Xây dựng cổng thông tin xuất khẩu - Giải pháp hỗ trợ xuất khẩu nông sản cho tỉnh Cao Bằng

pdf 13 trang Gia Huy 2890
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng cổng thông tin xuất khẩu - Giải pháp hỗ trợ xuất khẩu nông sản cho tỉnh Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfxay_dung_cong_thong_tin_xuat_khau_giai_phap_ho_tro_xuat_khau.pdf

Nội dung text: Xây dựng cổng thông tin xuất khẩu - Giải pháp hỗ trợ xuất khẩu nông sản cho tỉnh Cao Bằng

  1. XÂY DỰNG CỔNG THÔNG TIN XUẤT KHẨU - GIẢI PHÁP HỖ TRỢ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHO TỈNH CAO BẰNG 建立农产品出口相关信息窗户—高平省农产品出口扶持有效措施 PGS,TS Nguyễn Văn Minh Trường Đại học Thương mại 商业大学博士.副教授 阮文明 Tóm tắt Cao Bằng là một trong bảy tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc. Với sáu cửa khẩu, với hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại ngày càng được cải thiện, với lợi thế về thị trường tiêu thụ từ phía nước bạn Trung Quốc, Cao Bằng có nhiều tiềm năng biến địa phương mình thành một trong các trung tâm xuất khẩu hàng nông sản từ các tỉnh của Việt Nam sang Trung Quốc. Xây dựng cổng thông tin xuất khẩu là một giải pháp hỗ trợ hữu hiệu cho mục tiêu này. Cao Bang is one of the seven northern border provinces of Vietnam bordering China. With sixborder gate to China, with transport and commercial infrastructure increasingly improved, with the advantages derived from the large Chinese consumer market, Cao Bang has many potential to make itself into a center for the export of agricultural products from the provinces of Vietnam to China. Developing an export-soupport portal is an effective solution to achieve this goal. Từ khóa (key words): cổng thông tin (portal), cổng thông tin xuất khẩu (export- soupport portal; export portal), xuất khẩu (export), hàng nông sản (agricultural product). 摘要 高平省是七个与中国接壤的越南北部边界省区之一。以交通设施、经贸设施日 益得以改善的六个口岸,以及中国销售市场的优势,高平省具备使自己发展成为越南 农产品向中国出口的中心的潜能。出口信息门户网站的开张是有助于实现此目标的有 效措施。 关键词:信息门户网站,出口信息门户网站,出口,农产品 1. Đặt vấn đề Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng trong sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản. Hàng nông sản hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm sản phẩm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Trong những năm gần đây, xuất khẩu hàng nông sản có xu hướng tăng trưởng, nhưng không ổn định, giao động khá nhiều qua các năm. 650
  2. Bảng 1: Doanh thu hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam 10 tháng đầu Năm 2011 2012 2013 2014 năm 2015 % so Giá Giá % so Giá % so Giá % so Giá với trị trị với trị với trị với trị cùng kỳ Doanh năm năm năm (Tỷ (Tỷ (Tỷ (Tỷ (Tỷ năm thu trước trước trước USD) USD) USD) USD) USD) trước 25,1 27,57 109,7 27,76 100,7 30,54 110,0 24,61 93,9 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo cáo thống kê Trong tổng giá trị xuất khẩu hàng nông sản 30,54 tỷ USD năm 2014, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là 5,6 tỷ, chiếm 18,33%. Trong cán cân thương mại, sau một thời gian dài liên tục nhập siêu, bắt đầu từ năm 2012, Việt Nam đã trở nên xuất siêu. Tuy nhiên, trong quan hệ xuất nhập khẩu với Trung Quốc, nhập siêu của Việt Nam ngày càng tăng cao cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối. Hình 1: Tình hình xuất nhập khẩu và nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2010-2014 Đơn vị tính: Tỷ USD Nguồn: 1416590986.htm Trong cơ cấu sản phẩm, Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều mặt hàng nông sản, đặc biệt là các sản phẩm rau hoa quả nhiệt đới và thủy sản nuôi trồng. Trung Quốc là một thị trường lớn, tương đối dễ tính về mặt yêu cầu chất lượng sản phẩm so với nhiều thị trường khác như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật, Úc Do vậy, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc, một mặt, tạo đầu ra, động lực quan trọng cho phát triển các ngành nông - lâm - ngư nghiệp của đất nước, mặt khác, góp phần làm giảm 651
  3. thâm hụt cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc và các tác động không mong muốn xuất phát từ thâm hụt cán cân thương mại. Cao Bằng có hơn 300 km đường biên giới với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), có 2 cửa khẩu chính là Tà Lùng và Trà Lĩnh, 4 cửa phụ: Sóc Giang, Hạ Lang, Lý Vạn, Pò Peo, ngoài ra còn có các cặp chợ biên giới, điểm thông quan, lối mở biên giới và hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại dọc tuyến biên giới Trong những năm qua, hợp tác thương mại biên giới giữa tỉnh Cao Bằng với Trung Quốc (đặc biệt là tỉnh Quảng Tây) đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, so với các tỉnh có biên giới với Trung Quốc, về kim ngạch xuất nhập khẩu, Cao Bằng tương đương với Hà Giang, Lai Châu + Điện Biên, nhưng kém xa Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai. Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu/nhập khẩu của 7 tỉnh biên giới phía Bắc năm 2014 ĐVT: Triệu USD Quảng Lạng Cao Hà Lào Điện Biên Ninh Sơn Bằng Giang Cai + Lai Châu Xuất khẩu 2.964 663 53 49,5 837 121 Nhập khẩu 3.818 1446 74 83,2 729 21 Nguồn: luan/Một số vấn đề về xuất nhập khẩu của Hà Giang và chính sách quản lý nhà nước về hải quan Trong xuất khẩu hàng hóa nông sản, đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm tươi sống như rau quả, thịt và thủy sản, Cao Bằng, so sánh với Lạng Sơn và Quảng Ninh, có những bất lợi thế, trong đó nổi bật là bất lợi thế về giao thông: khoảng cách Hà Nội - cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng) là 304 km, so với Hà Nội - cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) là 158 km. Khoảng cách Hà Nội - Cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh (300 km), tuy dài, nhưng có giao thông đường thủy hỗ trợ. Quảng Ninh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thuận lợi hơn trong việc tổ chức vận tải hai chiều. Lợi thế của Cao Bằng nằm ở yếu tố thị trường và các hoạt động hợp tác kinh tế biên mậu của tỉnh với Thành phố Bách Sắc (Quảng Tây, Trung Quốc). Trên góc độ thị trường, Quảng Tây giữ vị trí quan trọng trong chiến lược “rau miền Nam vận chuyển lên miền Bắc” và “vườn rau sau nhà” của khu vực Hồng Kông, Quảng Đông; Bách Sắc cung cấp nguồn hàng phong phú cho khu vực Hoa Bắc, tam giác Trường Giang, tam giác Chu Giang. Bách Sắc là một địa cấp thị thuộc Khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc với dân số gần 4 triệu người. Bách Sắc cung cấp đến 30% tổng lượng hàng nông sản toàn Trung Quốc (đến 200 thành phố) và nhu cầu nhập khẩu nông sản bổ sung cho sản xuất nội địa của thành phố này là rất lớn1. Bách Sắc có kế hoạch triển khai Dự án đồng bộ tàu chuyên chở rau xanh, hoa quả Bách Sắc - Bắc Kinh - Trung tâm giao dịch nông sản Trung Quốc - ASEAN. Điều đó có nghĩa là nông sản Việt Nam xuất khẩu qua Cao Bằng có cơ hội thuận lợi trong tiếp cận tới thị trường sâu trong nội địa Trung Quốc rộng lớn. Hơn nữa, với các đầu mối nhập khẩu hàng lớn - các doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp phân phối, sẽ tăng tỷ lệ xuất khẩu chính ngạch, giảm xuất khẩu tiểu ngạch, giảm rủi ro trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam. 1 Phương 652
  4. Trên phương diện hợp tác kinh tế biên mậu, các cơ quan Đảng, Chính quyền tỉnh Cao Bằng và thành phố Bát Sắc, tỉnh Quảng Tây đã tích cực triển khai nhiều hoạt động trao đổi, phối hợp, nhiều dự án đầu tư, hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, giao thông và thương mại. Tỉnh Cao Bằng có chủ trương và định hướng biến các cửa khẩu trên địa bàn Tỉnh thành một trong các trung tâm trung chuyển hàng hóa nông sản xuất khẩu Việt Nam - Trung Quốc, và xa hơn nữa là ASEAN - Trung Quốc.Các hoạt động hợp tác và các chủ trương, định hướng nói trên tạo ra một môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu. Để phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất khẩu sản phẩm hàng hóa nói chung, hàng nông sản nói riêng, chính quyền nhiều địa phương, nhiều quốc gia trên thế giới triển khai các chính sách và giải pháp khuyến khích và hỗ trợ. Trong bối cảnh công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT) và thương mại điện tử (TMĐT) phát triển hiện nay, một trong các giải pháp hỗ trợ phổ biến và hữu hiệu là xây dựng và triển khai cổng thông tin xuất khẩu (nói một cách đầy đủ là cổng thông tin điện tử hỗ trợ xuất khẩu). Giải pháp này có thể phù hợp với Cao Bằng trong tương lai. 2. Khái quát về cổng thông tin điện tử 2.1. Khái niệm, chức năng của cổng thông tin điện tử Cổng thông tin điện tử (còn gọi là cổng thông tin, cổng web, cổng thông tin web, cổng internet) là một "siêu trang web", cung cấp một điểm truy cập tới các nguồn tài nguyên và dịch vụ phong phú trên Internet. Một cổng thông tin điển hình thường bao gồm dịch vụ tin tức, dịch vụ e-mail miễn phí, công cụ tìm kiếm, mua sắm trực tuyến, phòng chat, diễn đàn thảo luận và liên kết đến các trang web khác. Ý tưởng ban đầu về một cổng thông tin là nhằm thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau và tạo ra một điểm truy cập duy nhất tới các thông tin - một thư viện nội dung được phân loại và cá nhân hóa. Cổng thông tin hoạt động như một điểm khởi đầu để duyệt Web. Cổng thông tin thu thập thông tin từ một hoặc nhiều máy chủ, cũng như từ mạng Internet, và cung cấp thông tin đó thông qua một giao diện duy nhất, nhất quán. Điều này đem lại cho người dùng một giao diện cho tất cả các tài liệu, e-mail, các trang web, thông tin cạnh tranh, cơ sở dữ liệu, v.v cần cho công việc của người dùng. Cổng thông tin có các chức năng cơ bản: Tìm kiếm và điều hướng; Tích hợp thông tin (quản lý nội dung); Cá nhân hóa; Thông báo (công nghệ đẩy); Quản lý công việc và quy trình làm việc; Cộng tác và phần mềm nhóm; Tích hợp các ứng dụng và trí tuệ kinh doanh; Chức năng cơ sở hạ tầng. Giá trị và lợi ích do cổng thông tin đem lại bắt nguồn từ sự tích hợp, tương tác giữa tất cả các chức năng nói trên. Chức năng tìm kiếm và điều hướng Chức năng này tạo cơ sở quan trọng nhất cho các cổng thông tin web, nghĩa là một cổng thông tin phải hỗ trợ người dùng trong tìm kiếm nội dung một cách hiệu quả. Một cổng thông tin cần: - Tự động cung cấp cho người dùng các thông tin phù hợp với vai trò của họ; - Đề xuất thông tin bổ sung cho người dùng, và/ hoặc cho phép người dùng cá nhân hoá theo mong muốn của mình các thông tin được cổng thông tin cung cấp; 653
  5. - Cho phép người sử dụng để tìm kiếm thông tin phù hợp mà trước đây người dùng chưa viết tới, mặc dù có thể sẵn có thông qua cổng thông tin. Chức năng tích hợp thông tin Một cổng thông tin cần đảm bảo tích hợp thông tin từ các nguồn khác nhau. Hơn nữa, người dùng cũng có thể sử dụng tối ưu các thông tin này. Hầu hết các cổng thông tin cung cấp Bộ công cụ phát triển cổng thông tin (Portal Development Kit - PDK) giúp phát triển các ứng dụng cổng thông tin trong một khoảng thời gian ngắn. Chức năng cá nhân hóa Cá nhân hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin thích hợp với người dùng: mỗi người dùng chỉ nhận các thông tin phù hợp với nhu cầu của mình. Cá nhân hóa phải dựa trên vai trò và sở thích của người dùng. Có một số loại cá nhân hóa: Cá nhân hóa điều hướng; Cá nhân hóa dữ liệu/nội dung; Cá nhân hóa bố cục trang web. Cá nhân hóa có thể được định trước, không phụ thuộc vào mong muốn của người dùng, hoặc theo lựa chọn của người dùng trong menu các phương án. Chức năng thông báo Thông báo (công nghệ đẩy) là một hệ thống trong đó người dùng nhận được thông tin tự động từ một máy chủ mạng. Công nghệ đẩy được thiết kế để gửi thông tin và phần mềm trực tiếp tới máy tính của người dùng mà không cần người dùng chủ động yêu cầu nó. Do vậy, người dùng có cơ hội đăng ký vào các nguồn thông tin chủ động (chẳng hạn như nguồn cung cấp tin tức và báo cáo cập nhật định kỳ) và được cảnh báo khi tài liệu được cập nhật. Chức năng quản lý công việc và quy trình làm việc Cổng thông tin cung cấp dịch vụ quản lý công việc, có thể giúp người dùng tham gia và/hoặc quản lý quy trình kinh doanh được xác định chính thức. Chức năng quy trình làm việc cho phép tự động hóa các quy trình kinh doanh. Do vậy, như một bộ phận của quá trình kinh doanh tự động hóa, cổng thông tin có thể nhắc nhở người dùng khi họ có nhiệm vụ phải thực hiện. Chức năng cộng tác và phần mềm nhóm Quản lý tri thức và phần mềm nhóm đảm bảo các thông tin được lưu giữ ở đúng nơi và đúng cách thức. Bằng cách đó, người có quyền sử dụng thông tin được cung cấp đúng thông tin họ cần. Trong khi các công cụ quản lý quy trình công việc chủ yếu hỗ trợ các hoạt động chính thức, phần mềm nhóm (groupware) hướng tới hỗ trợ sự cộng tác phi chính thức giữa các nhân viên trong một tổ chức cũng như thuộc các tổ chức khác nhau - các đối tác kinh doanh. Tuy nhiên, các phần mềm nhóm có khả năng đem lại nhiều lợi ích, ví dụ, làm tăng sự hấp dẫn của cổng thông tin thương mại điện tử doanh nghiệp với người tiêu dùng, hỗ trợ giao tiếp không chính thức giữa các nhà cung cấp và khách hàng trong các cổng thông tin thương mại điện tử doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B). Cổng thông tin chuỗi cung ứng cũng phụ thuộc vào sự hỗ trợ hợp tác giúp các nhà cung ứng và khách hàng quản lý các mối quan hệ. Hơn nữa, hỗ trợ hợp tác là một yêu cầu quan trọng đối với các cổng thông tin tri thức. 654
  6. Chức năng tích hợp các ứng dụng/trí tuệ doanh nghiệp Ngoài các chức năng đã được đề cập, một cổng thông tin có thể tích hợp và hỗ trợ một loại ứng dụng cụ thể, ví dụ: Ứng dụng nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng (ASP); Chức năng trí tuệ doanh nghiệp; Hỗ trợ thương mại điện tử. Chức năng cơ sở hạ tầng Chức năng cơ sở hạ tầng tạo nền tảng cho môi trường làm việc: 7 chức năng đề cập ở trên được xây dựng trên cơ sở này. Cơ sở hạ tầng vận hành kết hợp với cổng thông tin sẽ có tác động trước tiên đối với khả năng quản lý, khả năng mở rộng, tính an toàn và tính sẵn sàng của cổng thông tin. 2.2. Các loại hình cổng thông tin điện tử Có thể căn cứ vào các tiêu chí cấu trúc hoặc chức năng để phân loại cổng thông tin. Căn cứ vào cấu trúc, cổng thông tin được phân thành cổng thông tin theo chiều ngang và cổng thông tin theo chiều dọc. Cổng thông tin theo chiều ngang Cổng thông tin theo chiều ngang hướng tới mục tiêu phục vụ toàn bộ cộng đồng Internet. Những trang web này, thường được gọi là "cổng thông tin lớn", thường chứa các công cụ tìm kiếm và cung cấp khả năng cho người dùng cá nhân hóa trang web bằng cách cung cấp các kênh khác nhau (ví dụ, truy cập vào các thông tin khác như thời tiết khu vực, giá cổ phiếu hoặc tin tức cập nhật). Yahoo !, MSN và AOL là ví dụ về các cổng thông tin lớn. Những cổng thông tin này là đường dẫn tới các nội dung và dịch vụ của các trang web khác. Cổng thông tin theo chiều dọc Cổng thông tin theo chiều dọc khác cổng thông tin theo chiều ngang ở chỗ cổng thông tin theo chiều dọc chứa nhiều các đối tượng và nội dung cụ thể hơn so với cổng thông tin theo chiều ngang. Công nghệ được sử dụng ở cả hai loại cổng là như nhau. Cổng thông tin theo chiều dọc là trang web cung cấp một cửa ngõ để tiếp cận tới thông tin và dịch vụ tùy biến cho các thành viên cộng đồng liên quan đến một ngành công nghiệp hay lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như ngành bảo hiểm, công nghiệp ô tô, v.v Căn cứ vào chức năng, cổng thông tin được phân thành bốn loại khác nhau tùy theo mục đích và chức năng của chúng. Bốn loại cổng thông tin này không loại trừ lẫn nhau và có thể được tích hợp và cùng tồn tại. * Cổng thông tin công ty hoặc doanh nghiệp (Company/BusinessPortals). Đây là cổng thông tin được thiết kế cho các quá trình B2E (doanh nghiệp - nhân viên doanh nghiệp), các hoạt động và các cộng đồng để cải thiện khả năng tiếp cận, xử lý và chia sẻ thông tin có cấu trúc và phi cấu trúc bên trong và giữa các doanh nghiệp. Cổng thông tin công ty kết hợp các vai trò, các quy trình, các dòng công việc, cộng tác, quản lý nội dung, kho dữ liệu và siêu thị, các ứng dụng doanh nghiệp và trí tuệ doanh nghiệp. * Cổng thông tin kinh doanh điện tử, gồm ba phân nhóm: - Cổng thông tin doanh nghiệp mở rộng (Extended Business Portals). Ví dụ về cổng thông tin doanh nghiệp mở rộng là: cổng B2C mở rộng doanh nghiệp tới khách hàng cá nhân, phục vụ các mục đích đặt hàng, thanh toán, dịch vụ khách hàng, tự phục vụ, v.v ; Cổng B2B 655
  7. mở rộng các doanh nghiệp tới các nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh, cung cấp cho họ các thông tin từ các kho lưu trữ thông tin tập trung của doanh nghiệp thông qua các điểm truy cập duy nhất. - Cổng thông tin sàn giao dịch (chợ điện tử, thị trường điện tử, E-Marketplace Portals). Cổng thông tin loại này cung cấp dịch vụ thương mại liên quan đến cộng đồng của người mua, người bán và các nhà tạo lập thị trường, chúng kết nối người mua và người bán trực tuyến bằng cách cung cấp thông tin cụ thể theo ngành và sản phẩm và dịch vụ thông tin liên quan. Người mua có thể tìm thấy những thông tin mà họ cần phải nhanh chóng xác định, nguồn, các sản phẩm cần mua và dịch vụ trực tuyến. Các nhà cung cấp có thể mở rộng cơ hội bán hàng bằng cách trưng bày sản phẩm và dịch vụ qua nhiều chợ trực tuyến, tiếp cận tới nhiều người mua tiềm năng. - Cổng thông tinnhà cung ứng dịch vụ ứng dụng (Application Service Provider Portals - ASP Portals)). Là cổng thông tin B2B, đem lại cho các khách hàng doanh nghiệp khả năng thuê các sản phẩm và dịch vụ, trong đó rất phổ biến là các ứng dụng web, các phần mềm quản trị doanh nghiệp, phần mềm quản trị bán hàng, tồn kho, quan hệ khách hàng v.v * Cổng thông tin cá nhân, bao gồm hai loại chính: - Cổng thông tin phổ biến (hay cổng thông tin di động). Đây là cổng thông tin được nhúng trong điện thoại web, điện thoại di động, PDA không dây, máy nhắn tin, v.v Cổng thông tin di động đang ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng đối với người tiêu dùng và các nhân viên làm việc trong các công ty để có được sản phẩm và thông tin về giá cả, giảm giá, tình trạng đơn hàng, tình trạng thanh toán, tình trạng vận chuyển v.v - Cổng thông tin thiết bị. Đây là cổng thông tin được nhúng trong các thiết bị truyền hình (WebTV), xe ô tô, v.v * Cổng thông tin công cộng (hay cổng thông tin siêu lớn, cổng thông tin internet). Có hai loại cổng thông tin công cộng chính: - Cổng thông tin công cộng chung. Những cổng này hướng tới toàn bộ đối tượng người dùng trên Internet, đa dạng lứa tuổi, giới tính hoặc định hướng nghề nghiệp, chứ không chỉ một cộng đồng quan tâm cụ thể, bao gồm: Yahoo, Google, Overture, AltraVista, AOL, MSN, Excite, v.v Các tổ chức vận hành cổng thông tin loại này trở thành các công ty truyền thông kiểu mới. - Cổng thông tin công nghiệp (hay cổng thông tin theo chiều dọc). Cổng thông tin theo chiều dọc đang phát triển nhanh chóng và tập trung vào đối tượng khán giả hoặc cộng đồnghẹp như hàng tiêu dùng, máy tính, bán lẻ, ngân hàng, bảo hiểm, v.v 2. Một số cổng thông tin xuất khẩu trên thế giới và ở Việt Nam Các cổng thông tin xuất khẩu (hay cổng thông tin hỗ trợ xuất khẩu) được thành lập nhằm cung cấp các dịch vụ, trước hết là các dịch vụ thông tin phục vụ các doanh nghiệp đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu. Cổng thông tin xuất khẩu, theo tiêu chí phân loại, có thể xếp vào loại cổng thông tin sàn giao dịch (chợ điện tử, thị trường điện tử). Phần lớn các cổng thông tin xuất khẩu là cổng thông tin theo chiều ngang. Mục đích lớn nhất của các cổng thông tin này là kết nối người bán/nhà xuất khẩu và người mua/nhà nhập khẩu. Các cổng thông tin - sàn giao dịch điện tử 656
  8. lớn trên thế giới (như Albaba, Amazon v.v ) hướng tới phục vụ thị trường quy mô toàn cầu. Người bán/người mua trong các thị trường này không phân biệt là các doanh nghiệp trong hay ngoài nước. Các cổng thông tin xuất khẩu quốc gia thường phục vụ người xuất khẩu trong nước và nhà nhập khẩu từ các quốc gia khác. Một số thành phố, trung tâm kinh tế lớn có thể thành lập cổng thông tin xuất khẩu phục vụ các doanh nghiệp thuộc địa phương mình. Cổng thông tin xuất khẩu có thể do tư nhân (các công ty tư nhân), cộng đồng (các hiệp hội ngành nghề, tổ hợp công nghiệp v.v ) hoặc các cơ quan nhà nước tổ chức và quản lý. Các cổng thông tin xuất khẩu tư nhân thường hoạt động trên cơ sở vì lợi nhuận. Nhiều cổng thông tin điện tử cộng đồng hoạt động trên cơ sở phi lợi nhuận. Các cổng thông tin điện tử nhà nước có thể cung cấp các dịch vụ hoàn toàn miễn phí hoặc thu phí một phần. 2.1. Một số cổng thông tin hỗ trợ xuất khẩu trên thế giới Alibaba.com Tập đoàn Alibaba là một công ty TMĐT được thành lập năm 1999, có trụ sở tại Trung Quốc. Alibaba kinh doanh trên nhiều mảng TMĐT: B2B (Alibaba.com), B2C (Taobao.com), thanh toán (Alipay.com) và nhiều mảng khác. Alibaba.com là một trung gian TMĐT B2B, hoạt động như một cổng thông tin điện tử. Thành viên tham gia trên Alibaba.com chủ yếu là các nhà xuất và nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có hàng vạn doanh nghiệp Việt Nam. Website Alibaba.com cung cấp cho các thành viên (tùy hạng thành viên tương ứng với mức phí phải đóng góp) các tiện ích như thứ tự hiển thị thông tin, tiếp cận chào mua, xác thực toàn cầu, kệ trưng bày sản phẩm (Product Showcase), số sản phẩm trưng bày, website chuyên nghiệp, video clip và hình ảnh công ty, phân tích hoạt động (Biz Trends) và phân tích từ khóa (Keyword Trends), các tài khoản phụ cho nhân viên, bảo mật tài khoản, quảng bá trong hội chợ xuất nhập khẩu toàn cầu, đào tạo kỹ năng xuất nhập khẩu, nhận bản tin Alibaba. Kế hoạch của Alibaba trong năm 2015 sẽ triển khai bổ sung các dịch vụ như kê khai hải quan, hỗ trợ logistcs, dịch vụ kiểm định hàng hóa. Amazon.com Amazon.com, hay đơn giản là Amazon, là công ty TMĐT hàng đầu thế giới. Amazon thực hiện các hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực: TMĐT B2C, B2B, logistics, CNTT (phần mềm và dịch vụ điện toán đám mây), đầu tư, v.v tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong lĩnh vực TMĐT B2B, năm 2012, Amazon đã đưa vào vận hành đơn vị kinh doanh AmazonSupply phục vụ các khách hàng thuần túy doanh nghiệp và tổ chức. Cho đến năm 2014, Amazon Supply đã chào bán hơn 2,2 triệu tên hàng thuộc 17 nhóm hàng, với tập khách hàng hơn 35 nghìn doanh nghiệp tại Hoa Kỳ (chưa tính đến doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác). Vào tháng tư năm 2015, Amazon đưa vào vận hành cổng thông tin AmazonBusiness, một nền tảng TMĐT B2B mới, thay thế cho AmazonSupply. Định hướng kinh doanh và các dịch vụ cung ứng của Amazon khác với Alababa. Trong khi Alibaba.com hoạt động như một cổng thông thông tin điện tử thuần túy, cung cấp các thông tin về chào mua, chào bán và một số dịch vụ hỗ trợ, thì Amazon, ngoài việc phát triển một hệ thống thông tin TMĐT B2B, đã triển khai xây dựng và khai thác một hạ tầng vật lý hiện đại phục vụ các hoạt động thương mại: các kho chứa, các trung tâm phân phối rộng khắp, tự động hóa cao trong vận hành và 657
  9. quản lý. Amazon cộng tác chặt chẽ với các hãng vận tải như FEDEX, UPS, CEVA , đảm bảo vận chuyển nhanh, chính xác và an toàn. Tradeindia.com Cổng thông tin phục vụ xuất nhập phẩu Tradeindia.com rất phổ biến ở Ấn Độ, ra mắt vào năm 1996 với mục đích cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp Ấn Độ một nền tảng để thúc đẩy kinh doanh xuất nhập khẩu trên toàn cầu. Tradeindia.com đã tạo ra một thị trường B2B lớn nhất của Ấn Độ, cung cấp các giải pháp kinh doanh toàn diện cho cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu với nhiều dịch vụ trực tuyến, các dịch vụ thư mục và tạo thuận lợi cho hoạt động xúc tiến thương mại. Cổng thông tin là một diễn đàn lý tưởng cho người mua và người bán trên toàn cầu tương tác và tiến hành kinh doanh thuận lợi và hiệu quả. Với nhiều kinh nghiệm trong trong thu thập dữ liệu và quảng cáo trực tuyến, Tradeindia quản lý một số lượng lớn các hồ sơ công ty và danh mục sản phẩm tới 2.250 loại sản phẩm khác nhau. Cổng cũng hỗ trợ tất cả các công cụ tìm kiếm và nhận được trung bình 20,5 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Tradeindia được duy trì và phát triển bởi Công ty Trách nhiệm hữu hạn INFOCOM NETWORK LTD. Hiện nay, cổng đã có cơ sở dữ liệu của 3.327.013 người đăng ký, và tiếp tục tăng trưởng quy mô với một số lượng đáng kể người dùng mới gia nhập/đăng ký hàng ngày. Made-in-China.com Made-in-China.com được phát triển bởi Công ty Trách nhiệm hữu hạn Focus Technology Co., Ltd. Focus Technology là một công ty tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh điện tử ở Trung Quốc. Được thành lập vào năm 1996, với nhiệm vụ cho hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung Quốc giảm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận,tăng khả cạnh tranh trong thương mại quốc tế bằng các giải pháp dựa trên web. Với sự tăng trưởng liên tục và bùng nổ của xuất khẩu Trung Quốc và số lượng người dùng internet, Focus Technology ra mắt cổng thông tin xuất khẩu - nền tảng thương mại trực tuyến của mình: Made-in-China.com. Made-in-China.com cung cấp đầy đủ, chính xác và cập nhật thông tin về các sản phẩm của Trung Quốc và các nhà cung cấp Trung Quốc có sẵn ở bất cứ đâu trên web. Ngày nay, Made-in-China.com là một cổng thông tin hàng đầu thế giới trong lĩnh vực TMĐT B2B. Cổng thông tin Made-in-China.com cung cấp các dịch vụ chủ yếu sau: Đối với người mua (nhà nhập khẩu sản phẩm từ Trung Quốc): - Tham gia Made-in-China.com và truy cập các loại thông tin và chức năng khác nhau miễn phí. - Tìm kiếm sản phẩm, sau đó liên hệ với nhà cung cấp từ Trung Quốc, trên Danh mục sản phẩm (Product Directory) của cổng thông tin. - Báo cáo kiểm toán (Audit Reports) dùng để tìm các nhà cung cấp có năng lực và đáng tin cậy từ Trung Quốc. - Đưa ra yêu cầu cung ứng (Post Sourcing Requests) để nhận được báo giá chất lượng từ nguồn cung. - Nhận được hỗ trợ với chi phí thấp, tiến hành thương mại với nhà cung cấp từ Trung Quốc thông qua mục Dịch vụ mua (Buyer Service). 658
  10. Đối với các nhà sản xuất, nhà cung cấp và xuất khẩu từ Trung Quốc: - Bổ sung sản phẩm và thông tin công ty vào mục Danh mục sản phẩm (Product Directory). - Tìm kiếm các yêu cầu tìm nguồn cung ứng từ người mua toàn cầu, trong mục Kênh cung ứng (Sourcing Channel). - Nhận xếp hạng các kết quả tìm kiếm đảm bảo với mục Xếp hạng cao (TopRank), nhận dịch vụ xúc tiến phổ biến nhất được Made-in-China.com cung cấp. - Nhận được cơ hội trưng bày trang chủ web bằng cách sử dụng mục Tiêu điểm quảng bá (Spotlight Exhibits) - dịch vụ xúc tiến của Made-in-China.com. - Nhận được cơ hội quảng bá sản phẩm và thương hiệu qua mục Biểu ngữ quảng bá (BannerPro) - dịch vụ xúc tiến của Made-in-China.com. - Nhận được cơ hội quảng bá sản phẩm và thương hiệu sử dụng mục Nút quảng cáo (ButtonAD) - dịch vụ xúc tiến của Made-in-China.com. - Nhận được sự chú ý và tin tưởng hơn từ người mua toàn cầu qua mục Các nhà cung cấp được xác nhận (Audited Suppliers) - một tiêu chuẩn về dịch vụ kiểm toán trên trang web của Made-in-China.com. - Tìm được các tin tức mới nhất, tìm hiểu và tương tác với các thành viên khác, cũng như nhận được sự hỗ trợ từ cổng thông tin. 2.2. Một số cổng thông tin xuất khẩu ở Việt Nam Vietnamexport.com Vietnamexport.com là cổng thông tin do Cục Thương mại điện tử Việt Nam và Công nghệ thông tin (thuộc Bộ Công Thương) xây dựng và quản lý hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả cho hoạt động kinh doanh nói chung. Cổng thông tin Vietnamexport.com là một kênh thông tin kinh doanh chính thức, được xuất bản bằng tiếng Việt (chủ yếu dành cho các nhà xuất khẩu Việt Nam) và tiếng Anh (chủ yếu dành cho các nhà nhập khẩu nước ngoài), được thiết kế để cung cấp cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phân theo khu vực kinh doanh, đặc biệt là có danh sách các nhà xuất khẩu được xác nhận để cung cấp thêm thông tin chi tiết. Vietnamexport.com sẽ trở thành một địa chỉ tin cậy để giúp các công ty nước ngoài trong việc tìm kiếm các thông tin về các thị trường và các doanh nghiệp xuất khẩu cụ thể của Việt Nam. Vietnamexport sẽ giới thiệu rộng rãi thông tin tới các tổ chức kinh tế và kinh doanh, các hiệp hội thương mại và các công ty nước ngoài để quảng bá hình ảnh và tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Mục tiêu của Vietnamexport.com: - Cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất về các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam; - Giới thiệu tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có 63 tỉnh, thành phố dọc theo đất nước; 659
  11. - Giới thiệu triển vọng của Việt Nam một cách hệ thống; - Dễ dàng cho việc tìm kiếm thông tin, thay đổi và nâng cấp phần mềm; - Trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho tất cả các công ty trong nước và nước ngoài. Để được hiển thị trong danh sách các nhà xuất khẩu được xác nhận, doanh nghiệp phải được xác nhận thông qua một quy trình xác thực và xác nhận gồm 17 lĩnh vực thông tin thiết yếu, giúp đối tác liên lạc trực tiếp "đúng người". Vietnamexport.com còn cung cấp tất cả các báo cáo cũng như dự báo thường xuyên (bằng tiếng Anh) về phát triển kinh tế của Việt Nam, giúp các đối tác hiểu thêm về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Cổng thông tinVietnamexport.com chủ yếu thực hiện chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu qua việc cung cấp thông tin. So sánh với cổng thông Made-in-China.com, Vietnamexport.com còn thiếu nhiều các dịch vụ hỗ trợ khác. Ngoài cổng thông tinVietnamexport.com, Bộ Công Thương Việt Nam còn cung cấp thông tin hỗ trợ xuất khẩu qua các trang web thitruongnuocngoai.vn và ttnn.com.vn Itpc.gov.vn Itpc.gov.vn là cổng thông tin thuộc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh. Như tên gọi của Trung tâm, nhiệm vụ của cổng thông tin là phục vụ cả công tác xúc tiến thương mại, đặc biệt là thương mại xuất khẩu, và xúc tiến đầu tư của thành phố. Để phục vụ xúc tiến xuất khẩu, cổng Itpc.gov.vn thiết kế hai thành phần (hai trang web): một dành cho nhà xuất khẩu (trong đó nội dung được trình bày bằng tiếng Việt) và một dành cho nhà nhập khẩu khẩu quốc tế (nội dung được trình bày bằng tiếng Anh). Trang web dành cho nhà xuất khẩu (itpc.gov.vn/exporters) cung cấp các thông tin về thị trường các ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, thị trường nhập khẩu trên thế giới, các cơ hội giao thương (chào bán, chào mua, tìm đối tác), thông tin hỗ trợ kỹ thuật xuất nhập khẩu, thông tin về các hoạt động và các sự kiện kinh tế, thương mại, đầu tư của Thành phố, của Việt Nam và quốc tế, dịch vụ nhận đăng ký chảo bán, chào mua v.v Trang web dành cho nhà nhập khẩu (itpc.gov.vn/importers) cung cấp các thông tin về các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như các chào bán của doanh nghiệp Việt Nam, chào mua và tìm kiếm đối tác của doanh nghiệp nước ngoài, thông tin hướng dẫn quy trình nhập khẩu, thuế và logistics. Các dịch vụ được cung cấp như nhận chào mua, cung cấp bản tin qua Newsletter, hỗ trợ tìm kiếm và liên hệ với đối tác xuất khẩu tin cậy, hỗ trợ liên hệ với các cơ quan chính quyền v.v 3. Gợi ý về xây dựng cổng thông tin điện tử hỗ trợ xuất khẩu nông sản cho Cao Bằng Để thực hiện chủ trương biến Cao Bằng thành một trong các trung tâm xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc, một trong các giải pháp nên quan tâm triển khai là xây dựng cổng thông tin điện tử hỗ trợ xuất khẩu. Đối tượng phục vụ chủ yếu mà cổng thông tin hướng tới là các nhà xuất khẩu nông sản, bao gồm các nhà sản xuất, chế biến và các trung gian xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Cần dành sự quan tâm cần thiết tới các nhà sản xuất và xuất khẩu nông, lâm nghiệp Cao Bằng. 660
  12. Về ngôn ngữ sử dụng, trang web dành cho các nhà xuất khẩu là tiếng Việt, trang web dành cho các nhà nhập khẩu nên sử dụng tiếng Trung. Nên phát triển cổng thông tin theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 hướng tới đảm bảo các chức năng và dịch vụ cơ bản của cổng thông tin. Trong giai đoạn 2 bổ sung một số dịch vụ nâng cao. Giai đoạn 1: Đảm bảo các chức năng và dịch vụ cơ bản, bao gồm: * Đối với trang web dành cho các nhà xuất khẩu: - Thông tin về pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước, của tỉnh Cao Bằng liên quan đến xuất khẩu nông sản. - Thông tin giới thiệu các cửa khẩu, hướng dẫn quy trình, thuế xuất khẩu v.v - Thông tin về thị trường các ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam, của Cao Bằng, thị trường nhập khẩu của Trung Quốc; - Danh mục các doanh nghiệp nhập khẩu của Trung Quốc (phân theo ngành hàng, địa phương); - Thông tin về các dịch vụ logistics (vận tải, bảo quản, kho trung chuyển ), dịch vụ hải quan, dịch vụ tài chính liên quan đến xuất nhập khẩu; - Các chào hàng mua (cần nhập khẩu) từ các doanh nghiệp Trung Quốc; - Dịch vụ: Nhận, đăng chào bán trên trang web cổng thông tin, hỗ trợ giới thiệu, liên hệ, kết nối với nhà nhập khẩu; * Đối với trang web dành cho các nhà nhập khẩu: - Thông tin về pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước, của tỉnh Cao Bằng liên quan đến xuất khẩu nông sản. - Thông tin giới thiệu các cửa khẩu, hướng dẫn quy trình, thuế xuất khẩu v.v - Thông tin về thị trường các ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam, của Cao Bằng; - Danh mục các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam, của Cao Bằng (ưu tiên); - Các chào hàng bán (cung ứng); - Thông tin về các dịch vụ logistics (vận tải, bảo quản, kho trung chuyển ), dịch vụ hải quan liên quan đến các cửa khẩu; - Dịch vụ: Nhận, đăng chào bán trên trang web cổng thông tin, hỗ trợ giới thiệu, liên hệ, kết nối với nhà xuất khẩu và các đối tác cần liên hệ; Giai đoạn 2: Ngoài các chức năng và dịch vụ cơ bản, bổ sung thêm một số dịch vụ và tiện ích, bao gồm: * Đối với trang web dành cho các nhà xuất khẩu: - Dịch vụ quảng cáo: quảng bá sản phẩm và thương hiệu của nhà xuất khẩu qua dịch vụ quảng cáo; 661
  13. - Dịch vụ web: cung cấp cho các nhà xuất khẩu trang web riêng phục vụ giới thiệu, quảng bá sản phẩm và thương hiệu; - Dịch vụ xếp hạng các kết quả tìm kiếm đảm bảo; - Dịch vụ Danh mục nhà xuất khẩu được xác nhận: các doanh nghiệp xuất khẩu nằm trong danh sách này sẽ được các nhà nhập khẩu chú ý và tin cậy hơn; - Dịch vụ đào tạo kỹ năng xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. * Đối với trang web dành cho các nhà nhập khẩu: - Tiếp cận dễ dàng tới các quảng cáo, các trang web quảng bá sản phẩm và thương hiệu của nhà xuất khẩu; - Thông tin xếp hạng các kết quả tìm kiếm đảm bảo; - Danh mục nhà xuất khẩu được kiểm định: tăng niềm tin, tăng cơ hội tìm kiếm các nhà xuất khẩu có năng lực, có uy tín. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo cáo thống kê 2. Phan Sinh (2015), Một số vấn đề về xuất nhập khẩu hàng hóa của Hà Giang và chính sách quản lý nhà nước về hải quan, Hội thảo khóa học “Phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Hà Giang trong mối liên kế vùng Đông Bắc và Tây Bắc” 3. SungKook Han (2003), Commercial Portal Products, DERI Research Report 2003- 12-31 4. Sabry Shehata, Linda J. Cox, and Tim O’Connell (2006), Feasibility Assessment for an e-Commerce Cooperative to Market Hawaii’s Agricultural Products, University of Hawai‘i at Mänoa 5. Papattarin, Charoensuk (2002), The impact of business-to-business electronic commerce on export supply chain management: An empirical study of Canterbury export manufacturers, Lincoln University Các trang web: 6. 7. 1416590986.htm 8. Phương 9. 10. 11. www.tradeindia.com 12. www.made-in-china.com 13. 14. 662