Xu hướng tác động của fintech đến ngành tài chính tiêu dùng Việt Nam

pdf 12 trang Gia Huy 18/05/2022 3370
Bạn đang xem tài liệu "Xu hướng tác động của fintech đến ngành tài chính tiêu dùng Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfxu_huong_tac_dong_cua_fintech_den_nganh_tai_chinh_tieu_dung.pdf

Nội dung text: Xu hướng tác động của fintech đến ngành tài chính tiêu dùng Việt Nam

  1. 419 XU HƯỚNG TÁC ĐỘNG CỦA FINTECH ĐẾN NGÀNH TÀI CHÍNH TIÊU DÙNG VIỆT NAM ThS. Phùng Thị Hồng Gấm, ThS. Trần Thị Tuyết Vân ĐH Ngân hàng TP HCM TÓM TẮT Thời đại nền tảng công nghệ số đã tạo ra những thay đổi rõ nét trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ ngày càng được hoàn thiện và tiện lợi hơn mà nổi bật nhất chính là sự ra đời nền tảng công nghệ tài chính (Fintech). Các công ty tài chính mà cụ thể là các công ty hoạt động về tài chính tiêu dùng đã nắm bắt xu thế một cách nhanh chóng thông qua việc hợp tác với các công ty Fintech trong việc nâng cao chất lượng trải nghiệm các dịch vụ tài chính từ khách hàng. Thực trạng quan sát cho thấy các công ty tài chính tiêu dùng dù chỉ phát triển gần đây nhưng lại là nhóm ngành tài chính có sự hợp tác sôi nổi nhất với các đơn vị Fintech. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích định tính về thực trạng hợp tác của các công ty tài chính tiêu dùng hàng đầu với các công ty fintech để đánh giá các ưu nhược điểm trong mô hình hợp tác giữa hai đơn vị trên cũng như những triển vọng hợp tác trong tương lai. Bài viết phân tích được những yếu tố như tính đồng nhất của khách hàng chính là yếu tố quan trọng nhất khiến cho việc áp dụng Fintech của các công ty tài chính tiêu dùng mạnh mẽ hơn với ngân hàng cả trong hiện tại và tương lai. Từ khóa: Fintech, công nghệ tài chính, tài chính tiêu dùng, công ty tài chính. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thông qua Fintech nhiều sản phẩm tài chính kỹ thuật số đã xuất hiện như ví điện tử, thanh toán qua di động, cho vay ngang hàng, chuyển tiền ngang hàng, huy động vốn cộng đồng, v.v. Nhờ đó mà bức tranh ngành tài chính đã có những thay đổi đem đến những lợi thế về tốc độ, sự đơn giản hiệu quả cho phép cung cấp các dịch vụ tài chính với chi phí rẻ hơn cho sự trải nghiệm của khách hàng. Đặc biệt là những người nghèo, người ở vùng sâu vùng xa, các đối tượng chưa từng là khách hàng của ngân hàng hoặc nằm ngoài khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Đồng thời xu hướng phát triển của FinTech ngày càng mới mẻ, thú vị và đa dạng hơn. Tuy nhiên sự xuất hiện của các công ty Fintech đã đem đến sự cạnh tranh đối với các ngân hàng trong các sản phẩm dịch vụ về thanh toán, chuyển tiền, cho vay, kinh doanh
  2. 420 ngoại hối và thậm chí là tư vấn đầu tư. Và thực tiễn cho thấy trong những năm gần đây các ngân hàng thương mại đã tích cực chuyển đổi mạnh mẽ trải nghiệm của khách hàng trên nền tảng số trong việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Do đó, đây là thời điểm chín muồi cho sự trỗi dậy của Fintech và sự tác động mạnh mẽ của nó lên hệ thống tài chính ngân hàng mà hệ thống tài chính. Tuy nhiên, tác động của Fintech lên từng phân khúc của hệ thống tài chính ngân hàng là khác nhau, dựa trên những đặc thù trong phân khúc khách hàng mục tiêu của từng nhóm. 2. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN Fintech là cụm từ viết tắt của “Financial Technology” có nghĩa là công nghệ tài chính, nếu hiểu theo nghĩa rộng hơn là bất cứ sự thay đổi nào về mặt công nghệ trong lĩnh vực tài chính. Fintech còn được gọi là người đi tiên phong trong công nghệ thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật số, góp phần phá vỡ những rào cản của thị trường tài chính truyền thống (World Economic Forum, 2017). Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm (Nghị định 79/2002/NĐ-CP) Có thể dễ dàng nhận thấy rằng công nghệ đã thúc đẩy quy trình làm việc trong ngành tài chính ngân hàng rất mạnh mẽ. Nhờ vào các chương trình máy tính và công nghệ mới được sử dụng, đã hỗ trợ cho phép các dịch vụ tài chính ngân hàng diễn ra thuận tiện và nhanh chóng hơn. So với trước đó việc xử lý công việc phải thông qua nhiều quy trình chứng từ phức tạp, các máy tính thì cồng kềnh và việc tương tác hầu như thủ công thì ngày nay mọi thứ điều được số hóa hiện đại hơn. Với sự phổ biến của các dịch vụ tài chính trên toàn thế giới, cơ hội đột phá cho các công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính là rất lớn. Nhiều công ty Fintech đã và đang đặt mục tiêu phát triển các sản phẩm công nghệ, hướng khách hàng đến gần hơn với các loại hình dịch vụ tài chính thông qua hình thức dịch vụ kết nối người tiêu dùng về tài chính qua điện thoại di động như m-money hay cho vay ngang hàng (P2P) Đặc biệt ở các nước đang phát triển, nơi có tỷ lệ sử dụng cũng như tần suất sử dụng các điện thoại thông minh cao, các chương trình m-money đặc biệt hấp dẫn. Thông qua các sản phẩm công nghệ của các công ty Fintech thì các chi phí trung gian có khả năng được cắt giảm, đồng thời mở rộng được khả năng tiếp cập tài chính, khắc phục
  3. 421 sự bất cân xứng thông tin. Nhờ đó các công ty Fintech có khả năng chuyển đổi mạnh mẽ hơn so với các ngân hàng truyền thống. Các dịch vụ của các công ty Fintech góp phần mở ra cánh cửa cho đại bộ phận dân số chưa tiếp cận được với hệ thống tài chính ngân ở nước kém phát triển hơn. Chẳng hạn, ở Tanzania, tính đến năm 2011, chỉ có 12% dân số tiếp cận với hệ thống ngân hàng, nhưng 78% hộ gia đình và 63% số người sở hữu một thiết bị di động. Các hãng viễn thông như Vodacom hợp tác với các ngân hàng khu vực như Nedbank vì họ nhận ra tiềm năng cung cấp các dịch vụ tài chính cho khu vực dân số không tiếp cận với các dịch vụ tài chính phổ thông. Tương tự, ở Nam Phi, nơi chỉ có khoảng 58% dân số có tài khoản ngân hàng trong năm 2014 và 55% sở hữu điện thoại di động, các chương trình m-money như WIZZIT đã thành công trong mục tiêu tiếp cận với cộng đồng. (Giulia McHenry, 2017). 3. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY FINTECH VÀ CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TIÊU DÙNG VIỆT NAM 3.1. Sơ lược về lịch sử phát triển của lĩnh vực Fintech ở Việt Nam So với các ngành công nghiệp khác, ngành Fintech Việt Nam có sự phát triển khá chậm do những quy định cứng nhắc của Chính Phủ. Mãi đến năm 2008 thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới cho phép các tổ chức phi ngân hàng phát triển và thử nghiệm công nghệ tài chính mới trên thị trường như là ví điện tử. Năm 2017, Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 328/QĐ-NHNN nhằm thành lập Ban chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính của Ngân hàng Nhà nước. Ban chỉ đạo sẽ được giao nhiệm vụ về phát triển khung pháp lý cũng như tạo ra được không gian phát triển cho ngành công nghệ tài chính hơn nữa. Kể từ thời điểm đó chúng ta đã đạt được những tăng trưởng vượt bậc trong ngành công nghệ tài chính về mặt quy mô, số lượng các thành viên cũng như các đối tác liên ngành. Theo báo cáo của Ernst & Young vào năm 2017 thì có đến 67 công ty Fintech đặt trụ sở tại Việt Nam, từ đó tạo nên một thị trường với trị giá 4,4 tỷ USD. 3.2. Sơ lược về lịch sử phát triển của lĩnh vực tài chính tiêu dùng ở Việt Nam Tài chính tiêu dùng là một khái niệm rộng và còn khá mới mẻ so với đa số người Việt Nam. Tại Việt Nam, tài chính tiêu dùng chủ yếu được biết đến đến với khái niệm hẹp hơn là tín dụng tiêu dùng – chỉ các khoản cho người tiêu dùng vay bao gồm các sản phẩm như: cho vay mua phương tiện đi lại, mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình, chi phí học tập, chăm
  4. 422 sóc sức khỏe, du lịch, sửa chữa nhà ở và thậm chí là chi tiêu cho các khoản chi tiêu đám cưới. Người tiêu dùng có thể sử dụng tiền vay để mua bất kỳ hàng hóa gì (tức không bị ràng buộc), nhưng cũng có trường hợp nó gắn liền với việc mua một hàng hóa cụ thể, ví dụ như tín dụng thuê mua. Chủ thể cung cấp tín dụng tiêu dùng được biết đến là các ngân hàng và các công ty tài chính tiêu dùng. Hoạt động cấp tín dụng tiêu dùng chỉ phục vụ cho mục đích tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình, có sự khác biệt so với hoạt động cho vay thương mại phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh. Các sản phẩm của tài chính tiêu dùng hay tín dụng tiêu dùng rất đa dạng nhưng hiện nay các khoản cho vay mua phương tiện đi lại và mua đồ dùng, trang thiết bị rất được các công ty tài chính chú trọng. Theo Thông tư 43/2016/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về khái niệm cho vay tiêu dùng của công ty tài chính như sau: Cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100 triệu đồng. 4. TÁC ĐỘNG CỦA FINTECH ĐỐI VỚI NGÀNH TÀI CHÍNH TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM 4.1. Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tín dụng tiêu dùng Đã từ lâu hình thức tín dụng tiêu dùng khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, các quốc gia đang phát triển muốn hướng tới việc thực hiện các giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng thay vì dùng tiền mặt. Tuy nhiên ở Việt Nam thì ngược lại, hình thức tín dụng tiêu dùng chỉ mới phát triển mạnh trong vòng 5 năm trở lại đây. Việt Nam được mệnh danh là “xã hội tiền mặt”, chúng ta đã quen với việc dùng tiền mặt thanh toán cho hàng hóa tiêu dùng với những món hàng có trị giá vài trăm nghìn, vài triệu và thậm chí là vài trăm triệu vẫn được chi trả trực tiếp bằng tiền mặt. Thị trường Việt Nam mang lại rất nhiều cơ hội cho ngành tài chính tiêu dùng với quy mô gần 100 triệu dân, trong đó hơn 50% dân số chưa tiếp cận được đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Chính mảnh đất màu mỡ đầy tiềm năng này đã tạo điều kiện cho các công ty tài chính tiêu dùng ra đời và phát triển với tốc độ nhanh chóng.
  5. 423 Trong vòng 5 năm trở lại đây, ngành tài chính tiêu dùng Việt Nam tăng trưởng với tốc độ chóng mặt với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 33,7% từ năm 2013 đến năm 2018. Nguồn: Tổng hợp của tác giả Nếu trước đây hệ thống tổ chức tín dụng của Việt Nam rất hạn chế trong việc cung cấp nguồn vốn cho các cá nhân trong việc tiêu dùng thì chỉ một vài năm trở lại đây, nguồn vốn của các tổ chức tín dụng (TCTD) dành riêng cho phân khúc khách hàng cá nhân đã tăng trưởng ấn tượng. Chỉ tính từ năm 2013 đến nay, tín dụng tiêu dùng của toàn hệ thống tín dụng đã tăng trưởng từ mức hơn 260.000 tỷ đồng lên mức 1.400.000 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng hơn 35% mỗi năm. Trong đó các công ty tài chính tiêu dùng đã tăng trưởng với tốc đột rất nhanh cho phân khúc các khách hàng cá nhân không thể tiếp cận các khoản vay của ngân hàng, và đạt cột mốc 168.000 tỷ đồng năm 2018.
  6. 424 Dư nợ tín dụng tiêu dùng của các tổ chức tín dụng Thị phần thị trường tín dụng tiêu dùng FE Credit Home Credit Ngân hàng thương mại Công ty tài chính HD Saison Các tổ chức còn lại 1,600 168 140 1,200 22% 74 1,232 800 38 1,030 10% 55% Nghìn Nghìn tỷ đồng 400 886 545 13% 0 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, One Road Research. Dữ Nguồn: Bloomberg, One Road Research liệu cập nhật vào 1 tháng 7, 2019 Dữ liệu cập nhật vào 17 tháng 6, 2019 Những công ty tên tuổi lớn trong thị trường tín dụng tiêu dùng như FE Credit, Home Credit và HD Saison đang dần trở nên quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Những công ty này giúp cho người dân có thu nhập thấp có thêm nhiều cơ hội cải thiện chất lượng cuộc sống khi điều kiên vay vốn của các ngân hàng vẫn còn rất khắt khe với họ. Đi đôi với sự phát triển của ngành tài chính tiêu dùng là sự phát triển của thị trường công nghệ tài chính (Fintech). Theo ước tính của Solidiance, thị trường công nghệ tài chính sẽ chạm mốc 7,8 tỷ USD vào năm 2020. Hơn thế nữa, các tổ chức tài chính đang ngày càng gia tăng sự hợp tác với các công ty Fintech trong các dự án nhằm cải thiện hiện quả hoạt động và phát triển khách hàng. 4.2. Lợi thế của các công ty tài chính tiêu dùng trong việc hợp tác với các công ty Fintech Các tổ chức tín dụng như FE Credit có quy mô nhỏ hơn so với các ngân hàng, chính nhờ cấu trúc gọn nhẹ đã giúp cho các tổ chức áp dụng công nghệ một cách nhanh chóng. Điều này cũng phù hợp với nhu cầu và tốc độ tăng trưởng của các dịch vụ FinTech khi mà các công ty cho vay tiêu dùng đang có tốc độ phát triển tốt trong những năm qua. Mặt khác, các ngân hàng địa phương thì kém linh hoạt và quy mô quá lớn của họ làm giới hạn khả năng thực hiện sự thay đổi sâu rộng với hạ tầng tài chính một cách nhanh chóng. Những khiếm khuyết này có thể không phù hợp với sự phát triển cũng như khát vọng tăng trưởng trong dài hạn của FinTech.
  7. 425 Các ngân hàng thường nhắm tới những nhóm nhân khẩu học có thu nhập cao. Thực tế này đã bỏ qua một tỷ lệ lớn những người Việt Nam không có tài khoản ngân hàng. Theo như Solidiance Research, 41% dân số Việt Nam không tiếp cận được với các dịch vụ ngân hàng. Đương nhiên, ngành FinTech có thể khám phá đối tượng khách hàng tiềm năng này nhưng những trải nghiệm của họ về các sản phẩm của tài chính ngân hàng cũng như sự tuân thủ là một thách thức lớn. Khi đó các tổ chức tín dụng đến và thay thế các ngân hàng với chuyên môn tài chính của họ. Trong sân chơi về tài chính tiêu dùng, FE Credit đã đi tiên phong và thống lĩnh trong việc tiếp cận với mục tiêu tiêu khác hàng có thu nhập từ dưới 10 triệu đồng/tháng. Đây là nhóm nhân khẩu học được coi là quá rủi ro cho hầu hết các ngân hàng muốn tiếp cận, do đó FE Credit đã thấy được cơ hội và cực kỳ thành công trong việc nắm bắt các nhu cầu tín dụng của nhóm này. Mặt khác, môi trường pháp lý cũng đang được hỗ trợ bởi các kế hoạch của Chính phủ trong việc mở rộng tỷ lệ tiếp cận tài chính từ 41% lên đến 70% vào năm tới. Sự hỗ trợ này là rất quan trọng bởi vì cả ngành tài chính và FinTech đều được sự hỗ trợ và điều tiết bởi Ngân hàng Nhà nước. Tất cả những tín hiệu rõ ràng này cho thấy một cơ hội chín muồi để các công ty tài chính tiêu dùng và Fintech cùng nhau tăng trưởng bứt phá. Tỷ lệ thâm nhập hệ thống ngân hàng trên dân số (%) Malaysia 92% Thái Lan 86% Việt Nam 59% Nguồn: Solidiance Research, One Road Research 4.3. Thực trạng hợp tác giữa các công ty Fintech và các công ty tài chính tiêu dùng Tháng 7/2018, Home Credit Việt Nam và Ví Momo đã ký kết hợp tác chiến lược, giúp khách hàng dễ dàng kết nối với các sản phẩm, dịch vụ tài chính thông qua nền tảng di động, khách hàng có thể chọn thanh toán khoản vay bằng Ví MoMo ngay trên ứng dụng quản lý khoản vay của Home Credit. Trong tương lai, Home Credit còn có kế hoạch nâng cấp sản
  8. 426 phẩm cho phép đăng ký khoản vay tiền mặt ngay trên ứng dụng di động và nhận giải ngân khoản vay trên Ví MoMo. Đối với HD Saison, tổ chức này cũng không ngừng đầu tư công nghệ cho các sản phẩm của mình với sự thừa hưởng nền tảng công nghệ từ hai tập đoàn tài chính lớn là Ngân hàng Société Générale (Pháp) và Tập đoàn Credit Saison (Nhật Bản). Không những thế, với việc cùng là thành viên của hệ sinh thái Sovico Holdings cùng các thành viên như VietjetAir và HDBank. Tháng 6/2019, HD Saison đã triển khai một sản phẩm độc quyền trên thị trường là cho phép khách hàng vay mua trả góp vé máy bay VietjetAir, thông qua việc kết nối hệ thống đặt vé máy bay của VietjetAir (phát triển bởi đối tác Intelisys - Canada) với phần mềm lõi (core-lending) quản lý khoản vay khách hàng của HD Saison thông qua công nghệ API. Tài chính tiêu dùng – Các đối tác Fintech Xếp Các công ty tài Đối tác Tổ chức mẹ Ngành hạng (*) chính tiêu dùng Fintech Ví điện tử, ứng dụng thanh 1 FE CREDIT VP Bank Moca toán Home Credit Home Credit MoMo, Ví điện tử, ứng dụng thanh 2 Vietnam B.V. Airpay toán HD Bank, Ví điện tử, ứng dụng thanh 3 HD Saison MoMo Credit Saison toán * Dữ liệu tính đến 2018. Nguồn: Trang chủ các công ty Về phía FE Credit, tổ chức này đang rất nổi bật với sự lựa chọn đối tác của mình. Không chỉ dừng lại ở các ứng dụng cho vay trên nền tảng di động, chiến lược cho vay tiêu dùng của FE Credit ngày càng tập trung vào tự động hóa quy trình cho vay, phá vỡ mô hình cho vay tiêu dùng truyền thống. Việc không ngừng đưa ra các sản phẩm công nghệ như $NAP (cho phép khách hàng đăng ký khoản vay tiêu dùng trên các thiết bị thông minh), hay SHIELD (ứng dụng hỗ trợ khách hàng mua bảo hiểm trực tuyến) và kế đến là ứng dụng FE Card Mobile (với chức năng như một thẻ tín dụng ảo giúp chủ thẻ chi tiêu hoặc rút tiền nhanh chóng không cần ATM), cùng với việc hợp tác với Go Bear và Vymo, FE Credit không những nâng cao được trải nghiệm của khách hàng, thúc đẩy khả năng tiếp
  9. 427 cận tín dụng cho người Việt mà còn thúc đẩy được năng suất bán hàng và tự động hóa quy trình giải ngân và thu nợ cho vay. Nguồn: FE Credit Không giống như những công ty cùng ngành, FE Credit luôn cố gắng để trở thành lực lượng đột phá trong ngành tài chính tiêu dùng. Điểm mấu chốt trong sự sáng tạo của FE Credit nằm ở tự động hóa và đột phá về công nghệ nhằm mục đích là chuyển đổi mô hình kinh doanh tín dụng truyền thống. Những người cho vay tiêu dùng đã cực kỳ chủ động tìm kiếm các mối quan hệ đối tác độc đáo và độc nhất, điều này sẽ tăng cường hoạt động cũng như là trải nghiệm của khách hàng. 5. XU HƯỚNG HỢP TÁC GIỮA FINTECH VÀ CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TIÊU DÙNG Chính phủ Việt Nam đã công bố kế hoạch với mục tiêu có hơn 70% dân số trên 15 tuổi sở hữu tài khoản ngân hàng trong vòng thời gian một năm. Theo như Southeastasiaglobe, tính đến tháng 1/2019, chỉ có 31% số người trong độ tuổi trưởng thành tại Việt Nam sở hữu tài khoản ngân hàng và thậm chí chỉ có 4,1% công dân Việt Nam có thẻ tín dụng. Những con số trên còn thể hiện một hàm ý rằng có một lượng lớn dân số, đặc
  10. 428 biệt là dân số ở khu vực nông thôn không có tài khoản ngân hàng hoặc không tiếp cận được đầy đủ các dịch vụ từ ngân hàng do những hạn chế về kiến thức tài chính, đặc biệt là năng lực tài chính để được ngân hàng chấp nhận. Đây là nhóm nhân khẩu học có thu nhập thấp và hành vi chi tiêu là đồng nhất. Ngoài ra, số lượng người Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh đã chạm đến 84% vào năm 2017 theo Vietnambiz. Điều này cho thấy một cơ hội sinh lời cho các công ty Fintech hợp tác với các công ty cho vay tiêu dùng nhằm tiếp cận với nhóm nhân khẩu học này. Một khảo sát năm 2017 được thực hiện bởi Ngân hàng Nhà nước đã củng cố thêm cho luận điểm này. Khảo sát cho thấy rằng số lượng giao dịch tài chính thông qua các thiết bị di động đã tăng 81% trong khi các giao dịch qua Internet Banking đã tăng đến 67% so với năm trước. Do đó, có thể thấy rằng người tiêu dùng hiện nay rất am hiểu về công nghệ và thậm chí họ ngày càng sử dụng điện thoại đi động như một kênh để tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng. Sau giai đoạn bùng nỗ phát triển khách hàng trong giai đoạn 2014-2020 thì giờ đây các công ty tài chính tiêu dùng đã có một cơ sở khách hàng vững chắc với lịch sử giao dịch được ghi nhận và phân tích chi tiết. Hơn nữa, việc đẩy mạnh sản phẩm thẻ tín dụng cho các khách hàng cá nhân đã giúp cho các công ty tài chính tiêu dùng có thể hợp tác với các công ty Fintech để phân tích về các hành vi về xu hướng tiêu dùng của các nhóm đối tượng khách hàng trong danh mục của mình. Dựa trên những kết quả phân tích thì các nhóm khách hàng trên đã được các công ty tài chính tiêu để đánh giá các cơ hội phát triển các sản phẩm trên từng phân khúc khách hàng khác nhau. Các công ty tài chính tiêu dùng hàng đầu như FE Credit hay Home Credit sẽ bắt đầu hợp tác với các nền tảng Fintech để có thể xây dựng một hệ sinh thái dịch vụ tài chính xoay quanh sản phẩm cho vay nền tảng.
  11. 429 Nguồn: FE Credit Các sản phẩm được cung cấp hiện tại không chỉ dựa xoay quanh các khoản vay truyền thống hay các sản phẩm cho vay qua thẻ tín dụng mà nó còn cung cấp các sản phẩm tài chính khác như bảo hiểm, giao dịch không dùng tiền mặt và thậm chí là đầu tư. Dựa trên xu hướng phát triển đó thì hợp tác giữa các công ty tài chính tiêu dùng với các đơn vị Fintech sẽ được dự báo tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Xu hướng trên hoàn toàn khả thi khi các thông báo về hợp tác với các tổ chức Fintech được các công ty tài chính tiêu dùng công bố ngày càng nhiều. Gần đây nhất thì FE Credit đã hợp tác với MEDICI, một công ty đa quốc gia với vai trò là trung gian trong việc kết nối các startup và các nhà đầu tư, vào cuối năm 2019 để triển khai chương trình Tăng tốc hành trình khởi nghiệp FE XCELERATE. Các đơn vị Start-up sẽ giải quyết các vấn đề mà FE Credit đang đối mặt trong việc quản lý vận hành cũng như khai thác tốt hơn tập khách hàng của đơn vị đang có. Các giải pháp tốt của các đơn vị sẽ được FE Credit cân nhắc triển khai trong thực tế sắp tới. Trong cùng thời gian thì Home Credit đã hợp tác cùng với các đối tác Fintech như OnePay, AirPay để phát triển các sản phẩm xét duyệt cho vay tự động qua các thiết bị di động. Việc đẩy nhanh thời gian xử lý các thông tin của khách hàng trong quy trình vay đã rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng cũng như nâng cao chất lượng thẩm định sẽ tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho Home Credit trong giai đoạn tới so với các công ty tài chính tiêu dùng khác.
  12. 430 6. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã góp phần cung cấp những cơ sở để giải thích cho sự phát triển trong mối quan hệ hợp tác giữa các công ty tài chính tiêu dùng và các công ty fintech. Với tham vọng phát triển trở thành một trung gian cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng của các công ty tài chính tiêu dùng thì xu hướng hợp tác sẽ ngày càng sâu rộng. Sau giai đoạn phát triển mạnh ban đầu thì thị trường tài chính tiêu dùng ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong nước và các công ty nước ngoài. Các công ty tài chính tiêu dùng có thể xây dựng được hệ thống liên kết chặt chẽ với các công ty fintech sẽ có thể vừa tạo được các lợi thế cạnh tranh vừa khai thác tốt hơn thu nhập tạo ra từ các khách hàng trong danh mục của mình thông qua các hệ thống phân tích dữ liệu khách hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tài chính FE CREDIT các năm 2016, 2017, 2018 truy cập ngày 20/06/2020. 2. Dang Cong Thuc (2017), Bàn về xu hướng FINTECH trong lĩnh vực ngân hàng và những chuyển động ban đầu ở Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng Nhà nước. 3. Giulia McHenry (2017). Digital and Financial Inclusion: How Internet Adoption Impacts Banking Status, An NTIA Working Paper 4. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam VNBA (2017), Fintech - Xu hướng phát triển và khuyến nghị đối với NHNN Việt Nam, 5. Josef Horák (2016). Does industry 4.0 influence efficiency of financial management of a company? The 10th International Days of Statistics and Economics, Prague. 6. Nguyễn Văn Ngọc (2016), Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 7. Nguyễn Văn Tâm, (2018), Phát triển công nghệ tài chính tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức, Tạp Chí Tài Chính. 8. S Ramadorai (2016). Are we ready for the 4th Industrial Revolution? Nani Palkhivala Memorial Lecture on 27th February 2016 9. Xavier Vives (2017). The Impact of Fintech on Banking, European economy 10. Yinqiao Li, Renée Spigt and Laurens Swinkels (2017). The impact of FinTech start- ups on incumbent retail banks’ share prices, Financial Innovation. 11. FinTech News (2017), Vietnam FinTech Startups, fintech-startups/, truy cập ngày 20/06/2020