Công nghiệp hỗ trợ với phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

pdf 17 trang Gia Huy 19/05/2022 2600
Bạn đang xem tài liệu "Công nghiệp hỗ trợ với phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcong_nghiep_ho_tro_voi_phat_trien_nganh_cong_nghiep_dien_tu.pdf

Nội dung text: Công nghiệp hỗ trợ với phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

  1. CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VỚI PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ths. Vũ Thị Thanh Huyền Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Trong những năm gần đây, vấn đề phát triển ngành CNHT được coi là một trong những giải pháp quan trọng tại Việt Nam nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, tạo động lực để phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chính trong nền kinh tế. Mục đích củabài viếtlàđưa ra những lập luận lý thuyết về vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đến phát triển ngành công nghiệp điện tử (CNĐT) trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), từđó, xem xét với trường hợp thực tiễn của Việt Nam để tính toán các hệ số tác động của CNHT đến phát triển CNĐT trong nước, và đưa ra những đánh giá vềảnh hưởng của CMCN 4.0 đến mối quan hệ giữa phát triển CNHT và phát triển ngành CNĐT Việt Nam. Từ khóa: Công nghiệp hỗ trợ (CNHT), Công nghiệp điện tử (CNĐT), cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). ABSTRACT In recent years, the development of Supporting Industry has been considered as one of the important solutions in Vietnam to promote the industrialization and create the motivation for the development of major manufacturing industries in the economy. The purpose of the article is to provide theoretical arguments for the role of supporting industry (SI) in the development of the electronics industry in the context of the Fourth Industrial Revolution, then consider the case of Vietnam in order to calculate the impact coefficients of SI on the development of domestic e-industries, and to provide an assessment of the impact of the Fourth Industrial Revolution on the relationship between the development of SI and the development of Vietnam's electronic industry. Keyword: Supporting Industry, Electronics industry, Fourth Industrial Revolution. I. Đặt vấn đề Phát triển CNHT có ý nghĩa quan trọng trọng việc thúc đẩy ngành CNĐT nội địa phát triển thông qua việc cung cấp các hàng hóa trung gian cho quá trình sản xuất sản phẩm CNĐT trong nước, góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh và và giá trị gia tăng của ngành sản xuất CNĐT trong nền kinh tế Trong xu thế thế giới đang trong giai đoạn mởđầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN4), với trọng tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, robot, Internet vạn vật (IoT), công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới , ngành điện tử và công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử sẽ có nhiều cơ hội để tiếp thu công nghệ mới, phát triển nguồn nhân lực công nghiệp trình độ cao; đồng thời, sẽđứng trước nhiều thách thức từ việc thay đổi phương thức sản xuất và cách thức tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi cần nghiên cứu một cách hệ thống về tác động của phát triển CNHT đến sự phát triển của ngành CNĐT chính trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang tới rất gần. 101
  2. II. Một số lý thuyết có liên quan 1. Một số lý thuyết về phát triển CNHT và CNHT ngành điện tử Khái niệm về Công nghiệp hỗ trợ Cho đến nay, thuật ngữ công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, và đặc biệt, được phổ biến hơn cả tại các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN, Tuy nhiên, phạm vi của CNHT vẫn còn khá mở và chưa có một định nghĩa thống nhất. Theo nghĩa rộng, CNHT bao gồm toàn bộ các ngành công nghiệp cung cấp đầu vào cho sản xuất công nghiệp nói chung, bao gồm cả sản xuất nguyên liệu thô, các linh kiện, phụ tùng và các dịch vụ liên quan, phục vụ cho quá trình sản xuất các hàng hóa trung gian và hàng hóa cuối cùng ((Ichikawa, 2004), (Việt, 2014), (Inoue, 1998), (Mori, 2005), ). Theo nghĩa hẹp, CNHT gắn với chức năng cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng và công cụ cho một số ngành công nghiệp nhất định. ((Bình, 2010), (Châu, 2010), (Thúy, 2007), (Eiamkanitchat, 1999) ). Trong phạm vi của bài viết này, tác giả tiếp cận CNHT theo nghĩa tương đối hẹp, theo đó, CNHT là các ngành công nghiệp sản xuất các nguyên vật liệu cơ bản, các linh kiện, phụ tùng, bán thành phẩm để cung cấp cho các ngành công nghiệp lắp ráp như ngành ô tô, xe máy, điện, điện tử, Trong đó, sản phẩm CNHT các ngành lắp ráp bao gồm các nguyên vật liệu cơ bản như nhựa, cao su, kim loại; các linh kiện phụ tùng bao gồm: linh kiện nhựa – cao su, linh kiện kim loại, linh kiện điện (như pin, ắc quy, dây dẫn), linh kiện điện tử; Khái niệm về CNHT ngành điện tử CNHT ngành điện tử là các ngành công nghiệp sản xuất các nguyên vật liệu cơ bản, các linh kiện, phụ tùng, bán thành phẩm để cung cấp cho các ngành công nghiệp lắp ráp điện tử, Hình 1. Phạm vi CNHT ngành điện tử Nguồn: Đề xuất của tác giả 102
  3. Đặc điểm của CNHT ngành điệntử Theo nghiên cứu của (Châu, 2010) ngành CNHT có 4 đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, tính đa cấp của CNHT. Các doanh nghiệp tham gia CNHT nằm ở các vị trí khác nhau trong chuỗi giá trị sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Trong chuỗi sản xuất này, các nhà cung cấp được phân loại theo cấp độ, vị trí họ tham gia vào hệ thống. Ngoài ra, tính đa cấp trong sản xuất CNHT còn thể hiện ở chỗ, các nhà cung cấp sản phẩm CNHT có thể rất khác nhau về quy mô vốn, quy mô sản xuất, sở hữu, công nghệ, Thứ hai, tính hệ thống liên kết theo quy trình sản xuất, theo khu vực và phụ thuộc vào ngành công nghiệp chính. Do cùng nằm trong chuỗi giá trị của sản xuất, các doanh nghiệp CNHT có mối quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau. Từ mối quan hệ này cũng dẫn đến yêu cầu cần phát triển CNHT một cách có hệ thống và tập trung theo các cụm, khu công nghiệp. Thứ ba, tính đa dạng về công nghệ và trình độ sản xuất. Sự đa dạng về công nghệ trong sản xuất CNHT xuất phát từ việc có nhiều loại linh kiện, phụ tùng được cung ứng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng; có những sản phẩm linh kiện đòi hỏi sản xuất với trình độ công nghệ cao như những bộ phận điều khiển, điện tử, ; ngược lại, có những chi tiết không đòi hỏi kỹ thuật quá khó như các linh kiện cao su, nhựa, Thứ tư, thu hút một số lượng lớn doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đặc tính đa cấp, đa dạng về công nghệ; do sự tham gia vào nhiều công đoạn của sản xuất nên ngành CNHT thu hút một số lượng lớn các doanh nghiệp, với các quy mô, trình độ đa dạng, trong đó, số lượng doanh nghiệp ở cấp thấp rất lớn. Đa phần các doanh nghiệp ở cấp này là các doanh nghiệp vừavà nhỏ. Bên cạnh đó, xuất phát từ đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử, ngoài các đặc điểm chung của ngành CNHT, ngành sản xuất CNHT ngành điện tử có thêm một số đặc điểm như sau: Một là, chu kỳ sản phẩm điện tử ngắn, đặc biệt là lĩnh vực điện tử gia dụng, điện tử nghe nhìn, , có xu hướng mang tính thời trang và khả năng thay thế theo chu kỳ khá cao, dẫn đến nhu cầu các sản phẩm CNHT ngành điện tử cần phải thay đổi linh hoạt. Hai là, ngành sản xuất CNHT ngành điện tử phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Các sản phẩm điện tử được cấu thành bởi các linh kiện đòi hỏi độ chính xác cao, bởi vì một khiếm khuyết nhỏ trong các linh kiện có thể ảnh hưởng đến toàn bộ tính năng của sản phẩm cuối cùng. Do đó, một mặt, sản xuất CNHT ngành điện tử đòi hỏi phải ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến vào sản xuất; mặt khác, đây cũng là lĩnh vực yêu cầu tay nghề sản xuất, bảo trì và sửa chữa các công cụ (như đúc, nén ) ở mức cao, để giảm chi phí và rút ngắn thời gian thực hiện đơn hàng. Ba là, trong sản xuất linh kiện, phụ tùng CNHT ngành điện tử, sản phẩm linh kiện có thể chia thành 2 nhóm chính: (i) Các linh kiện nhỏ, hao tốn ít nguyên vật liệu, tích hợp công nghệ cao, hầu hết được vận chuyển từ địa điểm sản xuất đến các nhà máy lắp ráp trên toàn thế giới như: bản mạch, các thiết bị bán dẫn, các chip điện tử, bo mạch, ; (ii) Các linh kiện chi tiết máy móc lớn, hao tốn nhiều nguyên vật liệu, lưu kho, công nghệ kỹ thuật đơn giản hơn, thường được thực hiện sản xuất hoặc thuê sản xuất ngay tại quốc gia có nhà máy lắp ráp, hoặc ngay tại quốc gia có thị trường tiêu thụ như: vỏ máy giặt, vỏ tivi, các chi tiết nhựa trong tivi, các ngăn nhựa trong tủ lạnh, bao bì carton, xốp 103
  4. Vai trò của CNHT với phát triển ngành CNĐT chính Ngành CNHT tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngành công nghiệp điện tử chính nhờ việc phối hợp liên tục trong sử dụng máy móc và các yếu tố đầu vào khác. Nhờ vào việc tiếp cận hầu hết các yếu tố đầu vào sẵn có từ ngành CNHT, ngành công nghiệp sẽ sinh lời một cách hiệu quả, nhanh chóng và đôi khi được ưu đãi (Porter, 2012). Thứ nhất, CNHT sẽ giúp giảm chi phí sản xuất do nâng cao được tỷ lệ nội địa hóa và giúp các nhà lắp ráp có vốn FDI mở rộng sản xuất; tạo được nguồn cung đầu vào ổn định, có chất lượng, từ đó giúp đảm bảo được khả năng giao hàng cho cácdoanh nghiệp trong ngành CNĐT chính. Thứ hai, CNHT giúp tiếp thu chuyển giao công nghệ, kỹ thuật. Một trong các đặc điểm của sản xuất CNHT phục vụ cho ngành CNĐT là phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là các lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng điện điện tử, do đó, ngành CNHT phát triển sẽ thúc đẩy quá trình chuyển giao và khả năng ứng dụng nhanh chóng của công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào hoạt động sản xuấtCNĐT. Ngoài ra, các kinh nghiệm về quản lý sản xuất, đào tạo về nhân lực, cũng có thểđược truyền đạt thông qua sự hợp tác sản xuất, kinh doanh với các tập đoàn kinh tế lớn, các nhà đầu tư nước ngoài. Thứ ba, CNHT cũng là nguồn gốc của sự đổi mới tổ chức. Theo (Chang, Andreoni, & Kuan, 2013), năng suất tăng trưởng trong hai thế kỷ qua đã được thúc đẩy không chỉ bằng cách thay đổi công nghệ mà còn thay đổi tổ chức, hầu hết có nguồn gốc ở khu vực sản xuất công nghiệp. CNHT tạo ra quá trình đổi mới và cải tiến thông qua mối quan hệ công việc chặt chẽ giữa các nhà cung cấp sản phẩm hỗ trợ và nhà sản xuất CNĐT (Porter, 2012). Thứ tư, thu hút và dẫn dắt dòng vốn đầu tư, đặc biệt là FDI. Sự tập trung của CN linh phụ kiện sẽ tạo điều kiện thu hút các nhà lắp ráp nước ngoài đầu tư vào. Một quốc gia với ngành CNHT cạnh tranh có thể duy trì nguồn vốn FDI cho ngành lắp ráp cuối cùng tương đối lâu hơn một quốc gia không có ngành CNHT cạnh tranh (Mori, 2005). Do đó, một ngành CNHT phát triển sẽ giúp cho ngành CNĐT chính có thể phát triển nhanh và bền vững hơn. Như vậy, CNHT là động lực trực tiếp và gián tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử chính, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp điện tử và đẩy nhanh quá trình CNH. CNHT là nền tảng, cơ sở để sản xuất CNĐT phát triển mạnh hơn, chất lượng sản phẩm đầu ra cuối cùng của các sản phẩm CNĐTphụ thuộc vào chất lượng của các sản phẩm chi tiết và linh kiện được sản xuất từ ngành CNHT, do vậy, nếu CNHT kém phát triển thì các ngành CNĐT chính sẽ thiếu sức cạnh tranh và kém phát triển. 2. Một số lý thuyết về CMCN 4.0 Khái niệm về CMCN lần thứ tư Cuộc CMCN lần thứ tư được hình thành trên nền tảng của CMCN lần thứ ba, đã bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỷ trước. Đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là tạo ra một thế giới mà ởđó các hệ thống sản xuất ảo và vật lý trên toàn cầu có thể liên kết với nhau một cách linh hoạt bằng cách kích hoạt các “nhà máy thông minh”, Internet kết nối vạn vật (IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS). Đồng thời, các làn sóng của những đột phá xa hơn sẽ xảy ra trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử.(Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, 2016) 104
  5. Theo GS. Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Industry 4.0 (tiếng Đức là Industrie 4.0) hay Cuộc CMCN lần thứ 4, là một thuật ngữ bao gồm một loạt các công nghệ tựđộng hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo. Cuộc CMCN lần thứ 4 được định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet của các dịch vụ (IoS)”.(Schwab, 2016) Những nguyên lý chính của CMCN 4.0 Thứ nhất, khả năng kết nối. Khả năng máy móc, thiết bị, vật cảm biến và con người có thể kết nối và giao tiếp với nhau thông qua Internet (IoT hoặc IoP). Thứ hai, minh bạch thông tin. Khả năng các hệ thống thông tin có thể tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý thông qua việc làm phong phú thêm các mô hình kỹ thuật số với các dữ liệu cảm biến. Điều này đòi hỏi sự tập hợp của nguồn dữ liệu cảm biến đối với nguồn thông tin có giá trị cao hơn. Thứ ba, hỗ trợ kỹ thuật. Nguyên lý này bao hàm hai vấn đề: Một là, khả năng các hệ thống hỗ trợ có thể hỗ trợ cho con người thông qua việc tập hợp và hiển thị thông tin để đưa ra những quyết định và giải quyết các vấn đề khẩn cấp trên một bản thông báo ngắn. Hai là, khả năng các hệ thống điều khiển – có thể hỗ trợ về mặt vất lý cho con người bằng cách giải quyết một loạt cá trạng thái như khó chịu, quá mệt mỏi, hoặc không an toàn. Thứ tư, việc quyết định được phân cấp sâu hơn. Khả năng các hệ thống điều khiển – vật lý đưa ra các quyết định của riêng mình và tự thực hiện các nhiệm vụ nếu có thể. Chỉ trong trường hợp ngoại lệ, khi bị nhiễm hoặc các mục tiêu mâu thuẫn lẫn nhau thì các nhiệm vụđượcthực hiện ở một cấp độ cao hơn. Mối liên hệ giữa CMCN 4.0 vớimối quan hệ của phát triển ngành CNHT và phát triển ngành CNĐT Có thể nhận thấy rằng, hoạt động sản xuất luôn gắn liền với các cuộcCMCN, do đó, sự phát triển của CNHT và ngành CNĐT chắc chắn có những mối liên kết chặt chẽ với sự hình thành và phát triển của CMCN 4.0. Một mặt, sự phát triển của CNHT ngành CNĐT có thể tạo ra những nền tảng tốt, động lực để chuyển tiếp sang thời kỳ CMCN 4.0 một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn. Ngược lại, CNHT trong nước kém phát triển sẽ gây ra sự kém tương thích với các hệ thống sản xuất CNĐT tiên tiến trên thế giới, dẫn đến việc khó theo được xu hướng của cuộc CMCN mới và gia tăng sự bất bình đẳng, khoảng cách cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới. Mặt khác, CMCN lần thứ tư sẽđem lại cho CNHT ngành điện tử những cơ hội lớn, bao gồm: (1) Tiếp thu tiến bộ công nghệ và cập nhật một cách nhanh chóng các xu thế công nghệ mới trên thế giới; (2) Thúc đẩy sự liên kết, lan tỏa chặt chẽ hơn trong sản xuất CNHT với các ngành sản xuất CNĐT trong và ngoài nước, thúc đẩy sự tham gia các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất trên phạm vi toàn cầu; (3) Tăng năng suất và hiệu quả trong sản xuất CNĐT, hạn chế tồn kho; và (4) Tạo khả năng đáp ứng tối ưu nhu cầu của từng khách hàng. Các thách thức bao gồm: (1) Yêu cầu thay đổi lớn về cách thức sản xuất, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với cách mạng 4.0 có thể là thách thức vô cùng lớn với cácdoanh 105
  6. nghiệp CNHT và doanh nghiệp CNĐT với quy mô nhỏ và vừa; (2) Lợi thế về lao động giá rẻ giảm, sự cắt giảm nhanh về nhu cầu lao động có thểảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp CNHT và CNĐT tại các quốc gia đang phát triển; (3) Nguy cơ phá hủy đáng kể những chuỗi giá trị công nghiệp hiện có xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện những đối thủ cạnh tranh sáng tạo, nhanh nhạy nhờ tiếp cận với các nền tảng kỹ thuật số toàn cầu cho nghiên cứu, triển khai tiếp thị, bán hàng và phân phối, có thể lật đổ những người đương nhiệm nhanh hơn bao giờ hết; và (4) Những thách thức từ việc bảo mật thông tin. Như vậy, trong bối cảnh CMCN lần thứ 4, các tác động của phát triển CNHT đến ngành CNĐT chính có thể diễn ra mạnh mẽ hơn, theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. III. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu Về phương pháp nghiên cứu: Để phân tích tác động của phát triển CNHT đến nâng cao sức cạnh tranh cho ngành CNĐT trong bối cảnh CMCN lần thứ 4, tác giả sẽ sử dụng kết hợp cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Phương pháp định tính: Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu để phân tích thực trạng phát triển CNHT ngành điện tử Việt Nam; sử dụng phương pháp suy luận để đưa ra những đánh giá về những tác động của cách mạng 4.0 đến phát triển CNHT ngành điện tử Việt Nam. Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học: Để làm rõ hơn thực trạng phát triển CNHT ngành điện tử, tác giả cũng tiến hành phỏng vấn, điều tra một số doanh nghiệp đang sản xuất trong ngành điện tử, bao gồmdoanh nghiệp lắp ráp điện tử và cácdoanh nghiệp đang cung ứng CNHT cho nó: Tập trung nghiên cứu điển hình tập đoàn hiện đang có vị thế lớn, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng xuất khẩu ngành điện tử Việt Nam là Samsung và hệ thống các doanh nghiệp trong nước đã, đang và mong muốn sẽ cung ứng sản phẩm hỗ trợ cho tập đoàn trên. 9 Đối với đại diện Samsung số lượng phát ra 10 phiếu, thu về 8 phiếu, đối tượng phỏng vấn, khảo sát là đại diện các trưởng phòng quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, logistic, marketing, kinh doanh, giám đốc quan hệ truyền thông, chuyên gia người Hàn Quốc; 9 Đối với doanh nghiệp cung ứng CNHT: tác giả tiến hành khảo sát, phỏng vấn với 2 nhóm doanh nghiệp là cácdoanh nghiệp FDI hiện đang sản xuất các sản phẩm CNHT phục vụ cho Samsung, tập trung ở khu vực tỉnh Bắc Ninh; đối với nhóm doanh nghiệp Việt Nam, tác giả tiến hành phỏng vấn với các doanh nghiệp CNHT đang có quan hệ hợp tác sản xuất, cung ứng các sản phẩm cho Samsung trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận (bao gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, ), với cách thức chọn mẫu thuận tiện tác giả thu được kết quả như sau: Bảng 1. Bảng tổng hợp phỏng vấndoanh nghiệp CNHT ngành điện tử Doanh nghiệp Doanh nghiệp FDI Việt Nam Tổng số phiếu phát ra/ thu về: 30/ 11 30/ 22 Lĩnh vực SX (ngành chính) (số DN) - SX NVL cơ bản (nhựa, cao su, kim loại, ) 2 - SX linh kiện nhựa, cao su, khuôn mẫu nhựa 1 9 - SX khuôn mẫu, linh kiện kim loại, cơ khí chính xác 0 7 - SX linh kiện điện, điện tử 8 6 Nguồn: tác giả tổng hợp 106
  7. 9 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại, email, facebook, được sử dụng để thu thập ý kiến của các đối tượng này. Phương pháp định lượng: Để đánh giá tác động của CNHT đến sự phát triển CNĐT Việt Nam, tác giả dựa trên tiếp cận hàm sản xuất Cobb-douglas và mở rộng với việc bổ sung các biến thể hiện sự phát triển của CNHT ngành điện tử: thể hiện thông qua doanh thu của CN sản xuất linh kiện điện tử (mã ngành sản phẩm 26100); doanh thu của CNHT khác. Bảng 2. Danh sách các mã ngành kinh tế được sử dụng trong Mô hình hồi quy STT Mã ngành kinh tế Tên 1 26 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học 2 26100 Sản xuất linh kiện điện tử 3 17021 Sản xuất bao bì bằng giấy, bìa 4 22120 Sản xuất sản phẩm khác từ cao su 5 22201 Sản xuất bao bì từ plastic 6 22209 Sản xuất sản phẩm khác từ plastic 7 25110 Sản xuất các cấu kiện kim loại 8 25910 Rèn, dập, ép, cán kim loại 9 25920 Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại 10 27200 Sản xuất pin và ắc quy 11 27310 Sản xuất dây cáp, sợi cáp quang học 12 27320 Sản xuất dây cáp, dây điện, điện tử khác Nguồn: tác giả tổng hợp Do doanh thu ngành sản phẩm cuối cùng và doanh thu sản phẩm trung gian chắc chắn có quan hệ hai chiều chặt chẽ, do đó, để tránh vấn đề biến nội sinh, tác giả sẽ xây dựng hàm hồi quy sử dụng số liệu cấp doanh nghiệp cho biến phụ thuộc (doanh thu ngành điện tử); và sử dụng số liệu gộp cấp tỉnh cho một số biến độc lập (như doanh thu CN linh kiện điện tử, doanh thu CNHT khác). Bên cạnh đó, để tăng tính phù hợp của mô hình, tác giả cũng cân nhắc bổ sung thêm 1 số biến kiểm soát như: biến thể hiện Quy mô thị trường (thông qua chỉ tiêu GDP cấp tỉnh, xuất khẩu); biến thể hiện các yếu tố về môi trưởng thể chế, chính sách (thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI); biến thể hiện chất lượng lao động (thông qua chỉ số thành phần về đào tạo lao động trong PCI); các biến thể hiện đặc tính củadoanh nghiệp (lao động, vốn, quy mô doanh nghiệp, ). Nguồn số liệu: 107
  8. x Để làm rõ thực trạng phát triển CNHT ngành điện tử Việt Nam, bài viết sử dụng các số liệu thứ cấp từ nguồn Comtrade.org, Tổng cục thống kê, Trung tâm phát triển doanh nghiệpCNHT - Bộ Công thương. x Để lượng hóa tác động của CNHT đến CNĐT, tác giả sử dụng bộ dữ liệu Tổng điều tra doanh nghiệp (TCTK), giai đoạn 2012-2015. IV. Các kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Khái quát về thực trạng phát triển CNHT ngành CNĐT Việt Nam Về số lượng DN: Theo số liệu thống kê của Trung tâm phát triển doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ - Viện nghiên cứu chiến lược chính sách Công nghiệpnăm 2017, sản xuất linh kiện điện - điện tử có 610 doanh nghiệp, tăng trưởng bình quân về số lượng doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2016 đạt 13,66 %, phát triển nhanh, tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất linh kiện/ tổng số doanh nghiệp ngành điện tử chiếm khoảng 53,28%. Về lý thuyết, để một ngành sản xuất chế tạo phát triển thì số lượng doanh nghiệp cung ứng các linh kiện, phụ tùng phải lớn hơn nhiều lần số doanh nghiệp lắp ráp, vì vậy, với tỷ lệ số doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử chỉ chiếm hơn một nửa tổng số doanh nghiệp toàn ngành, có thể thấy rằng, ngành CNHT điện tử của Việt Nam chưa thực sự phát triển. Về quy mô doanh nghiệp CNHT ngành điện tử: các doanh nghiệp CNHT chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thiếu vốn, công nghệ và nhân lực chất lượng cao; thêm vào đó, sự tham gia của cácdoanh nghiệp CNHT thuần Việt còn hạnchế, chủ yếu cung ứng các nguyên liệu, phụ tùng đơn giản như bao bì, một số khuôn mẫu nhựa và kim loại; các linh phụ kiện phức tạp, tinh vi như linh kiện điện tử thường do các doanh nghiệp FDI đảm nhận hoặc nhập khẩu từ bên ngoài. Về Giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) lĩnh vực linh kiện phụ tùng: Năm 2016, GTSXCN lĩnh vực linh kiện phụ tùng ước đạt 382 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), tăng 20,9% so với năm 2015; chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% GTSXCN toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (SIDEC, 2015). Trong đó, sản xuất linh kiện kim loại có GTSXCN cao nhất, đạt 172 nghìn tỷ đồng; GTSXCN linh kiện điện – điện tử đạt 152 nghìn tỷ đồng và phát triển rất mạnh trong 5 năm trở lại đây. Bảng 3. GTSXCN ngành CNHT Việt Nam (tỷ đồng) 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Linh kiện kim loại 79.812 92.030 105.120 124.900 150.000 172.000 Linh kiện điện – điện tử 35.320 49.990 65.019 90.500 117.000 152.000 Linh kiện nhựa – cao su 21.200 26.360 33.044 41.400 49.000 58.000 Nguồn: Niên giám về CNHT các ngành chế tạo Việt Nam 2017-2018, SIDEC 2017 Về xuất nhập khẩu Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm linh kiện, phụ tùng của Việt Nam liên tục tăng từ năm 2008. Theo SIDEC (2017), năm 2015, kim ngạch xuất khẩu linh kiện, phụ tùng là 21,1 tỷ USD, tăng 43% so với năm 2014, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012-2015 là 32,9%/ năm. 108
  9. Một số sản phẩm linh kiện điện tử có kim ngạch xuất khẩu cao là linh kiện, phụ tùng điện thoại (mã 851770), mạch điện tử tích hợp (8542), linh kiện máy ảnh (900691), . Tuy nhiên, để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước, ngành điện tử Việt Nam vẫn nhập siêu linh kiện, phụ tùng với giá trị khá lớn. Năm 2015, kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng của Việt Nam là 38,7 tỷ USD, tăng 25% so với 2014. Điều này khiến cho cán cân thương mại ngành điện tử Việt Nam thường xuyên rơi vào tình trạng nhập siêu và giá trị gia tăng của ngành thấp. Một số sản phẩm linh kiện điện tử có kim ngạch nhập khẩu cao là: mạch điện tích hợp, linh kiện, phụ tùng điện thoại các loại, mạch in (8534), linh kiện cho máy phát thanh, truyền hình (8529), đi ốt bóng bán dẫn (8541) . Nguồn nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN. Giá trị nhập khẩu lớn nhất là mạch tích hợp (mã HS:8542). Năm 2015, nhập khẩu mã 8542 là 12,9 tỷ USD, tăng trưởng giai đoạn 2011 – 2015 lên đến 57,78%/ năm (Trung tâm phát triển doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ - Viện nghiên cứu chiến lược chính sách Công nghiệp, 2017). Về cơ cấu ngành CNHT Tỷ lệ cung ứng nội địa trong nước cho các nhà lắp ráp thấp, thường do các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đảm nhiệm. Sản phẩm CNHT chủ yếu do doanh nghiệp FDI sản xuất hoặc nhập khẩu. Các sản phẩm doanh nghiệp nội địa sản xuất có chất lượng thấp, giá thành cao (công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới (do hạn chế nguồn lực, qui trình sản xuất kém ) nên chỉ tiêu thụ được trong nội bộ các doanh nghiệp nội địa. Bảng 4. Năng lực cung ứng của lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng cho ngành điện tử Việt Nam Khả năng cung ứng trong nước (%) Lĩnh vực hạ nguồn Linh kiện cơ Linh kiện điện Linh kiện nhựa khí – điện tử – cao su Điện tử gia dụng 50% 30 – 35% 40% Điện tử tin học, viễn thông 30% 15% 15% Công nghiệp công nghệ cao 10% 5% 5% Nguồn: (Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Công nghiệpHỗ trợ - Viện Nghiên cứuChiến lược Chính sách Công nghiệp, 2015) Về đổi mới công nghệ trong lĩnh vực sản xuất CNHT, nhìn chung, các doanh nghiệp sản xuất CNHT đã có những nỗ lực trong đổi mới công nghệ, phục vụ cho hoạt động sản xuất CNHT tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, do phần lớn cácdoanh nghiệp CNHT là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thiếu vốn, do đó, quá trình đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Theo kết quả điều tra, khảo sát với 183 doanh nghiệp Việt Nam sản xuất linh kiện, phụ tùng của Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Công nghiệp Hỗ trợ (SIDEC, 2017), các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng công nghệ, máy móc của Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Châu Âu và một số máy móc được chế tạo, nâng cấp trong nước. Cụ thể là: Với lĩnh vực sản xuất linh kiện kim loại: trình độ công nghệ ở mức trung bình trong khu vực, nguồn nhập máy móc quan trọng là từ Nhật Bản, bao gồm cả máy mới và máy đã qua sử dụng, ngoài ra là máy móc, thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Châu Ấu. 109
  10. Với lĩnh vực sản suất linh kiện điện – điện tử: doanh nghiệp chủ yếu sử dụng máy móc, thiết bị của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, trình độ công nghệ ở mức trung bình trong khu vực, số lượng doanh nghiệp được trang bị dây chuyền máy móc hiện đại, đầu tư hệ thống phòng sạch còn hạn chế; sản xuất linh kiện, phụ tùng điện phát triển khá tốt, đặc biệt là các sản phẩm thâm dụng lao động. Với linh kiện nhựa, cao su: doanh nghiệp chủ yếu sử dụng công nghệ từ Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, công nghệ ép phun được sử dụng khá phổ biến, chủ yếu là máy ép dưới 500 tấn; các loại khuôn phun, ép nhựa cũng đã được sản xuất, cung ứng khá tốt trong nội địa. Mặt khác, theo kết quả phỏng vấn của tác giả với một số doanh nghiệp sản xuất CNHT ngành điện tử, quá trình đổi mới công nghệ, đầu tư mới máy móc thiết bị của doanh nghiệp gặp khó khăn do một số nguyên nhân như: (1) Các chính sách ưu đãi gần như chưa tiếp cận; (2) thiếu vốn đầu tư trong khi lãi suất vay thực tế cao hơn nhiều so với lãi suất ưu đãi (nếu có); (3) khó khăn về nhân sự chất lượng cao do không thể cạnh tranh về thu nhập và thăng tiến so với các công ty nước ngoài; và (4) không có đối tác nước ngoài có sẵn công nghệ để hợp tác và chuyển giao. Về đổi mới tổ chức sản xuất, theo đánh giá của SIDEC (2017), doanh nghiệp CNHT Việt Nam nhìn chung đã tích cực áp dụng các tiêu chuẩn và công cụ quản lý hiện đại vào hoạt động sản xuất, chế tạo của doanh nghiệp. Một số tiêu chuẩn quản lý chất lượng như ISO 9000, các công cụ quản lý như 5S, Kaizen được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm, áp dụng. Đây cũng là một yêu cầu quan trọng của các doanh nghiệp FDI đối với các doanh nghiệp muốn cung ứng linh kiện, phụ tùng cho họ tại cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp CNHT thuần Việt đều gặp khó khăn trong quá trình đổi mới tổ chức, tổ chức, sắp xếp lại sản xuất do những khó khăn trong chất lượng nguồn nhân lực, thiếu vốn, Sự thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng nhân lực cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp CNHT chậm đổi mới công nghệ và tiếp cận với cácdoanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Về thu hút vốn đầu tư: Vốn FDI được thu hút chủ yếu tập trung vào lĩnh vực lắp ráp, trong khi vốn đầu tư (cả trong và ngoài nước) vào lĩnh vực sản xuất CNHT lại thấp. Trong số các ngành sản xuất CNHT, lĩnh vực CNHT thu hút được nhiều vốn FDI là điện – điện tử. Bên cạnh đó, trong số các doanh nghiệp FDI đầu tư vào CNHT, số doanh nghiệp có quy mô lớn chiếm tới 30,2%, DNNVV chỉ chiếm 69,8%, trong khi trên thế giới, thông thường, các nhà cung cấp vừa và nhỏ chiếm tới 98% tổng số doanh nghiệp CNHT (Phương, 2013). Số doanh nghiệp CNHT FDI có quy mô lớn khá cao, tập trung trong lĩnh vực cơ khí, điện và điện tử là do các nhà đầu tư FDI trong lĩnh vực này chủ yếu là các nhà cung cấp lớn cấp 1, 2 của các tập đoàn đa quốc gia; đây cũng là các doanh nghiệp thường được các TNCs, MNCs kéo theo khi tiến hành đầu tư ra thị trường mới. Trong khi đó, các DNNVV thuộc các cấp thấp hơn đầu tư rất ít và sự liên kết giữa các doanh nghiệp CNHT FDI với các doanh nghiệp CNHT nội địa còn rất hạn chế. Điều này thể hiện sự bất hợp lý và hạn chế trong chính sách định hướng và dẫn dắt dòng vốn FDI của Việt Nam. Về mức độ liên kết giữa doanh nghiệp CNHT với khách hàng và các nhà cung cấp: 110
  11. (i) Sự hình thành khu CNHT ở Việt Nam là một trong những biểu hiện thể hiện sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Năm 2009, Khu CNHT số 1 của Việt Nam tại Bắc Ninh đã được khởi công xây dựng với sự giúp đỡ của Nhật Bản. Đây được coi là một bước quan trọng trong quá trình phát triển CNHT của Việt Nam. Năm 2012, Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển N&G (N&G Corp) và Shimizu Corp của Nhật Bản đã ký kết thỏa thuận về việc hợp tác xây dựng và phát triển khu CNHT đầu tiên ở Hà Nội, với tổng số vốn đầu tư dự kiến lên tới gần 1 tỷ USD Đây là những bước đi đầu tiên thể hiện nỗ lực của Chính phủ vàdoanh nghiệp trong việc thúc đẩy sự hình thành các chuỗi cung ứng, cụm liên kết ngành để phát triển CNHT. Tuy nhiên, hoạt động tại các khu CN CNHT này vẫn đang trong giai đoạn triển khai, chưa thu hút được đông đảo sự quan tâm của các nhà đầu tư và doanh nghiệp CNHT trong nước. Bên cạnh các khu CN CNHT mới được hình thành, hiện Việt Nam cũng đã tồn tại rất nhiều các khu CN, cung cấp các điều kiện, cơ sở hạ tầng cần thiết cho sự phát triển của ngành CN CBCT nói chung. Tính đến hết tháng 12/2016, cả nước có 325 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 95 nghìn ha, bao gồm 220 KCN đã đi vào hoạt động và 105 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Hàng năm, số lượng vốn FDI đầu tư vào KCN chiếm khoảng từ 60-70% tổng vốn đầu tư FDI thu hút được của cả nước. Lực lượng doanh nghiệp trong KCN dần được hình thành và phát triển mạnh, trong đó, có cả những doanh nghiệp được đầu tư từ các Tập đoàn đa quốc gia lớn như: Tập đoàn Hyosung, Samsung, LG (Hàn Quốc), , tạo cơ hội để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2017) Tuy nhiên, tính liên kết tại các cụm, khu CN hiện nay còn rất yếu; các khu CN chủ yếu phát triển theo mô hình KCN đa ngành, chú ý nhiều đến việc thu hút các nhà đầu tư thứ cấp để đẩy nhanh việc lấp đầy diện tích đất cho thuê là chủ yếu; trong khi đó, công tác quy hoạch các KCN để thúc đẩy liên kết giữa cácdoanh nghiệp trong cùng một chuỗi cung ứng, liên kết giữa các vùng, địa phương còn chưa được quan tâm; do đó, không tận dụng được lợi thế về vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng để phát triển các khu, cụm liên kết, các chuỗi sản xuất. (ii) Khi xem xét về các phương thức hợp đồng giữa các doanh nghiệp và nhà cung ứng tại Việt Nam. Theo kết quả phỏng vấn của tác giả với Samsung và các doanh nghiệp CNHT ngành điện tử, hình thức hợp đồng chủ yếu của doanh nghiệp cung cấp CNHT với doanh nghiệp lắp ráp FDI (ở đây là Samsung) là hợp đồng theo từng đơn hàng. Điều này thể hiện tính thiếu liên kết yếu giữa các DN. Ngoài ra, sự liên kết giữa cácdoanh nghiệp CNHT nội địa cũng rất hạnchế, kết quả khảo sát và phỏng vấn với các doanh nghiệp sản xuất CNHT tại Việt Nam cho thấy, phần lớn nguồn nguyên liệu, linh kiện đầu vào của cácdoanh nghiệp đều từ nhập khẩu hoặc mua từ doanh nghiệp FDI trong nước, có nghĩa là, ngay cả doanh nghiệp khách hàng nội địa thì doanh nghiệp CNHT Việt Nam cũng chưa đáp ứng được, bên cạnh đó, tâm lý mạnh ai nấy làm, cạnh tranh không lành mạnh, cũng khiến cho toàn ngành CNHT khó phát triển. Thêm vào đó, kết quả phỏng vấn các doanh nghiệp nội cũng cho thấy rằng, hầu hết các hình thức hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt được hình thành dựa trên quan hệ cá nhân là chủ 111
  12. yếu; ít hình thành lên các hình thức hợp tác dạng hợp đồng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, do đó, tính liên kết thiếu tính bền vững và ổn định. 4.2. Phân tích tác động của CNHT đến sự phát triển của CNĐT Phương trình đánh giá tác động của CNHT đến sự phát triển của CNĐT có dạng như sau: log( doanhthu _ dientu ) log( A) D log(laodong _ dientu )  E log( von_ dientu ) it it it  F log( dtlkdt _tinh ) G log( doanhthu _ ptkhac _tinh )  H log(GDP_tinh)  it it IPCI it Mdaotaold it  Jqmdn_ld i  XNK i  nhomdni  eit Trong đó: eit ci  vit , ci là phần dư chỉ biến thiên theo i (biến thiên theo tỉnh/ DN), vit là phần dư biến thiên theo cả i và t (theo tỉnh/DN và theo thời gian). Tương ứng, tác giả tiến hành tính toán hệ số tương quan. Kết quả tính toán các hệ số tương quan cho thấy mối quan hệ chặt giữa biến doanh thu ngành điện tử với lao động, vốn, doanh thu linh kiện điện tử, doanh thu của các sản phẩm hỗ trợ khác. Kết quả đánh giá tác động của CNHT đến CNĐT Bảng 5. Các hệ số tác động của các nhân tố đến ngành CNĐT Việt Nam Variable mh1 mh2 mh3 mh4 lnld_dientu .81260511 .81260511 .73373785 .73373785 lnvon_dientu .48278488 .48278488 .24673703 .24673703 lndtlkdt_tinh .14675807 .14675807 .25290833 .25290833 lndoanhthu_ptkh ac_tinh 0.00124629 0.00124629 -.02139682* -.02139682 LnGDP 0.05650991 0.05650991 3.3430299 3.3430299 Pci 0.01434712 0.01434712 0.0264144 0.0264144 Dtld -0.02715829 -0.02715829 -.17636618* -.17636618* qmdn_ld 2 -0.18342222 -0.18342222 -.32267699* -0.32267699 3 -0.33183208 -0.33183208 -0.40834957 -0.40834957 XNK 1 .17835836 .17835836 0.01202432 0.01202432 Nhomdn Doanh nghiep tu nhan -0.32431508 -0.32431508 -0.30133556 -.30133556 Doanh nghiep có von dau tu nuoc ngoai -0.16512359 -0.16512359 -0.2160614 -0.2160614 _cons -2.1371573 -2.1371573 -36.661148 -36.661148 N 1704 1704 1704 1704 r2 0.30561129 0.30561129 legend: * p<.1; p<.05; p<.01 112
  13. Trong đó: mh1 là hồi quy thông thường; mh2 là mô hình re, mh3 là mô hình fe và mh4 là fe cluster (ma_thue) Nguồn: Tính toán của tác giả Từ bảng 5, có thể thấy rằng, kết quả tính toán tác động của CNHT đến CNĐT ở cả 4 mô hình đều cho thấy doanh thu ngành sản xuất linh kiện điện tử và doanh thu của một số ngành sản xuất các sản phẩm hỗ trợ khác đều có tác động đến doanh thu của toàn ngành CNĐT. Ở (mh4), với hệ số hồi quy χ=0,25290833 có nghĩa là, khi các yếu tố khác là không thay đổi, nếu doanh thu linh kiện điện tử của tỉnh tăng thêm 1% thì sẽ làm cho doanh thu của cácdoanh nghiệp ngành điện tử tăng gần 0,253 %. Tuy nhiên, nếu như hệ số tác động của doanh thu linh kiện điện tử luôn là tác động dương, thì hệ số tác động của doanh thu các sản phẩm CNHT khác lại có sự khác biệt ở mh1, mh2 và mh3, mh4. Điều này cho thấy rằng, trừ lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, các lĩnh vực sản xuất sản phẩm CNHT khác chưa thể hiện rõ vai trò tích cực đến sự phát triển của ngành CNĐT trong nước. Có thể giải thích nguyên nhân dẫn đến tác động này là do hoạt động sản xuất của các ngành CNHT như sản xuất giấy, xốp, nhựa, khuôn đúc, kim loại, chưa tập trung phục vụ cho đối tượng là CNĐT trong nước, do đó, chưa tạo ra động lực cho sự phát triển của ngành CNĐT. Mặt khác, khi xem xét kết quả các hệ số hồi quy, có một vài điểm đáng lưu ý ở các biến kiểm soát được thêm trong mô hình, cụ thể là, quy mô thị trưởng (thể hiện ở chỉ tiêu GDP cấp tỉnh và biến giả xuất nhập khẩu) có tác động tích cực đến sự gia tăng doanh thu của CNĐT; trong khi đó, doanh nghiệp CNĐT có quy mô vừa có thể có tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơndoanh nghiệp có quy mô nhỏ; chất lượng lao động đào tạo tại các tỉnh chưa có tác động tích cực đến sự gia tăng doanh thu của CNĐT; nhóm doanh nghiệp tư nhân có tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn nhóm doanh nghiệp Nhà nước; Như vậy, có thể thấy rằng, CNHT cho CNĐT Việt Nam hiện mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu hình thành, số lượng doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện ít và mất cân đối lớn với số lượng doanh nghiệp lắp ráp, thu hút vốn đầu tư, quá trình đổi mới công nghệ và đổi mới tổ chức diễn ra chậm, đặc biệt với doanh nghiệp CNHT nội địa. Trong mối quan hệ với CNĐT, có thể thấy rằng phát triển CNHT có ý nghĩa với phát triển ngành CNĐT chính, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, trong khi các ngành sản xuất CNHT khác lại chưa thể hiện rõ vai trò tích cực với ngành CNĐT Việt Nam. 4.3. Đánh giá tác động của CMCN 4.0 đến mối quan hệ giữa CNHT và phát triển CNĐT tại Việt Nam Khái niệm về CMCN lần thứ tư (hay còn gọi là CMCN 4.0) xuất hiện đầu tiên cách đây hơn sáu năm tại Đức. Đầu năm 2016, tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 46 tổ chức ở Thụy Sĩ với sự có mặt của 40 nguyên thủ quốc gia và hơn 2.500 quan khách từ hơn 100 nước trên thế giới, chủ đề “Cuộc CMCN lần thứ tư” được phân tích một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, trong tương lai không xa (dự kiến đến năm 2030) trên thế giới sẽ có 90% dân số sử dụng điện thoại thông minh, 30% công việc kiểm toán trong các công ty, doanh nghiệp được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo, khoảng 80% hình ảnh người dân hiện diện số trên internet, (Khôi, 2018) 113
  14. Tại Việt Nam, để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng các lợi thế, mặt khác giảm thiểu những tác động tiêu cực của CMCN 4.0, ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0. Chỉ thị nêu rõ, cuộc CMCN 4.0 đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. CMCN 4.0 với đặc điểm là tận dụng một cách triệt để sức mạnh lan toả của số hoá và công nghệ thông tin, làn sóng công nghệ mới này đang diễn ra với tốc độ khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, nhưng đang tạo ra tác động mạnh mẽ, ngày một gia tăng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, dẫn đến việc thay đổi phương thức và lực lượng sản xuất của xã hội. Đối với CNHT ngành điện tử Việt Nam, từ những phân tích trong phần thực trạng phát triển của CNHT cho ngành điện tử Việt Nam, một mặt, có thể nhận thấy rằng, một số kết quả từ hoạt động xuất khẩu, đổi mới về công nghệ và đổi mới tổ chức trong hoạt động sản xuất CNHT ngành điện tử có thể tạo ra những động lực tích cực ban đầu cho Việt Nam trong xu hướng tiếp cận cuộc CMCN mới. Mặt khác, sự hạn chế về số lượng, quy mô doanh nghiệp CNHT; hạn chế trong thu hút vốn đầu tư; những yếu kém trong quá trình đổi mới công nghệ và đổi mới tổ chức; sự liên kết yếu giữa ngành CNĐT chính và CNHT trong nước có thể khiến CNHT ngành điện tử gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu của CMCN 4.0. Bên cạnh đó, trong bối cảnh CMCN 4.0, mối quan hệ giữa phát triển CNHT với phát triển CNĐT sẽ chịu một số các tác động như sau: Về tác động tích cực: Thứ nhất, khả năng thu hút vốn FDI, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng chất lượng cao từ để phát triển ngành CNHT phục vụ cho CNĐT trong nước. Cùng với sự phát triển nhanh chóng về công nghệ, sự thay đổi về phương thức sản xuất, hợp tác, kết nối trong sản xuất và kinh doanh theo xu hướng CMCN 4.0, cácdoanh nghiệp CNHT phục vụ cho ngành CNĐTcủa Việt Nam có thể tận dụng để tiếp cận với các tiến bộ công nghệ tiên tiến trên thế giới một cách nhanh chóng, cũng như tăng cường khả năng tìm kiếm và thu hút các nguồn vốn đầu tư, nhân lực chất lượng cao, nhờ có hệ thống mạng kết nối toàn cầu. Thứ hai, CMCN 4.0 có khả năng thúc đẩy sự liên kết trên quy mô rộng lớn hơn, từ đó, tăng cường khả năng tham gia của CNHT và CNĐT Việt Nam vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng với các nền kinh tế lớn trên thế giới và các quốc gia có CNHT và CNĐT phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thứ ba, khả năng tăng năng suất, hiệu quả sản xuất của CNHT phục vụ cho ngành CNĐTnhờ việc đổi mới về quy trình sản xuất, cơ cấu lại tổ chức, tại các doanh nghiệp sản xuất CNHT để phù hợp với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thứ tư, các lực đẩy từ việc hoàn thiện chính sách, môi trường đầu tư, việc áp dụng các quy định về an toàn lao động, sẽ thúc đẩy việc nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và sản phẩm CNHT phục vụ cho ngành điện tử. Thứ năm, cùng với sự phát triển của CMCN 4.0, CNHT và CNĐTViệt Nam sẽ tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng. Về tác động tiêu cực: Thứ nhất, yêu cầu thay đổi lớn về cách thức sản xuất, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với cách mạng 4.0 có thể là thách thức vô cùng lớn với các doanh 114
  15. nghiệp CNHT ngành điện tử Việt Nam hiện nay. Do phần lớn các doanh nghiệp sản xuất CNHT tại Việt Nam hiện nay là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thiếu cả về vốn, công nghệ, cũng như các kỹ năng quản lý và điều hành sản xuất, vì vậy, yêu cầu thay đổi về cách thức sản xuất và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu để đáp ứng với xu hướng 4.0 sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp CNHT ngành điện tử trong tương lai, nhiều doanh nghiệp có thể đứng trước nguy cơ phá sản nếu không có sự đổi mới phù hợp. Thứ hai, lợi thế về lao động giá rẻ giảm, sự cắt giảm nhanh về nhu cầu lao động sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp CNHT ngành điện tử tại Việt Nam trong giai đoạn trước mắt. Thứ ba, sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn, trên phạm vi toàn cầu cùng với nguy cơ phá hủy đáng kể những chuỗi giá trị công nghiệp hiện có do sự xuất hiện những đối thủ cạnh tranh sáng tạo, nhanh nhạy nhờ tiếp cận với các nền tảng kỹ thuật số toàn cầu cho nghiên cứu, triển khai tiếp thị, bán hàng và phân phối, Thứ tư, những thách thức từ việc bảo mật thông tin. Do hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Việt Nam còn nhiều hạn chế, vì vậy, cùng với việc tăng cường áp dụng công nghệ thông tin và hệ thống mạng internet vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, có thể dẫn đến nhiều rủi ro của việc bị đánh cắp thông tin, đặc biệt là rò rỉ các thông tin tuyệt mật về hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp CNHT ngành điện tử. 4.4. Một số đề xuất giải pháp để thúc đẩy sự phát triển CNHT nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành điện tử Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 Thứ nhất, tăng cường khả năng thực thi các chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ cho doanh nghiệp sản xuất CNHT thông qua việc nhanh chóng ban hành các chính sách, thông tư hướng dẫn chi tiết hơn nhằm cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ về phát triển khoa học công nghệ chodoanh nghiệp CNHT. Thông qua hoạt động của các Trung tâm hỗ trợ, Hiệp hội doanh nghiệp CNHT để đưa chính sách gần hơn với doanh nghiệp sản xuất CNHT bằng các biện pháp trao đổi thông tin, hỗ trợ, tư vấn các điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể tiếp cận chính sách. Thứ hai, nhanh chóng hoàn thiện, bổ sung nội dung chính sách phát triển khoa học công nghệ cho ngành CNHT gắn với xu thế của cuộc CMCN lần thứ tư. Trong đó, đặc biệt liên quan đến các chính sách khuyến khích phát triển công nghệ gắn với phát triển hệ thống công nghệ thông tin, ứng dụng mạng internet trong quản lý sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, Ngoài ra, nội dung chính sách khoa học công nghệ cho ngành CNHT cũng cần bổ sung, hoàn thiện các chính sách tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển khoa học công nghệ ngành CNHT trong bối cảnh CMCN 4.0, thúc đẩy sự liên kết, trao đổi thông tin về công nghệ giữa các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia với các doanh nghiệp sản xuất CNHT trong nước. Thứ ba, tạo điều kiện để tiếp nhận các chuyên gia đến từ các nước có ngành CNHT phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, nhằm cung cấp các dịch vụ hướng dẫn về công nghệ, hướng dẫn về tiếp cận công nghệ mới, cũng như đào tạo, nâng cao trình độ về công nghệ cho đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Trong dài hạn, các trung tâm hỗ trợ, Hiệp hội cần nâng cấp về cơ sở vật chất cũng như trình độ chuyên môn để cung cấp các dịch vụ như kiểm định chất 115
  16. lượng sản phẩm CNHT cho doanh nghiệp, hỗ trợ xây dựng, hiện đại hóa công nghệ sản xuất, là cầu nối để thu hút đầu tư vào công nghệ cho các doanh nghiệp CNHT trong nước. Thứ tư, chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho ngành CNHT. Một mặt, cần có chính sách thu hút đội ngũ chuyên gia, ví dụ như Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng ngành CNHT; mặt khác, chính sách cần tập trung hơn nữa trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghiệp trong nước để tạo ra lực lượng nòng cốt cho phát triển CNHT, đáp ứng yêu cầu cung ứng cho các nhà lắp ráp trong nước và tham gia vào tiến trình CMCN 4.0. Việc đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực ngành Công nghiệp có thể được thực hiện thông qua hợp tác, liên kết với các tập đoàn lớn, đa quốc gia như Samsung; cần nâng cao hơn nữa tính liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp sản xuất, giữa doanh nghiệp sản xuất CNHT trong nước và các doanh nghiệp ngoài nước, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, V. Kết luận Như vậy, có thể thấy rằng, cả lý thuyết và thực tiễn đều khẳng định vai trò của phát triển ngành CNHT đến sự phát triển của ngành CNĐT của Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, CNHT của Việt Nam vẫn trong tình trạng kém phát triển, chưa có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của ngành CNĐT trong nước. Đặc biệt, trong bối cảnh CMCN lần thứ 4 đang đến rất gần và sẽ đưa đến rất nhiều các tác động cho mối quan hệ giữa phát triển CNHT và phát triển CNĐT, rất cần có sự nỗ lực trước tiên của Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, để có thể tận dụng tốt những cơ hội của cuộc cách mạng trong việc thúc đẩy mối quan hệ tích cực giữa CNHT và CNĐT tại Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bình, T. T. C. (2010). Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam. (Tiến sỹ LATS Kinh tế), ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Bộ Kế hoạch đầu tư. (2017). Báo cáo tổng kết hoạt động các mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế (pp. 1-42). Hà Nội. Châu, H. V. (Ed.). (2010). Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợởViệt Nam đến năm 2020. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. (2016). Tổng luận "Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư". Retrieved 12/8, 2017, from %20CN%20lan%20thu%20tu.pdf Khôi, N. (2018). Việt Nam hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Retrieved 8/7, 2018, from cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu.html Phương, P. T. (2013). Thu hút FDI cho phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. (tiến sỹ), Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam. Porter, M. (2012). Lợi thế cạnh tranh quốc gia (sách dịch) (N. N. Toàn, L. N. Hà, N. Q. Nga & L. T. Hải, Trans.). Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ. Schwab, K. (2016). Cuộc cách mạng công nghiệp Lần thứ tư (pp. 20-76). 116
  17. Thúy, N. T. X. (2007). Chương 2: Công nghiệp hỗ trợ: Tổng quan về khái niệm và sự phát triển. In K. Ohno (Ed.), Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam (pp. 29-52). Việt Nam: Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội. Trung tâm phát triển doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ - Viện nghiên cứu chiến lược chính sách Công nghiệp. (2015). Niên giám về Công nghiệp hỗ trợ các ngành chế tạo Việt Nam (pp. 174-179). Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động. Trung tâm phát triển doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ - Viện nghiên cứu chiến lược chính sách Công nghiệp. (2017). Niên giám về công nghiệp hỗ trợ các ngành chế tạo Việt Nam 2017-2018 (pp. 219 - 230). Hà Nội: Nhà xuất bản Công thương. Việt, H. V. (2014). Cơ sở lý thuyết và định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Chang, H.-J., Andreoni, A., & Kuan, M. L. (2013). International industrial policy experiences and the Lessons for the UK (pp. 10-20). UK: Foresight, Government Office for Science. Eiamkanitchat, R. (1999). The role of small and medium supporting industries in Japan and Thailand: APEC Study Center, Institute of Developing Economies. Ichikawa, K. (2004). Xây dựng và tăng cường ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam (pp. 13). Hà Nội. Inoue, R. (1998). Future prospects of Supporting Industries in ThaiLand and Malaysia. Mori, J. (2005). Development of Supporting Industries for Vietnam’s Industrialization: Increasing Positive Vertical Externalities through Collaborative Training. (Master), The Fletcher School, Tufts University. 117