Vốn FDI có vai trò quan trọng đối với tăng năng suất lao động trong nước

pdf 5 trang Gia Huy 18/05/2022 1910
Bạn đang xem tài liệu "Vốn FDI có vai trò quan trọng đối với tăng năng suất lao động trong nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvon_fdi_co_vai_tro_quan_trong_doi_voi_tang_nang_suat_lao_don.pdf

Nội dung text: Vốn FDI có vai trò quan trọng đối với tăng năng suất lao động trong nước

  1. VỐN FDI CĨ VAI TRỊ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG NƢỚC ThS. Phạm Thị Thu Hà Tĩm tắt: Thời gian qua, năng suất lao động của Việt Nam đã cải thiện đáng kể nhưng trước mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 7 – 8%/năm từ nay đến năm 2020 mà Chính phủ đã đề ra, Việt Nam cần nâng mức tăng năng suất lao động của tồn bộ nền kinh tế lên hơn 1,5 lần, từ mức 4,7%/năm hiện nay lên 6,4%/năm. Nguồn vốn FDI được coi là một trong những giải pháp gĩp phần tăng năng suất lao động. Bài viết đi sâu phân tích ảnh hưởng vốn FDI gia tăng năng suất lao động. Từ khĩa: Vốn FDI, năng suất lao động, cơng nghiệp cao, nơng nghiệp I. NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho biết, mặc dù duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối cao, nhưng năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở mức thấp khi so sánh với năng suất lao động bình quân của các nhĩm quốc gia phân chia theo thu nhập. Năm 2017, năng suất lao động của Việt Nam là 4,7% gấp 2 lần năng suất lao động trung bình của nhĩm nước thu nhập thấp, bằng hơn 50% nhĩm nước thu nhập trung bình thấp và bằng 18,3% nhĩm các nước thu nhập trung bình cao. Năng suất lao động của Việt Nam thấp thứ hai, chỉ cao hơn Campuchia ở các nhĩm ngành nơng nghiệp, điện, nước, khí đốt, bán buơn, bán lẻ, sửa chữa. Trong đĩ ngành nơng lâm và thủy sản vẫn nằm trong số các ngành cĩ mức năng suất lao động thấp nhất nền kinh tế. Ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo cĩ năng suất lao động chưa cao. Cịn các ngành kinh tế vẫn duy trì năng suất lao động ở mức cao là ngành khai khống, sản xuất và phân phối điện, khí, nước nĩng, hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm, hoạt động kinh doanh bất động sản, cung cấp nước. Cần chú ý ngành cơng nghiệp khai khống và cơng nghiệp chế biến là nơi cĩ năng suất lao động cao nhất từ trước đến nay vẫn là những lĩnh vực tập trung vốn đầu tư nước ngồi (FDI). Năng suất lao động của khu vực FDI thường cao hơn nhiều so với lao động trong khu vực Nhà nước, gĩp phần đẩy năng suất lao động của Việt Nam nĩi chung tăng lên. Thêm nữa, sự hiện diện của khu vực FDI cịn giúp tạo ra áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, buộc các doanh nghiệp nội địa phải đổi mới để từ đĩ cải thiện năng suất. Đây chính là tác động tích cực vốn FDI gĩp phần tăng năng suất lao động nĩi chung. II. ẢNH HƢỞNG VỐN FDI ĐẾN TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Nguồn vốn FDI giữ vai trị quan trọng trong việc trực tiếp đĩng gĩp vào tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam. Số liệu giai đoạn 2006 - 2016, kết quả tính tốn cho thấy, FDI đĩng gĩp đứng thứ 2 (29%) vào tăng trưởng năng suất lao động bình quân hàng năm 92
  2. của khu vực FDI. Nguyên nhân là do sự khác biệt về lĩnh vực đầu tư, khu vực FDI tập trung chủ yếu trong lĩnh vực cơng nghiệp chế biến, khai khống và những ngành cĩ năng suất lao động cao trong khi khu vực nội địa lao động vẫn chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nơng nghiệp, ngành cĩ cĩ năng suất lao động tuyệt đối rất thấp. Điều này dẫn tới năng suất lao động bình quân của khu vực FDI cao. Tăng năng suất lao động theo thành phần kinh tế Nhà nước Ngồi Nhà nước FDI 29% 23% 48% Tác động này được thể hiện ở 2 khía cạnh gián tiếp và trực tiếp: FDI tác động trực tiếp đến năng suất lao động thơng qua việc dịch chuyển cơ cấu lao động trong nước từ khu vực cĩ năng suất lao động thấp sang khu vực cĩ năng suất lao động cao hơn. Đồng thời, với lợi thế về cơng nghệ, về thị trường, quản lý, các doanh nghiệp FDI được kỳ vọng sẽ cĩ mức tăng trưởng năng suất lao động cao hơn so với với khu vực trong nước. Điều này được thể hiện qua 2 kênh - Kênh di chuyển lao động: Doanh nghiệp FDI tuyển dụng lao động tại các nước nhận đầu tư và tiến hành đào tạo đội ngũ lao động này. Tác động chỉ xảy ra khi đội ngũ lao động cĩ trình độ này chuyển từ doanh nghiệp FDI sang làm việc tại các doanh nghiệp trong nước hoặc tự thành lập doanh nghiệp và sử dụng những kiến tức này trong quá trình làm việc sau đĩ. Mức độ di chuyển lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như sự phát triển của thị trường lao động, cầu về lao động cĩ trình độ, kỹ năng - Kênh liên kết sản xuất: Xuất hiện khi cĩ sự trao đổi hoặc mua bán nguyên vật liệu hoặc hàng hố trung gian giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước. Loại tác động này cĩ thể sinh ra theo hai chiều. Tác động thuận chiều xuất hiện nếu doanh nghiệp trong nước sử dụng hàng hố trung gian của doanh nghiệp FDI. Tác động ngược chiều cĩ thể xuất hiện khi các doanh nghiệp FDI sử dụng hàng hĩa trung gian do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Việc các doanh nghiệp trong nước cung cấp hàng hố trung gian cho doanh nghiệp FDI sẽ tạo điều 93
  3. kiện cho các doanh nghiệp này mở rộng sản xuất, từ đĩ giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm do tăng quy mơ. Đồng thời, để duy trì, mối quan hệ mua bán ổn định lâu dài, các doanh nghiệp trong nước phải áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng mới trong sản xuất và vì vậy gia tăng cải tiến quản lý và đầu tư cơng nghệ mới Qua liên kết, các doanh nghiệp trong nước ngày càng cĩ khả năng vượt lên chiếm lĩnh thị phần, thậm chí cĩ thể xuất khẩu sản phẩm của mình vào hệ thống các cơng ty đa quốc gia này. Do vậy tác động ngược chiều đã trở thành mục tiêu phấn đấu khơng ngừng của doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển. FDI tác động gián tiếp đến năng suất lao động thơng qua hiệu ứng lan tỏa thơng qua 2 kênh: - Kênh phổ biến và chuyển giao cơng nghệ: Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của các nước nghèo khi nghĩ đến thu hút nguồn vốn FDI. Ngồi việc bổ sung nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế, các doanh nghiệp FDI cịn du nhập cơng nghệ tiên tiến vào nước nhận đầu tư. Điều này gây áp lực về đổi mới cơng nghệ nhằm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Về phía các doanh nghiệp trong nước muốn được áp dụng cơng nghệ tiên tiến hoặc trực tiếp thì phải liên doanh hoặc nhận chuyển giao cơng nghệ từ doanh nghiệp FDI. Vấn đề đặt ra là các điều kiện trong nước cĩ đủ đĩn nhận sự chuyển giao này hay khơng. Mức độ phổ biến và chuyển giao cơng nghệ phụ thuộc rất lớn vào khả năng hấp thụ của các doanh nghiệp trong nước, đồng thời khoảng cách cơng nghệ phù hợp giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư là yếu tố quan trọng để hiệu ứng lan tỏa cĩ thể xảy ra. - Kênh cạnh tranh: Khu vực FDI làm gia tăng áp lực cạnh trạnh buộc các doanh nghiệp nội địa cải tiến. Từ đĩ, khu vực FDI sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa cho khu vực nội địa và gián tiếp cải thiện năng suất lao động chung. Tác động này phụ thuộc vào cấu trúc thị trường và trình độ cơng nghệ của nước nhận đầu tư. Trong nhiều trường hợp tác động của cạnh tranh của FDI rất khốc liệt. Nĩ cĩ thể dẫn đến tình trạng giảm sản lượng, thậm chí ảnh hưởng tới sự tồn tại của doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp bị tác động hoặc phải rời khỏi thị trường hoặc nếu muốn tồn tại phải điều chỉnh nhằm thích nghi với mơi trường. 94
  4. Cĩ thể nĩi FDI giữ vai trị quan trọng trong việc trực tiếp đĩng gĩp vào tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam. Tuy nhiên, đĩng gĩp của khu vực FDI vào tăng trưởng năng suất lao động phần lớn do dịch chuyển lao động từ khu vực năng suất lao động thấp sang khu vực FDI với năng suất lao động cao hơn (chiếm 64%). Trong khi đĩ, đĩng gĩp vào tăng trưởng năng suất lao động thực sự từ khu vực FDI (đã trừ phần đĩng gĩp do dịch chuyển lao động) chiếm tỷ lệ nhỏ hơn rất nhiều (36%). Điều này cĩ nghĩa là Việt Nam đã nhận được tác động tích cực từ FDI, nhưng nhìn chung mức độ tác động tích cực cịn thấp, chủ yếu do khả năng cạnh tranh, học hỏi, nhất là liên kết sản xuất, tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp trong nước cịn yếu. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản hạn chế nhận được tác động lan tỏa từ FDI III. GIẢI PHÁP THU HƯT FDI NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG LÊN 6% Theo dự báo của Chính phủ, giai đoạn 2010-2020, lực lượng lao động Việt Nam sẽ chỉ tăng 0,6%/năm, nghĩa là chỉ bằng gần 1/4 mức tăng 2,8%/năm trong những năm 2000 – 2010. Thị trường lao động đang cĩ xu hướng dần thắt chặt. Giá lao động tại Bangladesh và Campuchia sau khi điều chỉnh tỷ giá hiện nay đều thấp hơn Việt Nam. Rõ ràng, một khi chi phí nhân cơng và giá cả tăng lên thì Việt Nam bắt đầu trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư FDI. Để giữ nhịp tăng trưởng đạt được trong thời gian qua, Việt Nam cần bù đắp sự suy giảm lợi thế cơ cấu dân số vàng bằng cách tăng năng suất của nền kinh tế. Thứ nhất, chính sách thu hút FDI hiện chưa làm tốt vai trị tạo liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước. Do đĩ tới đây cần tập trung tăng năng lực của khu vực doanh nghiệp trong nước, đặc biệt doanh nghiệp tư nhân, để tạo điều kiện và cơ hội cho khu vực trong nước nhận được tác động lan tỏa từ FDI. Một số chuyên gia kiến nghị, để lĩnh vực FDI thực sự hiệu quả thì cần cĩ những chính sách bắt buộc đối với nhà đầu tư nước ngồi khi đầu tư tại Việt Nam, chẳng hạn như yêu cầu họ phải đạt tỷ lệ nội địa hĩa 60%, thay vì cam kết tỷ lệ nội địa hĩa 10% như đa số các nhà đầu tư hiện nay. Cĩ như vậy, FDI mới tạo được sức lan tỏa tới khu vực doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đĩ Việt Nam cần phải nâng cao năng lực doanh nghiệp trong nước thơng qua các dự án phát triển cơng nghiệp phụ trợ, phát triển nhà cung cấp cho cả doanh nghiệp trong và ngồi nước. Bên cạnh đĩ, cần khuyến khích tăng cường cơ chế hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Việc thu hút FDI hiện nay thơng qua nhiều cơng cụ ưu đãi nhưng cần phải gắn chặt với việc tạo dựng mạng lưới cung cấp trong nước Thứ hai, cần chú trọng chất lượng của dịng vốn FDI thu hút thay vì số lượng. Cùng với đĩ, tập trung phát triển cơng nghiệp hỗ trợ và cĩ những hành động cụ thể hơn. Trong đĩ, ưu tiên tiếp cận tín dụng đối với những ngành/lĩnh vực hỗ trợ ưu tiên phát triển. Chính phủ, bộ, ngành tiếp tục tổ chức các cuộc đối thoại, trao đổi giữa các tập đồn FDI lớn và nhằm tìm kiếm đối tác cung cấp đầu. Thứ ba, trình độ lao động thấp của Việt Nam là nhân tố cản trở tác động tích cực của nguồn vốn FDI với năng suất lao động. Ở cấp độ doanh nghiệp, trình độ lao động thấp sẽ hạn chế 95
  5. khả năng tiếp thu và chuyển giao cơng nghệ. Như vậy, nếu thiếu lao động cĩ trình độ đáp ứng ở một mức nào đĩ, việc phổ biến cơng nghệ sẽ khĩ hoặc khơng xảy ra. Do đĩ cần đào tạo nâng cao trình độ, ý thức nguồn lao động. Ngồi trình độ lao động, chênh lệch lớn về cơng nghệ và năng suất lao động cũng đang gây khĩ khăn cho việc di chuyển lao động cĩ chuyên mơn giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Bởi vậy cần thiết phải thu hẹp khoảng cách này. Hơn nữa để tăng hiệu ứng tích cực từ khu vực FDI theo chiều dọc, khu vực nội địa phải tham gia liên kết được với khu vực các doanh nghiệp nước ngồi thơng qua cung ứng đầu vào và ngược lại. IV. KẾT LUẬN Việt Nam được đánh giá đã khá thành cơng trong thu hút FDI và khẳng định FDI cĩ tác động lan tỏa đến năng suất lao động. Tuy nhiên mức độ tác động lan tỏa vẫn cịn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của định hướng thu hút FDI cĩ chọn lọc và hiệu quả. “Mức độ liên kết ngược và liên kết xuơi giữa khu vực FDI với khu vực nội địa cịn thấp ở tất cả các ngành, đặc biệt nhĩm ngành cơng nghệ và kỹ thuật cao. Điều đĩ ngụ ý rằng, khả năng tác động gián tiếp vào năng suất lao động của khu vực FDI thơng qua hiệu ứng tràn về cơng nghệ và kỹ năng lao động là thấp”, đại diện Viện Kinh tế Việt Nam cho hay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiệu quả của FDI và địi hỏi việc thay đổi chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi của Cục đầu tư nước ngồi Bộ Kế hoạch và đầu tư 2. TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2018), Tác động lan tỏa năng suất của đầu tư trực tiếp nước ngồi ở Việt Nam; 3. TS. Lê Văn Hùng (2017), FDI và tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam - Ngụ ý đối với dịng vốn FDI từ EU; 4. Viện Nghiên cứu Tồn cầu McKinsey (2012), Giữ nhịp tăng trưởng bền vững tại Việt Nam: Thách thức về năng suất. 96