Agricultural cooperative produce in the value chain to climate change adaptation
Bạn đang xem tài liệu "Agricultural cooperative produce in the value chain to climate change adaptation", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- agricultural_cooperative_produce_in_the_value_chain_to_clima.pdf
Nội dung text: Agricultural cooperative produce in the value chain to climate change adaptation
- TNU Journal of Science and Technology 226(10): 187 - 195 AGRICULTURAL COOPERATIVE PRODUCE IN THE VALUE CHAIN TO CLIMATE CHANGE ADAPTATION Pham Thi To Oanh* Vietnam Cooperative Alliance ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 24/6/2021 Vietnam is one of the countries which is highly effected by climate change, especially for agricultural sector. Agricultural cooperative produce in the Revised: 07/7/2021 value chain created strong linkage, scale development, quality, sustainable Published: 13/7/2021 economic development, inclusive growth and sharing economy to adapt to impact of the climate change is growing. The purpose of this study is KEYWORDS evaluate and propose the development solutions for agricultural cooperative in the main value chain and the adaptation of the economic Cooperative developmet to climate change. The research methodology are collecting Agriculture documents, analysis statistic, field visit, social reseach analysis by questionnaires in 130 cooperatives was effected by climate change in the Value chain product North, Central and the Sourth. The results of analysis research are bases on Supplying chain the international experiences from Australia, Japan, India and some Climate change typical cooperative models in Vietnam to give out the solutions to develop the agricultural cooperative models in the value chain to climate change adaptation. The solutions on improving agricultural production, the linkage to improve the production and market access, strengthening and developing the linkage, value added for the products in the value chain and create the advantage environment. MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU Phạm Thị Tố Oanh Liên minh Hợp tác xã Việt Nam THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Ngày nhận bài: 24/6/2021 Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nhất là đối với ngành nông nghiệp. Mô hình HTX nông nghiệp sản Ngày hoàn thiện: 07/7/2021 xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm tạo sức mạnh trong liên kết, phát triển quy Ngày đăng: 13/7/2021 mô, chất lượng, phát triển kinh tế bền vững, kinh tế bao trùm và kinh tể chia sẻ thích ứng với tác động ngày càng nhiều do biến đối khí hậu. Mục TỪ KHÓA tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá và đề xuất các giải pháp phát triển mô hình HTX nông nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực và Hợp tác xã những thích ứng trong phát triển kinh tế ứng phó với biến đối khí hậu. Nông nghiệp Phương pháp nghiên cứu là thu thập tài liệu, phương pháp phân tích thống Chuỗi giá trị sản phẩm kê, xử lý số liệu, phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp điều tra xã hội đối với 130 phiếu HTX ở vùng chịu tác động của biến đổi khí hậu thuộc 3 Chuỗi cung ứng miền Bắc, Trung, Nam. Kết quả nghiên cứu phân tích dựa trên những kinh Biến đổi khí hậu nghiệm quốc tế từ các nước Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, và một số mô hình tiêu biểu ở Việt Nam để để xuất các giải pháp xây dựng các mô hình hợp tác xã nông nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm thích ứng với biến đối khí hậu. Các giải pháp về chủ động cải thiện sản xuất nông nghiệp, liên kết để nâng cao khả năng cải thiện sản xuất và tiếp cận thị trường, củng cố và phát triển liên kết, tăng thêm giá trị cho sản phẩm theo chuỗi và môi trường thuận lợi. DOI: Email: oanhpt@vca.org.vn 187 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 226(10): 187 - 195 1. Đặt vấn đề Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu là vấn đề có tính toàn cầu. Nông nghiệp là một trong những ngành chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Nông dân trên toàn thế giới đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi những thay đổi khó lường của hình thái thời tiết, nắng nóng khắc nghiệt hoặc mưa lớn, hạn hán kéo dài và sâu bệnh. Năng suất nông nghiệp với sản lượng đang giảm nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới của chúng ta. Do đặc điểm địa lý, mỗi khu vực có vị trí địa lý và địa hình khác nhau, mức độ chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với mỗi vùng cũng khác nhau. Nông nghiệp trong thế kỷ 21 phải đối mặt với nhiều thách thức: sản xuất nhiều lương thực hơn để nuôi dân số ngày càng tăng với lực lượng lao động nông thôn ít hơn, đóng góp vào sự phát triển chung cho nhiều nước đang phát triển phụ thuộc vào nông nghiệp, áp dụng các phương thức sản xuất hiệu quả và bền vững hơn và thích ứng với biến đổi khí hậu [1]. Trong khi thích ứng với biến đổi khí hậu, dân số toàn cầu đang tăng nhanh đòi hỏi mức sản xuất lương thực cao hơn đáng kể, gây thêm áp lực lên hệ thống lương thực và nông nghiệp trên toàn thế giới. Các hợp tác xã và nông dân cần phải hoạt động bền vững và hiệu quả hơn [2]. Chính phủ ban hành nhiều chính sách thúc đẩy phát triển hợp tác xã (HTX), khuyến khích nông dân, doanh nghiệp và HTX sản xuất gắn với liên kết chuỗi giá trị sản phẩm như: Luật HTX năm 2012, Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030; Kết luận 70- KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị đề xuất nhiệm vụ, giải pháp trong nhân rộng các mô hình, điển hình kinh tế tập thể, hợp tác xã tiên tiến, thành công, hiệu quả; có cơ chế để các hợp tác xã đủ năng lực, điều kiện được tham gia thực hiện một số nội dung của các chương trình mục tiêu quốc gia; Nghị quyết số 134/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ nêu nhiệm vụ xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp cho một số sản phẩm chủ lực, có quy mô lớn, có sức lan tỏa trên cơ sở hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ nông sản tại các vùng, miền trên cả nước; đề án phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp phù hợp với từng vùng miền cho giai đoạn 2021 - 2025 gắn với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trình Chính phủ; Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/2/2021 phê duyệt đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 ban hành kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021- 2030; Ngày 20/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1055/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030 và đến năm 2050. Phát triển chuỗi giá trị là nhu cầu tất yếu gắn với các sản phẩm chủ lực vùng, miền, quốc gia, với nhu cầu của hơn 17.000 HTX nông nghiệp sản xuất, kinh doanh đa dạng trong các lĩnh vực. Cả nước hiện có hơn 2000 chuỗi giá trị hoạt động hiệu quả. Các mô hình hướng tới tăng năng lực cạnh tranh, liên kết, xây dựng thương hiệu để phát triển bền vững và hiệu quả, tạo sự kết nối sản xuất giữa các thành viên HTX, HTX, công ty, doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ; ứng dụng công nghệ 4.0, công nghệ số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn , gắn với nhu cầu thực tiễn; đặc biệt quy hoạch vùng sản xuất, nguyên liệu và sản lượng sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu [2]-[4]. Mô hình HTX sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm là mô hình liên kết các hộ cá thể trong sản xuất kinh doanh nhằm tập hợp 9 hoạt động tương ứng về chiến lược tạo ra giá trị cho khách hàng, trong đó, chia ra 5 hoạt động chính (cung ứng đầu vào, quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm, marketing – bán hàng và dịch vụ) và 4 hoạt động hỗ trợ (quản trị tổng quát, quản trị nhân sự, phát triển công nghệ và hoạt động thu mua). Việc tổ chức sản xuất theo mô hình sẽ quản lý được quá trình sản xuất, khai thác tài nguyên, sử dụng tài nguyên, quản lý chất thải trong và sau sản xuất cũng như tiêu dùng, thích ứng với biến đổi khí hậu [5], [6]. 188 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 226(10): 187 - 195 Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá và đề xuất các giải pháp phát triển mô hình HTX nông nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực và những thích ứng trong phát triển kinh tế ứng phó với biến đối khí hậu. Thông qua việc củng cố các hợp tác xã đồng thời kết hợp với các bên liên quan, phối hợp các nỗ lực một cách và có trọng tâm, chúng ta đang đạt được các tác động bền vững có quy mô về các chủ đề hệ thống nông nghiệp ở cấp hợp tác xã và cấp ngành, góp phần vào hệ thống nông nghiệp và thực phẩm bền vững hơn. 2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Khái niệm chuỗi giá trị (value chain) được Michel Porter đưa ra lần đầu vào năm 1985, ông cho rằng các công cụ quan trọng của doanh nghiệp để tạo ra giá trị lớn hơn cho khách hàng chính là chuỗi giá trị. Tiếp đó, Kaplinsky và Morris (2006) mở rộng khái niệm và cho rằng: chuỗi giá trị là nói đến một loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là ý tưởng, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và loại bỏ sau khi đã sử dụng. Một khái niệm liên quan tới chuỗi giá trị là chuỗi cung ứng (supply chain) xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX. Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường (Lambert và Cooper, 2000). Như vậy, chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán sản phẩm và thành phẩm phân phối chúng cho khách hàng (Ganeshan và Terry, 1995). Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất hay nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng (Chopra và Peter, 2001). Sự khác biệt chính là chuỗi cung ứng: sản phẩm đi từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng, còn chuỗi giá trị: đặc điểm sản phẩm bắt đầu từ người tiêu dùng cuối cùng. Hình 1. Sự khác biệt chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị Trong cả chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị, mỗi tác nhân đều là khách hàng của tác nhân phía trên và là nhà cung cấp của tác nhân phía dưới. Với chuỗi cung ứng, giá trị của sản phẩm chuyển tới tay người tiêu dùng cuối cùng được xác định dưới con mắt của người sản xuất/nhà cung cấp. Ngược lại, với chuỗi giá trị, giá trị của sản phẩm cuối cùng được xác định dưới yêu cầu của người tiêu dùng - thông qua những yêu cầu về đặc tính của sản phẩm mà họ đưa ra [7]. Chuỗi cung ứng vận hành theo chiều hướng tiến về phía người tiêu dùng, trong đó người nông dân tổ chức sản xuất theo quan điểm “Tôi sẽ bán bất cứ mặt hàng nào tôi sản xuất ra”. Chuỗi giá trị tập trung vào việc đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu của người tiêu dùng. Trong chuỗi, đặc điểm của sản phẩm được định hướng bởi người tiêu dùng, người nông dân và HTX tổ chức sản xuất theo quan điểm “Tôi sẽ sản xuất những gì tôi có thể bán được”. 189 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 226(10): 187 - 195 Trong chuỗi cung ứng, sản phẩm làm ra có thể hoặc sẽ không nắm bắt được các cơ hội cụ thể trên thị trường; người tiêu dùng có thể hoặc sẽ không có nhu cầu với tất cả các mặt hàng được sản xuất ra, và không có gì chắc chắn rằng họ sẽ trả mức giá có thể đem lại lợi nhuận cho tất cả các tác nhân trong chuỗi [8]. Trong cả chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị, mỗi tác nhân đều là khách hàng của tác nhân phía trên và là nhà cung cấp của tác nhân phía dưới. Với chuỗi cung ứng, giá trị của sản phẩm chuyển tới tay người tiêu dùng cuối cùng được xác định dưới con mắt của người sản xuất/nhà cung cấp. Ngược lại, với chuỗi giá trị, giá trị của sản phẩm cuối cùng được xác định dưới yêu cầu của người tiêu dùng - thông qua những yêu cầu về đặc tính của sản phẩm mà họ đưa ra. 2.2. Dữ liệu Dữ liệu được thu thập tại HTX nông nghiệp khu vực đồng bằng, miền núi và ven biển. Ngoài ra, thông số điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đặc điểm khu vực nghiên cứu được bổ sung thu thập tại Ủy ban nhân dân xã; phỏng vấn trực tiếp người dân xung quanh khu vực nghiên cứu. Các dữ liệu thu thập trực tiếp và gián tiếp, được tiến hành tháng 11 năm 2020. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập tài liệu đã được công bố về thực trạng sản xuất nông nghiệp tại địa bàn các tỉnh nghiên cứu, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị sản phẩm, mô hình HTX sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Phương pháp phân tích thống kê, xử lý số liệu để phân tích các tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động sản xuất của HTX nông nghiệp. Phương pháp khảo sát thực địa, đánh giá tình hình hoạt động của HTX nông nghiệp trước các tác động của biến đổi khí hậu. Phương pháp điều tra xã hội học phỏng vấn trực tiếp với người lao động, người quản lý, người dân và thu thập thông tin gián tiếp (điều tra đối với 130 HTX ở vùng chịu tác động biến đổi khí hậu thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam). 3. Kết quả nghiên cứu, thảo luận 3.1. Vị trí vai trò hợp tác xã trong phát triển kinh tế theo mô hình chuỗi giá trị Đối với các nước phát triển, hợp tác xã được coi là một tổ chức có khả năng thu hút số đông hay cộng đồng người tham gia nhằm giải quyết những mục đích, nhu cầu chung cả về kinh tế lẫn xã hội. Về kinh tế, đó là sự hỗ trợ giúp đỡ giữa các thành viên hợp tác xã, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các thành viên mà các thành viên hoạt động nhỏ lẻ khó có thể đạt được hiệu quả, đồng thời bảo vệ những quyền lợi chính đáng của họ. Về mặt xã hội, các hợp tác xã giúp thành viên giải quyết những nhu cầu trong cuộc sống của mình, tạo việc làm ổn định, bền vững. Thông qua hợp tác xã chính phủ có thể giải quyết các mục tiêu xã hội cho cộng đồng. Ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt khu vực Châu Âu, hợp tác xã đã phần nào giải quyết những vấn đề cụ thể, thiết yếu của xã hội và HTX vẫn duy trì phát triển trong nhiều thập kỷ qua. Chính vì vậy, dù có nhiều hình thức doanh nghiệp khác nhau, kể cả những tập đoàn kinh tế lớn, khu vực kinh tế hợp tác xã vẫn có được chỗ đứng thích hợp, chấp nhận cạnh tranh, tồn tại và được khuyến khích phát triển, là một trong 4 thành phần kinh tế trọng điểm của Nhà nước. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. Với khái niệm hợp tác, có thể thấy rõ đặc trưng của đồng sở hữu, tự nguyện thành lập của các thành viên, hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động. Mô hình HTX kiểu mới với những HTX đã hoàn thành củng cố, đổi mới về tổ chức và hoạt động theo Luật HTX năm 2012, trong đó hỗ trợ tốt hơn kinh tế hộ thành viên, tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho người lao động. Liên kết giữa các thành viên, các hợp tác xã với nhau và với các tổ chức kinh tế khác nhằm mục tiêu phát triển bền vững tại một số mô hình HTX tiến hành điều tra trong nghiên cứu. 190 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 226(10): 187 - 195 3.1.1. Hợp đồng giữa nông dân và người mua, trong đó HTX đóng vai trò là trung gian (trung gian hưởng hoa hồng) Nông dân/thành viên HTX có hợp đồng với người mua thông qua HTX làm cầu nối giữa nông dân/thành viên và người mua. Người mua thường trả cho HTX một khoản hoa hồng/phí tổ chức để hỗ trợ người mua thực hiện hợp đồng với nông dân. Người mua hoàn toàn chủ động và quyết định nhiều vấn đề liên quan đến việc mua bán: giá, phân loại, thu gom Người bán (nông dân/thành viên): chỉ sản xuất thụ động. HTX đóng vai trò nhỏ là trung gian hỗ trợ nông dân/thành viên và thương lái thực hiện hợp đồng, hay cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc mua bán: Kho bãi, thu hoạch, phân loại, vận chuyển. Nông dân/thành viên thường thua thiệt trong khâu thu hoạch, vận chuyển, bốc vác, giao hàng và kiểm phẩm (phân loại chất lượng hàng hóa) 3.1.2. HTX hợp đồng mua đứt bán đoạn với nông dân và người mua HTX đóng vai trò như người mua/thương lái để hợp đồng mua nông sản của nông dân/thành viên. Sau đó, HTX tìm khách hàng bán lại sản phẩm. HTX và thành viên không có sự chia sẽ lợi nhuận và rủi ro lẫn nhau (khi HTX bán sản phẩm, lãi nhiều HTX sẽ lấy hết, lỗ thì HTX chịu hết). Với hình thức liên kết này, HTX đóng vai trò như là 1 thương lái, cách làm này dễ dàng thực hiện giữa HTX và nông dân vì giá cả thỏa thuận theo thị trường nhưng đây không phải là hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi vì lợi nhuận và rủi ro không được chia sẻ giữa nông dân và HTX. Tuy nhiên, đây là hình thức tốt áp dụng để tiêu thụ nông sản khi nhiều thành viên và nông dân chưa tin tưởng vào mô hình HTX hay chưa tin tưởng vào khả năng quản lý và điều hành của ban quản lý HTX. HTX cần phải có nhiều vốn để thanh toán cho nông dân/thành viên ngay khi mua hàng. HTX cạnh tranh gay gắt với thương lái/công ty, môi giới và thường HTX có khả năng cạnh tranh “yếu hơn” so với thương lái/công ty. HTX có khả năng bị thua lỗ do giá nông sản biến đổi. Quy mô hợp đồng nhỏ do HTX có nhiều giới hạn về vốn, năng lực, thị trường, khả năng cạnh tranh. Khả năng kinh doanh của HTX thường “yếu hơn” thương lái/công ty. 3.2. Kinh nghiệm một số nước về mô hình HTX nông nghiệp ứng phó biến đối khí hậu Liên minh HTX quốc tế khu vực châu Á –TBD (ICA-AP), đại diện 107 tổ chức thành viên tại 32 quốc gia đã chủ động sử dụng chủ đề của Ngày Hợp tác xã Quốc tế năm 2020 để phát động HTX trong khu vực thực hiện một trong số 7 Nguyên tắc1 của hợp tác xã, nguyên tắc “Quan tâm đến cộng đồng” trong vận động thành viên cam kết thực hiện hành động vì biến đổi khí hậu. 1 Bảy nguyên tắc hoạt động trên toàn cầu của HTX là: tự nguyện, mở rộng; dân chủ; kinh tế thành viên; độc lập, tự chủ; giáo dục, đào tạo; hợp tác; quan tâm đến cộng đồng. 191 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 226(10): 187 - 195 ICA-AP kêu gọi thành viên tham gia vào chương trình với các hoạt động cụ thể sau: Từ chối và giảm thiểu việc sử dụng các đồ nhựa dùng một lần: Tránh sử dụng các đồ nhựa dùng một lần mà thay vào đó là sử dụng các chất liệu có thể tái sử dụng và tái chế; Tái sử dụng và xác định lại mục đích sử dụng đối với sản phẩm Dao nĩa, quần áo, đồ đạc; Tái chế đối với giấy, nhựa, kim loại và rác thải điện tử; Tiết kiệm đối với điện và nước; Phân loại rác thải theo rác thải ướt, khô, tái chế và không tái chế. Đây là những định hướng hành động rất cụ thể, thiết thực đối với mỗi người dân, thành viên HTX trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương [9], [10]. Tại Australia, Liên đoàn Hợp tác xã CBH, tổ chức hợp tác xã liên kết của 3900 hộ thành viên trồng ngũ cốc, có hệ thống tốt nhất thế giới về lưu kho, bảo quản, tiếp thị, chế biến và xuất khẩu 90% sản lượng ngũ cốc Tây Úc, đã cam kết giảm khối lượng rác thải chôn lấp xuống 0 vào năm 2030 và cam kết báo cáo công khai hàng năm về các hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững. Liên đoàn cũng cam kết tăng cường bảo tồn đa đạng sinh học địa phương thông qua giảm thiểu hoặc bù đắp bất kỳ tổn thất đa dạng sinh học nếu do các hoạt động sản xuất của liên đoàn gây ra. Tại Nhật Bản, Liên hiệp Hợp tác xã tiêu dùng Nhật Bản (JCCU) là tổ chức cấp cao nhất của khu vực HTX ở Nhật Bản với 320 hợp tác xã tiêu dùng và 29,6 triệu thành viên. Năm 2018, Liên hiệp cam kết giảm phát thải khí CO2, cho tới nay các hợp tác xã thành viên đã giảm 20% lượng khí thải CO2 so với năm 2013 bằng cách thực hiện kết hợp các sáng kiến khác nhau, bao gồm sử dụng năng lượng tái tạo, tăng sản xuất điện, cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng tại cơ sở kinh doanh, phân tích và tối ưu hóa tuyến đường vận tải và giảm thiểu sử dụng đồ nhựa. JCCU và các thành viên đang nghiên cứu sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo. Là một phần trong nỗ lực hiện thực hóa xã hội không cacbon và xã hội không dựa vào năng lượng hạt nhân, JCCU cùng với 12 HTX tiêu dùng trên toàn quốc đặt mục tiêu tới năm 2030 sẽ cung cấp khoảng 400 triệu kWh điện tái tạo mỗi năm. Cho đến nay các hợp tác xã tiêu dùng đã lắp đặt thiết bị sản xuất điện tái tạo, như năng lượng mặt trời, gió, điện sinh khối và thủy điện quy mô nhỏ trên khắp Nhật Bản, ước tính tạo ra tổng 180 triệu kWh điện hàng năm. Tại Ấn Độ, HTX Phân bón của Nông dân Ấn Độ (IFFCO) là tổ chức hợp tác xã lớn nhất Ấn Độ với 36.000 thành viên hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh với hoạt động cốt lõi là sản xuất và buôn bán phân bón. HTX đã và đang cung cấp phân bón hữu cơ, bao gồm phân bón vi sinh và phân bón nano, cho 55 triệu nông dân Ấn Độ, IFFCO sản xuất dòng phân bón thân thiện với môi trường với thương hiệu Urban Gardens. Các loại phân bón đặc biệt được nghiên cứu, phát triển bởi đội ngũ chuyên gia và sinh viên trẻ trong lĩnh vực nông nghiệp để thúc đẩy, duy trì và bảo vệ hệ thực vật, cây xanh trong đô thị. IFFCO cam kết giảm tiêu thụ năng lượng, thực hiện các sáng kiến năng lượng thay thế và tái tạo, thực hiện dự án tiết kiệm năng lượng trong nhà máy sản xuất phân bón. HTX cam kết thực hiện dự án trồng rừng trên 29.419 ha đất hoang. Năm 2020, IFFCO bắt đầu chiến dịch trồng cây quốc gia và đã trồng được 700.000 cây sầu đâu khắp đất nước. Loại cây này không cần tưới nhiều nước, giúp duy trì mức độ khí Oxy và hạn chế xói mòn [11]. Tại Philippines, HTX tham gia vào quá trình thích ứng với biến đổi khí hậu bằng nhiều phương thức khác nhau: HTX Đa năng Lamac là HTX hoạt động trong đa dạng lĩnh vực bao gồm tài chính, nông nghiệp, tư vấn, du lịch có tổng quy mô vốn là 7,1 tỷ Peso (tương đương 781 tỷ VNĐ). HTX trồng 48 ha rừng với 25.000 cây giống quý hiếm như cây thủy tiên. Hợp tác xã có trung tâm xử lý quả dừa không tạo ra rác thải, sử dụng xơ dừa làm nguyên liệu cho dây thừng, xử lý sọ dừa thành than, nước dừa thành giấm và đường dừa. Các HTX tại Philippines tích cực trong việc tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng với thảm họa thiên nhiên thông qua bảo vệ môi trường và hồi sinh các khu rừng ngập mặn dọc theo bờ biển, tạo thành tấm lá chắn thiên tai, hệ thống cảnh báo sớm thiên tai. Tại Thái Lan, Liên đoàn Hợp tác xã Thái Lan (CLT) là đại diện quốc gia của 7.448 hợp tác xã, 9.8 triệu thành viên, triển khai thực hiện chương trình “Trồng cây giữ nước” để khuyến khích các thành viên HTX trồng cây con với khẩu hiệu “1 HTX trồng 1 cây”. 192 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 226(10): 187 - 195 Tại Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA) đã thực hiện nhiều hành động thiết thực vì biến đổi khí hậu. Năm 2019, VCA tổ chức Hội nghị thường niên của các tổ chức nông dân châu Á (AFGC) với chủ đề “Những thách thức của biến đổi khí hậu và ứng phó của khu vực hợp tác xã châu Á” với sự tham gia của 10 tổ chức liên đoàn hợp tác xã châu Á bao gồm: Liên đoàn Hợp tác xã quốc gia Ấn Độ (NCUI), Trung tâm Đào tạo Nông dân Indonesia (ACIF), Liên hiệp Trung ương các hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản (JA-Zenchu), Tổ chức Nông dân Quốc gia Malaysia (NAFAS), Hiệp hội Quốc gia hợp tác xã nông nghiệp Mông Cổ (NAMAC), Liên đoàn hợp tác xã nông dân tự do Philippines (FFFC), Mạng lưới Nông dân độc lập Sri Lanka (IFN), Liên đoàn Hợp tác xã quốc gia Thái Lan (CLT), Hiệp hội nông dân Đài Loan, Trung Quốc (NFA) cùng sự tham gia của Liên minh HTX và HTX của một số tỉnh, thành phố. Hội thảo đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp khả thi trong phát triển nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp bền vững, chủ động thích ứng với những thách thức của biến đổi khí hậu như kiểm soát độ ẩm và độ khô thích hợp nhằm giảm thiểu khí nhà kính trong sản xuất lúa gạo thông qua phơi ruộng giữa các vụ mùa thu hoạch; áp dụng công nghệ quản lý nước tưới theo chu kỳ sinh trưởng của cây lúa; áp dụng canh tác tự nhiên tiết kiệm; sử dụng hạt giống truyền thống không lai; thay thế máy bơm diesel và điện bằng máy bơm năng lượng mặt trời, Ngoài ra, việc tuyên truyền và thu hút, tổ chức thực hiện các nguồn lực hướng về xử lý chất thải, bảo vệ môi trưởng, thích ứng với biến đổi khí hậu trong khu vực HTX được thực hiện thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc của Liên minh HTX Việt Nam và 63 Liên minh HTX tỉnh thành phố trong cả nước. Năm 2019, Liên minh HTX Việt Nam thực hiện Dự án “Nâng cao năng lực cho Liên minh HTX Việt Nam trong phát triển lâm nghiệp và tham gia chương trình khí hậu quốc gia” trong hoạt động hợp tác với Tổ chức Phát triển lương thực và lâm nghiệp Phần Lan (FFD) đã biên soạn và phát hành nhiều tài liệu phổ biến, hướng dẫn HTX lâm nghiệp phòng chống đại dịch Covid-19, tổ chức lại sản xuất trong bối cảnh bình thương mới hậu đại dịch Kết quả khảo sát đối với 130 HTX chịu tác động tác động của biến đổi khí hậu, các HTX nông nghiệp kiểu cũ cần chuyển đổi mô hình HTX kiểu mới, cần có định hướng chuyển đổi từ hướng chuỗi cung ứng sang chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực, gắn với định hướng địa phương, chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương, nhằm thích ứng điều kiện thực tiễn. HTX nông nghiệp Thân Thiện ở quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Hợp tác xã Thân Thiện thành lập năm 2016, có 17 thành viên, với diện tích hơn 10 ha chủ yếu sản xuất lúa; do nhiều nguyên nhân tác động, trong đó có biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng mạnh hơn, thời tiết thất thường, dịch bệnh và tình trạng thiếu nước, thiếu phù sa đã làm diện tích sản xuất lúa của thành viên năng suất thấp, mất mùa, thu nhập của hộ thành viên giảm, đời sống khó khăn. Trước những khó khăn đó, đứng đầu là Hội đồng quản trị, HTX Thân Thiện chủ động đổi mới trong tổ chức sản xuất, chuyển đổi cây trồng phù hợp để thích ứng biến đổi khí hậu và tăng thu nhập cho thành viên. từng bước chuyển đổi từ 03 vụ lúa/ năm sang luân canh 02 vụ lúa - 01 vụ màu, tiến tới 01 vụ lúa - 02 vụ màu và chuyên trồng rau màu. Việc chuyển đổi cây trồng từ lúa sang chuyên canh cây bắp (ngô), đậu nành rau và một số loại rau màu khác thích ứng với điều kiện thiếu nước, hạn, mặn, biến đổi của thời tiết là một bước chuyển đổi tập quán canh tác truyền thống sang canh tác ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất với 500ha. Bình quân mỗi năm trồng được 04 vụ màu xen canh, thu nhập 150 triệu đồng/ha/năm. Mô hình HTX nông nghiệp Hoa Phong, tỉnh Phú Yên chú trọng áp dụng kỹ thuật vào canh tác các loại cây trồng, quy hoạch từng vùng để thích nghi vào từng loại cây trồng. HTX đã quy hoạch 180 ha trồng lúa chất lượng cao và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, 20 ha cây dâu vùng Soi Bồi để trồng dâu nuôi tằm, quy hoạch 70 ha trồng san, 20 ha trồng chuối và 40 ha trồng cây bắp sinh khối. Ngoài ra có một số diện tích không chủ động được trong việc tưới tiêu nên không thích hợp sản xuất cây lúa. HTX đã quy hoạch chuyển đổi những vùng có diện tích sản xuất bấp bênh, đem lại hiệu quả kinh tế thấp chuyển sang trống các loại cây ngắn ngày đem lại hiệu quả kinh tế cao tăng thu nhập cho bà con thành viên. Đối với những vùng cao, nước khô hạn, không chủ động được khâu tưới tiêu. HTX chỉ đạo bà con kỹ thuật tiết kiệm nước đảm bảo cho diện tích chuyển 193 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 226(10): 187 - 195 đổi sản xuất hiệu quả, hỗ trợ bà con thành viên tiếp cận và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, tạo sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Những vũng trũng thấp thường xuyên bị ngập úng sản xuất bấp bênh. HTX quy hoạch chuyển đổi cây trồng thuận lợi với điều kiện tự nhiên, hướng dẫn bà con trồng sen. Sen trồng một vụ/năm, bắt đầu từ tháng 2 hàng năm và đến khoảng tháng 5 là cho thu hoạch. Thời gian sen cho thu hoạch kéo dài đến 3 tháng, hiện nay, hạt sen tươi được thương lái thu mua với giá dao động từ 40.000 – 50.000 đồng/kg. Bình quân mỗi ha sen cho sản lượng khoảng 2 tấn/vụ, doanh thu từ 80 - 100 triệu đồng. Bên cạnh đó còn một số diện tích trồng rau muốn, trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc . 3.3. Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm ứng phó với biến đổi khí hậu Xây dựng chuỗi giá trị là chủ động tự cải thiện việc bổ sung giá trị cho sản phẩm, dịch vụ để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tự khẳng định vị trí của mình trong chuỗi giá trị trên cơ sở hợp tác công bằng, minh bạch và đôi bên cùng có lợi. HTX sẽ đảm bảo tốt được khâu dịch vụ đầu vào, đồng bộ sản xuất và giúp các thành viên giải quyết đầu ra sản phẩm ổn định, chất lượng theo yêu cầu thị trường. Thứ nhất, giải pháp chủ động cải thiện sản xuất nông nghiệp: có sự chủ động của người dân trong sản xuất nông nghiệp hay thành viên trong HTX. Khi người dân hay thành viên có mong muốn cải thiện tình hình sản xuất của mình, họ sẽ chủ động đa dạng hóa các giống cây trồng có chất lượng cao hơn, năng suất cao hơn, tìm hiểu áp dụng các kỹ thuật mới. Điểm quan trọng ở đây là người nông dân hay thành viên HTX tự thấy nhu cầu cần phải thay đổi. Thứ hai, liên kết để nâng cao khả năng cải thiện sản xuất và tiếp cận thị trường: Khi người nông dân, thành viên HTX tự ý thức và tự thấy nhu cầu cần phải cải thiện sản xuất để nâng cao thu nhập và đời sống của mình nhưng cá nhân họ không đủ sức để thực hiện những nhu cầu đó một mình, chính vì vậy họ tìm tới những người có cùng nhu cầu nâng cao và cải thiện sản xuất giống, để liên kết lại và cùng nhau thực hiện. Họ thành lập HTX, THT để cùng hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các THT, HTX này đóng vai trò quan trọng hỗ trợ thành viên trong việc tương tác với các tác nhân khác trên thị trường, và mở ra các hoạt động mua vật tư đầu vào và bán sản phẩm với quy mô lớn. Thứ ba, củng cố và phát triển liên kết: Sau khi những người nông dân có cùng nhu cầu cải thiện sản xuất đã liên kết lại với nhau, tạo thành các HTX, THT thì họ cần cải thiện liên kết bền chặt và phát triển bằng các hình thức và hoạt động như: xây dựng và củng cố liên kết bằng hợp đồng lao động; xây dựng phương án, kế hoạch kinh doanh; phát triển thị trường. Bên cạnh đó là phát triển liên kết với các tác nhân (thương lái, chế biến, bán buôn ) khác trên thị trường để sử dụng dịch vụ hoặc cung cấp sản phẩm ra thị trường thông qua các tác nhân đó (khi HTX chưa thể thực hiện được các khâu đó). Các liên kết này đều cần dựa trên nguyên tắc các bên cùng có lợi. Thứ tư, tăng thêm giá trị cho sản phẩm theo chuỗi: Thành tố quan trọng trong việc phát triển chuỗi giá trị là việc tăng thêm giá trị từ sản phẩm thô, trên cơ sở đã xây dựng kế hoạch kinh doanh, xác định các mặt hàng sẽ sản xuất. Các hoạt động để tăng thêm giá trị sản phẩm có thể bao gồm: Chế biến, bảo quản, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, sản xuất theo chứng chỉ, chứng nhận, tiêu chuẩn, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, chuyển đổi mô hình kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thứ năm, môi trường thuận lợi: Môi trường thuận lợi ở đây là sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước trong việc ban hành các văn bản Luật và quy định được ban hành nhằm điều phối hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, còn có sự tham gia của các đơn vị cung cấp dịch vụ như các tổ chức tín dụng, Viện nghiên cứu, Trường. 4. Kết luận Ngành nông nghiệp tại Việt Nam là một trong những ngành chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam khẳng định mô hình HTX sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm là mô hình liên kết các hộ cá thể trong sản xuất kinh doanh nhằm tập hợp 194 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 226(10): 187 - 195 hoạt động cung ứng đầu vào, quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm, marketing – bán hàng và dịch vụ và hoạt động hỗ trợ (quản trị tổng quát, quản trị nhân sự, phát triển công nghệ và hoạt động thu mua). Việc tổ chức sản xuất theo mô hình sẽ quản lý được quá trình sản xuất, khai thác tài nguyên, sử dụng tài nguyên, quản lý chất thải trong và sau sản xuất cũng như tiêu dùng, thích ứng với biến đổi khí hậu. Các giải pháp về chủ động cải thiện sản xuất nông nghiệp, liên kết để nâng cao khả năng cải thiện sản xuất và tiếp cận thị trường, củng cố và phát triển liên kết, tăng thêm giá trị cho sản phẩm theo chuỗi và môi trường thuận lợi nhằm phát triển mô hình HTX nông nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm thích ứng với biến đổi khí hậu. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1] Ministry of Agriculture and Rural Development, Final report of implementing the plan in agricultural and rural development in 3019 and planing in 2020, 2019. [2] Ministry of Agriculture and Rural Development, Supporting, reviewing, evaluating on smart agricutural models which adapting to climate change in Vietnam, aim at selecting and offering suitable models to replication, 2015. [3] T. Q. Chu, Role enhancing solutions of cooperatives to members in agricultures, coutrysides in Vietnam, Agricultural Publishing House, 2012. [4] Department of Economic Cooperation and Rural Development, Report on the results of the implementation of linkages in production and consumption of agricultural products between cooperatives, unions of agricultural cooperatives and enterprises, 2020. [5] Department of Economic Cooperation and Rural Development, Report of the national conference summarizing 15 years of implementation of Resolution No.13- NQ/TW on 18/3/2002, 2019. [6] T. H. Le, Researching and proposing mechanismsand policies for cooperation between cooperatives, groups and individuals to develop value chains of some agricutural products in the North Central region, Vietnam, ministerial –level project report, 2012. [7] T. N. Nguyen, “Developing a new type of cooperative with a breakthrough to restructure agriculture and increase sustainable income for farmers,” Central; Economic Board Magazine, no. 1, pp. 27-37, 2015. [8] T. L. P. Huynh, Research and develop a set of indicators of adaptation to climate change to serve the state management of climate change, Institute of Meteorology, Hydrology and Climate Change, 2015. [9] Institute of Policy and Strategy for Rural Development, Report on research topic, propose model of agricultutal cooperative operating under the Law on Cooperation in 2012 in order to develop linkpages along value chains suitable for each group of agricultural, forestry and fishery products in different regions, different domains, 2018-2020, 2021. [10] International Cooperative Alliance, “Cooperatives in Asia and the Pacific are fighting climate change,” 2020. [Online]. Available: pacific-are-fighting-climate-change. [Accessed Nov. 01, 2020]. [11] Cooperatives for Climate Action, “International Day of Cooperatives,” 2020. [Online]. Available: climate-action. [Accessed Nov. 01, 2020]. 195 Email: jst@tnu.edu.vn