Lao động ngành du lịch Thừa Thiên Huế trong thời kỳ hội nhập cộng đồng ASEAN

pdf 13 trang Gia Huy 18/05/2022 1480
Bạn đang xem tài liệu "Lao động ngành du lịch Thừa Thiên Huế trong thời kỳ hội nhập cộng đồng ASEAN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdflao_dong_nganh_du_lich_thua_thien_hue_trong_thoi_ky_hoi_nhap.pdf

Nội dung text: Lao động ngành du lịch Thừa Thiên Huế trong thời kỳ hội nhập cộng đồng ASEAN

  1. LAO ĐỘNG NGÀNH DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG ASEAN LABOR IN TOURISM INDUSTRY OF THUA THIEN HUE IN THE PERIOD OF INTEGRATING IN THE ASEAN COMMUNITY Ths. Nguyễn Thị Lệ Hương - TS.Trương Tấn Quân Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt Một trong những ký kết ảnh hưởng trực tiếp đến lao động ngành du lịch trong nước nói chung và Thừa Thiên Huế (TTH) nói riêng là Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề Du lịch trong ASEAN (MRA-TP). Vì vậy TTH cần có những chính sách phù hợp để lao động trong lĩnh vực nàycó thể nhanh chóng bắt kịp với xu thế hội nhập. Xuất phát từ ý nghĩa trên, từ kết quả thảo luậnvề những thuận lợi và khó khăn của lao động trong ngành du lịch TTH, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp như: xây dựng kế hoạch và ngân sách cho công tác đào tạo nguồn lao động ngành du lịch; nâng cao nhận thức nghề nghiệp cho người lao động gắn với yêu cầu trong thời kỳ hội nhập; ban hành Khung trình độ nghề quốc gia tương đồng với khung trình độ nghề của khu vực; xây dựng chiến lược và các chế độ ưu đãi về vật chất và tinh thần để thu hút, giữ chân lao động giỏi nhằm góp phần nâng cao chất lượng lao động du lịch trên địa bàn tỉnh trong bối cảnh mới. Từ khóa:lao động, ngành du lịch, Thừa Thiên Huế, hội nhập. Abstract One of agreements that directly impacts on domestic labor in tourism industry in general and in Thua Thien Hue (TTH) in particular is the ASEAN Mutual Recognition Arrangement for Tourism Professionals (MRA-TP). So, TTH should have suitable policies for workers in this sector to quickly catch up with the trend of integration. Accordingly, from the results of the discussions about the advantages and disadvantages of tourism workers in TTH, researchers have proposed a number of measures such as planning and budgeting for the excavation of workforce in tourism industry; enhancing awareness for employees associated with requirements of the integration period; issuing national qualifications framework that is similar to the regional framework; developing strategies and material and spiritual incentives regime to attract and retain good workers, and so on in order to contribute to improving the quality of tourism employment in the province in the new context. Key words: labor, tourism industry, Thua Thien Hue, integration 1. Đặt vấn đề Nằm trong trục di sản miền Trung, Huế là một trong số điểm đến du lịch hấp dẫn của Việt Nam với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, có giá trị cả về tự nhiên lẫn nhân văn, nổi bật nhất là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn - quần thể di tích được UNESCO xếp hạng di sản văn hóa thế giới. Cùng với thương hiệu Festival Huế được khẳng định qua hơn 15 năm, Huế đang nỗ lực để xây dựng cho mình một hình ảnh điểm đến du lịch in sâu trong tiềm thức của mỗi du khách (Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch TTH 2013 – 2020). Tuy nhiên, nằm trong thực trạng chung của cả nước, kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của Huế vẫn chưa 823
  2. thuyết phục, cụ thể giai đoạn 2010 - 2014, tốc độ tăng trưởng bình quân tổng lượng khách du lịch là 5,63% năm, lượng khách du lịch quốc tế tăng bình quân 6,17%/năm; tỷ trọng khách du lịch quốc tế chiếm khoảng 42% tổng lượng khách đến Huế (Báo cáo củaSở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, 2015). Một số nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do năng lực cạnh tranh du lịch chưa tốt, khả năng thu hút khách du lịch chưa cao, chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu cũng như việc xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch nhằm tạo thương hiệu du lịch Huế còn mờ nhạt đối với du khách (Tám, 2010; Liên, 2013; Hương và Hoàn, 2014; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch TTH 2015 – 2020). Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế theo chiều sâu như hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã chính thức gia nhập Cộng đồng ASEAN và sẽtham gia thực hiện Thỏa thuận về nghề du lịch ASEAN (MRA-TP)trong năm 2016, lao động ngành du lịchViệt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức, vì vậy cần phải có những chính sách thích ứng để có thể nhanh chóng bắt kịp với xu thế hội nhập này. Xuất phát từ ý nghĩa trên, nghiên cứu này sẽ đề cập đến những thuận lợi và khó khăncủalao động trong ngành du lịch TTH và đề xuất những giải pháp trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động du lịch trên địa bàn tỉnh trong bối cảnh mới. Trong khuôn khổ bài viết, nội dung trình bày bao gồm:nguồn nhân lực du lịch, Thỏa thuận về nghề du lịch ASEAN (MRA-TP); một số chỉ tiêu phản ánh thực trạng kinh doanh du lịch và tình hình lao động của du lịch TTH; thuận lợi và khó khăn của lao động trong ngành du lịch TTH và gợi ý đề xuất; cuối cùng là phần kết luận. 2. Cơ sở Lý thuyết 2.1. Nguồn nhân lựcdu lịch a. Khái niệm Từ giữa thế kỷ thứ XX, khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi ở các nước có nền kinh tế phát triển với ý nghĩa là nguồn lực con người, thể hiện một sự nhìn nhận lại vai trò yếu tố con người trong quá trình phát triển. Liên Hợp Quốc cho rằng: “nguồn lực con người là tất cả những kiến thức, kỹ năng và năng lực của con người có quan hệ tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước”. Theo giáo sư Phạm Minh Hạc (2001), nguồn nhân lực được hiểu là “tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc nào đó” Như vậy, nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người (trước hết & cơ bản nhất là tiềm năng lao động) gồm: thể lực, trí lực, nhân cách của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của một tổ chức hoặc một cơ cấu kinh tế - xã hội nhất định. Có thể nói nguồnnhân lực là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước, bởi nhân lực chính là nguồn lực chủ đạo của xã hội. Với vai trò, vị trí quan trọng như vậy nên nguồn nhân lực luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Theo tác giả Dương Văn Sáu (2013): “Nhân lực trong du lịch là sản phẩm văn hóa, sản phẩm du lịch đặc biệt” do ngành du lịch là ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp cao, đối tượng chính của du lịch là khách du lịch; du khách trong quá trình đi du lịch sẽ tiêu dùng các sản phẩm du lịch. Vì vậy để tạo ra một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của du khách cần có vai trò rất lớn của lao động trong lĩnh vực này. 824
  3. Từ khái niệm về nguồn nhân lực, tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân (2015) đã cho rằng:“Nguồn nhân lực du lịch là tổng hòa năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong toàn bộ những người đang và sẽ tham gia vào lực lượng lao động trong ngành du lịch, có khả năng hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của tiến trình phát triển ngành du lịch, trong đó tốc độ tăng của năng lực chịu đựng áp lực công việc và năng lực sáng tạo cũng như cơ cấu của lực lượng lao động trong ngành du lịch phải phù hợp với tốc độ tăng nhu cầu xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới”. Như vậy, điểm chung khi đề cập đến nguồn nhân lực trong ngành du lịch đều dựa trên khái niệm cơ bản của nguồn nhân lực nói chung nhưng được xem xét cho lĩnh vực du lịch. Do đó để phân biệt nguồn nhân lực du lịch với các ngành nghề khác, có thể dựa trên một số đặc điểm sau. b. Đặc điểm lao động du lịch Thứ nhất, ngành du lịch là ngành hoạt động kinh doanh phục vụ tổng hợp với nhiều loại hình kinh doanh mang tính chất khác nhau nên lao động trong ngành du lịch bao gồm lao động sản xuất vật chất và lao động sản xuất phi vật chất. Trong đó lao động sản xuất phi vật chất chiếm tỷ trọng lớn hơn. Lao động phi vật chất là lao động không tạo ra giá trị vật chất mới, không làm biến đổi giá trị ban đầu của hàng hóa, nguyên vật liệu mà nó chỉ chuyển dần từ dạng hàng hóa sang dạng tiền tệ, chẳng hạn như lễ tân trong khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, lao động nhân viên bàn, buồng Thứ hai,lao động trong du lịch có tính chất chuyên môn hóa cao, mỗi bộ phận đòi hỏi một quy trình phục vụ thành thạo từ kỹ thuật phục vụ chuyển thành nghệ thuật phục vụ. Điều nàu có nghĩa là nhân viên ở bộ phận này không thể làm thay thế cho nhân viên ở một bộ phận khác. Thứ ba, thời gian làm việc củalao động trong du lịch khó có thể định mức được bởi thời gian làm việc của họ hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng, thời gian đến và đi của khách. Đây là chính là điểm khác biệt lớn của lao động du lịch với ngành nghề khác. Thứ tư, cơ cấu lao động trong du lịch tương đối đa dạng, cụ thể khi phân chia theo nghiệp vụ bao gồm nhiều nghiệp vụ khác nhau, khác về tính chất sản phẩm, thao tác kỹ thuật. Khi phân chia theo độ tuổi hay giới tính lại tùy thuộc vào nghiệp vụ, các chức vụ vị trí của người lao động trong doanh nghiệp. Thứ năm, lao động trong du lịch có sự chênh lệch về trình độ văn hóa và nghiệp vụ tương đối cao. Nhất là giữa các bộ phận lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, giữa các bộ phận lao động gián tiếp với nhau. Cuối cùng, do phụ thuộc vào sự phân bổ của tài nguyên du lịch như du lịch biển, du lịch núi và phụ thuộc vào thời tiết khí hậu, phong tục tập quán, hay quy ước xã hội nên lao động du lịch có tính chất thời vụ cao. Đây là đặc điểm lớn nhất của lao động trong lĩnh vực này. c. Phân loại lao động du lịch Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, phân loại lao động trong ngành du lịchcó thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhaunhư: 825
  4. Phân theo tính chất lao động:chia thànhlao động trực tiếp: bao gồm những công việc trực tiếp phục vụ khách du lịch như trong khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách du lịch, cơ quan du lịch và lao động gián tiếp: bao gồm những công việc cung ứng, hỗ trợ cho các hoạt động trực tiếp phục vụ khách du lịch (cung ứng thực phẩm cho khách sạn nhà hàng, cung ứng hàng hoá cho các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách du lịch, các dịch vụ của Chính phủ hỗ trợ phát triển du lịch, đào tạo nhân lực du lịch, xây dựng khách sạn, sản xuất máy bay, các trang thiết bị phục vụ khách du lịch ). Phân theo trình độ:phân loại theo trình độ học vấn và trình độ chuyên môn; hay phân theo tính chất công việc; giới tính, độ tuổi Ngoài ra khi xem xét lao động chất lượng cao trong ngành du lịch, có thể thực hiện phân chia lao động như sau: - Nhóm gián tiếp (lãnh đạo, quản lý, nhà nghiên cứu, đào tạo ): nguồn nhân lực chất lượng cao của nhóm gián tiếp phải đạt được yêu cầu phải có tài trong lãnh đạo, quản lý, sử dụng và biết cách giữ chân người tài hay nói cách khác là biết cách định vị nguồn nhân lực; phải có tâm trong thu phục lòng người, phát huy lòng yêu nghề, khả năng cống hiến và sáng tạo; phải có tầm nhìn xu hướng vận động của ngành du lịch trong mối quan hệ với thế giới với hiện trạng đất nước, dự báo và có kế hoạch sánh ngang, vượt qua đối thủ. - Nhóm trực tiếp (lễ tân, phục vụ buồng, bàn, hướng dẫn viên, đầu bếp ): phải đảm bảo các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng nghề, khả năng sáng tạo, kỹ năng sống, phối hợp công việc, biết vận dụng công nghệ tiên tiến phù hợp và một yêu cầu tối quan trọng trong phục vụ du lịch, đó là trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành. 2.2. Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về lao động du lịch trong ASEAN (MRA-TP) Cộng đồng ASEAN được thành lập ngày 22.11.2015 tại thủ đô KualaLumpur của Malaysia,được hình thành dựa trên 3 trụ cột là Cộng đồng Chính trị - An ninh (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC).Trong đó AEC được coi là quan trọng nhất, sự phát triển của AEC là tiền đề thúc đẩy việc thực hiện hai trụ cột còn lại. Nhằm thúc đẩy sự hình thành của AEC, các quốc gia thành viên ASEAN chú trọng tự do hóa ba lĩnh vực lớn là: Thương mại hàng hoá; Thương mại dịch vụ; Đầu tư, tài chính và lao động. Để tạo điều kiện cho lao động lành nghề di chuyển trong khu vực, từ đó thúc đẩy hoạt động đầu tư và thương mại, các nước ASEAN đã ký kết 8 Thoả thuận công nhận lẫn nhau (MRAs - Mutual Recognition Agreement), theo đó cho phép chứng chỉ của lao động lành nghề được cấp bởi các cơ quan chức năng tương ứng tại một quốc gia sẽ được thừa nhận bởi các nước thành viên khác trong khu vực. Trong lĩnh vực du lịch là Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về lao động du lịch (MRA-TP). Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề Du lịch trong ASEAN(MRA-TP) ra đời nhằm tạo ra một cơ chế giúp thống nhất và công nhận tương đương trình độ năng lực nghề du lịch trong toàn ASEAN để lao động du lịch của một nước có thể được công nhận tay nghề và làm việc tại bất kỳ nước nào khác trong khu vực mặc dù mỗi nước hiện còn có những quy định, hệ thống tiêu chuẩn nghề và đánh giá, cấp chứng chỉ, công nhận năng lực nghề của người lao động khác biệt. Việc triển khai MRA-TP sẽ khuyến khích tự do hóa thị trường lao động du lịch, tạo điều kiện cho người lao động có trình độ ở bất cứ quốc gia nào 826
  5. trong ASEAN đều có thể ứng tuyển công việc ở các quốc gia thành viên khác; tạo điều kiện để lao động có chứng chỉ công nhận trình độ kỹ năng nghề có thể dịch chuyển tự do trong khu vực, nâng cao tính cạnh tranh của ngành du lịch các nước ASEAN. Các doanh nghiệp du lịch cũng nhờ đó có nguồn tuyển dụng nhân viên rộng hơn từ cả cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu nhân sự cụ thể của họ. Hiện nay cùng với các nước trong khu vực, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề và giáo trình đào tạo du lịch chung ASEAN cho 6 nghề du lịch thu hút nhiều lao động nhất là Lễ tân, Buồng, Phục vụ Nhà hàng, Chế biến món ăn, Điều hành du lịch và Đại lý lữ hành. ASEAN đã thành lập Ủy ban giám sát nghề du lịch ASEAN (ATPMC) để tổ chức triển khai MRA-TP vào đầu năm 2016 với các nội dung: ký Hiệp định thành lập Ban Thư ký khu vực để triển khai MRA-TP; phát triển đội ngũ Đào tạo viên, Đánh giá viên ASEAN và mở rộng ở cấp độ từng quốc gia thành viên; phát triển các bộ công cụ phục vụ đào tạo và đánh giá theo 6 bộ tiêu chuẩn nghề; thành lập các Hội đồng ngành du lịch và Hội đồng thẩm định và cấp chứng chỉ nghề ở từng quốc gia; tiến hành việc đối chiếu các tiêu chuẩn nghề du lịch quốc gia, chương trình đào tạo, hệ thống văn bằng, chứng chỉ của các nước với nhau thông qua hệ quy chiếu chung của ASEAN, từ đó hướng tới việc công nhận tương đương về trình độ tay nghề của lao động du lịch trong khu vực; xây dựng hệ thống đăng ký trực tuyến và phần mềm đánh giá trình độ năng lực lao động du lịch trên cơ sở các văn bằng, chứng chỉ. Tóm lại,nghiên cứu về nguồn nhân lực du lịch trong quá trình triển khai thực hiện MRA-TP là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong hội nhập du lịch nói riêng và AEC nói chung bởi vì yếu tố con người là thành phần quan trọng cấu thành nên sản phẩm du lịch cũng như đóng có vai trò quyết định trong việc phát triển một cộng đồng. 3. Thực trạng kinh doanh du lịch và tình hình lao động của du lịch TTH 3.1. Một số chỉ tiêu phản ánh thực trạng kinh doanh du lịch TTH Trong giai đoạn 2010 – 2014, du lịch Thừa Thiên Huế đã có những thay đổi tích cực về các mặt như cơ sở hạ tầng, đơn vị kinh doanh lưu trú, hoạt động vui chơi giải trí và tính chuyên nghiệp của các tổ chức du lịch, điều này đã góp phần rất lớn trong quá trình kinh doanh du lịch (KDDL) của Tỉnh. Năm 2010, tổng lượng khách du lịch trên địa bàn là 1.486.433 lượt khách thì đến năm 2014, là 1.850.293 lượt khách, tốc độ tăng trưởng bình quân lượt khách du lịch trong thời kỳ trên là 5,63%/năm. Cơ cấu lượng khách du lịch không có sự thay đổi lớn, hàng năm khách quốc tế chiếm khoảng 42% trong tổng lượng khách đến Huế. Cùng với sự tăng lên về lượt khách, doanh thu du lịch có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, trung bình khoảng 19,26%/năm. Thời gian lưu trú bình quân/ khách du lịch tại Huế còn thấp, chưa đến 2 ngày/người.Như vậy, mặc dù có sự tăng lên về lượng khách và doanh thu du lịch nhưng nhìn chung, tốc độ tăng của các chỉ tiêu này chưa cao, chưa có những đột phá về mặt lượng để mang lại kết quả KDDL tốt hơn cho TTH, đặc biệt, thời gian lưu trú tại Huế chưa được cải thiện mặc dù với lợi thế về tài nguyên du lịch cũng như hoạt động Festival diễn ra hàng năm nhưng dường như các nguồn lực này vẫn chưa có tác động thật sự lớn để làm thay đổi diện mạo cho hoạt động du lịch dù tại đây. (Bảng 3.1) Bảng 3.1.Một số chỉ tiêu về kết quả KDDL Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 - 2014 Năm Khách du lịch (lượt khách) Doanh thu du Thời gian lưu trú 827
  6. Tổng Khách Khách nội lịch (triệu bình quân/khách khách quốc tế địa đồng) (ngày – khách) 2010 1.486.43 612.463 873.970 1.338.530 2,02 3 2011 1.604.35 653.856 950.494 1.657.496 2,03 0 2012 1.729.54 730.490 999.050 2.209.795 1,92 0 2013 1.771.58 748.086 1.023.502 2.441.176 1,93 8 2014 1.850.29 778.248 1.072.045 2.707.847 1,91 3 (Nguồn:Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 2015) 3.2. Tình hình lao động của du lịch TTH a. Về số lượng Đối với lao động ngànhdu lịch của TTH, năm 2010 tỷ lệ lao động nữ không chênh lệch lớn so với lao động nam, chiếm 51,01% trong tổng số lao động. Từ năm 2011 đến 2014, số lao động nữ có xu hướng tăng lên, chiếm khoảng 56% – 60% trong tổng số lao động, đặc điểm này phù hợp với đặc trưng lao động trong ngành du lịch. Về tính chất lao động, tỷ lệ lao động trực tiếp tăng qua các năm, cụ thể năm 2010 chiếm 82% đến năm 2014 là 87,5% chủ yếu tập trung ở các khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành và các khu Resort Tuy nhiên, theo đánh giá của sở văn hóa, du lịch và thể thao TTH, mặc dù có sự tăng lên về số lượng và cơ cấu lao động du lịch khá phù hợp với đặc trưng của ngành nhưng nhìn chung chất lượng lao động vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế kinh doanh du lịch hiện tại cũng như trong thời gian tới. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng lao động trong ngành du lịch là vấn đề đang được Tỉnh TTH quan tâm nhất là khi Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về lao động du lịch trong ASEAN (MRA-TP) thực hiện thì chất lượng lao động sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. 828
  7. Bảng 3.2.Tình hình lao động ngành du lịch TTH giai đoạn 2010 - 2014 Tổng Giới tính Tính chất lao động lao Nam Nữ LĐ trực tiếp LĐ gián tiếp Năm động SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ (người) (người) (%) (người) (%) (người) (%) (người) (%) 2010 8.100 3.968 48,99 4.132 51,01 6.683 82,5 1.417 17,5 2011 9.600 3.840 40,00 5.760 60,00 8.323 86,7 1.277 13,3 2012 9.550 4.202 44,00 5.348 56,00 8.289 86,8 1.261 13,2 2013 10.050 4.322 43,00 5.728 57,00 8.774 87,3 1.276 12,7 2014 10.500 4.400 41,90 6.100 58,10 9.188 87,5 1.312 12,5 (Nguồn:Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 2015) b. Về trình độ Trong giai đoạn 2010 -2014 trình độ học vấn của lao động ngành du lịch TTH có xu hướng tăng lên, cụ thể năm 2010: tỷ lệ lao động tốt nghiệp PTTH là 68% đến năm 2014 là 73,52%, tỷ lệ lao động từ tiểu học, lao động THCS giảm. Song song với trình độ học vấn được nâng lên, lao động du lịch có chất lượng cao ngày càng biểu hiện theo chiều hướng tích cực: tỷ lệ người lao động có trình độ đại học, cao đẳng tăng lên từ 17% năm 2010 đến 25% năm 2014; lao động qua đào tạo (sơ cấp, trung cấp) cũng tăng lên tương ứng từ 53,30% đến 66,97%; lao động được đào tạo tại các đơn vị kinh doanh đang có xu hướng giảm mạnh. Như vậy, nhìn chung trình độ lao động du lịch của Tỉnh đang có những cải thiện đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng, tuy nhiên để có thể thích ứng trong giai đoạn mới cần thiết phải có những chiến lược lâu dài trong việc nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực du lịch để có thể cạnh tranh với các đơn vị kinh doanh trong nước cũng như với lao động du lịch từ các nước ASEAN. Bảng 3.3: Tình hình lao đông theo trinh đô học vân và trinh đô chuyên môn ngành du lịch TTH giai đoạn 2010 - 2014 Năm Tổng Trình độ học vấn Trinh đô chuyên môn lao Chưa Tốt Tốt Tốt Sau Đại Sơ Trình động TN nghiệp nghiệp nghiệp đại học, cấp, độ (người) tiểu tiểu THCS Phổ học cao trung khác học học thông đẳng cấp 2010 8.100 336 972 1.284 5.508 8 1.377 4.617 2.100 2011 9.600 382 1.048 1.436 6.734 10 1.824 5.760 2.006 2012 9.550 213 1.062 1.300 6.975 12 1.814 6.016 1.708 2013 10.050 203 1.106 1.415 7.326 12 2.512 6.728 798 2014 10.500 110 1.220 1.450 7.720 13 2.625 7.032 830 (Nguồn: Báo cáo về tình hình phát triên du lịch của Sở Du lịch TTH năm 2014) *: Đào tạo tại chỗ hoặc luyện nghiệp vụ ngắn hạn c. Về phân bố lao động trong ngành du lịch Thừa Thiên Huế Phân chia lao động theo ngành nghề kinh doanh, lao động trong khách sạn - nhà hàng chiếm tỷ lệ lớn trên 91% trong tổng số lao động, trong khi đó lao động trong ngành lữ hành, vận chuyển tại THH chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn, điều này phù hợp với đặc trưng chung của 829
  8. hoạt động du lịch truyền thống, tuy nhiên hoạt động du lịch hiện nay đang theo xu hướng du lịch trãi nghiệmdựa trên những đặc trưng riêng có của mỗi địa phương, hướng phát triển này sẽ đòi hỏi một lực lượng lớn lao động trong ngành lữ hành và vận chuyển, vì vậy ngành du lịch TTH cần có những sự chuẩn bị cần thiết về nhân lực và vật lực để đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong thời gian tới. Đối với phân bố lao động theo tính chất công việc, lao động nghiệp vụ như lễ tân, bồi bàn, hướng dẫn viên, nấu ăn, lữ hành chiếm tỷ lệ lớn và tương đối ổn định trong thời gian qua (khoảng trên 84%), đây là lực lượng chủ yếu trong quá trình tiếp xúc khách du lịch, do đó một phần hình ảnh du lịch TTH được tạo nên từ các hoạt động phục vụdu khách nênyêu cầu về tính chuyên nghiệp, kỹ năng giao tiếp, khả năng ngoại ngữ của bộ phận lao độngnày càng cao nhất là khi MRA-TPđược thực hiện, đây cũng chính là những yếu tố quan trọng để tạo nên sức cạnh tranh của lực lượng lao động du lịch giữa các đơn vị kinh doanh du lịch trong nước và ngành du lịch trong khu vực ASEAN. Bảng 3.4: Tình hình phân bố lao động du lịch theo ngành nghề kinh doanh và tính chất công việc của TTH giai đoạn 2010 - 2014 Năm Tổng lao Ngành nghề kinh doanh Tính chất công việc động Khách sạn, Lữ hành, vận Quản lý của Quản lý Lao động (người) nhà hàng chuyển CQNN tại DN (*) nghiệp vụ 2010 8.100 7.621 479 85 1.197 6.818 2011 9.600 8.953 647 90 1.420 8.090 2012 9.550 8.864 686 78 1.412 8.060 2013 10.050 9.243 806 83 1.487 8.480 2014 10.500 9.571 920 86 1.575 8.839 (Nguồn: Báo cáo về tình hình phát triên du lịch của Sở Du lịch TTH năm 2014) (*): cấp trưởng, phó phòng trở lên 4. Thuận lợi và khó khăn của lao động trong ngành du lịch TTH trong quá trình thực hiện Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về lao động du lịch trong ASEAN (MRA-TP) Chính thức tham gia vào cộng đồng ASEAN và thực hiện Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về lao động du lịch trong ASEAN (MRA-TP), ngành du lịch của các nước trong khu vực sẽđối mặt với những cơ hội và thách thức mới, việc nắm bắt cơ hội để có thể thành công trong quá trình hội nhập cũng như biến thách thức thành lợi thế để có thể phát triển du lịch là mong muốn của tất cả các nước tham gia và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Để có thể thực hiện được những điềutrên, các địa phươngcủa mỗi quốc gia phải có các chiến lược và chính sách phù hợp cho nguồn lao động của mình trong giai đoạn mới. Trong nội dung này, dựa trên những tổng hợp các bài viết liên quan của nhiều tác giả về lao động ngành du lịch Việt Nam, dựa trên tình hình lao động của TTH, bài viết chỉ đề cấp đến những thuận lợi và khó khănchủ yếu của lao động ngành du lịch tỉnh TTH trong bối cảnh hội nhập. 4.1. Thuận lợi của lao động trong ngành du lịch TTH Thứ nhất, Cơ hội việc làm trong ngành du lịch tăng lên Tại TTH, năm 2013 lực lượng lao động tương đối dồi dào, có khoảng 53,82% lao từ 15 tuổi trở lên trong tổng dân số toàn tỉnh, thì đây là cơ hội lớn để lực lượng lao động này tham gia vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn Tỉnh. Bởi khi thành lập cộng đồng ASEAN với 3 830
  9. trụ cột là Cộng đồng Chính trị - An ninh (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC) thì một trong những chính sách phải thực hiện đó là các thủ tục rào cản trong việc đi lại giữa 10 nước ASEAN sẽ được gỡ bỏ, như vậy di chuyển giữa các quốc gia này trở nên thuận lợi hơn, kéo theo lượng khách du lịch từ các thị trường đi du lịch lẫn nhau sẽ gia tăng, đây là điều kiện thuận lợi cho người lao động trong ngành du lịch Việt Nam nói chung và TTH nói riêng có cơ hội việc làm nhiều hơn. Vì vậy, người lao động du lịch có thể chủ động trong việc chuẩn bị các kỷ năng cũng như kiến thức phù hợp với ngành nghề. Thứ hai, cơ hội nâng cao trình độ đào tạo ở trong và ngoài nước nhất là trình độ ngoại ngữ để tham gia vào thị trường lao động du lịch khu vực Trình độ ngoại ngữ là một trong những điểm yếu của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch TT Huế nói riêng. Cùng với sự gia tăng về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ của lao động tại TTH là vấn đề đáng lo ngại, khoảng hơn 73% lao động có trình độ ngoại ngữ, tuy nhiên thành thạo trong giao tiếp chiếm tỷ lệ chưa đến ½ trong số đó và chủ yếu là tiếng Anh. Trong khi với lượng khách từ các nước, nhất là khách ở khu vực Châu Á gia tăng thì việc thông thạo nhiều ngôn ngữ để phục vụ du lịch đang là vấn đề nan giải cho các nhà quản lý du lịch TTH. Cùng với các chính sách về kinh tế, văn hóa của cộng đồng ASEAN, các loại hình và hình thức đào tạo ngành nghề du lịch không chỉ dừng lại ở trong phạm vi một nước mà người lao động có thể dể dàng tham gia vào các hoạt động đào tạo liên quan đến lĩnh vực du lịch ở các nước ASEAN, như vậy, cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn và đặc biệt là trình độ ngoại ngữ sẽ thuận tiện hơn. Đây cũng là điểm thuận lợi để lao động du lịch có thể cạnh tranh vào thị trường lao động nhất là thị trường lao động du lịch của khối ASEAN. Thứ ba, Cơ hội tuyển dụng lao động giỏi ở trong và ngoài nước sẽ được gia tăng Thỏa thuận về nghề du lịch trong ASEAN (MRA-TP) được xem là nền tảng để tăng cường chuyển dịch lao động trong ngành du lịch giữa các nước ASEAN, cân bằng cung cầu đối với các nghề du lịch. Điều này có nghĩa là ở phạm vi quốc tế, những người lao động của Việt Nam có thể sang làm việc tại các nước ASEAN và ngược lại, người lao động trong khối ASEAN có thể đến làm việc tại Việt Nam; ở phạm vi một quốc gia, sự cạnh tranh lao động giữa các đơn vị kinh doanh du lịch sẽ gia tăng vì vậy, có nhiều cơ hội hơn để tuyển dụng lao động giỏi ở trong và ngoài nước. Tại TTH Huế, lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học đang có xu hướng gia tăng (chiếm hơn 25% trong tổng số lao động toàn ngành), vì vậy quá trình chuyển dịch lao động trong ngành du lịch giữa các nước ASEAN sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tham gia tuyển dụng lao động chất lượng cao theo nhu cầu của doanh nghiệp cũng như mong muốn của cánhân. 4.2. Những khó khăncủa lao động trong ngành du lịch TTH Thứ nhất, Tiêu chuẩn tuyển dụng cao hơn, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực Song song với việc mở ra nhiều cơ hội việc làm, thách thức đặt ra đối với lao động du lịch Việt nam nói chung và TTH nói riêng là tiêu chuẩn tuyển dụng theo yêu cầu chung trong thỏa thuận nghề mà các nước ký kết, đòi hỏi cao về tính chuyên nghiệp trong công việc, khả 831
  10. năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo, kỹ năng tìm hiểu và xử lý thông tin Trong khi đó, theo báo cáo của sở văn hóa du lịch và thể thao TTH, lao động trên địa bàn còn thiếu và yếu về những kỷ năng, đánh giá này càng được khẳng định thông qua báo cáo của tổ chức lao động thế giới (ILO, 2013) là khoảng 18% lao động trong ngành du lịch Thừa Thiên-Huế không có bằng cấp và chưa qua đào tạo, 20% lao động đào tạo ngắn hạn và còn nhiều lao động thiếu kỹ thuật tay nghề cao, yếu về ngoại ngữ, kỹ năng tiếp thị Vì vậy đây không chỉ là khó khăn mà là điểm yếu của lực lượng lao động du lịch TTH. Thứ hai, Bản thân người lao động phải chủ động nâng cao trình độ và kỷ năng nghề nghiệp để tìm kiếm và giữ việc làm trong giai đoạn mới Với Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về lao động du lịch trong ASEAN (MRA-TP), sự cạnh tranh lao động trong ngành du lịch giữa các nước ASEAN và ngay giữa các đơn vị kinh doanh du lịch tại Việt Nam sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Vì vậy đòi hỏi bản thân người lao động phải tự nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ cũng như các kỷ năng khác để có thể thích ứng trong giai đoạn mới. Nếu không thực hiện điều này thì lao động sẽ mất cơ hội việc làm ngay trên chính địa phương của mình. Thứ ba, Công tác đào tạo nguồn lao động du lịch khó đáp ứng được yêu cầu của ASEAN do chưa có sự thống nhất về khung trình độ nghề của khu vực. Là một trong những địa phương có các cơ sở tham gia đào tạo lao động cho ngành du lịch (05 sở đào tạo từ bậc trung cấp đến Đại học và nhiều có sở đào tạo nghề), hàng năm TTH được bổ sung một lượng lao động lớn cho lĩnh vực này (khoảng 2500 lao động du lịch ở các bậc đào tạo và hơn 1000 lao động tốt nghiệp ngoại ngữ). Tuy nhiên theo quy định của MRA- TP: Khung trình độ nghề quốc gia của một nước phải tương đồng với khung trình độ nghề của khu vực. Nhưng đến nay, Việt Nam vẫn chưa ban hành được Khung trình độ nghề quốc gia, thậm chí Việt Nam đang cùng tồn tại 3 bộ tiêu chuẩn nghề du lịch gồm: Bộ tiêu chuẩn do Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch ban hành với 8 nghề; Bộ tiêu chuẩn VTOS do dự án Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ thực hiện với 10 nghề và Bộ tiêu chuẩn nghề tham khảo của ASEAN với 6 nghề. Việc tồn tại cùng lúc 3 bộ chuẩn nghề du lịch khiến cho các đơn vị đào tạo du lịch trong cả nước gặp nhiều khó khăn trong việc thống nhất chương trình. Việc không sử dụng thống nhất bộ chuẩn nghề du lịch là rào cản đối với người lao động trong nướckhi có nhu cầu tìm việc ở nước khác cũng như ngay trên địa phương của mình. Cuối cùng, khó khăn chung của ngành du lịch Việt Nam và TTH đó là sự cạnh tranh trên thị trường lao động trong khu vực ASEAN và trong phạm vi mỗi quốc gia sẽ trở nên gay gắthơn, dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám” trong lĩnh vực du lịch. Trong quá trình chuyển dịch lao động ở phạm vi một quốc gia và giữa các nước ASEAN, các doanh nghiệp du lịch nước ngoài sẽ có nhiều cơ hội thu hút lao động tay nghề cao của Việt Nam và ngược lại doanh nghiệp du lịch Việt Nam cũng sẽ có thể thu hút lao động giỏi từ nước ngoài. Điều này đồng nghĩa rằng nếu doanh nghiệp du lịch trong nước không đổi mới, không có các chính sách phù hợp để giữ chân lao động có tay nghề cao, thì tình trạng “chảy máu chất xám” sẽ xảy ra. Với thách thức này, ngành du lịch TTH cần có các chiến lược để khuyến khích, thu hút và giữ chân nguồn nhân lực có chất lượng cao. 832
  11. 5. Một số gợi ý đề xuấtgóp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động du lịch TTH trong bối cảnh mới Xuất phát từ những khó khăn chủ yếu mà lao động ngành du lịch TTH sẽ phải đối mặt trong thời kỳ hội nhập, nghiên cứu gợi ý đề xuất một số cách thức để nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới. Thứ nhất,Xây dựng kế hoạch và ngân sách cho công tác đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nguồn lao động cấp cao cho ngành du lịch Tỉnh dựa trên nhiều hình thức như đào tạo tại địa phương, tại các cơ sở có uy tín trong nước, cử cán bộ học tập ở nước ngoài hoặc mời các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy và chia sẽ kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch. Thứ hai,nâng cao nhận thức nghề nghiệp cho người lao động gắn với yêu cầu trong thời kỳ hội nhập, cụ thể là Thỏa thuận về nghề du lịch trong ASEAN (MRA-TP) sẽ tác động đến người lao động trong ngành du lịch như thế nào. Từ đó tạo điều kiện và cơ hội để người lao động chủ động nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng khác nhằm phục vụ tốt hơn cho ngành du lịch. Thứ ba,Kiến nghị ngành du lịch Việt Nam nhanh chóng xây dựng và ban hành Khung trình độ nghề quốc gia tương đồng với khung trình độ nghề của khu vực, thực hiện triển khai thống nhất chương trình giảng dạy tại các cơ sở đào tạo trong cả nước nhằm cung ứng nguồn lao động phù hợp trong giai đoạn mới. Cuối cùng,Xây dựng các chiến lược và các chế độ ưu đãi về vật chất và tinh thần để thu hút, giữ chân lao động giỏi trong tỉnh, giữa các địa phương trong nước và lao động giỏi từ các nước nhằm tránh tình trạng “chảy máu chất xám” khi gia nhập cộng đồng ASEAN. 5. Kết luận Tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), ngành Du lịch Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức xen lẫn cơ hội.Để vượt qua những thách thức và tận dụng cơ hội mà quá trình hội nhập này mang lại là nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng mà Việt Nam phải đối mặt. Đặc biệt sự ra đời của Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề Du lịch trong ASEAN (MRA-TP) với mục đích tạo ra một cơ chế giúp thống nhất và công nhận tương đương trình độ năng lực nghề du lịch trong toàn ASEAN, sẽ tạo nên làn sóng dịch chuyển lao động du lịch mạnh mẽ giữa các nước trong khu vực, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ lao động trong ngành du lịch Việt Nam, trong đóbao gồm cả lao động ngành du lịch Thừa Thiên Huế. Chính vì vậy, xác định những thuận lợi và khó khăn của lao động du lịch trên địa bàn là thật sự cần thiết để TTH chủ động hơn trong việc xây dựng các chính sách và chiến lược phù hợp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động du lịch, đáp ứng yêu cầu hội nhập sâu và rộng trong khu vực và trên thế giới. THUA THIEN HUE TOURISM LABOR FORCE IN THE CONTEXT OF INTEGRATION INTO ASEAN COMMUNITY One of the signed agreements that have direct impacts on human resources in domestic tourism in general and thua thien hue tourism in particular is the Mutual Recognition Arrangement on Tourism Professionals within ASEAN (MRA-TP). Thua Thien Hue province thus should have appropriate policies in this field in order to catch up with the trend of 833
  12. integration. On the basis of identifying the current advantages and disadvantages of that the local labor force currently have, the study proposes a number of measures to improve the quality of human resources in the provincial tourism industry. These include such as planning and budgeting for tourism workforce training; enhancing career awareness associated with the context of economic integration; building alignment between matching the national and regional qualifications frameworkS with the regional vocational qualifications; and developing strategies and provide incentive regimes to attract and retain highly skilled workers in order to improve the quality of human resources in the provincial tourism industry. 834
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo về tình hình phát triển du lịch của Sở văn hóa thể thao và Du lịch TTH năm 2014. 2. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 3. Nguyễn Thị Lệ Hương & Phan Thanh Hoàn (2013), Phân tích năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thành phố Huế, Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp Đại Học Huế, DHH 2012-06-13. 4. La Hoàn (2015), Giải pháp phát triển nguồn chất lượng cao cho ngành du lịch, Trung tâm TT và dự báo kinh tế xã hội quốc gia. 5. Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2014. 6. Dương Văn Sáu (2013), Đào tạo nhân lực du lịch ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí nghiên cứu Văn hóa – Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, số 1/2013. 7. Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên (2012), Đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, tập 72B, số 3, 295-305/2013. 8. Nguyễn Thị Hồng Vân (2015),Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở Tỉnh TT Huế, Luận văn thạc sỹ kinh tế - trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. 9. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế,Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh TTH đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Thông tin Internet 1. AEC – Cơ hội và thách thức của ngành du lịch Việt Nam. lich-viet-nam/55580.html 2. Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về lao động du lịch (MRA-TP). 3. Thông tin cơ bản về Cộng đồng ASEAN. 835