Năng lực giải quyết việc làm của nền kinh tế Việt Nam hiện nay

pdf 15 trang Gia Huy 18/05/2022 2000
Bạn đang xem tài liệu "Năng lực giải quyết việc làm của nền kinh tế Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnang_luc_giai_quyet_viec_lam_cua_nen_kinh_te_viet_nam_hien_n.pdf

Nội dung text: Năng lực giải quyết việc làm của nền kinh tế Việt Nam hiện nay

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY JOB OPPORTUNITY OF VIETNAM’S CURRENT ECONOMY Nguyễn Mậu Hùng NCS tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế nguyenmauhung@quangbinh.edu.vn TÓM TẮT Bằng các phương pháp định tính và định lượng, bài viết chỉ ra rằng bộ máy chính quyền nhà nước, kể cả hệ thống giáo dục công lập và các doanh nghiệp nhà nước, không còn là một thị trường lao động hấp dẫn đối với người lao động như trong các thời kỳ trước đây. Cùng lúc đó, các thành phần kinh tế phi nhà nước, kể cả các cơ sở giáo dục ngoài công lập, đã trở thành bệ phóng cho đa phần người lao động muốn khởi nghiệp bằng chính sức lao động và năng lực vốn có của bản thân mình, trong khi các doanh nghiệp FDI lại là một thử thách cho các nguồn lao động muốn có năng suất và hiệu quả công việc cao. Cả hai thành phần kinh tế ngoài nhà nước này đang ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí, và tiềm năng của mình trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp giá trị thặng dự cho toàn bộ nền kinh tế. Trong bối cảnh chung đó, hệ thống chính quyền nhà nước đang tỏ ra thiếu thân thiện đối với cơ hội việc làm của người lao động trong vai trò của một thị trường tiềm năng, nhưng chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực này không hẳn lúc nào cũng đáp ứng được mong đợi thực tiễn của các bên liên quan. Từ khóa: Việc làm, kinh tế, năng suất lao động, phát triển bền vững, thành phần kinh tế. ABSTRACT By qualitative and quantitative methods, the paper shows that state administration apparatus, including public education system and state-owned enterprises, is no longer an attractive labor market for workers as in previous periods. At the same time, non-state economic sectors, including non-public educational institutions, have become a launching pad for most laborers who want to start their businesses with their own labor and inherent capacity, while FDI enterprises are a challenge for labor forces that prefer high productivity and efficiency at work. Both of these non-state economic sectors are increasingly asserting their role, position, and potential in offering jobs for laborers and contributing surplus value to the whole economy. In this general context, state administration system is seemingly unfriendly with employment opportunities of laborers in the role of a potential market, but the function of state management in this area is not always able to meet practical expectations of stakeholders. Keywords: Employment, economy, labor productivity, sustainable development, economic sectors. 1. Giới thiệu Sự thịnh suy của một quốc gia suy cho cùng không chỉ lệ thuộc có tính chất quyết định vào tiềm năng nguồn nhân lực mà về cơ bản vào phương thức sử dụng lực lượng lao động để tạo ra giá trị cho xã hội. Nếu xét theo quan điểm này, nền kinh tế theo nghĩa thông thường có ý nghĩa hẹp hơn, vì nó chỉ bao gồm các đơn vị tổ chức tạo ra của cải vật chất và giá trị cho xã hội. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra tất cả mọi hoạt động hàng ngày của con người trong tất cả các mối quan hệ xã hội bằng cách này hay cách khác đều có những đóng góp nhất định đối với cộng đồng bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Một trong những đóng góp quan trọng và có ý nghĩa nhất của các thành phần kinh tế quốc dân trong thời đại ngày nay chính là phải giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Cho dù năng suất lao động có cao đến mấy, hiệu quả công việc có chất lượng đến đâu và thu nhập của người dân có dư dã thế nào, nhưng cơ hội việc làm không dồi dào và khả năng giải quyết công việc không cao, thì nền kinh tế đó cũng không thể nào được xem là bền vững và thịnh vượng. Tuy nhiên, khả năng giải quyết công ăn việc làm của một nền kinh tế không phải lúc nào cũng chỉ được thể hiện qua chỉ số người có việc làm và tỷ lệ lao động thất nghiệp, mà còn được thể hiện qua năng suất lao động và hiệu quả công việc cũng như mức độ được 1162
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 hưởng thụ thành quả lao động của người làm việc. Các con số báo cáo cho thấy bức tranh việc làm của người lao động Việt Nam tương đối khả quan, nhưng thực tế lực lượng lao động có trình độ và kỹ năng không thể tìm kiếm được việc làm cũng như số người lao động thiếu việc làm tương đối lớn. Bên cạnh đó, dòng người ra đi tìm kiếm cơ hội mới với các nền kinh tế khác cũng ngày một tăng theo. Thực tế đó cho thấy mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao liên tục hàng đầu thế giới trong những thập niên vừa qua, nhưng nền kinh tế Việt Nam chưa thực sự cởi mở đối với cơ hội việc làm của người lao động, trong khi năng lực giải quyết việc làm của các thành phần kinh tế mặc dù đang có xu hướng được cải thiện từng bước, nhưng tình trạng mất cân đối của đội ngũ lao động trong các khu vực kinh tế này đang diễn ra ngày một nghiêm trọng hơn. Vậy, xét trên các phương diện này, nền kinh tế Việt Nam hiện đang ở vào giai đoạn phát triển nào và cần có những biện pháp gì để vừa nâng cao khả năng giải quyết việc làm của các thành phần kinh tế trong thời gian tới vừa phát triển một cách bền vững và hiệu quả nhất có thể? Đây là một vấn đề về mặt tiểu tiết đã nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên, nếu xét về bức tranh tổng thể cơ hội việc làm trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải đáp thỏa đáng. Chính vì thế, bài viết này có mục tiêu phần nào giải đáp câu hỏi trên, đồng thời cung cấp thêm một luận cức khoa học để các cơ quan chức năng đưa ra các quyết sách hợp lý trong quá trình giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển bền vững của nền kinh tế mà một trong những yếu tố trọng tâm chính là cơ hội việc làm của người lao động cũng như khả năng tạo công ăn việc làm của các thành phần kinh tế trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Cơ hội việc làm của người lao động trong các nền kinh tế và khả năng giải quyết việc làm của các thành phần kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định chất lượng và mức độ phát triển bền vững của các quốc gia. Tuy nhiên, năng lực giải quyết việc làm của một nền kinh tế không chỉ được thể hiện qua số lượng lao động có việc làm, mà còn được đánh giá qua năng suất lao động trong mối quan hệ với cơ hội phát triển bền vững của tất cả các thành phần kinh tế quốc dân. Xét trên phương diện này, cơ hội việc làm của người lao động trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với các giai đoạn trước khi đổi mới năm 1986, nhưng thực tế vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của cuộc sống cũng như kỳ vọng của các bên liên quan. Trong khi đó, khả năng giải quyết việc làm của các thành phần kinh tế Việt Nam không chỉ khác nhau, mà còn đang có xu hướng chuyển dịch dần dần theo hướng ngày càng có lợi cho các lực lượng lao động muốn khẳng định năng lực bản thân và tìm kiếm thử thách ở các môi trường năng động ngoài khuôn khổ của hệ thống bộ máy chính quyền nhà nước. Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và phong độ ổn định nhất thế giới trong nhiều thập kỷ liên tục. Nền kinh tế này đã biến Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu nhập khẩu từ “cái ăn, cái mặc” đến một trong những công xưởng gia công hàng điện tử mới nổi của thế giới với mức thu nhập theo mặt bằng chung của nhân loại. Tuy nhiên, sau hơn 30 năm đổi mới với tốc độ tăng trưởng cao, kinh tế Việt Nam cũng đã bắt đầu bị thách thức bởi nhiều vấn đề nan giải. Một trong số đó chính là khả năng giải quyết công ăn việc làm hay cơ hội việc làm của người lao động trong nền kinh tế được xem là triển vọng đó. Một nền kinh tế năng động, bền vững và hiệu quả không chỉ mang lại nhiều lợi nhuận với tộc độ phát triển cao, mà còn là một nền kinh tế thân thiện với môi trường và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững lấy thước đo giá trị con người làm trung tâm. Xét trên phương diện này, kinh tế Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thử thách hóc búa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tỷ trọng các ngành sản xuất lao động giản đơn đang thủ hẹp dần trong tổng sản phẩm kinh tế quốc nội, nhưng đổi lại năng suất lao động của nền kinh tế Việt Nam thuộc hạng thấp trên thế giới, hiệu quả mang lại chủ yếu vẫn dựa vào nguồn nhân lực dồi dào về số lượng hơn là chất lượng, trong khi khả năng giải quyết việc làm của các thành phần kinh tế chưa cao, còn cơ hội việc làm 1163
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 trong nền kinh tế chưa thực sự hấp dẫn. Bên cạnh đó, người lao động không hẳn lúc nào cũng có thể tận hưởng được các thành quả sáng tạo chính đáng của bản thân mình. Đó là một bức tranh tương phản như trong câu chuyện hai mặt của một vấn đề, nhưng tất cả đều có cơ sở khoa học chính xác của riêng nó. Biểu hiện cao nhất của thực trạng cơ hội việc làm của một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới lại chưa thực sự hấp dẫn đối với chính người lao động của mình là tình trạng số người chưa có việc làm và thiếu việc làm trong thực tế chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong lực lượng lao động, trong khi các con số thống kê thường tròn trịa và lý tưởng hơn nhiều. Cùng lúc đó, dòng người ra đi tìm kiếm thử thách mới ở các phương trời xa lạ ngày càng đông hơn, trong khi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam mặc dù có cải thiện đáng kế so với trước, nhưng vẫn thuộc mức thấp trong so sánh với các nước khác trên thế giới. Tất cả các luận cứ đó đều chứng minh rằng mặc dù có tốc độ tăng trưởng khá cao và cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhưng khả năng giải quyết việc làm của các thành phần kinh tế Việt Nam đang có vấn đề trên rất nhiều phương diện và trong thực tế cũng đang bị đặt một dấu chấm hỏi lớn trong thời gian tới. 2.2. Phương pháp nghiên cứu và cơ sở tư liệu Năng lực giải quyết việc làm của nền kinh tế Việt Nam hiện nay có thể được đánh giá dựa trên nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu này chủ yếu sử dụng các phương phát định tính và định lượng cũng như liên ngành và chuyên ngành để chỉ ra các lợi thế mang tính so sánh của các thành phần kinh tế trên khía cạnh tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhưng đồng thời cũng làm rõ những hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới trên phương diện cơ hội việc làm đối với các đối tượng lao động khác nhau. Phương pháp định tính dựa trên các nhận định đã được kiểm chứng của các bên liên quan trong thời gian gần đây, trong khi phương pháp định lượng dựa trên các số liệu thống kê và kết quả phân tích dữ liệu của các thông số có được. Ngoài ra, nghiên cứu này còn sử dụng các phương pháp logic và lịch sử để tìm hiểu và đánh giá khả năng giải quyết việc làm của nền kinh tế Việt Nam cũng như trình bày kết quả nghiên cứu theo những chuỗi logic nhất định và trình tự thời gian hợp lý. Bên cạnh đó, so sánh và phân loại cũng là những phương pháp được sử dụng thường xuyên để làm rõ bản chất cơ hội việc làm của kinh tế Việt Nam cũng như sắp xếp các yếu tố cùng chủng loại vào trong các hạng mục chung. Tất cả các phương pháp này được thực hiện trên cơ sở phân tích và đánh giá các số liệu thống kê của các cơ quan chức năng như Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, kết quả nghiên cứu của giới khoa học như Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ và các thông tin tổng hợp của báo chí trong thời gian gần đây. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả Dựa trên kết quả phân tích các cơ sở dữ liệu nêu trên, nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng giải quyết công ăn việc làm của nền kinh tế Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa trên ba thành phần cơ bản. 3.1.1. Hệ thống bộ máy chính quyền nhà nước Hệ thống bộ máy chính quyền nhà nước đã từng là một thị trường lao động tiềm năng và hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2016, cả nước có đến khoảng 11 triệu người hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Trong đó, công chức và viên chức khoảng 2,8 triệu người và các đối tượng khác khoảng 8,2 triệu người [28]. Năm 2017, tổng số lao động khu vực công là 5,2 triệu người, trong đó: số viên chức chiếm tới một nửa (2,5 triệu người). Con số này chưa tính đến số lao động trong các doanh nghiệp nhà nước. Năm 2012, số công chức cả nước là 942.000 người, nhưng đến năm 2017 đã tăng lên khoảng 1 triệu người [42]. Tỷ lệ công chức và viên chức trong tổng dân số Việt Nam là 4,8% [1]. Điều này có nghĩa là cứ 20 người dân sẽ có 1 công chức hưởng lương nhà nước. Con số này nhỉnh hơn Thái Lan, Nhật Bản và bỏ xa các nước còn lại trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, một báo cáo khác cho rằng nếu đặc trong bối cảnh các nước phương Tây như Anh (9,9%), Mỹ (7,4%), và Đức (7,3%), con số này không phải là một hiện tượng bất thường [42]. 1164
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Trong số những người làm việc trong hệ thống chính quyền nhà nước, cả nước có khoảng 400.000 người trong biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Con số này chưa tính tới lượng biên chế thuộc khối Quốc hội, khối tư pháp và kiểm toán. Cùng lúc đó, biên chế thuộc khối chính quyền cấp xã gồm cả cán bộ chuyên trách và không chuyên trách lên đến khoảng 1,5-1,6 triệu người. Ngoài ra, còn có khoảng 1,4 triệu hưu trí và 1,6 triệu người có công hưởng lương hưu từ ngân sách nhà nước [27]. Đến tháng 3/2018, Việt Nam có gần 137.000 tổ dân phố, 11.162 đơn vị hành chính cấp xã, 713 đơn vị hành chính cấp huyện và 63 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Số người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách từ cấp xã trở xuống là 1,3 triệu người [24]. Tổng biên chế công chức cả nước năm 2018 là 265.000 người không bao gồm biên chế trong Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, và công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc hệ thống chính quyền cấp xã. Riêng các cơ quan Trung ương của Chính phủ không phải đơn vị sự nghiệp công lập đã có hơn 107.000 biên chế. Trong số này, Bộ Tài chính có 70.000 biên chế, Bộ Tư pháp có 10.000 biên chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 6.400 biên chế, Ngân hàng Nhà nước có 5.400 biên chế. Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện cả nước có hơn 155.000 biên chế. Các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài có hơn 1.000 biên chế. Cùng lúc đó, có thêm gần 800 biên chế dự phòng. Riêng Hà Nội đã có 8.900 biên chế và thành phố Hồ Chí Minh có 8.000 biên chế công chức từ hệ thống chính quyền cấp quận huyện trở lên. Trong khi đó, biên chế các hội có tính chất đặc thù trong phạm vi cả nước là 686 người [10]. Chỉ riêng các tổ chức quần chúng công lập mỗi năm tiêu tốn từ 45.670 - 52.700 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,7% GDP của Việt Nam năm 2014, nhưng ngân sách nhà nước chỉ khoảng 14.023 tỷ đồng [1]. Hiện nay trên phạm vi cả nước có 57.995 đơn vị sự nghiệp công lập. Con số này chưa tính các tổ chức và biên chế sự nghiệp trong quân đội, công an và khu vực doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, khối Chính phủ quản lý có 57.170 đơn vị với 2.425.665 người. Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau, trong đó đối với khối đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Chính phủ quản lý có 41.310 đơn vị sự nghiệp giáo dục-đào tạo (72,26%), 605 đơn vị sự nghiệp dạy nghề (1,06%), 6.134 đơn vị sự nghiệp y tế (10,73%), 454 đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ (0,79%), 1.774 đơn vị sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch (3,1%), 654 đơn vị sự nghiêp báo chí và xuất bản (14,14%), và 6.239 đơn vị sự nghiệp khác (10,92%). Tuy nhiên, chỉ có 109 đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (0,19%), 1.878 đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên (3,33%), 12.841 đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên (22,78%) và có đến 41.539 đơn vị do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ (73,70%) [5]. Điều này có nghĩa là toàn bộ người lao động trong các đơn vị này đều đang làm thuê cho nhà nước và bộ máy chính quyền nhà nước cũng đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động của Việt Nam. Chỉ riêng tiền lương chi trả cho công chức hiện nay tại Việt Nam đã chiếm tới 50% chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, tương đương hơn 400.000 tỷ đồng mỗi năm. Năm 2017, tổng chi ngân sách nhà nước là 1.219.500 tỷ đồng, trong đó: chi cho lương cán bộ công chức nhà nước chiếm đến 31% tổng chi ngân sách nhà nước. Cũng trong năm 2017, tổng chi thường xuyên của ngân sách quốc gia là 862.600 tỷ đồng, trong đó: chi cho trả lương trong hệ thống nhà nước chiếm đến 50% tổng chi thường xuyên của ngân sách nhà nước. Từ năm 2010 - 2016, 43% ngân sách trả lương của nhà nước chi cho tiền lương khu vực sự nghiệp công, 15% chi cho cán bộ công chức không chuyên trách cấp xã, 8% chi cho hệ thống hành chính từ trung ương đến cấp huyện và 34% chi cho các đối tượng khác [28]. Ngân sách năm 2018 đạt khoảng 1,52 triệu tỷ đồng, trong đó phần lớn là chi thường xuyên (434.000 tỷ đồng), tăng 0,2% so với năm 2017 [9]. Chính vì thế, tỷ lệ chi tiêu thường xuyên chiếm một tỷ trọng rất lớn tới khoảng 70% chi tiêu ngân sách [27]. Phần lớn trong số này dùng để trả lương cho những người đang làm việc trong bộ máy nhà nước. Tính trung bình, cứ 9 người Việt Nam nuôi 1 người làm việc và hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách nhà nước [1]. Kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị sự nghiệp công lập chiếm hơn 50% tổng kinh phí hoạt động của các đơn vị (khoảng 140.000 tỷ đồng trong năm 2017, tăng 2,2% so 1165
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 với năm 2016) [16]. Năm 2018, trong 425.235 tỉ đồng chi thường xuyên của ngân sách trung ương, chi hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, đảng và đoàn thể chiếm khoảng 10,8%, tương đương 46.116 tỉ đồng [24]. 3.1.2. Hệ thống các doanh nghiệp Kể từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời năm 1999, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng mạnh [38]. Tính đến ngày 1/1/2017, Việt Nam có tổng cộng 518.000 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 55,6% so với năm 2012 và trung bình tăng 9,2% những năm 2012-2017 [12]. Năm 2018, Việt Nam có 702.710 doanh nghiệp đăng ký hoạt động [21]. Bình quân mỗi năm số doanh nghiệp tăng 10,4%. Khu vực doanh nghiệp bình quân mỗi năm thu hút thêm 6,1% lao động, 16,4% vốn đầu tư, doanh thu tăng 15,1%, lợi nhuận tăng 12,3% [20]. Trong những năm 2007-2015, tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động trong khối doanh nghiệp bình quân 7,4%/năm. Con số này trong thực tế chỉ bằng một nửa tốc độ tăng trưởng của số lượng doanh nghiệp. Cùng lúc đó, tốc độ tăng trưởng của số lượng lao động trong các doanh nghiệp đã giảm mạnh từ 11,8%/năm giai đoạn 2007-2011 xuống chỉ còn 4,1%/năm những năm 2012- 2015, nhất là trong hai năm 2012-2013 khi mà số lượng lao động chỉ tăng thêm có 1,7%. Điều này có nghĩa là số lượng việc làm mới được tạo ra trong bốn năm kể trên có giảm đáng kể [22] trong khu vực doanh nghiệp. Cụ thể hơn, lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 8,9%/năm, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 11,6%/năm, và khu vực FDI tăng 11,4%/năm. Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp năm 2017 đạt 8,3 triệu đồng, tăng 10,1% so với năm 2016. Lao động trong các doanh nghiệp nhà nước có mức thu nhập bình quân cao hơn với 11,91 triệu đồng/người/tháng, khối FDI khoảng 9,04 triệu đồng/tháng (tăng 8,7%) và khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước khoảng 7,37 triệu đồng/tháng (tăng 15,1%). Thu nhập bình quân tháng của một lao động toàn bộ khu vực doanh nghiệp giai đoạn 2010-2017 tăng 10,5%/năm [21]. Tuy nhiên, một khảo sát khác tại 25 địa phương có nhiều lao động công nghiệp và dịch vụ cho thấy thu nhập trung bình của người lao động chỉ khoảng 5,5 triệu đồng/tháng [40]. Thu nhập trung bình của người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tăng đều trong các năm 2011-2014, nhưng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng từ 142,8-198,3 triệu đồng, khối các doanh nghiệp nhà nước tăng 95,9-129,5 triệu đồng, còn doanh nghiệp tư nhân tăng 38,2-62 triệu đồng [14, tr.60]. Doanh nghiệp nhà nước, tính đến ngày 1/1/2017, quá trình cổ phần hóa đã làm cho số lượng doanh nghiệp nhà nước chỉ còn chỉ còn 2.701 đầu mối, giảm 18,3%, tương đương 607 doanh nghiệp so với năm 2012 với bình quân mỗi năm giảm 3% [12]. Mặc dù số lượng doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng số doanh nghiệp (0,5%), nhưng khu vực này chiếm tới 28,4% tổng nguồn vốn toàn bộ hệ thống doanh nghiệp, cao hơn nguồn vốn của khu vực FDI [18]. Năm 2019, khối doanh nghiệp nhà nước có tổng giá trị vốn và tài sản đạt khoảng 5,4 triệu tỷ đồng. Dự kiến sẽ có 30 doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế sẽ chuyển giao cho Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó có 9/10 tập đoàn kinh tế (ngoại trừ Viettel) và 21 tổng công ty đang thuộc quyền quản lý của các bộ [26]. Năm 2014, tổng số vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 4.667.668.477 triệu đồng, trong đó: doanh nghiệp nhà nước có tổng số vốn 552.982.297 triệu đồng (11,8%) và bình quân mỗi doanh nghiệp có 1.171.573 triệu đồng. Bình quân mỗi doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 có khoảng 35.496 triệu đồng [14, tr. 57]. Trong thời gian qua, sự lớn mạnh của khu vực ngoài nhà nước và khu vực FDI cùng với chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã tạo ra một sự chuyển dịch đáng kể về cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động làm việc trong khu vực nhà nước từ chỗ chiếm 10,4% xuống chỉ còn 9,8% trong những năm 2012-2017 [41, tr.21]. Trong tổng số 2.502.680 doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2014, chỉ có 224.961 doanh nghiệp nhà nước (9,0%) và trung mỗi doanh nghiệp chỉ có 478 lao động [14, tr.59]. Đầu năm 2017, số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm 18,4% và số lao động giảm tới 23,1% so với thời điểm đầu năm 2012. Trong những năm 2012-2017, doanh nghiệp nhà nước giảm bình quân 4% về số lượng và 5,1% về số lao động [18]. Doanh nghiệp ngoài nhà nước: ngày 1/1/2017, khu vực này có số lượng doanh nghiệp lớn nhất với 500.000, tăng 52,2% so với năm 2012 và mỗi năm tăng bình quân 8,7% [12]. Năm 2017, doanh nghiệp tư 1166
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 nhân đóng góp 43,22% GDP và 39% vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra nhiều việc làm trong nền kinh tế [38]. Kinh tế tư nhân trong nước chiếm tỷ trọng lớn nhất và ổn định ở mức 47-49% trong cơ cấu tổng GDP cả nước [22]. Năm 2017, khu vực ngoài nhà nước đạt 676.300 tỷ đồng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chiếm 40,5% và tăng 16,8% [32]. Kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong đầu tư phát triển toàn xã hội và có xu hướng vượt khu vực kinh tế nhà nước để trở thành thành phần kinh tế có tổng vốn đầu tư toàn xã hội lớn nhất với mức tăng xấp xỉ 10% hàng năm [38]. Tương tự như vậy, trong tổng số 2.502.680 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2014, có đến 1.686.038 doanh nghiệp tư nhân (67,4%), nhưng mỗi doanh nghiệp chỉ có 13 nhân công và tổng vốn đầu tư bình quân mỗi doanh nghiệp là 24.356 triệu đồng [14, tr.57, 59]. Mặc dù số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng hàng năm, nhưng phần lớn có quy mô vừa, nhỏ, và siêu nhỏ, trên 90% có tổng số vốn dưới 1 tỷ đồng. Về quy mô lao động, tỷ lệ doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2012-2014, từ 90% lên 97%. Có đến trên 99% doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp ngoài nhà nước, dưới 10 lao động. Tỷ trọng của doanh nghiệp siêu nhỏ ngày càng tăng, từ 53,1% năm 2002 lên 70% năm 2013 và hơn 71,5% năm 2014. Quy mô lao động bình quân của các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã giảm từ 27 lao động năm 2007 xuống còn 18 lao động năm 2015 và diễn ra ở hầu hết các ngành nghề, nhưng rõ nét nhất là trong các ngành thâm dụng lao động cao [22]. Vì số lượng các doanh nghiệp tư nhân đông, nhưng số lượng nhân công ít, nên kéo theo số lượng nhân công trung bình trên mỗi doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ là 19. Nếu tính bình quân nhân công lao động, phần lớn các doanh nghiệp này đều là doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, số doanh nghiệp ngoài nhà nước tại thời điểm đầu năm 2017 tăng 52,3% và lao động tăng 27,9%. Bình quân năm giai đoạn 2012-2017 số doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 8,8% và lao động tăng 5% [18]. Động lực giải quyết việc làm của doanh nghiệp ngoài nhà nước ngày càng tăng. Kinh tế tư nhân góp phần giải quyết một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam hiện nay là tình trạng dư thừa lao động do quá trình tư nhân hóa và di cư cơ học ồ ạt của người lao động từ các vùng nông thôn ra thành thị một cách tự phát. Nếu như trước đây khu vực kinh tế nhà nước tạo ra nhiều việc làm nhất thì đến năm 2016, vị trí này thuộc về khu vực kinh tế tư nhân. Thực tế này chưa tính đến vai trò của các hộ cá thể và đơn vị kinh tế tập thể không đăng ký hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp, kinh tế tư nhân tạo ra khoảng 62% việc làm. Tính riêng trong 11 tháng đầu năm 2017, các doanh nghiệp tự nhân mới đăng ký thêm 1.065.015 người lao động [38]. Nhu cầu tuyển dụng của các công ty ngoài nhà nước chiếm 72,2%, giảm 8,1 điểm phần trăm so với quý I năm 2018 [36, tr.6]. Trong thời gian qua, lao động làm việc trong khu vực ngoài nhà nước tăng liên tục. Lao động làm việc trong khu vực ngoài nhà nước luôn chiếm trên 85% tổng số lao động có việc làm [41, tr.20, 21] trong cả nước. Mặc dù vậy, kinh tế tư nhân đang thiếu hụt nghiêm trọng lao động có kỹ năng, trong khi năng suất lao động chưa tương xứng với tiềm năng [38] hiện có. Trong giai đoạn 2005-2014, năng suất lao động trung bình của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ đạt 25,4 triệu đồng/người so với mức chung là 41,1 triệu đồng/người. Tốc độ tăng năng suất lao động đạt 3,59% so với mức chung là 3,7% [22]. Hiệu suất sinh lời của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước năm 2016 đạt 1,4%. Nếu xét về hiệu suất sinh lời so với doanh thu, các doanh nghiệp ngoài nhà nước có tỷ suất sinh lời thấp nhất (1,9%) [18]. Cùng lúc đó, chi phí nhân sự cũng là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp tư nhân, vì tốc độ tăng lương tối thiểu những năm gần đây là 8-12%, nhưng năng suất lao động chỉ tăng 4-5% [38]. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không chỉ là một trong những hệ thống kinh tế hiện đại và hiệu quả nhất, mà còn đóng góp khoảng 20% GDP cho Việt Nam trong nhiều năm qua [15]. Năm 2017, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 396.200 tỷ đồng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chiếm 23,8% và tăng 12,8% [32]. Kể từ ngày 29/12/1987, lúc Quốc hội thông qua Luật Đầu tư đầu tiên của Việt Nam cho đến tháng 5/2018, Việt Nam đã thu hút đến 25.691 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký lên đến 323 tỷ USD, nhưng vốn thực hiện trong thực tế chỉ đạt 55,5% với 179,2 tỷ USD [15]. Năm 2014, doanh nghiệp FDI chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nhưng đóng góp 21,5% tổng số vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp, vì vậy tỷ lệ vốn bình quân/doanh 1167
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 nghiệp FDI cao hơn nhiều lần so với doanh nghiệp tư nhân trong nước và mức trung bình của cả khu vực doanh nghiệp. Năm 2014, tổng nguồn vốn các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 4.667.668.477 triệu đồng, nhưng doanh nghiệp FDI chiếm đến 1.002.627.160 triệu đồng (21,5%) và bình quân mỗi doanh nghiệp 307.932 triệu đồng, trong khi mỗi doanh nghiệp năm 2014 bình quân chỉ có khoảng 35.496 triệu đồng [14, tr.56, 57]. Năm 2017, khu vực FDI đạt 126,4 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu trong tổng số 211,1 tỷ USD cả nước, tăng 23,4%. Cán cân thương mại hàng hóa tính chung cả năm 2017 xuất siêu 2,7 tỷ USD, trong đó: khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 26,1 tỷ USD, còn khu vực FDI xuất siêu 28,8 tỷ USD [32]. Mặc dù khu vực FDI đóng góp vào ngân sách còn thấp, nhưng đây lại là khu vực tuyển dụng lao động nhiều nhất và liên tục tăng trong khoảng những năm 2012-2017. Đầu năm 2017, số doanh nghiệp FDI tăng tới 54% và lao động trong khu vực này tăng tới 62,8% so với đầu năm 2012. Trong những năm 2012-2017, số doanh nghiệp FDI tăng bình quân 9% và lao động tăng 10,2%, cao hơn 2 lần so với doanh nghiệp nhà nước [18]. Trong tổng số 2.502.680 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2014, các doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 23,6% tổng số doanh nghiệp (591.681 doanh nghiệp), nhưng bình quân mỗi doanh nghiệp có đến 183 lao động [14, tr.59]. Số doanh nghiệp thành lập mới và tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp năm 2018 tăng gần 3 lần so với năm 2014. Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp, Doanh nghiệp FDI mang đến nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao động. Nửa đầu năm 2018, lượt tìm kiếm cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp FDI tăng gấp 10 lần so với năm 2017. Có đến 50% số lượng doanh nghiệp sẽ mở rộng kế hoạch tuyển dụng, 10% nhà tuyển dụng vẫn duy trì tỉ lệ tuyển dụng trong năm tới. Các doanh nghiệp FDI đang thu hút ứng viên hơn bởi lợi thế về môi trường làm việc, lương thưởng, và chế độ đãi ngộ ngày càng hấp dẫn [4]. Hiện nay, hệ thống các doanh nghiệp FDI này đang giải quyết việc làm cho khoảng 3,6 triệu người lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp và khoảng 5-6 triệu người lao động gián tiếp bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau [15]. Trong một chừng mực nhất định nào đó, các doanh nghiệp FDI đã góp phần thúc đẩy phát triển thị trường lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, cải thiện nguồn lao động có chất lượng cho Việt Nam, làm tăng năng suất lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế [11]. Sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp và vốn đầu tư đã góp phần tạo ra nhiều việc làm mới trong nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2014, số lao động trong doanh nghiệp FDI ở thành phố Hồ Chí Minh là 591.681 người (23,6%). Khu vực doanh nghiệp FDI đóng góp vào việc giải quyết việc làm cao hơn tỷ lệ vốn mà khu vực doanh nghiệp này nắm giữ. Năm 2007, tỷ lệ vốn là 22,5%, nhưng tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực này là 27,1%. Năm 2010, tỷ lệ này là 18,3% và 20,4%; năm 2014 là 21,5% và 23,6%. Thực tế này cho thấy, khả năng giải quyết việc làm của khu vực FDI là rất quan trọng đối với thành phố Hồ Chí Minh. Cùng lúc đó, việc các doanh nghiệp FDI có tốc độ tăng vốn cao hơn tốc độ tăng của số lượng lao động đã góp phần nâng cao lượng vốn tính bình quân trên đầu người lao động và tạo ra sự dịch chuyển dần từ thâm dụng lao động sang thâm dụng vốn [14, tr.58, 59] Trong thời gian qua, sự lớn mạnh của khu vực FDI cùng với chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động làm việc trong khu vực FDI. Lao động làm việc trong khu vực FDI chiếm 3,3% năm 2012 tăng lên 5% vào quý II năm 2017 [41, tr.20, 21]. Thu nhập trung bình của người lao động trong các doanh nghiệp tăng đều trong những năm 2011-2014, nhưng cao và mạnh nhất vẫn là trong các doanh nghiệp FDI. Người lao động trong các doanh nghiệp FDI có thu nhập 142,8 triệu đồng năm 2011, nhưng tăng lên 198,3 triệu đồng năm 2014. Thu nhập trung bình/năm của người lao động trong khu vực doanh nghiệp FDI năm 2014 ở thành phố Hồ Chí Minh là 198,3 triệu đồng/người, gấp 1,52 lần so với khu vực doanh nghiệp nhà nước, 3,19 lần so với doanh nghiệp tư nhân và 3 lần so với mức trung bình chung của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp [14, tr.60]. Các doanh nghiệp FDI hiện nay là một thị trường lao động hết sức tiềm năng và hấp dẫn đối với người lao động Việt Nam. Không chỉ giải quyết việc làm cho các lao động thiếu kỹ năng nghề nghiệp một số lượng không hề nhỏ, các doanh nghiệp FDI còn góp phần đào tạo và bồi dưỡng cho Việt Nam một đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật và tay nghề ngày càng tiệm cận với các tiêu chuẩn của khu vực và thế giới. Điển hình cho xu thế này là việc Tập 1168
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 đoàn Samsung gần đây công bố xây dựng Trung tâm Nghiên cứu phát triển với khoảng 2.000 kỹ sư tuyển dụng trực tiếp ở Việt Nam để đào tạo và sử dụng trong các các công đoạn sản xuất của Samsung Việt Nam [30]. Những người lao động tự do và thời vụ: đến quý I năm 2017, cùng với sự phát triển của số lượng doanh nghiệp, số lao động làm công hưởng lương trong cả nước tăng lên 22,5 triệu người, chiếm 41,16% tổng số việc làm [34, tr.3]. Quý II năm 2017, có 23,66 triệu người làm công hưởng lương, chiếm 43,80% trong tổng số lao động có việc làm. Quý II năm 2018, Việt Nam có 23,66 triệu người làm công hưởng lương, chiếm 43,80% trong tổng số lao động có việc làm [36, tr.2]. Số còn lại trong lực lượng lao động có thể được xem là những người lao động tự do và thời vụ thuộc 3 nhóm chính. Những người chưa đến tuổi lao động: Năm 2018, Việt Nam có 23.942.527 thanh thiếu niên dưới 15 tuổi (12.536.210 nam/11.406.317 nữ) [8]. Nếu tính chung số người dưới 14 tuổi (25%) và trên 60 tuổi (10%), thành phần không làm việc, không có lợi tức, thành phần lệ thuộc chiếm 35% [2, tr.5]. Năm 2014, Việt Nam có 15,4% lao động ở độ tuổi 5-11, 17,0% ở độ tuổi 12-14, 18,5% ở độ tuổi 15-17. Tính chung, tỷ lệ lao động trẻ em từ 5-17 tuổi là 16,4%, trong đó: 7,8% trẻ em độ tuổi 5-17 làm việc trong các điều kiện nguy hiểm [37, tr.13-14]. Những người trong độ tuổi lao động: Năm 2018, Việt Nam có 65.823.656 người từ 15 đến 64 tuổi (32.850.534 nam/32.974.072 nữ) [8], nhưng quý I năm 2017 có 850.300 người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm (1,82%) [34, tr.5]. Năm 2017, tỷ lệ thiếu việc làm của người lao động là 1,63% (thành thị: 0,85% và nông thôn: 2,07%) [32]. Quý II năm 2018, cả nước có 677.000 lao động thiếu việc làm [36, tr. 5]. Năm 2018, 44% người lao động làm thêm giờ nhưng chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống, trong khi gần 40% phải sống tằn tiện kham khổ hay không đủ sống [40]. Tính chung 9 tháng đầu năm 2018, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 1,46%, trong đó: thành thị là 0,63% và nông thôn là 1,86% [35], nam là 1,46% và nữ là 1,8% quý II năm 2018 [41, tr.26]. Những người lao động không đăng ký: năm 2016, Việt Nam có tới 1,5 triệu người làm chủ cơ sở sản xuất kinh doanh (chiếm 2,8% tổng lao động làm việc), nhưng lại chỉ có khoảng 500.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp [22]. Tính chung 9 tháng đầu năm 2018, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy hải sản là 56,2%, trong đó: thành thị là 48% và nông thôn là 63% [35]. Những người lao động tự do: tỷ trọng lao động tự làm và lao động gia đình giảm từ 32,130 triệu người (62,5%) năm 2012 xuống còn 29,420 triệu người (55,1%) vào quý II năm 2017 [41, tr. 16]. Có một điểm đáng chú ý là tỷ lệ hộ gia đình tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng dân số. Thực tế này cũng dẫn đến những thay đổi của thị trường lao động cũng như thị trường hàng hóa để thích ứng với sự thay đổi của cơ cấu gia đình Việt Nam [31, tr.26]. Những người thất nghiệp: tính chung 9 tháng đầu năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,2%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) 9 tháng năm 2018 ước tính là 7,15% [35]. Quý II năm 2018, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động 1.061,500. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 2,19% [36, tr.1]. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) 9 tháng năm 2018 ước tính là 7,15% [35]. Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam cao nhất ở nhóm người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp (8,1%) và thấp nhất ở những người không có chuyên môn kỹ thuật (1,8%) [22]. Hiện còn khoảng 200.000 người thất nghiệp có trình độ đại học [39]. Những người quá tuổi lao động: năm 2008, VN có 10% dân số từ 60 tuổi trở lên [2, tr. 4-5]. Năm 2018, Việt Nam có 5.262.699 người trên 64 tuổi (2.016.513 nam/3.245.236 nữ) [8]. Hiện nay, Việt Nam có 8,4 triệu người trên 60 tuổi [3, tr. 4]. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ sau 55 tuổi và nam sau 60 tuổi vẫn khá cao, đến 46,24%. Tỷ lệ tham gia các hoạt động kinh tế của nữ trên 55 và nam trên 60 có xu hướng gia tăng, từ 44,89% năm 2012 tăng lên 46,24% vào quý II năm 2016 [41, tr.15]. Đội ngũ trí thức trình độ cao của Việt Nam tham gia một cách tương đối chủ động vào quá trình này bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau, đặc biệt ở các trường đại học và viện nghiên cứu nói riêng cũng như trong toàn bộ hệ thống giáo dục nói chung. 3.1.3. Các cơ sở giáo dục và đào tạo Các cơ sở giáo dục và đào tạo vừa là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội nhưng đồng thời cũng là một thị trường lao động rất tiềm năng. Ngoài việc hoạt động như một bộ phận của bộ máy nhà 1169
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 nước đối với các cơ sở giáo dục công lập và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với các cơ sở giáo dục tư thục, các cơ sở giáo dục muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng vươn lên để có thể đảm đương tốt hơn sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực của chính mình. Năm học 2017-2018, cả nước có gần 23 triệu học sinh và sinh viên, trong đó: gần 5,2 triệu trẻ em bậc mầm non (0,7 triệu trẻ em đi nhà trẻ và 4,5 triệu trẻ em đi học mẫu giáo), 7,8 triệu học sinh tiểu học, 5,5 triệu học sinh trung học cơ sở, 2,4 triệu học sinh trung học phổ thông, và 1,8 triệu sinh viên [32]. Năm học 2017-2018, tổng số cơ sở giáo dục các cấp học là 43.907 trường, trong đó có 40.952 trường công lập và 2.955 trường ngoài công lập [7]. Hiện nay, cả nước có 1.974 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bao gồm 388 trường cao đẳng, 551 trường trung cấp và 1.035 trung tâm giáo dục thường xuyên [33, tr.11]. Cả nước có 412 trường đại học và cao đẳng, trung bình mỗi tỉnh và thành phố có khoảng 6,6 trường đại học và cao đẳng. Cả nước có khoảng 2,2 triệu sinh viên trong tổng dân số 95 triệu dân [23]. Năm 2015, tổng số giáo viên, giảng viên cả nước là 1,24 triệu (tăng so với năm học trước 14.383 giáo viên), trong đó gồm: 277.684 giáo viên mầm non, 856.730 giáo viên phổ thông, 10.911 giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 91.183 giảng viên đại học, cao đẳng và khoảng 300 nghìn cán bộ quản lý giáo dục các cấp [29]. Năm 2017, Việt Nam có 72.792 giảng viên, trong đó 16.514 tiến sỹ và 43.065 thạc sỹ [25]. Năm 2018, tổng biên chế sự nghiệp cả nước là 2,3 triệu người, nhưng riêng ngành giáo dục có 1,2 triệu người (52%). Cán bộ quản lý có 154.200 người, trong đó: mầm non và phổ thông có 133.200 người, còn khối hành chính là 15.900 người, cán bộ quản lý trường đại học là 5.100 người. Ngoài số giáo viên nêu trên, tổng số nhân viên kế toán và y tế trong các trường học là 38.081 người [13]. Năm học 2017-2018, tăng thêm 17.368 giáo viên, trong đó: số giảng viên bậc học mầm non tăng gần 21.000 người và đại học tăng gần 2.200 người. Bậc trung học cơ sở giảm 4.843 người, bậc tiểu học giảm 498 người, bậc trung học phổ thông giảm 433 người [19]. Tháng 8 năm 2018, cả nước thiếu 75.988 giáo viên mang tính cục bộ ở một số địa phương, còn cả nước vẫn thừa 12.165 giáo viên trung học cơ sở [19]. Năm học 2016-2017, cả nước có hơn 397.000 giáo viên tiểu học, so với tổng nhu cầu giáo viên cấp này cho chương trình mới là thừa khoảng 4.000- 9.000. Tuy nhiên, ở một số bộ môn như tiếng Anh và Tin học lại thiếu giáo viên [6]. Tháng 8/2018, so với định mức giáo viên/lớp quy định, cả nước thiếu 43.732 giáo viên mầm non, 18.953 giáo viên tiểu học, 10.142 giáo viên trung học cơ sở, và 3.161 giáo viên trung học phổ thông [19]. Trong 5 năm tới, ở cấp học mầm non vẫn đang thiếu giáo viên trầm trọng. Năm 2018, Việt Nam cần tuyển mới 59.000 giáo viên, nhưng hiện nay số sinh viên sư phạm tốt nghiệp chưa có việc làm là khoảng 40.000 người. Trong đó, 50% vẫn muốn làm việc trong môi trường sư phạm nếu được trao cơ hội [6]. Tổng biên chế sự nghiệp của Việt Nam năm 2018 là 2,3 triệu, trong đó ngành giáo dục là 1,2 triệu (52%). Trong quỹ lương khối sự nghiệp công lập, ngành giáo dục chiếm phần hơn 70% [13]. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo giai đoạn 2013-2017 khoảng 235.000 tỷ đồng (khoảng 20% tổng ngân sách [7] và 5% GDP). Đây là mức rất cao so với nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam rất nhiều [17]. 3.2. Đánh giá Cơ hội việc làm trong nền kinh tế và khả năng giải quyết việc làm của các thành phần kinh tế Việt Nam hiện nay mặc dù chưa cao cả về quy mô và số lượng lẫn chất lượng và mức độ bền vững trong so sánh với các nền công nghiệp hiện đại trên thế giới, nhưng có nhiều dấu hiệu chuyển biến tích cực so với trước đây. Cơ hội việc làm của người lao động mặc dù chưa đầy đủ, nhưng đa dạng và rộng mở hơn trước trên nhiều lĩnh vực. Năng suất lao động tuy chưa cao và thực sự như mong muốn, nhưng khoảng cách với các nước công nghiệp trong khu vực đang ngày càng thu hẹp. Đời sống của người lao động tất nhiên chưa thể thoát ra khỏi hoàn cảnh của một nước đang phát triển, nhưng rõ ràng được cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây xét về tổng thể. Năng lực giải quyết việc làm của nền kinh tế Việt Nam chính vì thế chưa được như mong đợi và kỳ vọng, nhưng ngày càng tiến bộ hơn. Trong thực tế, vấn đề này có liên quan chặt chẽ tới nhiều yếu tố cơ bản khác nhau. 1170
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Thứ nhất, bộ máy chính quyền nhà nước vừa là cơ quan chức năng, nhưng đồng thời vừa là một thị trường lao động. Tuy nhiên, sau một thời gian rất dài đóng vai trò chủ đạo và trở thành một thị trường màu mờ đối với người lao động, hiện nay biên chế nhà nước thừa 57.175 người, mặc dù đã tinh giản 32.154 người từ năm 2015 đến ngày 30/11/2017. Trong đó, các cơ quan của Đảng và đoàn thể có 1.290 người, các cơ quan hành chính 3.842 người, các đơn vị sự nghiệp công lập 21.951 người, cán bộ công chức cấp xã 5.287 người, doanh nghiệp nhà nước 164 người. Năm 2018, giảm 1,7% biên chế công chức và tối thiểu 2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với số được giao năm 2015. Việc tuyển mới không được quá 50% số biên chế đã tinh giản, nghỉ hưu, và thôi việc [16]. Chính vì thế, tống số lao động trong khu vực nhà nước giảm từ 10,4% giảm xuống ccòn 9,8% trong những năm 2012- 2017, kể cả doanh nghiệp nhà nước [41, tr.21]. Thực tế này cho thấy cơ hội việc làm của người lao động trong hệ thống chính quyền nhà nước với tư cách là một thị trường lao động không chỉ đã bão hòa, mà còn đang có xu hướng thu hẹp dần, trong khi năng lực giải quyết việc làm với tư cách là một cơ quan chức năng của bộ máy chính quyền cũng đang bị thách thức dữ dội, khi tỷ lệ người lao động thất nghiệp và thiếu việc làm tuy không lớn về mặt con số, nhưng rất đáng quan ngại về mặt thực tiễn. Cùng lúc đó, dòng người ra đi tìm kiếm cơ hội mới với các nền kinh tế khác ngày càng to và tài thêm. Thứ hai, hiện nay phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đều có quy mô nhỏ và vừa theo tiêu chí vốn và lao động [38]. Trong khi khu vực doanh nghiệp nhà nước đang có xu hướng thu hẹp quy mô trên gần như tất cả các phương diện, các khu vực kinh tế còn lại đang tăng trưởng mạnh mẽ. Mặc dù vậy, trong lúc khoảng 60% doanh nghiệp của Malaysia và Thái Lan và 45% doanh nghiệp Indonesia gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu, con số này ở Việt Nam chỉ là 15-20% [15]. Chính vì thế, thành phố Hồ Chí Minh đang cố gắng nâng cao chất lượng đầu tư nhằm cải thiện vị thế của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời tập trung phát triển những ngành thâm dụng vốn và công nghệ cao, thâm dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập của người lao động trong hệ thống doanh nghiệp [14, tr.61-62]. Lực lượng lao động trong hệ thống các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam không chỉ tăng về số lượng và cải thiện về chất lượng, mà còn đóng một vai trò ngày càng quan trọng hơn trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, nguồn nhân lực này cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cho cả các doanh nghiệp cũng như toàn xã hội. Quy mô vốn và lao động bình quân của các doanh nghiệp tư nhân chỉ khoảng 24-25 tỷ đồng và 18-20 lao động. Đây là một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp tư nhân trong quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh và tận dụng lợi thế về quy mô. Sự phát triển của khu vực tư nhân nhìn chung vẫn còn tương đối chậm chạp [38]. Trong khi đó, cho dù khu vực FDI tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới, nhưng cũng đồng thời làm mất đi không ít cơ hội việc làm truyền thống và tạo thêm áp lực xã hội cho các địa phương có liên quan. Việc thu hút lao động của các doanh nghiệp FDI còn thiên về khai thác nguồn nhân công giá nhân công rẻ và ít đào tạo. Tình trạng sa thải người lao động trên 35 tuổi diễn ra khá nhiều trong các doanh nghiệp FDI [11]. Hiệu suất sinh lời của khu vực doanh nghiệp FDI lên đến 6,9% [18], nhưng chi phí tiền lương cho người lao động chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất có chi phí tiền lương vào khoảng 20-30% doanh thu, nhưng tỷ lệ này tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam tính ra là rất thấp. Lĩnh vực gia công sản phẩm và linh kiện điện tử có khoảng 60 vạn lao động, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 71 tỷ USD, thặng dư xuất khẩu khoảng 15 tỷ USD. Nếu mức lương trung bình khoảng 3.000 USD/người/năm, thì tổng chi phí tiền lương chỉ bằng khoảng 3,8% doanh thu và 18% thặng dư xuất khẩu. Thực tế này cho thấy người lao động trong các doanh nghiệp FDI không thực sự được hưởng lợi nhiều từ năng suất lao động và giá trị tạo ra của chính mình. Nếu tỷ trọng này tăng lên gấp đôi, tỷ lệ chi phí tiền lương so với doanh thu cũng chỉ khoảng 10% và vẫn còn rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp FDI. Đối với người lao động trong các doanh nghiệp FDI, lương cơ bản chỉ chiếm 77,3%, còn lại là tiền làm tăng ca và một số phụ cấp khác. Cuộc khảo sát tại 11 doanh nghiệp 1171
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 FDI của khu công nghiệp Linh Trung 1 năm 2018 có quy mô 37.600 lao động cho thấy thu nhập trung bình hàng tháng của người lao động là 6,2 triệu đồng. Con số này rất khó đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày của những gia đình có 2 con. Rất nhiều người lao động hiện đang cố gắng làm việc để tồn tại chứ không phải để sống. Sau hơn 30 năm mở cửa, giá cả lao động thấp vẫn đang được sử dụng như một lợi thế so sánh quan trọng của Việt Nam trong thu hút vốn FDI. Bên cạnh các ưu đãi về thuế và điều kiện kinh doanh, nhiều chính sách hiện nay vẫn đang hy sinh quyền lợi của người lao động bằng cách phá giá tiền lương để chiều lòng các nhà đầu tư FDI càng nhiều, càng tốt. Điều đó có nghĩa là cho dù không muốn, nhưng không ít lao động Việt Nam dường như cũng đang bị đặt vào tình thế buộc phải phá giá sức lao động của chính mình để đổi lại khoảng 20% GDP, trên 50% sản lượng công nghiệp và trên 70% kim ngạch xuất khẩu [40] của khu vực FDI. Chính vì thế, vấn đề đặt ra đối với hệ thống các doanh nghiệp FDI chính là phải tuân thủ một cách nghiêm túc các điều khoản đã được thỏa thuận trong kế hoạch đầu tư. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề giải quyết nguồn lao động tại chỗ, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, và đặc biệt là phải chuyển giao công nghệ cho lao động Việt Nam và tiến tới đào tạo một đội ngũ nguồn nhân lực địa phương để không chỉ đáp ứng nhu cầu việc làm của doanh nghiệp mà dần dần còn tự làm chủ các công nghệ tiên tiến tương ứng của doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI còn phải thực hiện nghiêm túc các chế độ phúc lợi đối với người lao động và đặc biệt tránh tình trạng lợi dụng mối quan hệ chủ tớ để chèn ép người yếu thế. Việc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là một trong những điều kiện và tiền đề cơ bản nhất để có thể giải quyết được các vấn đề này. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt vẫn là người lao động Việt Nam phải tự học hỏi để vươn lên làm chủ công nghệ và đấu tranh bảo vệ cho các quyền lợi cơ bản và chính đáng của chính mình. Thứ ba, hệ thống các cơ sở giáo dục và đào tạo vừa là một nguồn trong những nguồn cung cấp đội ngũ nhân lực có kỹ năng và trình độ chủ yếu cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng đồng thời cũng là một thị trường lao động tiềm năng. Hệ thống giáo dục quốc dân là nơi làm việc của đội ngũ nhân lực có bằng cấp và trình độ cao nhất của toàn bộ nền kinh tế, nhưng đang chứng kiến nhiều nghịch cảnh tréo nghoe mà tiêu biểu nhất trong số này chính là câu chuyện thừa thầy, thiếu thợ. Trong vai trò của một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị, các cơ sở giáo dục công lập đang chuyển dần từ một thị trường lao động thiếu nghiêm trọng sang một cơ chế thừa thiếu lẫn lộn. Một mặt, không ít thông tin cho rằng ngành giáo dục đang thiếu nhân lực, nhưng mặt khác không ít nơi đang thực hiện tin giản biên chế một cách máy móc và cơ học. Đứng trước tình hình đó, các trường sư phạm giảm 38% chỉ tiêu đào tạo, nhưng vẫn còn thừa hàng chục nghìn giáo viên [6]. Một phần nguyên nhân là do sự chồng chéo và bất cập trong công tác tuyển dụng và sử dụng nhân sự của ngành giáo dục các cấp1. Tuy nhiên, phần lớn các vấn đề này chỉ nảy sinh trong hệ thống giáo dục công lập với tư cách là một bộ phận của hệ thống chính trị, còn xét về tổng thể toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân đang thiếu hụt đội ngũ nguồn nhân lực nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng với tư cách là một thị trường lao động việc làm theo cơ chế thị trường. Thực tế này cho thấy mặc dù năng lực giải quyết việc làm của hệ thống giáo dục công lập đã bị hạn chế rất nhiều do nguồn ngân sách hạn chế, nhưng cơ hội việc làm trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân với tư cách là một thị trường lao động vẫn rất sáng sủa. Xét cho cùng, vấn đề tạm gọi là thừa thầy thiếu thợ cơ học thời gian vừa qua cho dù không phải tất cả, nhưng cũng có một phần nguyên nhân từ năng lực giải quyết việc làm của nền kinh tế. Bản chất của cả hệ thống giáo dục quốc dân lẫn nền kinh tế Việt Nam đang thiếu hụt nghiêm trọng một đội ngũ nhân lực chất lượng có trình độ và tay nghề, nhưng lực lượng giáo viên không tìm được việc làm và nguồn nhân lực được đào tạo thiếu việc làm vẫn không ít. Một phần của vấn đề là do năng suất lao động còn quá thấp, nên hiệu quả mang lại không tạo điều kiện cho việc xây dựng một hệ thống giáo dục đủ cả về số lượng lẫn chất lượng đội ngũ giáo viên, trong khi không ít trí thức tâm huyết buộc phải làm thuê cho các nền kinh tế khác. 1 Huyên Nguyễn (2017), Năm học mới, cả nước đang thiếu gần 76.000 giáo viên các cấp, trong: (truy cập ngày 18/10/2018). 1172
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 4. Kết luận Cơ hội việc làm của người lao động và năng lực giải quyết việc làm của các thành phần kinh tế là một trong những tiêu chí quan trọng nhất thể hiện mức độ thịnh vượng và khả năng phát triển bền vững của các quốc gia hiện đại. Tuy nhiên, khả năng giải quyết việc làm của một nền kinh tế không chỉ được thể hiện qua số lượng những người trong độ tuổi lao động có công ăn việc làm, mà còn được thể hiện qua chất lượng của việc làm. Chất lượng việc làm của người lao động vừa được thể hiện qua năng suất và hiệu quả làm việc, nhưng đồng thời vừa được chứng minh bởi một hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi công cộng thân thiện với người dân. Nếu số người có việc làm cao, nhưng hiệu quả mang lại không đáng kể, thì nhiều vấn đề xã hội cũng từ đó mà nảy sinh ra. Ngược lại, nếu số người tham gia lực lượng lao động không quá nhiều, nhưng nền kinh tế vẫn đảm bảo mức độ phát triển rất thịnh vượng cũng không chắc sẽ tránh được tình trạng nhàn cư vi bất thiện hoàn toàn. Chính vì thế, mô hình phát triển được nhiều nền kinh tế công nghiệp hiện đại trên thế giới vận dụng là đảm bảo giải quyết công ăn việc làm cho phần lớn lực lượng lao động trong độ tuổi, nhưng không có nền kinh tế nào lại không có người thiếu việc làm. Thay vào đó, năng suất lao động trong mối quan hệ phát triển bền vững của nền kinh tế mới đóng vai trò then chốt. Xét trên phương diện này, nền kinh tế Việt Nam hiện nay đã giải quyết tương đối tốt công ăn việc làm cho người lao động về mặt số lượng thống kê. Trong thực tế, số người chưa tìm được việc làm kể cả có trình độ và được đào tạo bài bản lẫn thiếu việc làm không thể thống kê hết vẫn còn tương đối lớn. Trong bối cảnh đó, hệ thống bộ máy chính quyền nhà nước, kể cả hệ thống giáo dục công lập và doanh nghiệp nhà nước, đã gần như nhường lại vai trò và vị trí thị trường lao động tiềm năng và hấp dẫn cho các thành phần kinh tế phi chính phủ. Tiêu biểu nhất trong số này chính là hệ thống các doanh nghiệp ngoài nhà nước, bao gồm cả hệ thống các cơ sở giáo dục tư thục, đang ngày càng thể hiện chức năng động lực kinh tế và môi trường khởi nghiệp cho đa phần lao động Việt Nam. Mặc dù vậy, hệ thống các doanh nghiệp FDI mới thực sự là một thử thách xứng đáng đồng tiền bát gạo đối với người lao động. Không chỉ tốc độ sử dụng nguồn lao động ngày càng cao, mà năng suất lao động và thu nhập của người làm việc trong khu vực FDI cũng thường có tính cạnh tranh hơn trong các thành phần kinh tế khác. Xét về tổng thể, khả năng giải quyết việc làm của nền kinh tế Việt Nam mặc dù chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tiễn cũng như mong đợi của nhiều bên liên quan, nhưng cơ hội việc làm trong các thành phần kinh tế đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng có lợi cho các lực lượng lao động muốn tìm kiếm thử thách trong các môi trường năng động và có tính cạnh tranh hơn. Mặc dù vậy, một môi trường cạnh tranh lành mạnh để người lao động trong các doanh nghiệp làm ăn chân chính có cơ hội phát triển một cách thuận lợi đang là một vấn đề không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Xét trên phương diện này, hệ thống bộ máy chính quyền nhà nước chưa thực sự hấp dẫn cả trên phương diện thị trường lao động lẫn cơ quan quản lý chức năng trên lĩnh vực này, nhưng nền kinh tế Việt Nam cũng chưa thực sự thân thiện với cơ hội việc làm của người lao động thuộc đủ mọi thành phần, lực lượng và trình độ khác nhau. Việc tỷ lệ lao động làm công hưởng lương tăng, nhưng tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức cũng tăng theo là một trong những minh chứng cho thấy rằng, nếu chỉ tăng tỷ lệ lao động làm công hưởng lương thôi là chưa đủ, mà vấn đề quan trọng hơn nữa là toàn bộ nền kinh tế phải không ngững nỗ lực để có thể giải quyết công ăn việc làm cho người lao động vừa có năng suất cao vừa bền vững [41, tr. 16] nhất trong điều kiện có thể và khả năng cho phép. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] 9 người dân nuôi 1 công chức, không ngân sách nào có thể chịu nổi (2018), trong: 08302018124426.html (truy cập ngày 18/10/2018). [2] Lâm Văn Bé (2010), Những biến động dân số Việt Nam, trong: xhdsong/lvbe-biendongdansovn.pdf (truy cập ngày 18/10/2018). 1173
  13. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 [3] Cơ cấu tuổi và giới tính của dân số Việt Nam: Bằng chứng từ cuộc điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2014 (2014), Hà Nội, trong: Age%20%26%20Sex%20structure%20in%20Viet%20Nam_printed%20in%202016_VIET_0.pdf (truy cập ngày 18/10/2018). [4] Cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp FDI tăng gấp 10 lần so với năm 2017 (2018), trong: 64888.html (truy cập ngày 18/10/2018). [5] Duyên Duyên (2018), Hơn 41.000 đơn vị sự nghiệp đang hoạt động bằng 100% tiền ngân sách, trong: 20181017164104384.htm (truy cập ngày 18/10/2018). [6] Bích Hà (2018), Năm 2018 cả nước cần tuyển 59.000 giáo viên, trong: vn/nam-2018-ca-nuoc-can-tuyen-59000-giao-vien-97974.html (truy cập ngày 18/10/2018). [7] Hồng Hạnh (2018), Năm 2017: Chi ngân sách cho giáo dục là 248.118 tỷ đồng, trong: 20180930163940791.htm (truy cập 19/10/2018). [8] (truy cập ngày 18/10/2018). [9] Thanh Huyền (2018), Cần giảm nhanh số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong: 925.html (truy cập ngày 18/10/2018). [10] Infographic: Năm 2018 cả nước sẽ có bao nhiêu biên chế công chức? (2018), trong: 590800.ldo (truy cập ngày 18/10/2018). [11] Hà Lê (2018), Hạn chế trong sử dụng lao động tại khu vực FDI, trong: com.vn/cuoituan/item/36934202-han-che-trong-su-dung-lao-dong-tai-khu-vuc-fdi.html (truy cập ngày 18/10/2018). [12] Kiều Linh (2018), 2.700 doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động, trong: (truy cập 18/10/2018). [13] Thùy Linh (2018), 52% biên chế cả nước thuộc về ngành giáo dục, trong: .net.vn/Giao-duc-24h/52-bien-che-ca-nuoc-thuoc-ve-nganh-giao-duc-post184586.gd (truy cập ngày 18/10/2018). [14] Phạm Thị Lý (2017), Việc làm và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 20, số Q1, tr.60-66. [15] Hải Minh (2018), Khu vực FDI đẩy mạnh thu hút nhân sự chất lượng cao, trong: moi.com/khu-vuc-fdi-day-manh-thu-hut-nhan-su-chat-luong-cao/c/26615735.epi (truy cập ngày 16/10/2018). [16] Năm 2018, giảm 1,7% biên chế công chức và 2,5% biên chế sự nghiệp (2018), trong: -nghiep-37960.html (truy cập ngày 18/10/2018). [17] Đinh Thị Nga (2017), Đầu tư của nhà nước cho giáo dục, đào tạo: Thực trạng và một số đề xuất, trong: trang-va-mot-so-de-xuat-125673.html (truy cập ngày 19/10/2018). [18] Hạnh Nguyên (2018), Doanh nghiệp Nhà nước chiếm nguồn vốn lớn, chủ yếu là vốn vay, trong: (truy cập ngày 18/10/2018). 1174
  14. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 [19] Huyên Nguyễn (2017), Năm học 2017-2018, cả nước tăng hơn 17.300 giáo viên, trong: (truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2018) và Năm học mới, cả nước đang thiếu gần 76.000 giáo viên các cấp, trong: (truy cập ngày 18/10/2018). [20] Phúc Nguyên (2018), Cả nước có 561.064 doanh nghiệp đang hoạt động, trong: hoat-dong-53582.aspx (truy cập ngày 18/10/2018). [21] Lan Nhi (2018), Thu nhập bình quân của lao động DNNN vẫn cao nhất, trong: (truy cập ngày 18/10/2018). [22] Yến Nhi (2017), Những con số đáng lo ngại về doanh nghiệp tư nhân, trong: (truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2018) và Thị trường lao động Việt: Chất lượng chưa tương xứng với bằng cấp!, trong: bang-cap-572146/ (truy cập ngày 18/10/2018). [23] Vương Phi (2017), Giật mình 60 % cử nhân làm trái nghề, quá nhiều người chọn việc chạy Grab, Uber để kiếm sống, trong: nguoi-chon-viec-chay-grab-uber-de-kiem-song/c/24286282.epi (truy cập ngày 19/10/2018). [24] Hoài Phong (2018), Năm 2018: Chi thường xuyên gần gấp 3 chi đầu tư phát triển, trong: tu-phat-trien-79265.html (truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2018). [25] Huy Quang (2017), Những con số biết nói trong bức tranh giáo dục đại học Việt Nam, trong: 1176124.tpo (truy cập ngày 14/10/2018). [26] Bảo Quyền (2018), Chính thức lập "siêu" ủy ban quản trên 5 triệu tỷ vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong: doanh-nghiep-20180205215457504.htm (truy cập ngày 19/10/2018). [27] C.Sơn (2018), Bao nhiêu người đang hưởng lương ngân sách? trong; nhieu-nguoi-dang-huong-luong-ngan-sach/c/26178058.epi (truy cập ngày 19/10/2018). [28] Hoàng Thanh et Phượng Nguyễn (2018), Lương công chức nặng gánh ngân sách ra sao? trong: (truy cập ngày 19/10/2018). [29] Phương Thảo (2015), Cả nước có 22,21 triệu học sinh, 1,24 triệu thầy cô giáo, trong: (truy cập ngày 18/10/2018). [30] Nguyễn Văn Toàn (2018), Nhìn lại chặng đường 30 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong: 065162.htm (truy cập ngày 16/10/2018). [31] Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (2014), Tài liệu môn dân số và phát triển (Tài liệu dung cho các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đạt chuẩn viên chức dân số), Hà Nội. [32] Tổng Cục Thống kê (2017), Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, trong: (truy cập 17/10/2018). [33] Tổng Cục Thống kê (2017), Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, Hà Nội. [34] Tổng Cục Thống kê (2018), Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, số 13, quý I năm 2017, Hà Nội. 1175
  15. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 [35] Tổng Cục Thống kê (2018), Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2018, trong: (truy cập ngày 20/10/2018). [36] Tổng Cục Thống kê (2018), Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, số 18, quý II năm 2018, Hà Nội. [37] Tổng Cục Thống kê, MICS, Unicef (2014), Việt Nam Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2014, trong: _Brochure_VN.pdf (truy cập ngày 18/10/2018). [38] Trần Kim Chung, Tô Ngọc Phan (2018), Vai trò động lực của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế Việt Nam, trong: dong-luc-cua-kinh-te-tu-nhan-trong-phat-trien-kinh-te-viet-nam-134872.html (truy cập ngày 18/10/2018). [39] Dương Đình Trí (2018), Cử nhân thất nghiệp: quá lãng phí nguồn lực, trong: (truy cập ngày 19/10/2018). [40] Võ Đình Trí (2018), Tiền lương lao động FDI: bao giờ thôi “phá giá”, trong: E2%80%9D.html (truy cập ngày 18/10/2018). [41] Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Tổ chức Lao động quốc tế (2018), Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội. [42] Việt Nam đông công chức, viên chức nhất Đông Nam Á (2017), trong: net/tin-tuc/goc-nhin/ban-thao/viet-nam-dong-cong-chuc-vien-chuc-nhat-dong-nam-a-3669338.html (truy cập ngày 18/10/2018). 1176