Ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam

pdf 14 trang Gia Huy 2430
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_hiep_dinh_thuong_mai_tu_do_the_he_moi_den_hoat.pdf

Nội dung text: Ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam

  1. ẢNH HƢỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHẤT PHỤ GIA THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM Ths. NCS Mai Tiến Tú Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội Tóm lược: Chất ph gia thực phẩm là loại chất không có dinh dưỡng được bổ sung thêm vào thực phẩm để gia tăng giá trị thương phẩm và bảo quản thực phẩm và hoạt động kinh doanh chất ph gia thực phẩm hoạt động trao đổi mua, bán chất ph gia thực phẩm của các chủ thể kinh doanh nhằm m c đích sinh lời. Nhu cầu sử d ng chất ph gia thực phẩm ngày càng tăng nhưng thị trường sản phẩm này ở Việt Nam vẫn ph thuộc vào nhập khẩu. Chính vì vậy, khi Việt Nam ký kết các hiệp định FTA thế hệ mới sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức lớn đối với hoạt động động kinh doanh chất ph gia thực phẩm như những tác động đến hoạt động xuất, nhập khẩu chất ph gia thực phẩm, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước, môi trường kinh doanh chất ph gia thực phẩm. Bài viết trên cơ sở những luận cứ khoa học và những bằng chứng nghiên cứu thực trạng về ảnh hưởng của các FTA thế hệ mới đến hoạt động kinh doanh chất ph gia thực phẩm đã gợi ý những chính sách và giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng này trên thị trường Việt Nam thời gian tới khi Việt Nam tiếp t c ký kết và triển khác có hiệu quả các FTA thế hệ mới. Từ khóa: Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hoạt động kinh doanh chất ph gia thực phẩm, thị trường chất ph gia thực phẩm, ảnh hưởng của các FTA. 1. Đặt vấn đề Ở nước ta, nhu cầu sử dụng các loại phụ gia thực phẩm trong chế biến, bảo quản tăng mạnh và tập trung tại các công ty sản xuất, kinh doanh thực phẩm - đồ uống lớn như sữa Vinamilk, thực phẩm Masan, bánh kẹo Kinh đô, đường Quảng Ngãi, đồ uống Sabeco, cà phê Trung Nguyên Theo báo cáo của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ súc sản - Vissan (2016), hàng năm Vissan đã chi khoảng 200 tỷ đồng để nhập khẩu các loại phụ gia thực phẩm nhằm phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, ngành công nghiệp sản xuất, kinh doanh chất phụ gia thực phẩm ở Việt Nam hầu như chưa phát triển, gần 100% các loại phụ gia thực phẩm của Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài. Song song với sự khan hiếm nguồn hàng do phụ thuộc vào nhập khẩu thì trên thị trường lại xuất hiện tràn lan các chất phụ gia nằm ngoài danh mục cho phép hoặc không rõ nguồn gốc (chủ yếu kinh doanh tại các chợ như Đồng Xuân, Hà Nội; Kim Biên, Thành Phố Hồ Chí Minh; chợ Rồng, Nam Định ) làm cho người tiêu dùng hoài nghi và khó phân biệt với các chất phụ gia thực phẩm có trong danh mục và có nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh đó, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới, đã tham gia và đang đàm phán 17 hiệp định thương mại tự do, trong đó có 10 612
  2. hiệp định đã có hiệu lực và đang thực thi cam kết, 3 hiệp định đã k kết hoặc kết thúc đàm phán nhưng chưa có hiệu lực, 4 hiệp định đang đàm phán. Bài viết phân tích ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đối với hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam và kiến nghị giải pháp nhằm tận dụng những cơ hội mà các hiệp định này mang lại cũng như hạn chế tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập đối với hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) Theo quan điểm truyền thống, FTA là hiệp định hợp tác kinh tế được ký kết giữa ít nhất hai nước, nhằm cắt giảm các hàng rào thương mại, cụ thể là thuế quan, quota nhập khẩu (và các hàng rào phi thuế quan khác), đồng thời thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các nước này với nhau. Một trong các đặc điểm quan trọng của FTA ―truyền thống‖ là các thành viên của FTA không có biểu thuế quan chung trong quan hệ thương mại với các nước bên ngoài FTA. Các FTA điển hình theo khái niệm này là: FTA ASEAN (AFTA); FTA Trung Âu (CEFTA) Thuật ngữ ―thế hệ mới‖ hoàn toàn mang tính tương đối, được sử dụng để nói về các FTA có phạm vi toàn diện, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại hàng hóa, như: FTA Việt Nam-EU (EVFTA); Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (T-TIP); các hiệp định thành lập EU; FTA Bắc Mỹ (NAFTA); Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR); các FTA ASEAN+1; FTA Australia-Hoa K (AUSFTA) [6] 2.2. Hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm Chất phụ gia thực phẩm là các chất không có dinh dư ng được bổ sung thêm vào thực phẩm. Tại Việt Nam, có nhiều tổ chức và cá nhân đã đưa ra khái niệm về chất phụ gia thực phẩm như tại Điều 2, Luật An toàn thực phẩm năm 2010 thì chất phụ gia thực phẩm được xác định là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dư ng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm [1]. Theo tác giả Đàm Sao Mai (2012) thì phụ gia thực phẩm không phải là thực phẩm, mà nó được bổ sung một cách chủ ý, trực tiếp hoặc gián tiếp vào thực phẩm cải thiện cấu kết hoặc đặc tính của thực phẩm đó. Mặc dù, có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra khái niệm về chất phụ gia thực phẩm, nhưng chưa có một khái niệm nào được các sử dụng chung và thống nhất trên toàn thế giới [4]. Ở nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm chất phụ gia thực phẩm được quy định tại Luật An toàn thực phẩm năm 2010. Căn cứ vào định nghĩa kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2014, khái niệm kinh doanh theo lý thuyết quản trị kinh doanh; căn cứ vào đối tượng, phạm vi nghiên cứu, đề tài đưa ra khái niệm kinh doanh chất phụ gia thực phẩm như sau: “Hoạt động kinh doanh chất ph gia thực phẩm là hoạt động trao đổi mua, bán chất ph gia thực phẩm của các chủ thể kinh doanh nhằm m c đích sinh ời”. 613
  3. 2.3. Tác động của hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm Các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm chủ yếu là trình độ phát triển của nên sản xuất xã hội, hệ thống chính sách (Chính sách thuế, xuất nhập khẩu, xuất xứ hàng hóa ), bộ máy và năng lực của đội ngũ cán bộ quản l nhà nước các cấp, quy mô, vị trí của các doanh nghiệp kinh doanh chất phụ gia thực phẩm Các yếu tố này nếu xuất hiện trong các nội dung của Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thì việc ký kết các Hiệp định này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm. Điều này được thể hiện thông qua những tác động tích cực và tác động tiêu cực, cụ thể: - Tác động tích cực: Những nội dung của Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới khi được ký kết sẽ tạo ra những động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm phát triển như đẩy mạnh xuất khẩu, ổn định và phát triển thị trường trong nước, tạo ra một môi trường kinh doanh chất phụ gia thực phẩm lành mạnh, công bằng. - Tác động tiêu cực: Bên cạnh những tác động tích cực thì việc ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ tạo ra những thách thức đối với hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm thể hiện thông qua những chêch lệch về hệ thống chính sách, công nghệ sản xuất, cạnh tranh trong kinh doanh 3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu Thu thập dữ iệu thứ cấp: Bài viết sử dụng các dữ liệu đã được công bố liên quan đến hoạt động kinh doanh chất phụ thực phẩm tại Việt Nam nhằm tổng hợp l thuyết, phân tích thực trạng thị trường chất phụ gia thực phẩm và thực trạng hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm khi Việt Nam thực hiện các cam kết của FTA thế hệ mới. Các văn bản quản l của Nhà nước về hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm như: Các văn bản Luật, các văn bản dưới luật của Chính phủ, Bộ, ngành liên quan, các văn bản quả chính quyền địa phương các cấp liên quan đến quản l nhà nước đối với kinh doanh chất phụ gia thực phẩm. Thu thập dữ iệu sơ cấp: Đề tài thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để bổ sung thêm nguồn dữ liệu mới, khách quan nhằm đánh giá đúng những ảnh hưởng của FTA thế hệ mới đến hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn chuyên gia. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm với: hoàn toàn không đồng (1-điểm); không đồng (2-điểm); bình thường (3-điểm); đồng (4-điểm) và hoàn toàn đồng (5-điểm). Trong quá trình thực hiện điều tra bằng bảng hỏi, đối với từng đối tượng mà câu hỏi dược tác giả đề xuất các câu hỏi chung, câu hỏi riêng phù hợp với nội dung nghiên cứu của bài viết, nguồn lực tổ chức khảo sát. Đề tài thực hiện khảo sát đối với 35 doanh nghiệp kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tại thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh thông qua E-mail và phỏng vấn trực tiếp với 100 phiếu khảo sát (thu về 86 phiếu, chiếm 86%). Bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện phi xác suất, tác giả đã lựa chọn các đối tượng tham gia khảo sát với kích thước mẫu như trên, cho ph p tác giả thực hiện các phân tích các nội dung liên quan. 614
  4. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Khái quát về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam 4.1.1. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Việt Nam hiện nay đã tham gia một số FTA thế hệ mới, trong đó nổi bật là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA, cụ thể: - Hiệp định CPTPP: Các nước cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 65-95% số dòng thuế và xóa bỏ hoàn toàn từ 97-100% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế quan trong vòng 5-10 năm. Trong CPTPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ số dòng thuế ở mức cao, theo đó: 65,8% số dòng thuế có thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4 khi Hiệp định có hiệu lực; 97,8% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 11 khi Hiệp định có hiệu lực. Đối với thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế xuất khẩu theo lộ trình từ 5-15 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực [6]. - Hiệp định EVFTA: Các nội dung chính của Hiệp định, bao gồm: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại; các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật trong thương mại, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững; các vấn đề pháp lý, hợp tác và xây dựng năng lực [6]. Trong EVFTA, Việt Nam và EU cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99% số dòng thuế trong khoảng thời gian 7 năm đối với EU và 10 năm đối với Việt Nam. Theo đó, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, sau 3 năm là 58,7% số dòng thuế, sau 5 năm là 79,6% số dòng thuế, sau 7 năm là 91,8% số dòng thuế và sau 10 năm là 98,3% số dòng thuế. Đối với thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn thuế xuất khẩu hàng hóa sang EU với lộ trình lên đến 15 năm [6]. Trong phạm vi bài viết, tác giả quan tâm đến ảnh hưởng của các FTA thế hệ mới đến hoạt doạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm, đặc biệt là hiệp định EVFTA. 4.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh chất ph gia thực phẩm tại Việt Nam (1) Thực trạng nhu cầu thị trường đối với chất ph gia thực phẩm ở Việt Nam Sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường thực phẩm - đồ uống của Việt Nam trong những năm qua (tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành thực phẩm trong 05 năm từ 2015 - 2019 là 16,1% và đóng góp khoảng 15% GDP) và đặc biệt là sự bùng nổ của thị trường thực phẩm chế biến sẵn, các chuỗi cửa hàng ăn nhanh k o theo nhu cầu về sử dụng các chất phụ gia thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống tăng cao [2]. Nếu như năm 2009, thị trường chất phụ gia thực phẩm có giá trị là 1.160 tỷ đồng thì sau 10 năm, năm 2018 giá trị của thị trường này là 2.923 tăng gần 2,5 lần và được đánh giá là thị trường tiềm năng. Một số doanh nghiệp có nhu cầu lớn đối với các chất phụ gia thực phẩm là các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chế biến sẵn với 840 tỷ đồng (chiếm 28,74% nhu cầu 615
  5. thị trường). Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan), hàng năm công ty đã phải chi khoảng 200 tỷ đồng để nhập khẩu các loại phụ gia phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty, con số này đã cho thấy rõ nhu cầu sử dụng các chất phụ gia thực phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm hiện nay [2]. Bảng 1. Nhu cầu sử dụng chất phụ gia thực phẩm của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chất phụ gia thực phẩm và các hộ gia đ nh Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Tăng trƣởng TT Chủ thể sử dụng chất PGTP 2013/ 2018/ 2009 2013 2018 2009 2013 Các doanh nghiệp thực phẩm Vissan, 1 325 418 840 128,62 200,96 Masan food, nước mắm, gia vị Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến 2 sữa và các sản phẩm từ sữa: Vinamilk, 83 113 268 136,14 237,17 TH true milk Các doanh nghiệp đường và bánh kẹo: 3 Đường Biên Hòa, bánh kẹo Kinh đô, 85 163 329 191,76 201,84 bánh kẹo Hải Hà Các doanh nghiệp đồ uống như: 4 214 311 419 145,33 134,73 Sabeco, Habeco, Tân Hiệp Phát Các doanh nghiệp cà phê: Trung 5 103 182 308 176,70 169,23 Nguyên, Vinacafe Các doanh nghiệp chế biến nông sản 6 116 124 171 106,90 137,90 xuất khẩu về gạo, tiêu, điều Các doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản 7 72 182 311 252,78 170,88 đóng hộp Các doanh nghiệp, nhà hàng sản xuất, 8 124 153 191 123,39 124,84 kinh doanh thực phẩm khác 9 Các hộ gia đình 38 102 86 268,42 84,31 Tổng 1.160 1.748 2.923 150,69 167,22 (Nguồn: Báo cáo C c An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, 2018) Mặc dù nhu cầu thị trường đối với các chất phụ gia thực phẩm tăng nhanh chóng như tập trung vào các nhóm sản phẩm chất PGTP gồm: các chất phẩm màu, hương liệu và các chất bảo quản. Có thể thấy, chiếm tỉ trọng cao nhất là các nhóm sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sản xuất thực phẩm của các công ty lớn ngành thực phẩm chế biến, sữa, đồ uống (2) Thực trạng kinh doanh chất ph gia thực phẩm tại Việt Nam Hiện nay, đơn vị cung ứng chủ yếu chất phụ gia trên thị trường Việt Nam là một doanh nghiệp đến từ Bỉ (Puratos Grand-Place Vietnam), cung cấp khoảng 100 loại phụ gia 616
  6. cho các đối tác, bao gồm nhiều doanh nghiệp phân phối, kinh doanh dịch vụ ăn uống như Metro, Lotte, Tous Les Jours và Kido Bảng 2. Nhu cầu sử dụng các nhóm sản phẩm chất phụ gia thực phẩm giai đoạn 2009 - 2018 (Đơn vị tính: tấn) Năm TT 2009 2013 2018 Tổng Nhóm phụ gia 1 Chất điều chỉnh độ acid 16 23 55 94 2 Chất điều vị 68 101 141 310 3 Chất ổn định 76 98 152 326 4 Chất bảo quản 148 198 302 648 5 Chất chống đông vón 21 35 82 138 6 Chất chống oxy hóa 23 38 81 140 7 Chất chống tạo bọt 32 41 84 157 8 Chất độn 41 45 111 197 9 Chất ngọt tổng hợp 88 169 182 439 10 Chế phẩm tinh bột 111 182 243 536 11 Enzym 70 83 174 327 12 Chất đẩy khí 12 31 68 111 13 Chất làm bóng 16 25 41 82 14 Chất làm dày 17 28 52 97 15 Chất làm ẩm 22 41 93 156 16 Chất làm rắn chắc 15 32 56 103 17 Chất nhũ hóa 19 32 84 135 18 Phẩm màu 155 201 326 682 19 Chất tạo bọt 26 36 68 130 20 Chất tạo phức kim loại 15 25 67 107 21 Chất tạo xốp 26 32 56 114 22 Chất xử l bột 33 41 89 163 23 Hương liệu 151 211 316 678 Tổng 1.160 1.748 2.923 5.831 (Nguồn: Báo cáo của C c An toàn thực phẩm, 2018) Thực tế tổng hợp từ các số liệu của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế và các nguồn từ Internet cho thấy hiện nay Việt Nam có khoảng 303 doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tập trung nhiều nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm tới 70%), tiếp đến là Hà Nội. Các chất phụ gia thực phẩm được kinh doanh nhiều nhất vẫn là nhóm chất phẩm màu, hương liệu và các chất chống oxy hóa (mục đích để bảo quản) [2] 617
  7. Bảng 3. Doanh số bán các chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam giai đoạn 2009 - 2018 Doanh số Tổng số doanh Số lượng loại chất phụ gia Năm Doanh số Tỷ lệ tăng nghiệp kinh nhập khẩu vào thị trường (Tỷ đồng) trưởng (%) doanh Việt Nam 2009 1.192 102,76 123 35 2010 1.311 109,98 141 38 2011 1.527 116,48 156 46 2012 1.622 106,22 182 54 2013 1.748 107,77 205 68 2014 1.846 105,61 216 91 2015 2.068 112,03 228 108 2016 2.413 116,68 257 119 2017 2.617 108,45 288 121 2018 2.923 111,69 303 125 (Nguồn: Báo cáo C c An toàn thực phẩm, 2018) Bảng 4. Thị phần các doanh nghiệp kinh doanh chất phụ gia thực phẩm Năm Nhập hẩu Trong nƣớc Không rõ nguồn gốc 2008 61,78 7,01 31,21 2009 64,20 7,78 28,02 2010 65,90 7,36 26,74 2011 68,02 7,57 24,41 2012 66,52 8,36 25,12 2013 69,52 9,21 21,27 2014 71,91 8,37 19,72 2015 73,21 7,36 19,43 2016 72,07 7,78 20,15 2017 72,68 8,30 19,02 2018 74,86 8,86 16,28 (Nguồn: Báo cáo Phòng Quản ý sản phẩm thực phẩm, C c An toàn thực phẩm, 2018) Trên thị trường Việt Nam hiện nay, Bộ Y tế đang cho ph p sử dụng 23 nhóm phụ gia thực phẩm, bao gồm khoảng 400 chất (cả hương liệu) trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, trong số này chỉ từ 5 - 10% mặt hàng này được sản xuất tại Việt Nam, còn lại là nhập khẩu, trong đó có 30% phụ gia thực phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo thống kê về công bố tiêu chuẩn sản phẩm tại Cục ATTP, Bộ Y tế Việt Nam cho thấy: Số lượng cácchất PGTP được nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng tăng qua các năm (Năm 2009 với 32 sản phẩm thì đến năm 2018 đã có tới 125 sản phẩm trên thị trường gồm cả phụ gia và hương liệu). Trong hai năm gần đây (2017, 2018), các chất phu gia nhập khẩu đã có sự đa dạng hơn về nguồn gốc xuất xứ từ nhiều nước như Bỉ, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ và Mỹ 618
  8. (Tuy nhiên, Bỉ vẫn là quốc gia cung cấp các sản phẩm chất phụ gia thực phẩm chủ yếu tại thị trường Việt Nam với hơn 100 mã sản phẩm được công bố tiêu chuẩn tại Cục ATTP, Bộ Y tế) [2]. Các sản phẩm chất PGTP nhập khẩu vào Việt Nam có nguồn gốc từ nhiều nước khác nhau. Sản phẩm chất PGTP có thể do các công ty nước ngoài mở rộng hệ thống phân phối, bán sản phẩm trực tiếp trên thị trường Việt Nam hoặc các công ty trong nước đứng ra nhập khẩu, làm đại l phân phối cho các Công ty nước ngoài. Các sản phẩm nhập khẩu phần lớn có nguồn gốc từ Bỉ, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2013 có 6 nước xuất khẩu chất PGTP vào Việt Nam, trong đó các sản phẩm có xuất xứ từ EU chiếm tới 90%tổng số sản phẩm, tiếp đến là Trung Quốc nhưng không đáng kể (Chủ yếu là các chất trôi nổi, không ghi rõ nhãn mác). Các chất phụ gia do Bỉ xuất khẩu vào nước ta nhanh chóng tạo được lòng tin của các doanh nghiệp thực phẩm lớn bởi chất lượng cao, an toàn [2]. 8.86 30.12 Nguồn gốc trong nước Nguồn gốc nhập khẩu (trừ Trung Quốc) 61.02 Nguồn gốc từ Trung Quốc Biểu 1. Nguồn gốc chất phụ gia thực phẩm được kinh doanh trên thị trường Việt Nam Các công ty sản xuất và kinh doanh chất PGTP trong và ngoài nước cũng đã có nhiều hoạt động nghiên cứu, đầu tư nhà máy sản xuất để tăng lượng sản phẩm đáp ứng các nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp cung cấp chất PGTP kinh doanh sản phẩm giả, k m chất lượng, k m hiệu quả và không an toàn gây mất lòng tin của người tiêu dùng. Khi có nhu cầu tiêu dùng thì người tiêu dùng sẽ chọn các sản phẩm có chất lượng, an toàn và hiệu quả, trong khi các sản phẩm trong nước chưa có bằng chứng khoa học một cách minh bạch, công khai như các sản phẩm của nước ngoài. Chính vì vậy, có sự suy giảm của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chất PGTP Việt Nam nói chung. 4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hiệp định FTA thế hệ mới đến hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam 4.2.1. Tác động tích cực đối với hoạt động kinh doanh chất ph gia thực phẩm tại Việt Nam Việc ký kết và tham gia các FTA thế hệ mới sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam thông qua việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, theo đó, kim ngạch xuất nhập khẩu sang các nước đối tác sẽ tăng, củng cố thị trường truyền thống, khơi thông nhiều thị trường tiềm năng trên cơ sở thúc đẩy quan hệ với các đối tác chiến lược kinh tế quan trọng. Cụ thể: 619
  9. Thứ nhất, thực hiện các FTA thế hệ mới giúp thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu chất phụ gia thực phẩm: Tự do hóa thương mại nói chung và các FTA thế hệ mới nói riêng có tác động thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu giữa các nước ký kết hiệp định. Đối với hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm hiện nay, do đặc thù với đa phần các sản phẩm được nhập khẩu từ các nước trên thế giới, đặc biệt là Bỉ, Đức, Ý việc ký kết hiệp định EVFTA sẽ giúp cho hoạt động nhập khẩu đối với những mặt hàng chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam có thể dễ dàng với chi phí thấp, qua đó gia tăng nguồn cung sản phẩm, thúc đẩy thị trường chất phụ gia phát triển. Bên cạnh đó, những quy định trong các FTA thế hệ mới này buộc nền kinh tế thành viên, trong đó có Việt Nam, phải tái cấu trúc, mở ra những thị trường mới và tạo sức hút cho các sản phẩm chất phụ gia thực phẩm Việt Nam đang có lợi thế như: than tre, phẩm màu từ cây đậu biết, các chế phẩm từ gấc Bảng 5. Tăng trưởng các doanh nghiệp kinh doanh chất phụ gia thực phẩm Doanh nghiệp Doanh nghiệp Doanh nghiệp liên 100% vốn nƣớc Tổng trong nƣớc doanh Năm ngoài Số Số Số Tỷ lệ Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ lượng lượng lượng 2008 24 23,94 82 71,93 8 7,02 114 100 2009 26 21,14 85 69,11 12 9,76 123 100 2010 41 29,08 85 60,28 15 10,64 141 100 2011 47 30,13 92 58,97 17 10,89 156 100 2012 61 33,52 101 55,49 20 10,98 182 100 2013 62 30,24 118 57,56 25 12,19 205 100 2014 65 30,09 126 58,33 25 11,57 216 100 2015 70 30,70 141 61,84 27 11,84 228 100 2016 76 29,57 150 58,36 31 12,06 257 100 2017 82 28,47 172 59,72 34 11,81 288 100 2018 88 29,04 180 59,41 35 11,55 303 100 (Nguồn: Báo cáo C c ATTP, 2018) Mặt khác, việc thực hiện ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng tác động tích cực đến việc hoàn thiện các chính sách về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm chất phụ gia thực phẩm cả trong nước cũng như xuất khẩu. Một thực tế hiện nay, thị trường chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động nhập khẩu (Chủ yếu từ các doanh nghiệp Bỉ và Đức ) và việc ký kết hiệp định EVFTA sẽ giúp các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng chất phụ gia thực phẩm trong nước dễ dàng hơn trong tiếp cận đối với mặt hàng này. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia nhiều FTA. Để được hưởng ưu đãi từ những FTA đó, điều kiện tiên quyết là phải chứng minh được xuất xứ hàng hóa. Ví dụ, một doanh nghiệp kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam muốn được hưởng thuế suất 0% khi xuất khâir sang các nước ASEAN, sản phẩm phải có 40% nguyên liệu có xuất xứ tại Việt Nam. 620
  10. Việc chứng minh xuất xứ hàng hóa có tác dụng khuyến khích các nước trong cùng một FTA nỗ lực nội địa hóa để trao đổi thương mại nhiều hơn. Theo quan điểm trên, khi Việt Nam tham gia các FTA, mới đây nhất là CPTPP và EVPTA thì các FTA thế hệ mới yêu cầu chứng minh xuất xứ linh hoạt, có FTA đòi hỏi chặt chẽ hơn. Nhưng tất cả FTA hiện nay đều dựa trên nền tảng chung của WTO và việc chứng minh xuất xứ hàng hóa chỉ có những khác biệt tương đối nhỏ. Một khi doanh nghiệp quen với quy tắc xuất xứ của một hiệp định nào đó, họ sẽ nắm bắt điều này ở các hiệp định khác khá dễ dàng. Bên cạnh đó, khi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ký kết sẽ thúc đẩy quá trình cắt giảm các loại thuế quan, điều này sẽ giảm chi phí nhập khẩu nguyên liệu và nhập khẩu các chất phụ gia thực phẩm. Để đánh giá sự ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến hoạt động xuất, nhập khẩu chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam, bài viết khảo sát những yếu tố thúc đẩy quá trình kinh doanh chất phụ gia thực phẩm thông qua hoạt động xuất nhập khẩu: Bảng 6. Kết quả khảo sát các thành tố thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu chất phụ gia thực phẩm sau khi các FTA thế hệ mới được ký kết có hiệu lực Đơn Mức đánh giá TT Tiêu chí ĐTB vị 1 2 3 4 5 Sự nỗ lực của các cơ quan Số 21 74 203 104 34 1 quản l nhà nước trong việc phiếu 3,06 thực hiện các mục tiêu kinh tế % 4,71 16,59 45,52 23,32 7,62 Thuế suất giảm và những ảnh Số 32 61 216 81 56 2 hưởng đến hoạt động xuất nhập phiếu 3,15 khẩu chất phụ gia thực phẩm. % 7,17 13,68 48,43 18,16 12,56 Hoàn thiện các quy định về Số 34 54 209 111 38 3 nguồn gốc xuất xứ chất phụ gia phiếu 3,14 thực phẩm % 7,62 12,11 46,86 24,89 8,52 Hiệp định CPTPP và EVFTA Số 35 145 169 88 9 đi vào thực thi sẽ là động lực phiếu 4 cho hoạt động kinh doanh chất 2,76 phụ gia thực phẩm (đặc biệt là % 7,85 32,51 37,89 19,73 2,02 hoạt động xuất, nhập khẩu). (Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả) Kết quả khảo sát tại Bảng 6 cho thấy, khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới sẽ làm thuế suất giảm, qua đó giúp hoạt động xuất, nhập khẩu chất phụ gia thực phẩm được thuận lợi hơn với GTTB = 3,15/5 điểm. Tuy nhiên, triển vọng về hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam khi các FTA thế hệ mới được ký kết chưa cao với GTTB = 2,76/5 điểm. Sở dĩ có kết quả trên là do xu hướng bảo hộ đang quan trở lại mạnh mẽ đối với các nước như Mỹ, Trung Quốc điều này sẽ tạo ra những lực kéo là các thành viên EU có xu hướng bảo hộ sẽ trỗi dậy và tác động đến niềm tin của người dân vào hiệu quả chính sách 621
  11. được ký kết. Đặc biệt, với cam kết mở cửa thị trường trong EVFTA sẽ giúp mở rộng hơn nữa thị trường hàng xuất khẩu, nhất là những sản phẩm mà cả hai cùng có lợi thế như Bỉ có thể tăng cường xuất khẩu chất phụ gia đáp ứng các tiêu chuẩn vào Việt Nam và thị trường chất phụ gia thực phẩm ở Việt Nam cũng sẽ sô động hơn với nguồn cung dồi dào. Thứ hai, đối với sản xuất chất phụ gia thực phẩm trong nước: Việc tham gia các FTA thế hệ mới sẽ khiến cho các mặt hàng làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất chất phụ gia thực phẩm có giá thấp hơn, do đó, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp được cắt giảm, từ đó, giá cả các chất phụ gia thực phẩm trong nước sẽ cạnh tranh hơn so với hàng nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất các mặt hàng chất phụ gia thực phẩm trong nước để xuất khẩu. Việc cắt giảm thuế quan sẽ khiến chất phụ gia nhập khẩu từ các nước, đặc biệt là các nước EU vào Việt Nam sẽ nhiều hơn do giá thành r , mẫu mã phong phú và đa dạng, sẽ tác động tích cực đến sản xuất mặt hàng chất phụ gia thực phẩm trong nước trong nước. 8.57 25.68 19.62 46.13 Nguyên liệu đầu vào Công nghệ sản xuất Hoạt động xuất nhập, khẩu đối với đầu ra Khác (Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả) Biểu 2. Kết quả khảo sát đối với ảnh hưởng của FTA thế hệ mới đến các yếu tố của sản xuất, kinh doanh chất phụ gia thực phẩm ở trong nước Bài viết thực hiện khảo sát đối với những ảnh hưởng của hiệp định FTA thế hệ mới đến hoạt động sản xuất chất phụ gia thực phẩm ở trong nước, kết quả cho thấy ―Công nghệ sản xuất‖ bị ảnh hưởng nhiều nhất trong FTA thế hệ mới, kết quả này chỉ ra rằng các doanh nghiệp không đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí giá thành thì sẽ không cạnh tranh được với sự phát triển về công nghệ của các nước trên thế giới đặc biệt là EU trong sản xuất mặt hàng chất phụ gia thực phẩm. Thứ ba, đối với môi trường kinh doanh: Việc tham gia các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP về các vấn đề thể chế, chính sách pháp luật sau đường biên giới sẽ tạo điều kiện và động lực cơ hội để thay đổi, cải thiện chính sách và pháp luật theo hướng minh bạch hơn, thuận lợi và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Các FTA thế hệ mới sẽ giúp Việt 622
  12. Nam kiện toàn hơn bộ máy nhà nước, theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chín chính những điều này sẽ tác động đến môi trường kinh doanh chất phụ gia thực phẩm thuận lợi và lành mạnh hơn. Đề tài khảo sát ảnh hưởng của các FTA thế hệ mới đến các yếu tố tạo lập nên môi trường kinh doanh chất phụ gia thực phẩm: Bảng 7. Kết quả khảo sát khảo sát ảnh hưởng của các FTA thế hệ mới đến các yếu tố tạo lập nên môi trường kinh doanh chất phụ gia thực phẩm Đơn Mức đánh giá TT Tiêu chí ĐTB vị 1 2 3 4 5 Hệ thống văn bản quản lý Số 25 46 164 178 33 1 hoạt động kinh doanh chất phiếu 3,33 phụ gia thực phẩm % 5,60 10,31 36,77 39,91 7,40 Đổi mới bộ máy tổ chức Số 40 91 146 140 29 quản l đối với hoạt động phiếu 2 3,06 kinh doanh chất phụ gia % 8,97 20,40 32,74 31,39 6,50 thực phẩm Thủ tục hành chính trong Số 33 101 152 114 46 3 hoạt động kinh doanh chất phiếu 3,09 phụ gia thực phẩm % 7,40 22,64 34,08 25,56 10,31 (Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả) Kết quả khảo sát của tác giả đối với những ảnh hưởng của FTA thế hệ mới đến các yếu tố tạo lập môi trường kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam cho thấy: Hệ thống văn bản quản lý hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm sẽ thay đổi nhiều nhất với GTTB = 3,33/5 điểm với sự cắt giảm các điều kiện về kinh doanh, hỗ trợ các vấn đề pháp l liên quan đến thành lập doanh nghiệp mới hệ thống văn bản được cải thiện theo hướng giám thiểu các thủ tục hành chính. Đối với bộ máy quản tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi hiệu lực của các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia. 4.2.2. Một số thách thức đặt ra đối với hoạt động kinh doanh chất ph gia thực phẩm Bên cạnh những tác động tích cực, việc thực hiện các FTA thế hệ mới đặt ra một số thách thức cho hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam, cụ thể: Thứ nhất, thách thức về hoàn thiện thể chế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam. Quá trình thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế đã có những tác động sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam. Công tác xây dựng thể chế, chính sách dần được hoàn thiện, giúp nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến rõ n t qua đó thực đẩy các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chất phụ gia phát triển. Hơn nữa, hội nhập quốc tế góp phần mở rộng thị trường, tăng lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm phụ gia của Việt Nam so với các nước trong khu vực; qua đó, cơ cấu mặt hàng chất phụ gia xuất, nhập khẩu đã có chuyển biến về chất. Tuy nhiên, so với thông lệ quốc tế, thể chế kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam còn khoảng cách lớn dẫn đến việc thành lập các doanh nghiệp kinh doanh chất phụ gia vẫn còn hạn chế. 623
  13. Thứ hai, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam cũng như từng chất phụ gia thực phẩm hiện nay còn thấp. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình cam kết dẫn đến các mặt hàng chất phụ gia thực phẩm được sản xuất trong nước chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các chất phụ gia thực phẩm nhập khẩu. Thứ ba, đối với nhập khẩu, mặc dù việc ký kết FTA với nhiều đối tác song trong ngắn hạn, nhập khẩu các sản phẩm chất phụ gia thực phẩm của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào các thị trường truyền thống như Bỉ, Ấn Độ, Trung Quốc, do mức độ cam kết thuế sâu cũng như vị trí địa lý thuận lợi sẽ khiến cho vấn đề các chất phụ gia không rõ nguồn gốc được nhập lậu từ Trung Quốc về Việt Nam chưa thể giải quyết dứt điểm. Bên cạnh đó, việc cắt giảm thuế cũng tạo nhiều áp lực đến hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm của các chủ thể kinh doanh trong nước. Thứ tư, trình độ đội ngũ cán bộ và năng lực của các cơ quan quản l nhà nước cần tiếp tục tăng cường để đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát thị trường chất phụ gia thực phẩm, cải cách thủ tục hành chính, hạn chế tình trạng hàng giả, hàng nhái liên quan đến mặt hàng chất phụ gia thực phẩm 5. Kết luận và một số khuyến nghị Bài viết đã đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của các FTA thế hệ mới đến hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam. Kết quả phân tích dữ liệu điều tra cho thấy những ảnh hưởng tích cụng của các FTA thế hệ mới đến hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam, đặc biệt là hiệp định EVFTA. Bên cạnh đó, để có thể tận dụng được những cơ hội và hạn chế những thách thức trong thực hiện cam kết của các FTA thế hệ mới đối với hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm, thời gian tới, cần chú trọng đến một số giải pháp sau: Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách gắn với việc thực hiện các cam kết hội nhập, nhằm nâng cao hiệu quả huy động, sử dụng vốn đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đối với mặt hàng chất phụ gia thực phẩm, thúc đẩy chuỗi cung ứng trong thị trường công nghệ thực phẩm mà chất phụ gia thực phẩm là một yếu tố không thể thiếu; chú trọng trọng hướng phát triển bền vững để giảm thiểu tác động tiêu cực thông qua việc xây dựng một quy trình sản xuất kinh doanh khép kín, hoặc tăng cường gia nhâp chuỗi sản xuất kinh doanh của ngành công nghệ thực phẩm. Hai là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế theo lộ trình. Trong việc sửa đổi, bổ sung các chính sách, cần đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả, duy trì ổn định môi trường đầu tư, kinh doanh nói chung, không gây xáo trộn, ảnh hưởng đến lợi ích của các doanh nghiệp kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cũng như các nhà đầu tư mới vào lĩnh vực chất phụ gia thực phẩm. Kịp thời rà soát, sửa đổi, điều chỉnh, bãi bỏ quy định không phù hợp với các cam kết quốc tế nhằm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong các điều ước quốc tế song phương, đa phương và khu vực mà Việt Nam là thành viên liên quan đến hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh chất phụ gia thực phẩm nói riêng. Ba là, đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực về đầu tư, thuế, hải quan, xuất nhập khẩu phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong hoạt động thương mại, hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm; Giám sát chặt chẽ việc 624
  14. ban hành và áp dụng các giấy ph p, điều kiện kinh doanh chất phụ gia thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ đối với các chất phụ gia thực phẩm. Bốn là, tăng cường liên kết với nhau, tạo những cơ hội đầu tư nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong sản xuất, kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam; Chủ động xây dựng năng lực sản xuất, kinh doanh, cải thiện chất lượng, mẫu mã các chất phụ gia thực phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu các mặt hàng chất phụ gia thực phẩm; Tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, đầu tư vào các vùng trồng nguyên liệu để giảm thiểu phụ thuộc nguyên phụ liệu của các nhà cung cấp nước ngoài trong sản xuất chất phụ gia thực phẩm. Năm à, hoàn thiện các nội dung về ghi nhãn, nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm chất phụ gia thực phẩm. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản luật và hướng dẫn thi hành luật về kinh doanh chất PGTP các cấp đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh chất PGTP, quy định rõ các thông tin cần có đối với một sản phẩm chất PGTP muốn lưu hành trên thị trường đồng thời tăng mức xử phạt đủ sức răn đe đối với các trường hợp vi phạm. Áp dụng các chính sách nhập khẩu chất PGTP hợp l đảm bảo sự phát triển cân bằng của thị trường giữa các sản phẩm chất PGTP trong và ngoài nước đồng thời xây dựng chiến lược dài hạn cho việc xuất khẩu chất PGTP Việt Nam ra thị trường nước ngoài, hỗ trợ thông tin về các thị trường xuất khẩu chất PGTP cho doanh nghiệp kinh doanh chất PGTP. Sáu là, tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam. Bên cạnh việc hoàn thiện thể chế, chính sách, đổi mới về các chính sách thuế, xuất nhập khẩu chất phụ gia thực phẩm thì các doanh nghiệp kinh doanh chất phị gia thực phẩm cần tăng cường năng lực của mình thông qua tạo môi hình chuỗi liên kết sản xuất đối với các mặt hàng chất phụ gia thực phẩm từ khâu trồng nguyên liệu đến khâu kinh doanh cuối cùng. Đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng đảm bảo sức khỏe và thẩm mỹ đối với các thực phẩm có sử dụng chất phụ gia thực phẩm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2010), Luật An toàn thực phẩm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2. Cục An toàn thực phẩm (2019), Báo cáo hoạt động kinh doanh các mặt hàng thuộc quản ý của Bộ Y tế giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội. 3. JECFA (2006), Tổng quan về chất ph gia thực phẩm, FAO, Rome 4. Đàm Sao Mai (2012), Ph gia thực phẩm, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Duy Thịnh (2009), Các chất ph gia dùng trong sản xuất thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 6. Lê Quang Thuận (2019), Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và tác động đối với kinh tế Việt Nam, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Hà Nội. 625