Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc

pdf 7 trang Gia Huy 18/05/2022 1520
Bạn đang xem tài liệu "Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcan_dao_tao_kien_thuc_kinh_te_thi_truong_va_phat_trien_ben_v.pdf

Nội dung text: Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc

  1. Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam CẦN ĐÀO TẠO KIẾN THỨC KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ VÙNG TÂY BẮC Nguyễn Đắc Hưng Khoa Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Email: ndhungsbv@gmail.com Tóm tắt: Nâng cao thu nhập một cách bền vững cho đồng bào dân tộc tại các vùng khó khăn của Việt Nam nói chung, vùng Tây Bắc nói riêng đang đặt ra có tính cấp bách, thuộc chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Chính phủ Việt Nam. Thực hiện chiến lược này cũng là giải pháp có tính trọng tâm đối với vùng Tây Bắc để quản lý có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Để nâng cao thu nhập bền vững, cần nâng cao hiệu quả giải pháp tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào của nhà nước, cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường, kiến thức về phát triển bền vững, về quản lý tài nguyên cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Đội ngũ cán bộ này ở thôn, bản làng vùng Tây Bắc, là Tổ trưởng các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) của 4 Tổ chức hội ở địa phương nhận ủy thác hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Đội ngũ cán bộ cơ sở này có trách nhiệm xác nhận danh sách hộ đồng bào là hội viên vay vốn, xác định nhu cầu vốn vay và mục đích sử dụng vốn vay, giám sát việc sử dụng vốn vay có hiệu quả, đôn đốc trả nợ vốn vay cho Nhà nước. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tổng quan và phân tích các tư liệu, số liệu thứ cấp của Ngân hàng Chính sách xã hội, của Ngân hàng Nhà nước, của Cục Thống kê một số tỉnh trong vùng Tây Bắc, đưa ra các nhận xét, đánh giá làm rõ thực trạng, khuyến nghị giải pháp theo chủ đề của bài viết. Từ khóa: Đào tạo cán bộ, cấp cơ sở, kinh tế thị trường, phát triển bền vững, Tây Bắc. 1. GIỚI THIỆU Lý thuyết và thực tiễn trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã chỉ ra rằng, đồng bào dân tộc thiểu số và người dân sống tại các vùng khó khăn là những người ít có cơ hội được tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức, hiểu biết về quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững còn rất hạn chế. Để cải thiện điều kiện sinh sống, nâng cao thu nhập một cách bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số và người dân tại các vùng khó khăn, NHCSXH cần nâng cao hiệu quả và mở rộng cho vay vốn tín dụng Nhà nước, trên cơ sở đó, hộ gia đình đồng bào dân tộc nâng cao khả năng tính toán sử dụng vốn vay có hiệu quả, nâng cao thu nhập một cách bền vững. Các Tổ trưởng Tổ TK&VV của 4 tổ chức hội, nhận ủy thác hoạt động cho vay của NHCSXH, chính là đội ngũ tiểu giáo viên, sẽ tiến hành đào tạo lại thông qua các buổi sinh hoạt hội, các buổi tập huấn cho vay vốn và sử dụng vốn vay, thông qua hoạt động hàng ngày tại địa phương, đào tạo lại cho người dân, cho hộ đồng bào, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, trang bị kiến thức về phát triển bền vững. Do đó, NHCSXH, các cơ quan và tổ chức có liên quan ở các huyện, thị xã trong vùng, trước tiên cần đào tạo nâng cao trình độ, nâng cao kỹ năng và nâng cao nhận thức các vấn đề nói trên cho cán bộ 4 tổ chức hội: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên ở các xã, thôn, bản làng. Đội ngũ cán bộ này là Tổ trưởng Tổ TK&VV. Từ đó họ chuyển tải kiến thức và nhận thức đến hội viên, sử dụng an toàn, có hiệu quả vốn vay, có ý thức bảo vệ môi trường, tạo nền tảng góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội các vùng này nói riêng và nền kinh tế nói chung. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết nghiên cứu về thực tiễn, trong khuôn khổ giới hạn của một tham luận hội thảo khoa học, không có điều kiện sử dụng phương pháp định lượng, xây dựng giả thiết nghiên cứu, tổng quan nghiên cứu một cách cụ thể và đầy đủ, xây dựng hàm và các biến, xác định mức độ tác động của các nhân tố, không xây dựng cơ sở lý thuyết. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống, phương pháp tổng quan tài liệu; Sử dụng tư liệu, số liệu thứ cấp; Tiến hành tổng hợp, so sánh, phân tích, luận giải, đánh giá, làm rõ chủ đề nghiên cứu, đưa ra khuyến nghị. Cho đến nay có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về tài chính toàn diện, vai trò của tài chính toàn diện đối với vùng Tây Bắc, vai trò hoạt động tín dụng chính sách xã hội vùng Tây Bắc, về công tác khuyến nông và khuyến lâm đối với đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc. Tuy nhiên chưa có bài viết nào nghiên cứu về đào tạo kiến
  2. 374 Nguyễn Đắc Hưng thức thị trường, phát triển bền vững, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ 4 tổ chức hội cấp xã, thôn, bản, làng, là Tổ trưởng Tổ TK&VV, nhận ủy thác hoạt động cho vay của NHCSXH. Chưa có công trình nào nghiên cứu về nội dung và sự cần thiết đào tạo cho đội ngũ tiểu giáo viên này để họ trở thành những người sẽ đào tạo lại cho các hộ đồng bào là hội viên vay vốn NHCSXH. Đây là kênh tín dụng chính thức lớn nhất của Nhà nước cung cấp vốn cho đồng bào Tây Bắc. Bài viết tập trung vào khoảng trống này. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1. Một số quan điểm Để đạt được mục tiêu nâng cao thu nhập bền vững cho các hộ gia đình, trên cơ sở đó, ngăn chặn và hạn chế tình trạng phá rừng, đốt nương làm rẫy, hủy hoại nguồn nước, khai thác rừng và khai thác quặng trái phép, cần có vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số và người dân tại vùng Tây Bắc, thông qua kênh dịch vụ tài chính chính thức. Các gia đình đồng bào dân tộc làm quen với việc gửi tiền và vay vốn ngân hàng, tính toán sử dụng đồng vốn có hiệu quả, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và sản xuất mặt hàng gì gắn với thị trường. Từ đó, các gia đình có thể tự mình nâng cao thu nhập một cách bền vững. Theo đó, người dân sẽ tự giá không chặt phá rừng đầu nguồn, có ý thức bảo vệ rừng nguyên sinh và tham gia các dự án trồng rừng mới, bảo vệ tài nguyên nước và chống sạt lở đất. Trong điều kiện vốn đầu tư của ngân sách hết sức khó khăn, vốn ODA đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển ngày càng thu hẹp và thắt chặt, vốn đầu tư của doanh nghiệp cũng như vốn đầu tư nước ngoài đến các với đồng bào dân tộc thiểu số và các địa phương vùng khó khăn không có được, vốn tín dụng ngân hàng, vốn của các tổ chức tài chính vi mô, trong đó có vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội, hay ngân hàng có tính chất chính sách của Chính phủ, của các tổ chức tài chính vi mô có vị trí quan trọng hàng đầu. Thông qua cung cấp vốn tín dụng đầu tư theo các dự án gắn với bảo vệ môi trường, gắn với quy hoạch của địa phương, gắn với khuyến nông và khuyến lâm, đào tạo nghề tại chỗ, sẽ góp phần bảo vệ môi trường. Song để đồng vốn sử dụng có hiệu quả, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, cải thiện thu nhập cho người dân các vùng khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, người dân vùng Tây Bắc, cần phải nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên thiên nhiên, về bảo vệ môi trường, cần phải đào tạo kiến thức kinh tế thị trường nói chung, kiến thức về phát triển bền vững nói riêng cho họ: lựa chọn và tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức như thế nào? ở đâu? những lợi ích cụ thể như thế nào về bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, về bảo vệ môi trường? Sản xuất hay làm dịch vụ gì, bán hay tiêu thụ ở đâu, bán cho ai hay ai sử dụng dịch vụ đó? Sử dụng vốn như thế nào, với chi phí ra sao, vòng quay của đồng vốn bao lâu? nên tích cóp các khoản tiền nhỏ lẻ như thế nào? gửi ở đâu? Thế nào là phát triển bền vững và vì sao? Đây là những nội dung kiến thức mang tính rất thực tế, rất cần thiết mà đồng bào vùng Tây Bắc cần được trang bị. Vậy ai trang bị cho họ có hiệu quả, trong điều kiện các hộ đồng bào dân tộc rất đông, ở phân tán, rải rác, trình độ văn hóa và trình độ nhận thức có hạn. Nhà nước hay các doanh nghiệp không đủ nguồn lực tài chính, nguồn lực con người thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, các lớp tập huấn có hiệu quả đối với đông đảo hay tất cả người dân. Giải pháp đó là trước tiên trang bị các kiến thức đó cho cán bộ người dân tộc thiểu số đang là cán bộ trong 4 tổ chức hội, cán bộ các ngành ở xã, ở thôn, là những Tổ trưởng Tổ TK&VV nhận ủy thác vốn vay của NHCSXH. Chính đội ngũ cán bộ này là tiểu giáo viên, sẽ tiến hành đào tạo lại theo các hình thức phù hợp đối với các hộ gia đình đồng bào là thành viên của các Hội đoàn thể đó. Tổ chức tiến hành đào tạo đội ngũ tiểu giáo viên nói trên chính là NHCSXH, các tổ chức tài chính vi mô, các cơ quan Hội đoàn thể ở cấp huyện, các cơ quan khuyến nông và khuyến lâm cấp huyện, các doanh nghiệp cung ứng vật tư, phân bón và thu mua nông sản phẩm, các chủ dự án có vốn triển khai trên địa bàn Tây Bắc. 3.2. Sự cần thiết khách quan phải nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, trang bị kiến thức kinh tế thị trường, kiến thức về phát triển bền vững cho người dân ở các vùng khó khăn, cán bộ người dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, vùng Tây Bắc xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn Một là, quan điểm về “cho cần câu hơn cho xâu cá” trong thực hiện chính sách tín dụng của Nhà nước và tài chính vi mô, đảm bảo nâng cao thu nhập bền vững cho người dân vùng Tây Bắc. Về nhận thức và quan điểm cần phải thúc đẩy tiếp cận dịch vụ tài chính, trên cơ sở đó góp phần nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa, năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực sử dụng vốn, nâng cao thu nhập một cách bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xã, vùng đặc biệt khó khăn, trong đó có vùng Tây Bắc. Do đó công tác đào tạo cán bộ, nội dung kiến thức đào tạo đối với cán bộ các tổ chức hội đoàn thể, cán bộ xã, cán bộ thôn bản phải được đặt lên hàng đầu. Từ đó họ lan tỏa, đào tạo lại cho các hộ gia đình. Vấn đề đặt ra hiện nay cũng như trong nhiều năm tới đó là cần đặc biệt quan tâm đến giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả dịch vụ tài chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung; dịch vụ tài chính và vốn tín dụng NHCSXH, các dự án tài chính vi mô nói riêng cho các đối tượng nói trên ở vùng Tây Bắc. Để mở rộng vốn tín dụng, gắn liền với đó là
  3. Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững 375 cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc đảm bảo sức hấp thụ của vốn, đảm bảo vốn sử dụng có hiệu quả, đảm bảo người dân làm quen với việc gửi và rút tiền tại ngân hàng, gửi tiết kiệm các khoản tiền nhàn rỗi, các món tiền nhỏ lẻ. Theo đó, cần phải tiếp tục nâng cao kiến thức kinh tế thị trường gắn liền với phát triển bền vững, ý nghĩa của việc gửi tích góp các khoản tiền nhỏ, lẻ, gửi tiền tiết kiệm, gửi tiền nhàn rỗi vào các ngân hàng; hiểu các các quy định về vay vốn và sử dụng vốn cho đồng bào nói chung, đặc biệt là cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao trình độ dân trí, yêu cầu của việc bảo về nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường cho người dân, chống sạt lở đất, ngăn chặn tình trạng lũ quét và lũ ống, tình trạng ngập lụt ở các vùng thấp, các thung lũng, diện tích đất canh tác ven suối, các cánh đồng nhỏ tại các bản làng, đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, phát triển giao thông, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, đảm bảo chất lượng; đổi mới kỹ thuật canh tác, hạ giá thành sản phẩm. Để đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như cán bộ người dân tộc thiểu số, các vùng đặc biệt khó khăn tự mình nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa của mình, hơn là chỉ thiên về sự trợ cấp của Nhà nước. Các dự án về bảo vệ môi trường cũng cần được lồng ghép vào các hoạt động này đối với người dân vùng Tây Bắc. Hai là, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức về bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững cho đội ngũ cán bộ là Tổ trưởng các Tổ TK&VV của NHCSXH, cán bộ địa phương tham gia các dự án tài chính vi mô, dự án phát triển bền vững. Để chuyển tải vốn tín dụng của NHCSXH, dịch vụ của các tổ chức tài chính vi mô đến người dân đến các địa phương vùng núi phía Bắc, Tây Bắc và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, vùng sâu và vùng xa ở miền Tây Nam bộ, vùng đồng bào Khơ Me, phải thực hiện thông qua Tổ TK&VV của các tổ chức chính trị - xã hội: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh; Đoàn Thanh niên, tại các thôn bản và Đại diện HĐQT NHCSXH ở các địa phương, thông qua đầu mối của các các tổ chức tài chính vi mô. Hiện nay, có hàng chục nghìn Tổ TK&VV của 4 tổ chức đoàn thể nói trên, với hầu hết cán bộ là người dân tộc thiểu số, người Khơ Me, Để NHCSXH cho vay, các Tổ TK&VV xác nhận danh sách các hộ thành viên, tham gia giám sát việc sử dụng vốn vay, không được phá rừng, gây ô nhiễm môi trường, Do đó các cán bộ Tổ trưởng phải được trang bị kiến thức thị trường nói chung và kiến thức về tín dụng ngân hàng, quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững nói riêng. Bởi vì, thực tiễn tính chung chỉ riêng trong giai đoạn từ năm 2009 đến hết tháng 8/2020, NHCSXH đã thu hút được hơn 7 triệu hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác thường xuyên sử dụng dịch vụ tài chính do định chế tài chính này cung cấp, riêng tại vùng Tây Bắc là trên 1,8 triệu hộ [2]. Tính đến hết tháng 6/2020, tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH đạt 226.500 tỷ đồng, tăng 6,9 % so với cuối năm 2019; tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt trên 219.565 tỷ đồng, với hơn 6,8 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang vay vốn. Tại vùng Tây Bắc với doanh số cho vay đạt trên 70.000 tỷ đồng [2]. Đến hết tháng 6/2020, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách vùng Tây Bắc đạt trên 40.000 tỷ đồng, với trên 1,58 triệu hộ đang còn dư nợ. Tính chung, trong cả vùng Tây Bắc đã có 3,4 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn của NHCSXH. Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp gần 465.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo, tạo việc làm cho gần 160.000 lao động; xây dựng trên 960.000 công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh ở nông thôn, [1]. Các khoản cho vay của NHCSXH đối với đồng bào vùng Tây Bắc đều thông qua 4 tổ chức đoàn thể nói trên. Các dự án vay vốn đó đều nằm trong quy hoạch phát triển bền vững của địa phương, không được phá rừng, không xâm phạm rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước, không lạm dụng sử dụng thuốc trừ sâu. Trong quá trình đưa vốn đến người nghèo và đối tượng chính sách xã hội, để đảm bảo an toàn, hiệu quả đồng vốn cho vay, NHCSXH đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy, chính quyền cơ sở và các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác tập trung củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn. Trong đội ngũ cấp ủy, chính quyền và tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở, phần đông cán bộ là người dân tộc thiểu số, đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc. NHCSXH có mạng lưới hoạt động rộng khắp tới cấp huyện, thị xã vùng Tây Bắc nhưng người dân vay vốn không cần phải đến trụ sở ngân hàng mới vay được vốn, mà NHCSXH đưa vốn về tận trụ sở UBND cấp xã vùng Tây Bắc để giải ngân, thu nợ, thu lãi, dưới sự chứng kiến, giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, Tổ trưởng Tổ TK&VV. Ngoài ra, NHCSXH còn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức này trong việc giám sát, quản lý vốn vay, hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả, Hầu hết đội ngũ cán bộ đó là người dân tộc thiểu số, đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc [1].
  4. 376 Nguyễn Đắc Hưng Ba là, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn hỗ trợ an sinh xã hội. Bên cạnh sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp cũng tích cực đóng góp giúp cho địa phương, đồng bào nghèo vùng Tây Bắc có thêm nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Tính đến nay có 43/43 huyện nghèo trong vùng đã được các doanh nghiệp nhận hỗ trợ, cam kết đến năm 2020 với tổng số tiền là 2.114,58 tỷ đồng, chiếm 87,4 % tổng số tiền doanh nghiệp cam kết hỗ trợ cho 62 huyện nghèo của cả nước [1]. Nguồn lực trên được hỗ trợ tập trung vào các lĩnh vực góp phần hỗ trợ bền vững vùng Tây Bắc, quản lý có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên rừng, nguồn nước, tiềm năng thủy điện, các nguồn khoáng sản khác, như: xây dựng nhà ở kiên cố, trường học đạt chuẩn, trạm y tế xã có trang bị cơ bản, cung cấp hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên cử tuyển; đào tạo nghề, nhận lao động địa phương vào làm việc tại các đơn vị trực thuộc đóng trên địa bàn; đầu tư cơ sở y tế và các cơ sở hạ tầng xã hội. Các nguồn hỗ trợ bằng tiền đó đều phải thông qua cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể ở địa phương, với phần đông cán bộ là người dân tộc vùng Tây Bắc. Tất cả các yêu cầu trên phải nằm trong quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển địa phương, bảo về nguồn lợi tự nhiên và các yêu cầu phát triển bền vững khác của vùng Tây Bắc [1]. Bốn là, triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp - nông thôn ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Bắc. Các NHTM cùng với cấp ủy, chính quyền các địa phương ở miền núi phía Bắc, Tây Bắc đang triển khai thực hiện Nghị định số 116/2018/NĐ-CP, ngày 7/9/2018 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nguyên tắc cao nhất của chính sách này đó là bảo đảm quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững kinh tế xã hội nói chung, trong đó có vùng Tây Bắc [3]. Đây là một chính sách lớn của Đảng và Chính phủ về việc đáp ứng nguồn vốn tín dụng lớn nhất, quan trọng nhất đối với phát triển nông thôn; trong đó đòi hỏi vai trò xác nhận nhà ở, đất ở của UBND các xã, phường đối với các hộ gia đình đồng bào ở địa phương để vay vốn NHTM không phải thế chấp tài sản. Trong số đó, phần đông cán bộ UBND xã là người đồng bào thiểu số, đồng bào dân tộc Tây Bắc. Đội ngũ cán bộ này cần ưu tiên nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, đào tạo kiến thức về phát triển bền vững, gương mẫu về chấp hành quy hoạch của địa phương, về sử dụng các hóa chất trong nông nghiệp,về sản xuất nông sản an toàn [3]. Năm là, để chuyển tải vốn và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả cần làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến lâm ở các địa phương vùng miền núi phía Bắc, Tây Bắc phần lớn là người đồng bào nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật. Với việc đào tạo nâng cao trình độ khuyến nông, khuyến lâm, sử dụng đất đai phải nằm trong quy hoạch, không được phá rừng, sử dụng quá lạm dụng hóa chất và các hóa phẩm sinh học trong nông nghiệp, tạo điều kiện cho việc sử dụng các nguồn vốn tài trợ, các nguồn vốn tín dụng có hiệu quả của người nông dân, của người dân địa phương. Việc đưa các tiến bộ mới nhất vào sản xuất nông nghiệp, với các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, đảm bảo các yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế sẽ đem lại việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, đây cũng chính là một trong số các giải pháp phát triển bền vững ở địa phương. 3.3. Khuyến nghị giải pháp * Đề xuất nội dung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức, quản lý có hiệu quả các nguồn lợi của tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững đối với người dân tại các vùng khó khăn, đội ngũ cán bộ người dân tộc nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Một là, đào tạo kiến thức thị trường nói chung gắn với quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững Người dân tại các khu vực khó khăn, đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc cần chuyển biến mạnh mẽ tư duy kinh tế thị trường. Điều đó có nghĩa là sản xuất cái gì, bán ở đâu, bán cho ai, bán với giá nào, giá thành ra sao, chi phí như thế nào? Điều đó có nghĩa là sản xuất, chăn nuôi hay làm cái gì cần phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường, khả năng tiêu thụ, hạch toán lỗ lãi. Điều đó cũng có nghĩa là không thể sản xuất, chăn nuôi theo kiểu phong trào, theo nghị quyết, làm ồ ạt mà không tính tới khả năng tiêu thụ. Điều đó có nghĩa là phải làm quen với ý thức tiết kiệm, gửi góp các đồng tiền nhỏ lẻ vào các tổ chức chức tài chính chính thức, làm quen với việc vay và trả nợ, hạch toán chi phí bỏ ra. Điều đó còn phải tuân thủ và tôn trọng nguyên tắc thẩm định phương án của ngân hàng cho vay vốn gắn với quy hoạch sử dụng đất, gắn với bảo vệ môi trường, gắn với nhu cầu của thị trường, thậm chí là không
  5. Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững 377 cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc được sử dụng gỗ từ phá rừng nguyên sinh, sử dụng lao động trẻ em, cho dù là NHTM hay NHCSXH, hay của các tổ chức tài chính vi mô. Người dân cần có ý thức bảo vệ và bồi dưỡng đất canh tác, không thể khai thác tùy tiện, đất bạc màu, đất bị rửa trôi, thiếu đất canh tác lại phá rừng, gây ra lũ quét, sạt lở đất, mất đất canh tác, mất tài sản, Hai là, đào tạo kiến thức khuyến nông, khuyến ngư và khuyến lâm Nội dung này cũng cần gắn với nội dung thứ nhất nói trên, nhưng đi chuyên sâu vào kỹ thuật canh tác, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, chăn nuôi, thủy sản làm dịch vụ, cần phải có giống mới, kỹ thuật mới, công cụ canh tác mới, phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, nguyên tắc cao nhất vẫn là không được phá hoại rừng, dù là rừng nguyên sinh, rừng tái sinh, rừng trồng, hay phá hoại các nguồn nước, sử dụng các loại hóa chất bị cấm. Ba là, nắm chắc các quy định về hoạt động dịch vụ tài chính chính thức, nhất là hoạt động tín dụng ngân hàng, hoạt động tài chính vi mô Nội dung này bao gồm các cách thức gửi tiền, ý thức tiết kiệm các khoản tiền nhỏ lẻ gửi vào các tổ chức tài chính chính thức; Các thủ tục hồ sơ vay vốn ngân hàng, vay vốn các tổ chức tài chính vi mô; Việc chấp hành các nguyên tắc tín dụng: vay vốn làm gì, có mục tiêu cụ thể; Sử dụng vốn đúng mục đích và sử dụng vốn có hiệu quả, đúng quy hoạch sử dụng đất và tái tạo nguồn lợi tự nhiên, không phá hoại môi trường; Có phương án sử dụng vốn cụ thể để đảm bảo hoàn trả vốn vay đúng thời hạn cả gốc và lãi theo cam kết; Có thị trường đầu ra bền vững. Đòi hỏi người dân ở các vùng khó khăn, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số có kiến thức cơ bản về phương án tài chính để nhận thức và hướng dẫn cho bà con: vay bao nhiêu vốn, vốn tự có bao nhiêu, tính toán khả năng lỗ lãi bao gồm cả chi phí trả lãi vay, về không vi phạm quy hoạch, phá rừng, sử dụng tùy tiện các hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, Bốn là, trang bộ các kiến thức pháp luật cần thiết Nội dung này bao gồm các kiến thức cơ bản về pháp luật kinh tế thị trường, như: đất đai, nhà ở, tài sản, quyền sở hữu và sử dụng tài sản, phát mại và thế chấp, chuyển nhượng, về quy hoạch sử dụng đất đai, về xâm phạm tài nguyên rừng và nguồn nước, về bảo vệ động vật hoang dã, về bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các sông suối, hồ tự nhiên và hồ thủy điện ở vùng Tây Bắc, Với kiến thức này còn tránh cho người dân, cán bộ bị lừa đảo, xảy ra tranh chấp tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất, chăn nuôi, dịch vụ, bị kiểm lâm xử phạt, Năm là, đào tạo kiến thức về phát triển bền vững Bên cạnh 4 nội dung cần được đào tạo nói trên để phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, người dân các vùng khó khăn, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số, vùng sâu và vùng xa cần được trang bị kiến thức về phòng chống phá rừng, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, các quy định và thực tế về cấm sử dụng hóa chất và các chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, chế biến, trong làm dịch vụ cũng như làm ăn chân chính, tránh vi phạm pháp luật. * Đề xuất về tổ chức thực hiện Chính phủ cần tiếp tục đầu tư các dự án về cơ sở hạ tầng giao thông, y tế, trường học, vệ sinh nước sạch môi trường tại các địa phương vùng miền núi phía Bắc, Tây Bắc, đồng bào vùng biên giới, thông qua các chương trình và dự án cụ thể về nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, vốn của các tổ chức tài chính vi mô, vốn tài trợ quốc tế; Vốn của các NHTM; Phối kết hợp các nguồn vốn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Các doanh nghiệp tiếp tục có những trợ giúp trực tiếp về an sinh xã hội cho người dân ở các vùng khó khăn. NHCSXH cần thường xuyên tổ chức tập huấn cho các Tổ trưởng Tổ TK&VV. Các NHTM cần có các chương trình giới thiệu các hoạt động tín dụng, chính sách tín dụng tại UBND các xã. Các tổ chức tài chính vi mô cũng cần thực hiện chặt chẽ kế hoạch tập huấn của mình. Các tổ chức bảo vệ môi trường, các cơ quan có liên quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường cần lồng ghép các nội dung có liên quan hay phối hợp công tác tập huấn bảo đảm hiệu quả tổng hợp, tránh chồng chéo, trùng lặp, thiếu hiệu quả nguồn lực tài chính. Các nội dung đào tạo và bồi dưỡng nói trên cần được biên soạn chi tiết, cụ thể, cập nhật đưa vào trong các chương trình tập huấn cán bộ xã, cán bộ của các tổ chức đoàn thể; các buổi hội thảo ở địa phương. Đối với các địa phương vùng Tây Bắc, đồng bào vùng núi cao, khu vùng biên giới, : trong thực tiễn công tác phối hợp giữa các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, của các tổ chức Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ
  6. 378 Nguyễn Đắc Hưng chức chính trị - xã hội với hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH, của NHTM, của các tổ chức tài chính vi mô, cơ quan bảo vệ môi trường ở hầu khắp các địa phương vùng miền núi phía Bắc, Tây Bắc chưa được quan tâm đúng mức, đã ảnh hưởng đến ý thức tiết kiệm và gửi tiền nhỏ lẻ thường xuyên của người dân, đến hiệu quả sử dụng vốn vay của người vay, đến bảo vệ các nguồn lợi của tự nhiên và bảo vệ môi trường bền vững. Do đó, công tác khuyến nông, hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp giống mới, cải tiến kỹ thuật canh tác và chăn nuôi, các dự án về môi trường, tạo việc làm tại chỗ vùng Tây Bắc, cần có nội dung cụ thể trên cơ sở rút kinh nghiệm những bất cập thời gian qua, kinh phí sử dụng cho đào tạo sử dụng thiếu hiệu quả, nội dung đào tạo nghèo nàn và sơ sài, chồng chéo, có tính hình thức và mang nặng khía cạnh giải ngân vốn ngân sách, vốn tài trợ, 4. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường nói chung và tại các nước công nghiệp nói riêng, Chính phủ vẫn sử dụng công cụ tín dụng nhà nước kết hợp với sử dụng có hiệu quả chính sách tín dụng của NHTM, của các tổ chức tài chính vi mô để thực hiện các mục tiêu và chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của mình, gắn với tôn tạo, khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam, ngay từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, Đảng và Chính phủ đã cho thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo, nay là Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam; một số tổ chức tài chính vi mô cũng được cấp phép hoạt động; kèm theo đó các NHTM đang cạnh tranh mở rộng tín dụng ở vùng miền núi phía Bắc, vùng Tây Bắc, đồng bào vùng núi cao, biên giới, đến nay đã khẳng định số đông người dân kể cả đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đã được tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức, đã có ý thức về bảo vệ đất rừng, rừng trồng, rừng nguyên sinh, nguồn nước, tiềm năng thủy điện, bảo vệ các loại động thực vật trong tự nhiên, bước đầu khai thác tiềm năng địa phương cho du lịch cũng như những kiến thức khác về phát triển bền vững; những thành công, những chủ trương đúng của Đảng và Chính phủ trong lĩnh vực này, đặc biệt là vai trò xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững trong cả nước nói chung, vùng Tây Bắc nói riêng. Tuy nhiên, cần phải tiếp tục củng cố, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động các dịch vụ tài chính, nâng cao ý thức về bảo vệ tự nhiên, môi trường sinh thái cho người dân tại các vùng nói trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội các tỉnh vùng Tây Bắc (2020), Báo cáo NHCSXH các tỉnh vùng Tây Bắc 6 tháng đầu năm 2020, bản cứng, tháng 7/2020. [2]. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (2020): “Đảng bộ NHCSXH TW triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020”, truy cập tại 2020.html, ngày truy cập 25/7/2020. [3]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020): Các mục: Mục văn bản pháp luật, Mục Tin tức - Sự kiện; Truy cập tại www.sbv.gov.vn, thời gian truy cập, từ 20/7 đến 27/7/2020. THE NEED FOR EDUCATING THE KNOWLEDGE OF MARKET ECONOMY TO GRASSROOT CADRES: A QUALITATIVE STUDY CONDUCTED IN THE NORTHWEST VIETNAM Nguyen Dac Hung Faculty of Economics, Hung Yen University of Technical Education Abstract: Sustainable income for ethnic minorities in disadvantaged regions of Vietnam in general and the Northwest in particular is one of the foci under the Party's socio-economic development strategy, Vietnamese Government. Implementation of this strategy helps the Northwest Vietnam effectively manage natural resources, protect the environment, and develop sustainably. In order to do so, it is necessary to improve the efficiency of social policy credit solutions for the people of the State through educating the knowledge of market economy, knowledge of sustainable development, and management, resources to grassroots cadres. These cadres in a village in the Northwestern region are the Head of Savings and Loan Groups (Savings and Credit Groups) of 4 local associations accepting the entrustment of lending activities from the Social Policy Bank (VBSP). This
  7. Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững 379 cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc grassroots staff is responsible for confirming the list of ethnic households who are loan members, determining loan needs and loan use purposes, monitoring the efficient use of loans, and urging repay loans to the State. The paper employs qualitative research methods, systemetic review and document analysis. The secondary data sources from the Social Policy Bank, the State Bank, some local Statistical Offices. It analyses the current situation and aims to put forwards some recommendations that may work basing on earlier analyses. Keywords: staff training, grassroots level, market economy, sustainable development, Northwest.