Áp dụng IFRS trong công bố thông tin Báo cáo tài chính - Bài học kinh nghiệm từ doanh nghiệp FDI Zamil Steel

pdf 10 trang Gia Huy 18/05/2022 2720
Bạn đang xem tài liệu "Áp dụng IFRS trong công bố thông tin Báo cáo tài chính - Bài học kinh nghiệm từ doanh nghiệp FDI Zamil Steel", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfap_dung_ifrs_trong_cong_bo_thong_tin_bao_cao_tai_chinh_bai_h.pdf

Nội dung text: Áp dụng IFRS trong công bố thông tin Báo cáo tài chính - Bài học kinh nghiệm từ doanh nghiệp FDI Zamil Steel

  1. ÁP DỤNG IFRS TRONG CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH - BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ DOANH NGHIỆP FDI ZAMIL STEEL ThS.NCS. Lê Thị Trâm Anh1 Tóm tắt: Công bố thông tin báo cáo tài chính (BCTC) theo IFRS giúp cho thông tin tài chính của các doanh nghiệp minh bạch và có độ tin cậy cao hơn, có khả năng so sánh với các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng thông tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp FDI có công ty mẹ ở các quốc gia đã áp dụng IFRS sẽ giúp các DN này giảm bớt chi phí chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS để hợp nhất BCTC với công ty mẹ. Ngày 16/3/2019, Bộ Tài chính ban hành quyết định số 345/QĐ-BTC phê duyệt đề án áp dụng chuẩn mực BCTC tại Việt Nam trong đó có đề cập đến lộ trình áp dụng IFRS cho doanh nghiệp FDI. Bài viết đã giới thiệu kinh nghiệm chuẩn bị áp dụng IFRS của DN FDI Zamil Steel và đề xuất khuyến nghị các DN FDI tại Việt Nam xây dựng lộ trình chuẩn bị áp dụng IFRS để đạt được thành công trong thời gian sớm nhất. Từ khoá: Công bố thông tin, Báo cáo tài chính, IFRS, doanh nghiệp FDI APPLICATION OF IFRS IN FINANCIAL INFORMATION STATEMENT – LESSONS LEARNED FROM ZAMIL STEEL FDI ENTERPRISES Abstract: IFRS financial statement provides more transparent and reliable information, facilitating the evaluation of enterprises in the comparison with those in other countries, better satisfying the information requirements of domestic and foreign investors. Especially for FDI enterprises whose parent companies operating in countries applying IFRS, the cost of converting financial statements from VAS to IFRS to consolidate financial statements with the parent company will be reduced. On March 16, 2019, the Ministry of Finance issued Decision No. 345/QD-BTC approving the proposal of IFRS application in Vietnam, including the preparations to apply IFRS for FDI enterprises. This paper provides experience lessons in applying IFRS of Zamil Steel FDI enterprise and proposes recommendations for FDI enterprises in Vietnam to develop proper strategies to apply IFRS for better success and achievements. Key word: Disclosure; Financial Statement; IFRS; FDI enterprise ĐẶT VẤN ĐỀ IFRS là chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế được hội đồng chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc tế và Hội đồng giải thích lập BCTC quốc tế (IFRIC) biên soạn theo định hướng thị trường vốn và hệ thống lập BCTC. Mục tiêu của IFRS là cung cấp một khuôn khổ quốc tế về cách lập và trình bày BCTC cho các công ty đại chúng. IFRS tập trung vào các hướng dẫn, diễn giải chung nhất về cách lập BCTC. Trong 10 năm gần đây, việc áp dụng IFRS đã phát triển nhanh chóng và được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Theo tài liệu của Uỷ ban chuẩn mực BCTC quốc tế (IASB), tính đến nay đã có 131/143 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm tỷ lệ 93% các nước được IASB khảo sát) đã tuyên bố về việc cho phép áp dụng IFRS dưới các hình thức 1 Trường Đại học Thương Mại; Email: tramanhle0281@gmail.com 783
  2. 784 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI khác nhau. Tất cả các tổ chức có tác động đến nền kinh tế thế giới như G20, Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Hội đồng ổn định tài chính quốc tế (FSB), Tổ chức quốc tế các Uỷ ban chứng khoán (IOSCO) đều ủng hộ và hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên toàn cầu. Ở Châu Âu, 31 nước thành viên và 5 vùng lãnh thổ đã áp dụng toàn bộ IFRS. Ở Mỹ, thị trường nội địa vẫn nằm ngoài khuôn khổ của IFRS, tuy nhiên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã xác nhận việc đưa IFRS vào các mô hình của Mỹ được coi là nhiệm vụ ưu tiên. Vì vậy, việc công bố thông tin BCTC theo IFRS sẽ tạo ra sự minh bạch, cải thiện mức độ tin cậy về thông tin tài chính, giúp loại bỏ rào cản thương mại xuyên quốc gia thông qua BCTC, giúp cho các thông tin tài chính dễ dàng so sánh hơn giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau. Việt Nam hiện nay chưa được công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường, một trong những nguyên nhân là do hệ thống chuẩn mực BCTC chưa đầy đủ và lạc hậu so với thông lệ quốc tế (Cục quản lý giám sát Kế toán&Kiểm toán BTC, 2020) làm cho các thông tin tài chính công bố đến công chúng, các nhà đầu tư và đối tượng quan tâm trở nên thiếu minh bạch và không thể so sánh giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau. Vì vậy, việc cho phép áp dụng IFRS tại Việt Nam sẽ góp phần để cộng đồng quốc tế công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ, từ đó khơi thông dòng vốn FDI, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc bảo vệ các nhà đầu tư và tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Có thể thấy IFRS là ngôn ngữ chính được sử dụng chung toàn cầu, giúp đảm bảo tính thống nhất của chuẩn mực BCTC áp dụng cho các tổ chức trên các khu vực pháp lý khác nhau trong việc đo lường, công khai và minh bạch tài chính. Đặc biệt, đối với DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà công ty mẹ sử dụng IFRS thì việc áp dụng IFRS là một yêu cầu bắt buộc nhằm phục vụ cho việc hợp nhất BCTC ở công ty mẹ, khi đó các doanh nghiệp này sẽ không còn phải mất thêm chi phí để chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS. Theo khảo sát của IASB đánh giá toàn diện của hơn 100 nghiên cứu chuyên ngành về lợi ích kinh tế của IFRS cho thấy, hầu hết các nghiên cứu đề đưa ra bằng chứng là IFRS giúp tăng cường hiệu quả hoạt động thị trường vốn và thúc đẩy các khoản đầu tư xuyên biên giới. Trong điều kiện hiện nay, khi mà nền kinh tế thị trường đang được dần hoàn thiện, thị trường tài chính đang trong giai đoạn phát triển nhanh, đầu tư nước ngoài mở rộng mạnh mẽ thì yêu cầu áp dụng IFRS là sự cần thiết cấp bách, khách quan. Trong phạm vi của bài viết, tác giả đưa ra một số vấn đề lý thuyết cơ bản về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, báo cáo tài chính của doanh nghiệp FDI; nghiên cứu khái quát thực trạng về các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam trong đó bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu điển hình từ doanh nghiệp FDI Zamil Steel để phân tích làm rõ lộ trình áp dụng IFRS của doanh nghiệp này để từ đó đề xuất bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp FDI có cùng có thể tham khảo. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái quát hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài Hiện nay, FDI trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi quốc gia trên thế giới. FDI ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nhưng nhanh chóng xác lập vị trí của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế. Trên thực tế, có khá nhiều
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 785 cách nhìn nhận khác nhau về FDI. Thông thường, FDI được hiểu là một dự án hoạt động sản xuất kinh doanh các nhà DTNN đến một nước sở tại để thành lập và điều hành DN kinh doanh. Quỹ tiền tệ thế giới (International Moneytary Fund – IMF) đã đưa ra định nghĩa về FDI, “FDI là đầu tư có lợi ích lâu dài của một DN tại một nước khác (nước nhận đầu tư – hosting country), không phải tại nước mà DN đang hoạt động (nước đi đầu tư – source country) với mục đích quản lý một cách hiệu quả DN” (IMF,1993) Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng đưa ra định nghĩa về FDI tương tự như IMF. Tuy nhiên, OECD có quan niệm rộng hơn về ĐTNN. Theo quan điểm OECD, nhà ĐTNN là cá nhân hoặc tổ chức có thể thuộc cơ quan của chính phủ hoặc không thuộc cơ quan Chính phủ đầu tư tại nước ngoài. Uỷ ban thương mại và phát triển của Liên hiệp quốc (UNCATAD), trong Báo cáo đầu tư thế giới năm 1996 đã đưa ra định nghĩa về FDI như sau “FDI là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một DN ở một nền kinh tế khác (DN FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh DN) Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và trong lần sửa đổi, bổ sung một số điều Luật đầu tư nước ngoài ngày 09/6/2000 quy định của tại khoản 1 Điều 2: “FDI là việc nhà DTNN đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”, trong đó nhà ĐTNN được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Qua các định nghĩa về FDI, có thể hiểu một cách khái quát về FDI là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình. Theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ bất động sản, các loại hợp đồng và giâý phép có giá trị ), tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý ) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nơ ) 2.2. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp FDI BCTC của DN FDI phải được lập trên cơ sở số liệu của các sổ kế toán được ghi chép từ các chứng từ kế toán hợp lý, hợp lệ, hợp pháp. DN FDI phải chấp hành đúng quy định về các mẫu, nội dung, phương pháp tính toán, trình bày, thời gian lập và nộp BCTC theo hệ thống BCTC ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC đối với DN. Thời hạn nộp và công bố BCTC của DN FDI được quy định riêng cho từng loại báo cáo (i) Báo cáo quý nộp chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý, báo cáo năm nộp chậm nhất ba tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính của DN. BCTC hàng năm của DN FDI phải được doanh nghiệp kiểm toán độc lập (KTĐL) hoạt động hợp pháp tại Việt Nam kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyển. Nhà nước khuyến khích các DN FDI thực hiện kiểm toán BCTC vì mục đích thuế. DN FDI phải nộp BCTC hàng năm đã được kiểm toán cho Cục thuế địa phương, cơ quan cấp giấy phép đầu tư hoặc giấy phép hoạt động, Cục thống kê, Bộ Tài chính và cho bên góp vốn phía Việt Nam (nếu có). Các DN, tổ chức FDI có trụ sở nằm trong khu Chế xuất, khu Công nghiệp, Khu Công nghệ cao phải nộp BCTC cho Ban Quản lý Khu chế xuất, Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.
  4. 786 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI DN FDI phải công bố công khai BCTC năm và các thông tin về tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh của DN đến các đối tượng sử dụng thông tin theo quy định. Bên cạnh đó, dựa trên các BCTC đã lập tại Việt Nam, các DN FDI còn phải lập một BCTC để phục vụ cho việc hợp nhất BCTC tại các công ty mẹ ở nước ngoài. Tuỳ từng yêu cầu cụ thể của mỗi DN FDI mà mức độ tuân thủ của BCTC theo IFRS sẽ có có sự khác nhác nhau từ mức độ chuyển đổi BCTC theo VAS sang IFRS theo một vài nghiệp vụ cụ thể để đảm bảo hợp nhất BCTC với công ty mẹ ở nước ngoài cho đến tuân thủ hoàn toàn. Tuy nhiên, dù ở mức độ nào thì DN FDI cũng phải mất thêm chi phí, thời gian để chuyển đổi từ VAS sang IFRS (Lại Thị Thu Thuỷ, 2018). 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết nghiên cứu về đề án áp dụng IFRS trong công bố BCTC của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong đó nghiên cứu cụ thể cho các doanh nghiệp FDI từ đó đưa ra đề xuất khuyến nghị các doanh nghiệp FDI trong quá trình chuẩn bị áp dụng. Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể như sau: - Phương pháp nghiên cứu điển hình: tác giả thực hiện nghiên cứu lộ trình áp dụng IFRS của doanh nghiệp FDI Zamil Steel làm tình huống nghiên cứu để thấy được quá trình chuẩn bị về nguồn nhân lực, tổ chức hệ thống thông tin tài chính phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính theo IFRS của doanh nghiệp này làm căn cứ đề xuất khuyến nghị. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: tác giả thu thập, tổng hợp các tài liệu về chính sách, quy định công bố thông tin, các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế, các số liệu thống kê về đầu tư nước ngoài từ đó tiến hành phân loại, tổng hợp, so sánh đánh giá thông tin và đưa ra nhận xét. - Phương pháp phân tích nội dung: Thông qua những bài viết, bài nghiên cứu về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS ở Việt nam và trên thế giới để có cái nhìn tổng quan về tình hình áp dụng IFRS trong công bố thông tin BCTC, những thuận lợi và khó khăn mà các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI gặp phải từ đó đề xuất khuyến nghị đối với các doanh nghiệp FDI chuẩn bị các nguồn lực, các điều kiện để đảm bảo áp dụng IFRS được thành công 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Khái quát về các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam Các DN FDI ở Việt Nam hoạt động chủ yếu dưới 2 hình thức là DN 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng số DN FDI đang hoạt động trên phạm vi quốc gia tính đến năm 2019 là 25.054 doanh nghiệp trong đó số lượng DN 100% vốn nước ngoài luôn chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu. Lũy kế đến cuối tháng 12/2020, cả nước có 33.070 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 384 tỉ USD; vốn thực hiện ước đạt 231,86 tỉ USD, bằng 60,4% vốn đăng ký còn hiệu lực. Dữ liệu của Bộ KHĐT cho thấy, FDI hiện đóng góp khoảng 20% GDP và là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển với tỉ trọng khoảng 23,7% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, 58% tổng vốn đầu tư FDI tập trung vào lĩnh vực chế biến, chế tạo, tạo ra trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, kim ngạch xuất khẩu của khu vực này cũng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong xuất khẩu cả nước. Đây cũng là khu vực tạo việc làm cho gần 4 triệu việc làm trực tiếp và khoảng 5 triệu việc làm gián tiếp.
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 787 Hình 1: Thống kê số lượng doanh nghiệp FDI qua các năm Nguồn: Tổng cục thống kê 4.2. Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam Ngày 16 tháng 3 năm 2020 Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Quyết định số 345/QĐ- BTC phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính tại Việt Nam với lộ trình áp dụng IFRS với 3 giai đoạn theo từng mốc thời gian như sau: Bảng 1. Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam Thời gian Năm 2020 – 2021 Năm 2022 – 2025 Sau năm 2025 (giai đoạn chuẩn bị) (giai đoạn 1) (giai đoạn 2) Xây dựng và ban hành Đề án áp dụng Bộ Tài chính khuyến khích các DN có Bộ Tài chính căn cứ nhu cầu, khả năng sẵn chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt nhu cầu và đủ nguồn lực, thông báo sàng của các DN và tình hình thực tế, quy Nam. cho Bộ Tài chính trước khi tự nguyện định phương án, thời điểm bắt buộc áp áp dụng IFRS. dụng IFRS để lập báo cáo tài chính. Dịch thuật, soát xét, xây dựng và ban IFRS được áp dụng để lập báo cáo tài IFRS được áp dụng để lập báo cáo tài hành bản dịch IFRS sang tiếng Việt, chính hợp nhất đối với: các công ty mẹ chính hợp nhất đối với: các công ty mẹ đồng thời trình cấp có thẩm quyền của tập đoàn kinh tế nhà nước có quy của tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô ban hành văn bản quy phạm pháp mô lớn hoặc có các khoản vay được tài lớn hoặc có các khoản vay được tài trợ bởi Công việc luật về cách thức áp dụng IFRS. trợ bởi các định chế tài chính quốc tế, các định chế tài chính quốc tế, các công các công ty mẹ là công ty niêm yết, ty mẹ là công ty niêm yết, các công ty đại các công ty đại chúng có quy mô lớn là chúng có quy mô lớn là công ty mẹ chưa công ty mẹ chưa niêm yết và các công niêm yết và các công ty mẹ khác. ty mẹ khác. Đào tạo nguồn nhân lực, quy trình IFRS được áp dụng để lập báo cáo tài IFRS được áp dụng để lập báo cáo tài triển khai cho các DN chính riêng đối với DN có 100% vốn chính riêng đối với DN có 100% vốn đầu đầu tư trực tiếp nước ngoài là công ty tư trực tiếp nước ngoài là công ty con của con của công ty mẹ ở nước ngoài. công ty mẹ ở nước ngoài. Nguồn: Tác giả tổng hợp
  6. 788 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI 4.3. Kinh nghiệm chuẩn bị áp dụng IFRS tại doanh nghiệp FDI – Zamil Steel Công ty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil Việt Nam (ZSV) là liên doanh giữa tập đoàn đầu tư công nghiệp Zamil Industrial Investment Company và tập đoàn Mitsui & Co., Ltd. Tập đoàn Zamil Steel được thành lập từ năm 1977, chuyên thiết kế, chế tạo và cung cấp nhà thép tiền chế và là một thành viên của Tập đoàn đầu tư công nghiệp Zamil Industrial Investment Group (ZIIG). Zamil Steel thành lập văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1993 và xuất khẩu sản phẩm nhà thép sang khu vực Đông Nam Á. Năm 1997, nhìn thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của khu vực Đông Nam Á, Zamil Steel đã quyết định xây dựng nhà máy đầu tiên ở khu công nghiệp Nội Bài. Sự hợp tác đầu tư giữa Zamil Steel và tập đoàn Mitsui & Co., Ltd đã tạo nên một liên doanh với 100% vốn sở hữu nước ngoài – Công ty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil Việt Nam. Lộ trình áp dụng IFRS của Zamil Steel Công tác chuẩn bị Kể từ khi thành lập tại Việt Nam năm 1997 cho đến nay, Zamil Steel thực hiện lập BCTC theo VAS sau đó chuyển đổi sang IFRS dưới sự hỗ trợ của công ty kiểm toán rồi nộp về tập đoàn để thực hiện hợp nhất BCTC đồng thời gửi BCTC đã được kiểm toán cho 2 nhà đầu tư. Hiện nay công ty vẫn chưa chuyển đổi toàn bộ BCTC theo IFRS vì tập đoàn mẹ chưa quá thúc giục gấp tuy nhiên quá trình chuẩn bị cho việc áp dụng IFRS của công ty đã được khởi động từ năm 2015. Tổ chức nguồn nhân lực Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực đến sự thành công của việc áp dụng IFRS nên công ty đã tổ chức cho đội ngũ kế toán, tài chính cập nhật các nội dung về IFRS theo chương trình đào tạo của Bộ Tài chính, các công ty kiểm toán thuộc Big4 và hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc ACCA. Do thông tin kế toán không chỉ đến từ bộ phận kế toán mà còn liên quan đến các bộ phận khác như bộ phận tài chính, bán hàng, bộ phận quản trị, công nghệ thông tin nên công tác đào tạo, bồi dưỡng không chỉ dừng lại ở bộ phận kế toán mà còn phải trang bị kiến thức hiểu biết cho các bộ phận liên quan. Cụ thể, năm 2021 bộ máy nhân sự của công ty đã hình thành nhóm quản lý dự án áp dụng IFRS của công ty gồm 3 người thuộc bộ phận tài chính kế toán để chuyên trách IFRS gồm 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp, 1 kế toán báo cáo; 2 người thuộc bộ phận IT; và 3-5 người của các bộ phận khác (vận hành sản xuất, kế hoạch, kiểm soát nội bộ). Ngoài ra, ban lãnh đạo công ty luôn tích cực tham gia chỉ đạo, điều hành trong quá trình triển khai áp dụng IFRS và có sự phối hợp với công ty tư vấn để chuẩn bị hệ thống, nhân sự và kinh phí để sẵn sàng áp dụng IFRS. Tổ chức hệ thống thông tin tài chính Hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) đủ mạnh để hiệu quả, hiệu lực của công tác quản trị nội bộ là một trong những yếu tố quan trọng để áp dụng IFRS thành công bởi nó đảm bảo kết nối giữa bộ phận kế toán, tài chính và các bộ phận khác; Đảm bảo kết nối giữa công ty mẹ và các công ty con ở nước ngoài, đơn vị trực thuộc. Mặt khác, IFRS hướng đến cung cấp thông tin trên nền tài sản thuần vì vậy hệ thống CNTT cũng cần phải đáp ứng được nhu cầu cung cấp BCTC ở bất cứ thời điểm nào cho các nhà đầu tư, cho các hoạt động tái cấu trúc M&A
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 789 (Cục quản lý giám sát Kế toán Kiểm toán BTC, 2020). Hệ thống thông tin của công ty phục vụ cho lập báo cáo theo IFRS là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), đây là hệ thống của tập đoàn mẹ Zamil Industrial Investment Company ở Arập Saudi (với 40 công ty trên toàn cầu) đã được xây dựng từ nhiều năm trước và được cập nhật thường xuyên để trích dẫn và chỉnh sửa các module thông tin theo yêu cầu sử dụng. Năm 2023, công ty sẽ đăng ký tự nguyện áp dụng IFRS theo lộ trình của Bộ Tài chính. Thuận lợi và khó khăn của công ty khi áp dụng IFRS trong CBTT báo cáo tài chính Thuận lợi Nếu được BTC cho phép áp dụng IFRS trong lập BCTC sẽ giúp cho công ty hợp nhất BCTC với tập đoàn mẹ và Misuit thuận tiện hơn, rút ngắn thời gian tổng hợp BCTC của tập đoàn phục vụ cổ đông, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời theo quy định; Công bố BCTC theo IFRS giúp thông tin tài chính minh bạch hơn giúp cho quan hệ của doanh nghiệp với tổ chức tín dụng, khách hàng, nhà cung cấp khi đàm phán các điều khoản thực hiện và tham gia đấu thầu quốc tế thuận lợi hơn; Tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa bộ phận kế toán tài chính phục vụ IFRS với các bộ phận khác như quản lý nhân sự, quản lý sẳn xuất, quản lý mua bán, quản lý kho , các bộ phận có trách nhiệm hơn trong cập nhật thông tin lên hệ thống từ đó tạo nên nguồn thông tin đầy đủ, kịp thời để cung cấp cho các nhà quản lý bên trong doanh nghiệp và các đối tượng khác bên ngoài doanh nghiệp. Khó khăn Mặc dù đề án áp dụng IFRS đã được BTC ban hành tuy nhiên hành lang pháp lý và các hướng dẫn cụ thể về vấn đề này vẫn chưa đầy đủ. Đặc biệt, phạm vi áp dụng của chính sách kế toán, thuế-hải quan và định giá còn chưa được xác định rõ nên rất dễ xảy ra vướng mắc trong quá trình thực hiện; Khi áp dụng IFRS lần đầu tiên có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến BCTC do có sự khác biệt lớn giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam mà công ty đang áp dụng với IFRS làm ảnh hưởng đến mục tiêu và kỳ vọng của các đối tác hoặc các bên liên quan; IFRS yêu cầu nhiều đến đánh giá giá trị hợp lý theo giá thị trường, do đó đòi hỏi nhân viên kế toán phải có kiến thức chuyên môn chuyên sâu và kinh nghiệm thức tế có thể là một thách thức lớn đối với nguồn nhân lực của công ty. 4.4. Đề xuất bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp FDI Qua kết quả khảo sát lộ trình áp dụng IFRS của doanh nghiệp FDI Zamil Steel có thể thấy để áp dụng IFRS trong việc lập BCTC đòi hỏi cả một quá trình chuẩn bị lâu dài do khối lượng công việc mà các doanh nghiệp phải triển khai là rất lớn. Vì vậy, để để đảm bảo việc chuyển đổi thành công các doanh nghiệp FDI cần chú ý đến một số điểm cơ bản như sau: Công tác chuẩn bị Các doanh nghiệp FDI cần lên lộ trình chuyển đổi sang IFRS ngay khi có quyết định chuyển đổi để có thể đề ra những kế hoạch thay đổi về quy trình kinh doanh, tuyển dụng nhân sự và nguồn lực tài chính cho việc chuyển đổi IFRS lần đầu tiên;
  8. 790 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Cần thiết lập một đội dự án chuyển đổi sang IFRS trong đó người lãnh đạo dự án phải là một trong những thành viên của ban lãnh đạo doanh nghiệp và có sự tham gia của các phòng ban tài chính trong doanh nghiệp như kế toán, kinh doanh, pháp chế, công nghệ thông tin; Cần thực hiện đánh giá tác động của việc chuyển đổi sang IFRS ở tất cả các đơn vị trong tập đoàn có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo kế toán của các công ty này lập báo cáo tài chính theo IFRS phục vụ cho mục đích hợp nhất báo cáo của công ty mẹ; Tổ chức đào tạo một đội ngũ kế toán có kiến thức về IFRS ở cả công ty mẹ và các công ty con trọng yếu trong tập đoàn; Làm việc với các công ty tư vấn kiểm toán có nhiều kinh nghiệm về BCTC theo IFRS để có được sự hỗ trợ kịp thời đối với những vấn đề kỹ thuật trọng yếu khi lập BCTC theo IFRS Tổ chức nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình áp dụng IFRS có thành công hay không do đó mỗi doanh nghiệp FDI cần phải quan tâm chú ý đến công tác chuẩn bị nguồn năng lực nội tại của doanh nghiệp bằng cách: - Trang bị kiến thức, hiểu biết cơ bản về tài chính cho Ban giám đốc, cán bộ quản lý chủ chốt vì họ là những người chịu trách nhiệm phê duyệt báo cáo tài chính. Cần thay đổi tư duy đội ngũ lãnh đạo vì quá trình chuyển đổi IFRS không đơn giản chỉ là chuyển đổi chính sách kế toán, chuyển đổi hình thức của BCTC mà là cả một sự chuyển đổi liên quan các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp vì vậy quá trình chuyển đổi sẽ khó diễn ra một cách thuận lợi nếu lãnh đạo doanh nghiệp không có những chỉ đạo cụ thể về việc phối hợp giữa các bộ phận nhằm tối ưu hoá việc thu thập thông tin cần thiết cho việc thiết lập và trình bày BCTC. - Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực kịp thời, bài bản, liên tục và lâu dài cho bộ phận kế toán, tài chính và cho cả các bộ phận khác có liên quan như hoạch định chiến lược, kinh doanh, bán hàng Đặc biệt là bộ phận kế toán bởi vì so với chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS như hiện nay thì cách nhìn nhận đối với chuẩn mực IFRS có nhiều đánh giá mang tính chủ quan nhiều hơn chứ không phải theo hướng tuân thủ luật lệ và mỗi IFRS lại có nhiều cách diễn giải khác nhau mà cơ quan quản lý có quyền lựa chọn tiếp nhận hay không nên kế toán của công ty phải hiểu thật rõ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để có thể phân tích đánh giá tìm ra bản chất tài chính của các giao dịch kinh tế từ đó lựa chọn nguyên tắc phù hợp trong số các nguyên tắc được quy định bởi chuẩn mực để vận dụng cho từng giao dịch và tình huống cụ thể mà vẫn được các cơ quan quản lý chấp nhận. Doanh nghiệp có thể lập một nhóm dự án triển khai IFRS riêng biệt bao gồm những nhân viên có trình độ tiếng Anh tốt để có thể tự nghiên cứu các quy định và diễn giải của IFRS trong trường hợp các hướng dẫn IFRS bằng tiếng Việt chưa được ban hành một cách đầy đủ. Ngoài ra, các nhân viên thuộc nhóm dự án cũng nên chủ động tiếp cận các chứng chỉ quốc tế ngắn hạn về IFRS, chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế và trở thành hội viên các hội nghề nghiệp quốc tế như ACCA, ICEW để tiếp tục được cập nhật theo chuẩn quốc tế. - Tận dụng kiến thức, hiểu biết, sự hỗ trợ và nguồn lực từ các công ty kiểm toán, tư vấn, hội nghề nghiệp vì đây là các đơn vị có hiểu biết chuyên sâu về IFRS vì họ có nhiều khách hàng đã áp dụng IFRS cũng như là thành viên của các tổ tư vấn, xây dựng chuẩn mực của BTC.
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 791 Tổ chức hệ thống thông tin tài chính Việc áp dụng IFRS đòi hỏi hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hỗ trợ quá trình thu nhập, chuẩn hoá dữ liệu, xử lý dữ liệu cũng như kết nối mọi hoạt động từ tất cả các phòng ban bên trong doanh nghiệp, hoặc các bên liên quan từ bên ngoài doanh nghiệp. Thật vậy, để áp dụng IFRS thì quá trình chuyển đổi là rất quan trọng, quá trình này đòi hỏi phải có sự hợp tác của các nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp chứ không chỉ đơn giản là việc thay đổi chính sách kế toán và không phải chỉ có bộ phận kế toán có trách nhiệm trong việc này. Ví dụ, khi có sự thay đổi liên quan đến quy trình kinh doanh của doanh nghiệp bộ phận kế toán cần xác định rõ những thông tin nào cần phải có để phục vụ cho công tác hạch toán kế toán theo IFRS mà hiện thời VAS chưa có sau đó phối hợp bộ phận bán hàng và bộ phận pháp chế rà soát sửa đổi các điều khoản của hợp đồng bán hàng, mua hàng, hợp đồng vay, thuê tài sản Từ những thay đổi này, bộ phận công nghệ thông tin tiến hành sửa đổi, cập nhật các trường dữ liệu, thông tin mới trong hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp để có thể cung cấp đầy đủ dữ liệu cho công tác hạch toán kế toán theo IFRS. Kinh nghiệm của các tập đoàn đa quốc gia trong quá trình chuyển đổi và áp dụng IFRS trên thế giới cho thấy rằng các doanh nghiệp triển khai IFRS thành công thường gắn liền với việc triển khai hệ thống ERP (Enterprise resource planning – Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp). Vì vậy để thành công được các doanh nghiệp nên quan tâm đến việc triển khai hệ thống ERP – hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Về phương diện công bố thông tin, hệ thống ERP sẽ mang đến những lợi ích cho doanh nghiệp: - Vì ERP là hệ thống tích hợp thông tin và các hoạt động xử lý trên cơ sở thông tin cho tất cả các vùng hoạt động của doanh nghiệp nên ERP không những tích hợp thông tin từ các bộ phận, các vùng hoạt động khác nhau mà nó còn cho phép chia sẻ thông tin, dữ liệu nên việc thu thập dữ liệu sẽ nhanh chóng hơn, rút ngắn thời gian lập báo cáo nên sẽ cung cấp thông tin cho người sử dụng kịp thời hơn; - ERP sử dụng thông tin thích hợp hơn nên nó cũng giúp người quản lý có nhiều thông tin phong phú, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp một cách tổng hợp, đầy đủ, toàn diện hơn; - ERP loại trừ được các rào cản giữa các vùng chức năng của doanh nghiệp nên nó cho phép người quản lý truy cập thông tin kịp thời và do đó tăng tính sẵn sàng của thông tin; KẾT LUẬN Công bố thông tin BCTC theo IFRS là xu hướng toàn cầu hoá về hợp tác và phát triển kinh tế. Kế toán không chỉ là vấn đề mang tính nội tại, riêng biệt của của từng quốc gia mà cần có sự hội tụ với chuẩn mực quốc tế. Việc áp dụng IFRS sẽ giúp các DN FDI tại Việt Nam là các công ty con của các tập đoàn đa quốc gia giảm chi phí chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS như hiện nay, góp phần cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam để thu hút nhiều hơn dòng vốn FDI trong tương lai. Tuy nhiên, để việc áp dụng IFRS được thành công, các DN FDI cần có lộ trình chuẩn bị cho các yếu tố như nguồn nhân lực và tổ chức cung cấp thông tin tài chính một cách hợp lý.
  10. 792 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lại Thị Thu Thuỷ (2018), Nghiên cứu ảnh hưỏng của các yếu tố đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, LATS, Đại học Thương Mại. 2. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, 1996 3. Niên giám thống kê 4. Quyết định phê duyệt đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam - 345/QĐ-BTC ngày 16 tháng 3 năm 2019 5. Tài liệu hội nghị triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam, ngày 11/11/2020