Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2010-2018

pdf 9 trang Gia Huy 18/05/2022 2620
Bạn đang xem tài liệu "Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2010-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvon_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_vao_phat_trien_cong_nghiep_o.pdf

Nội dung text: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2010-2018

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2021-0030 Social Sciences, 2021, Volume 66, Issue 2, pp. 104-112 This paper is available online at VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ GIAI ĐOẠN 2010-2018 Lê Mỹ Dung Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) Bắc Bộ bao gồm 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương và Hưng Yên) là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học - công nghệ của cả nước. VKTTĐ Bắc Bộ có nhiều thuận lợi về giao lưu kinh tế và hội nhập quốc tế. Trong giai đoạn 2010 - 2018, vùng đã thực sự trở thành điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hút vốn đầu tư với quy mô ngày càng lớn, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Nhờ có FDI vào công nghiệp mà tốc độ tăng trưởng quy mô giá trị sản xuất (GTSX) cao nhất trong 4 VKTTĐ, làm thay đổi cơ cấu ngành (nổi lên các ngành điện tử - tin học, cơ khí chế tạo ); cơ cấu theo thành phần kinh tế (khu vực FDI đứng đầu 4 VKTTĐ) và cơ cấu theo lãnh thổ (GTSX công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã vượt trên thành phố Hà Nội, đứng đầu toàn VKTTĐ Bắc Bộ). Bài báo tập trung phân tích nguồn vốn FDI vào phát triển công nghiệp và vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở VKTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2010-2018. Từ khóa: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 1. Mở đầu Đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nói riêng là một hoạt động kinh tế đối ngoại có vai trò to lớn trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. FDI trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là một kênh để chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực quản lí, mở rộng thị trường xuất khẩu; tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu ngân sách và góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Giai đoạn 2010 - 2018 (đặc biệt là 2014 - 2018) có thể coi là “giai đoạn vàng” của thu hút FDI nói chung và FDI vào công nghiệp nói riêng của VKTTĐ Bắc Bộ, từ 403 dự án FDI với tổng vốn đăng kí đạt 3,72 tỉ USD năm 2010 (chiếm 32,6% tổng số dự án và 18,7% tổng vốn đăng kí) lên 1.076 dự án FDI và 13,8 tỉ USD (chiếm 34,2% tổng số dự án và 38,0% tổng vốn đăng kí) [7]; khu vực FDI chiếm 63% GTSX công nghiệp, vượt lên VKTTĐ phía Nam (vốn luôn dẫn đầu về tỉ trọng FDI trong GTSX công nghiệp của 4 VKTTĐ), đứng đầu 4 VKTTĐ nhờ khai thác tốt những lợi thế về nguồn tài nguyên, vị trí địa lí, nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện và môi trường đầu tư thuận lợi. GTSX công nghiệp của VKTTĐ Bắc Bộ chiếm 27,4% cả nước và gần 35,0% GTSX của 4 VKTTĐ. Ngày nhận bài: 2/3/2021. Ngày sửa bài: 29/4/2021. Ngày nhận đăng: 10/5/2021. Tác giả liên hệ: Lê Mỹ Dung. Địa chỉ e-mail: dungle128@yahoo.com.vn 104
  2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm Đã có nhiều công trình về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy nhiên Nguyễn Thị Huyền Trang [10] và Nghiêm Văn Long [11] là hai tác giả có những nghiên cứu gần với chủ đề của chúng tôi nhất dù khác hẳn địa bàn và thời gian nghiên cứu. Bài báo của chúng tôi tập trung nghiên cứu thực trạng nguồn vốn FDI vào hoạt động công nghiệp và vai trò của nguồn vốn này đối với phát triển kinh tế - xã hội ở VKTTĐ Bắc Bộ. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Dữ liệu Để nghiên cứu thực trạng nguồn vốn FDI vào hoạt động công nghiệp ở VKTTĐ Bắc Bộ, nhiều dữ liệu các loại đã được sử dụng, bao gồm các dữ liệu từ nguồn của Nhà nước (các nghiên cứu của các Bộ - Ban - Ngành về VKTTĐ Bắc Bộ; các Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê ); các dữ liệu từ nguồn của địa phương (quy hoạch phát triển về kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố trong vùng nói chung và về công nghiệp nói riêng; số liệu thống kê từ Chi cục thông kê các tỉnh, thành phố ) và các dữ liệu từ nguồn khác (các nghiên cứu có liên quan được in ấn thành sách, các bài báo khoa học ). 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả đã ửs dụng các phương pháp nghiên cứu thu thập, xử lí số liệu thứ cấp; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào VKTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2010-2018 VKTTĐ Bắc Bộ được thành lập theo Quyết định số 747/TTg ngày 11/09/1997, bao gồm thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Đến ngày 13/08/2004 theo Quyết định 145/2004/QĐ-TTg, vùng được bổ sung thêm hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh. Năm 2018, vùng có diện tích 15756,4 km2 (chiếm 4,8% diện tích cả nước và 17,3% diện tích của 4 VKTTĐ); dân số trung bình có 16137,3 nghìn người (chiếm 17,0% dân số cả nước và 32,6% dân số 4 VKTTĐ); mật độ dân số là 1024 người/km2 (cao gấp 3,6 lần mật độ dân số cả nước và 1,9 lần mật độ dân số của 4 VKTTĐ) [7]. Quy mô GRDP năm 2018 của VKTTĐ Bắc Bộ đạt 1479,1 nghìn tỉ đồng, chiếm 32,5% GRDP của 4 VKTTĐ và 22,8% cả nước, chỉ đứng sau VKTTĐ phía Nam (52,2% GRDP của 4 VKTTĐ và 36,7% cả nước). VKTTĐ Bắc Bộ là vùng có tốc độ tăng trưởng GRDP (giai đoạn 2010 - 2018) cao nhất 4 VKTTĐ và cao hơn trung bình cả nước (với 8,3%). Bảng 1. FDI vào VKTTĐ Bắc Bộ phân theo số dự án và vốn giai đoạn 2010 - 2018 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2015 2018 1. Số dự án Dự án 403 658 1076 - So với cả nước % 32,6 31,0 34,2 2. Số vốn đăng kí Triệu USD 3718,9 7247,9 13834 - So với cả nước % 18,7 30,0 38,0 - So với 4 VKTTĐ Thứ bậc 2 2 2 3. Số vốn thực hiện Triệu USD 3300 4233,2 7506,3 - So với cả nước % 30,0 23,1 39,3 - So với 4 VKTTĐ Thứ bậc 2 2 1 Nguồn: tính toán từ [6], [7] 105
  3. Lê Mỹ Dung Nhờ khai thác lợi thế về vị trí địa lí; về tài nguyên (than đá, đá vôi, cao lanh ); nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong nước và quốc tế; nguồn lao động dồi dào với tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc chiếm 15,8% lực lượng lao động cả nước (8,58 triệu người), tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo là 34,9% (cao nhất cả nước và 4 VKTTĐ); môi trường đầu tư liên tục được cải thiện nên VKTTĐ Bắc Bộ thực sự trở thành điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút số dự án, vốn đăng kí, vốn thực hiện với quy mô ngày càng lớn, từ năm 2016 đã vượt qua VKTTĐ phía Nam về tổng vốn thực hiện là 7,5 tỉ USD [tính toán từ 6 và 7]. Vốn FDI giai đoạn 2010 - 2018 vào VKTTĐ Bắc Bộ chủ yếu tập trung vào nhóm ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao, các sản phẩm mới có chất lượng và khả năng cạnh tranh. Tỉ trọng FDI vào nhóm ngành công nghiệp của vùng cao nhất so với nhóm ngành nông, lâm, thủy sản và dịch vụ, cao hơn cả 3 VKTTĐ còn lại. 2.2.2. FDI trong nhóm ngành công nghiệp giai đoạn 2010 - 2018 a. Vốn FDI là một nhân tố đầu vào tác động lớn đến quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX công nghiệp theo ngành, thành phần kinh tế và giữa các địa phương trong vùng Bảng 2. GTSX công nghiệp phân theo thành phần kinh tế VKTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2010 - 2018 (giá hiện hành) Tỉnh, thành 2010 2016 2018 phố Nghìn Chia ra % Nghìn Chia ra % Nghìn Chia ra % tỉ FDI Khu tỉ FDI Khu tỉ FDI Khu đồng vực đồng vực đồng vực còn lại còn còn lại lại Toàn vùng 735,8 46,0 54,0 2064,5 63,0 37,0 2659,7 64,0 36,0 Hà Nội 267,7 46,7 53,3 524,0 45,5 54,5 607,3 46,0 54,0 Vĩnh Phúc 81,2 86,2 13,8 164,2 83,3 16,7 200,3 83,0 17,0 Bắc Ninh 110,6 61,9 38,1 732,7 89,2 10,8 1047,0 91,0 9,0 Quảng Ninh 85,1 16,1 83,9 182,3 19,4 80,6 203,9 19,0 81,0 Hải Dương 52,3 46,8 53,2 159,2 58,5 41,5 190,4 59,0 41,0 Hải Phòng 86,5 48,7 51,3 190,4 58,6 41,4 276,6 60,0 40,0 Hưng Yên 52,4 22,7 77,3 114,7 31,3 68,7 134,2 32,0 68,0 Nguồn: tính toán từ [1], [6], [8] Vốn FDI trong hoạt động sản xuất công nghiệp của VKTTĐ Bắc Bộ trong giai đoạn 2010 - 2018, đặc biệt là 2014 - 2016 tăng nhanh, chiếm tỉ trọng cao trong 3 khu vực kinh tế, vượt xa tỉ trọng GTSX công nghiệp của khu vực kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước. Trong đó, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương có tỉ trọng FDI cao nhất. Tỉ trọng của FDI trong GTSX công nghiệp của VKTTĐ Bắc Bộ từ sau năm 2015 cao hơn mức trung bình của cả nước (55,0% năm 2018) và dẫn đầu 4 VKTTĐ. Các dự án FDI vào công nghiệp ở VKTTĐ Bắc Bộ tăng nhanh về quy mô và tỉ trọng trong GTSX công nghiệp toàn vùng, năm 2010 FDI chiếm 46,0% GTSX công nghiệp (đứng sau VKTTĐ phía Nam với 53,9%); năm 2016 chỉ số này tăng thêm 17 điểm % lên 63,0% (vượt trên VKTTĐ phía Nam với 56,0%); đến năm 2018 tỉ trọng FDI tăng nhẹ lên 64,0% [6], [8]. FDI vào sản xuất công nghiệp không chỉ làm thay đổi nhanh chóng quy mô GTSX công nghiệp mà còn làm thay đổi cơ cấu GTSX công nghiệp theo ngành (cấp 2). Vốn FDI tập trung chủ yếu vào các 106
  4. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm ngành điện tử - tin học (với tổ hợp Samsung ở Bắc Ninh, tổ hợp LG ở Hải Phòng và Hưng Yên, Panasonic ở Hà Nội ); cơ khí (tổ hợp Honda ở Vĩnh Phúc, Ford ở Hải Dương) Hình 1. GTSX công nghiệp và cơ cấu GTSX công nghiệp ở VKTTĐ Bắc Bộ phân theo ngành cấp 2 (giá hiện hành, nghìn tỉ đồng, %) Nguồn: tính toán từ [6], [8] FDI vào công nghiệp ở VKTTĐ Bắc Bộ có tác động lớn đến cơ cấu công nghiệp theo ngành. Tỉ trọng các ngành công nghiệp điện tử - tin học, cơ khí (lắp ráp ô tô, xe máy, cơ khí chính xác, đóng mới tàu biển ), sản xuất thép luôn cao, trong đó cao nhất và thay đổi nhanh nhất là công nghiệp điện tử - tin học, tăng 22,3 điểm phần trăm trong giai đoạn 2010 - 2018 (từ 12,7% lên 35,0%), gắn với FDI của tập đoàn Samsung ở Bắc Ninh; LG Electronic ở Hải Phòng, Hưng Yên; Canon của Nhật Bản ở Hà Nội. Ngành cơ khí chế tạo tuy có giảm tỉ trọng toàn ngành (nhất là các ngành cơ khí truyền thống), song tỉ trọng của cơ khí lắp ráp ô tô, xe máy; đóng mới và sửa chữa tàu thuyền tăng nhanh do FDI của tập đoàn Honda, Toyota, Nipro Pharma (Nhật Bản), Ford Các dự án FDI trong các ngành công nghiệp sản xuất theo mô hình nhập nguyên liệu - gia công - lắp ráp - đóng gói - tiêu thụ trong nước và xuất khẩu với dây chuyền công nghệ hiện đại, mang lại giá trị gia tăng, giá trị xuất khẩu cao. b. Vốn FDI vào hoạt động công nghiệp ở VKTTĐ Bắc Bộ tập trung chủ yếu tại các khu công nghiệp Bảng 3. Tình hình hoạt động các KCN có vốn FDI tại VKTTĐ Bắc Bộ tại thời điểm 2018 Chỉ tiêu Số Số Tổng Tổng Số Tổng GTSX Giá trị lượng KCN số vốn dự án vốn (triệu xuất KCN đang dự đăng kí đang thực USD) khẩu hoạt án (triệu hoạt hiện (triệu động USD) động (triệu USD) USD) Cả nước 326 250 8000 145000 6400 87000 182900 126300 4 VKTTĐ 233 160 6907 104029 5416 67579,5 146320 101000 VKTTĐ Bắc Bộ 65 39 1916 33634,2 1600 24740,8 42796 36727 % so với cả nước 19,9 15,6 24,0 23,2 25,0 28,4 23,4 29,1 % so với 4 VKTTĐ 27,9 24,4 27,7 32,3 29,6 36,6 29,2 36,3 Nguồn: tính toán từ [6], [9] 107
  5. Lê Mỹ Dung Chính sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp (KCN) trong vùng đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GTSX công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương và cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Như vậy, dòng vốn FDI vào các KCN trong VKTTĐ Bắc Bộ có tác động nhiều mặt tới tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn vùng, nhích gần khoảng cách với VKTTĐ phía Nam về tỉ trọng GTSX, về quy mô FDI và vượt lên vùng này về tỉ trọng FDI trong các khu vực kinh tế. Với tổng số 65 KCN (chiếm 19,9% tổng số KCN cả nước và 27,9% số KCN của 4 VKTTĐ), trong đó có 39 KCN đang hoạt động có hiệu quả với 1600 dự án (chiếm 25,0% số dự án đang hoạt động của cả nước và 29,6% dự án đang hoạt động của 4 VKTTĐ); tổng vốn thực hiện 24,7 tỉ USD (chiếm 28,4% tổng vốn thực hiện trong các KCN cả nước và 36,6% của 4 VKTTĐ), đóng góp 23,4% GTSX của khu vực FDI trong các KCN và 29,2% trong 4 VKTTĐ. Dòng vốn FDI đầu tư trong các KCN của vùng mang lại 29,1% trị giá kim ngạch xuất khẩu công nghiệp của cả nước và 36,3% giá trị xuất khẩu của 4 VKTTĐ. Nguồn vốn FDI tại các KCN là nòng cốt quyết định sự phát triển công nghiệp của vùng. Những tỉnh, thành phố có số lượng KCN nhiều nhất là Bắc Ninh, Hà Nội (cùng 13 KCN); Vĩnh Phúc, Hải Dương (cùng có 10 KCN). Các tỉnh, thành phố còn lại là Quảng Ninh (8 KCN), Hưng Yên (4 KCN) và Hải Phòng (4 KCN). c. Dòng vốn FDI vào hoạt động công nghiệp trong VKTTĐ Bắc Bộ có sự khác nhau rất rõ giữa các địa phương, làm thay đổi thứ hạng về quy mô GTSX công nghiệp không chỉ trong nội bộ vùng mà trong tốp 15 tỉnh, thành phố cả nước. - Trong nội bộ VKTTĐ Bắc Bộ, tỉnh Bắc Ninh có sự thăng tiến nhanh về thứ hạng, từ thứ 6 (áp chót) năm 2005 lên thứ 2 năm 2010 và trở thành tỉnh dẫn đầu toàn vùng từ năm 2016 đến nay nhờ dòng vốn FDI từ tổ hợp Samsung (chiếm 91,0%) GTSX toàn tỉnh. Tỉnh Hải Dương tăng 1 bậc (từ 7 lên 6). Tỉnh Quảng Ninh có thứ hạng không đổi do ít chịu ảnh hưởng của FDI, chủ yếu là khu vực kinh tế Nhà nước (chiếm 68,5% GTSX công nghiệp gắn với công nghiệp khai thác than). Các tỉnh, thành phố còn lại đều tụt hạng, như thành phố Hà Nội (tụt 1 bậc từ thứ 1 xuống thứ 2), Hải Phòng (từ thứ 2 xuống thứ 3), Vĩnh Phúc và Hưng Yên (tụt 2 bậc, Vĩnh Phúc từ thứ 3 xuống thứ 5, Hưng Yên từ thứ 5 xuống thứ 7). - So với thứ hạng trong tốp 15 tỉnh, thành phố có GTSX công nghiệp đứng đầu, tác động của FDI đến sự thay đổi càng rõ nét. Hình 2. Thứ hạng theo GTSX công nghiệp (giá thực tế) của các tỉnh, thành phố trong tốp 15 cả nước, giai đoạn 2005 - 2018 Nguồn: tính toán từ [1], [8] 108
  6. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm Sự thay đổi thứ hạng về quy mô GTSX công nghiệp trong 15 địa phương tốp đầu về GTSX công nghiệp cả nước chịu ảnh hưởng lớn từ dòng vốn FDI vào các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, mang về giá trị xuất khẩu lớn. Tỉnh Bắc Ninh với tỉ trọng FDI trong GTSX công nghiệp toàn tỉnh cao nhất (91,0%, trên 950,0 tỉ đồng) có sự thăng tiến về thứ bậc nhiều nhất, từ thứ 13 năm 2005 lên thứ 6 năm 2010 và thứ 1 năm 2018 (tăng 12 bậc) và cùng là tỉnh có GTSX công nghiệp khu vực FDI lớn nhất cả nước. Hà Nội và Hải Dương tụt 2 bậc; Hải Phòng, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc tụt 3 bậc cũng do quy mô và tỉ trọng FDI trong GTSX công nghiệp thua các tỉnh Thái Nguyên, Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu 2.2.3. Tác động của FDI trong công nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại VKTTĐ Bắc Bộ FDI nói chung và FDI vào hoạt động sản xuất công nghiệp nói riêng trở thành nguồn lực bên ngoài quan trọng trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Không có một quốc gia nào, đặc biệt là ở nhóm nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) lại không cần đến FDI và đều coi là nguồn lực quốc tế quan trọng cần tranh thủ, thu hút để từng bước hòa nhập vào nền kinh tế quốc tế, giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội đặt ra. a. Đóng góp vào quy mô GRDP, tốc độ tăng trưởng GRDP của vùng - Giai đoạn 2010 - 2018, quy mô GRDP của VKTTĐ Bắc Bộ so với cả nước luôn ở mức trên 22,0% (22,5% năm 2010 và 22,8% năm 2018); còn so với GRDP của 4 VKTTĐ, quy mô GRDP của vùng đã tăng 1,5 điểm phần trăm (31,0% năm 2010 và 32,5% năm 2018), mức tăng quy mô lớn nhất trong 4 VKTTĐ. GRDP của VKTTĐ Bắc Bộ tăng từ 557,6 nghìn tỉ đồng (giá hiện hành) năm 2010 lên 1479,1 nghìn tỉ đồng năm 2018 là do sự đóng góp của FDI vào ngành công nghiệp. Quy mô GRDP của 6/7 tỉnh của VKTTĐ Bắc Bộ đã ở tốp 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước, trong đó thành phố Hà Nội luôn đứng thứ 2/63 tỉnh, thành phố; Hải Phòng luôn ở vị trí thứ 5/63 tỉnh, thành phố; đặc biệt là tỉnh Bắc Ninh nhờ có dòng vốn FDI đứng đầu cả nước mà quy mô GRDP từ vị trí thứ 14/63 tỉnh, thành phố năm 2010 vươn lên thứ 6/63 tỉnh, thành phố năm 2018 (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương và Hải Phòng). - Tốc độ tăng trưởng GRDP của VKTTĐ Bắc Bộ luôn duy trì ở vị trí số 1 trong 4 VKTTĐ (9,4% năm 2010 và 8,3% năm 2018), cao hơn mức trung bình cả nước (tương ứng là 6,42% và 7,08%). GRDP/người trong cùng giai đoạn tăng nhanh và cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, từ 38,3 triệu đồng năm 2010 (gấp 1,5 lần trung bình cả nước) lên 91,7 triệu đồng (gấp 1,6 lần trung bình cả nước) (tương đương 1965 USD và 4057 USD). 5/7 tỉnh của vùng ở trong tốp 10 tỉnh, thành phố có GRDP/người cao nhất cả nước, trong đó tỉnh Bắc Ninh đứng thứ 2, sau Thành phố Hồ Chí Minh (150 triệu đồng/người) [7], [8]. - Theo quan điểm địa lí kinh tế mới, để phản ánh quy mô, hiệu quả hoạt động kinh tế và độ hấp dẫn kinh tế của các vùng lãnh thổ, các địa phương, người ta sử dụng chỉ tiêu mật độ kinh tế (được tính bằng GRDP vùng chia cho diện tích tự nhiên tương ứng, đơn vị tính là tỉ đồng/km2) [6]. Mật độ kinh tế của VKTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2010 - 2018 luôn đứng đầu 4 VKTTĐ và cao hơn mức trung bình cả nước. Năm 2010, mật độ kinh tế của VKTTĐ Bắc Bộ là 37,56 tỉ đồng/km2 (gấp 5 lần mật độ kinh tế cả nước, 1,9 lần mật độ kinh tế của 4 VKTTĐ và 1,2 lần mật độ kinh tế VKTTĐ phía Nam); đến năm 2018 tăng lên 93,9 tỉ đồng/km2 (gấp 5,6 lần cả nước, 1,9 lần 4 VKTTĐ và 1,2 lần VKTTĐ phía Nam). Mật độ kinh tế của VKTTĐ Bắc Bộ năm 2018 (93,9 tỉ đồng/km2) cao nhất 4 vùng, cao hơn cả VKTTĐ phía Nam (77,8 tỉ đồng/km2), cao gấp 7 lần VKTTĐ miền Trung và 4,8 lần VKTTĐ Đồng bằng sông Cửu Long, chứng tỏ mức độ hấp dẫn của vùng thông qua lăng kính FDI. b. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu GTSX công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực của cơ cấu kinh tế VKTTĐ Bắc Bộ là dấu hiệu phản ánh tính chất hiệu quả và bền vững vùng. Trong giai đoạn 2010 - 2018, chuyển dịch 109
  7. Lê Mỹ Dung cơ cấu kinh tế của vùng tích cực hơn so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của 4 VKTTĐ và cả nước, tập trung vào nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, tăng 4,7 điểm phần trăm (từ 34,8% lên 39,5%), trong khi cả nước tăng 2,1 điểm phần trăm (từ 32,1% lên 34,2%) và của 4 VKTTĐ tăng 1,6 điểm phần trăm (từ 39,4% lên 41,0%). Điều này là nhờ chính sách đầu tư phát triển vốn FDI trong công nghiệp, mở rộng hoạt động của các KCN trong vùng. - GTSX công nghiệp và cơ cấu GTSX công nghiệp của vùng thay đổi lớn do tác động của khu vực FDI. Sự tăng lên GTSX công nghiệp của VKTTĐ Bắc Bộ trong giai đoạn 2010 - 2018 (từ 735,8 nghìn tỉ đồng, chiếm 24,8% GTSX công nghiệp cả nước và 27,0% GTSX công nghiệp của 4 VKTTĐ lên 2659,7 nghìn tỉ đồng, chiếm tương ứng là 27,4% và 34,5%) liên quan chặt chẽ với sự tăng lên của tỉ trọng FDI trong GTSX công nghiệp toàn vùng (từ 46,0% năm 2010, đứng sau VKTTĐ phía Nam lên 64,0%, vượt lên trên VKTTĐ phía Nam) và với sự chuyển dịch cơ cấu GTSX công nghiệp của các ngành mang lại giá trị gia tăng cao như công nghiệp điện tử - tin học, cơ khí chính xác, lắp ráp ô tô, xe máy; sửa chữa và đóng mới tàu biển c. Tác động của FDI trong giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ và thu nhập cho người lao động Trong giai đoạn 2010 - 2018, nhờ các dự án của FDI vào hoạt động công nghiệp, nhất là các KCN mà các địa phương trong VKTTĐ Bắc Bộ đã thu hút ngày càng nhiều lao động đến làm việc, không chỉ từ khu vực nông thôn trong vùng mà cả các tỉnh xung quanh không nằm trong VKTTĐ Bắc Bộ. Lao động đang làm việc từ 15 tuổi trở lên tăng từ 8122,3 nghìn người năm 2010 (chiếm 33,6% lao động làm việc của 4 VKTTĐ và 16,5% cả nước), trong đó lao động công nghiệp chiếm 30,5% lao động công nghiệp của 4 VKTTĐ và 22,5% cả nước lên 8584,1 nghìn người (tương ứng chiếm 31,7% và 16,5%), trong đó lao động công nghiệp với 2053 nghìn người, chiếm 27,8% lao động công nghiệp của 4 VKTTĐ và 20,1% lao động công nghiệp cả nước [6], [8]. Riêng các dự án FDI tại các KCN của VKTTĐ Bắc Bộ đã tạo việc làm cho 711,4 nghìn lao động (năm 2018), chiếm 28,0% lao động đang làm việc tại 4 VKTTĐ. Tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo là 34,9%, cao nhất cả nước (cao hơn 13 điểm phần trăm) và cao hơn cả VKTTĐ phía Nam (cao hơn 6,9 điểm phần trăm). Nhờ vậy tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm đã giảm và tạo nên những tác động tích cực về mặt xã hội khác. d. Đóng góp vào trị giá kim ngạch xuất khẩu với các sản phẩm công nghiệpó c chất lượng, có giá trị gia tăng cao Dòng vốn FDI tập trung chủ yếu vào các KCN của VKTTĐ không chỉ đóng góp quan trọng vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp mà còn tăng nhanh giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tại thời điểm năm 2018 với 39 KCN đang hoạt động, 1600 dự án đang hoạt động và tổng vốn thực hiện 24,74 tỉ USD (chiếm 24,4% số KCN đang hoạt động, 29,6% số dự án đang hoạt động và 36,6% tổng vốn thực hiện của 4 VKTTĐ) đã tạo ra giá trị xuất khẩu 36,7 tỉ USD, chiếm 36,3% giá trị xuất khẩu của các KCN 4 vùng và 29,1% giá trị xuất khẩu trong các KCN cả nước. Các sản phẩm xuất khẩu gắn với các ngành công nghiệp điện tử - tin học (điện thoại thông minh, máy tính bảng, ti vi ), cơ khí (ô tô lắp ráp, xe máy lắp ráp ). e. Cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, nâng cao thứ hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Chỉ số PCI có tác động hai chiều đến thu hút FDI, một chiều là giúp chính quyền các tỉnh trong VKTTĐ Bắc Bộ thực hiện tốt công tác điều hành kinh tế, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; chiều khác chỉ số PCI là lợi thế để thu hút đầu tư, nhất là khu vực FDI. Theo báo cáo PCI cấp tỉnh năm 2018 [6], 5/7 tỉnh của VKTTĐ Bắc Bộ có chỉ số PCI được đánh giá ở mức khá (Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh) đến tốt (thành phố Hà Nội) và rất tốt (Quảng Ninh), có hai tỉnh (Hải Dương và Hưng Yên) ở mức trung bình (hạng 55 và 58). So với năm 2010, có 5/7 tỉnh có PCI được nâng hạng, cao nhất là Hà Nội (lên 34 bậc, từ thứ 43 lên thứ 110
  8. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm 9), Hải Phòng (lên 32 bậc, từ 48 lên 16), Quảng Ninh (lên 6 bậc, từ 6 lên 1, đứng đầu 63 tỉnh, thành phố), Vĩnh Phúc (lên 2 bậc, từ 15 lên 13) và Hưng Yên (lên 3 bậc, từ 61 lên 58). f. Những hạn chế Sự có mặt và tăng nhanh của khu vực FDI vào hoạt động công nghiệp ở VKTTĐ Bắc Bộ đã khẳng định sự đóng góp và các tác động tích cực của nó vào quy mô GRDP, GTSX công nghiệp, tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ, tăng giá trị xuất khẩu, chỉ số PCI Bên cạnh đó, khu vực FDI cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần phải giải quyết. FDI vào sản xuất công nghiệp chủ yếu thực hiện gia công lắp ráp với trình độ trung bình, chưa đầu tư nhiều vào lĩnh vực sản xuất sử dụng công nghệ cao, chưa xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ tạo ra sự phụ thuộc của sản xuất công nghiệp vào FDI; chưa quan tâm đúng mức đến xử lí ô nhiễm môi trường (66,7% số KCN trong vùng xử lí chất thải rắn và nước đạt tiêu chuẩn quy định [8]). Khu vực FDI chủ yếu đầu tư vào các địa phương sẵn có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ dẫn tới sự chênh lệch khá lớn giữa các tỉnh, thành phố trong vùng về quy mô GRDP, GRDP/người, mật độ kinh tế, GTSX công nghiệp, về chỉ số PCI Mức chênh lệch giữa địa phương cao nhất và thấp nhất năm 2018 về quy mô GRDP là 7,5 lần (Hà Nội và Vĩnh Phúc), về GRDP/người là 2,7 lần (Bắc Ninh và Hưng Yên), về mật độ kinh tế là 8,9 lần (Hà Nội và Quảng Ninh), về GTSX công nghiệp là 7,8 lần (Bắc Ninh và Hưng Yên), về chỉ số PCI là 57 bậc (Quảng Ninh và Hưng Yên) [8]. Luồng di cư lao động từ khu vực nông thôn của các tỉnh, thành phố trong VKTTĐ Bắc Bộ và các tỉnh lân cận ngoài vùng đến các KCN, các khu vực tập trung FDI dẫn tới hệ quả xấu về an sinh, trật tự xã hội và môi trường 3. Kết luận Nhờ khai thác những lợi thế của mình trong phát triển công nghiệp về tài nguyên khoáng sản, số lượng và chất lượng lao động, về vị trí của vùng hạt nhân, động lực kinh tế của miền Bắc, về khả năng giao lưu và hội nhập kinh tế quốc tế, về môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh PCI mà trong giai doạn 2010 - 2018, VKTTĐ Bắc Bộ đứng đầu 4 VKTTĐ và cả nước về thu hút FDI với nhiều dự án, vốn đầu tư thực hiện vào hoạt động công nghiệp. Dòng vốn FDI vào công nghiệp đã mang lại hiệu quả lớn về kinh tế - xã hội và môi trường. Tuy nhiên, FDI cũng gây ra những hạn chế nhất định, cần có những giải pháp đồng bộ, khả thi như tăng cường thu hút vốn đầu tư không chỉ từ FDI mà cả các thành phần kinh tế khác; phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, các đường cao tốc, các trục đường kết nối liên tỉnh, liên vùng; phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống; kết hợp giữa phát triển các ngành công nghiệp hiện đại của khu vực FDI với các ngành công nghiệp truyền thống đặc thù, các ngành công nghiệp phụ trợ có sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước; chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng và trình độ của người lao động TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Công thương, 2019. Báo cáo thực trạng phát triển công nghiệp Việt Nam năm 2018. [2] Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt, 2006. Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. [3] Vũ Thị Ngọc Phùng (chủ biên), 2005. Giáo trình Kinh tế phát triển. Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. [4] Vũ Trường Sơn, 1997. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Nxb Thống kê, Hà Nội. 111
  9. Lê Mỹ Dung [5] Nguyễn Văn Trình (chủ biên), 2006. Kinh tế đối ngoại Việt Nam. Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. [6] Tổng cục thống kê, 2019. Tăng trưởng các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2011 - 2017. Nxb Thống kê, Hà Nội. [7] Tổng cục thống kê, 2011 - 2019. Niên giám thống kê 2010 - 2018. Nxb Thống kê, Hà Nội. [8] Tổng cục thống kê, 2011 - 2019. Niên giám thống kê các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 2010 - 2018. Nxb Thống kê, Hà Nội. [9] Vụ quản lí các khu kinh tế, KCN, 2019. Tình hình hoạt động các khu công nghiệp ở Việt Nam, Hà Nội. [10] Nguyễn Thị Huyền Trang, 2015. “Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Bắc Ninh giai đoạn 2000-2012”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, No 3 (2015), tr.154-159. [11] Nghiêm Văn Long, 2020. “Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2018”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, No 5 (2020), tr. 108-116. ABSTRACT Foreign direct investment in industrial development in the Northern key economic region in the period 2010 - 2018 Le My Dung Faculty of Geography, Hanoi National University of Education The Northern key economic region, which includes Hanoi, Vinh Phuc, Bac Ninh, Quang Ninh, Hai Duong and Hung Yen, is the main centers of Vietnamese politics, economics, culture and science and technology. This region has many advantages in terms of economic exchange and international integration. In the period of 2010 - 2018, the region has really become a reliable destination for domestic and foreign investors, attracting increasing investment capital, especially foreign direct investment (FDI) in the manufacturing industries. Thanks to FDI in industry, the growth rate of gross output is the highest among 4 key economic regions; changing industrial structure (emerging electronics, informatics, manufacture mechanics ); ownership structure (the FDI sector ranks first with 4 key economic regions) and territorial structure (industrial production value of Bac Ninh province has surpassed that of Hanoi city, leading the whole Northern key economic region). The paper focuses on analyzing FDI in industrial development and its role in socio-economic development of the Northern key economic region in the period of 2010-2018. Keywords: foreign direct investment (FDI), industry, socio-economy, the Northern key economic region. 112