Ảnh hưởng của bảo hộ thương mại thông qua thuế quan và trợ cấp nông nghiệp đến các siêu thị
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của bảo hộ thương mại thông qua thuế quan và trợ cấp nông nghiệp đến các siêu thị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- anh_huong_cua_bao_ho_thuong_mai_thong_qua_thue_quan_va_tro_c.pdf
Nội dung text: Ảnh hưởng của bảo hộ thương mại thông qua thuế quan và trợ cấp nông nghiệp đến các siêu thị
- ẢNH HƯỞNG CỦA BẢO HỘ THƯƠNG MẠI THÔNG QUA THUẾ QUAN VÀ TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP ĐẾN CÁC SIÊU THỊ EFFECTS OF PROTECTIONISM THROUGH TARIFF AND AGRICULTURAL SUBSIDY TO SUPERMARKETS TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Từ khóa: Bảo hộ thương mại, siêu thị, thương mại, tiêu dùng. Abstract Protectionism is an economic policy of restricting trade between nations. Trade may be restricted by high tariffs on imported or exported goods, restrictive quotas, a variety of restrictive government regulations designed to discourage imports, and anti- dumping laws designed to protect domestic industries from foreign take-over or competition. Supermarkets, with their independent position in the market, have a deep specialization in the distribution, creating more and more pressure for manufacturers and suppliers. At the same time, it is also under pressure from increasing demand of customers. Therefore, protectionism has certain effects on supermarkets, from which affects consumers, manufacturers, suppliers and other partners involved in the activities of supermarket. The paper is based on a methodology of document review, summarizing the impact of protectionism on supermarkets, thereby making policy and supermarket governance recommendations to gain the advantage of protectionism. Keywords: Protectionism, supermarket, trade, consumption 1. Đặt vấn đề Bảo hộ thương mại hay còn gọi là bảo hộ mậu dịch là chính sách kinh tế hạn chế thương mại giữa các quốc gia.Thương mại có thể bị hạn chế bởi thuế quan, bởi hạn 72
- ngạch hay một loạt các quy định của chính phủ, kể cả các hàng rào phi thuế quan, luật chống bán phá giá để không khuyến khích nhập khẩu và bảo vệ các ngành sản xuất kinh doanh trong nước khỏi bị kiểm soát, thay thế bởi các doanh nghiệp nước ngoài hay trước sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài đối với thị trường nội địa. Ở một khía cạnh khác thì thương mại tự do là một hệ thống trong đó thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa hoặc trong các quốc gia không bị cản trở bởi hạn chế và can thiệp của chính phủ, lợi thế so sánh giữa các quốc gia kết tinh trong các sản phẩm xuất nhập khẩu sẽ mang lại lợi ích kinh tế có lợi cho tất cả các bên. Trên thế giới, hiện vẫn có nhiều tranh cãi về việc lựa chọn bảo hộ thương mại hay thương mại tự do vì những điều có lợi và bất lợi riêng của mỗi chính sách. Bảo hộ thương mại liên quan đến các ngành sản xuất đặc thù của mỗi nước, đến vấn đề an ninh quốc gia, an sinh xã hội, an ninh của các ngành sản xuất kinh doanh trong nước và tiêu dùng nội địa, tăng tính tự chủ, đặc biệt được coi là biện pháp cần thiết chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của nước ngoài, trong khi thương mại tự do liên quan đến việc tuân thủ các quy định về tự do hóa thương mại, cạnh tranh công bằng, tận dụng lợi thế so sánh giữa các quốc gia trong thế giới có nhiều sức ép như hiện nay. Từ những năm 50 của thập kỷ 20, nhu cầu xã hội phát triển, nền kinh tế thế giới chuyển biến rõ rệt, đặc biệt là ở Mỹ và các nước châu Âu. Sự xuất hiện của các cửa hàng kinh doanh tự chọn, các siêu thị, đại siêu thị, các siêu thị chuyên doanh với diện tích trưng bày hàng rộng, hàng hoá phong phú, bảng hiệu thu hút đã làm thay đổi hình ảnh và nâng cao vị thế của ngành thương mại, sự “chế ngự” của các nhà sản xuất trong phân phối hàng hoá giảm dần thay vào đó là hình ảnh của những nhà phân phối lớn chuyên nghiệp thông qua hệ thống các siêu thị bán hàng của mình. Thương mại trở thành một trong những ngành đứng đầu trong việc tạo ra giá trị gia tăng ở hầu hết các quốc gia phát triển và đang có xu hướng ngày càng nâng cao vị thế ở những thị trường mới phát triển như khu vực châu Á-Thái Bình Dương-khu vực kinh tế được đánh giá là năng động nhất trong những năm gần đây. Nếu trước đây, các nhà phân phối chỉ được đánh giá như là một trung gian chuyển tiếp hàng hoá, một bộ phận bán hàng của nhà sản xuất, luôn ở vị trí “chờ” nhà sản xuất cung cấp hàng và chỉ định giá bán lẻ cuối cùng thì giờ đây, các nhà phân phối hàng hóa qua siêu thị với vị thế độc lập trên thị trường, có tính chuyên môn hoá sâu trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, ngày càng có sự lớn mạnh. Trên thế giới thương hiệu của nhà phân phối ngày càng được khẳng định, đã xuất hiện thuật ngữ “người khổng lồ” dành cho các nhà phân phối lớn, chuyên nghiệp. Nghiên cứu về ảnh hưởng của bảo hộ thương mại đến các siêu thị luôn có tính thời sự và có ý nghĩa thực tiễn khi thị trường hàng tiêu dùng ở hầu hết các quốc gia đặc biệt là các quốc gia phát triển phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống phân phối hàng hóa qua siêu thị. Bảo hộ thương mại hay tự do thương mại đều có những tác động nhất định đến các siêu thị, từ đó có ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Trong điều kiện bảo hộ thương mại hay tự do thương mại lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng được coi là lĩnh vực có liên quan nhiều nhất, nhạy cảm nhất đến hoạt động của các siêu thị. 73
- 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu Bảo hộ thương mại đã có từ khá lâu cùng với sự phát triển của các nền kinh tế. Các nhà kinh tế còn khẳng định rằng sự thành công của các quốc gia đều có sự góp phần của các biện pháp bảo hộ thương mại (Shafaeddin,1998)( Reinert,2007). Từ năm 1870 tại châu Âu, thuế cao đã được áp dụng vào lĩnh vực nông nghiệp và từ những năm 1950, sự trỗi dậy của nền kinh tế Nhật Bản đã gia tăng xuất khẩu hàng hóa của Nhật sang Mỹ và các nước khác cũng đã tạo nên mẫu thuẫn thương mại giữa Nhật và các nước, đẩy các nước đến việc áp dụng những biện pháp bảo hộ thương mại trước sức ép cạnh tranh của hàng hóa Nhật Bản (C, Feenstra, 2013). Ví dụ điển hình của việc thực hiện bảo hộ thương mại là nước Mỹ. Thuế quan thấp đã gây tổn hại cho các nhà sản xuất Mỹ vào đầu thế kỷ 19 và sau đó với mức thuế cao áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu đã biến Hoa Kỳ thành một cường quốc công nghiệp vào cuối thế kỷ 19 (Douglas Irwin,2017), kể từ đó đến nay Hoa Kỳ được cho là quốc gia luôn có những biện pháp mạnh trong chính sách bảo hộ thương mại thông qua việc áp thuế cao và luật chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu trong các lĩnh vực từ công nghiệp đến nông lâm thủy sản. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia và các nhà kinh tế đều cho rằng bảo hộ thương mại có những tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực đến tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội đặc biệt nó là không công bằng đối với các quốc gia chưa hoặc đang phát triển dựa vào việc xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế tự nhiên như nông lâm thủy sản sang các nước phát triển và ngược lại nhập những hàng hóa công nghiệp với mức giá rẻ mà mình chưa đủ trình độ, nguồn lực để sản xuất, đồng thời người tiêu dùng ở các nước này cần được sử dụng các sản phẩm nhập khẩu với mức giá không bị nâng lên bởi thuế quan (William Poole,2004), (N. Gregory Mankiw, 2015). Các quốc gia phát triển đã cam kết và cố gắng hạn chế việc áp dụng các chính sách bảo hộ thương mại, tăng cường thực thi các chính sách thương mại tự do thông qua các Hiệp ước và các tổ chức quốc tế như Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Mặc dù vậy, bảo hộ thương mại vẫn được chính các quốc gia phát triển như Mỹ, Liên minh châu Âu sử dụng như là một biện pháp phòng vệ trong những giai đoạn suy thoái kinh tế nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước và hạn chế thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội trước làn sóng hàng hóa giá rẻ đến từ các nền kinh tế mới phát triển như Trung Quốc. 2.2. Cơ sở lý thuyết Đối với các siêu thị, tuỳ theo quy mô kinh doanh, tuỳ theo mô hình phân phối các siêu thị có thể lựa chọn cơ cấu hàng hoá kinh doanh theo độ rộng, độ sâu. Mỗi sự lựa chọn có những ưu, nhược điểm riêng. Việc lựa chọn cơ cấu hàng hoá hợp lý tạo ra hình ảnh đặc trưng cho siêu thị tuy nhiên nếu không có sự thay đổi phù hợp và những cách thức thu hút đặc biệt, việc kinh doanh sẽ trở nên khó khăn khi xuất hiện sự cạnh tranh mới. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn cơ cấu hàng hoá kinh doanh của siêu thị có thể kể đến một số yếu tố cơ bản như: Chủng loại hàng hoá, giá bán sản phẩm, đối tượng khách hàng mục tiêu - thói quen tiêu dùng, khả năng thu nhập, chính sách marketing của điểm bán, vị trí địa lý điểm bán (Nhàn, 2011). 74
- Bảng 1: Cơ cấu hàng hóa kinh doanh theo mô hình siêu thị Mô hình siêu thị Diện tích mặt Số lượng Tỷ lệ % mặt hàng bằng kinh mặt hàng lương thực, thực doanh (m ) phẩm Siêu thị mini, 100-400 600 90 Cửa hàng tiện ích, 120 Siêu thị giá rẻ 300-1000 Siêu thị tổng hợp 400-2500 3000-5000 90 Siêu thị chuyên doanh 1000 - 3000 1000 - 5000 Tùy theo mặt hàng chuyên doanh Đại siêu thị 2500 - 5500 25 000 - 400 000 20 Trung tâm thương mại 30 000 300 000 10 (chủ yếu hàng may mặc và hàng tiêu dùng) Nguồn: Jacques VIGBY, 3è édition, 2000, La Distribution, DALLOZ Cơ cấu hàng hoá kinh doanh có thể được coi như một trong những yếu tố có tính chiến lược trong phát triển các yếu tố đặc trưng của siêu thị. Đây cũng là một trong những yếu tố cơ bản thể hiện vị thế đối tác hay cạnh tranh của nhà phân phối và nhà sản xuất. Trong cơ cấu hàng hoá kinh doanh, nhãn hiệu hàng hoá đa dạng hay không, tỷ lệ hàng hoá mang nhãn hiệu quốc gia, quốc tế, hàng nhập khẩu hay hàng sản xuất nội địa, nhãn hiệu vùng, nhãn hiệu nhà sản xuất hay nhãn hiệu nhà phân phối, nhãn hiệu giá rẻ như thế nào sẽ phản ánh tính cạnh tranh của nhà phân phối trên thị trường. Mặt khác, lựa chọn cơ cấu hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng được coi là một lợi thế cạnh tranh trong dịch vụ khách hàng của các siêu thị trong hệ thống phân phối. Các chính sách bảo hộ thương mại về thuế quan và phi thuế quan sẽ tác động đến giá bán và tiêu chuẩn hàng hóa trưng bày tại các siêu thị, do đó tác động đến mức độ hài lòng và quyết định lựa chọn của khách hàng (Nhàn, 2011). Mặt khác, với một chủng loại sản phẩm, giá bán trong siêu thị thường đi kèm với uy tín nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đó. Từ sản phẩm nội bộ, giá rẻ (có thể là nhãn hiệu nhà sản xuất mới, chưa được biết đến hay nhãn hiệu nhà phân phối - siêu thị), đến sản phẩm nhãn hiệu vùng/miền, nhãn hiệu chuỗi bảng hiệu kinh doanh, nhãn hiệu quốc gia, nhãn hiệu quốc tế. Mỗi sản phẩm kinh doanh gắn với đặc trưng uy tín nhãn hiệu là giá bán và các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt tương ứng với giá tiền và giá trị cảm nhận của khách hàng. Chính vì vậy, chính sách thuế quan và hạn ngạch có tác động trực tiếp đến giá bán của sản phẩm và độ khan hiếm hay sẵn có của sản phẩm trên các quầy hàng của siêu thị. Các tiêu chuẩn trợ cấp nông nghiệp hay các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng hàng hóa mang tính quốc gia, áp dụng cho hàng hóa được bán tại thị trường mỗi quốc gia sẽ chi phối đến tiêu chuẩn các mặt hàng mà siêu thị được phép kinh doanh. Các siêu thị có liên quan trực tiếp đến hàng hóa tiêu dùng và thực phẩm trên phạm vi toàn cầu, trong khi bảo hộ thương mại tác động trực tiếp đến lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất hàng tiêu dùng. Đặc biệt trong xu thế quốc tế hóa hiện nay, các siêu thị phát triển chuỗi, mở rộng thị trường ra khắp nơi trên thế giới, do đó chính siêu thị với cơ cấu hàng hóa và dịch vụ khách hàng có thể dẫn đến sự thay đổi thói quen tiêu dùng và áp đặt các thông lệ thương 75
- mại ra khỏi phạm vi của hệ thống thương mại đa phương. Các tập đoàn bán lẻ qua siêu thị đã trở thành nhân tố chính trong quản trị hệ thống thực phẩm toàn cầu thông qua việc thích nghi với các chính sách của bảo hộ thương mại (Kulke và Suwala, 2016). Bảng 2. Một số thương hiệu nhà phân phối hàng hóa qua siêu thị nổi tiếng trên thế giới TT Thương Quốc gia Doanh thu bình quân % doanh thu hiệu năm (Tỷ euros) ở thị trưòng nước ngoài 1 Wall Mart Mỹ 205,5 17 % 2 Carrefour Pháp 64,8 50 % 3 Kroger Mỹ 52,6 0 % 4 Ahold Hà Lan 52,4 76 % 5 Metro Đức 46,9 45 % Nguồn: http:// www.metro.fr 2.3. Phương pháp nghiên cứu Thông qua phương pháp nghiên cứu tại bàn các tài liệu có liên quan là chủ yếu, bài viết phân tích, tổng hợp các chính sách bảo hộ thương mại thông qua thuế quan và trợ cấp nông nghiệp, các ảnh hưởng đến hoạt động của siêu thị, đưa ra một số khuyến nghị về chính sách và quản trị siêu thị nhằm tranh thủ những lợi thế của bảo hộ thương mại cho các siêu thị tại Việt Nam. Các tài liệu về bảo hộ thương mại, đặc biệt là các tài liệu liên quan đến chính sách thuế quan và các biện pháp trợ cấp nông nghiệp tại Mỹ và các nước châu Âu, các tài liệu liên quan đến sự phát triển của các siêu thị, cơ cấu hàng hóa kinh doanh của các siêu thị ảnh hưởng bởi các tiêu chuẩn bảo hộ thương mại thông qua thuế quan và trợ cấp nông nghiệp được tác giả tìm kiếm, đọc, phân tích, tổng hợp dựa trên nguồn dữ liệu trên mạng internet, các trung tâm thông tin- thư viện của các trường đại học trong và ngoài nước, từ nguồn hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp. Bên cạnh đó, trong quá trình trải nghiệm mua sắm tại các siêu thị tác giả đã kết hợp phỏng vấn người tiêu dùng tại siêu thị về quan điểm đối với giá bán và các tiêu chuẩn chất lượng, ảnh hưởng của các biện pháp bảo hộ thương mại như thuế quan, các tiêu chuẩn kiểm soát từ hoạt động trợ cấp nông nghiệp. Đồng thời, tác giả có tiếp cận một số nhà quản trị tại một vài siêu thị ở Hà Nội, nhà nghiên cứu là đồng nghiệp để thảo luận về các biện pháp quản trị siêu thị và mong muốn đối với chính sách quản lý. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Các chính sách bảo hộ thương mại cơ bản thường được các quốc gia áp dụng là: thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp, luật chống bán phá giá, hạn chế đầu tư nước ngoài, bảo hộ công nghệ. Bài viết giới hạn đề cập đến hai biện pháp phổ biến nhất có ảnh hưởng đến lĩnh vực thương mại hàng hóa, liên quan đến vai trò trung gian của các siêu thị đó là thuế quan và các biện pháp trợ cấp nông nghiệp. Thuế quan ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu vào của các siêu thị (đặc biệt với các hàng hóa công nghệ, hàng may mặc, hàng tiêu dùng, thực 76
- phẩm chức năng), các tiêu chuẩn trợ cấp nông nghiệp tác động lớn đến các tiêu chuẩn của hàng hóa thực phẩm tại siêu thị. Do vậy, đây là hai biện pháp mà siêu thị bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các chính sách bảo hộ thương mại của Chính phủ. 3.1. Tác động của bảo hộ thương mại thông qua thuế quan đến siêu thị Chính sách thuế quan và hạn ngạch là chính sách được sử dụng phổ biến nhất trong bảo hộ thương mại. Việc tăng thuế hàng hóa nhập khẩu hay hạn chế hạn ngạch cho hàng hóa nhập khẩu sẽ kéo theo việc tăng giá bán hoặc dẫn tới tình trạng khan hiếm các mặt hàng. Với các siêu thị, tình trạng này diễn ra sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận, phá vỡ các hợp đồng thường xuyên với nhà cung cấp, phải điều chỉnh chính sách về cơ cấu hàng hóa, giá bán. Sự tác động của thuế quan và hạn ngạch đến các siêu thị không chỉ là sự tác động trực tiếp đến các mặt hàng thương mại trên các quầy kệ của siêu thị mà còn tác động đến giá đầu vào nguyên vật liệu, hạn ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu cho các nhà sản xuất, các đối tác sản xuất các mặt hàng cung cấp cho siêu thị và giá thành sản phẩm. Khách hàng của các siêu thị sẽ phải đối mặt với việc tăng chi phí cho các mặt hàng thiết yếu. Người tiêu dùng sẽ trả nhiều tiền hơn, nhà cung cấp sẽ nhận được ít hơn, tỷ suất lợi nhuận bán lẻ sẽ thấp hơn hoặc người tiêu dùng sẽ mua ít sản phẩm hơn hoặc từ bỏ mua hàng hoàn toàn. Các siêu thị dưới tác động của bảo hộ thương mại sẽ gián tiếp làm tổn thương người tiêu dùng và như vậy là không thực hiện đủ trách nhiệm liên quan đến dịch vụ khách hàng với người tiêu dùng, đặc biệt là đối tượng khách hàng của các siêu thị đại đa số là tầng lớp bình dân, tiêu dùng những sản phẩm thiết yếu hàng ngày. Ví dụ tại Mỹ, tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart với sứ mệnh cung cấp cho người mua hàng giá thấp nhất có thể. Từ việc buộc các nhà cung cấp Mỹ cắt giảm chi phí để tìm kiếm hàng nhập khẩu giá rẻ ở nước ngoài, Walmart đã trở thành một thương hiệu toàn cầu mang tính biểu tượng về đại siêu thị bán hàng giá rẻ, tạo ra 500 tỷ đô la doanh thu hàng năm nhờ khả năng nâng cao sức mua của người tiêu dùng ở mọi tầng lớp xã hội, tăng cơ hội tiêu dùng nhiều hơn, cho phép sự gia tăng của tầng lớp trung lưu ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới mà Walmart có mặt. Năm 1984, hàng hóa nhập khẩu châu Á - trực tiếp và gián tiếp - chiếm khoảng 6% tổng doanh thu của Walmart. Kể từ năm 1994 đến nay, tỷ lệ này đã tăng lên hơn 50%. Nhưng với mức thuế cao mà chính phủ Mỹ áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu đã tác động không ít đến việc nhập hàng của Walmart cho hệ thống của mình đồng thời tác động đến nguồn nguyên vật liệu, nguồn hàng với giá thành tăng lên của nhiều doanh nghiệp sản xuất, nhà cung cấp hàng hóa cho các siêu thị Walmart. Việc tăng giá bán sẽ làm giảm doanh thu, lợi nhuận của siêu thị đồng thời giảm cơ hội tiêu dùng của người lao động, những người sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho các mặt hàng thiết yếu. Năm 2018, chính phủ Mỹ áp thuế 20% và 50% đối với hàng nhập khẩu máy giặt, người mua sắm đã trả nhiều hơn 17% cho thiết bị giặt ủi. Cùng với đó là mức thuế 25% đối với đồ nội thất đã khiến người Mỹ phải trả thêm 4,5 tỷ USD mỗi năm (NRF,2019). 3.2. Tác động của bảo hộ thương mại thông qua các biện pháp trợ cấp nông nghiệp đến siêu thị Vai trò trung gian của các siêu thị trong việc xây dựng và duy trì chuỗi cung ứng thực phẩm nông nghiệp không chỉ quan trọng trong các lĩnh vực sản xuất và phân phối, mà 77
- còn rất quan trọng trong lĩnh vực tiêu dùng, tạo nên vị thế vững chắc của các siêu thị trong việc chi phối các tiêu chuẩn áp lên sản xuất và định hướng tiêu dùng (Dixon, 2004). Một số chính sách bảo hộ thương mại nổi bật được áp dụng tại châu Âu và Mỹ đó là Chính sách nông nghiệp chung tại Liên minh châu Âu và Trợ cấp nông nghiệp lâu đời, đề xuất các điều khoản "Mua hàng Mỹ" trong các gói phục hồi kinh tế tại Hoa Kỳ. Có tới 17 trong số 20 quốc gia G20 đã được Ngân hàng Thế giới báo cáo là đã áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại trong đó phổ biến là Mỹ và các quốc gia châu Âu mặc dù trước đó các nước này đã cam kết ủng hộ thương mại tự do. Các biện pháp hạn chế thương mại mới được thực hiện từ cuối năm 2009 đến nay đã làm giảm lợi ích của thương mại hàng hóa toàn cầu từ 0,25% đến 0,5%, khoảng 50 tỷ USD mỗi năm (IMF, 2017). Trợ cấp nông nghiệp tại các nước châu Âu và Mỹ được coi là chính sách trợ cấp trực tiếp của Chính phủ dành cho các nhà sản xuất nông nghiệp để tăng cạnh tranh của sản phẩm với hàng nhập khẩu, bảo vệ việc làm tại chỗ, hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa có thêm khả năng điều chỉnh phù hợp với thị trường thế giới. Chính sách nông nghiệp chung châu Âu yêu cầu nông dân phải tôn trọng các tiêu chuẩn phúc lợi môi trường, an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật và động vật. Mục tiêu của chính sách hướng tới tăng năng suất, bằng cách thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và đảm bảo sử dụng tối ưu các yếu tố sản xuất, đặc biệt là lao động; đảm bảo mức sống công bằng cho Cộng đồng nông nghiệp; ổn định thị trường; đảm bảo có sẵn nguồn cung cấp; cung cấp cho người tiêu dùng thực phẩm với giá cả hợp lý. Thông qua một hệ thống tích hợp các biện pháp hoạt động bằng cách duy trì mức giá hàng hóa chung trong Liên minh châu Âu thông qua trợ cấp sản xuất về chi phí, thủ tục thanh toán, các chứng nhận tiêu chuẩn. Các biện pháp bảo hộ thương mại mà Liên minh châu Âu (EU) đã thực hiện bao gồm: Thuế nhập khẩu được áp dụng cho hàng hóa được chỉ định nhập khẩu vào EU. Chúng được đặt ở mức để tăng giá thị trường thế giới lên tới giá mục tiêu của EU. Giá mục tiêu được chọn là mức giá mong muốn tối đa cho những hàng hóa đó trong EU. Hạn ngạch nhập khẩu được sử dụng như một biện pháp hạn chế lượng thực phẩm được nhập khẩu vào EU. Một số quốc gia không phải là thành viên đã đàm phán hạn ngạch cho phép họ bán hàng hóa cụ thể trong EU mà không cần thuế quan. Điều này đáng chú ý áp dụng cho các quốc gia có liên kết thương mại truyền thống với một quốc gia thành viên. Một giá can thiệp nội bộ được thiết lập. Nếu giá thị trường nội bộ giảm xuống dưới mức can thiệp thì EU sẽ mua hàng hóa để nâng giá lên mức can thiệp. Giá can thiệp được đặt thấp hơn giá mục tiêu. Giá thị trường nội bộ chỉ có thể thay đổi trong phạm vi giữa giá can thiệp và giá mục tiêu. Trợ cấp trực tiếp được trả cho nông dân. Điều này ban đầu được dự định để khuyến khích nông dân chọn trồng những loại cây trồng thu hút trợ cấp và duy trì nguồn cung tự trồng. Trợ cấp thường được trả cho diện tích đất trồng một loại cây trồng cụ thể, thay vì trên tổng số lượng cây trồng được sản xuất. Các cải cách được thực hiện từ năm 2005 đang giảm dần các khoản trợ cấp cụ thể theo hướng thanh toán lãi suất cố định chỉ dựa trên diện tích đất canh tác và áp dụng các phương pháp canh tác có lợi cho môi 78
- trường. Sự thay đổi này nhằm mục đích giúp nông dân có nhiều tự do hơn để lựa chọn cho mình những cây trồng có nhu cầu cao nhất và giảm động lực kinh tế để sản xuất thừa. Hạn ngạch sản xuất và các khoản thanh toán ' dành riêng ' đã được đưa ra trong nỗ lực ngăn chặn việc sản xuất quá mức một số loại thực phẩm (ví dụ: sữa, ngũ cốc, rượu vang) thu hút trợ cấp vượt quá giá thị trường. Nhu cầu lưu trữ và xử lý các sản phẩm dư thừa đã gây lãng phí tài nguyên và khiến cho CAP bị phá hủy. Một thị trường thứ cấp phát triển, đặc biệt là bán hạn ngạch sữa , trong khi một số nông dân sử dụng trí tưởng tượng của "đặt sang một bên", ví dụ, dành đất khó canh tác. Hiện tại, việc đặt sang một bên đã bị đình chỉ, tùy thuộc vào quyết định thêm về tương lai của nó, sau khi giá cả tăng đối với một số mặt hàng và tăng sự quan tâm đến việc trồng nhiên liệu sinh học. Với những chính sách đó, các siêu thị tại châu Âu đòi hỏi nâng cấp kinh tế của các nhà sản xuất nông nghiệp, yêu cầu đưa ra các quy trình mới để giảm chi phí và cải thiện chất lượng và hiệu suất giao hàng. Các công ty dẫn đầu đặt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng, chi phí và giao hàng và yêu cầu các công ty phải có được chứng nhận liên quan. Chứng nhận được tạo ra để thúc đẩy lợi nhuận kinh tế, có thể đóng góp thông qua các hình thức khác nhau để nâng cấp chuỗi cung ứng, cải tiến quy trình thông qua chứng nhận là những thay đổi trong sản xuất, dẫn đến những cải tiến về năng suất lao động, quản lý tài nguyên và trong thủ tục hành chính, bao gồm cả trong quản lý hợp đồng với nhà cung cấp. Điều này thúc đẩy năng lực quản lý và tổ chức trong hệ thống siêu thị với sự lan tỏa gián tiếp đến các nhà cung cấp các sản phẩm nông nghiệp trong nước. Tuy nhiên, chính sách nông nghiệp chung châu Âu cũng đã tạo ra cho các siêu thị sức ép từ phía người tiêu dùng liên quan đến vấn đề sức khỏe khi người tiêu dùng được khuyến khích tăng lượng tiêu thụ (nhất là các sản phẩm từ đường, bơ, sữa, lúa mỳ) với mức giá đã được trợ cấp, về trách nhiệm xã hội của các siêu thị trong việc lựa chọn sản phẩm của các trạng trại nhỏ hay các doanh nghiệp nông nghiệp lớn, về các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường khi người sản xuất nông nghiệp được khuyến khích sử dụng các biện pháp tăng năng suất lao động (NYT,2010). Trợ cấp nông nghiệp tại Mỹ (còn gọi là khuyến khích nông nghiệp) là một khoản khuyến khích của chính phủ trả cho các doanh nghiệp nông nghiệp, tổ chức nông nghiệp và trang trại để bổ sung thu nhập, quản lý việc cung cấp hàng hóa nông nghiệp, ảnh hưởng đến chi phí và nguồn cung của hàng hóa đó. Các mặt hàng thường được khuyến khích trợ cấp nông nghiệp bao gồm: lúa mì, ngũ cốc thức ăn (ngũ cốc được sử dụng làm thức ăn gia súc, chẳng hạn như ngô hoặc ngô, lúa miến, lúa mạch và yến mạch), bông, sữa, gạo, đậu phộng, đường, thuốc lá, hạt có dầu như đậu nành và các sản phẩm thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu. Đây là những mặt hàng chủ lực tạo nên nguồn cung hàng hóa khổng lồ cho các siêu thị. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp Trợ cấp nông nghiệp, Hoa Kỳ còn đưa ra các điều khoản "Mua hàng Mỹ" trong kế hoạch kích thích kinh tế của Hoa Kỳ, trong đó sẽ cấm việc nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài mà ưu tiên cho việc mua hàng của các doanh nghiệp Mỹ, giúp doanh nghiệp hạn chế các khó khăn của khủng hoảng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm cho người dân Mỹ. Các điều khoản này không chỉ áp dụng cho hàng hóa giá rẻ đến từ Trung Quốc và các nước đang phát triển mà còn áp dụng cho cả hàng hóa nhập khẩu từ châu Âu. Chính sách nông nghiệp của Hoa Kỳ bao gồm chủ yếu các dự luật trang trại liên bang được đổi mới theo định kỳ của Hoa Kỳ. Chính phủ tìm cách hỗ trợ thu nhập và giá cả cho nông 79
- dân Hoa Kỳ và ngăn họ khỏi những cú sốc cung và cầu bất lợi trên toàn cầu. Hỗ trợ sản xuất trong nước bằng cách thanh toán trực tiếp hoặc thông qua các biện pháp hỗ trợ giá, trong điều kiện yêu cầu nông dân đảm bảo việc sản xuất gắn với hoạt động bảo vệ môi trường. Mặt khác, bảo vệ nông dân khỏi những biến động giá cả bằng cách đảm bảo mức giá tối thiểu và hỗ trợ sự thiếu hụt về doanh thu khi giá giảm. Gần đây, Mỹ còn bổ sung những biện pháp khác thông qua đó chính phủ khuyến khích bảo hiểm mùa màng và trả một phần phí bảo hiểm cho các bảo hiểm đó chống lại các kết quả không lường trước được trong nông nghiệp trước nguy cơ của thiên tai và biến đổi khí hậu, đồng thời đặt ra các tiêu chuẩn gắn với các sản phẩm nông nghiệp liên quan đến bảo tồn đất nông nghiệp, tiêu chuẩn dinh dưỡng của lương thực trong nước, tín dụng nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, nghiên cứu nông nghiệp và lâm nghiệp tư nhân, năng lượng sinh học và làm vườn, phát triển nông nghiệp hữu cơ. Các chính sách này đã tạo nên làn sóng mới về các tiêu chuẩn tiêu dùng của khách hàng, đồng thời áp dụng lên các yêu cầu trong hợp đồng cung cấp sản phẩm nông nghiệp cho các siêu thị đối với các nhà cung cấp, các trang trại và các doanh nghiệp nông nghiệp tại Mỹ. Các siêu thị đã áp dụng các tiêu chuẩn cho danh mục hàng hóa của mình như là một phần chính sách về dịch vụ khách hàng trong xu hướng tiêu dùng sản phẩm có lợi cho sức khỏe, gắn với việc bảo vệ môi trường tự nhiên, các tiêu chuẩn luôn đi kèm hợp đồng cung cấp sản phẩm bao gồm: Sản phẩm động vật (bao gồm tài liệu về chính sách quy định và đơn đặt hàng tiếp thị sữa) Cây trồng (bao gồm tài liệu về các lĩnh vực chính sách liên quan, bao gồm đơn đặt hàng tiếp thị và năng lượng sinh học) Kinh tế trang trại (bao gồm tài liệu về chính sách thuế của Liên bang) Hỗ trợ Thực phẩm & Dinh dưỡng (bao gồm tài liệu về chính sách hỗ trợ dinh dưỡng và thực phẩm ngoài Dự luật trang trại) Lựa chọn Thực phẩm & Sức khỏe (bao gồm nghiên cứu về ghi nhãn) Thị trường thực phẩm & giá cả (bao gồm nghiên cứu về thực phẩm địa phương) An toàn thực phẩm (bao gồm tài liệu về thông tin và chính sách quy định) Kinh tế & Dân số Nông thôn (bao gồm tài liệu về chính sách phát triển nông thôn ngoài Dự luật trang trại, tiêu chuẩn lao động, tiêu chuẩn môi trường). 4. Kết luận và Khuyến nghị Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của bài viết, tác giả đã thực hiện phỏng vấn người tiêu dùng khi mua sắm tại siêu thị trên địa bàn Hà nội và thảo luận cùng một số nhà quản trị siêu thị, nhà nghiên cứu nhằm đưa ra những khuyến nghị về chính sách và quản trị siêu thị tại Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ hay tự do thương mại vẫn đang còn nhiều vấn đề tranh cãi trên thế giới. Khi thực hiện phỏng vấn người tiêu dùng mua sắm tại các siêu thị, giá bán và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm là hai tiêu chí được ưu tiên hàng đầu trong quyết định mua hàng. Bảo hộ thương mại được phản đối khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng lên do việc tăng thuế, trong khi chất lượng của hàng hóa nội địa không đảm bảo độ tin cậy với mức giá 80
- không chênh lệch nhiều. Với hàng thực phẩm và đồ tươi sống, các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm vùng miền thì các chính sách bảo hộ thương mại được người tiêu dùng ủng hộ coi như là một tiêu chuẩn về an sinh xã hội của Chính phủ và tiêu chuẩn về thực hiện trách nhiệm xã hội của các siêu thị. Thảo luận cùng các nhà quản trị siêu thị, các nhà nghiên cứu liên quan đến những tác động của bảo hộ thương mại đến hoạt động của siêu thị cho thấy những mặt hàng kinh doanh của siêu thị bị ảnh hưởng bởi việc tăng thuế nhập khẩu đa phần là hàng tiêu dùng có yếu tố công nghệ cao như hàng điện tử, điện máy, hàng gia dụng, rượu, bia, thực phẩm chức năng. Siêu thị luôn được người tiêu dùng lựa chọn như là điểm đến của mua hàng giá rẻ, chất lượng đảm bảo do vậy việc tăng giá bán do tăng chi phí từ việc áp thuế nhập khẩu cao, thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng, làm giảm doanh thu, lợi nhuận của các siêu thị. Mặt khác, các siêu thị lại rất cần Chính phủ có những chính sách chặt chẽ trong việc áp dụng các tiêu chuẩn trợ cấp cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất vùng miền, sản xuất các mặt hàng đặc sản, truyền thống của địa phương. Những khuyến nghị được đưa ra bao gồm: Thứ nhất, Chính phủ cần cân nhắc và có những tính toán chính xác, xem xét đến khả năng sản xuất trong nước có thể đáp ứng được các yêu cầu về chi phí, tiêu chuẩn chất lượng để có thể vẫn áp mức thuế nhập khẩu cao, thuế tiêu thụ đặc biệt hay là dỡ bỏ hàng rào thuế quan để đảm bảo cho người tiêu dùng được hưởng lợi từ những hàng hóa nhập khẩu, các siêu thị có thêm điểm cộng về lợi thế đa dạng hóa cơ cấu hàng hóa và tăng thêm giá trị gia tăng trong dịch vụ khách hàng. Thứ hai, tăng cường vai trò hoạch định và triển khai các chính sách trợ cấp nông nghiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước, các Hiệp hội trong việc duy trì và phát triển các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, sản phẩm có lợi thế vùng miền. Đảm bảo ổn định về tiêu chuẩn chất lượng đối với người sản xuất thông qua hỗ trợ vốn, kỹ thuật, trợ giá và ổn định về khả năng bán hàng của các siêu thị thông qua các hoạt động truyền thông cộng đồng. Thứ ba, đối với các siêu thị, cần tăng cường vai trò của các nhà quản trị mua trong việc thiết lập các hợp đồng dài hạn với các trang trại, các vùng sản xuất. Tăng thêm vai trò kiểm soát về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như là một yêu cầu về bảo hộ thương mại đối với các sản phẩm địa phương hóa. Trong thế giới mà mỗi quốc gia đang phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến khủng bố, an ninh lương thực, thiên tai, dịch bệnh như hiện nay, kể cả các nước lớn như Mỹ, châu Âu vẫn đang còn phải áp dụng những chính sách bảo hộ thương mại thì bảo hộ thương mại vẫn được coi là biện pháp an toàn để đảm bảo tính tự chủ cao của quốc gia đó và đảm bảo an sinh xã hội về việc làm, về chất lượng cuộc sống của người dân. Nếu phụ thuộc nhiều vào nguồn hàng nhập khẩu mà giảm bớt khả năng tự chủ trong sản xuất nội địa thì việc đối mặt với những bất ổn khi có tranh chấp thương mại, dịch bệnh, thiên tai sẽ mang lại hậu quả lớn hơn khi mà sản xuất trong nước không có khả năng thay thế. Dịch bệnh do virus Covid-19 tại Trung Quốc bắt đầu từ tháng 12 năm 2019, lan rộng ra phạm vi toàn cầu cho đến thời điểm hết tháng 3 năm 2020 vẫn chưa có tín hiệu khả quan trong tình trạng các nước khan hiếm nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất khẩu trang y tế, các trang 81
- thiết bị y tế khác do phụ thuộc nguồn nguyên vật liệu của Trung Quốc, các siêu thị tại Úc, Nhật, Hồng Kông khan hiếm các mặt hàng thiết yếu cho tiêu dùng, hàng lương thực, thực phẩm càng minh chứng cho việc những lợi thế của bảo hộ thương mại và tự do thương mại luôn cần được hiểu và thực hiện một cách khôn ngoan nhất ở bất kỳ quốc gia nào. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dixon, J. (2004), Adding Value(s): a Cultural Economy Analysis of Supermarket Power in A Sociology of Food and Nutrition: the Social Appetite, edited by J. Germov and L. Williams. Second Edition. Melbourne: Oxford. 2. Douglas Irwin (2017), Clashing over Commerce: A History of US Trade Policy, University of Chicago Press 3. European Commission (2018), The common agricultural policy at a glance, Retrieved 27 November 2018. 4. Feenstra, Robert; M, Taylor, Alan (2013-12-23), Globalization in an Age of Crisis: Multilateral Economic Cooperation in the Twenty-First Century, NBER. 5. Gregory Mankiw (2015), Economists Actually Agree on This: The Wisdom of Free Trade, New York Times (April 24, 2015). 6. International Monetary Fund (IMF) (2017), Trade and the Crisis: Protect or Recover, Retrieved 16 October 2017. 7. Kulke, E. and Suwala, L. (2016), Internationalisation of grocery retailing in the Global South: general conditions, formats and spatial expansion patterns of selected MNEs, Journal of the Geographical Society of Berlin. 8. Nguyễn Thành Long (2017), Ảnh hưởng của một số hiện tượng bảo hộ thương mại nổi bật trong thời gian gần đây và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam, Kỷ yếu Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam 2017 9. Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2011), Tăng cường các yếu tố đặc trưng thu hút khách hàng của các siêu thị, Tạp chí Thương Mại, Số 33 + 34/năm 2011 10. National Retail Federation (NRF) (2019), Retail Trade Issues 11. New York Times (NYT) (2010), A French Roadblock to Free Trade, Retrieved 2010- 05-22. 12. Reinert, Eric (2007), How Rich Countries got Rich and Why Poor Countries Stay Poor, New York: Carroll & Graf. 13. Shafaeddin, Mehdi (1998), How did Developed Countries Industrialize? The History of Trade and Industrial Policy: the Cases of Great Britain and the USA, United Nations Conference on Trade and Development. 14. United States Department of Agriculture Economic Research Service, Farm Commodity Policy (2018), Agricultural Improvement Act of 2018 (2018 Farm Bill) 15. Jacques Vigby, 3è édition, 2000, La Distribution, DALLOZ 16. William Poole (2004), Why Are Economists and Noneconomists So Far Apart, Federal Reserve Bank of St. Louis Review, September/October 2004. 82