Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào các nước CPTPP: Cơ hội và thách thức

pdf 10 trang Gia Huy 18/05/2022 1770
Bạn đang xem tài liệu "Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào các nước CPTPP: Cơ hội và thách thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfxuat_khau_hang_hoa_cua_viet_nam_vao_cac_nuoc_cptpp_co_hoi_va.pdf

Nội dung text: Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào các nước CPTPP: Cơ hội và thách thức

  1. XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO CÁC NƢỚC CPTPP CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC PGS, TS. Phan Tố Uyên Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm lược: Tháng 11/2017, 11 nước thành viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên còn lại của TPP (không bao gồm Hoa Kỳ). CPTPP giữ nguyên gần như toàn bộ các cam kết của TPP ngoại trừ các cam kết của Hoa Kỳ hoặc với Hoa Kỳ và một số sửa đổi. Đây là hiệp định mang tính bước ngoặt về thương mại và đầu tư của thế kỷ XXI, CPTPP được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thành viên. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trong CPTPP mang tính bổ sung cao, Việt Nam luôn xuất siêu vào thị trường các nước CPTPP. Đây là cơ hội giúp cho Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu và phát triển kinh tế đất nước. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả khái quát về CPTPP, những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước CPTPP, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước CPTPP. Từ khóa: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương, CPTPP, xuất khẩu hàng hóa 1. Đặt vấn đề Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement – TPP) chính thức được ký kết ngày 04/02/2016 tại New Zealand và dự kiến có hiệu lực vào năm 2018. Tuy nhiên tháng 1/2017, Hoa Kỳ tuyên bố rút kh i TPP, khiến TPP không thể đáp ứng điều kiện có hiệu lực như dự kiến ban đầu. Tháng 11/2017, 11 nước thành viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). CPTPP được chính thức ký kết tại Thủ đô Santiago của Chile vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên còn lại của TPP (không bao gồm Hoa Kỳ). Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30 chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút kh i Hiệp định TPP. 20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu tr tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua s m của Ch nh phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản l hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài ch nh, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nh ng. Tuy nhiên, toàn bộ các cam kết về mở c a thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyên trong Hiệp định CPTPP. Đây là hiệp định mang t nh bước ngoặt về thương mại và đầu tư của thế kỷ XXI, CPTPP được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thành viên. 233
  2. Hơn nữa, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trong CPTPP t nh tương đồng t, t nh bổ sung cao, Việt Nam luôn xuất siêu vào thị trường các nước CPTPP. Đây là cơ hội giúp cho Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu và phát triển kinh tế đất nước. So với các hiệp định BTA (Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ), AFTA (Khu vực Thương mại Tự do Đông Nam Á) và WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới), nội dung của CPTPP được mở rộng hơn cả về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu tr tuệ. Bên cạnh đó CPTPP còn đề cập đến các vấn đề phi thương mại như mua s m ch nh phủ, môi trường, lao động, công đoàn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp v a và nh . CPTPP được coi là hiệp định mang t nh bước ngoặt của thế kỷ XXI, CPTPP ra đời nhằm mục đ ch để các nước Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng gần nhau hơn, tạo ra một khu vực thương mại tự do, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu khi vẫn đề cập đến các vấn đề mang t nh thế hệ mới. CPTPP có vai trò quan trọng đối với kinh tế thế giới không ch bởi vị tr địa l quan trọng mà còn bởi quy mô kinh tế, quy mô trao đổi thương mại giữa các quốc gia tham gia CPTPP. Khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, nó sẽ tạo ra một khối thương mại tự do với gần 500 triệu dân và tổng kim ngạch thương mại vượt hơn 10.000 tỷ USD. Mặc d không có Hoa Kỳ tham dự trong CPTPP, tuy nhiên, các thị trường như Cana- da, Nhật Bản, Australia, Mexico vẫn là những thị trường rất tiềm năng cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. CPTPP có những điều khoản rất mở cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản vào thị trường rất tiềm năng là Nhật Bản. Tuy nhiên, những điều khoản mở c ng đi kèm những yêu cầu g t gao hơn về quy t c xuất xứ và các hàng rào phi thuế quan v dụ như vấn đề môi trường, nguồn gốc xuất xứ thủy sản . Doanh nghiệp đánh giá CPTPP t hấp dẫn hơn bởi thị trường lớn là Hoa Kỳ không còn, vì vậy, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng t hơn TPP. Với 20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn trong CPTPP c ng được cho là tạm thời giúp doanh nghiệp “dễ thở” hơn. Ngoài ra, một vấn đề lớn hơn đó là doanh nghiệp kỳ vọng thông qua CPTPP sẽ có sự cải cách mạnh mẽ về thể chế và thông thoáng trong đầu tư và kinh doanh. CPTPP là Hiệp định tiêu chuẩn cao, đa số các nước tham gia đàm phán đều có cơ cấu kinh tế mang t nh bổ sung với kinh tế Việt Nam và là các thị trường mà Việt Nam duy trì xuất siêu với kim ngạch lớn (Bảng 1). Có thể nói, đây là cơ hội giúp cho Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu và phát triển kinh tế đất nước. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước CPTPP, t đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước CPTPP có nghĩa thực tiễn sâu s c. 2. Những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào các nƣớc CPTPP K kết một Hiệp định thương mại tự do (FTA) đồng nghĩa với việc chấp thuận mở rộng thị trường của mình cho hàng hóa dịch vụ nước ngoài c ng như xác lập quyền tiếp cận ưu tiên của hàng hóa dịch vụ nước mình tại thị trường đối tác. Với cách hiểu thông thường này, lợi ch trong CPTPP của Việt Nam chủ yếu nằm ở khả năng hàng hóa dịch vụ của chúng 234
  3. ta sẽ thuận lợi hơn khi tiếp cận thị trường các nước đối tác thông qua việc đối tác c t giảm thuế quan, bãi b các điều kiện đối với đầu tư, dịch vụ. Tuy nhiên, Việt Nam c ng sẽ phải mở c a chào đón hàng hóa, dịch vụ của các nước đối tác tại thị trường trong nước. Điều này cho thấy, CPTPP không ch đem lại cơ hội mà còn đem lại rất nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. 2.1. Những cơ hội đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước CPTPP Thứ nhất, tham gia Hiệp định CPTPP giúp Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu Tham gia Hiệp định CPTPP, các quốc gia thành viên nhất tr xóa b hoặc c t giảm hoàn toàn 97- 100% dòng thuế sẽ tạo động lực cho xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt đối với các mặt hàng xuất khẩu được đánh giá sẽ hưởng lợi nhiều t hiệp định CPTPP như : dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ qua đó, thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Theo đánh giá của World Bank (2015,1) “Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất t gia nhập TPP với giá trị tăng thêm về GDP và xuất khẩu cao nhất so với các thành viên còn lại, tăng lần lượt 10% và 30,1% vào năm 2030 trong khi giá trị tăng thêm trung bình của toàn bộ các nước TPP ch ở mức 1,1% và ~11% (so với kịch bản không hội nhập TPP)”. Vì vậy, với việc tiếp tục là thành viên CPTPP thì Việt Nam vẫn được coi là quốc gia được lợi nhiều nhất khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực. Quan hệ thương mại của Việt Nam với các thành viên CPTPP t nh tương đồng t và t nh bổ sung khá cao. Nhiều nước tham gia CPTPP là đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam như : Singapo, Nhật Bản, Malaysia, Australia . Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các quốc gia này nếu như năm 2012 mới ở mức 25,45 tỷ USD thì đến năm 2017 đã đạt 34,11 tỷ USD (trong đó Nhật Bản chiếm gần 50%). Do đó, khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào những thị trường này sẽ ngày càng gia tăng và khối các quốc gia CPTPP sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Trong số 10 nước xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào CPTPP thì Nhật Bản là lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt 20,412 tỷ USD vào năm 2019 (chiếm 7,5 % kim ngạch xuất khẩu cả nước ). Tiếp theo là Canada với kim ngạch xuất khẩu trên 3,912 tỷ USD (năm 2019). Bên cạnh đó, Nhật Bản và Australia còn là những thị trường xuất khẩu ch nh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như sản phẩm dệt may; giày dép các loại; gỗ và các sản phẩm gỗ; hàng thủy sản; hàng nông sản; máy vi t nh, sản phẩm điện t và kinh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ t ng khác; túi xách, v , vali, m và ô d ; hạt điều; dầu thô. Vì vậy, khi các quốc gia trong CPTPP giảm thuế nhập khẩu về 0% sẽ giúp tạo ra “cú h ch” lớn đối với xuất khẩu của Việt Nam. Đối với ngành hàng dệt may, hiện nay các quốc gia trong CPTPP đều là những đối tác xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước. Đặc biệt năm 2018, 12,5 % các mặt hàng quần áo, da giày của Việt Nam được xuất khẩu vào Nhật Bản (đạt kim ngạch 3,81 tỷ USD). Do đó, khi CPTPP thực thi, ngành dệt may Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt được mức tăng trưởng lớn trong những năm tới. Thuế nhập khẩu hàng dệt may vào các nước CPTPP giảm 50% ngay năm đầu tiên CPTPP có hiệu 235
  4. lực (tương đương 1 tỷ USD) và tăng lên trong những năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 30%/năm; về quy t c xuất xứ “t sợi trở đi”, có một số linh hoạt như nhập nguyên liệu t nước thứ ba để sản xuất hàng dệt may xuất khẩu vẫn được hưởng ưu đãi theo CPTPP Bảng 1: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia CPTPP giai đoạn 2014 - 2019 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 VN VN VN VN VN VN VN VN VN VN VN VN nhập xuất nhập xuất nhập xuất nhập xuất nhập xuất nhập xuất Đối tác khẩu khẩu khẩu khẩu khẩu khẩu khẩu khẩu khẩu khẩu khẩu khẩu (Tỷ (Tỷ (Tỷ (Tỷ (Tỷ (Tỷ (Tỷ (Tỷ (Tỷ (Tỷ (Tỷ (Tỷ USD) USD) USD) USD) USD USD) USD USD) USD USD USD USD Canada 0,386 2,081 0,480 2,450 0,395 2,652 0,774 2,71 0,857 3.014 0,860 3,912 Mexico 0,264 1,036 0,500 1,580 0,484 1,888 0,566 2,339 1,124 2,239 0,642 2,827 Chile 0,368 0,522 0,299 0,670 0,231 0,805 0,282 0,999 0,306 0,781 0,288 0,940 Peru 0,098 0,186 0,0600 0,245 0,076 0,277 0,117 0,331 0,083 0,25 0,081 0,341 Nhật Bản 12,908 14,704 14,426 14,140 15,064 14,671 16,6 16,8 19,04 18,833 19,525 20,412 Singapore 7,01 2,833 6,120 3,350 4,762 2,420 5,300 2,960 4,526 3,195 4,091 3,197 Malaysia 4,193 3,93 4,189 3,600 5,171 3,341 5,860 4,200 7,450 4,064 7,290 3,788 Brunei 0,118 0,049 0,060 0,025 0,070 0,020 0,051 0,0215 0,036 0,018 0,177 0,066 Australia 2,058 3,99 2,050 3,000 2,424 2,864 3,170 3,300 3,750 3,965 4,455 3,494 New Zea- 0,478 0,316 0,400 0,340 0,357 0,356 0,449 0,458 0,532 0,504 0,552 0,542 land Tổng 27,881 29,647 28,584 29,400 29,034 29,294 33,169 34,1185 37,710 36,867 37,966 39,525 Tổng kim ngạch XK (NK) của 148,058 150,042 165,609 162,439 174,8 176,7 211,1 214,1 236,69 243,48 254,45 263,45 VN (Tỷ USD) Tỷ trọng đóng góp của nhóm 18,83 19,76 17,26 18,09 16,60 16,58 15,71 15,94 15,93 15,14 14,92 15,00 quốc gia CPTPP (%) Nguồn: Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, sản lượng ngành dệt may của Việt Nam đạt mức tăng trưởng kỷ lục 90% vào năm 2020 trong điều kiện CPTPP có hiệu lực. C ng theo tổ chức này, tốc độ tăng trưởng chung của ngành dệt may có thể đạt 41%, tương ứng với giá trị xuất khẩu tăng thêm 11,5 tỷ USD năm 2020. Đối với ngành hàng thủy sản, đây c ng được cho là ngành tận dụng được nhiều lợi thế khi Việt Nam gia nhập CPTPP bởi Nhật Bản là một trong số các quốc gia nhập khẩu thủy sản 236
  5. hàng đầu Việt Nam. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào quốc gia này đạt 1,39 tỷ USD, tăng 6,4 % so với 2017 (trong đó tôm và cá ngừ là mặt hàng tăng trưởng tốt nhất) và chiếm tới 15,62% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trong những năm qua, tỷ trọng xuất khẩu thủy sản vào khối các quốc gia CPTPP luôn chiếm trên dưới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Sau khi Hiệp định CPTPP được k kết vào tháng 3/2018, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã bước đầu thấy được nhiều t n hiệu t ch cực. Nhật Bản cam kết mức xóa b ngay là 91%, Canada c ng gần như xóa b 100% thuế cho tất cả mặt hàng nông, thủy sản, đồ gỗ t Việt Nam. Mới đây, Nhật Bản đã bãi b thuế nhập khẩu đối với sản phẩm cá ng và cá hồi và mở c a cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các nước thành viên tham gia t ch cực hơn vào thị trường này. Đối với ngành hàng nông sản, các nước thành viên CPTPP c ng sẽ mở c a cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn, chất lượng. Nhật Bản c ng cam kết xóa b thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực cho 78% kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam; mức cam kết đạt được với Mexico không nhiều, trong đó nông sản thuế ch đưa về 0% cho khoảng 37% kim ngạch xuất khẩu Đặc biệt, tám nước thành viên sẽ xóa b ngay thuế cho gạo Việt Nam, Mexico và Chile sẽ xóa thuế cho gạo VN sau 8 - 10 năm, riêng Nhật Bản không cam kết xóa thuế cho mặt hàng này của Việt Nam. Mặt hàng cà phê nguyên liệu c ng được 10 thành viên b ngay thuế khi hiệp định có hiệu lực, tr Mexi- co giữ lộ trình. Thứ hai, tham gia Hiệp định CPTPP góp phần tạo động lực để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng hàng hóa dịch vụ và thúc đẩy xuất khẩu CPTPP hướng tới một sân chơi bình đẳng, không phân biệt quốc gia phát triển hay đang phát triển, trong khi WTO vẫn có các ch nh sách ưu tiên cho các quốc gia đang phát triển. Điều này tạo ra sức ép rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi phải cạnh tranh hoàn toàn bình đẳng với các doanh nghiệp lớn đến t các thị trường phát triển hơn như Nhật Bản, hay Australia, đặc biệt trong bối cảnh 96% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nh và siêu nh . Có thể nói, chính sức ép cạnh tranh mà CPTPP đem lại sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng hàng hóa và dịch vụ để có thể tồn tại và chiến th ng trong cạnh tranh. Ở một khía cạnh khác, CPTPP c ng giúp các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ thông qua khả năng c t giảm chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp Việt Nam được mua nguyên vật liệu, máy móc thiết bị nhập khẩu t các nước CPTPP với chi phí thấp do c t giảm thuế quan và các rào cản thương mại khác. Tiếp đó, các ngành sản xuất s dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị nhập khẩu t các nước thành viên CPTPP lại tiếp tục được hưởng lợi t việc giảm thuế quan nhập khẩu vào các thị trường trong khối CPTPP, qua đó hàng hóa Việt Nam có thể tiếp cận những thị trường lớn như Nhật Bản, Aus- tralia với giá thành sản xuất giảm và sức cạnh tranh tăng lên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp c ng cần thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để 237
  6. đổi mới và phát triển. CPTPP ch c ch n sẽ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp nào chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thông qua việc xây dựng và điều ch nh kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn nhằm thúc đẩy dòng chảy của hàng hóa vào các thị trường đối tác tiềm năng. Thứ ba, Tham gia Hiệp định CPTPP góp phần tạo cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu Tham gia CPTPP sẽ giúp Việt Nam có được các cơ hội mới t chuỗi cung ứng mới hình thành sau khi CPTPP có hiệu lực. Các nước CPTPP tạo ra một khối thương mại tự do với gần 500 triệu dân và tổng kim ngạch thương mại vượt hơn 10.000 tỷ USD. Bao gồm các thị trường lớn như Nhật Bản, Canada, Australia ch c ch n sẽ mở ra rất nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành. Theo Lê Quốc Phương (2013) cho rằng nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Samsung, Intel, Microsoft, LG đã đầu tư mạnh vào Việt Nam với mục tiêu biến nước ta trở thành một trong những điểm quan trọng trong chuỗi sản xuất các mặt hàng công nghệ cao như bộ vi x l máy t nh, điện thoại thông minh, các mặt hàng s dụng công nghệ mới Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ t các tập đoàn lớn. Đồng thời, đây c ng ch nh là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Vì vậy, nếu Việt Nam có những cải cách kịp thời về thể chế kinh tế, môi trường kinh doanh và luật pháp, đồng thời cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa, Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn t làn sóng đầu tư mới, tạo ra nhiều công ăn việc làm, hình thành năng lực sản xuất mới để tận dụng các cơ hội xuất khẩu và tham gia các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu do CPTPP đem lại. Thứ tư, tham gia Hiệp định CPTPP tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng gia tăng giá trị Với cam kết xóa b toàn bộ thuế nhập khẩu ngay khi CPTPP có hiệu lực tr nhóm các mặt hàng có lộ trình 3, 5, 10 năm, tất cả các nước thành viên đều kỳ vọng vào việc thúc đẩy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Nếu hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đáp ứng đầy đủ điều kiện xuất xứ trong CPTPP để hưởng mức ưu đãi 0%, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến các nước thành viên CPTPP sẽ tăng dự kiến 28,4% tương đương 67,9 tỷ USD, đặc biệt là nhóm mặt hàng dệt may, da giầy tăng thêm 45,9% (theo nghiên cứu của Petri). Trong đó, giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào hai thị trường lớn Nhật Bản và Malaysia sẽ càng tăng mạnh trong các ngành như dệt may, da giầy, thủy hải sản. Hơn nữa, Nhật Bản có vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam theo hướng tăng xuất khẩu mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị cao, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô. Tham gia CPTPP là cơ hội tốt nhất để Việt Nam - Nhật Bản xây dựng chuỗi cung ứng đối với các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp là thế mạnh của Nhật Bản, t đó gia nhập vào chuỗi cung ứng của khu vực và toàn thế giới. 238
  7. 2.2. Những thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nƣớc CPTPP Thứ nhất, sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng lên và nguy cơ thất bại của các doanh nghiệp trên chính thị trường nội địa Hiện nay, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn tồn tại rất nhiều hạn chế: (i) Quy mô nh , tính chất phi chính thức lớn, công nghệ và quản lý còn yếu kém, sức cạnh tranh không cao; (ii) Thiếu chủ động trong việc n m b t thông tin và tận dụng những cơ hội lớn mà các cam kết quốc tế mang lại; (iii) Thiếu tính sáng tạo, có tâm lý ngại sự thay đổi; (iv) Tính liên kết giữa các doanh nghiệp còn hạn chế; (v) Trình độ công nghệ lạc hậu, việc tăng trưởng theo chiều sâu, ứng dụng công nghệ mới, tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp còn hạn chế; (vi) Năng lực quản trị doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, thiếu tính chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, trong những năm qua, số lượng doanh nghiệp giải thể, ng ng hoạt động vẫn ở mức cao, trong khi số vốn của doanh nghiệp đăng k thành lập có xu hướng giảm. Thứ hai: Khi gia nhập CPTPP, thị trường hàng hóa dịch vụ, đầu tư và mua sắm chính phủ được mở rộng cửa, thuế nhập khẩu giảm về 0%, sẽ tiềm ẩn những thách thức không nhỏ đổi với các doanh nghiệp Việt Nam. Việc phải cam kết giảm thuế đối với phần lớn các nhóm mặt hàng t các nước đối tác CPTPP có thể khiến luồng hàng nhập khẩu t các nước này gia tăng nhanh chóng. Hệ quả tất yếu là cạnh tranh sẽ gay g t hơn và thị phần của các nhà sản xuất Việt Nam tại sân nhà sẽ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam c ng sẽ phải đối mặt với hàng loạt cam kết trong CPTPP về các vấn đề vệ sinh dịch tễ và rào cản k thuật, điều kiện chống bán phá giá tại các thị trường quan trọng của Việt Nam với các đối tác như : Nhật Bản, Australia. Những nguy cơ này là đặc biệt nguy hiểm đối với nhóm hàng nông sản, vốn g n liền với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong hội nhập là nông dân và nông thôn. Thứ ba, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP yêu cầu các sản phẩm xuất khẩu từ một thành viên của CPTPP sang các thành viên khác phải có xuất xứ “nội khối”, không s dụng các nguyên liệu của nước thứ ba ngoài thành viên CPTPP mới được hưởng ưu đãi thuế suất 0% (mặc dù đã có cơ chế linh hoạt hơn), c ng gây khó khăn không t cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là ngành xuất khẩu hàng may mặc và da giầy. Tuy nhiên, CPTPP có cơ chế linh hoạt hơn như có t các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ. Mặc d CPTPP áp dụng quy định về nguồn gốc sợi, một số sản phẩm cụ thể s dụng nguyên liệu nhập khẩu t các nước ngoài CPTPP vẫn có thể hưởng mức thuế ưu đãi (187 loại vải và sợi không có trong các nước CPTPP có thể được nhập khẩu t nước khác để d ng cho sản xuất hàng may mặc). Đánh giá về tiềm năng của CPTPP, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam chưa k Hiệp định FTA với 3 quốc gia là Mexico, Peru và Canada. Thị trường tiêu d ng lớn như Can- ada và Australia vẫn có tiềm năng để dệt may Việt Nam tận dụng tăng trưởng, với giá trị xuất khẩu hàng dệt may đạt 10 t USD mỗi quốc gia. Thứ tư, CPTPP quy định rất rõ về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ. Theo đó CPTPP xây dựng những cam kết liên quan đến quyền của người sáng chế, và tạo ra bảo hộ rõ 239
  8. rệt đối với các tác phẩm như bài hát, phim, sách, phần mềm, giống và yêu cầu các thành viên CPTPP cung cấp các công cụ hợp pháp để ngăn ng a việc vi phạm các bí mật thương mại, và xây dựng các quy trình thủ tục x phạt hình sự đối với tội phạm trộm c p bí mật thương mại, bao gồm cả trộm c p qua mạng. Kèm theo đó, các thành viên được yêu cầu cung cấp các hệ thống chế tài mạnh, bao gồm cả những quy trình thủ tục dân sự, các biện pháp tạm thời, các biện pháp quản lý biên giới, và chế tài hình sự đối với tội giả mạo nhãn hiệu và vi phạm bản quyền. Mặc d đã tham gia công ước Bern nhưng Việt Nam vẫn chưa xây dựng được các thiết chế bảo hộ hiệu quả và 1 số vụ việc vi phạm trí tuệ còn rất lớn. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có kiến thức và sự chú ý cần thiết đối với vấn đề này. Chính vì vậy, việc áp dụng mạnh mẽ bảo hộ sở hữu trí tuệ sẽ gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp, tạo áp lực gia tăng các chi ph cấu thành giá của sản phẩm, làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 3. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào các nƣớc CPTPP Có thể nói, bản thân cơ hội không biến thành lợi ch và đôi khi c ng ch nh thách thức làm nên cơ hội. Do đó, để tận dụng được những cơ hội và giảm thiểu tác động của các thách thức mà CPTPP mang lại, đòi h i phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Muốn vậy cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây : Một là, Cần phải nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu của các thị trường lớn và tiềm năng như Nhật Bản. Doanh nghiệp cần chủ động xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm theo chiều sâu chuyên nghiệp hóa và đi vào một phân khúc thị trường riêng; chú trọng khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào nguồn nhân lực, máy móc, thiết bị, xây dựng vùng nguyên liệu nhằm nâng cao giá trị gia tăng hàng xuất khẩu, tạo ra sự khác biệt cho hàng hóa xuất khẩu trong chuỗi cung ứng khu vực CPTPP. Đồng thời, Nhà nước cần sớm hoàn ch nh hệ thống Tiêu chuẩn hàng hóa quốc gia c ng như hệ thống chính sách quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để các doanh nghiệp lấy đó làm mục tiêu hướng tới trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hai là, Tăng cường năng lực của chủ doanh nghiệp, giám đốc và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp về quản trị kinh doanh, quản trị chiến lược, thường xuyên cập nhật kiến thức mới, những kĩ năng cần thiết để đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tiếp cận nền kinh tế tr thức. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đa số đều là các doanh nghiệp có quy mô nh , vốn t, chủ doanh nghiệp trình độ học vấn, kiến thức kinh doanh, hiểu biết luật pháp chưa cao, trình độ tay nghề của người lao động còn thấp để thực hiện chiến lược kinh doanh cạnh tranh cần thiết phải thực hiện phương châm liên kết và hợp tác để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Ba là, năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là yếu tố quyết định trong "sân chơi CPTPP". Do đó, để tồn tại và phát triển, điều tối quan trọng với các doanh nghiệp là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình để có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường trong nước c ng như trên thị trường của nước đối tác. Các doanh nghiệp c ng cần chủ động nâng cao tính cạnh tranh, tích cực tham gia hơn vào thương mại thế giới và chuỗi cung ứng trong khu vực, tận dụng lợi ích tối đa t Hiệp định. Đồng thời, 240
  9. các doanh nghiệp c ng cần tận dụng cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm tranh thủ lợi thế về vốn, nhân lực và k thuật của các đối tác. Bốn là, Hiện nay, nhiều lĩnh vực doanh nghiệp Việt Nam không thể cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài, do họ có bề dày kinh nghiệm, tiềm lực tài chính, thương hiệu, uy tín Do đó, doanh nghiệp Việt Nam thay vì đối đầu trực tiếp trên các thị trường lớn thì hãy chọn các thị trường ngách, thị trường nh với chiến lược "đại dương xanh" - khai phá mảng thị trường có thể nh hẹp nhưng mới và t đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần tranh thủ tìm kiếm đơn hàng trực tiếp t các đối tác CPTPP và cả đơn hàng gián tiếp đến t các đối tác khác muốn tận dụng cơ hội thuế quan trong CPTPP. Đồng thời, các doanh nghiệp cần điều ch nh hoạt động sản xuất để tận dụng ưu đãi thuế quan (ví dụ thay đổi nguồn nguyên liệu ), vượt qua rào cản phi thuế quan (ví dụ thay đổi phương thức sản xuất, kiểm soát quy trình ). Năm là, Nhà nước cần tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thông tin về thị trường hàng hóa do tác động của CPTPP. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, giá cả các loại hàng hóa luôn có sự thay đổi rất khó dự đoán. Vì vậy, trong điều kiện thực thi CPTPP, các nước thành viên sẽ có những điều ch nh về pháp luật, ch nh sách thương mại, chính sách điều hành kinh tế để phù hợp với những cam kết trong khuôn khổ hiệp định, đồng thời đối phó với sự thay đổi về diễn biến cung cầu hàng hóa trên thị trường. Để có thể chủ động n m b t những thay đổi đó, nhà nước cần cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và dự báo chính xác diễn biến thị trường để t đó giúp các doanh nghiệp xuất khẩu có giải pháp phù hợp tận dụng cơ hội và vượt qua khó khăn. Nhà nước cần tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống thông tin thống kê, phân tích và dự báo giá cả, cung cầu hàng hóa để hạn chế những rủi ro không đáng có đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước CPTPP. Thời điểm hiện nay rất cần thông tin và những trao đổi, đối thoại đầy đủ hơn, sâu s c hơn giữa doanh nghiệp, hiệp hội với các bộ ngành và chính phủ. Thông tin không ch là về CPTPP, các FTA Việt Nam tham gia và hội nhập, mà cả về những chính sách, cải cách hiện hành c ng như những thay đổi cần thiết trong thời gian tới. Sáu là, Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ.Muốn khai thác được lợi ích của CPTPP trong lĩnh vực xuất khẩu, Việt Nam cần thiết phải xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, bao gồm : (i) Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ kh chế tạo; (ii) Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất và l p ráp điện t ; (iii) Công nghiệp hoá chất s dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, ưu tiên đầu tư phát triển lĩnh vực sản xuất hoá m phẩm và hoá dược, chất tẩy r a, sơn, các sản phẩm cao su k thuật phục vụ trực tiếp cho các ngành công nghiệp khác và tham gia xuất khẩu; (iv) Công nghiệp sản xuất xơ sợi, sợi và dệt nhuộm, sản xuất các phụ kiện cho sản xuất sản phẩm t da để cung cấp đầu vào trực tiếp cho hai ngành may mặc và da giày tại các địa phương; (v) Công nghiệp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, bao gồm công nghiệp sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thức ăn chăn nuôi. Bảy là, cần nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp từ các nước CPTPP vào lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu, như: dệt may, da giày, đồ gỗ, hàng 241
  10. nông sản Để thu hút đầu tư t các Tập đoàn đa quốc gia trong điều kiện thực thi CPTPP, về ph a Nhà nước cần xây dựng chiến lược quốc gia về xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực khuyến khích xuất khẩu. Chú trọng xúc tiến thu hút, chọn lọc các dự án đầu tư theo hướng ứng dụng công nghệ cao, phát triển bền vững, đặc biệt là những dự án cho năng xuất, chất lượng cao, s dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường Tám là, Các doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm hiểu thông tin về Hiệp định CPTPP để n m vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác quan tâm, đặc biệt là các thông tin về các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này đối với những mặt hàng Việt Nam đang có thế mạnh hoặc có nhiều tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình một tâm thế cạnh tranh khu vực và quốc tế, có tư duy sáng tạo, đổi mới và sự nhạy bén trong kinh doanh, có kế hoạch xây dựng năng lực, đặc biệt về thương hiệu hay uy t n, chất lượng nhằm tận dụng tốt các cơ hội mà Hiệp định CPTPP mang lại . Như vậy, có thể thấy CPTPP đem lại cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và xuất khẩu hàng hóa nói riêng không ch nhiều cơ hội mà còn có cả những thách thức không nh . Để có thể tận dụng những cơ hội lớn mà CPTPP đem lại đòi h i sự đầu tư công sức của các nhà hoạch định chính sách và bản thân mỗi doanh nghiệp để tìm được hướng đi ph hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Công Thương (2015), Hiệp định TPP – Cơ hội, Thách thức và Giải pháp chiến lược. 2. Công văn số 696/BCT-ĐB ngày 5/2/2020 của Bộ Công thương về Kết quả triển khai Hiệp định CPTPP của các Bộ, ngành, địa phương trong năm 2019 3. Nội dung Hiệp định CPTPP, from 4. Hoàng Văn Châu và các tác giả (2014), “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP và vấn đề tham gia của Việt Nam”, Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội, 2014. 5. Lê Quốc Phương (2013), “TPP và những tác động đối với xuất khẩu và thu hút đầu tư của Việt Nam”, Tạp chí Tài chính Số 12, 2013. 6. Peter A. Petri & cộng sự (2012), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và Hội nhập Châu Á – Thái Bình Dương: Đánh giá định lượng 7. Bloomberg (2015), The biggest winner from TPP trade deal may be Viet Nam, re- trieved on October 20th2015, from . 8. Eurasia Group (2015), The Trans-Pacific Parnership: Sizing up the Stakes – A Po- litical Updade, New York: Eurasia Group. 9. Voice of America (2015), World Bank sees Vietnam as „Winner‟ from TPP, re- trieved on October 20th2015, , from 242