Ảnh hưởng của rào cản phi thuế đối với hàng nông sản và những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam

pdf 12 trang Gia Huy 18/05/2022 2950
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của rào cản phi thuế đối với hàng nông sản và những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_rao_can_phi_thue_doi_voi_hang_nong_san_va_nhun.pdf

Nội dung text: Ảnh hưởng của rào cản phi thuế đối với hàng nông sản và những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA RÀO CẢN PHI THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM EFFECTS OF NON-TARIFF BARRIERS ON AGRICULTURAL PRODUCTS AND SOLUTIONS TO PROMOTE THE EXPORT OF AGRICULTURAL PRODUCTS OF VIETNAM TS. Lê Thị Việt Nga Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Việt Nam là quốc gia có lợi thế trong việc xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, nông sản của Việt Nam luôn phải đối mặt với nhiều rào cản phi thuế của thị trường nhập khẩu. Bài viết nghiên cứu về mức ảnh hưởng của rào cản phi thuế đối với hàng nông sản. Theo kết quả nghiên cứu từ số liệu thống kê của WTO và UNCTAD, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, các biện pháp kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương mại là những biện pháp được sử dụng với số lượng nhiều hơn so với những biện pháp phi thuế khác. Đặc biệt, hàng nông sản là nhóm hàng nhạy cảm và chịu ảnh hưởng lớn của các biện pháp phi thuế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới với tần suất từ 70% đến 100%. Từ đó, bài viết đề xuất những giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Rào cản phi thuế, hàng nông sản, Việt Nam Abstract Vietnam has many competitives advantages in exporting agricultural products. However, Vietnam’s agricultural products always face many non-tariff barriers of the import market. This paper focuses on the impact of non-tariff barriers on agricultural products. According to the research results from the statistics of WTO and UNCTAD, sanitary and phytosanitary measures, technical measures, trade remedies are the ones used in more quantity than other non-tariff measures in most countries in the world with the frequency index from 70% to 100%. Since then, the paper recommends some solutions to boots Vietnam’s agricultural exports in the future. Keywords: Non-tariff barriers, agricultural products, Vietnam. 1. Đặt vấn đề Theo thống kê của WTO, số lượng các thỏa thuận thương mại tự do vẫn tăng qua các năm. Cụ thể, số lượng các thỏa thuận thương mại tự do có hiệu lực được tính đến đầu năm 2020 là 304, tăng 90 thỏa thuận so với năm 20106. Tuy nhiên, cũng theo thống kê của Tổ chức này, các quốc gia vẫn có xu hướng sử dụng các biện pháp phi thuế như các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS), các biện pháp kỹ thuật (TBT), các biện pháp chống bán phá giá 6 truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020 193
  2. (AD), các biện pháp chống trợ cấp (CV), hay tự vệ thương mại (SG), Chẳng hạn, tính đến hết năm 2019, có 1223 biện pháp SPS được thông báo tới WTO (tăng 636 biện pháp so với năm 2009), có 1986 biện pháp TBT được thông báo tới WTO (tăng 751 biện pháp so với năm 2009), 7. Ngoài ra, theo cơ sở dữ liệu GTA, năm 2019 có 216 biện pháp có tác động tiêu cực đến thương mại quốc tế, nhiều hơn 123 biện pháp so với năm 20108, trong đó bao gồm cả những biện pháp thuế quan (chiếm khoảng 13%) và những biện pháp phi thuế quan như phòng vệ thương mại, trợ cấp xuất khẩu, rào cản kỹ thuật Như vậy, dường như bên cạnh xu hướng tự do hóa thương mại được coi như là xu hướng mang tính chủ đạo, thể hiện thông qua việc ký kết các thỏa thuận thương mại tự do song phương hoặc khu vực, vẫn tồn tại xu hướng bảo hộ thương mại bằng những công cụ thuế quan và phi thuế quan. Bên cạnh cơ sở dữ liệu của WTO, GTA phản ánh về các biện pháp có ảnh hưởng đến thương mại như trên, Ủy ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) cũng có cơ sở dữ liệu về các biện pháp phi thuế và đánh giá mức ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế thông qua các chỉ số mức độ phổ biến của các biện pháp phi thuế đối với hàng hóa, trong đó có hàng nông sản. Qua cơ sở dữ liệu này cho thấy, hàng nông sản vẫn bị chịu ảnh hưởng với tần suất và mức độ bao phủ lớn bởi các biện pháp như TBT, SPS, tại nhiều quốc gia trên thế giới. Do vậy, nghiên cứu về thực trạng sử dụng các biện pháp phi thuế đối với hàng nông sản và ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế đối với hàng nông sản để có giải pháp ứng phó hợp lý nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Trong nội dung bài viết này, tác giả nghiên cứu một số biện pháp phi thuế thường được sử dụng đối với hàng nông sản như TBT, SPS, trợ cấp xuất khẩu, các biện pháp phòng vệ thương mại, các biện pháp hạn chế định lượng, tuy nhiên tác giả chỉ phân tích mức ảnh hưởng của biện pháp TBT, SPS, hạn chế định lượng tại một số thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu của Việt Nam như EU, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan dựa trên dữ liệu của UNCTAD, ngân hàng thế giới (WB) và kết quả xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua dựa trên số liệu thống kê của Tổng cục hải quan Việt Nam, Báo cáo Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương. Những mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam được giới hạn nghiên cứu trong bài viết bao gồm: gạo, rau quả, hồ tiêu, hạt điều, chè, cà phê, cao su. Bài biết cũng đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian tới, khi những biện pháp phi thuế vẫn có thể được sử dụng như những rào cản trong thương mại hàng nông sản. 2. Khái quát về hàng nông sản và thương mại hàng nông sản Đến nay không có khái niệm hàng nông sản mang tính thống nhất và chính thức. Thay vì đưa ra khái niệm hàng nông sản, WTO xác định diện sản phẩm được goi là nông sản trong Hiệp định Nông nghiệp, bao gồm tất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống hài hoà hoá mã số thuế) và không bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnh vực thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Theo đó, nông sản bao gồm một phạm vi khá 7 truy cập ngày 20/2/2020 8 truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020 194
  3. rộng các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như: các sản phẩm nông nghiệp cơ bản (bao gồm lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi ); các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt, và các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô Tuy nhiên, ở Việt Nam, nông sản thường được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm sản, diêm nghiệp. Đặc biệt, theo Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục sản phẩm nông sản chủ lực của quốc gia, theo đó nông sản chủ lực gôm 13 mặt hàng: gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả, sắn và sản phẩm từ sắn, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm, cá tra, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ. Hàng nông sản thường được coi là nhóm hàng nhạy cảm bởi lẽ nông sản liên quan vấn đề an ninh lương thực ở các quốc gia trên thế giới, việc sản xuất ra hàng nông sản thường phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đồng thời chính hoạt động sản xuất, chế biến hàng nông sản có thể gây ra những tác động đối với môi trường, mặt khác sản xuất và thương mại hàng nông sản lại liên quan đến một bộ phận nguồn lực mà thu nhập có thể không ổn định do những tác động từ môi trường tự nhiên, hoạt động sản xuất và thương mại hàng nông sản có thể tạo ra nguồn thu và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bởi vậy, để đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia, đảm bảo thu nhập cao và ổn định cho bộ phận dân cư lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, cũng như để bảo vệ môi trường và có thể phát triển hoạt động sản xuất, thương mại hàng nông sản nhằm phát triển kinh tế, mỗi quốc gia thường có chính sách riêng đối với hoạt động sản xuất, thương mại hàng nông sản, theo đó các quốc gia có thể sử dụng thuế quan hoặc các công cụ phi thuế quan để bảo hộ ngành sản xuất nông nghiệp trong nước cũng như có thể dùng các biện pháp trợ cấp đối với hoạt động sản xuất và thương mại hàng nông sản, khiến giá cả của hàng nông sản có thể bị bóp méo. Chính điều này gây tác động làm cản trở sự phát triển hoạt động thương mại hàng nông sản giữa các quốc gia và không mang lại lợi ích lâu dài, bền vững cho các quốc gia. Vì vậy, WTO đã xây dựng Hiệp định về nông nghiệp bao gồm những nguyên tắc, quy định điều chỉnh thương mại hàng nông sản giữa các nước thành viên nhằm đảm bảo thương mại hàng nông sản được tự do, công bằng, minh bạch, hiệu quả. Theo đó, các nước thành viên phải thực hiện nghĩa vụ thuế hóa các biện pháp phi thuế (chẳng hạn hạn ngạch) và cam kết giảm dần thuế suất nhập khẩu hàng nông sản theo lộ trình, các nước thành viên cũng phải thực hiện nghĩa vụ cắt giảm mức trợ cấp và khối lượng hàng nông sản được trợ cấp đối với trợ cấp hộp màu hổ phách (trợ cấp đối với hoạt động sản xuất và thương mại hàng nông sản ở trong nước gây tác động làm bóp méo giá của hàng nông sản), trợ cấp xuất khẩu. Ngoài ra, thương mại hàng nông sản cũng được điều chỉnh bởi những quy định về tự vệ đặc biệt, những quy định về chống bán phá giá, những quy định về biện pháp kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, nhằm đảm bảo thương mại công bằng, bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng, đời sống động thực vật, bảo vệ môi trường và tránh những hành động man trá. 3. Rào cản phi thuế và mức ảnh hưởng của rào cản phi thuế đối với hàng nông sản Rào cản phi thuế quan chính là những biện pháp phi thuế quan được sử dụng với mục đích bảo hộ ngành sản xuất trong nước, được sử dụng theo cách ngoài sự cần thiết và 195
  4. hợp lý, theo cách phân biệt đối xử, làm cản trở thương mại hàng hóa giữa các nước, thậm chí bóp méo thương mại. Theo WTO, biện pháp phi thuế là những biện pháp không phải thuế quan, do chính phủ hay chính quyền địa phương ban hành, dưới hình thức là các luật, nghị định, quy định cấm hoặc hạn chế thương mại, các quy định về điều kiện, nhằm kiểm soát hoạt động thương mại. Ngoài ra, UNCTAD đã bắt đầu nghiên cứu và có những chương trình hành động về biện pháp phi thuế từ đầu những năm 1980. Theo UNCTAD, biện pháp phi thuế nhìn chung được hiểu là tất cả những biện pháp có giá trị pháp lý mà không phải thuế quan thông thường, có thể gây ảnh hưởng về kinh tế đối với thương mại hàng hóa, làm hạn chế số lượng hoặc giá trị hàng hóa hoặc cả hai. UNCTAD đã phân loại các biện pháp phi thuế bao gồm những biện pháp đối với hàng nhập khẩu (biện pháp kỹ thuật, biện pháp vệ sinh dịch tễ, kiểm tra trước khi giao hàng, các biện pháp bảo hộ thương mại tạm thời hay còn gọi là các biện pháp phòng vệ thương mại, các biện pháp hạn chế số lượng, các biện pháp kiểm soát giá, hạn chế cạnh tranh, hạn chế phân phối, ) và những biện pháp liên quan hàng xuất khẩu (UNCTAD, 2012). Như vậy, rào cản phi thuế đối với hàng nông sản chính là những quy định pháp lý về những biện pháp không phải là thuế quan nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường, bảo vệ ngành sản xuất trong nước, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ đời sống động thực vật, nhưng có thể được sử dụng ngoài sự cần thiết hợp lý, theo cách phân biệt đối sử nhằm hạn chế thương mại, gây bóp méo đối với thương mại hàng nông sản. Vì rào cản phi thuế được sử dụng với mục đích hạn chế thương mại, có thể dẫn đến bóp méo thương mại, làm cản trở hoạt động thương mại giữa các quốc gia nên để đánh giá ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan đối với hàng nông sản nhập khẩu, đã có nhiều nghiên cứu với nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, chỉ số mức độ phổ biến của rào cản phi thuế là một trong những phương pháp được sử dụng khá phổ biến. Chỉ số mức độ phổ biến của rào cản phi thuế là một đại lượng được tính toán nhằm phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế đối với hàng hóa, đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu . Vì vậy, mức ảnh hưởng của rào cản phi thuế đối với hàng nông sản được xác định thông qua việc tính toán và đánh giá chỉ số mức độ phổ biến của rào cản phi thuế đối với hàng nông sản. Để xác định chỉ số mức độ phổ biến của rào cản phi thuế quan, cho đến thời điểm hiện nay, có hai phương pháp được sử dụng, đó là (i) phương pháp kiểm đếm (inventory approach) và (ii) phương pháp điều tra doanh nghiệp (business survey). Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp kiểm đếm với cơ sở dữ liệu về các biện pháp phi thuế và các chỉ số mức độ phổ biến của rào cản phi thuế được thống kê theo UNCTAD. Chỉ số mức độ phổ biến của rào cản phi thuế đối với hàng nông sản được xác định thông qua 3 công cụ hay 3 chỉ tiêu: chỉ số tần suất, tỷ lệ bao phủ, điểm số mức độ phổ biến (UNCTAD, 2017). Chỉ số tần suất (frequency index) là chỉ tiêu được xác định theo công thức: ∑DiMi Fj = x 100 ∑Mi 196
  5. Trong đó Fj là chỉ số tần suất của quốc gia j. Di là biến giả phản ánh một hoặc nhiều hơn một biện pháp phi thuế được sử dụng đối với hàng hóa i. Nếu có một hoặc nhiều hơn một biện pháp phi thuế, Di có giá trị bằng 1; trong trường hợp ngược lại thì Di có giá trị bằng 0. Mi cũng là biến giả phản ánh hàng nhập khẩu i bị ảnh hưởng bởi biện pháp phi thuế quan. Do vậy, chỉ số tần suất là một chỉ tiêu phản ánh mức độ phổ biến của rào cản phi thuế đối với hàng hóa, là tỷ lệ phần trăm hàng hóa bị ảnh hưởng bởi rào cản phi thuế quan. Chỉ số tần suất càng lớn càng chứng tỏ tỷ lệ số lượng mặt hàng hàng/ hoặc nhóm mặt hàng bị ảnh hưởng bởi rào cản phi thuế quan càng lớn. Tỷ lệ bao phủ (coverage ratio) là chỉ tiêu được xác định theo công thức ∑DiVi Cj = x 100 ∑Vi Trong đó Cj là tỷ lệ bao phủ tại quốc gia j. Vi là giá trị của hàng hóa nhập khẩu i chịu ảnh hưởng của rào cản phi thuế. Chỉ tiêu này phản ảnh mức độ phổ biến của rào cản phi thuế đối với giá trị hàng nhập khẩu, hay tỷ lệ phần trăm kim ngạch hàng nhập khẩu chịu ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan. Chỉ số này càng lớn chứng tỏ tỷ lệ giá trị hàng nhập khẩu chịu ảnh hưởng của rào cản phi thuế càng cao. Cả hai chỉ tiêu trên chỉ phản ánh tỷ lệ số lượng mặt hàng/ nhóm mặt hàng hoặc tỷ lệ giá trị hàng hóa (thường xác định đối với hàng nhập khẩu) chịu ảnh hưởng của rào cản phi thuế nói chung. Tuy nhiên, hai chỉ tiêu trên chưa phản ánh rõ khác biệt về mức ảnh hưởng của rào cản phi thuế đối với hàng hóa trong trường hợp một mặt hàng/ một nhóm hàng chịu ảnh hưởng của một loại rào cản phi thuế với trường hợp một mặt hàng/ một nhóm mặt hàng chịu ảnh hưởng của nhiều hơn một loại rào cản phi thuế. Nếu hàng hóa chịu ảnh hưởng của nhiều hơn một loại rào cản phi thuế, công cụ điểm số mức độ phổ biến được sử dụng để phản ánh mức ảnh hưởng của rào cản phi thuế đối với hàng hóa. Điểm số mức độ phổ biến (prevalence score) được xác định theo công thức sau: ∑NiMi P = ∑Mi Trong đó, Ni là số lượng bình quân rào cản phi thuế ảnh hưởng đến hàng hóa Mi. Giá trị P cho biết trung bình một mặt hàng chịu ảnh hưởng bởi bao nhiêu loại rào cản phi thuế. Như vậy, cả 3 chỉ tiêu hay công cụ trên được sử dụng để xác định chỉ số mức độ phổ biến của rào cản phi thuế quan nhằm phản ánh về mặt hình thức mức ảnh hưởng của rào cản phi thuế đối với hàng nông sản, bao gồm tỷ lệ số lượng mặt hàng/ nhóm hàng hoặc tỷ lệ giá trị hàng nông sản bị ảnh hưởng bởi rào cản phi thuế của một quốc gia hoặc giá trị trung bình một mặt hàng nông sản chịu ảnh hưởng của bao nhiêu loại rào cản phi thuế. 197
  6. 4. Thực trạng về rào cản phi thuế và mức ảnh hưởng của rào cản phi thuế đối với hàng nông sản ở một số thị trường trên thế giới Trong hệ thống thương mại đa phương hiện nay, mặc dù thương mại hàng nông sản được điều chỉnh bởi các nguyên tắc và quy định của WTO nhằm đảm bảo ngày càng tự do, công bằng và hiệu quả song trong thực tế, thương mại hàng nông sản vẫn phải đối mặt với những quy định mang tính cản trở, thậm chí có những quy định làm bóp méo giá cả của hàng hóa trên thị trường. Thống kê của WTO cho thấy nông sản là nhóm hàng chịu ảnh hưởng bởi các biện pháp SPS và TBT nhiều nhất, bên cạnh đó là các biện pháp chống bán phá giá, tự vệ đặc biệt, trợ cấp xuất khẩu. Tính đến hết tháng 12 năm 2019, những nhóm hàng nông sản chịu ảnh hưởng bởi số lượng các biện pháp phi thuế nhiều nhất như: nhóm hàng động vật và các sản phẩm từ động vật chịu ảnh hưởng bởi 5955 biện pháp SPS và 1897 biện pháp TBT, 484 biện pháp tự vệ đặc biệt, 663 biện pháp hạn chế số lượng, 103 biện pháp trợ cấp xuất khẩu; nhóm hàng rau củ quả chịu ảnh hưởng bởi 5412 biện pháp SPS và 2551 biện pháp TBT, 755 biện pháp hạn chế số lượng và 155 biện pháp trợ cấp xuất khẩu; nhóm hàng thực phẩm, đồ uống có cồn, thuốc lá chịu ảnh hưởng bởi 2948 biện pháp SPS, 4027 biện pháp TBT, 51 biện pháp chống bán phá giá, 423 biện pháp tự vệ đặc biệt, 493 biện pháp hạn chế số lượng và 125 biện pháp trợ cấp xuất khẩu9. Qua đó cho thấy TBT, SPS, những biện pháp hạn chế số lượng đang là những biện pháp được sử dụng nhiều hơn cả đối với hàng nông sản. Để có cơ sở dữ liệu về mức ảnh hưởng của rào cản phi thuế đối với hàng nông sản, UNCTAD đã xác định các chỉ số mức độ phổ biến của rào cản phi thuế đối với hàng nông sản của các nước và cập nhật trên website của tổ chức này. Dưới đây là biểu đồ minh họa các chỉ số mức độ phổ biến của rào cản phi thuế đối với hàng nông sản ở một số thị trường chính đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Nguồn: truy cập ngày 20/2/2020 9 truy cập ngày 20/2/2020 198
  7. Biểu đồ trên cho thấy hàng rào phi thuế quan có mức ảnh hưởng rất lớn đến hàng nông sản nhập khẩu ở hầu hết các thị trường. Hơn 90% khối lượng và hơn 90% giá trị hàng nông sản nhập khẩu chịu ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế, điển hình 100% mặt hàng nông sản và 100% giá trị hàng nông sản nhập khẩu vào Mỹ, Trung Quốc chịu ảnh hưởng của các biện pháp đó. Tính bình quân, mỗi mặt hàng nông sản đang chịu ảnh hưởng bởi 15 biện pháp phi thuế ở EU, 14 biện pháp phi thuế ở Mỹ, 16 biện pháp phi thuế ở Australia, 7 biện pháp ở Nhật Bản, Thậm chí ở Trung Quốc, mỗi mặt hàng nông sản chịu ảnh hưởng của 24 biện pháp phi thuế. Nếu so sánh với các thị nước là thị trường xuất khẩu chủ yếu của mặt hàng nông sản Việt Nam, Việt Nam cũng là quốc gia có các chỉ số tần suất, tỷ lệ bao phủ của các biện pháp phi thuế đối với hàng nông sản ở mức cao, cao hơn một số nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Philippines. Hình dưới đây cho thấy các chỉ số mức độ phổ biến của các biện pháp phi thuế chủ yếu đối với một số nhóm hàng nông sản thường bị ảnh hưởng nhiều nhất ở một số thị trường xuất khẩu nông sản chính của Việt Nam. Bảng 1: Mức ảnh hưởng của biện pháp phi thuế đối với một số nhóm mặt hàng nông sản tại một số thị trường trên thế giới năm 2020 Nguồn: truy cập 20/2/2020 Từ Bảng1 cho thấy gần như 100% mặt hàng nông sản nhập khẩu vào các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản chịu ảnh hưởng bởi các biện pháp TBT, SPS. Mức ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế đối với hàng nông sản nhập khẩu ở Thái Lan thấp hơn các thị trường đó. Tại EU, Nhật Bản, Thái Lan, hàng nông sản nhập khẩu còn bị chịu ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế số lượng, mặc dù ở mức độ thấp, dưới 10%. Nếu so sánh, Việt Nam cũng sử dụng các biện pháp TBT, SPS với mức ảnh hưởng cao tương tự với các nước đó. Như vậy, hàng nông sản của Việt Nam khi xuất khẩu tới các thị trường như EU, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước ASEAN - 6 đều phải đối mặt với hàng rào phi thuế quan với mức ảnh hưởng rất lớn. Gần như 100% mặt hàng nông sản và 100% 199
  8. giá trị hàng nông sản nhập khẩu vào các nước đó chịu ảnh hưởng bởi các biện pháp phi thuế, điển hình là các biện pháp SPS, TBT. 5. Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan và Báo cáo xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản của Việt Nam liên tục tăng trong những năm gần đây, từ mức 14,95 tỷ USD năm 2016 tăng lên 17,8 tỷ USD vào năm 2018 (xem Bảng 2). Việt Nam hiện nay đứng thứ 15 về kim ngạch xuất khẩu nông sản trong số những nước xuất khẩu nông sản trên thế giới, nông sản của Việt Nam được xuất khẩu tới hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bảng 1 dưới đây thể hiện thống kê kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng nông sản và một số mặt hàng nông sản của Việt Nam trong các năm 2016-2018. Bảng 2: Kim ngạch và tăng trưởng xuất khẩu nhóm hàng nông sản và một số mặt hàng nông sản của Việt Nam trong các năm 2016-2018 Năm 2019 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 (tạm tính) Tăng Tăng Tăng Tăng Kim Kim Kim Kim trưởng trưởng trưởng trưởng ngạch ngạch ngạch ngạch Mặt hàng kim kim kim kim (Tỷ (Tỷ (Tỷ (Tỷ ngạch ngạch ngạch ngạch USD) USD) USD) USD) (%) (%) (%) (%) Gạo 2,2 -22,40 2,62 21,2 3,06 16,30 2,79 -9,7 Rau. quả 2,46 33,60 3,5 42,5 3,81 8,80 3,74 -1,9 Hồ tiêu 1,43 13,5 1,117 -21,8 0,758 -32,1 0,715 -5,7 Hạt điều 2,48 18,5 3,52 23,8 3,37 -4,2 3,31 -1,8 Chè 0,217 2.1 0,227 4,9 0,217 -4,4 0,235 12,5 Cà phê 3,334 24,8 3,24 -2,7 3,543 1,1 2,75 -22,4 Cao su 1,67 9,2 2,25 34,7 2,09 -7 - - Nhóm hàng 16,9 -5 nông sản 14,950 7,4 17,5 17,1 17,8 1,7 Nguồn: Tổng cục hải quan, Báo cáo xuất nhập khẩu của Bộ Công thương các năm 2016-2018 Số liệu thống kê từ Bảng 2 cho thấy Việt Nam có 6 mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu trên một tỷ USD, bao gồm gạo, rau quả, hồ tiêu, hạt điều, cà phê và cao su, trong đó gạo, rau quả, hạt điều, cà phê có kim ngạch trên 3 tỷ USD và tăng trưởng tốt trong những năm gần đây. Ngoài những mặt hàng nông sản chủ lực trên, chè cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch khoảng hơn 200 triệu USD. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường nông sản năm 2019 có nhiều biến động và cạnh tranh 200
  9. gay gắt khiến giá các mặt hàng nông sản giảm và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam ở mức âm như gạo (-9,7%), hồ tiêu (-5,7%), hạt điều (-1,8%), cà phê (-22,4), riêng chè có tốc độ tăng trưởng kim ngạch tăng 12,5% do giá xuất khẩu bình quân tăng khoảng 6,2% so với năm trước. Về thị trường xuất khẩu của những mặt hàng chủ lực trên, năm 2018, gạo của Việt Nam được xuất khẩu sang nhiều thị trường, trong đó các thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia, Ghana, Iraq, Bờ Biển Ngà và Hồng Kông (Trung Quốc). Sang năm 2019, Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 31,5% thị phần, đạt 1,97 triệu tấn và 813,3 triệu USD, gấp 2,55 lần về khối lượng và gấp 2,34 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Đối với mặt hàng cà phê, Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong năm 2019 với thị phần lần lượt là 12,9% và 8,7%. Ngoài ra, Philippines là thị trường tiêu thụ nhiều cà phê của Việt Nam năm 2019 với mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt 9,4% so với năm 2018. Trong năm 2019, chè của Việt Nam tiếp tục được xuất khẩu sang Pakistan, Đài Loan, Trung Quốc, Nga và Indonesia, đây vẫn là 5 thị trường lớn nhất của chè Việt Nam, chiếm 77,4% tổng giá trị xuất khẩu chè của Việt Nam. Ngoài những thị trường kể trên, chè của Việt Nam còn xuất sang các quốc gia khác như: Ấn Độ, Hoa Kỳ, Saudi Arabia, Ba Lan, Ukraine Đối với mặt hàng cao su, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt hơn 1tỷ USD, chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su cả nước, tiếp đến là thị trường Ấn Độ, Malaysia, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới, bình quân chiếm 55-60% tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu toàn cầu. Đối với mặt hàng điều, các thị trường chính tiêu thụ điều của Việt Nam như EU, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Thái Lan, Philippines, Singapore. Về thị trường xuất khẩu rau quả năm 2019, Trung Quốc vân đứng vị trí thứ nhất với 65,7% thị phần, tiếp đến là Hoa Kỳ (chiếm 4%), Hàn Quốc (chiếm 3,5%), Nhật Bản (chiếm 3,3%), Hà Lan (chiếm 2,2%). Các thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Lào (gấp 6,7 lần), Hong Kong (gấp 3,2 lần), Đài Loan (tăng 69,9%), Thái Lan (tăng 47%). Như vậy, qua đó có thể thấy những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm gạo, rau quả, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cao su, chè. Các thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu của Việt Nam bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Hoa kỳ, và các nước ASEAN. Mặc dù Việt Nam đã thành công trong việc xuất khẩu một số mặt hàng nông sản mà Việt Nam có lợi thế tới khoảng 180 thị trường trên thế giới, trong đó có những thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Hoa kỳ, song nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã và đang tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ các hàng rào phi thuế tại các thị trường xuất khẩu, bao gồm cả những nước phát triển và những nước đang phát triển. Theo Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công thương), Trung Quốc là thị trường đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam song đây là thị trường ngày càng chú trọng sử dụng nhiều rào cản phi thuế đối với hàng nông sản, trong đó có mặt hàng gạo, trái cây, Trong những năm gần đây, bên cạnh việc tiếp tục sử dụng những quy định kỹ thuật đối với chất lượng của hàng hóa, những quy định về quy 201
  10. cách đóng gói, nhãn hiệu của hàng hóa, Trung Quốc đã bổ sung những quy định kỹ thuật đối với vùng trồng, nhà máy sản xuất, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, những quy định danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng, danh mục doanh nghiệp được xuất khẩu gạo, danh mục trái cây được xuất khẩu vào Trung Quốc, Năm 2019, Trung Quốc đã cho phép 9 loại trái cây của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch, bao gồm: Dưa hấu, mít, vải, nhãn, thanh long, chuối, xoài, chôm chôm, măng cụt. Các mặt hàng gạo, trái cây đều phải đáp ứng những quy định về chất lượng, đóng gói, nhãn mác và phải được kiểm tra kỹ lưỡng về dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch cũng như kiểm tra truy xuất nguồn gốc xuất xứ trước khi được đưa vào thị trường Trung Quốc. Riêng mặt hàng gạo, Trung quốc vẫn đang quản lý nhập khẩu bằng quy định hạn ngạch. Qua đó cho thấy để thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trưởng Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam đang dần phải đáp ứng những quy định kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ ngày càng trở nên nghiêm ngặt hơn. Ngoài ra, theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Hoa kỳ ngày càng chú trọng những quy định nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Vì vậy, các thị trường này thường đưa ra những quy định cụ thể liên quan dư lượng hóa chất, giới hạn tối đa thuốc bảo vệ thực vật (MRL), những quy định khắt khe đối với vùng trồng, vùng nguyên liệu, nhà máy hay những quy định kỹ thuật đối với toàn bộ quy trình từ lựa chọn giống đến trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản đến sơ chế, chế biến, đóng gói, phân phối. Thậm chí, toàn bộ quy trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chiếu xạ, đóng gói sản phẩm còn được giám sát bởi đại diện các cơ quan chức năng của thị trường xuất khẩu tại Việt Nam. Nếu như EU chú trọng nhiều đến truy suất nguồn gốc và kiểm dịch đối với hàng nông sản thì các thị trường như Hoa kỳ, Úc, Nhật Bản còn bổ sung thêm những quy định về chiếu xạ đối với trái cây trước khi xuất khẩu. Chẳng hạn các loại trái cây như thanh long, vải, nhãn khi xuất khẩu sang Hoa kỳ, Úc, Nhật Bản đều phải được chiếu xạ bởi những nhà máy chiếu xạ tại Việt Nam được đối tác chấp nhận trước khi đóng gói để xuất khẩu. Bên cạnh đó, các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản đang có xu hướng sử dụng những sản phẩm hữu cơ, những sản phẩm tự nhiên không sử dụng hóa chất. Do đó, trước xu hướng sử dụng ngày càng nhiều rào cản kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ đối với hàng nông sản ở các nước, Việt Nam cần có những giải pháp ứng phó để tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu nông sản trong thời gian tới. 6. Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong bối cảnh thương mại hàng nông sản chịu ảnh hưởng bởi rào cản phi thuế Là nhóm hàng nhạy cảm và có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người, đời sống động thực vật và môi trường nên hoạt động sản xuất và thương mại hàng nông sản luôn được chỉnh phủ các nước quan tâm và sử dụng các biện pháp phi thuế như TBT, SPS, thậm chí cả những biện pháp có thể gây cản trở và bóp méo thương mại như trợ cấp, phòng vệ thương mại, các biện pháp hạn chế định lượng. Những số liệu thống kê của WTO, UNCTAD, WB được phân tích ở trên cho thấy mức ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế đến hàng nông sản là rất lớn, gần như 90% đến 100% hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường các nước chịu ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế, điển hình là các biện pháp SPS, TBT. Với trình độ phát triển kinh tế và khoa học công nghệ càng cao, các quy định đối với hàng nông sản càng trở nên càng khắt khe, nghiêm ngặt, bao phủ toàn bộ quá trình 202
  11. tạo ra sản phẩm đến khi phân phối tới người tiêu dùng, từ những yêu cầu về chất lượng của sản phẩm, đóng gói, bao bì, quy trình và phương pháp sản xuất, phân phối sản phẩm cho đến những quy định liên quan lao động, tác động đối với môi trường, Vì vậy, nghiên cứu những giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hàng rào phi thuế được sử dụng ngày càng phổ biến với mức độ lớn là điều cần thiết. Bài viết mong muốn chia sẻ một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian tới khi mà hàng rào phi thuế được đánh giá vẫn tiếp tục có ảnh hưởng lớn đối với hàng nông sản. Thứ nhất, quy hoạch vùng nuôi, trồng, chế biến, sản xuất nông sản nhằm đảm bảo tính tập trung, góp phần khai thác và sử dụng hiệu quả thế mạnh của vùng, miền nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất và chất lượng với số lượng lớn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc thực hiện quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định 575/QĐ - Ttg năm 2015, theo đó đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ nhằm phát triển nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa với số lượng lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia và tăng cường cho xuất khẩu. Thứ hai, kiên quyết đổi mới phương pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững dựa trên các tiêu chuẩn của các thị trường nhập khẩu hoặc theo các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn hữu cơ. Cùng với việc đổi mới phương pháp sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, cần thực hiện nghiêm túc các quy định của thị trường nhập khẩu liên quan bao bì, nhãn mác, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường, Thứ ba, cải thiện môi trường đầu tư, tiếp tục rà soát, bãi bỏ, cắt giảm thủ tục hành chính và các điều kiện kinh doanh nhằm tăng cường thu hút đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Thứ tư, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia đối với hàng nông sản, tiến tới hài hòa hóa với các quy định của các thị trường nhập khẩu ở khu vực và trên thế giới. Đồng thời, tập trung xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu quốc gia, xử lý nghiêm các hành vi gian lận ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa nông sản, nhằm giữ uy tín cho hàng hóa nông sản của Việt Nam ở thị trường trong nước và quốc tế. Thứ năm, giữ ổn định các thị trường truyền thống cùng với việc nỗ lực đẩy mạnh tìm kiếm và mở rộng các thị trường tiềm năng, tránh tình trạng phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống. Việt Nam cần tích cực đàm phán và tham gia những Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) để phát triển thị trường cho hàng nông sản của Việt Nam, đồng thời để tăng cường cơ hội thừa nhận lẫn nhau những quy chuẩn kỹ thuật cũng như để tháo gỡ những rào cản phi thuế đối với hàng nông sản của Việt Nam. Thứ sáu, phát triển chuỗi cung ứng lạnh để góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản. Sử dụng chuỗi cung ứng lạnh với sự tham gia của hệ thống kho hàng lạnh và hệ thống vận tải lạnh sẽ giúp bảo quản hàng hóa tốt hơn, giảm tỷ lệ tổn thất do hư hỏng, kéo dài thời gian sử dụng cho hàng nông sản. 203
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công thương, Báo cáo xuất nhập khẩu các năm 2016-2018. 2. Lê Thị Việt Nga (2019), Xu hướng bảo hộ thương mại bằng các biện pháp phi thuế quan và những tác động đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Thương mại quốc tế, chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”. 3. Lê Thị Việt Nga (2018), Mức độ phổ biến của rào cản phi thuế ở ASEAN hiện nay, Tạp chí Khoa học Thương mại số 123. 4. Lê Thị Việt Nga (2016), Thúc đẩy xuất khẩu bền vững nông sản của Việt Nam dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Khoa học Thương mại, số 126. 5. 6. 7. UNCTAD (2019), International classification non-tariff measures 8. UNCTAD (2017), the unseen impact of non-tariff measures 9. www.wto.org 10. www.vinanet.vn 11. www.mard.gov.vn 204