Ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam

pdf 13 trang Gia Huy 18/05/2022 1920
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_fdi_len_tang_truong_kinh_te_viet_nam.pdf

Nội dung text: Ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 ẢNH HƯỞNG CỦA FDI LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM EFFECTS OF FDI ON VIETNAM’S ECONOMIC GROWTH ThS. Phùng Thị Thu Hương, ThS. Đỗ Nguyễn Nguyệt Minh, ThS. Nguyễn Hải Tùng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nguyenminhdn@vnu.edu.vn Tóm tắt Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thường được coi là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bằng chứng thực nghiệm không thống nhất, các nghiên cứu cho thấy kết quả FDI có thể có ảnh hưởng tích cực, trung lập hoặc thậm chí tiêu cực của lên tăng trưởng. FDI cung cấp các nguồn lực cần thiết cho các nước đang phát triển như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, tinh thần kinh doanh, xây dựng thương hiệu và tiếp cận thị trường. Đây là những yếu tố cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển và tạo thêm nhiều việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện tình hình kinh tế ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam. Giống như các nước đang phát triển khác, Việt Nam cũng mở rộng cửa cho FDI vào trong nước với kỳ vọng thu được nhiều lợi ích. Sau 30 năm đổi mới và mở cửa hội nhập, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong quá trình tăng trưởng kinh tế, ngày càng đưa Việt Nam vươn xa trên trường quốc tế. Nhằm phân tích tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn và ngắn hạn sử dụng mô hình vector error correction model (VECM) và mô hình Vector autoregression (VAR). Từ khóa : FDI, tăng trưởng kinh tế, Việt Nam, VAR, VECM. Abstract Foreign direct investment (FDI) is often seen as the driving force behind economic growth. However, empirical evidences are not consistent, several studies show that FDI results can have a positive, neutral, or even negative effect on economic growth. FDI provides the necessary re - sources for developing countries such as capital, technology, management skills, entrepreneur - ship, branding, and market access. These are essential elements for the country’s industrialization and modernization, developing and creating more jobs, contributing to poverty reduction, and economic improvement in developing countries such as Vietnam. Like other developing countries, Vietnam also opens for FDI with the expectation of reaping benefits. After 30 years of renovation and integration, despite many difficulties, Vietnam has made many signs of progress in economic growth, increasingly bringing Vietnam out into the international arena. The vector error correc - tion model (VECM) and the Vector autoregression (VAR) model is used to analyze the impact of FDI on Vietnam’s economic growth in the long and short term. Keywords : FDI, Vietnam’s Economic Growth, VAR, VECM. 156
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 1. Đặt vấn đề Có thể thấy rằng, nguồn vốn chủ yếu của các nước đang phát triển là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). FDI được biết tới như một phương pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ và nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh nguồn nhân lực và mở rộng cơ hội việc làm từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Đây là một vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà kinh tế và các nhà chính để triển khai FDI như thế nào để có tác động đến tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế nước đó. Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn trong nền kinh tế, từ một nước hoạt động chủ yếu dựa vào lĩnh vực nông nghiệp lâu đời, khi mở cửa nền kinh tế và tiếp nhận nguồn đầu tư FDI, đã có sự cải thiện tương đối về nền kinh tế do sự thay đổi trong khuôn khổ chính sách. Trong giai đoạn 2005-2013, đầu tư FDI tại Việt Nam đã cung cấp một nguồn vốn lớn trung bình tầm 1600 tỷ đồng một năm, giúp tạo công ăn việc làm cho người dân mỗi năm lên tới 16 vạn lao động và mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam (Nguyễn Văn Duy; Đào Trung Kiên; Bùi Quang Tuyến, 2014). Trong những năm gần đây, dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam có xu hướng tăng mạnh với sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, Perea & Stephenson, (2018) đã chỉ ra rằng vào những năm 1997 ở các nước đang phát triển đã có sự tiếp nhận nguồn đầu tư FDI lên tới 36% nguồn vốn. Nhiều nghiên cứu chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa FDI và GDP của các nước chủ nhà và các nước phát triển trong khi nghiên cứu này sẽ chú trọng hơn vào một số nhân tố phát triển kinh tế và tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu này là điều tra xem tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế thông qua xác định mối quan hệ giữa FDI và thu nhập, vốn với tiết kiệm trong nước bao gồm dữ liệu chuỗi thời gian từ 2000 đến 2018 bằng mô hình mô hình vector error correction model (VECM) và mô hình Vector autoregression (VAR). Trong phần tiếp theo, phần 2 sẽ trình bày cơ sở lý thuyết, tổng quan và phương pháp nghiên cứu. Phần 3 sẽ đề cập đến kỹ thuật ước lượng , phân tích thực nghiệm các kết quả và thảo luận . Cuối cùng, m ột số kết luận được rút ra trong phần 4. 2. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết 2.1. Tổng quan nghiên cứu Có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về FDI và tiền đề cho những nghiên cứu này phần lớn đều bắt nguồn từ các lý thuyết nghiên cứu tăng trưởng kinh tế tân cổ điển theo nghiên cứu tiền đề của Lutz & Kaldor (1961) và Solow (1956). Lutz & Kaldor (1961) đã phân tích các nhân tố có tác động tới tăng trưởng kinh tế như tăng trưởng sản lượng bình quân đầu người, vốn bình quân đầu người theo thời gian, tỷ lệ vốn vật chất trên sản lượng không đổi theo thời gian, tỷ lệ hoàn vốn không đổi, tỷ trọng lao động và vốn vật chất không đổi trong thu nhập quốc dân, và sự khác biệt đáng kể về tốc độ tăng sản lượng trên mỗi lao động giữa các quốc gia. Nghiên cứu của Solow (1956) đã chỉ ra rằng FDI không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng dài hạn mà chỉ ảnh hưởng đến mức sản lượng và đây là cơ sở cho nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong giai đoạn này sử dụng mô hình tân cổ điển bằng cách sử dụng hàm sản xuất tổng hợp liên quan đến đầu ra của nền kinh tế với đầu vào vốn và lao động bằng cách sử dụng chuỗi kinh tế vĩ mô. Lý thuyết tăng trưởng mới đã có thêm sự khám phá các yếu tố quyết định và tác động của tiến bộ công nghệ (Arrow, 1972; Grossman & Helpman, 1994; Romer, 1986; Shell, 1966). Với 157
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 mô hình lý thuyết này, lợi nhuận thường không đổi theo quy mô đối với các yếu tố đầu vào ( bao gồm vốn và nguồn lao động), công nghệ được giả định phụ thuộc một trong những yếu tố đầu vào và FDI ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thông qua sự phát triển và vốn (Romer, 1986). Sự phát triển của công nghệ trong FDI để giúp cho tăng trưởng có sự phát triển tích cực trong dài hạn, nhưng mức độ xảy ra còn phụ thuộc vào nguồn vốn nhân lực và khả năng của các doanh nghiệp ở nước đó (Borensztein et al., 1998). Trên thực tế, các nghiên cứu trước đây kiểm tra mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và các yếu tố quyết định của nó đã cho kết quả khác nhau. Có một số lượng đáng kể các nghiên cứu (Anyanwu, 2011; Asiedu, 2006; Azam & Lukman, 2008; Cuyvers et al., 2011; Khachoo & Khan, 2012) đã cố gắng xác định và giải thích các các yếu tố quyết định FDI và cách các yếu tố quyết định này ảnh hưởng đến dòng vốn FDI ở các quốc gia khác nhau bằng cách sử dụng mô hình dữ liệu chuỗi thời gian và mô hình dữ liệu bảng (Apaydin, 2009; Holtbrügge & Kreppel, 2012; Quazi, 2007; Rasiah et al., 2010; Rodríguez & Pallas, 2008; Rogmans & Ebbers, 2013; Singal & Jain, 2012) với các nước đã và đang phát triển như Mỹ, Tây Ban Nha, Úc, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, và nhiều nước khác. Các yếu tố quyết định quan trọng ảnh hưởng đến FDI được báo cáo trong các tài liệu là quy mô thị trường, độ mở, cơ sở hạ tầng, lợi tức đầu tư, chi phí lao động thực tế, vốn nhân lực, tích lũy, tỷ giá hối đoái, rủi ro chính trị, sự khuyến khích của Chính phủ, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Cho đến nay, FDI vào Việt Nam đã có xu hướng tăng nhanh và trở thành chủ đề được quan tâm của các học giả, nhưng số lượng các nghiên cứu tìm hiểu về lĩnh vực này không nhiều. Nguyễn Phi Lan (2006) với nghiên cứu của mình đã đưa ra kết quả tác động của vốn nhân lực hoặc năng suất lao động thấp đã hạn chế đóng góp của FDI vào tăng trưởng và FDI tạo ra tác động lan tỏa tích cực đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Trong báo cáo của Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006), các tác giả đã đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng Việt Nam qua kênh đầu tư với chuỗi thời gian 1988-2003 với kết quả tích cực cho nền kinh tế thông qua cung cấp vốn đầu tư và tăng tài sản vốn, và trình độ lao động là một yếu tố cần được cải thiện trong lâu dài. Anwar & Nguyen (2010) cũng đã xác định một số yếu tố quyết định mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế thông qua vốn con người, xuất khẩu, sự ổn định kinh tế vĩ mô và mức độ phát triển tài chính, đầu tư công. Bên cạnh đó, Nguyễn Phú Tụ & Huỳnh Công Minh (2010) đã nghiên cứu tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế thông qua các nhân tố tốc độ tăng trưởng GDP đầu người, tỷ trọng đầu tư khu vực nhà nước trên GDP, tỷ trọng khu vực ngoài nhà nước trên GDP, tỷ trọng công nghệ và tỷ trọng nguồn nhân lực. Gần đây nhất, nghiên cứu của Thảo & Zhang Jian Hua (2018) đã làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI tại Việt Nam thông qua việc sử dụng mô hình Vector tự động hồi quy (VAR). Và dựa trên kết quả từ mô hình thực nghiệm, nghiên cứu đã đề xuất các biện pháp quan trọng nhằm cải thiện và nâng cao tác động của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Như vậy, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên cho thấy đầu tư FDI có ảnh hưởng khác nhau đến tăng trưởng kinh tế của các các nước. Kết quả này thay đổi theo khu vực địa lý và các nước khác nhau. Do nghiên cứu tập trung vào Việt Nam – một nước đang phát triển vẫn chưa được phân tích nhiều, do đó bài nghiên cứu này cố gắng bổ sung một số bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển trong các nền kinh tế hiện có với giai đoạn mang tính cập nhật từ 2000 cho tới 2018. 158
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 2.2. Cơ sở lý thuyết Theo nhiều nghiên cứu, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế phát triển nhất phải đối mặt với vấn đề tiết kiệm đầu tư và FDI thúc đẩy tăng trưởng bằng cách bù đắp khoảng cách này bằng cách tăng năng suất, chuyển giao công nghệ và gia tăng cạnh tranh (Kobrin, 2005). Trước những lợi ích thiết thực và lợi ích mong đợi của FDI, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các kết quả cho thấy trái ngược nhau về tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển. Trong lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, khi một nền kinh tế muốn phát triển nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có vốn ra nước ngoài, kể cả FDI. Một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ sử dụng nhiều lao động địa phương. 3. Phương pháp nghiên cứu Để xem xét mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn của các biến vĩ mô, đặc biệt là biến Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Quá trình tương quan (Cointegration process) được sử dụng. Hình 1 . Quá trình Cointegration 159
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Hình 1 trình bày quá trình Cointegration. Đầu tiên, Agumented Dickey-Fuller ( ADF) và Phillips-Perron ( PP) sẽ kiểm tra tính dừng của các biến để kiểm tra độ ổn định với thời gian. Nếu tất cả các biến cùng ổn định ở 1 trạng thái, thử nghiệm Johansen sẽ được thực hiện để kiểm tra cointegration giữa các chuỗi thời gian. Nếu có từ một đến ba mối tương quan (cointegration), ta sẽ sử dụng mô hình VECM để tìm mối quan hệ dài hạn và ngắn hạn giữa chuỗi. Nếu không, mô hình VAR sẽ được sử dụng để phân tích mối quan hệ ngắn hạn. Kiểm định tính dừng Trong bài này ta sẽ sử dụng kiểm định tính dừng là kiểm định Agumented Dickey-Fuller (ADF) k β ∆yt = δ + φ yt-1 + γt + ∑ + i∆y t-1 + εt i=1 Mà i= 1, 2, 3, , k . mô tả biến thời gian (hoặc 1 st different). Kiểm định ADF sẽ kiểm tra giả thuyết tính: unit root test , dữ liệu sẽ không có tính dừng. Nếu biến thời gian không ổn định ở trạng thái level, nhưng ổn định ở trang thái 1 st diferent, ta có thể nói biến đó ổn định ở mức 1. Ký hiệu I(1) Tuy nhiên, kiểm định ADF không thể kiểm định sự ổn định hay không ổn định của chuỗi nếu có sự tự tương quan cao (West, 1988) và nhạy cảm với điểm gãy cấu trúc (structure break) theo Culver & Papell (1997). Nên bài viết này sẽ sử dụng cả ADF và kiểm định Phillips-Perron (PP) (Phillips & Perron, 1988). Chọn lag cho Mô hình Đầu tiên ta sẽ chạy VAR với 1 st different của các biến. Sau đó ta sẽ lựa chọn số lag phù hợp của mô hình bằng cách sử dụng Vector Autoregression Estimates (VAR). Với một chuỗi n biến thời gian , một mô hình VAR với thứ tự p (VAR(p)) có thể được viết thành: (1) yt = A 1Yt-1 + A 2Yt-2 + + ApY t-p + u t Kiểm tra Cointegration để xác định mô hình được sử dụng Nếu có 0 hoặc 4 cointegration thì ta có thể chạy mô hình VAR, nếu kết quả nằm trong khoảng 1-3 thì ta có thể chạy VECM. Từ bảng 5, có thể thấy với Max- Eig là có 1 cointegration nên ta sẽ chạy VECM xem xét mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa các biến. Mô hình VECM Một mô hình Vector Error Correction (VEC) là yt = β1∆xt + β2 (yt-1 - γ xt-1 + vt Where yt là tăng trưởng kinh tế xt là biến độc lập (FDI, saving (s), capital(k)) β1 là hệ số tương quan giải thích mối quan hệ ngắn hạn giữa yt và xt 160
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 yt-1 - γ xt-1 là error correction term, khi là hệ số tương quan giải thích mối quan hệ dài hạn giữa yt và xt vt là nhiễu trắng (white noise) Mô hình VECM sẽ là p q1 q2 q3 θ π μ ∆y t = ∑ ∆y t-1 + ∑wi∆k t-1 + ∑ i∆s t-1 + ∑ φi ∆ FDI t-1 + ECM t-1 + vt i= 1 i= 1 i= 1 i= 1 4. Kết quả và thảo luận 4.1. Mô tả số liệu Phần này trình bày dữ liệu, nguồn dữ liệu và giải thích tất cả các biến được sử dụng trong bài báo. Bài báo này dựa trên việc phân tích dữ liệu ở Việt Nam trong thời gian 19 năm 2000- 2018 số liệu được thu thập từ WorldBank. Các biến được sử dụng gồm Y là tăng trường GDP, FDI là đầu tư trực tiếp nước ngoài, Capital là Vốn, Saving là Tiết kiệm Bảng 1: Mô tả số liệu Y FDI CAPITAL SAVING Giá trị trung bình 6.449761 5.504987 31.57871 30.98823 Số trung vị 6.423238 5.370299 31.17277 30.43518 Giá trị tối đa 7.547248 9.663039 39.56627 42.26330 Giá trị tối thiểu 5.247367 3.390404 26.53305 19.16955 Độ lệch chuẩn 0.693193 1.765491 4.382483 6.832285 Skewness -0.191913 0.750739 0.184119 0.089027 Kurtosis 2.091986 2.914825 1.599941 2.024378 Jarque-Bera 0.769351 1.790507 1.659146 0.778637 Xác suất 0.680671 0.408504 0.436236 0.677519 Tổng các gái trị quan sát 122.5455 104.5947 599.9954 588.7765 Tổng bình phương của hiệu giá trị 8.649294 56.10523 345.7108 840.2422 quan sát và giá trị trung bình Số quan sát 19 19 19 19 Bảng 1 cho thấy trung bình tăng trưởng của GDP là 6.45%, FDI (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) đạt tỷ lệ trung bình 5.5% GDP. Vốn (Capital) chiếm 31.58% GDP, Tiết kiệm (Saving) chiếm 30.988% GDP. Đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm đạt tỷ lệ thấp nhất là 3.4%, cao nhất là 9.66% của GDP. 161
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Hình 2. Mô tả số liệu Hình 2 thể hiện các biến vĩ mô chuyển động lên xuống một cách đáng kể theo thời gian, và phương sai của các biến này không ổn định. Không có yếu tố mùa trong các biến này. Biến Đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức cao nhất vào năm 2008 khi đạt 9.66% GDP, và đạt giá trị thấp nhất vào năm 2005 là 3.4% . Trong khi đó, GDP tăng trưởng đạt đỉnh 7.54% vào năm 2004, và thấp nhất là năm 2012, khi tăng trưởng chỉ đạt 5.2% do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Thế Giới. 4.2. Kiểm định tính dừng Bảng 2: Kiểm định tính dừng ở Việt Nam Level ADF inter - ADF trend PP intercept Biến ADF none cept and intercept PP none PP intercept and trend YF1 0.6388 0.2793 0.6477 0.6918 0.2614 0.6176 SAVING 0.2156 0.5725 0.2076 0.1272 0.5725 0.2078 Capital 0.5186 0.7784 0.4679 0.5186 0.7304 0.4638 FDI 0.6023 0.3519 0.3369 0.5994 0.2950 0.5156 162
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 1st level Y 0.0004 0.0089 0.0411* 0.0003 0.0067 0.0325* SAVING 0.0000 0.0004 0.0026 0.0000 0.0003 0.0021 Capital 0.0019 0.0281* 0.0818 0.0020 0.0301* 0.0862 FDI 0.0016 0.0246* 0.0960 0.0017 0.0271* 0.0991 Có thể thấy trong bảng 2, Các biến vĩ mô đều không ổn định ở trạng thái level, và ổn định ở trạng thái 1 st different nên có thể nói các biến này là I (1). Kết luận: các biến này đều là I(1) FDI: biến đầu tư trực tiếp nước ngoài, K: nguồn vốn, D: external debt và Y: Tăng trưởng kinh tế 4.3. Chọn lag cho Mô hình Đầu tiên ta sẽ chạy VAR với 1 st different của các biến Bảng 3. Mô hình VAR của return các biến RETURNGDP RETURNFDI RETURNCAPITAL RETURNSAVING RETURNGDP(-1) 0.106459 -0.485130 -0.329383 0.000470 RETURNGDP(-2) 0.225069 2.004815 0.405107 -0.741000 RETURNFDI(-1) -0.525382 -0.282841 -0.204671 -0.172071 RETURNFDI(-2) 0.414589 0.336760 0.159112 -0.511042 RETURNCAPITAL(-1) 1.776854 3.695718 1.292369 -0.433500 RETURNCAPITAL(-2) -1.263874 -3.175742 -0.585309 0.525962 RETURNSAVING(-1) 0.297241 0.246238 0.081230 -0.680073 RETURNSAVING(-2) -0.045303 -0.226010 0.050222 -0.098136 C 0.031560 0.060616 0.005560 -0.052475 R-squared 0.899327 0.506726 0.563451 0.709763 Adj. R-squared 0.784273 -0.057016 0.064538 0.378064 Sum sq. resids 0.017716 0.477680 0.032733 0.134147 S.E. equation 0.050307 0.261228 0.068382 0.138434 F-statistic 7.816528 0.898862 1.129357 2.139781 Log likelihood 31.74420 5.388200 26.83277 15.54824 Akaike AIC -2.843025 0.451475 -2.229096 -0.818530 Schwarz SC -2.408443 0.886056 -1.794515 -0.383949 Mean dependent 0.007052 0.028713 -0.014049 -0.036947 S.D. dependent 0.108312 0.254085 0.070701 0.175537 163
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Sau đó ta sẽ lựa chọn số lag phù hợp của mô hình bằng cách sử dụng VAR Lag Order Se - lection Criteria Bảng 4. Chọn số lag của mô hình VAR Lag Order Selection Criteria Endogenous variables: RETURNGDP RETURNFDI RETURNCAPITAL RETURN - SAVING Sample: 2000 2018 Included observations: 16 Lag LogL LR FPE AIC SC HQ 0 47.22626 NA 5.29e-08 -5.403283 -5.210135 -5.393392 1 71.20350 32.96871* 2.13e-08 -6.400438 -5.434702 -6.350984 2 97.29065 22.82625 1.00e-08* -7.661331* -5.923006* -7.572314* * indicates lag order selected by the criterion LR: sequential modified LR test statistic (each test at 5% level) FPE: Final prediction error AIC: Akaike information criterion SC: Schwarz information criterion HQ: Hannan-Quinn information criterion Theo bảng 4, ta sẽ lấy theo chỉ số LR,FPE,AIC,SC,HQ là lag tối ưu là 1. 4.4. Kiểm định cointegration Bảng 5. Kiểm định cointegration Selected (0.05 level*) Number of Cointegrating Relations by Model Data Trend: None None Linear Linear Quadratic Test Type No Intercept Intercept Intercept Intercept Intercept No Trend No Trend No Trend Trend Trend Trace 0 1 2 1 2 Max-Eig 0 0 0 1 1 * Critical values based on MacKinnon-Haug-Michelis (1999) Nếu có 0 hoặc 4 cointegration thì ta có thể chạy mô hình VAR, nếu kết quả nằm trong khoảng 1- 3 thì ta có thể chạy VECM. Từ bảng 5, có thể thấy với Max- Eig là có 1 cointegration nên ta sẽ chạy VECM xem xét mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa các biến. 164
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Bảng 6. Mô hình Vector Error Correction Estimates Vector Error Correction Estimates Cointegrating Eq: CointEq1 Y(-1) 1.000000 SAVING(-1) 0.371153 CAPITAL(-1) -0.210835 FDI(-1) 1.359990 C -18.68354 Error Correction: D(Y) D(SAVING) D(CAPITAL) D(FDI) CointEq1 -0.060143 -1.253594 -0.177455 -0.835131 D(Y(-1)) -0.239041 0.099525 -2.035894 -0.523796 D(SAVING(-1)) 0.028725 -0.105405 -0.047812 0.134471 D(CAPITAL(-1)) 0.177494* 0.660659 0.484230 0.159582 D(FDI(-1)) -0.370337 -0.970936 -0.385904 0.687099 C 0.159902 -0.850987 -0.184209 0.218561 R-squared 0.683952 0.594922 0.415342 0.470047 Adj. R-squared 0.540294 0.410795 0.149588 0.229159 Sum sq. resids 2.159697 133.3997 54.15268 19.12038 S.E. equation 0.443098 3.482419 2.218777 1.318414 F-statistic 4.760968 3.231046 1.562884 1.951310 Log likelihood -6.584370 -41.63311 -33.97001 -25.12106 *p F 0.05 (4,13)=2.6947) có nghĩa là mô hình giải thích được sự tăng trưởng kinh tế. Mô hình giải thích được 68.4% biến động của tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Mô hình cho thấy Vốn (capital) có tác động tích cực trong ngắn hạn lên nền kinh tế. Và phương trình Cointegration thể hiện mối quan hệ lâu dài cho thấy FDI có tác động tích đến kinh tế (hệ số là 1.359990). Nguồn vốn có tác động tiêu cực lâu dài lên nền kinh tế. Trong khi đó, tiết kiệm (saving) có tác động tích cực dài hạn lên nền kinh tế. Như vậy FDI có tác động tích cực lên nền kinh tế trong dài hạn nhưng không có tác động đáng kể lên nền kinh tế trong ngắn hạn. Nguồn vốn có tác động tiêu cực lâu dài lên nền kinh tế. Trong khi đó, tiết kiệm (saving) có tác động tích cực dài hạn lên nền kinh tế. 165
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 5. Kết luận và khuyến nghị Kết quả nghiên cứu cho thấy FDI có tác động tích cực lên nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn, nên việc tăng trưởng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam. Kết quả này đồng nhất với kết quả của (Thao & Zhang Jian Hua, 2018) đó là FDI có ảnh hưởng tích cực đến tất cả các biến có trong mô hình. Đặc biệt, FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế (GDP). Để tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, cần chú trọng một số giải pháp sau: iFDI sẽ bị thu hút bởi các chính sách của Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. iFDI và khu vực tư nhân có thể phối hợp và hiện đại hóa và bồi dưỡng nhân tài Việt Nam trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, đổi mới sáng tạo để phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin, fintech, y tế và tiêu dùng. iCần có nhiều nhiều chính sách, sự hỗ trợ để lôi kéo nhà đầu tư nước ngoài. Nghị quyết 50 xác định chủ trương, tạo tiền đề cơ bản và cũng là căn cơ để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả trong thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Việc thay đổi, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, hệ thống luật pháp chính sách theo đúng định hướng thu hút đầu tư nước ngoài một cách có chọn lọc là những việc cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế ngày càng phức tạp hơn. Cần vạch ra các kế hoạch cụ thể, từ chủ trương đến thực tế, từ tổ chức thực hiện đến hoàn thiện thể chế cơ chế chính sách. Cơ hội luôn đi cùng thách thức, thu hút thật nhiều vốn đầu tư nhưng phải có sự chọn lọc. iĐổi mới sáng tạo là cơ hội tuyệt vời để thu hút đầu tư vào Việt Nam. Việc khuyến khích cả đầu tư tư nhân trong và ngoài nước vào nghiên cứu, phát triển đổi mới, ở cả các tổ chức học thuật và trong các công ty, dẫn tới yêu cầu phải kiểm tra chặt chẽ về quyền sở hữu trí tuệ, nhưng có thể giúp mở ra chương tiếp theo cho thành công của Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Anh Anwar, S., & Nguyen, L. P. (2010). Foreign direct investment and economic growth in Vietnam. Asia Pacific Business Review . Anyanwu, J. (2011). Determinants of Foreign Direct Investment Inflows to Africa, 1980- 2007. African Development Bank Group Working Paper . Apaydin, M. (2009). Analyzing FDI trends in emerging markets: Turkey vs CSEE and the Middle East. In International Journal of Emerging Markets (Vol. 4, Issue 1, pp. 72–97). Emerald Group Publishing Limited. Arrow, K. J. (1972). Economic Welfare and the Allocation of Resources for Invention. In Readings in Industrial Economics . Asiedu, E. (2006). Foreign direct investment in Africa: The role of natural resources, market size, government policy, institutions and political instability. World Economy . Azam, M., & Lukman, L. (2008). Determinants of Foreign Direct Investment in India, In - 166
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 donesia and Pakistan: A Quantitative Approach. In Journal of Managerial Sciences . Borensztein, E., De Gregorio, J., & Lee, J. W. (1998). How does foreign direct investment affect economic growth? Journal of International Economics , 45 (1), 115–135. Culver, S. E., & Papell, D. H. (1997). Is there a unit root in the inflation rate? Evidence from sequential break and panel data models. Journal of Applied Econometrics . 3.0.CO;2-1 Cuyvers, L., Soeng, R., Plasmans, J., & Van Den Bulcke, D. (2011). Determinants of for - eign direct investment in Cambodia. Journal of Asian Economics . Dewan, D. (2011). Importance of Secondary Education . Education Times. - ucationtimes.com/index.aspx?page=article&secid=69&conid=201105272011052617 24151152cdcfbdb Grossman, G. M., & Helpman, E. (1994). Endogenous Innovation in the Theory of Growth. Journal of Economic Perspectives . Holtbrügge, D., & Kreppel, H. (2012). Determinants of outward foreign direct investment from BRIC countries: An explorative study. International Journal of Emerging Markets , 7(1), 4–30. Khachoo, A. Q., & Khan, M. I. (2012). Determinants of FDI inflows to developing coun - tries: a panel data analysis . Kobrin, S. J. (2005). The determinants of liberalization of FDI policy in developing coun - tries: A cross-sectional analysis, 1992-2001. In Transnational Corporations . Lutz, F. A., & Kaldor, N. (1961). Capital Accumulation and Economic Growth. In The The - ory of Capital . Nguyễn Phi Lan. (2006). Foreign direct investment in Vietnam: Impact on economic growth and domestic investment. In Centre for Regulation and Market Analysis . Perea, J. R., & Stephenson, M. (2018). Global Investment Competitiveness Report 2017/2018 . Phillips, P. C. B., & Perron, P. (1988). Testing for a unit root in time series regression. Bio - metrika . Quazi, R. M. (2007). Foreign Direct Investment in Latin America: A Panel Regression Study. The International Journal of Business and Finance Research , 1(1), 59–67. Rasiah, R., Gammeltoft, P., & Jiang, Y. (2010). Home government policies for outward FDI from emerging economies: lessons from Asia. International Journal of Emerging Markets , 5(3–4), 333–357. Rodríguez, X. A., & Pallas, J. (2008). Determinants of foreign direct investment in Spain. Applied Economics , 40 (19), 2443–2450. 167
  13. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Rogmans, T., & Ebbers, H. (2013). The determinants of foreign direct investment in the Middle East North Africa region. International Journal of Emerging Markets , 8(3), 240–257. Romer, P. M. (1986). Increasing Returns and Long-Run Growth. Journal of Political Econ - omy . Shell, K. (1966). Toward a theory of Inventive activity and capital accumulation. The Amer - ican Economic Review . Singal, A., & Jain, A. K. (2012). Outward FDI trends from India: Emerging MNCs and strategic issues. International Journal of Emerging Markets , 7(4), 443–456. Solow, R. M. (1956). A Contribution to the Theory of Economic Growth. The Quarterly Journal of Economics , 70 (1), 65. Thao, D. T., & Zhang Jian Hua. (2018). A Var Analysis of the Connection between FDI and Economic Growth: A case study from Vietnam after 30 years reform. International Journal of Innovation and Economic Development , 4(4), 70–87. West, K. D. (1988). Bubbles, Fads and Stock Price Volatility Tests: A Partial Evaluation. The Journal of Finance . Tài liệu Tiếng Việt Nguyễn Phú Tụ & Huỳnh Công Minh. (2010). Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Kỷ Yếu Hội Nghị Khoa Học và Công Nghệ Lần Thứ 1, 577–588. Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự. (2006). Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam . - namese_233.pdf Nguyễn Văn Duy; Đào Trung Kiên; Bùi Quang Tuyến. (2014). Ảnh hưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam 1990-2013 . 168