Kinh nghiệm về phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng và bài học cho tỉnh Quảng Bình

pdf 11 trang Gia Huy 18/05/2022 1920
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm về phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng và bài học cho tỉnh Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_nghiem_ve_phat_trien_kinh_te_bien_trong_lien_ket_vung_v.pdf

Nội dung text: Kinh nghiệm về phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng và bài học cho tỉnh Quảng Bình

  1. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TRONG LIÊN KẾT VÙNG VÀ BÀI HỌC CHO TỈNH QUẢNG BÌNH OCEAN ECONOMICS DEVELOPMENT IN REGIONAL INTEGRATION: EXPERIENCE AND LESSONS FOR QUANG BINH PROVINCE ThS. Nguyễn Thị Diệu Thanh1 Tóm tắt – Bài viết tập trung phân tích kinh nghiệm về phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng của một số quốc gia trên thế giới cũng như một số địa phương trong nước. Qua những đánh giá về thành công và hạn chế của từng chính sách, tác giả đưa ra một số bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế biển mà Quảng Bình có thể áp dụng nhằm phát huy lợi thế, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế biển của địa phương trong giai đoạn tới. Từ khóa: kinh tế biển, liên kết vùng, Quảng Bình. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Với đường bờ biển dài và vùng đặc quyền lãnh hải rộng trên 20.000 km2, kinh tế biển trở thành một trong những ngành quan trọng của Quảng Bình. Tuy nhiên, để kinh tế biển phát triển bền vững, Quảng Bình cần dựa trên nền tảng tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường. Những năm qua, cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân Quảng Bình đã đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu thuyền, nâng cao năng lực khai thác, đánh bắt hải sản. Bên cạnh đó, nhằm hiện thực hóa chiến lược phát triển du lịch bền vững, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Quảng Bình đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư sớm triển khai, hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác các dự án đầu tư về cơ sở lưu trú, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí và các dự án trọng điểm du lịch vùng ven biển. Có lợi thế rất thuận lợi để phát triển nhưng kinh tế biển ở tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhỏ bé về quy mô, còn bất hợp lí về cơ cấu ngành nghề, phát triển kinh tế biển chưa gắn với liên kết kinh tế vùng, do vậy chưa tạo ra mối liên kết kinh tế, phát huy được lợi thế so sánh, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội. 1 Trường Đại học Quảng Bình; Email: dieuthanh2704@gmail.com 158
  2. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Quá trình khai thác, xây dựng, phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình còn bộc lộ nhiều bất cập của việc thiếu sự liên kết của chính các tác nhân trong quá trình đó, hiệu quả kinh tế chưa cao, thiếu sự liên kết với kinh tế vùng làm cho kinh tế biển không thực sự trở thành động lực và tác động lan toả đến các lĩnh vực khác. Trong xu hướng liên kết kinh tế và hợp tác hiện nay, việc lựa chọn thế mạnh để phát triển và liên kết kinh tế là yêu cầu bắt buộc đối với tỉnh Quảng Bình, điều đó xuất phát từ hạn chế của các nguồn lực về tài chính, nhân lực, khoa học công nghệ của địa phương. Phát triển kinh tế biển và liên kết kinh tế vùng trong thời gian tới đã trở nên cấp thiết và quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Bài viết tập trung phân tích kinh nghiệm về phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng của một số quốc gia trên thế giới cũng như một số địa phương trong nước. Qua những đánh giá về thành công và hạn chế của từng chính sách, tác giả đưa ra một số bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế biển mà Quảng Bình có thể áp dụng nhằm phát huy lợi thế, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế biển của địa phương trong giai đoạn tới. 2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TRONG LIÊN KẾT VÙNG 2.1. Kinh nghiệm quốc tế 2.1.1. Kinh nghiệm về liên kết các khu kinh tế ven biển của Trung Quốc Các khu kinh tế ven biển của Trung Quốc ra đời bắt đầu từ Hội nghị Trung ương III khóa XI của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ tháng 12 năm 1978. Đây là thời kì Trung Quốc đã xác lập đường lối cải cách mở cửa. Mô hình các khu kinh tế ven biển của Trung Quốc đóng vai trò như các “cực tăng trưởng” tạo tác động lan tỏa đối với toàn vùng. Đặc điểm chung tạo nên sự thành công của các khu kinh tế ven biển này là: i) Tính tự chủ về mặt thể chế; ii) Độc lập về ngân sách; iii) Chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với thuế và đất đai [1]. Kinh nghiệm thành công được rút ra trong quá trình xây dựng khu kinh tế ven biển của Trung Quốc dưới giác độ phát triển các khu kinh tế ven biển trong liên kết vùng là: - Có chiến lược và chính sách phát triển đúng đắn, điều này có thể ngay chính trong thành tựu của năm đặc khu kinh tế ven biển của Trung Quốc: Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn và Nam Hải. Tất cả các đặc khu kinh tế ven biển này đều thực hiện tốt quy hoạch về mặt không gian kinh tế ngay từ ban đầu và tuân thủ triệt để “Quy hoạch phát triển biển quốc gia” và được tạo điều kiện tối đa về mặt thể chế để trở thành “thỏi nam châm” thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phục vụ cho phát triển kinh tế. 159
  3. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” - Lựa chọn vị trí xây dựng các khu kinh tế ven biển nằm gần hay kết nối với một lợi thế cạnh tranh (thị trường vốn, nhà cung cấp nước ngoài, sân bay, cảng biển, giao thông) để tạo ra sự liên kết đồng bộ các yếu tố hạ tầng. - Tận dụng hiệu ứng lan tỏa của các khu kinh tế ven biển xây dựng được chuỗi giá trị kinh doanh, cung ứng dịch vụ kết nối trong toàn vùng và mạng lưới xã hội, tạo những liên kết đầu vào, đầu ra với nền kinh tế của toàn vùng và gắn kết chặt chẽ với nền kinh tế trong nước. - Hình thành vành đai kết nối các khu kinh tế ven biển để tạo thành chuỗi vành đai hướng biển. Sự kết nối về mặt hạ tầng kĩ thuật làm cho thị trường đầu ra của các khu kinh tế ven biển ngày càng đồng bộ trong giao thương, vận tải biển, du lịch biển và dịch vụ logistics. 2.1.2. Kinh nghiệm của Singapore về phát triển dịch vụ cảng biển gắn với logistics Singapore có một vị trí địa lí vô cùng thuận lợi, nằm trong eo biển Malacca, trấn giữ tuyến hàng hải huyết mạch từ đông sang tây, nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Singapore lựa chọn phát triển dịch vụ cảng biển gắn với logistics là ngành phát triển chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế biển ban đầu của mình. Với tầm nhìn dài hạn, chính phủ Singapore đã đưa ra chiến lược quy hoạch và quản lí cảng biển linh hoạt và hiệu quả. Những năm 1980, quốc gia này đã tiến hành đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ để chuẩn bị cho sự phát triển của cảng biển và dịch vụ logistics. Hiện tại, quốc gia này đang khai thác 4 cảng container và 2 cảng đa năng có tổng cộng 41 bến. Cảng Singapore hằng năm nhận trung bình 140.000 tàu, kết nối 600 cảng của 130 quốc gia, là nơi trung chuyển của hơn 400 hãng tàu trên thế giới. Cảng Singapore đứng thứ 2 thế giới về tổng lượng tàu cập bến với khoảng 5% lượng container được chuyển đến, nhưng lại xếp đầu tiên trong lĩnh vực chuyển vận khi có đến 1/7 lượng container trên toàn thế giới được chuyển tải [2]. Những thành tựu trên đã cho thấy được sự phát triển thần kì của Singapore trong lĩnh vực cảng biển và dịch vụ logistics. Thành công đạt được cho chúng ta thấy rõ những bài học mà chính phủ Singapore áp dụng: - Tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, khai thác cảng, cung cấp dịch vụ vận chuyển đồng bộ và có chất lượng cao nhất. Vai trò quan trọng của chính phủ trong quản lí, quy hoạch và phát triển dịch vụ cảng biển hiệu quả. - Linh hoạt và sáng tạo trong quá trình huy động, thu hút, sử dụng nguồn vốn cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa cảng biển với dịch vụ logistics. Đây thực sự là bài học về nâng cao 160
  4. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” chất lượng dịch vụ vận chuyển, hậu cần có hệ thống, làm tăng tính cạnh tranh quốc tế trong phát triển hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics mà các quốc gia đi sau có thể học hỏi. 2.1.3. Kinh nghiệm liên kết du lịch biển đảo với toàn ngành du lịch của Thái Lan Một trong những hướng đi đúng của Thái Lan là đã khai thác tốt những tiềm năng về văn hóa, du lịch và du lịch biển, đặc biệt là kết nối các lĩnh vực trong ngành du lịch tạo ra sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh rất cao. Thái Lan đã tận dụng các tiềm năng, lợi thế vốn có về biển để đầu tư xây dựng các khu du lịch ở những bãi biển: Hua Hin, HiSo, Kok, Phuket, Patong. Nguyên nhân thành công của du lịch Thái Lan đầu tiên phải nói đến là: i) Thực hiện chính sách “Bầu trời mở” tạo điều kiện cấp visa dễ dàng cho du khách; ii) Chính sách hoàn thuế VAT cho du khách; iii) Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch; iv) Kết hợp du lịch với thương mại; v) Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; vi) Đẩy mạnh marketing du lịch. Qua nghiên cứu những nguyên nhân thành công của du lịch Thái Lan, chúng ta có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm đáng chú ý như sau: - Phải xây dựng chiến lược du lịch dựa trên những lợi thế về tiềm năng, tài nguyên vốn có, phát huy hết thế mạnh mà vị trí địa lí mang lại. - Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, kết nối các khu du lịch trong vùng, trên cả nước để tận dụng được thế mạnh của từng vùng. - Tạo dựng môi trường thân thiện đối với du khách, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát triển dịch vụ chất lượng cao phục vụ du khách. - Thiết lập mối liên kết giữa các loại hình du lịch, tạo thành tour khép kín, biến sản phẩm đầu ra của các ngành khác làm đầu vào của du lịch, tận dụng sản phẩm đầu ra của du lịch làm đầu vào của các ngành khác. 2.2. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước 2.2.1. Kinh nghiệm liên kết khu kinh tế ven biển với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của Quảng Ninh Quảng Ninh nằm ở địa đầu vùng Đông Bắc Việt Nam, hội tụ đầy đủ các yếu tố đặc thù về điều kiện vị trí, địa hình, tự nhiên, xã hội, kinh tế, có đường biên giới đất liền với Trung Quốc và có đường biển thông ra thế giới. Vân Đồn có vị trí địa kinh tế, chính trị chiến lược quan trọng đối với trong nước và quốc tế, giữ vai trò quan trọng trong quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ, tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và trong chuỗi đô thị quan trọng của vùng Đồng bằng sông Hồng. Định hướng và mục tiêu phát triển của Đặc 161
  5. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” khu kinh tế Vân Đồn có sự khác biệt, không phá vỡ quy hoạch với các khu kinh tế liền kề, mà góp phần liên kết thúc đẩy phát triển khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, Hải Hà và Đình Vũ – Cát Hải. Trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, Quảng Ninh đã chủ động kêu gọi thu hút đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược theo hình thức đối tác công – tư. Từ năm 2012 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã huy động, thu hút trên 57.600 tỉ đồng (tương đương 2,62 tỉ USD) để đầu tư kết cấu hạ tầng, các công trình động lực phục vụ phát triển Khu kinh tế Vân Đồn; trong đó, vốn ngân sách chiếm 30%, vốn ngoài ngân sách chiếm 70% – chủ yếu bằng hình thức hợp tác công – tư (PPP). Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn Vân Đồn đã có 54 dự án ngoài vốn ngân sách còn hiệu lực (vốn đăng ký đầu tư 14,39 triệu USD và 23.726,6 tỉ đồng) [3]. Tuyến đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái được điều chỉnh kịp thời để con đường cao tốc này đi qua Khu kinh tế Vân Đồn kết nối với tuyến đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng – Hà Nội, tạo trục giao thông xuyên suốt các trung tâm kinh tế khu vực phía Bắc. Trong tương lai gần, khu kinh tế ven biển Vân Đồn trở thành một trong những khu kinh tế ven biển lớn nhất và thành công nhất của Việt Nam. 2.2.2. Kinh nghiệm phát triển cảng biển gắn với dịch vụ logistics của Hải Phòng Hải Phòng là thành phố cửa ngõ của khu vực cảng biển phía Bắc, nơi có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất miền Bắc và đứng thứ 2 toàn quốc. Hải Phòng hiện có 8 cảng có khả năng tiếp nhận tàu trên 5.000 DWT, 4 cầu có khả năng tiếp nhận tàu đến 20.000 DWT cập bến (cảng 189, cảng Đình Vũ, tân cảng Đình Vũ) và 1 cảng cho tàu 30.000 DWT giảm tải cập bến (cảng Nam Hải – Đình Vũ) và có 11 cảng chuyên hoạt động xếp dỡ container, với tổng chiều dài cầu cảng của các bến cảng khoảng hơn 10.000 m. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng năm sau luôn cao hơn năm trước. Bảng 1: Sản lượng hàng qua cảng Hải Phòng giai đoạn 2016 – 2019 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 162
  6. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Nghiên cứu cho thấy, cảng biển Hải Phòng ngày càng được chú trọng đầu tư về hạ tầng đáp ứng dần các tiêu chuẩn của cảng biển hiện đại, bắt kịp sự phát triển của thế giới, sản lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng ngày càng tăng về sản lượng và quy mô được mở rộng. Tuy nhiên, sự liên kết các cảng biển của Hải Phòng hiện tại còn nhiều bất cập, đặc biệt là liên kết giữa cảng biển với dịch vụ logistics. Nguyên nhân chính và bài học cho thấy sự yếu kém của vấn đề nằm ở hệ thống giao thông sau cảng chưa được đầu tư đúng mức, kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ và tổ chức vận tải không hợp lí: hơn 70% lượng hàng qua cảng thực hiện bằng đường bộ, đường sông chiếm 18% và đường sắt chỉ chiếm 3%. Bài học kinh nghiệm cho các địa phương đi sau khi phát triển cảng biển phải xây dựng được hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ kết nối giữa cảng biển với hệ thống giao thông địa phương và toàn vùng, phát triển cảng biển cần phải phát triển doanh nghiệp logistics đủ mạnh để nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, bởi lẽ, cảng biển dù đầu tư hiện đại đến đâu nhưng năng lực logistics yếu ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của các cảng biển. 2.2.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch trong liên kết vùng của Khánh Hòa Với đường bờ biển dài 385 km, vùng biển rộng với khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ; nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh, nhiều bãi tắm đẹp, Khánh Hòa có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Bảng 2: Thống kê tổng lượt khách du lịch đến Khánh Hòa giai đoạn 2010 – 2019 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Lượng khách du lịch đến với Khánh Hòa tăng nhanh (cả nội địa và quốc tế), trong 20 năm từ năm 2010 – 2019. Theo Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, năm 2019, địa phương đón tổng lượt khách lưu trú hơn 7 triệu lượt, tăng 13,3% so với cùng kì 2018; trong đó khách quốc tế đạt 3,56 triệu lượt (ước tính hết năm 2019), tăng 28,4% so với cùng kì năm 2018 [4]. Số lượng khách sạn, nhà nghỉ tăng nhanh cả 163
  7. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động. Đáng chú ý nhất là Khánh Hòa đã thực hiện liên kết với các địa phương khác trong vùng để phát triển du lịch. Trong những năm gần đây, ngành du lịch Khánh Hòa đã mở rộng mối liên kết với các địa phương trong khu vực đúng chủ trương liên kết phát triển vùng của Chính phủ. Khánh Hòa đã liên kết với Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên và tiến tới sẽ là các tỉnh miền Tây Nam Bộ, khu vực Bắc Bộ. Điều này đã góp phần giảm tải cho du lịch Khánh Hòa, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm để phục vụ khách du lịch được tốt hơn. 3. BÀI HỌC RÚT RA CHO QUẢNG BÌNH ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TRONG LIÊN KẾT VÙNG Qua nghiên cứu kinh nghiệm cả thành công lẫn hạn chế của các quốc gia trên thế giới và các địa phương trong nước, với lợi thế địa phương đi sau, nhỏ về diện tích, nghèo về kinh tế, chỉ những mô hình phù hợp với nguồn lực của Quảng Bình mới có thể vận dụng, tuy nhiên, về chính sách, phương thức quản lí, tổ chức thực hiện, những kinh nghiệm đó đều cần phải xem xét rút ra bài học để ứng dụng phù hợp với lộ trình phát triển của tỉnh. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho quá trình phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng đối với Quảng Bình là: Thứ nhất, xây dựng quy hoạch tổng thể không gian biển của địa phương. Quy hoạch không gian biển đối với Quảng Bình chính là định hướng cho tương lai phát triển của kinh tế biển của địa phương. Đây chính là phương thức khả thi nhất để tăng tính tương thích trong khai thác và sử dụng tài nguyên biển trong xu hướng sức ép đối với bờ và vùng biển ngày càng gia tăng. Đối với một quốc gia, việc quy hoạch không gian biển mang ý nghĩa chiến lược lâu dài và liên quan đến chủ quyền, lãnh hải. Đối với địa phương cấp tỉnh, việc xây dựng quy hoạch không gian biển vừa là định hướng phát triển vừa là cách thức để quản lí các lĩnh vực kinh tế biển tốt hơn và hướng đến sự phát triển bền vững. Đặc biệt, không gian kinh tế biển luôn rộng mở, đa dạng và tác động lẫn nhau cả về mặt tự nhiên và phát triển theo các cấp độ thông qua mối liên kết vùng. Kinh nghiệm liên kết các khu kinh tế ven biển của Trung Quốc cho thấy, do không có chiến lược quy hoạch không gian biển từ đầu, các khu kinh tế ven biển của quốc gia này đang trở nên mâu thuẫn về mặt công năng và lợi ích dẫn đến cạnh tranh khốc liệt. Bên cạnh đó, các ngành vận tải biển, khai thác, nuôi trồng thủy sản nằm liền các khu kinh tế ven biển đã tác động tiêu cực lẫn nhau, hậu quả đã bộc lộ ở sự ô nhiễm môi trường do khai thác chồng chéo và quá mức. Kinh nghiệm Đà Nẵng cho thấy, dịch vụ nghề cá, cảng cá đã mâu thuẫn với lĩnh vực du lịch biển; nuôi trồng thủy sản đã bị thu hẹp dẫn đến sự thiếu hụt nguyên liệu sản xuất cho các nhà máy chế biến thủy sản. Tất cả điều đó cho thấy sự thiếu đồng bộ trong công tác quy hoạch không gian biển của quốc gia và địa phương nói trên gây ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, trong xây dựng quy hoạch không gian biển của địa 164
  8. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” phương cần phải chú ý đến tính tổng thể của quy hoạch vùng, mối liên kết về mặt địa lí và kinh tế của vùng mới đạt kết quả cao nhất của công tác quy hoạch nhằm phát triển kinh tế biển. Thứ hai, lựa chọn những lĩnh vực kinh tế biển mũi nhọn để phát triển trước, tạo “cực tăng trưởng” thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của toàn tỉnh. Qua nghiên cứu, những lĩnh vực hiện nay Quảng Bình đang có lợi thế nhất đó là: du lịch nghỉ dưỡng ven biển, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, khu kinh tế ven biển, cảng biển. Đây là những lĩnh vực có tiềm năng nhất của địa phương. Kinh nghiệm từ Singapore cho thấy, mặc dù có đầy đủ các yếu tố, điều kiện để phát triển tất cả các phân ngành của kinh tế biển, nhưng quốc gia này không đầu tư theo chiều rộng, họ tập trung vào lĩnh vực cảng biển, dịch vụ cảng biển để tận dụng tối đa lợi thế về vị trí địa lí của mình. Điều đó đã dồn được nguồn lực đầu tư có trọng điểm vào lĩnh vực mà quốc gia này có lợi thế. Thành công của Singapore đã minh chứng cho sự tập trung đúng vào lĩnh vực thế mạnh để đột phá, tạo hiệu ứng lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế – xã hội của quốc gia. Kinh nghiệm của Khánh Hòa cũng đã chỉ ra điều tương tự. Điều kiện tự nhiên của Khánh Hòa hết sức thuận lợi cho phát triển khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản, tuy nhiên, bên cạnh phát triển lĩnh vực này, Khánh Hòa vẫn xác định du lịch là ngành mũi nhọn, trong đó lấy du lịch biển là lĩnh vực tạo đột phá, tận dụng sự lan tỏa của du lịch biển để xây dựng mối liên kết giữa các hình thức du lịch, giữa các ngành dịch vụ với du lịch biển, xa hơn là lấy du lịch biển làm chìa khóa để chia sẻ nguồn lực và mở rộng mối quan hệ liên kết với các địa phương trong vùng và cả nước. Việc lựa chọn lĩnh vực phát triển trong các phân ngành kinh tế biển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Quảng Bình, lựa chọn đúng sẽ phát huy hết tiềm năng, lợi thế của địa phương, khắc phục được những điểm yếu vốn có của một địa phương nhỏ về diện tích, khắc nghiệt về khí hậu, nghèo về kinh tế để tạo tiền đề đối với sự phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh. Thứ ba, có các biện pháp và hình thức đa dạng để huy động nguồn lực đầu tư cho các lĩnh vực kinh tế biển mũi nhọn và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ kết nối với hệ thống hạ tầng toàn vùng Đối với Quảng Bình, nguồn lực cho phát triển bao giờ cũng là vấn đề nóng, nhu cầu về nguồn lực đầu tư rất lớn vượt quá khả năng hiện có của địa phương. Chính vì vậy, cần có biện pháp, cơ chế linh hoạt trong vấn đề huy động nguồn lực đầu tư xã hội. Trong phát triển các phân ngành kinh tế biển, phải tạo ra cơ chế thông thoáng, ưu đãi, khuyến khích nhằm thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài địa phương đến hoạt động sản xuất, đầu tư vào các lĩnh vực mũi nhọn của kinh tế biển mà tỉnh đã lựa chọn. Bên cạnh đó, phải tìm mọi cách thúc đẩy đầu tư cho lĩnh vực hạ tầng đồng bộ, kết nối thông suốt với hệ thống hạ tầng toàn vùng và quốc gia. Sự yếu kém về lĩnh vực hạ tầng sẽ là rào cản đối với sự phát triển kinh tế – xã 165
  9. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” hội toàn tỉnh nói chung và kinh tế biển nói riêng, đồng thời, sự yếu kém đó là lực cản trong quá trình kết nối toàn vùng. Kinh nghiệm trong thu hút vốn của Singapore, Quảng Ninh cho sự phát triển hệ thống hạ tầng; thành công của Thái Lan. Khánh Hòa trong xây dựng hạ tầng kĩ thuật đồng bộ, kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia đã thúc đẩy ngành du lịch biển phát triển; vấn đề yếu kém của Hải Phòng trong lĩnh vực dịch vụ sau cảng biển dẫn đến sự liên kết giữa cảng biển với dịch vụ logistics lỏng lẻo, hiệu quả kinh tế thấp do hạ tầng không đồng bộ đã minh chứng cho điều này. Quảng Bình cần nhanh chóng xây dựng cơ chế chính sách phải thực sự linh hoạt, cởi mở mới tháo bỏ được nút thắt nói trên. Thứ tư, thúc đẩy hình thành cơ chế liên kết giữa các lĩnh vực kinh tế biển của địa phương, gia tăng giá trị cho các sản phẩm thuộc lĩnh vực này, phối hợp với chính quyền của các địa phương khác trong vùng để dần hình thành mối quan hệ liên kết kinh tế Từ trước đến nay, sự phát triển của các phân ngành kinh tế biển Quảng Bình chủ yếu diễn ra theo hướng đơn lẻ, chưa có sự gắn kết của chính các tác nhân nội tại trong các phân ngành kinh tế biển đó, giá trị gia tăng của các sản phẩm do các phân ngành này thu được thấp hơn giá trị thực. Thực tiễn liên kết các hình thức du lịch của Thái Lan; liên kết du lịch của Khánh Hòa với các địa phương trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên là những kinh nghiệm cần nghiên cứu, học hỏi. Trước mắt, có thể tăng cường các hình thức liên kết của ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản đối với ngành du lịch trong nội tỉnh, tạo điều kiện cho các loại hình du lịch trong địa phương liên kết thành chuỗi thống nhất, bước đầu sẽ làm gia tăng giá trị gia tăng của sản phẩm nói trên. Đối với quá trình liên kết vùng, do thiếu một cơ chế pháp lí chung nên khó khăn trong thực hiện là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, về lâu dài, Quảng Bình không thể đứng ngoài xu hướng liên kết kinh tế toàn vùng, do vậy, cần phải chuẩn bị những điều kiện và thiết lập khung khổ để sẵn sàng kết nối khi thời cơ tới. Thứ năm, tăng cường công tác quảng bá và xây dựng thương hiệu cho các phân ngành kinh tế biển Xây dựng thương hiệu cho các phân ngành này là một vấn đề còn khá mới. Tại các địa phương có biển đang loay hoay là làm sao để xây dựng được những sản phẩm mang thương hiệu biển địa phương và xây dựng thương hiệu tổng hợp của chính địa phương gắn với đặc tính “biển”. Xây dựng thương hiệu cho các phân ngành kinh tế biển của Quảng Bình phải đạt hai yêu cầu: i) Mang nét đặc sắc riêng có của địa phương; ii) Đặt trong bối cảnh kết nối của toàn vùng. Xây dựng thương hiệu mang tính vùng miền giúp cho địa phương, doanh nghiệp phát triển kinh tế, đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm của địa phương, qua đó, giúp nâng 166
  10. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” cao mức sống cư dân địa phương. Sự kết nối với các địa phương lân cận tạo nên sức mạnh của cả vùng và giúp thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển thương mại hàng hóa, du lịch. Thứ sáu, xây dựng chiến lược hợp tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế biển Nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế biển của Quảng Bình vừa thiếu vừa yếu, do đó phải có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng trong dài hạn, dự báo được nhu cầu nguồn nhân lực mà các lĩnh vực của kinh tế biển đang cần, phải tổ chức liên kết, hợp tác với các trường đại học đúng chuyên ngành để thực hiện đa dạng hóa phương thức đào tạo mới có thể đáp ứng được đòi hỏi của quá trình phát triển. Đồng thời, kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư phát triển nguồn nhân lực với đầu tư phát triển các tổ chức khoa học và công nghệ biển trên cơ sở tập trung đầu tư xây dựng một số đơn vị hoạt động khoa học và công nghệ biển trọng điểm, đầu tư nâng cấp tiềm lực khoa học và công nghệ của trường đại học, trung cấp, dạy nghề hiện có trên địa bàn tỉnh. 4. KẾT LUẬN Quảng Bình là địa phương có tiềm năng về biển, với vị trí địa lí thuận lợi, bờ biển dài, diện tích mặt nước rộng lớn, tài nguyên biển phong phú và đa dạng, kinh tế biển được xác định là một trong những lĩnh vực quan trọng, khai thác hết lợi thế mà biển đem lại giúp cho kinh tế – xã hội của địa phương ngày càng phát triển. Việc nghiên cứu tìm ra hướng phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng để tận dụng tối đa nguồn lực của toàn vùng thông qua mối quan hệ, liên kết phát triển kinh tế có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn đối với quá trình phát triển kinh tế biển nói riêng và kinh tế – xã hội của Quảng Bình nói chung. Để nghiên cứu phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng không chỉ dựa trên các lí thuyết phát triển kinh tế biển và lí thuyết về liên kết vùng của các nhà khoa học kinh tế, mà phải khảo cứu sự thành công, thất bại của các quốc gia, các địa phương đã có kinh nghiệm về phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng, đồng thời, học tập kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phương đã phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng trên một số phân ngành, nội dung phát triển kinh tế biển. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Văn Sang, Nguyễn Minh Hằng. Các đặc khu kinh tế Trung Quốc những gợi ý cho Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc 2009;số 2 (90): tr.24. [2] Quách Thị Hà. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ một số cảng biển trên thế giới. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và kinh doanh. 2016;Tập 32(1): tr.77. 167
  11. Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” [3] Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh. Vân Đồn: Vùng động lực phát triển kinh tế. Truy cập từ: [Ngày truy cập 15/09/2020]. [4] Cổng thông tin Dự án Cam Ranh. Lượng khách du lịch đến với Khánh Hòa. Truy cập từ: [Ngày truy cập 15/09/2020]. 168