Vượt rào cản phi thuế quan trong EVFTA của nông sản Việt Nam

pdf 11 trang Gia Huy 2290
Bạn đang xem tài liệu "Vượt rào cản phi thuế quan trong EVFTA của nông sản Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvuot_rao_can_phi_thue_quan_trong_evfta_cua_nong_san_viet_nam.pdf

Nội dung text: Vượt rào cản phi thuế quan trong EVFTA của nông sản Việt Nam

  1. VƯỢT RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN TRONG EVFTA CỦA NÔNG SẢN VIỆT NAM OVERCOMING NON-TARIFF BARRIERS IN EVFTA OF VIETNAM’S AGRICULTURAL PRODUCTS ThS. Nguyễn Ngọc Dương Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Thị trường EU là một thị trường trọng điểm đối với xuất khẩu của Việt Nam. Trong danh mục các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có rất nhiều nông sản có lợi thế và xuất khẩu mạnh mẽ vào châu Âu. Hiệp đinh thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) được thông qua ngày 12 tháng 2 năm 2020 và dự kiến có hiệu lực trong tháng 7 năm 2020 hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ thì hàng rào phi thuế quan sẽ trở thành vấn đề chính tại thị trường EU, các nước sẽ có xu hướng áp dụng hàng loạt các rào cản phi thuế quan mới, khắt khe hơn nữa đối với các sản phẩm của Việt Nam. Rào cản phi thuế quan lớn nhất ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong thời gian qua cũng như sắp tới liên quan đến việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, chủ yếu là SPS và TBT. Bài viết này sẽ tập trung làm rõ các rào cản phi thuế quan mà doanh nghiệp nông sản Việt Nam sẽ phải đối mặt và đề xuất một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua rào cản khi xuất khẩu vào thị trường EU. Từ khóa: EVFTA, rào cản phi thuế quan, TBT, SPS, xuất khẩu nông sản Abstract The EU market is a key market for Vietnam's exports. In the list of Vietnam's exported products, there are many agricultural products with advantages and strong exports to Europe. The Vietnam-EU Free Trade Agreement (EVFTA), approved on February 12, 2020 and expected to come into effect in July 2020, promises to bring many opportunities for exporters. agricultural products of Vietnam. When tariff barriers are removed, non-tariff barriers will become a major problem in the EU market, countries will tend to apply a series of new, more stringent non-tariff barriers for Vietnamese products. The biggest non-tariff barrier affecting Vietnam's exports to the EU in the past as well as in the near future is related to the use of trade remedies, mainly SPS and TBT. This article will focus on clarifying the non-tariff barriers that Vietnamese agricultural enterprises will face and propose some solutions to help businesses overcome barriers when exporting to the EU market. Keywords: EVFTA, non-tariff barriers, TBT, SPS, agricultural exports 1. Đặt vấn đề Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, đến hết năm 2019, tổng kim ngạch 273
  2. xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Châu ÂU (EU) đạt 56,39 tỷ USD, chiếm gần 11% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 41,48 tỷ USD chiếm 15,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong danh mục các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có rất nhiều nông sản có lợi thế và xuất khẩu mạnh mẽ vào châu Âu ở nhóm hàng thủy sản, cà phê, trái cây và từ lâu EU đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của ngành nông sản Việt Nam. Hiệp đinh thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) được thông qua ngày 12 tháng 2 năm 2020 và dự kiến có hiệu lực trong tháng 7 năm 2020 hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Theo các cam kết đã thỏa thuận, ngay khi hiệp định có hiệu lực, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Tiếp đó sau 07 năm, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu. Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại của Việt Nam, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan (TRQ) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Bên cạnh những cơ hội do hiệp định EVFTA đem lại, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ tại thị trường EU. Trên thực tế, để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước và đảm bảo cân bằng cán cân thương mại, các quốc gia sẽ sử dụng các biện pháp gây cản trở hoạt động xuất khẩu của quốc gia khác vào thị trường của mình. Khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ thì hàng rào phi thuế quan sẽ trở thành vấn đề chính tại thị trường EU, các nước sẽ có xu hướng áp dụng hàng loạt các rào cản phi thuế quan mới, khắt khe hơn nữa đối với các sản phẩm của Việt Nam. Theo kết quả điều của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) tại Việt Nam, có đến 40% doanh nghiệp nông sản gặp vấn đề về các rào cản xuất nhập khẩu trên 1638 ý kiến doanh nghiệp được thu thập. Chính vì vậy, nông sản Việt Nam cần phải có những giải pháp nhằm tăng cường khả năng vượt rào cản, nhất là các rào cản phi thuế quan, vốn đã luôn là trở ngại khó khắc phục trên thị trường này. Bài viết này sẽ tập trung làm rõ các rào cản phi thuế quan mà nông sản Việt Nam sẽ phải đối mặt và đề xuất một số giải pháp tăng cường khả năng vượt qua rào cản khi xuất khẩu vào thị trường EU. 2. Một số cơ sở lý luận về rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế Theo cách hiểu chung nhất thì rào cản thương mại là bất kỳ biện pháp hay hành động nào gây cản trở đối với thương mại quốc tế. Dựa vào cách tiếp cận của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), rào cản thương mại trong thương mại quốc tế theo 2 nhóm lớn là: rào cản thuế quan và phi thuế quan. Rào cản phi thuế quan bao gồm nhiều loại khác nhau, có thể được áp dụng ở biên giới hay nội địa, có thể là biện pháp hành chính hoặc các biện pháp kỹ thuật, có những biện pháp bắt buộc và có những biện pháp tự nguyện Do sự đa dạng của các biện pháp phi thuế quan nên việc phân loại chi tiết theo một tiêu thức thống nhất là rất khó khăn. Một số rào cản phi thuế quan chủ yếu được sử dụng trên thực tế như sau: - Các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế (TBT): TBT là các biện pháp đề cập đến quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và 274
  3. tiêu chuẩn, trừ các biện pháp thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định SPS. Các biện pháp này tồn tại dưới hình thức tiêu chuẩn sản phẩm, quy chuẩn kỹ thuật và thử nghiệm, chứng nhận và các thủ tục khác liên quan đến việc xác định sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Các biện pháp này như những rào cản đối với thương mại và đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành dòng chảy thương mại toàn cầu. Hiện có rất nhiều các quy định và hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng trên thế giới mà các nước cho là phù hợp. Song lại có rất ít tiêu chuẩn quốc tế mà các nước đều công nhận hợp chuẩn. Do còn có sự khác biệt nhau như vậy nên nó đã trở thành rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế. WTO đã phải thống nhất các nguyên tắc chung và được cam kết tại Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại nhưng cách thức mà các nước đang áp dụng thường tạo ra sự phân biệt đối xử hay hạn chế vô lý đối với thương mại. - Các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS): Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), SPS là các biện pháp được áp dụng để bảo vệ cuộc sống của con người hay động vật từ những rủi ro phát sinh từ các chất phụ gia, chất gây ô nhiễm, chất độc hoặc bệnh tật; để bảo vệ động vật hoặc thực vật từ sâu bệnh, dịch bệnh, hoặc sinh vật gây bệnh; để ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại cho một quốc gia do sự xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền của dịch bệnh; và để bảo vệ đa dạng sinh học. SPS bao gồm các biện pháp để bảo vệ sức khỏe thủy sản và động vật hoang dã, cũng như rừng và thực vật hoang dã. Các biện pháp bảo vệ môi trường (ngoài định nghĩa nêu trên) để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc phúc lợi của động vật không thuộc phạm vi điều chỉnh của SPS. Vì định nghĩa của WTO về “mức độ bảo vệ động - thực vật phù hợp” rất chung chung như “mức bảo vệ được xây dựng nên” lại được chính nước đó cho là phù hợp nên các nước phát triển thường đưa ra các mức quá cao khiến cho hàng hoá của các nước đang phát triển khó thâm nhập. Đây là một trong những loại rào cản phổ biến nhất hiện nay và mức độ của nó ngày càng tinh vi. Các biện pháp kỹ thuật khác ngoài lĩnh vực này thuộc sự điều chỉnh của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT). Do đó, các Hiệp đinh SPS và TBT bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau. Bảng 2.1: So sánh giữa SPS và TBT SPS TBT - Yêu cầu biện pháp không được hạn chế thương mại hơn mức cần thiết để đáp ứng một mục tiêu chính đáng (theo từng Hiệp định, xem mục tiêu dưới đây) - Bao gồm các nghĩa vụ cơ bản về không phân biệt đối xử TƯƠNG ĐỒNG - Khuyến khích việc sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế nhằm thúc đẩy hài hoà hóa - Yêu cầu thông báo trước các biện pháp đề xuất và thiết lập các đầu mối thông tin hoặc "điểm hỏi đáp" (yêu cầu minh bạch) - Đối xử đặc biệt và khác biệt cho các thành viên đang phát triển và kém phát triển 275
  4. KHÁC BIỆT Tất cả các biện pháp có mục đích Tất cả quy chuẩn kỹ thuật, tiêu bảo vệ cuộc sống và sức khỏe chuẩn và quy trình đánh giá sự của con người, động vật từ phù hợp áp dụng đối với thương những rủi ro do thực phẩm; bảo mại hàng hoá, nghĩa là tất cả các vệ sức khỏe con người từ các sản phẩm nông nghiệp và công loại bệnh dịch liên quan đến nghiệp. Các biện pháp vệ sinh Về Phạm vi điều động vật hoặc thực vật thực; bảo dịch tễ thuộc phạm vi điều chỉnh chỉnh vệ động vật và thực vật khỏi của Hiệp định SPS không thuộc bệnh dịch hoặc sâu bệnh, hoặc phạm vi điều chỉnh của Hiệp các sinh vật gây bệnh; và bảo vệ định này. lãnh thổ các thành viên khỏi các loại sâu hại Danh mục đầy đủ các mục tiêu: Danh sách không đầy đủ các mục chỉ được áp dụng ở mức cần thiết tiêu chính đáng có thể được áp để bảo vệ cuộc sống, sức khỏe dụng và duy trì để đáp ứng mục con người, động vật hoặc thực tiêu chính đáng, bao gồm việc Về Mục tiêu vật từ những rủi ro liên quan đến bảo vệ sức khỏe hoặc sự an toàn thực phẩm, bệnh dịch hay sâu hại của con người, bảo vệ môi từ động vật hoặc thực vật. trường hoặc ngăn ngừa các hành vi lừa đảo. Thành viên WTO có nghĩa vụ sử Thành viên WTO có nghĩa vụ dụng các tiêu chuẩn quốc tế, trừ xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật khi minh chứng được trên cơ sở của họ trên cơ sở các tiêu chuẩn khoa học cụ thể dựa trên đánh quốc tế, trừ trường hợp các tiêu Về Tiêu chuẩn giá rủi ro. chuẩn quốc tế có liên quan không quốc tế phù hợp hoặc không hiệu quả để đáp ứng một mục tiêu chính đáng. Nguồn: WTO, Báo cáo về TBT - Các quy định về sở hữu trí tuệ và các quy định về xuất xứ hàng hoá. Nếu các quy định về xuất xứ quá chặt chẽ so với hàng sản xuất trong nước để nhằm xác định xem một hàng hoá có phải là hàng nội địa hay không và có sự phân biệt đối xử giữa các thành viên thì quy định về xuất xứ đó vi phạm Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO và đương nhiên trở thành rào cản trong thương mại quốc tế. Ngoài ra, các vấn đề về thương hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, bí mật thương mại cũng có thể trở thành rào cản trong thương mại quốc tế. Chẳng hạn, trên thị trường thế giới đã có nhiều thương hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng của các công ty hay tập đoàn xuyên quốc gia nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới tham gia vào thị trường thế giới sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thâm nhập thị trường thế giới. 276
  5. - Các biện pháp cấm: gồm các biện pháp cấm vận toàn diện, cấm vận từng phần, cấm xuất khẩu hoặc nhập khẩu đối với một số hàng hoá nào đó, cấm phần lớn các doanh nghiệp mà chỉ cho doanh nghiệp được xác định xuất khẩu hoặc nhập khẩu. - Hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu: đó là hạn ngạch về số lượng hoặc trị giá được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Hạn ngạch này có thể do nước nhập khẩu hoặc xuất khẩu tự áp đặt một cách đơn phương nhưng cũng có loại hạn ngạch được áp đặt trên cơ sở tự nguyện của bên thứ hai (hạn ngạch xuất khẩu tự nguyện). - Cấp giấy phép xuất nhập khẩu: Có 2 loại giấy phép là giấy phép về quyền hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và giấy phép xuất nhập khẩu đối với một số loại hàng hoá hoặc phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu nào đó. - Các thủ tục hải quan: thủ tục quá phức tạp, chậm chạp thì sẽ trở thành các rào cản phi thuế quan. - Các quy định về thương mại dịch vụ: quy định về lập công ty, chi nhánh và văn phòng của nước ngoài tại nước sở tại, quy định về xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hàng hoá, quy định về quyền được tiếp cận các dịch vụ công một cách bình đẳng, quy định về thanh toán và kiểm soát ngoại tệ, quy định về quảng cáo và xúc tiến thương mại đều có thể trở thành các rào cản trong thương mại quốc tế nếu các quy định này là không minh bạch và có sự phân biệt đối xử. - Các quy định về đầu tư có liên quan đến thương mại như lĩnh vực không hoặc chưa cho phép đầu tư nước ngoài, tỷ lệ góp vốn tối thiểu hoặc tối đa cho các lĩnh vực hoặc sản phẩm xác định, tỷ lệ xuất khẩu tối thiểu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, quy định bắt buộc về phát triển vùng nguyên liệu - Các quy định chuyên ngành về các điều kiện sản xuất, thử nghiệm, lưu thông và phân phối các sản phẩm được xác định trong các Hiệp định của WTO như: Hiệp định nông nghiệp, Hiệp định thương mại về hàng dệt và may mặc. Hầu hết các nước trong WTO đều có các quy định quốc gia cho một số hàng hoá thuộc diện quản lý theo chuyên ngành, cách thức và biện pháp quản lý của các nước cũng rất khác nhau. - Các quy định về bảo vệ môi trường: gồm các quy định về môi trường bên ngoài lãnh thổ biên giới theo Hiệp ước hoặc công ước quốc tế (Ví dụ Công ước về bảo vệ loài rùa biển và việc cấm nhập khẩu tôm do đánh bắt bằng lưới quét ); các quy định trực tiếp về môi trường trong lãnh thổ quốc gia (quy định về tiêu chuẩn môi trường, bao bì và tái chế bao bì, nhãn mác sinh thái ) và các quy định có liên quan trực tiếp đến môi trường nhưng thuộc mục tiêu bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (dư lượng chất kháng sinh và chất bảo vệ thực vật ) - Các rào cản về văn hoá: Sự khác biệt về văn hoá và cách nhìn nhận, đánh giá về giá trị đạo đức xã hội cũng trở thành một trong các rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế. - Các rào cản địa phương: Ở một số nước, các quy định mang tính địa phương cũng có sự khác biệt so với luật lệ của Chính phủ. Chẳng hạn như quy định về xuất nhập khẩu tiểu ngạch, quy định về phân luồng đường cho các phương tiện vận chuyển hàng hoá, quy định về các khoản phí và phụ thu 277
  6. 3. Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU và những rào cản phi thuế quan chủ yếu phải vượt qua trong EVFTA 3.1. Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU trong những năm gần đây Trong những năm vừa qua, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU có những biến động không ngừng. Giai đoạn trước năm 2006, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU rất hạn chế, phải đến những năm sau 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này mới có những bước tăng trưởng nổi bật. Tuy nhiên, trong hai năm 2009 - 2010, nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giảm đáng kể, từ 1.53 tỷ USD năm 2008 xuống còn 1.36 tỷ USD năm 2010. Sụt giảm xuất khẩu sang EU trong giai đoạn này là do ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 - 2010 khiến nhu cầu tiêu thụ nông sản nhập khẩu nói chung của khu vực EU, trong đó có nhập khẩu từ Việt Nam giảm mạnh (-12,4% năm 2009). Từ năm 2011, xuất khẩu nông sản sang EU dù được phục hồi nhưng tốc độ khá chậm và không ổn định: Từ 41,7% năm 2011 và 12,6% năm 2012, đã giảm xuống mức -5,6% năm 2013 và -6,7% năm 2015. Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam qua các năm từ 2015 đến 2019 Từ năm 2016 đến năm 2018, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU đã có những chuyển biến tích cực do quan hệ thương mại Việt Nam - EU được phát triển nhanh chóng, đặc biệt qua các thỏa thuận, đàm phán về hiệp định thương mại tự do. Giá trị xuất khẩu nông sản sang thị trường EU qua các năm như sau: năm 2016 đạt 3,71 tỷ USD (tăng 12% so với năm 2015); năm 2017 đạt 4,17 tỷ USD (tăng 12,5% so với năm 2016); năm 2018 đạt 3,96 tỷ USD (giảm 5,2% so với năm 2017); năm 2019 đạt 4,01 tỷ USD (tăng 3,2 % so với năm 2018). Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2019 tuy có tăng so với 278
  7. năm 2018 nhưng giá trị chủ yếu từ nhóm hàng lâm sản, trong khi đó giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính giảm 5,2%. Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam trong 3 quý đầu năm 2019 đều có những sự suy giảm đáng kể. Ngoại trừ mặt hàng cao su, kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng khác là gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, rau quả đều có giá trị giảm so với cùng kỳ năm 2018 lần lượt là -9.7%, -21%, -6%, -6%, - 4.6%. Cũng trong khoảng thời gian này, theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng nông sản (bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su) đạt 12,54 tỷ USD, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng giảm 1,07 tỷ USD. Trong đó, thị trường EU (28 nước) là 1,9 tỷ USD, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm 2018. Nguồn: Tổng cục Thống Kê (2019) Có một số nguyên nhân lý giải cho sự giảm sút này như: năm 2019 là điểm chững sau thời gian tăng trưởng nóng liên tục từ năm 2000 đến 2018; ngành nông nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn từ tác động tiêu cực của biến đối khí hậu, dịch bệnh; nhóm hàng nông sản gặp biến động về giá; ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung; các rào cản phi thuế quan ngày càng khắt khe, chặt chẽ hơn của các nước trong EU 3.2. Những rào cản phi thuế quan chủ yếu phải vượt qua trong EVFTA của nông sản Việt Nam Trong EVFTA, nội dung cam kết về hàng rào phi thuế bao gồm các cam kết liên quan đến TBT, SPS và các biện pháp phi thuế quan khác như giấy phép xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan Theo đó, đối với TBT, hai bên thỏa thuận tăng cường thực hiện các quy tắc của Hiệp định TBT của WTO, trong đó Việt Nam cam kết tăng cường sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong ban hành các quy định về TBT của mình. Đối với SPS, Việt Nam và EU đạt được thỏa thuận về một số nguyên tắc về SPS nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương 279
  8. mại đối với các sản phẩm động vật, thực vật trên nền tảng Hiệp định SPS của WTO. Các nước có thể lựa chọn mức độ bảo vệ mong muốn và có quyền áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe và sinh mạng của con người, động thực vật nếu các biện pháp đó không vi phạm các điều khoản của Hiệp định. Thậm chí, EU có thể áp dụng các quy định chặt chẽ hơn so với các tiêu chuẩn quốc tế tương ứng. Quy định SPS của EU nêu rõ, tất cả các sản phẩm có nguồn gốc động vật xuất khẩu sang thị trường này đều bị kiểm tra tại các chốt kiểm soát ở biên giới theo hình thức kiểm tra ngẫu nhiên khoảng 10% số lượng lô hàng. Tuy nhiên, nếu một lô hàng bị phát hiện có vấn đề về SPS thì 10 lô hàng tiếp theo sẽ bị kiểm tra toàn bộ một cách kỹ lưỡng. Với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, nước xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về SPS của EU trong quá trình nuôi trồng sản xuất. Và hàng xuất khẩu sang EU tuy không bị kiểm tra nghiêm ngặt như các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật nhưng cũng sẽ bị kiểm tra ngẫu nhiên bởi các nước thành viên trong quá trình nhập cảnh hoặc sau khi đã bán ra thị trường. EU cũng duy trì một hệ thống cảnh báo nhanh, chỉ cần một lô hàng có vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thì ngay lập tức sẽ được thông báo trong toàn bộ EU và hàng hóa đó không thể tiếp tục lưu hành trong khu vực. Trên thực tế, tiêu chuẩn do EU áp đặt nằm trong số các tiêu chuẩn khắt khe và khó đạt được nhất với chi phí cao nhất trên thế giới. Các quy định nghiêm ngặt về TBT, SPS luôn là thách thức đối với các nước đang phát triển nói chung và với Việt Nam nói riêng. Do đó, rào cản phi thuế quan lớn nhất ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong thời gian qua cũng như sắp tới liên quan đến việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, chủ yếu là SPS và TBT. Theo phân loại năm 2012 của Tổ chức Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) có 175 biện pháp phi thuế quan trên thế giới được áp dụng, trong đó có 58 các biện pháp kỹ thuật (bao gồm cả SPS và TBT), chiếm 1/3. Hiểu một cách đơn thuần là trên thế giới cứ 3 biện pháp phi thuế được áp dụng thì có 1 hàng rào kỹ thuật, TBT hay SPS. SPS và TBT là 2 vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và môi trường luôn khiến các doanh nghiệp Việt Nam quan ngại, dù Việt Nam đã có khá đầy đủ các quy định của pháp luật về vệ sinh và tiêu chuẩn kỹ thuật để bảo vệ sức khỏe người dân, nhưng các tiêu chuẩn này không cao như EU. Hơn nữa, để đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch động thực vật khi tiêu chuẩn của EU cao hơn các tiêu chuẩn của Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất và thương mại phải tốn kém chi phí không nhỏ. Ví dụ như chi phí kiểm nghiệm để chứng minh không có dư lượng thuốc trừ sâu trong các lô hàng xuất khẩu có thể rất cao so với lợi nhuận. Thực tế, Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong việc bị các quốc gia khác sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại liên quan đến chống bán phá giá và TBT, SBS. Trong đó có một số vụ việc hàng hóa Việt Nam bị phán xét, áp thuế bất hợp lý, gặp nhiều vướng mắc và dù đã thực hiện nhiều giải pháp trong đối ngoại nhưng đến nay vẫn chưa hiệu quả, như mặt hàng thủy hải sản bị lệnh cảnh báo “thẻ vàng” của EU. Ngoài ra, một số rào cản khác cũng có thể gây trở ngại cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU như vấn đề về đảm bảo quy tắc xuất xứ, những quy định về lao động và môi trường. EVFTA có quy định chi tiết, đặc biệt là thanh kiểm tra, công nhận tương đương, tương thích với điều kiện khu vực. Việc giải quyết các vấn đề TBT, SPS phải đối mặt với 280
  9. một phạm vi lớn các quy định pháp lý của quốc gia trong kiểm soát nhập khẩu liên quan đến nhiều cơ quan chuyên môn; sự khác biệt về trình độ phát triển; quy định khác biệt về TBT, SPS và thực tiễn áp dụng tại mỗi quốc gia; chủ nghĩa bảo hộ vẫn còn tồn tại. Trong Hiệp định EVFTA, EU cam kết sẽ mở cửa thị trường cho nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam nhưng Việt Nam cũng cần có hợp tác với EU để đảm bảo hàng xuất sang EU đáp ứng được các yêu cầu về TBT, SBS. Trong bối cảnh hiệp định EVFTA có hiệu lực trong thời gian tới, các doanh nghiệp nông sản Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong việc vượt rào cản phi thuế quan như sau: Thứ nhất, về sử dụng lao động: Thực tế việc áp dụng các tiêu chuẩn lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều vấn đề tồn tại. Những tồn tại phổ biến liên quan đến việc người lao động làm thêm quá số giờ quy định; quy định về nghỉ tuần, nghỉ lễ; môi trường làm việc, vệ sinh an toàn lao động; quyền tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ, quyền được hỗ trợ của lao động nữ nơi làm việc và nuôi con nhỏ EVFTA là FTA đầu tiên Việt Nam ký có các điều khoản về lao động và công đoàn. Đây có thể là một rào cản lớn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Thứ hai, về bảo vệ môi trường: Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong vấn đề thực hiện các nghĩa vụ về môi trường trong khuôn khổ các ràng buộc và điều chỉnh thương mại. Đồng thời, nguồn lực dành cho hoạt động bảo vệ môi trường còn hạn chế, ý thức và năng lực của cán bộ quản lý cũng như người dân chưa cao ảnh hưởng đến việc thực thi một cách nghiêm túc các nghĩa vụ liên quan đến môi trường. Thực trạng này đặt ra những thách thức không nhỏ cho Việt Nam do những yêu cầu từ phía EU đối với DN xuất khẩu Việt Nam trong thực hiện các trách nhiệm về bảo vệ môi trường. Thứ ba, về các rào cản kỹ thuật và kiểm dịch động thực vật: Tiêu chuẩn đối với hàng hoá nhập khẩu từ phía EU rất chặt chẽ. Đây là các rào cản chủ yếu mà nông sản Việt Nam đã, đang và sẽ đối mặt trong việc xuất khẩu vào thị trường EU. Đối với mặt hàng nông sản, dù EVFTA có ưu đãi với những quy định SPS linh hoạt nhưng đa số ngành hàng nông sản của nước ta như chè, rau quả vẫn vấp phải những hạn chế do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thiếu tính đồng nhất trong từng lô hàng, công tác thu hoạch bảo quản chưa tốt nên chất lượng còn hạn chế. Chưa kể đến nguy cơ các nước sẽ áp dụng hàng loạt hàng rào kỹ thuật mới, khắt khe hơn nữa. EU vốn là một trong những thị trường đòi hỏi về tiêu chuẩn cao nhất trên thế giới. 4. Một số giải pháp tăng cường khả năng vượt rào cản phi thuế quan trong EVFTA của nông sản Việt Nam thời gian tới Từ thực tiễn các rào cản phi thuế quan chủ yếu mà các doanh nghiệp nông sản Việt Nam gặp phải cũng như các khó khăn khi vượt rào cản để xuất khẩu vào thị trường EU, chúng ta cần triển khai một số giải pháp như sau: Thứ nhất, hoàn thiện thể chế chính sách và nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề lao động, môi trường và sở hữu trí tuệ. Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý để đáp ứng những điều kiện về lao động, môi trường và sở hữu trí tuệ phù hợp với chuẩn mực quốc tế nói chung cũng như EVFTA nói riêng. Đồng thời, cần quy định các chế tài đủ mạnh đối với các hành vi vi phạm; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên 281
  10. truyền, giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng về các vấn đề môi trường, lao động và sở hữu trí tuệ; tăng cường đầu tư công nghệ xử lý chất thải, khí thải, đảm bảo các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường theo cam kết trong EVFTA; tăng cường giáo dục ý thức của DN về tầm quan trọng của việc chuyển sang sử dụng công nghệ sạch, đầu tư công nghệ xử lý môi trường và ý thức trong việc sử dụng đúng tiêu chuẩn các dư lượng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp Thứ hai, cần xây dựng một hệ thống đối phó với TBT của nước ngoài trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác. Ví dụ như ở Hàn Quốc, quốc gia này đã áp dụng một hệ thống đối phó với hàng rào kỹ thuật của nước ngoài rất hiệu quả thông qua việc xây dựng Liên minh TBT (TBT Consortium) gồm 27 các hiệp hội, viện nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu, xúc tiến đầu tư và thương mại. Tại Việt Nam, căn cứ pháp lý để xây dựng hệ thống này là Quyết định số 46/2017/QĐ-TTg ngày 24/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Mạng lưới các cơ quan thông báo và hỏi đáp và Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Trung tâm của hệ thống này phải là Ban liên ngành TBT. Ngoài những thành phần Ban liên ngành TBT nêu trong Quyết định số 46/2017/QĐ-TTg, cần xem xét bổ sung thêm các hiệp hội chuyên ngành; các viện, trung tâm thử nghiệm, nghiên cứu chuyên ngành để việc đánh giá được thực chất và định lượng và các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để phát hiện kịp thời các quy định kỹ thuật của các nước cản trở thương mại của Việt Nam song không được thông báo cho WTO. Thứ ba, cần chủ động ký kết các thỏa thuận công nhận chung và thỏa thuận tương đương trong từng trường hợp cụ thể với EU. Dù rằng việc đạt được các thỏa thuận về các công cụ để thuận lợi hóa thương mại là rất phức tạp, đây vẫn là mục tiêu rõ ràng nhất của các FTA, vì vậy đây phải là vấn đề được ưu tiên trong các đàm phán FTA. Việc đạt được các thỏa thuận như vậy, đặc biệt trong những lĩnh vực mà hàng xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội tiếp cận thực sự hoặc tiềm năng vào thị trường EU sẽ mang lại cho các nhà sản xuất, xuất khẩu và kinh doanh Việt Nam những lợi thế so sánh lớn và điều kiện ưu tiên tiếp cận thị trường, những lợi thế có thể tương đương hoặc thậm chí lớn hơn những nhượng bộ thuế quan trong FTA. Thứ tư, các doanh nghiệp cần phát triển năng lực công nghệ và quản lý chất lượng nhằm đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn. Theo đó, cần phải thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài ngành chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả; thu hút các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; khai thác lợi thế trong các cam kết đầu tư từ EVFTA nhằm tăng cường hợp tác công nghệ để tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp; tăng cường đầu tư công nghệ phục vụ công tác kiểm tra, quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác. Bên cạnh đó, cần phải triển khai các giải pháp tăng cường đào tạo năng lực, hiểu biết về pháp luật cho doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để tìm hiểu và mở rộng các cơ hội tiếp cận thị trường EU cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam. 282
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Thị Huyền Anh (2017), Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí công thương số 9 tháng 8/2017. 2. Nguyễn Đình Cung, Trần Toàn Thắng (2017), Hiệp định Thương mại tự do Vietnam - EU: Tác động thể chế và điều chỉnh chính sách ở Việt Nam, Ciem. 3. Anne Chetaille, Võ Trí Thành, Nguyễn Văn Tài (2011), Đưa các điều khoản môi trường vào Hiệp định thương mại tự do dự kiến giữa EU - Việt Nam: Các vấn đề và viễn cảnh, Mutrap. 4. Đinh Văn Thành (2006), Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản trong thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội 5. Hiệp định EVFTA và các tóm tắt từng chương (2017), Trung tâm WTO 6. Các website 020-T01T-5X(VN-SB).pdf 283