Xây dựng khung năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng khung năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- xay_dung_khung_nang_luc_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_va_truy.pdf
Nội dung text: Xây dựng khung năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học
- TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Thái Hoài Minh và tgk ___ XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HÓA HỌC THÁI HOÀI MINH*, TRỊNH VĂN BIỀU TÓM TẮT Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học (gọi tắt là năng lực ICT) là một trong những năng lực nghề nghiệp quan trọng đối với giáo viên Hóa học trong thời đại “số”. Vì vậy, việc xác định khung năng lực ICT dành cho sinh viên sư phạm Hóa học (SVSPH) phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam và xu hướng chung của thế giới là điều cần thiết. Khung năng lực có nhiều ý nghĩa trong việc định hướng quá trình đào tạo để rèn luyện và phát triển năng lực này cho SVSPH. Bài báo trình bày quy trình xây dựng khung năng lực ICT dành cho SVSPH đồng thời đề xuất một số cách sử dụng khung năng lực này trong quá trình đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học sư phạm. Từ khóa: khung năng lực, sinh viên sư phạm hóa học, năng lực ICT. ABSTRACT Designing ict competence framework for Chemistry pre-service teachers Information Communication Technology (ICT) competence is one of the core proffestional competence of chemistry teacher in the digital age. Therefore, it is necessary to design ICT competence framework which is suitable for Vietnamese context and the global trend for pre-service chemistry teachers. This framework is meaningful in shaping the training curriculum to develop ICT competence for pre-service chemistry teachers. This paper presents the process of building the framework and its usage in teaching at the pedagogy universities and colleges. Keywords: competence framework, pre-service chemistry teachers, ICT competence. 1. Mở đầu Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học nói chung và trong môn Hóa học nói riêng đang là một xu thế tất yếu trong thời đại “số”. Trên thế giới, các nghiên cứu cho thấy việc tích hợp công nghệ mang lại nhiều lợi ích cho cả giáo viên (GV) và học sinh (HS) trong quá trình dạy học các môn khoa học. Báo cáo của cơ quan truyền thông giáo dục và công nghệ Anh quốc (Becta) với chủ đề “Nghiên cứu nói điều gì về việc sử dụng ICT trong dạy học khoa học” [12] chỉ ra rằng ICT làm cho việc dạy học khoa học trở nên thú vị, tin cậy và có ý nghĩa hơn. Trong một nghiên cứu khác của Sylvia Hogarth và cộng sự khi đánh giá về ảnh hưởng của ICT trong dạy học khoa học thông qua việc phân tích, tổng hợp thông tin từ 628 công bố khoa học có liên quan * ThS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM; Email: hoaiminhsp@gmail.com PGS TS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM 63
- TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 7(85) năm 2016 ___ được thực hiện ở 10 nước khác nhau [11], các tác giả cho rằng ICT tăng cường năng lực nhận thức, khả năng tự học của học sinh. Quan trọng hơn, việc phát triển năng lực ICT cho giáo sinh cũng phù hợp với chương trình Hóa học trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực cho HS. Theo chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất [2], năng lực ứng dụng ICT là một trong 8 năng lực HS cần phải có được sau khi hoàn tất chương trình giáo dục phổ thông. Do đó, ngoài việc người GV cần có năng lực ICT để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học của bản thân, GV còn có thể hình thành và phát triển năng lực ICT cho HS trong bộ môn của mình. Tuy nhiên, nước ta hiện nay vẫn chưa công bố thang đo năng lực ICT cho GV và sinh viên sư phạm nói chung và môn Hóa học nói riêng. Việc nghiên cứu và xây dựng thang đo năng lực nói trên có nhiều ý nghĩa lí luận và thực tiễn. Thang đo có thể hỗ trợ việc đo lường và đánh giá năng lực ICT phù hợp với bối cảnh trong nước, đồng thời cũng đưa ra những định hướng đúng trong việc bồi dưỡng và phát triển năng lực này cho GV Hóa học phổ thông và SVSPH. 2. Tổng quan về năng lực ứng dụng ICT trong dạy học Hóa học của sinh viên sư phạm 2.1. Khái niệm năng lực ứng dụng ICT trong dạy học Hóa học Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực. Qua phân tích nhiều định nghĩa về năng lực, Hoàng Hòa Bình [3] cho rằng trên thế giới, định nghĩa về năng lực (competence) thường quy vào phạm trù khả năng (ability, capacity, possibility), tuy nhiên luôn nhấn mạnh đến khả năng thực hiện hiệu quả, thành công một công việc nào đó. Tác giả cũng đưa ra kết luận rằng ở Việt Nam, năng lực được xếp vào phạm trù hành động1 hoặc xếp vào phạm trù liên quan đến thuộc tính2 hay phẩm chất cá nhân3. Tuy có khác nhau về việc sử dụng thuật ngữ, điểm chung của của các khái niệm đó đều thể hiện được hai đặc trưng của năng lực đó là năng lực được bộc lộ qua hành động và đảm bảo hoạt động có hiệu quả, kết quả tốt. ICT là chữ viết tắt của Information and Communication Technologies (Công nghệ thông tin và truyền thông) được định nghĩa là một “tập hợp đa dạng các công cụ và tài nguyên công nghệ được sử dụng để trao đổi, tạo ra, phổ biến, lưu giữ và quản lí thông tin.”[9]. Các công nghệ này bao gồm máy tính, Internet, công nghệ truyền thông (đài và vô tuyến), và điện thoại. Ở Việt Nam, thuật ngữ CNTT được dùng nhiều và phổ biến hơn ICT. Trong luật Công nghệ thông tin ban hành năm 2006 [6], thuật ngữ công nghệ thông tin được định nghĩa là “tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin số”. Như vậy, khái niệm CNTT được quy định trong luật Công nghệ thông tin của Việt Nam đã được hiểu như ICT, nghĩa là không chỉ lưu trữ, xử lí dữ liệu, thông tin bằng các phương tiện điện tử, và còn qua các phương tiện đó để trao đổi, giao tiếp, truyền đạt thông tin giữa nhiều người hoặc nhóm người với nhau một cách hiệu quả. 64
- TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Thái Hoài Minh và tgk ___ Trong phạm vi bài báo, năng lực ứng dụng ICT trong dạy học (gọi tắt là năng lực ICT) được xác định là khả năng sử dụng các công cụ và tài nguyên công nghệ để giao tiếp, tạo ra, phổ biến, lưu giữ và quản lí thông tin hiệu quả trong các hoạt động dạy học. Các công cụ và tài nguyên công nghệ bao gồm thiết bị kĩ thuật (máy tính, máy chiếu, mạng internet ) và các phần mềm trên máy tính và các ứng dụng trực tuyến. 2.2. Giới thiệu một số khung năng lực ứng dụng ICT trong dạy học trên thế giới và trong nước 2.2.1. Khung năng lực ICT của giáo viên do UNESCO đề xuất Vào năm 2008, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (gọi tắt là UNESCO) đã đề ra khung năng lực ứng dụng ICT vào dạy học dành cho giáo viên (UNESCO ICT Competency Framework for Teachers). Văn bản này đã được điều chỉnh và bổ sung vào năm 2011, trong đó khung năng lực đề cập đến 6 khía cạnh trong công tác của GV: (1) Sự hiểu biết về vai trò của ICT trong giáo dục, (2) Chương trình giảng dạy và đánh giá, (3) Phương pháp sư phạm, (4) Công cụ công nghệ thông tin và truyền thông, (5) Hoạt động tổ chức và quản lí, (6) Hoạt động bồi dưỡng và phát triển năng lực nghề nghiệp. Mỗi khía cạnh lại bao gồm 3 mức độ, hay là 3 cấp bậc liên tục trong quá trình phát triển năng lực của người GV [13]. Bảng 1. Khung năng lực ICT dành cho GV do UNESCO đề xuất KIẾN THỨC VÀ KĨ TRI THỨC SÁNG TẠO Khía cạnh Cấp độ NĂNG CÔNG NGHỆ CHUYÊN SÂU TRI THỨC Hiểu biết về ICT trong Nhận thức về chính sách Hiểu rõ chính sách Đổi mới chính sách giáo dục Chương trình giảng dạy Tri thức cơ bản Vận dụng tri thức Kĩ năng xã hội và đánh giá Giải quyết Phương pháp sư phạm Tích hợp công nghệ Tự quản lí vấn đề phức hợp Công cụ công nghệ thông tin và truyền Công cụ cơ bản Công cụ phức hợp Công cụ mở rộng thông Tổ chức và quản lí Lớp học chuẩn Nhóm hợp tác Tổ chức học tập Bồi dưỡng chuyên môn Kĩ năng số Quản lí và hướng dẫn Hình mẫu học tập và nghiệp vụ sư phạm 6 lĩnh vực trong khung năng lực do UNESCO đề xuất rất đa dạng, không những yêu cầu về mặt sử dụng công cụ mà còn phải hiểu biết về mặt lí luận chính sách, vận dụng các công cụ đó trong những hoạt động cụ thể của GV. Bên cạnh đó, yêu cầu về năng lực ICT trong dạy học dành cho GV không chỉ dừng lại ở mức sử dụng thành thạo và hiệu quả những cái có sẵn, mà còn khuyến khích đạt ở mức độ sáng tạo, tạo ra cái mới dựa trên yêu cầu của thực tiễn. 2.2.2. Chuẩn về kĩ năng công nghệ dành cho giáo viên của tổ chức ISTE Năm 2008, Hiệp hội Quốc tế về công nghệ trong giáo dục của Hoa Kì 65
- TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 7(85) năm 2016 ___ (Internaltional Society for Technology in Education - ISTE) [10] xuất bản bộ chuẩn về kĩ năng công nghệ dành cho GV gồm 5 tiêu chuẩn, trong mỗi tiêu chuẩn lại bao gồm 4 chỉ số. Văn bản này xác định những kĩ năng cũng như tư tưởng sư phạm mà các nhà giáo dục cần có trong thời đại số. Bảng 2. Tiêu chuẩn về kĩ năng công nghệ do tổ chức ISTE Hoa Kì đề xuất TT Tiêu chuẩn Mô tả GV sử dụng kiến thức chuyên ngành, quá trình dạy học và công Tạo điều kiện và khuyến nghệ để thiết kế hoạt động dạy học thúc đẩy HS học tập và sáng 1 khích học sinh học tập và tạo không những trong môi trường dạy học mặt đối mặt truyền sáng tạo thống mà còn trong môi trường dạy học học ảo Thiết kế và phát triển các GV thiết kế, phát triển các hoạt động dạy học và thực hiện đánh trải nghiệm học tập và giá nhằm tối ưu hóa việc gắn kết nôi dung dạy học với ngữ 2 hoạt động đánh giá trong cảnh thực tế, thông qua đó HS đạt được mục tiêu về kiến thức, thời đại số kĩ năng và thái độ Xây dựng mô hình học GV thể hiện được kiến thức, kĩ năng và quá trình làm việc 3 tập và làm việc trong thời mang tính đại diện và tiên phong trong xã hội toàn cầu và xã đại số hội số GV am hiểu những vấn đề xã hội của địa phương và thế giới, Là hình mẫu của công 4 đồng thời thể hiện những hành vi đúng với quy định của pháp dân thời đại số luật, phù hợp đạo đức xã hội trong quá trình làm việc GV không ngừng nâng cao năng lực nghề nghiệp của bản thân, Tham gia vào sự phát là hình mẫu của việc học tập suốt đời đồng thời thể hiện vai trò triển nghề nghiệp của bản 5 lãnh đạo trường học và cộng đồng nghề nghiệp bằng cách thân và thể hiện vai trò khuyến khích và minh họa việc sử dụng hiệu quả các công cụ kĩ lãnh đạo thuật và tài nguyên số Điều đặc biệt trong thang đo này là việc ứng dụng ICT không chỉ dừng lại ở mức độ có kĩ năng sử dụng công nghệ trong các lĩnh vực khác nhau, mà còn nhấn mạnh về sự am hiểu về lí luận, thực tiễn và quan trọng hơn còn đề cập đến thái độ tích cực, đúng đắn và khả năng lãnh đạo khi sử dụng các công cụ và tài nguyên số. 2.2.3. Một số khung năng lực ICT dành cho GV và giáo sinh ở Việt Nam Ở Việt Nam, đến nay vẫn chưa có văn bản chính thức quy định về tiêu chuẩn ICT dành cho GV cũng như SV sư phạm. Trong quy định về chuẩn nghề nghiệp GV trung học cơ sở, GV trung học phổ thông được ban hành năm 2009 [1] mới chỉ có tiêu chí về sử dụng các phương tiện dạy học. Năm 2011, một bộ chuẩn về năng lực công nghệ thông tin cho SV sư phạm (dựa trên Chuẩn năng lực ICT dành cho GV của UNESCO) [8] được đưa ra lấy ý kiến tại hội thảo “Xây dựng chương trình CNTT của UNESCO” với 6 năng lực thành phần và 3 mức độ phát triển. Ưu điểm của bộ chuẩn này là mô tả biểu hiện cụ thể của hầu hết các mức độ trong từng tiêu chí. Tuy nhiên, một số tiêu chí trong bộ chuẩn này mang tính trường hợp, ví dụ về phương pháp sư phạm chỉ nhấn mạnh đến dạy học nêu vấn đề, dạy 66
- TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Thái Hoài Minh và tgk ___ học dự án Đối với SV sư phạm Sinh học, tác giả Nguyễn Văn Hiền trong luận án tiến sĩ năm 2009 [4] đã đề xuất 2 nhóm kĩ năng CNTT cần thiết là (1) kĩ năng sử dụng các phần mềm công cụ cần thiết và (2) kĩ năng thiết kế bài dạy Sinh học có sự hỗ trợ của CNTT. Đến nay vẫn chưa có công bố về khung năng lực ICT dành cho GV và giáo sinh Hóa học. 3. Đề xuất cấu trúc khung năng lực ứng dụng ICT trong dạy học Hóa học 3.1. Quy trình xây dựng khung năng lực ứng dụng ICT dành cho sinh viên sư phạm Hóa học Khung năng lực ICT dành cho SVSPH được xây dựng theo quy trình gồm 7 bước sau: Bảng 3. Quy trình xây dựng khung năng lực ICT dành cho SVSPH Bước Nội dung chính 1 Hồi cứu tài liệu, xác định các căn cứ để xây dựng khung năng lực 2 Xác định các năng lực thành phần 3 Xây dựng các biểu hiện cho mỗi năng lực thành phần 4 Xin ý kiến chuyên gia về khung năng lực dự thảo 5 Xây dựng mô tả chi tiết các mức độ tương ứng với mỗi biểu hiện trong khung năng lực 6 Xin ý kiến chuyên gia bảng tiêu chí đánh giá năng lực 7 Hoàn thiện khung năng lực và bảng tiêu chí đánh giá năng lực Đầu tiên, chúng tôi nghiên cứu các tài liệu trong nước và quốc tế có liên quan đến năng lực ứng dụng ICT dành cho GV và giáo sinh Hóa học. Để khung năng lực phù hợp với thực tiễn giáo dục và luật pháp ở Việt Nam đồng thời tiếp cận với xu hướng chung của quốc tế, chúng tôi căn cứ trên 5cơ sở chủ yếu sau: (1) Luật CNTT; (2) Dự thảo về mục tiêu giáo dục phổ thông sau năm 2018; (3) Quy định về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông và trung học cơ sở; (4) Chuẩn đầu ra của SVSPH thuộc chương trình đào tạo các trường đại học sư phạm; (5) Khung năng lực ICT của giáo viên do UNESCO đề xuất. Các văn bản trên là cơ sở để xác định các năng lực thành phần trong năng lực ứng dụng ICT trong dạy học dành cho SVSP Hóa học. Sau khi đề xuất các năng lực thành phần, chúng tôi tiến hành mô tả các biểu hiện của mỗi năng lực. Khung năng lực dự thảo gồm các biểu hiện và tiêu chí được gửi đến các chuyên gia là những giảng viên và nhà nghiên cứu am hiểu lĩnh vực ứng dụng ICT trong dạy học nói chung và môn Hóa học nói riêng, cùng với một số GV có kinh nghiệm ở trường phổ thông. Sau khi nhận được ý kiến phản hồi từ các chuyên gia, khung năng lực ứng dụng ICT dự thảo được điều chỉnh lại và tiếp tục được gửi đi để xin ý kiến. Quá trình này được lặp đi lặp lại đến khi có sự đồng thuận cao từ phía chuyên gia. 67
- TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 7(85) năm 2016 ___ Để thuận tiện trong việc thiết kế các công cụ đánh giá năng lực cho SV, chúng tôi tiếp tục đề xuất hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí mô tả các mức độ năng lực tương ứng với các biểu hiện. Bảng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí này cũng được phản biện và điều chỉnh thông qua phương pháp khảo sát ý kiến chuyên gia. 3.2. Cấu trúc khung năng lực ứng dụng ICT trong dạy học dành cho sinh viên sư phạm Hóa học Sau quá trình phản biện của các chuyên gia và điều chỉnh, chúng tôi đề xuất khung năng lực ICT dành cho SVSPH gồm 6 năng lực thành tố và 12 chỉ số tương ứng. 6 năng lực thành tố được đề xuất tương ứng với 6 công việc mà GV thường xuyên thực hiện trong quá trình dạy học Hóa học ở trường phổ thông. Bảng 4. Khung năng lực ICT dành cho SVSPH TT Năng lực thành phần Biểu hiện Năng lực phân tích, 1. Cập nhật và phân tích được các xu hướng và chính sách ứng dụng ICT trong đánh giá các vấn đề về dạy học trên thế giới và trong nước 1 ứng dụng ICT trong 2. Đề xuất các phương án ứng dụng ICT vào quá trình dạy học phù hợp với những dạy học điều kiện khách quan và chủ quan Năng lực sử dụng các 3. Sử dụng phương tiện kĩ thuật thông thường như máy tính, máy chiếu, đầu 2 phương tiện kĩ thuật đĩa trong dạy học Hóa học 4. Sử dụng mạng internet tìm kiếm, khai thác và quản lí thông tin phục vụ cho Năng lực ứng dụng việc dạy học Hóa học. ICT trong thiết kế và 5. Sử dụng các phần mềm thiết kế, hiệu chỉnh các tư liệu dạy học Hóa học như 3 thực hiện bài dạy Hóa văn bản, bài trình chiếu, tranh, ảnh, phim, mô phỏng học phổ thông. 6. Kết hợp việc ứng dụng ICT với các phương pháp dạy học tích cực và phương pháp dạy học đặc thù của Hóa học theo định hướng phát triển năng lực người học Năng lực ứng dụng 7. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ xây dựng, thiết kế và quản lí ngân hàng đề kiểm ICT trong kiểm tra tra 4 đánh giá kết quả học 8. Ứng dụng ICT để sử dụng đa dạng các hình thức KT-ĐG quá trình, nhằm cung tập của HS cấp được thông tin phản hồi về việc dạy và việc học cho GV Năng lực ứng dụng 9. Sử dụng công cụ ICT để quản lí thời gian, tổ chức lớp 5 ICT trong quản lí, tổ 10. Sử dụng các công cụ ICT để liên lạc, theo dõi, quản lí và hỗ trợ HS ngoài lớp chức lớp học học Năng lực ứng dụng 11. Sử dụng internet và các công cụ tìm kiếm nâng cao để cập nhật thông tin liên ICT trong bồi dưỡng quan đến lĩnh vực nghề nghiệp của bản thân 6 chuyên môn và nghiệp 12. Sử dụng các công cụ ICT để tham khảo, chia sẻ tài nguyên, làm việc cộng tác vụ sư phạm với đồng nghiệp Chúng tôi đề xuất 4 mức độ ứng với mỗi biểu hiện như sau: Mức 0. Chưa có năng lực: SV không có biểu hiện này trong các hoạt động học tập và giảng dạy. Mức 1. Có năng lực ở mức độ thấp: SV có biểu hiện nhưng không thường xuyên và không tích cực (áp dụng rập khuôn, ít sự phản biện, sáng tạo riêng của bản thân. Mức 2. Có năng lực ở mức độ trung bình: SV biểu hiện khá thường xuyên và tích cực (có sự đánh giá, phản biện và sáng tạo riêng của bản thân). 68
- TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Thái Hoài Minh và tgk ___ Mức 3. Có năng lực ở mức độ cao: Biểu hiện thường xuyên và tích cực (có sự đánh giá, phản biện và sáng tạo riêng của bản thân). Có thể hướng dẫn và chia sẻ với người khác. Dựa trên sự mô tả các mức độ cơ bản này, chúng tôi lập bảng mô tả chi tiết mức độ các biểu hiện. Bảng 5. Mô tả chi tiết về năng lực ICT dành cho SVSPH Mức độ Biểu hiện 3 2 1 0 Năng lực phân tích, đánh giá các vấn đề về ứng dụng ICT trong dạy học Thường xuyên cập Thường xuyên cập Thỉnh thoảng cập Không bao giờ cập nhật và chia sẻ thông nhật và chia sẻ thông nhật và chia sẻ thông nhật và chia sẻ thông 1. Cập nhật, đánh giá tin liên quan đến các tin liên quan đến các tin liên quan đến các tin liên quan đến các và chia sẻ về các xu xu hướng và chính xu hướng và chính xu hướng và chính xu hướng và chính hướng và chính sách sách ứng dụng ICT sách ứng dụng ICT sách ứng dụng ICT sách ứng dụng ICT ứng dụng ICT trong trong dạy học trên trong dạy học trên trong dạy học trên trong dạy học trên dạy học trên thế giới thế giới và trong thế giới hoặc trong thế giới hoặc trong thế giới hoặc trong và trong nước nước. Có sự đánh nước. Đưa ra một nước. Hiếm khi nước giá sâu sắc về những vài đánh giá về đánh giá về những xu hướng đó những xu hướng đó xu hướng đó Đề xuất các phương 2. Đề xuất được các Đề xuất được các Đề xuất được các Không đề xuất án ít phù hợp với phương án ứng dụng phương án khả thi phương án phù hợp được các phương án bản thân để giải ICT vào quá trình và phù hợp với bản với bản thân khi ứng khả thi khi ứng dụng quyết các khó khăn dạy học phù hợp với thân khi ứng dụng dụng ICT trong dạy ICT trong dạy học khi ứng dụng ICT những điều kiện khách ICT trong dạy học học Hóa học nhưng Hóa học của bản trong dạy học Hóa quan và chủ quan Hóa học ít khả thi thân học Năng lực sử dụng các phương tiện kĩ thuật Sử dụng được Sử dụng khá thành nhưng còn lúng Sử dụng thành thạo thạo phương tiện kĩ túng các phương phương tiện kĩ thuật thuật thông thường tiện kĩ thuật thông Không sử dụng 3. Sử dụng phương thông thường như như máy tính, máy thường như máy được các phương tiện kĩ thuật thông máy tính, máy chiếu, chiếu, đầu đĩa và tính, máy chiếu, đầu tiện kĩ thuật thông thường như máy tính, đầu đĩa và thường phối hợp với những đĩa Hiếm khi thường như máy máy chiếu, đầu đĩa xuyên phối hợp tốt phương tiện truyền phối hợp các tính, máy chiếu, đầu trong dạy học Hóa học với những phương thống khác (phấn, phương tiện kĩ thuật đĩa tiện truyền thống bảng ) nhưng còn với một vài phương khác (phấn, bảng ) lúng túng. tiện truyền thống khác (phấn, bảng ) Năng lực ứng dụng ICT trong thiết kế và thực hiện bài dạy Hóa học phổ thông Sử dụng thành thạo Sử dụng khá thành Sử dụng mạng Không biết sử dụng 4. Sử dụng mạng mạng internet tìm thạo mạng internet internet tìm kiếm, mạng internet tìm internet tìm kiếm, khai kiếm, khai thác và tìm kiếm, khai thác khai thác thông tin kiếm, khai thác thác và quản lí thông quản lí thông tin thông tin phục vụ phục vụ cho việc dạy thông tin phục vụ tin phục vụ cho việc phục vụ cho việc cho việc dạy học học Hóa học nhưng cho việc dạy học dạy học Hóa học. dạy học Hóa học Hóa học còn lúng túng Hóa học 69
- TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 7(85) năm 2016 ___ Sử dụng thành thạo 5. Sử dụng các phần Sử dụng thành thạo các phần mềm để Sử dụng các phần mềm thiết kế, hiệu các phần mềm để thiết kế các thiết kế, Không biết sử dụng mềm để thiết kế chỉnh các tư liệu dạy thiết kế, hiệu chỉnh hiệu chỉnh các tư các phần mềm để thiết kế, hiệu chỉnh học hóa học như văn các tư liệu dạy học liệu dạy học Hóa thiết kế thiết kế, hiệu các tư liệu dạy học bản, bài trình chiếu, hóa học phù hợp học nhưng còn chưa chỉnh các tư liệu dạy Hóa học còn lúng tranh, ảnh, phim, mô với mục đích dạy phù hợp với mục học Hóa học túng phỏng học Hóa học đích dạy học Hóa học Thường xuyên kết Thỉnh thoảng kết Hiếm khi kết hợp Không kết hợp việc 6. Kết hợp việc ứng hợp việc ứng dụng hợp việc ứng dụng việc ứng dụng ICT ứng dụng ICT với dụng ICT với các ICT với các phương ICT với các phương với các phương pháp các phương pháp phương pháp dạy học pháp dạy học tích pháp dạy học tích dạy học tích cực và dạy học tích cực và tích cực và phương cực và phương pháp cực và phương pháp phương pháp dạy phương pháp dạy pháp dạy học đặc thù dạy học đặc thù của dạy học đặc thù của học đặc thù của Hóa học đặc thù của Hóa của Hóa học theo định Hóa học theo định Hóa học theo định học theo định hướng học theo định hướng hướng phát triển năng hướng phát triển hướng phát triển phát triển năng lực phát triển năng lực lực người học năng lực người học năng lực người học người học người học Năng lực ứng dụng ICT trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS Sử dụng thành thạo Sử dụng các phần 7. Sử dụng các phần Sử dụng khá thành các phần mềm hỗ trợ mềm hỗ trợ xây Không biết sử dụng mềm hỗ trợ xây dựng, thạo các phần mềm xây dựng và quản lí dựng đề kiểm tra các phần mềm hỗ trợ thiết kế và quản lí ngân hỗ trợ xây dựng đề ngân hàng đề kiểm nhưng còn lúng xây dựng đề kiểm tra hàng đề kiểm tra. kiểm tra tra túng Thường xuyên ứng Thỉnh thoảng ứng Hiếm khi ứng dụng Không ứng dụng 8. Ứng dụng ICT để sử dụng ICT nhằm đa dụng ICT nhằm đa ICT nhằm đa dạng ICT nhằm đa dạng dụng đa dạng các hình dạng hóa hình thức dạng hóa hình thức hóa hình thức kiểm hóa hình thức kiểm thức kiểm tra đánh giá kiểm tra đánh giá kiểm tra đánh giá tra đánh giá tra đánh giá Năng lực ứng dụng ICT trong quản lí, tổ chức lớp học Thường xuyên sử Sử dụng thành thạo Sử dụng công cụ Không sử dụng dụng thành thạo và và hợp lí một vài ICT trong quản lí được các công cụ 9. Sử dụng công cụ hợp lí các công cụ công cụ ICT trong lớp học như ứng ICT trong quản lí ICT để quản lí thời ICT trong quản lí quản lí lớp học như dụng quản lí thời lớp học như ứng gian, tổ chức lớp. lớp học như ứng ứng dụng quản lí gian, tổ chức lớp dụng quản lí thời dụng quản lí thời thời gian, tổ chức nhưng còn lúng gian, tổ chức lớp gian, tổ chức lớp lớp túng Sử dụng thành thạo Sử dụng thành thạo Sử dụng một vài Không sử dụng 10. Sử dụng các công và hợp lí các công và hợp lí một vài công cụ ICT để liên được công cụ ICT cụ ICT để liên lạc, cụ ICT để liên lạc, công cụ ICT để liên lạc, theo dõi, quản lí để liên lạc, theo dõi, theo dõi, quản lí và hỗ theo dõi, quản lí và lạc, theo dõi, quản lí và hỗ trợ HS ngoài quản lí và hỗ trợ HS trợ HS ngoài lớp học hỗ trợ HS ngoài lớp và hỗ trợ HS ngoài lớp học nhưng còn ngoài lớp học học lớp học lúng túng Năng lực ứng dụng ICT trong bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm 11. Sử dụng internet và Sử dụng thành thạo Sử dụng thành thạo Hiếm khi sử dụng Không sử dụng các công cụ tìm kiếm và thường xuyên nhưng không mạng internet để mạng internet để nâng cao để cập nhật mạng internet và các thường xuyên mạng theo dõi những xu theo dõi những xu thông tin liên quan đến công cụ tìm kiếm internet và các công hướng mới nhất liên hướng mới nhất liên lĩnh vực nghề nghiệp nâng cao để theo dõi cụ tìm kiếm nâng quan đến lĩnh vực quan đến lĩnh vực 70
- TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Thái Hoài Minh và tgk ___ của bản thân những xu hướng mới cao để theo dõi nghề nghiệp của bản nghề nghiệp của bản nhất liên quan đến những xu hướng mới thân thân lĩnh vực nghề nghiệp nhất liên quan đến của bản thân lĩnh vực nghề nghiệp của bản thân Sử dụng thành thạo và thường xuyên Sử dụng thành thạo Không sử dụng các Sử dụng các công 12. Sử dụng các công các công cụ ICT các công cụ ICT công cụ ICT (email, cụ ICT (email, blog, cụ ICT để tham khảo, (email, blog, diễn (email, blog, diễn blog, diễn đàn ) để diễn đàn ) để tham chia sẻ tài nguyên, làm đàn ) để tham đàn ) để tham tham khảo, chia sẻ khảo và chia sẻ tài việc cộng tác với đồng khảo, chia sẻ tài khảo tài nguyên và tài nguyên, làm việc nguyên dạy học còn nghiệp nguyên và làm việc chia sẻ tài nguyên cộng tác với đồng lúng túng cộng tác với đồng với đồng nghiệp nghiệp nghiệp 4. Sử dụng khung năng lực trong quá trình rèn luyện năng lực ứng dụng ICT trong dạy học Hóa học cho SVSP Khung năng lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình rèn luyện năng lực ICT cho SVSPH. Thứ nhất, khung năng lực đóng vai trò định hướng và xây dựng động cơ học tập cho SVSPH trong việc rèn luyện năng lực ICT. Thông qua văn bản này, SV được cung cấp chi tiết, rõ ràng về những yêu cầu cần đạt đối với năng lực ICT. Từ đó người học chủ động lập kế hoạch học tập cho bản thân ngay từ khi bắt đầu quá trình rèn luyện. Mặt khác, người học sẽ hình thành được động cơ học tập đúng đắn, có trách nhiệm hơn thông qua việc nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của chính bản thân khi so sánh, đối chiếu kết quả đạt được tại các thời điểm hoàn thành khác nhau với các tiêu chí được mô tả trong khung năng lực. Đồng thời, GV cũng căn cứ vào khung năng lực này để lựa chọn những nội dung và phương pháp dạy học giúp SV rèn luyện năng lực này hiệu quả nhất. Thứ hai, khung năng lực là căn cứ để GV xây dựng những công cụ đánh giá năng lực cho người học. Để quá trình rèn luyện năng lực được hiệu quả, việc đánh giá cần được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình dạy học. Dựa trên khung năng lực, GV có thể thiết kế các công cụ đánh giá (GV đánh giá người học, SV đánh giá bạn học) và tự đánh giá như bản kiểm mục, bản kiểm quan sát, phiếu đánh giá đồng đẳng, phiếu tự đánh giá Nhờ có các mô tả chi tiết theo các mức độ cần đạt, người học luôn theo dõi được sự tiến bộ của bản thân, bạn cùng học, nhóm học tập. Đồng thời người dạy cũng có được những thông tin đánh giá một cách khách quan, xác đáng giúp kiểm soát chặt chẽ sự tiến bộ của người học để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời. Ví dụ, có thể thiết kế bảng kiểm quan sát năng lực ứng dụng ICT, tính điểm trung bình (TB) cho các SV trong dạy học Hóa học như sau: 71
- TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 7(85) năm 2016 ___ BẢNG KIỂM QUAN SÁT NĂNG LỰC ICT CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM HÓA HỌC Trường Từ Đến Đối tượng quan sát: Lớp , nhóm Tên bài học/ chủ đề học tập Tên GV: Đánh giá mức độ cho từng biểu hiện (0-3) TT Họ tên SV 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB 1 Nguyễn Văn A 2 Nguyễn Thị C 3 TB điểm quan sát GV dựa trên bảng mô tả chi tiết các mức độ về năng lực ICT cho SV Hóa học để đánh giá mức độ biểu hiện tương ứng cho từng SV. Có thể tính trung bình điểm quan sát của mỗi SV, hoặc của mỗi biểu hiện của tất cả SV rồi so sánh với thang 4 mức độ biểu hiện đã đề xuất. Từ đó GV có thể đánh giá được năng lực ICT của mỗi SV hoặc của toàn lớp. Nếu điểm quan sát hoặc điểm trung bình quan sát gần với mức 0, năng lực tương ứng của SV còn thấp, cần được cải thiện hơn. Nếu điểm TB quan sát gần với mức 3, SV đã có năng lực đó ở mức độ cao, cần tiếp tục duy trì. Bảng kiểm quan sát này có thể sử dụng thường xuyên để GV và SV đánh giá định kì hàng tuần hoặc hàng tháng. So sánh kết quả của bảng kiểm quan sát qua từng giai đoạn, GV và HS có thể đánh giá được sự phát triển năng lực của người học trong quá trình dạy học. 5. Kết luận Qua quá trình xây dựng và sử dụng khung năng lực ICT trong học phần Tin học ứng dụng trong Hóa học tại Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm TPHCM năm học 2014-2015, chúng tôi đã thu được những kết quả tích cực nhất định. Khung năng lực giúp GV xác định được những mục tiêu đặt ra cho SV trong học phần, từ đó xây dựng nội dung dạy học và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp hơn. Đồng thời việc tạo cơ hội cho SV tham gia và đánh giá quá trình giúp SV nhận biết được những gì nên làm và cần phải hoàn thiện để đạt kết quả tốt nhất. Cách làm này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Tuy vậy, cần lưu ý một số điểm như sau để việc sử dụng khung năng lực đạt hiệu quả cao: - Cần xây dựng những hoạt động dạy học, bài tập phù hợp để thông qua đó, người học thể hiện các hành vi hoặc tạo ra những sản phẩm học tập, đó là những minh chứng để đánh giá được năng lực người học. - Do một nội dung dạy học không thể phát triển hết tất cả các năng lực thành tố nên GV có thể lựa chọn một vài năng lực thành tố phù hợp để đánh giá tương ứng với các nội dung học tập. 72
- TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Thái Hoài Minh và tgk ___ - Việc đánh giá sự phát triển năng lực rất công phu và tốn nhiều thời gian, công sức của giáo viên. Vì vậy, GV có thể khuyến khích các hình thức tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Đồng thời, GV có thể sử dụng một số phần mềm để tổng hợp, quản lí và xử lí kết quả đánh giá hiệu quả nhất. 1 Năng lực là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí để thực hiện một loại công việc trong một bối cảnh nhất định [2]. 2 Năng lực là thuộc tính cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể [5]. 3 Năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn - một hay một số dạng hoạt động nào đó.” [7] TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (trong chương trình giáo dục phổ thông mới), Hà Nội. 3. Hoàng Hòa Bình (2015), “Năng lực và đánh giá theo năng lực”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 6(71), tr.21-31. 4. Nguyễn Văn Hiền (2009), Hình thành cho sinh viên kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin để tổ chức bài dạy Sinh học, Luận án Tiến sĩ, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 5. Đặng Thành Hưng (2012), “Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực”, Tạp chí Quản lí Giáo dục, 43. 6. Quốc hội (2006), Luật Công nghệ thông tin, Hà Nội. 7. Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội. 8. VVOB (2011), Báo cáo tổng kết hội thảo “Xây dựng chương trình Công nghệ thông tin của UNESCO”, Hà Nội. 9. Craig Blurton (2002), New Directions of ICT-Use in Education, truy cập ngày 8/10/2015, tại trang web 10. International Society for Technology in Education (2008). ISTE Standards for Teachers truy cập ngày 30-12-2014, tại trang web 11. Bennett, J., Hogarth, S., Lubben, F., Campbell, B., & Robinson, A. (2006). ICT in science teaching.Technical report. In: Research Evidence in Education Library. London: EPPI-Centre, Social Science Research Unit, Institute of Education, University of London. 12. Becta ICT research (2003), What research says about using ICT in science?, truy cập ngày 8/10/2015, tại trang web 13. UNESCO (2011), UNESCO ICT competency framework for teachers, UNESCO, France. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 19-11-2015; ngày phản biện đánh giá: 23-11-2015; ngày chấp nhận đăng: 24-4-2016) 73