Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế công nghiệp tại vùng duyên hải miền nam Trung Bộ

pdf 9 trang Gia Huy 18/05/2022 1700
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế công nghiệp tại vùng duyên hải miền nam Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_phat_trien_kinh_te_cong_nghiep_tai.pdf

Nội dung text: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế công nghiệp tại vùng duyên hải miền nam Trung Bộ

  1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN NAM TRUNG BỘ THE FACTORS AFFECTING THE DEVELOPMENT OF THE INDUSTRIAL ECONOMY IN COASTAL PROVINCE IN SOUTH CENTRAL REGION ThS. Phan Hồng Tuấn TS. Nguyễn Thị Hoa Huệ Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt – Hàn Tóm tắt Trong bài báo này, mục tiêu nghiên cứu của tôi nhằm mục đích xác định các yếu tố tác động đến phát triển kinh tế công nghiệp tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, thông qua nghiên cứu định tính dựa trên các cơ sở lý thuyết trong và ngoài nước đã xác định 6 yếu tố tác động tới phát triển kinh tế công nghiệp tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ gồm: Vị trí địa lý kinh tế; Môi trường chính trị - pháp luật; Hoàn thiện cơ chế và chính sách; Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; Ứng dụng khoa học - công nghệ; Phát triển nguồn nhân lực. Nghiên cứu định lượng được thực hiện với 254 doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng cả 6 yếu tố đều ảnh hưởng tích cực tới phát triển kinh tế công nghiệp tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, trong đó yếu tố phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, hoàn thiện cơ chế và chính sách, phát triển nguồn nhân lực có tác động tích cực nhất. Những kết quả nghiên cứu trên có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích giúp cho hoạt động quản lý, xây dựng chiến lược và đề ra các giải pháp ưu tiên để phát triển kinh tế công nghiệp vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Từ khóa: Kinh tế công nghiệp,chính sách, khoa học, nhân lực, chính trị. Abstract This paper aims to identify the factors affecting the industrial economic development in Coastal province in south central region. The study is based in an interpretive qualitative research approach using different theoretical foundations. Six factors are identified, including: Economic geography; Legal-political environment; Perfecting the mechanisms and policies; The development of infrastructure; The application of science and technology; Development of human resources. Our quantitative research is conducted on 254 enterprises. The result of this study indicates that all the 6 factors affect positively the industrial economic development in Coastal province in south central region. It also shows the most positive impacts, such as the development of infrastructure, perfect the mechanisms and policies, human resource development are the highest positive impacts,. We believe that this result is useful for operations management and strategy, and proposing priority solutions to develop the industrial economics in Coastal province in south central region. Key words: Industrial economy, policies, science, human resources, politics. 1. Giới thiệu Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, với diện 675
  2. tích tự nhiên là 38.210,9 km2, chiếm 11,54% diện tích cả nước. Lãnh thổ của Vùng nằm ven biển, trải dài với 1.161 km bờ biển, hẹp theo chiều ngang, chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng. Địa hình của Vùng tương đối đa dạng với nhiều đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, bị chia cắt bởi các dãy núi và nhiều con sông lớn. Ngày 9 tháng 7 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1114/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung đến năm 2020 (Quy hoạch). Một trong những mục tiêu phát triển của Quy hoạch là nhằm xây dựng vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung trở thành khu vực phát triển năng động, nhanh và bền vững, là một đầu cầu quan trọng của cả nước trong giao lưu hợp tác quốc tế. Về kinh tế, quy hoạch xác định đến năm 2020, quy mô GDP/năm của vùng gấp khoảng 2,2 lần năm 2010; GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 53.000.000 đồng, bằng khoảng 76% mức bình quân đầu người của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch phát triển theo chiều sâu, tập trung khai thác các lợi thế so sánh của vùng, tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP tăng từ 35,7% năm 2010 lên 38,6% năm 2015 và 41,9% năm 2020; tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 37,2% năm 2010 lên 38,1% năm 2015 và 39,9% năm 2020. Đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung đạt trên 10 tỷ USD, tăng 16 - 18%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 giữ nhịp tăng trưởng của xuất khẩu trên mức 20%/năm; tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân 20 - 25%/năm. Giải quyết việc làm cho khoảng 400 nghìn lao động (giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 180 nghìn lao động, giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 220 nghìn lao động) v.v Để thực hiện được các mục tiêu trên, quy hoạch định hướng phát triển các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp; dịch vụ và du lịch; kết cấu hạ tầng; khoa học và công nghệ cũng như phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội khác; thực hiện kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và sử dụng tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Về công nghiệp, quy hoạch xác định đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế của vùng (đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền, cơ khí chế tạo, dệt may, da giầy, sản xuất xi măng, chế biến thủy sản, mía đường ) Hình thành các trung tâm công nghiệp lớn ở các tỉnh: Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Từng bước tạo dựng, phát triển ngành điện tử và công nghệ thông tin để hỗ trợ cho các ngành công nghiệp khác phát triển. Tập trung nguồn lực để đẩy nhanh việc phát triển công nghiệp hóa dầu thành một trong các trụ cột công nghiệp của vùng và cả nước. Chú trọng phát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, sử dụng công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hướng khuyến khích các ngành nghề truyền thống như sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc dân dụng, chế biến lương thực, thực phẩm. Tập trung xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu kinh tế nhằm thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Phát triển các cụm công nghiệp dọc các tuyến đường ngang nối liền các tỉnh trong Vùng với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên nhằm cung ứng các sản phẩm tiêu dùng cho vùng Tây Nguyên và tiếp nhận nguyên liệu từ nông, lâm nghiệp, phục vụ cho công nghiệp chế biến; gắn phát triển công nghiệp với hình thành các điểm đô thị ở khu vực nông thôn[2]. 676
  3. Rõ ràng trong chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ xác định cụ thể là phát triển công nghiệp tập trung vào một số ngành đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu; tập trung phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới; phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ để tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Chính vì vậy việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế công nghiệp tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích giúp cho hoạt động quản lý, xây dựng chiến lược và đề ra các giải pháp ưu tiên để phát triển kinh tế công nghiệp vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. 2. Cơ sở lý thuyết Phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống. Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế: - Điều kiện đầu tiên là phải có sự tăng trưởng kinh tế (gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế, nó phải diễn ra trong một thời gian tương đối dài và ổn định). - Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế: thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền, ngành, thành phần kinh tế thay đổi. Trong đó tỷ trọng của vùng nông thôn giảm tương đối so với tỷ trọng vùng thành thị, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp tăng, đặc biệt là ngành dịch vụ. - Cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trở lên tươi đẹp hơn: giáo dục, y tế, tinh thần của người dân được chăm lo nhiều hơn, môi trường được đảm bảo. - Trình độ tư duy, quan điểm sẽ thay đổi. - Để có thể thay đổi trình độ tư duy, quan điểm đòi hỏi phải mở cửa nền kinh tế. - Phát triển kinh tế là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân tố nội tại (bên trong) quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó. Công nghiệp: là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật. Một nghĩa rất phổ thông khác của công nghiệp là "hoạt động kinh tế quy mô lớn, sản phẩm (có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa". Theo nghĩa này, những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt được một quy mô nhất định sẽ trở thành một ngành công nghiệp, ngành kinh tế như: công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp giải trí, công nghiệp thời trang, công nghiệp báo chí, v.v Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế công nghiệp vùng Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế công nghiệp vùng (TS. Trần Thị Hòa, 2014).[3] (1) Vị trí địa lý kinh tế. Vị trí địa lý kinh tế của vùng là nhân tố đầu tiên cần được xem xét khi xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp. Nếu vùng có vị trí địa lý ở đầu mối giao thông, đầu mối giao 677
  4. lưu kinh tế quốc tế sẽ là lợi thế cạnh tranh trong trong phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. Vị trí địa lý thuận lợi cho phép khai thác tối đa các nguồn lực và lợi thế so sánh vùng. (2) Môi trường chính trị - pháp luật. Môi trường chính trị - pháp luật được tạo lập từ hệ thống các luật lệ, các cơ quan quyền lực nhà nước và tác động mạnh mẽ đến hoạt động của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Đối với doanh nghiệp, pháp luật không những điều tiết, bảo vệ quan hệ giữa các bên tham gia giao dịch mà còn giải quyết tranh chấp, ngăn ngừa sự thỏa hiệp, giảm giá, độc quyền, thao túng thị trường, dựng nên các rào cản về kỹ thuật Rõ ràng, hệ thống chính sách pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động công nghiệp. (3) Hoàn thiện cơ chế, chính sách. Thực tế có rất nhiều cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp. Một số cơ chế, chính sách cơ bản và có tác động trực tiếp đến sự phát triển công nghiệp vùng bao gồm: Cơ chế tạo môi trường pháp lý, cơ chế đăng ký kinh doanh, cơ chế kiểm soát trong lĩnh vực công nghiệp; chính sách thuế, tài chính, tín dụng; chính sách đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh; chính sách khuyến công; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp; chính sách khoa học - công nghệ. (4) Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Đây là nền tảng để phát triển công nghiệp của vùng, là tiền đề quan trọng, tác động lớn đến chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành, giá cả sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết cấu hạ tầng công nghiệp bao gồm: Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cung ứng điện năng, cấp thoát nước Sự phát triển kết cấu hạ tầng phải đi trước sự phát triển công nghiệp của mỗi địa phương. Sự hình thành và phát triển công nghiệp của vùng đến lượt mình, lại thúc đẩy sự phát triển đồng bộ hóa của hệ thống kết cấu hạ tầng. (5) Ứng dụng khoa học - công nghệ Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này không những tạo ra những khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, mà còn tạo ra những nhu cầu mới và chính những nhu cầu này đòi hỏi sự ra đời một số ngành kinh tế trọng điểm, đại diện của công nghệ tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao và tạo ra giá trị gia tăng lớn. Để có công nghệ phù hợp, doanh nghiệp cần có thông tin đầy đủ về công nghệ, chuyển giao công nghệ; nghiên cứu, cải tiến, đầu tư, ứng dụng công nghệ và hợp lý hóa sản xuất; đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề người lao động nhằm sử dụng hiệu quả công nghệ hiện đại. (6) Phát triển nguồn nhân lực. Trong điều kiện mở cửa hội nhập, từ những người làm công tác hoạch định chính sách, chỉ huy điều hành đến trực tiếp tổ chức thực hiện ở cơ sở đóng vai trò quyết định đến sự thành công của mục tiêu phát triển công nghiệp của vùng. Thực tế, khi các yếu tố sản xuất cổ điển ngày càng dễ tiếp cận nhờ toàn cầu hóa, lợi thế cạnh tranh trong những ngành công nghiệp ngày càng được quyết định bởi khác biệt về kiến thức, kỹ năng và tay nghề của người lao động. 678
  5. 3. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu Tác giả tham khảo một số nghiên cứu đã có trong cùng lĩnh vực nghiên cứu kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ (phương pháp thảo luận các giám đốc doanh nghiệp và tham khảo ý kiến chuyên gia kinh tế) tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động tới đến phát triển kinh tế công nghiệp vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ (Hình 1) bao gồm các nhân tố: (1) Vị trí địa lý kinh tế (2) Môi trường chính trị - pháp luật (3) Cơ chế, chính sách (4) Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng (5) Ứng dụng khoa học - công nghệ (6) Phát triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu như sau: Giả thuyết H1: Nhân tố vị trí địa lý kinh tế có quan hệ thuận chiều với phát triển kinh tế công nghiệp tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Giả thuyết H2: Nhân tố môi trường chính trị - pháp luật có quan hệ thuận chiều với phát triển kinh tế công nghiệp tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Giả thuyết H3: Nhân tố cơ chế, chính sách có quan hệ thuận chiều với phát triển kinh tế công nghiệp tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Giả thuyết H4: Nhân tố phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng có quan hệ thuận chiều với phát triển kinh tế công nghiệp tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Giả thuyết H5: Nhân tố ứng dụng khoa học - công nghệ có quan hệ thuận chiều với phát triển kinh tế công nghiệp tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Giả thuyết H6: Nhân tố phát triển nguồn nhân lực có quan hệ thuận chiều với phát triển kinh tế công nghiệp tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Hình 1: Mô hình nghiên cứu Vị trí địa lý H + Môi trường chính trị - pháp luật 1 H2 + Cơ chế, chính sách Phát triển H3 + kinh tế công nghiệp Hệ thống kết cấu hạ tầng H4 + Ứng dụng khoa học - công nghệ H5 + Phát triển nguồn nhân lực H6 + 679
  6. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp định tính được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm 2 nghiên cứu nhỏ là thảo luận nhóm với 30 chủ doanh nghiệp tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và tham khảo ý kiến chuyên gia với 16 giảng viên có kinh nghiệm trên 5 năm giảng dạy về quản trị kinh doanh tại các trường đại học tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Phương pháp định lượng sử dụng trong nghiên cứu này được tiến hành nghiên cứu với kích thước mẫu là 254 dữ liệu được thu thập thông quả phỏng vấn bảng câu hỏi. Trong nghiên cứu này sử dụng 28 mục hỏi thuộc các nhân tố trong mô hình, mẫu khảo sát được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện với đối tượng là chủ doanh nghiệp tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Để đánh giá chất lượng thang đo trong nghiên cứu tác giả sử dụng hai công cụ là hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Sau đó, tác giả tiến hành thực hiện hồi quy bội để đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố đến phát triển kinh tế công nghiệp vùng vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. 5. Kết quả nghiên cứu 5.1. Đánh giá thang đo Đầu tiên, kỹ thuât phân tích nhân tố khám phá (EFA) được áp dụng với 28 câu hỏi thuộc các nhân tố tác động đến phát triển kinh tế công nghiệp tại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ trong mô hình nghiên cứu. Kết quả cho thấy KMO = 0.894 (> 0.5) và mức ý nghĩa Sig. = 0.000 ( 50%) nên đạt yêu cầu (Gerbing and Anderson, 1988). Tuy nhiên có 3 mục hỏi có hệ số tải nhỏ hơn 0.5 nên cần loại bỏ là VTDL3, CCCS1, CCCS3. Sau đó, tiến hành EFA lại ta có kết quả là KMO = 0.873 (>0.5) và mức ý nghĩa Sig. = 0.000 ( 50%) nên đạt yêu cầu (Gerbing and Anderson, 1988). Hệ số tải của 25 mục hỏi này đều lớn hơn 0.5 nên đạt yêu cầu. Kết quả phân tích nhân tố đối với thành phần phát triển kinh tế công nghiệp với 4 mục hỏi cũng phù hợp (KMO = 0.566, Sig. = 0.000 và phương sai rút trích là 55.77%) và cả 4 mục hỏi này đều đạt yêu cầu về hệ số tải. Hệ số tải của các mục hỏi trong nghiên cứu được thể hiện tại bảng 1. Bảng 1: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) Hệ số Hệ số Hệ số Mục hỏi Hệ số tải Mục hỏi Mục hỏi Mục hỏi tải tải tải PTNNL1 0.847 VTDL2 0.763 CTPL2 0.781 CCCS2 0.653 PTNNL4 0.735 VTDL 1 0.772 CTPL 3 0.764 KHCN2 0.861 PTNNL2 0.754 VTDL 4 0.683 CTPL 4 0.711 KHCN1 0.831 PTNNL3 0.756 VTDL 5 0.636 CTPL 2 0.822 PTNL4 0.826 PTNNL5 0.654 VTDL 6 0.593 CTPL 1 0.745 PTNL3 0.765 680
  7. PTNNL7 0.645 VTDL 7 0.562 KCHT3 0.593 PTNL2 0.738 PTNNL6 0.582 CTPL1 0.823 CCCS4 0.691 PTNL1 0.581 Sau khi phân tích nhân tố khám phá thì hệ số Cronbach’s Alpha đã được sử dụng để kiểm định độ tin cậy thang đo, kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy các mục hỏi đều có hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0.3 và Cronbach’s Alpha của các nhân tố lớn hơn 0.6 nên đạt yêu cầu của kiểm định độ tin cậy của thang đo (Nunnally and Burnstein, 1994) và kết quả được thể hiện trong Bảng 2. Bảng 2: Kết quả kiểm định theo hệ số Cronbach’s Alpha Tương quan Cronbach’s Đánh giá Nhân tố nhỏ nhất với Alpha độ tin cậy biến tổng Vị trí địa lý 0.659 0.873 Môi trường chính trị - pháp luật 0.645 0.858 Cơ chế, chính sách 0.511 0.676 Hệ thống kết cấu hạ tầng 0.463 0.683 Đạt yêu cầu Ứng dụng khoa học - công nghệ 0.518 0.642 Phát triển nguồn nhân lực 0.562 0.892 Phát triển kinh tế công nghiệp 0.579 0.824 5.2. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu và hồi quy bội Từ kết quả thực hiện hồi quy bội trong bảng 3 ta thấy kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu là đều chấp nhận các giả thuyết từ H1 đến H6 (Sig. đều nhỏ hơn 0.05). Bên cạnh đó, từ kết quả hồi quy bội cho thấy hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) = 0.882 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội vừa được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 88,2%. Kết quả kiểm định F có Sig. = 0.000 (< 0.01) nên mô hình hồi quy bội vừa xây dựng là phù hợp với tổng thể nghiên cứu và có thể được sử dụng. Mô hình hồi quy bội vừa xây dựng cũng không bị vi phạm các giả định hồi quy bội. Ngoài ra, cũng căn cứ vào kết quả hồi quy có thể kết luận rằng các nhân tố tác động tới đến phát triển kinh tế công nghiệp vùng Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ (Hình 1) bao gồm 6 nhân tố: (1) Vị trí địa lý kinh tế (2) Môi trường chính trị - pháp luật (3) Cơ chế, chính sách (4) Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng (5) Ứng dụng khoa học - công nghệ (6) Phát triển nguồn nhân lực Trong đó, cả 6 nhân tố đều có tác động cùng chiều đối với phát triển kinh tế công nghiệp vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. 681
  8. Bảng 3: Kết quả hồi quy theo phương pháp Stepwise Hệ số Hệ số chưa Hệ số đã chuẩn hoá chuẩn hoá Đa cộng tuyến Std. Toleranc Mô hình B Error Beta t Sig. e VIF 6 (Hằng số) .097 .228 .432 .666 F4_ KCHT .420 .039 .409 10.482 .000 .343 2.925 F3_CCCS .285 .029 .321 10.133 .000 .522 1.925 F6_PTNNL .235 .030 .239 4.214 .000 .477 2.196 F1_VTDL .114 .038 .101 2.738 .007 .383 2.611 F2_CTPL .096 .036 .090 2.733 .007 .482 2.074 F5_KHCN .034 .030 .021 2.392 .008 .272 1.297 6. Các khuyến nghị Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tại Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ nếu muốn phát triển kinh tế công nghiệp vùng thì nên chú ý tập trung vào nhóm các yếu tố có tác động mạnh theo thứ tự ưu tiên: Thứ nhất đó là làm sao để “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng”, thứ hai “hoàn thiện cơ chế, chính sách” cho phù hợp hơn với thực tiễn, thứ ba “phát triển nguồn nhân lực” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, then chốt nhằm tạo ra nguồn lực phù hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư vào các tỉnh duyên hải miền Trung trong tương lai. Để phát huy được vai trò của kinh tế công nghiệp vùng trong phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương nói riêng và quốc gia nói chung, bên cạnh việc xác định rõ chiến lược phát triển và các nhân tố ảnh tác động thì việc đưa ra các giải pháp mang tính dài hạn có vai trò hết sức quan trọng. Theo đó, các giải pháp tranh thủ các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA, FDI, vốn viện trợ để đầu tư phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. Xây dựng hệ thống chính sách ưu đãi, thông thoáng và tổ chức tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến đầu tư để thu hút nguồn vốn trong dân, của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, của nước ngoài đầu tư vào ngành công nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp tăng quy mô vốn kinh doanh và tăng hiệu quả đầu tư[6] Xây dựng cơ chế phát huy các nguồn lực đào tạo, tập trung đào tạo lao động chất lượng cao đón đầu các ngành công nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn. Thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, nhất là các chuyên gia hàng đầu có trình độ quốc tế, về làm việc trong các ngành giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học công nghệ. Tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp, nhất là các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn để tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề; đồng thời, tập trung dạy nghề chất lượng cao theo đặt hàng của các doanh nghiệp, khu công 682
  9. nghiệp, khu kinh tế đối với các ngành kinh tế, các lĩnh vực quan trọng của Vùng như du lịch, thương mại, vận tải - kho bãi - cảng biển, điện, điện tử, điện lạnh, viễn thông, công nghệ thông tin, cơ khí điện tử[7] Danh mục các chữ viết tắt Chữ viết Ý nghĩa Chữ Ý nghĩa tắt viết tắt KCHT Hệ thống kết cấu hạ tầng CTPL Môi trường chính trị - pháp luật CCCS Cơ chế, chính sách KHCN Ứng dụng khoa học - công nghệ PTNNL Phát triển nguồn nhân lực KCHT Hệ thống kết cấu hạ tầng VTDL Vị trí địa lý GDP Gross domestic product TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, NXB Hồng Đức, (2008), phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. t%E1%BB%95ng-th%E1%BA%BF-b%E1%BA%AFc-trung-b%E1%BB%99- duy%C3%AAn-h%E1%BA%A3i-mi%E1%BB%81n-trung-%C4%91%E1%BA%BFn- 2020.aspx TS Trần Thị Hòa, (2014), tạp chí Tài chính số 10/2014 Quyết định số 879/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển CN Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Quyết định số 880/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trần Du Lịch (2011), Báo cáo đề dẫn Hội thảo khoa học Liên kết phát triển 7 tỉnh Duyên hải Miền Trung. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Liên kết phát triển 7 tỉnh duyên hải miền Trung) Nguyễn Bá Ân (2011), Tăng cường phối hợp giữa các địa phương trong vùng để phát huy lợi thế cạnh tranh của 7 tỉnh duyên hải miền Trung. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Liên kết phát triển 7 tỉnh duyên hải miền Trung. 683