơn thách thức cho nền kinh tế 91.84% Sức ép để cơ quan NN cải cách 88.73% Cơ hội để VN thu hút FDI 95.33% Cơ hội để DN VN tham gia chuỗi giá trị toàn cầu 96.35% Cơ hội để hàng VN xâm nhập thị trường XK 94.77% Mang lại nhiều cơ hội hơn thách thức cho DN 80.95% Khiến DN cạnh tranh khó khăn hơn 70.48% Tạo cơ hội mới cho DN 88.52% 3. Doanh nghiệp đã có những tính toán nhất định để tận dụng cơ hội từ các FTA • Đa số DN (88%) có kế hoạch cải thiện năng lực sản xuất Có Không trong 03 năm tới • DN đã tính tới các khía cạnh cải thiện sản xuất cụ thể Kế hoạch cải thiện năng lực sản xuất của DN tận dụng cơ hội từ các FTA mới Đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý cho lãnh đạo DN 47.20% Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân 56.00% Đạt được nhữnge tiêu chuẩn lao động quốc tế 14.80% Tham gia vào chuỗi sản xuất, lĩnh vực sản xuất mới 18.40% Tiếp cận các thị trường mới 57.20% Chuyển đổi sản xuất để nâng cao giá trị gia tăng 11.60% Tổ chức lại sản xuất để tăng năng xuất 54.40% Cải thiện công nghệ để tăng năng xuất 62.80% Đạt được chứng nhận về môi trường 38.00% Nâng cao chất lượng sản phẩm 80.80% 30
  34. DOANH NGHIỆP CÓ THỂ CHƯA ĐỦ SẴN SÀNG CHO TPP - EVFTA 1. Cam kết không dễ để đọc, hiểu, và chuẩn bị Cam kết phức tạp • Phức tạp về nội dung: 30 Chương, 1.200-6000 trang văn bản, ngôn ngữ hàn lâm, rất nhiều thỏa hiệp • Phức tạp về cách thể hiện: Một vấn đề có thể được nêu ở nhiều cam kết, ngôn ngữ xa lạ (nhiều thuật ngữ mới kể cả trong bản dịch) Hướng dẫn đã có nhưng còn quá ít ỏi • Từ phía Cơ quan Nhà nước: Mới có tóm tắt rất ngắn về EVFTA; tóm tắt mang tính chính sách một vài Chương của TPP • Từ phía VCCI, các Hiệp hội: Mới có cuốn Tóm lược TPP, chưa có các Hướng dẫn TPP trong các lĩnh vực cụ thể 2. Còn nhiều điều cản trở DN tận dụng cơ hội từ TPP – EVFTA • Hai yếu tố cản trở nhất là thông tin cam kết và thực thi từ phía cơ quan NN • DN nhân thức rõ hạn chế trong năng lực cạnh tranh của mình Yếu tổ cản trở DN hưởng lợi từ các FTA Bất cập trong tổ chức thực thi của Cơ quan NN 81.48% Cam kết bất lợi 61.54% Quy tắc xuất xứ quá khó 73.13% Năng lực cạnh tranh thấp so với đối thủ 78.26% Thiếu thông tin về cam kết cà cách thực hiện 84.09% 3. Có nhiều yếu tố cản trở DN cải thiện năng lực sản xuất • Chính sách thuế, tình trạng nhũng nhiễu, thủ tục hải quan, cơ sở hạ tầng, tay nghề lao động, chính sách lương là những yếu tố cản trở nhất • Năng lực của DN (đàm phán, tiếp cận thị trường, công nghệ ) cũng là vấn đề, nhưng mức độ cản trở ít hơn 90.00% 80.00% 70.00% 60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% i ế h c ngoà với đối tá về kinh doanh Cơ sở hạ tầng Chính sáchPL thu Thủ tục Hải quan Tình trạng nhũng nhiễu Vấn đề tay nghề lao động Năng lựcKhả đàm năng phán tiếpTiếp cận cận thị công trường nghệ XK nước ngoài Khả năng tiếp nhận thông tin quy hoạcChính sách lương cho người lao động Các tiêu chuẩn môi trường nước 31
  35. TÓM LẠI DOANH NGHIỆP VN ĐÃ SẴN SÀNG CHƯA? Doanh nghiệp Việt Nam đã có cơ sở để đón nhận TPP - EVFTA • Biết đến và bắt đầu tìm hiểu • Ủng hộ và lạc quan về các tác động • Đã có ý tưởng và bước đầu có kế hoạch tận dụng cơ hội TPP-EVFTA Nhưng doanh nghiệp Việt Nam dường như chưa sẵn sàng cho TPP - EVFTA • Chưa thể thực sự hiểu cam kết và tác động của chúng • Gặp nhiều cản trở trong việc tận dụng cam kết • Nhiều vướng mắc làm chùn bước DN trong cải thiện năng lực sản xuất Ai có thể giúp Doanh nghiệp sẵn sàng • Doanh nghiệp? • Nhà nước? • VCCI – Hiệp hội? 32
  36. Phiên Chủ đề 1: Tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và nâng cấp ngành 33
  37. QUY TẮC XUẤT XỨ: CƠ HỘI ĐỂ TĂNG GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG XUẤT KHẨU Ông Richard Record, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp, Ngân hàng Thế giới TẠI SAO CHÚNG TA LẠI QUAN TÂM ĐẾN (HIỆP ĐỊNH) THƯƠNG MẠI? • Thương mại có thể nâng cao năng suất qua việc hướng nguồn lực đến các ngành có năng suất cao. • Thương mại và đầu tư có thể kết nối các ngành với chuỗi giá trị quốc tế. • Thương mại có thể giúp nâng cao công nghệ trong nước, và tạo động lực hoạt động doanh nghiệp. • Thương mại có thể kiểm tra sức mạnh của độc quyền trong nước, kích thích qui định quản lý tốt hơn. • Thương mại có thể dẫn đến tăng trưởng • Thương mại có thể đóng góp vào tăng việc làm chính thức, và giảm nghèo đói. QUI MÔ CỦA FTA MỚI CỦA VIỆT NAM LÀ LỚN TỔNG Với TPP Với EVFTA TỈ $ % % Thương mại VN Xuất khẩu 161 41.6 21.5 Nhập khẩu 153 26.3 6.3 Tổng lượng FDI của VN Ra 2 48.1 4.8 Vào 40 47.1 21.8 Rào cản đối với xuất khẩu của VN Thuế quan - 5.8 5.1 Hàng rào phi thuế quan - 11.0 18.0 • TPP và EVFTA chiếm khoảng 2/3 xuất khẩu và dòng FDI vào của Việt Nam. • TPP quan trọng gấp khoảng 2 lần EVFTA. • Hàng rào thương mại phi thuế quan cao: 17% đối với TPP và 23% đối với thương mại với EU. • Hàng rào thương mại sẽ giảm phần lớn đối với xuất khẩu hàng phụ kiện, dệt, chế biến thực phẩm. CŨNG NHƯ TÁC ĐỘNG (TIỀM NĂNG) CƠ SỞ TPP EVFTA TỈ $ NĂM 2030 % vào năm 2030 % vào năm 2030 Thu nhập VN 497 8.1 3.6 Thương mại VN Xuất khẩu 357 30.1 11.8 Nhập khẩu 361 29.5 11.5 Tổng lượng FDI của VN Ra 4 7.2 3.9 Vào 108 14.4 6.7 34
  38. • Đây là mức tăng hàng năm so với mức cơ sở vào năm 2030; vẫn sẽ không xác định. • Lợi ích thu được về thu nhập, thương mại là lớn ở cả hai hiệp định. • Lợi ích thu được từ TPP lớn hơn gấp hai lần so với lợi ích thu được từ EVFTA. • Cả thương mại và FDI đều tăng, song thương mại tăng nhiều hơn. VIỆT NAM DỰ KIẾN SẼ CÓ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC LỚN NHẤT Lợi ích thu được về thu nhập từ TPP vào năm 2030 (% GDP), theo quốc gia • Các nền kinh tế nhỏ và mở được lợi nhiều nhất xét theo tỉ lệ % GDP, song các nền kinh tế lớn được lợi nhiều nhất xét theo đô-la tuyệt đối. FDI Rào cản phi thuế quan đối với dịch vụ • Việt Nam được lợi nhiều nhất từ cắt giảm Rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa Thuế, hạn ngạch thuế quan và hàng rào phi thuế quan thuế quan hàng hóa (xanh). u n ê Úc Pê-r Chi-l Bru-nây Hoa Kỳ Việt Nam Nhật Bản Ca-na-đaMê-xi-cô Ma-lai-xi-a Xinh-ga-po Niu Di-lâ • Các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn ngoài khối (Thái Lan, ASEAN) bị mất nhiều nhất. • Các nền kinh tế nhỏ được lợi (Hồng Kông, Đài Loan). FDI Rào cản phi thuế quan đối với dịch vụ • Các nền kinh tế lớn ngoài khối không bị Rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa ảnh hưởng nhiều (Trung Quốc, Ấn Độ). Thuế, hạn ngạch thuế quan n n s W Nga RO Ấn Độ Châu ÂuĐài Loa Phi-lip-piHàn Quốc Thái Lan Hồng Công Trung Quốc In-đô-nê-xi-a ASEAN NIE khi hàng rào thuế quan và phi thuế quan giảm • Đây là những hàng rào mà hàng xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt tính trung bình cho tất cả các đối tác. • Cắt giảm lớn nhất sẽ dành cho hàng phụ kiện, thực phẩm, dệt. • Ảnh hưởng của EVFTA < TPP, một phần là bởi vì EU chiếm tỉ trọng nhỏ hơn trong xuất khẩu của Việt Nam so với Mỹ Thuế quan Hàng rào phi thuế quan Ngũ cốc Thực phẩm Quần áo Dệt may Thực phẩm Quần áo Các sản phẩm Các sản phẩm nông nghiệp khác nông nghiệp khác Dệt may Ngũ cốc Hóa chất Máy móc Ô tô - xe máy Máy tính Kim loại Hóa chất Mỏ Mỏ Các ngành Máy móc sản xuất khác Các ngành sản xuất khác Ô tô - xe máy Máy tính Kim loại Cơ sở EVFTA TPP Cơ sở EVFTA TPP 35
  39. với những thay đổi có thể trong cơ cấu kinh tế của các thành viên A. Thay đổi về sản lượng và xuất khẩu: Thành viên TPP B. Thay đổi về sản lượng và xuất khẩu: Không phải thành viên TPP Phần trăm Sản lượng Phần trăm Ngũ cốc Ngũ cốc Sản lượng Xuất khẩu Xuất khẩu Các sản phẩm nông nghiệp khác Các sản phẩm nông nghiệp khác Mỏ Mỏ Thực phẩm, rượu bia Thực phẩm, rượu bia Textiles Dệt may Quần áo, giày dép Quần áo, giày dép Hóa chất Hóa chất Kim loại Kim loại Thiết bị giao thông Thiết bị giao thông Thiết bị điện Thiết bị điện Máy móc Máy móc Các ngành sản xuất khác Các ngành sản xuất khác Tiện ích Tiện ích Xây dựng Xây dựng Thương mại và giao thông Thương mại và giao thông Truyền thông Truyền thông Tài chính Tài chính Dịch vụ kinh doanh Dịch vụ kinh doanh Dịch vụ xã hội Dịch vụ xã hội Tuy nhiên phần nhiều lợi ích thu được còn phụ thuộc vào quy tắc xuất xứ • Được sử dụng để tránh sự trệch hướng thương mại trong một hiệp định thương mại chưa có liên minh thuế quan – như TPP và EVFTA – đó là khi thành viên của TPP với mức thuế MFN (qui chế tối huệ quốc) thấp nhất cho một sản phẩm, nhập khẩu và tái xuất sản phẩm này miễn thuế sang một thành viên có mức thuế MFN cao hơn. • Tuy nhiên, Quy tắc xuất xứ có thể là công cụ chính sách thương mại hiệu quả: ○○ Quy tắc xuất xứ có thể hoàn toàn cô lập một ngành không được tự do hóa mà FTA dự kiến mang lại. ○○ Quy tắc xuất xứ có thể bảo vệ các nhà sản xuất hàng hóa trung gian qua việc tạo thuận lợi cho các liên kết cung trong nội bộ FTA. ○○ Quy tắc xuất xứ có thể được sử dụng để thu hút đầu tư trong các ngành chiến lược như đầu tư vào sản xuất sản phẩm dệt. ○○ Hiệu quả của Quy tắc xuất xứ trong ngắn hạn khác với trong dài hạn. • Cái khó nằm ở chi tiết CÁC LOẠI QUY TẮC XUẤT XỨ • Được sản xuất toàn bộ = Khi chỉ có một quốc gia được xem xét trong quy gán xuất xứ. • Chuyển đổi đáng kể = Khi hai hoặc nhiều hơn hai quốc gia đã tham gia vào quá trình sản xuất. Điều chỉnh từng sản phẩm một và bao gồm 3 loại có thể được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau: ○○ Thay đổi trong Phân loại thuế (CTC) = Yêu cầu sản phẩm cuối cùng phải thay đổi về tiêu đề thuế HS, chương, tiêu đề, tiêu đề phụ, hoặc hạng mục hàng hóa ở nước xuất xứ. ○○ Hàm lượng giá trị (VC) = Yêu cầu % tối thiểu của giá trị gia tăng trong nước ở nước xuất xứ (hoặc % tối đa của giá trị xuất xứ ở các nước không phải là thành viên) ○○ Yêu cầu kỹ thuật (TECH) = Quy định rằng sản phẩm phải trải qua qui trình sản xuất ở nước xuất xứ 36
  40. QUY TẮC XUẤT XỨ ĐỐI VỚI HÀNG PHỤ KIỆN TRONG TPP VÀ EVTFA • TTP: QTXX Sợi về sau có hiệu lực, yêu cầu rằng sợi và nguyên liệu sợi sản xuất ở một quốc gia TPP được sử dụng trong việc sản xuất hàng phụ kiện phải đáp ứng tiêu chuẩn và hưởng lợi từ mức thuế 0 theo TPP. Ví dụ: bông → sợi→ dệt→ phụ kiện • EVFTA: phần lớn hàng phụ kiện yêu cầu sử dụng sợi nguyên liệu sản xuất ở Việt Nam hoặc một nước EU, cho dù xuất xứ của sợi ở đâu, với một số ngoại lệ nhất định. Có xu hướng ít hạn chế hơn sơ với TPP ○○ Phụ kiện dệt kim (HS 61): yêu cầu dệt kim hoặc trang trí đối với phần lớn phụ kiện này. Loại phụ kiện được dệt kim khác yêu cầu phải có sự chuyển đổi thêm về sợi. ○○ Phụ kiện phi dệt kim (HS 62): fợi cần phải được dệt ở một nước thành viên EVFTA, cũng như trang trí cho sản phẩm may, bao gồm cả cắt. Cũng có quy tắc thay thế cho phép một số sợi không sản xuất ở nước thành viên EVFTA cho một số sản phẩm. Xuất khẩu hàng phụ kiện của Việt Nam theo nước đến Xuất khẩu phụ kiện được dệt kim (HS-61) Xuất khẩu phụ kiện phi dệt kim (HS-62) D D Giá trị xuất khẩu tính theo triệu US triệu theo tính khẩu xuất trị Giá Giá trị xuất khẩu tính theo triệu US triệu theo tính khẩu xuất trị Giá năm năm Châu Âu Các đối tác TPP khác Châu Âu Các đối tác TPP khác Hoa Kỳ Nhật Hoa Kỳ Nhật Phần còn lại của thế giới Hàn Quốc Phần còn lại của thế giới Hàn Quốc ○○ Ưu thế của thị trường Mỹ được nổi bât hơn cho hàng xuất khẩu phụ kiện phi dệt kim (HS-61) so với phụ kiện phi dệt kim (HS-62). ○○ EU chiếm 25% xuất khẩu phụ kiện phi dệt kim của Việt Nam nhưng lại chiếm tỉ trọng thấp hơn nhiều trong xuất khẩu hàng phụ kiện dệt kim. Tiếp cận thị trường Thuế MFN của Mỹ Phụ kiện dệt kim HS-61 Phụ kiện phi dệt kim HS-62 m tră Phần Phần trăm 37
  41. Thuế MFN của EU Phụ kiện dệt kim HS-61 Phụ kiện phi dệt kim HS-62 m tră Phần Phần trăm Phần Gia tăng giá trị trong nước cao hơn trong lĩnh vực dệt/giầy dép Hàm lượng gia tăng giá trị trong nước & nước ngoài trong xuất khẩu của Việt Nam Giá trị trung bình US$ 2008-11 • Ngành chế biến chế tạo sử dụng nhiều đầu vào nước ngoài hơn là trong nước là thiết bị điện và quang (~65% đầu vào nước ngoài), máy móc & thiết bị (~70% đầu vào nước ngoài). NƯỚC NGOÀ I • Giầy dép được sản xuất chủ yếu sử dụng đầu vào trong nước (~60% đầu vào trong nước). TRONG NƯỚ C Thiết bị điện và Dệt, da, Máy móc và Chế tạo Chung • Gia tăng giá trị trong nước là lớn hơn quang giày dép thiết bị trong các ngành gián tiếp, ngoại trừ dệt Giá trị gia tăng Giá trị gia tăng Giá trị gia tăng và giầy dép. trực tiếp trong nước gián tiếp trong nước nước ngoài Thiết bị điện Dệt, giầy dép Máy móc Giá trị US$; 1995-2010 Giá trị US$; 1995-2010 Giá trị US$; 1995-2010 Giá trị gia tăng trực tiếp trong nước Giá trị gia tăng trực tiếp trong nước Giá trị gia tăng gián tiếp trong nước Giá trị gia tăng trực tiếp trong nước Giá trị gia tăng gián tiếp trong nước Giá trị gia tăng nước ngoài Giá trị gia tăng gián tiếp trong nước Giá trị gia tăng nước ngoài Giá trị gia tăng nước ngoài 38
  42. Tuy nhiên đầu vào nhập khẩu phần lớn là từ các nước không phải thành viên TPP Imports in millions of USD năm Châu Âu Các nước châu Á khác Hoa Kỳ Hàn Quốc Các nước châu Á khác Trung Quốc Hồng Công Phần còn lại của thế giới Việt Nam nhập khẩu phần lớn đầu vào phụ kiện từ các nước không phải thành viên TPP, với Trung Quốc hiện là nước cung cấp lớn nhất hàng trung gian cho ngành phụ kiện, tiếp theo là Hàn Quốc, và Đài Loan, có nghĩa là cần phải cơ cấu lại chuỗi giá trị để được hưởng lợi từ các ưu đãi của TPP và EVFTA. KẾT LUẬN • Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu ảnh hưởng kinh tế của TPP và EVFTA đối với các nước thành viên, sử dụng mô hình Cân bằng Tổng thể có thể tính được (CGE), và Việt Nam được phát hiện là một trong các quốc gia được hưởng lợi lớn nhất. • Tuy nhiên, chúng ta cần cẩn trọng một chút: ○○ Khó tính đến tính không thuần nhất của doanh nghiệp và ứng phó khác nhau của họ trong việc lựa chọn kết hợp các đầu vào trong nước và nước ngoài khi đối mặt với QTXX. ○○ Khó mô hình hóa yếu tố nâng cấp công nghệ để tuân thủ với QTXX. ○○ Khó mô hình hóa đầu tư nước ngoài tiềm năng sắp tới (nghĩa là sản xuất sợi nguyên liệu và sợi ở Việt Nam). • Để tuân thủ QTXX của TPP và EVFTA và hưởng lợi từ việc tiếp cận thị trường ưu đãi, hội nhập theo chiều dọc của chuỗi cần phải diễn ra ở Việt Nam thông qua thu hút sản xuất sợi nguyên liệu và sợi, cũng như các hoạt động sản xuất khác. • Mặc dù trước khi có hiệu lực, các Hiệp định TMTD mới đã gửi đi những tín hiệu rõ nét mà khu vực tư nhân đang bắt đầu có phản ứng • Việt Nam có thể quản lý hiệu quả quá trình này như thế nào ? • và tránh bị tắc trong cái bẫy giá trị gia tăng thấp? 39
  43. VIỆT NAM CÓ THỂ SỬ DỤNG TPP VÀ EVFTA NHƯ THẾ NÀO ĐỂ THOÁT KHỎI BẪY GIÁ TRỊ GIA TĂNG THẤP VÀ NÂNG CẤP CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO? Ông Nguyễn Anh Sơn, Viện trưởng và Bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, Viện Chiến lược và Chính sách Công nghiệp, Bộ Công thương BÂY GIA TRI GIA TĂNG THÂP Nền kinh tế Trung Quốc: Trung tâm sản xuất “giá trị gia tăng” thấp ở Đông Á Ngày 16/9/2012 Trung Quốc vội vã để thoát khỏi bẫy sản xuất giá trị gia tăng thấp Thứ 3 ngày 16/6/2015 Mắc bẫy trong các phân đoạn có giá trị gia tăng thấp trong mạng lưới sản xuất toàn cầu: Phân tích ngành công nghiệp chế tạo Philipine dựa trên dữ liệu từ các doanh nghiệp, 1991, 2012 GIA TRI GIA TĂNG CUA CN CBCT Đong gop cua CN CBCT trong GDP Giá trị gia tăng, % of GDP không tăng lên du đong gop cua nông Nông Nghiệp nghiêp đa giam nhiêu GTGT nội địa trong tổng kim ngạch xuất khẩu (%) Công nghiệp chế biến, chế tạo Kim ngach xuât khâu CNCBCT tăng manh, nhưng gia tri gia tăng nội địa trong tông kim ngach XK giam, va thâp hơn so vơi cac nươc o iệt Nam Thái Lan ASEAN V Phi-lip-pin Campuchia Ma-lai-xi-a Xinh-ga-p trong khu vưc Trung Quốc In-đô-nê-xi-a Nguôn: WDI Nguôn: OECD • • 〖 〗Liên kết_ 푡푖 푖 푡푖표푛 ngược=( +퐹 )/ trong GVCs: Giá trị gia Chỉ số tham gia liên kết ngược và xuôi trong chuỗi GTTC, 2011 tăng nước ngoài có trong tổng kim ngach Chỉ số tham gia liên kết ngược Chỉ số tham gia liên kết xuôi xuất khẩu (FVA)- FVA càng cao, độ phụ thuộc vào nguồn đầu vào từ nước ngoài Xinh-ga-po càng cao Ma-lai-xi-a Campuchia • Liên kết xuôi trong GVCs: Giá trị gia tăng In-đô-nê-xi-a nội địa có trong tông kim ngach xuất khẩu Phi-lip-pin cua nước ngoài (DVX) – DVX càng cao, giá Việt nam trị gia tăng nội địa càng co y nghia đôi vơi ASEAN XK cua nươc ngoai Thái lan • Việt Nam có tỉ lệ tham gia vào chuỗi giá trị Trung Quốc toàn cầu thấp hơn các quốc gia láng giềng khác, có FVA cao nhưng DVX thấpX Nguôn: OECD 40
  44. MƯC ĐÔ THAM GIA CHUỖI GTTC TRÁNH BÂY GIÁ TRỊ GIA TĂNG THẤP Lăp rap = GTGT thâp nhât! Hoat đông lăp rap thâm dung lao đông chi chiêm môt phân nho trong tông chi phi SX Phân bố giá trị của Iphone, 2010 Giá trị gia tăng Chi phí lao động Chi phí LĐ khác 3.5% R&D, công nghệ Trung Quốc: Dịch vụ sau bán hàng Cao 1.8% SX PTLK Thương hiệu bán hàng Chi phí NVL 21.9% Khác 5.3% Apple 58.5% Lắp ráp GTGT biên: lớn GTGT biên: lớn Hàn Quốc 4.7% Thấp GTGT biên: nhỏ Nhật Bản 0.5% Chuỗi sản xuất Thượng nguồn Hạ nguồn Đài Loan EU Hoa Kỳ 0.5% 1.1% 2.4% Nguôn: RIETI, 2010 Nguôn: Forbes, 2011 CHUỖI GIÁ TRỊ TRONG CN DỆT MAY Tổng KNXK Kéo sợi Dệt Nhuộm Vải Dệt (95% SME) % số DN: 1.8% XK: 2.4 bil USD bil USD GTGT GTGT trong nước Nước ngoài NK: 1.1 bil USD bil USD 37.47% 63.53% May Thu mua Marketing/ (LK ngược) Thương hiệu Thiết kế Cắt/May (85% SME) NVL Phân phối GTGT trong GTGT trong hàng hóa % số DN: 74.5% SP cuối cùng trung gian XK: 21.0 bil USD CMT 70% 43.55% 18.98% NK: 0.5 bil USD OEM/FOB 25% ODM 4% Sử dụng tại nước NK Xuất khẩu sang hoặc XK ngược lại nước thứ 3 OBM 1% 7.02% 11.96% (Forward) Nguôn: OECD Nguôn: GSO, WB, Trademap, VITAS CHUỖI GIÁ TRỊ TRONG CN Ô TÔ DN SXLR: TL: 16 doanh nghiêp VN: 20 doanh nghiêp DN lơn/MNCs Nha cung câp câp 1: TL: 690 doanh nghiêp VN: 84 doanh nghiêp SMEs (cơ khi, điên Nha cung câp câp 2 & 3: tư, cao su-nhưa, TL: 1700 doanh nghiêp hoa chât, v.v ) VN: 145 doanh nghiêp Nguôn: BOI (TL data), IPSI (VN data) 41
  45. FTAS MƠI – ĐÔNG LƯC CHINH GIUP TAO RA GIA TRI VA PHAT TRIÊN NGANH CHÊ TAO? Các tiềm năng trong bối cảnh FTAs mới: • Trung tâm chế tạo của thế giới • Cửa ngõ kết nối với thị trường thế giới EVFTA • Khu vực hấp dẫn FDI EKFTA • Tái cấu trúc chuỗi cung ứng với ASEAN là trọng tâm TPP NAFTA EUSFTA RCEP Nguôn: Tac giả CAC CHƯƠNG LIÊN QUAN TRƯC TIÊP CUA FTAS VA NHỮNG TAC ĐÔNG TIÊM NĂNG TPP EVFTA Những tác động tiềm năng Tiêp cân thi Chương 2 Chương 2 (Phu luc 2b • Mơ rông thi trương XK trương (lô trinh vê ô tô va phu tung ô tô) • Thu hut FDI căt giam thuê) • Giam chi phi đâu vao • Phat triên CNCBCT trong nươc ○○ Ap lưc canh tranh lơn hơn Quy tăc xuât Chương 3 (Phu Chương 4 • Tai câu truc chuôi GTTC xư (ROOs) luc 3D & Tiêu Phu • Nâng câp chuôi GT luc 1 vê ô tô) • Thu hut FDI Chương 4 – Dêt • Phat triên CNCBCT trong nươc may ○○ Rao can đê hương thuê 0% ○○ Chi phi thich nghi FTAS VƠI CÔNG NGHIÊP DÊT MAY TPP EVFTA Đi tư sơi Đi tư vai Kéo sợi Dệt Nhuộm Vải Thu mua Marketing/ Thương hiệu Thiết kế Cắt/May NVL Phân phối Nâng câp chuôi GT sư dung FTAs Nâng câp chuôi GT không sư dung FTAs Nguôn: Tac gia 42
  46. FTAS VƠI CÔNG NGHIÊP Ô TÔ QTXX đôi vơi ô tô va phu tùng ô tô trong TPP mang đên tia hy vong mơi cho CN TPP ô tô VN Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu: $44 (43) tỷ (PV); $10 (10) tỷ (phụ tùng) Nhà Cung cấp Nhập khẩu: $27 (20) tỷ (PV); $20 (17) tỷ (phụ tùng) Cấp 1 Việt Nam Xuất khẩu: $88 (45) tỷ (PV); $32 (12) tỷ (phụ tùng) NAFTA: RVC ≥ 62,5% Xuất khẩu: $61 (22) tỷ (PV); $42 (34) tỷ (phụ tùng) Các nước Nhập khẩu: $154 (98) tỷ (PV); $62 (37) tỷ (phụ tùng) NHÀ LẮP RÁP Phi-lip-pinkhác Đài Bắc Cấp 2, 3 Mê-xi-cô Xuất khẩu: $32 (25) tỷ (PV); $22 (21) tỷ (phụ tùng) Trung Quốc Nhập khẩu: $8 (4) tỷ (PV); $22 (17) tỷ (phụ tùng) In-đô-nê-xi-a Việt Nam Nhà cung cấp Hoa Kỳ XUẤT KHẨU THỊ TRƯỜNG , phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy FDI (cấp 1) ATIGA: RVC ≥ 40% TRONG NƯỚC Đức Hàn Quốc Thái Lan Xe nguyên chiếc Xe máy Xuất khẩu trực tiếp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu TPP: RVC: 45% (CBU), 35-45% (phụ tùng) Nhập khẩu: $15 (7) tỷ (PV); $2 (1) tỷ (phụ tùng) Trước TPP: phụ thuộc vào thị trường trong nước quy mô nhỏ, phân tán, CNHT kém phát triển Sau TPP: Phát triển CNHT định hướng xuất khẩu, tạo điều kiện phát triển CN ô tô trong nước Nguôn: Tac gia GƠI Y CHINH SACH • Đôi mơi chiên lươc thu hut FDI ○○ Thu hut cac FDI thâm dung công nghê, co hiêu ưng lan toa rông, kêt nôi vơi công nghiêp trong nươc ○○ Cai thiên môi trương đâu tư (thông qua cac chi sô đanh gia cua WEF, WB ) ○○ Thu hut FDI muc tiêu thông qua đam phan • Phat triên nguôn nhân lưc công nghiêp ○○ Găn kêt chăt che giưa doanh nghiêp vơi cơ sơ đao tao ○○ Phat triên cac chương trinh TVET/giao duc ky thuât co tinh thưc tê hơn, phu hơp vơi nhu câu cua doanh nghiêp • Xây dưng năng lưc doanh nghiêp trong nươc ○○ Nâng cao năng suât, tiêu chuân chât lương ○○ Đao tao nâng cao năng lưc kaizen, QCD, quan ly san xuât ○○ Phat triên dich vu hô trơ doanh nghiêp 43
  47. CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI MỚI CỦA VIỆT NAM CÓ Ý NGHĨA GÌ ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP? Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHÌN LẠI HNQT TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP • Tích cực: ○○ Mở rộng thị trường, tăng KNXK và thị phần, liên tục xuất siêu ○○ NK nông sản ít lợi thế đáp ứng nhu cầu nội địa ○○ Cải thiện năng lực cạnh tranh ○○ Tạo việc làm, cải thiện thu nhập, giảm nghèo • Hạn chế: ○○ Lợi ích đem lại thấp hơn nhiều tiềm năng, thấp hơn các ngành khác ○○ SX phụ thuộc vào nguyên liệu NK ○○ Cạnh tranh nông sản yếu, chất lượng và VSATTP thấp ○○ Thu nhập ND và hiệu quả DN thấp • Lý do: ○○ Xuất phát điểm thấp, nhiều rủi ro và đầu tư chưa thỏa đáng ○○ Thiếu chuẩn bị về nội lực, thiếu nghiên cứu KH trước hội nhập ○○ Thiếu hỗ trợ kỹ thuật, pháp lý, tiêu chuẩn chất lượng để thực thi cam kết ○○ Thiếu giải pháp, CS quản lý rủi ro, không kiểm soát được TM biên mậu (Lây lan dịch bệnh, gian lận TM) ○○ Đổi mới thể chế chậm, môi trường đầu tư chưa thuận lợi TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI NÔNG SẢN GIỮA VIỆT NAM VỚI TPP VÀ EU Liên tục xuất siêu ở các thị trường TPP và EU. Việt Nam có lợi thế tương đối về nông nghiệp. Với thị trường TPP Với thị trường EU Triệu đô Triệu đô Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân Xuất khẩu Nhập khẩu Triệu đô Xuất khẩu Thị trường EU TPP khác Tỉ Đ ô Thị trường EU TPP khác u Ngô Sữ a Bột c á Thịt b ò Thịt g à Thịt lợn Tôm Gạo Bò sống Gà sống Lợn sống Thủy sản Cá tra Cà phê Cao su từ gỗ Phân bón Hạt điềuHạt tiêu Đậu tươn g Thủy sản Thuốc trừ sâ Hàng rau quả Hàng rau quả Gỗ và SP Gỗ nguyên liệu Đồ gỗ chế biến Máy nông nghiệp Sản phẩm từ sữa Nguồn: USDA, UN ComTrade 44
  48. MỨC HỖ TRỢ CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THẤP (2011-2013) n i a y Úc Mỹ Nga Nhật Chi-lê Bra-xin OECD EU27 Na U Nam Ph Việt Nam I-xra-en Mê-xi-cô Thụy Sỹ Niu Di-lâU-crai-na Ca-na-đ Ai-xơ-lenHàn Quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ca-dắc-xtan Trung Quốc In-đô-nê-xi-a Nguồn: OECD 2015 TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU DỰA TRÊN GIÁ THẤP Xếp hạng theo khối Xếp hạng theo giá trí Xếp hạng theo giá lượng xuất khẩu xuất khẩu xuất khẩu Hạt điều 1 1 6 Tiêu đen 1 1 8 Hạt cà phê 2 2 10 Sắn 2 2 6 Gạo 3 4 10 Cao su 4 4 10 Chè 5 7 10 Nguồn: Tính toán từ số liệu FAOSTAT CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP KÉM PHÁT TRIỂN GDP ngành nông nghiệp / GDP nông nghiệp cơ bản, 2011 Ấn Độ Bra-xin Chi-lê Việt Nam Thái Lan Mê-xi-cô Xri-lan-ca Argentina Hàn Quốc Cô-lôm-bi-a Nguồn: Ngân hàng Thế giới 45