Cơ hội và thách thức đối với thị trường bán lẻ ở Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

pdf 11 trang Gia Huy 18/05/2022 1800
Bạn đang xem tài liệu "Cơ hội và thách thức đối với thị trường bán lẻ ở Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfco_hoi_va_thach_thuc_doi_voi_thi_truong_ban_le_o_viet_nam_kh.pdf

Nội dung text: Cơ hội và thách thức đối với thị trường bán lẻ ở Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

  1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ Ở VIỆT NAM KHI THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI Ths. Nguyễn Minh Phƣơng Trƣờng Đại học Thƣơng mại Tóm lược: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 của Tổng c c Thống kê, GDP cả năm tăng 7,02%, và à năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011. Trong đó doanh thu bán ẻ và dịch v tie u dùng của Viẹ t Nam ta ng 11,8% so với cùng kỳ và đạt 212,7 tỷ USD trong na m 2019. Có nhiều yếu tố tác động dẫn đến mức tăng trưởng ấn tượng, trong đó việc tham gia các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định thương mại tự do liên minh Châu Âu- Việt Nam (EVFTA) à một trong những yếu tố và sẽ còn mở ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Bài viết tập trung chỉ ra những thời cơ và thách thức đối với thị trường bán ẻ ở Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Trong đó nhấn mạnh đến những thời cơ và thách thức mà FTA thế hệ mới mang đến cho thị trường bán ẻ ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp, Nhà nước nhằm tận d ng những tác động tích cực để tranh thủ những ưu đãi thuế quan trong xuất nhập khẩu hàng hóa; tăng khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng mới hình thành trong khu vực hay hoàn thiện thể chế cơ chế kinh tế tạo đà thực hiện m c tiêu kép trong phát triển à tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô. Từ khóa: FTA thế hệ mới; cơ hội thách thức khi thực hiện FTA; thị trường bán ẻ Mở đầu Sự xuất hiện của các FTA thế hệ mới là tất yếu trong sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Khi các vòng đàm phám giữa các quốc gia thành viên của WTO không đạt được sự đồng thuận do sự bất đồng về chính sách thương mại trong các lĩnh vực (gần đây nhất là vòng đàm phán Doha - DDA) dẫn đến các thỏa thuận không được k kết, gây cản trở quá trình tự do hóa thương mại. Để đối phó với sự bế tắc trong các vòng đàm phán của WTO, các quốc gia có xu hướng quay trở lại việc k kết các Hiệp định thương mại tự do - FTA với mục đích thúc đẩy thương mại tự do, hợp tác kinh tế và đầu tư. FTA dường như ưu việt hơn WTO do thời gian đàm phán k kết ngắn, dễ đạt đồng thuận do ít nước tham gia, lĩnh vực FTA bao quát rộng hơn so với WTO. Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán, k kết hoặc đang đàm phám tổng cộng 17 FTA. Trong đó các FTA: CPTPP; EVFTA; AEC; VKFTA; VCUFTA là các FTA thế hệ mới với phạm vi rộng hơn, nội dung vượt ra ngoài cam kết về thương mại, dịch vụ và đầu tư, nó bao gồm cả các thể chế, pháp l trong các lĩnh vực môi trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ Các FTA này có hiệu lực sẽ tác động rất mạnh tới tốc độ tăng trưởng phát triển kinh tế và thể chế của Việt 773
  2. Nam nói riêng và các bên liên quan trên các phương diện như: thương mại quốc tế, thị trường hàng hóa, dịch vụ đầu tư 1. Bối cảnh tham gia FTA thế hệ mới ở Việt Nam Năm 1947 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại ra đời (GATT 1947) đã điều chỉnh thương mại hàng hóa toàn cầu trong suốt gần 50 năm. Hiệp định này đã tạo ra một sân chơi chung cho thương mại toàn cầu, xóa đi các rào cản về thuế và phi thuế, thúc đẩy thương mại hàng hóa tăng cao, đồng thời liên kết các quốc gia, bởi các luồng vốn đầu tư di chuyển để tận dụng tối đa những lợi thế trong sản xuất hàng hóa. Thống kê trong giai đoạn 1960-2016, thương mại thế giới tăng bình quân 3,5%/năm, tỷ trọng sản phẩm quốc nội của thế giới (GDP) tăng từ 24% lên 56%. Giai đoạn này cũng chứng kiến môi trường thương mại toàn cầu không ngừng mở rộng và ngày càng ổn định hơn nhờ các FTA và sự vận hành của Hiệp định GATT. Nguồn: Trung tâm hội nhập khu vực châu Á Hình 1. Số lượng các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đến cuối năm 2018 Nối tiếp Hiệp định GATT, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra đời vào năm 1995 đã tạo ra môi trường thương mại toàn cầu, ổn định hơn, tăng trưởng thương mại diễn ra nhanh và với quy mô lớn; đặc biệt là tạo nền tảng thúc đẩy hình thành Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS). Song song với quá trình hình thành sự kết nối chung của tự do thương mại và dịch vụ toàn cầu, các khu vực và các quốc gia trên thế giới cũng đẩy mạnh tìm kiếm, hợp tác sâu rộng hơn để tháo g những bế tắc trong các khuôn khổ hợp tác đa phương kể từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Vì vậy, các mô hình liên kết kinh tế khu vực như: Liên minh châu Âu, Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ, Khu vực thương mại tự do ASEAN các FTA song phương và đa phương lần lượt ra đời phát triển với tốc độ nhanh chóng. Khi các nước Đông Á bắt đầu tìm kiếm các khu vực mậu dịch tự do mới, thì một số nước thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương bắt đầu thảo luận về việc hình thành khu vực mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương. Từ sự khởi đầu này, đến nay đã hình thành Hiệp định Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sau khi Hoa k rút khỏi Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiệp định CPTPP với 11 nước thành viên 774
  3. tham gia (gồm Japan, Australia, New Zealand, Malaysia, Brunei, Singapore, Canada, Chile, Mexico, Peru và Việt Nam) đã được k vào ngày 8/3/2018 tại Santiago (Chile). Hiệp định CPTPP đã mở ra một khái niệm mới, đó là FTA thế hệ mới. Ngoài các lĩnh vực hợp tác truyền thống như các FTA trước đây thì FTA thế hệ mới đã đề cập đến nhiều nội dung phi truyền thống như lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ Nằm trong khu vực Đông Á năng động, mở cửa và k kết các FTA, Việt Nam là một trong những quốc gia hội nhập ngày càng sâu rộng. Đến nay, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 17 FTA, trong đó có 12 hiệp định đã có hiệu lực và đang thực thi gồm: Hiệp định ASEAN, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Australia- New Zealand, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Nhật Bản, Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Chi lê, Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á-Âu, CPTPP, ASEAN - Hồng Kông; 2 hiệp định đã k kết là Việt Nam - EU và Hiệp định Thương mại Việt Nam – Cuba nhưng chưa có hiệu lực; 3 hiệp định thương mại đang đàm phán, gồm: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP), Việt Nam – Israel, Việt Nam và khối 04 nước Bắc Âu (VN-EFTA). Có thể nói, tiến trình tham gia các FTA của Việt Nam được tiến hành từng bước và có lộ trình với mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng. Hiện nay, Việt Nam là nước ASEAN có mức thu nhập trung bình đầu tiên k kết cả 2 hiệp định: CPTPP và Việt Nam – EU (EVFTA). Việc k kết tham gia các FTA thế hệ mới trong khi xu hướng bảo hộ gia tăng đã làm gia tăng vị thế của Việt Nam với ưu thế là một nền kinh tế mở, có nhiều FTA với các đối tác thương mại lớn. Khoảng trên 80% thương mại xuất nhập khẩu của Việt Nam đến từ các quốc gia đã và đang k kết các FTA. 2. Cam ết mở cửa thị trƣờng bán lẻ trong các FTA thế hệ mới Việt Nam tham gia Với triển vọng phát triển đầy hấp dẫn, thị trường bán l Việt Nam là một trong những lĩnh vực dịch vụ nhận được nhiều đòi hỏi mở cửa của các đối tác trong đàm phán cũng như trong thực thi các cam kết thương mại quốc tế của Việt Nam. Các cam kết đã có hiệu lực: Cam kết mở cửa trong Thương mại song phương (BTA) Cam kết mở cửa thị trường bán l đầu tiên phải kể đến là HIệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa K năm 2001 (BTA). Mức độ mở cửa thị trường phân phối nói chung và bán l nói riêng trong BTA rộng tương tự WTO sau này. Mặc dù vậy, ảnh hưởng thực tế của BTA không lớn, do chỉ mở cho đối tác Hoa K , và nhà bán l Hoa K lại chưa quan tâm nhiều tới thị trường bán l Việt Nam. Cam kết mở cửa trong WTO Cam kết mở cửa chủ yếu và được nhắc tới nhiều nhất trong lĩnh vực phân phối cho tới thời điểm này là các cam kết gia nhập WTO năm 2007 với 04 điểm nổi bật. Thứ nhất, cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực phân phối áp dụng chung cho cả 04 phân ngành là đại l hoa hồng, bán buôn, bán l , bán hàng đa cấp, nhượng quyền thương mại. Thứ hai, về mức độ mở cửa, lộ trình mở cửa áp dụng cho các nhà bán l nước ngoài Việt Nam cam kết cho ph p các nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt động phân phối tại Việt Nam sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO 11/1/2007 dưới hình thức bắt buộc là 775
  4. liên doanh với đối tác Việt Nam (phần vốn nước ngoài trong liên doanh bị giới hạn không quá 49%); từ ngày 1/1/2008 được ph p hoạt động dưới hình thức liên doanh nhưng không bị hạn chế về tỷ lệ vốn nước ngoài trong liên doanh; và được ph p thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực bán l kể từ sau ngày 1/1/2009. Thứ ba, về phạm vi hoạt động, một điều kiện mà Việt Nam đã đưa ra trong cam kết mở cửa trong WTO là các nhà bán l nước ngoài chỉ được ph p cung cấp dịch vụ bán l thông qua việc lập cơ sở bán l (cửa hàng, siêu thị ) và chỉ được tự động mở một (01) địa điểm bán l (mà không cần phải đáp ứng điều kiện gì), việc lập các cơ sở bán l ngoài cơ sở thứ nhất phải được cơ quan có thẩm quyền cho ph p trên cơ sở phân tích nhu cầu kinh tế (Economic- Need-Test hay ENT). ENT thực chất là một loại ―rào cản kỹ thuật‖ trong lĩnh vực bán l mà các nước WTO đã chấp thuận để đổi lấy việc Việt Nam mở rộng cửa thị trường bán l . ENT được thiết kế với như một công cụ cho ph p Việt Nam kiểm soát được số lượng cơ sở bán l của một nhà bán l nước ngoài tại Việt Nam và giới hạn số lượng này tùy thuộc vào nhu cầu kinh tế trong những bối cảnh cụ thể. Do đó, nếu biết cách sử dụng hiệu quả, ENT được coi như một ―chốt chặn‖ quan trọng của Việt Nam trong kiểm soát các nhà phân phối nước ngoài tại thị trường của mình, bảo hộ hợp l và hợp pháp các nhà bán l trong nước. Thứ tư, từ góc độ phạm vi loại sản phẩm mà nhà phân phối nước ngoài được ph p phân phối, trừ 02 nhóm mặt hàng, gồm nhóm mặt hàng nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài không được quyền phân phối và nhóm mặt hàng nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được quyền phân phối theo lộ trình nhất định. + Nhóm hàng hóa mà nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài không được quyền phân phối (ở cả 04 hình thức phân phối) bao gồm một số mặt hàng thuộc diện nhạy cảm trong 09 nhóm hàng hóa Hàng hóa cấm phân phối tại các cơ sở bán l của nhà bán l nước ngoài: Lúa gạo; Đường mía, đường củ cải; Thuốc lá và xì gà; Dầu thô, dầu đã qua chế biến; Dược phẩm; Thuốc nổ; Kim loại qu , đá qu ; Sách, báo, tạp chí; Băng, đĩa đã ghi hình + Nhóm hàng hóa mà nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được quyền phân phối theo lộ trình (lộ trình riêng cho mỗi loại hàng hóa) bao gồm một số mặt hàng thuộc các nhóm như Rượu, Xi măng, Phân bón, Giấy, Sắt th p, Thiết bị nghe nhìn Tuy nhiên, các lộ trình này dài nhất đều chỉ tới 1/1/2010. Do đó, sau thời điểm này, các cơ sở bán l FDI được quyền phân phối tất cả các loại hàng hóa hợp pháp (trừ nhóm cấm phân phối ở trên). Cũng liên quan tới vấn đề này, đáng chú là Việt Nam đã cam kết không hạn chế về nguồn gốc các sản phẩm phân phối trong các cơ sở bán l nước ngoài. Do đó, các cơ sở này có toàn quyết quyết định bán loại hàng hóa nào, nguồn gốc Việt Nam hay nước ngoài, tại các cửa hàng, siêu thị của mình. Cam kết trong các FTA đã có hiệu ực Song song với WTO, Việt Nam còn thực hiện đồng thời các cam kết trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực và song phương khác (như AFTA với các nước ASEAN, các FTAs giữa ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc-New Zealand, FTA Việt Nam – Nhật Bản và gần đây nhất là FTA Việt Nam – Hàn Quốc). Mặc dù vậy, các FTA 776
  5. này có nội dung chủ yếu là về thương mại hàng hóa (loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu ), phần về dịch vụ nói chung và bán l nói riêng hầu như không có gì mới so với WTO. Vì vậy, lĩnh vực bán l không bị ảnh hưởng từ các FTA này (bao gồm cả AEC được tuyên bố thành lập từ cuối 2015). Các cam kết mới kí kết Cam kết của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Kể từ 1/2019, CPTPP đã chính thức đi vào thực thi các thành viên CPTPP đều cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần như toàn bộ Biểu thuế quan nhập khẩu của nước mình. Các cam kết mở cửa thị trường được thể hiện chi tiết theo từng dòng thuế trong Biểu thuế nhập khẩu của mỗi nước CPTPP. Nhìn chung, phần lớn các nước CPTPP áp dụng một mức thuế nhập khẩu chung cho tất cả các đối tác khác trong đó có Việt Nam. Về cơ bản, các cam kết về xóa bỏ và cắt giảm thuế quan nhập khẩu trong CPTPP được chia làm ba nhóm chính: - Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay: Thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực. - Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình: Thuế nhập khẩu sẽ được đưa về 0% sau một khoảng thời gian nhất định (lộ trình). Trong CPTPP, phần lớn là lộ trình 3-7 năm, tuy nhiên trong một số trường hợp, lộ trình có thể là trên 10 năm. Cá biệt, có một số rất ít dòng thuế có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu trên 20 năm. - Nhóm áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ): Đối với nhóm hàng hóa này, thuế nhập khẩu chỉ xóa bỏ hoặc cắt giảm với một khối lượng hàng hóa nhất định (gọi là xóa bỏ/giảm thuế trong hạn ngạch). Với khối lượng nhập khẩu vượt quá lượng hạn ngạch trong biểu cam kết, mức thuế nhập khẩu áp dụng sẽ cao hơn, hoặc không được hưởng ưu đãi. Các nước trong CPTPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97% đến 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, tùy theo cam kết của từng nước. Gần như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các nước CPTPP khác sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc theo lộ trình. Cam kết của Hiệp định thương mại tự do liên minh Châu Âu-Việt Nam (EVFTA) Tháng 6/2019 EVFTA chính thức được k kết mở ra cơ hội mở rộng thị trường cho nhiều ngành thế mạnh của Việt Nam hiện nay, khi lộ trình cam kết về giảm thuế hoàn tất trong thời gian khá ngắn (phổ biến từ 3-7 năm). Thỏa thuận này sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề và quy mô, nhưng dệt may, giày d p, hàng nội thất, đồ da và nông sản sẽ sớm hưởng được lợi ích vượt trội từ việc loại bỏ thuế quan và mở rộng thị trường. Lợi ích chính cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường lớn 28 nước thành viên với 513 triệu dân với mức thuế quan ưu đãi. Trên 99% mặt hàng được xoá bỏ thuế hai chiều ngay khi hiệp định có hiệu lực sau thời gian ngắn. 3.Đánh giá tổng quan thị trƣờng bán lẻ Việt Nam trong thời gian qua Theo đánh giá của Vietnam Report, trong những năm gần đây, ngành bán l Việt Nam đã trải qua sự tăng trưởng nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng k p (CAGR) trong giai đoạn 2013- 2018 là 10,97% và năm 2019, tổng mức bán l hàng hóa đạt khoảng 4.940,4 nghìn tỷ đồng, tăng 777
  6. 11,86% so với năm 2018, đạt kế hoạch đề ra năm 2019 là tăng 11,5 - 12% so với năm 2018. Cũng theo Vietnam Report vừa công bố Bảng xếp hạng Top 10 Công ty uy tín ngành Bán l năm 2019, phân theo các nhóm: hàng tiêu dùng nhanh, siêu thị; và hàng lâu bền, điện máy, điện lạnh, vàng bạc. Với bảng xếp hạng năm nay, ở nhóm hàng tiêu dùng nhanh, siêu thị, Top 10 ghi nhận nhiều thương hiệu quen thuộc, với Vincommerce tiếp tục xếp đầu bảng. Đáng chú là Big C từ vị trí á quân trong bảng xếp hạng năm ngoái đã trượt xuống thứ tư, ―nhường‖ chỗ cho Saigon Coop từ thứ ba lên thứ hai và Aeon từ thứ tư lên thứ ba. Năm nay, Top 10 ghi nhận 2 thương hiệu mới góp mặt là Mega Market (thứ tám) và New Viet Dairy (thứ mười), thế chỗ cho 2 thương hiệu biến mất khỏi bảng xếp hạng là Lan Chi và Nasco. Ở nhóm hàng lâu bền, điện máy, điện lạnh, vàng bạc, 3 thương hiệu hàng đầu vẫn là Thegioididong, PNJ và FPT retail. Các thương hiệu được ghi nhận cải thiện về thứ bậc có 778
  7. Fahasa từ thứ chín năm của năm ngoái lên thứ tư năm nay. Trong khi đó, SJC từ thứ tư năm ngoái thì năm nay trượt xuống thứ sáu. Digi World thế chân HC. Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong lĩnh vực bán l những năm gần đây do quy mô dân số lớn với hơn 97 triệu người (theo số liệu mới nhất năm 2019), cơ cấu dân số tr (60% dân số ở độ tuổi 18-50). Bên cạnh đó, Việt Nam cũng được World Bank đưa ra dự báo là chi tiêu hộ gia đình sẽ tăng trung bình 10,5%/năm đi kèm tốc độ gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của các kênh bán l kỹ thuật số và thương mại điện tử cũng rất đáng lưu tâm trong thời gian tới. Trong bối cảnh đó, hai doanh nghiệp bán l Việt Nam là Vincommerce, với hệ thống VinMart và VinMart+, và Thế giới di động, gắn liền với thương hiệu Điện máy xanh, là hai cái tên có điểm số uy tín hàng đầu và giữ vững được vị trí đầu bảng trong hai năm liên tiếp.Khảo sát người tiêu dùng và chuyên gia cho thấy, VinMart được đánh giá rất cao về sự đa dạng hàng hóa, chất lượng của sản phẩm và khâu hậu mãi, chăm sóc khách hàng trong khi Thế giới di động được đánh giá cao về tài chính và thương hiệu. Tuy nhiên, sự trỗi dậy mạnh mẽ của các kênh bán l kỹ thuật số và thương mại điện tử cũng như việc mở cửa thị trường bán l ngày càng mở rộng hơn sẽ tạo cho thị trường bán l ngày càng sôi động phát triển. Cụ thể: Thứ nhất, mặc dù ngành bán l đang có tiềm năng phát triển rất lớn nhưng đi cùng với đó là mức độ cạnh tranh rất khốc liệt với sự ―đổ bộ‖ của nhiều doanh nghiệp nước ngoài và cả trong nước, không ít doanh nghiệp cả nội và ngoại đã buộc phải rời bỏ thị trường. Trong đó, các doanh nghiệp nước ngoài đã dần nắm bắt được thị hiếu và thói quen người tiêu dùng Việt Nam để điều chỉnh các hướng chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước. Kết quả nghiên cứu truyền thông của Vietnam Report trong giai đoạn 8/2018-8/2019 cũng cho thấy, top 3 doanh nghiệp đầu ngành có sự rượt đuổi sát sao về độ phủ thông tin trên 24 nhóm chủ đề. Trong khảo sát, các doanh nghiệp bán l do Vietnam Report thực hiện tháng 9/2019, các yếu tố liên quan đến môi trường cạnh tranh, chiến lược cạnh tranh được doanh nghiệp đánh giá là những yếu tố có ảnh hưởng rất đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp toàn ngành nói chung trong ít nhất 3 năm tới. X t về kinh nghiệm phát triển trung tâm thương mại, doanh nghiệp Việt sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh với các chuỗi bán l nước ngoài có mô hình hiện đại và tiềm lực tài chính. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt đang cho thấy sức mạnh trong lĩnh vực cửa hàng tiện ích. Đặc biệt, thời gian tới khi thị trường ở khu vực đô thị đang dần trở nên bão hòa thì thị trường bán l hiện đại sẽ cần lan tỏa đến các vùng nông thôn, nơi đang là ―mảnh đất‖ đầy tiềm năng để các doanh nghiệp phát triển kênh phân phối. Khu vực nông thôn với gần 80% diện tích và đang chiếm hơn 70% số dân Việt Nam là một quy mô thị trường khá lớn và khu vực này đang có nhu cầu mua sắm tăng theo cấp số nhân do sự cải thiện thu nhập nhanh chóng. Thứ hai, mặc dù các kênh thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, nhưng các kênh bán hàng truyền thống vẫn có sức thống trị thị trường. Qua khảo sát của Vietnam Report cho thấy, có đến 98% số doanh nghiệp bán l cho rằng gần như toàn bộ doanh thu đến từ các cửa 779
  8. hàng, đại l , chỉ có khoảng 2% đến từ bán hàng qua kênh thương mại điện tử. Đây cũng là động lực thúc đẩy các nhà phân phối hàng hóa tiêu dùng gia nhập vào thị trường Việt Nam. Thực tế cho thấy, trong năm 2018 và nửa đầu năm 2019, thị trường đã chứng kiến việc mở mới thêm hàng trăm cửa hàng tiện ích, siêu thị để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đang gia tăng tại các đô thị lớn trên địa bàn cả nước. Theo thống kê, hiện thị trường bán l của Việt Nam đang có hơn 3.000 cửa hàng tiện lợi (tăng gấp đôi so với hai năm trước), hơn 8.000 khu chợ và 2,2 triệu hộ kinh doanh bán l . Dự kiến qu IV/2019 và trong cả năm 2020 nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục xu hướng phát triển chuỗi hệ thống bán l trên thị trường cả nước. Sự kết hợp giữa hệ thống bán l hiện đại và các kênh tiêu dùng truyền thống đã dần đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Thứ ba, xu hướng ứng dụng thành tựu cách mạnh công nghiệp 4.0 nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng đang buộc các doanh nghiệp bán l phải thay đổi để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Trên thực tế, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực bán l đang âm thầm diễn ra và tạo nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam với những thay đổi đột phá từ những tiêu chuẩn dịch vụ đa dạng, hiệu quả và nhanh chóng dựa trên nền tảng công nghệ số. Kết quả khảo sát của Vietnam Report cũng cho thấy, trong số top 3 xu hướng được đề cập nhiều nhất, các doanh nghiệp đều nhắc đến sự tham gia nhiều hơn của trí tuệ nhân tạo. Còn theo các thống kê gần đây của Appota công bố, Việt Nam đang nằm trong top 20 nước có số người sử dụng Internet cao nhất thế giới với 49 triệu người kết nối Internet. Số người chỉ sử dụng điện thoại để truy cập Internet ở Việt Nam, nhất là ở độ tuổi từ 18-34 tuổi, chiếm tỷ lệ rất cao so với tỷ lệ người chỉ sử dụng máy vi tính hoặc các thiết bị khác. Không những thế Việt Nam là nước được biết có kết nối di động cao: 55% người Việt sở hữu điện thoại thông minh và theo dự báo, đến năm 2020 cứ 10 người Việt sẽ có 8 người dùng điện thoại di động (Google APAC) và 46% người sở hữu máy tính cá nhân. Đây chính là động lực để xu hướng mua bán online tại Việt Nam nói chung sẽ ngày một gia tăng. Theo khảo sát của Vietnam Report về hành vi người dùng, trong các nhóm mặt hàng mà người tiêu dùng thường sử dụng kênh trực tuyến để mua nhất thuộc về ba nhóm hàng chính là đặt chỗ du lịch, v máy bay, khách sạn (chiếm tỷ lệ 54,4%); quần áo, giày d p (41,2%) và thiết bị đồ dùng gia đình (38,2%). Thứ tư, xu hướng đầu tư và M&A trong ngành. Điều này thể hiện rõ khi ngày càng nhiều thương vụ M&A quy mô lớn được diễn ra ở ViệtNam thời gian qua, điển hình như các vụ M&A Metro Cash & Cary Việt Nam (gồm 19 trung tâm và các bất động sản liên quan trị giá 655 triệu Euro) và Big C Việt Nam (32 siêu thị/đại siêu thị) trị giá 1,14 tỷ USD. Bên cạnh đó, thị trường cũng chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của các nhà đầu tư trong nước, điển hình là Tập đoàn VinGroup đã triển khai hoạt động M&A với các chuỗi bán l nổi tiếng VinatexMart, OceanMart, Maximark và Fivimart; Tập đoàn BRG với Intimex và Hapro; Saigon Co.op với chuỗi Auchan (Pháp) Thời gian tới, Việt Nam dự kiến vẫn tiếp tục là một điểm sáng hấp dẫn M&A trong khu vực và chắc chắn ngành bán l sẽ vẫn là một trong những ngành thu hút dòng vốn từ M&A nhiều nhất. 780
  9. Kết quả khảo sát của Vietnam Report với các doanh nghiệp bán l cũng cho thấy, đứng thứ 3 trong top 5 động lực tạo nên sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong thời gian tới là M&A. Tuy nhiên, để thành công, ngoài vấn đề hoạch định chiến lược tốt, doanh nghiệp kinh doanh ngành bán l Việt cần chú trọng vào quản trị tốt và thương hiệu uy tín; đồng thời phải biết phải vượt qua chính mình, phát huy thế mạnh về văn hóa, kinh nghiệm và liên kết. Thứ năm, hoạt động truyền thông của các thương hiệu bán l Việt Nam chưa đủ mạnh. Trong bối cảnh cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt, thống kê dữ liệu mã hóa thông tin trên truyền thông cho thấy, các doanh nghiệp bán l hiện vẫn còn rất hạn chế xuất hiện trên truyền thông, (chỉ 26% số doanh nghiệp được nghiên cứu có sự hiện diện tối thiểu 1 lần/tuần), với độ bao phủ thông tin khá khiêm tốn (24,2% số doanh nghiệp đạt 12/24 nhóm chủ đề). Theo dự báo của World Bank, chi tiêu hộ gia đình sẽ tăng trung bình 10,5%/năm đi kèm tốc độ gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu. Hiện tại có khoảng 70% dân số Việt Nam đã được đảm bảo về mặt kinh tế, trong đó có 13% thuộc tầng lớp trung lưu theo chuẩn thế giới. Các tầng lớp thu nhập này đang tăng nhanh, khoảng 20%/năm, trong giai đoạn 2010- 2017. Tính từ 2014, trung bình mỗi năm có 1,5 triệu người Việt Nam gia nhập tầng lớp trung lưu, cho thấy các hộ gia đình đang tiếp tục leo lên bậc thang kinh tế cao hơn sau khi thoát nghèo. Tăng trưởng kinh tế, cải thiện mức sống và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu là một nền tảng vững chắc để thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành bán l trong thời gian tới. Thêm vào đó, Việt Nam đang có tốc độ đô thị hóa trong nhóm nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á, do đó ngành bán l được dự báo sẽ còn rất nhiều tiềm năng để tăng trưởng trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, các khó khăn, thách thức đến từ nhu cầu tiêu dùng thay đổi liên tục đang đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các chính sách linh hoạt nhằm thích nghi với những xu thế cạnh tranh dựa trên công nghệ nhằm phù hợp với thói quen tiêu dùng hiện đại của thị trường có dân số tr như Việt Nam. 4. Cơ hội và thách thức đối với thị trƣờng bán lẻ Việt Nam hi tham gia FTA thế hệ mới Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, đặc biệt với việc Việt Nam tham gia k kết nhiều FTA thế hệ mới, thị trường bán l Việt Nam đang đứng trước khá nhiều cơ hội, cụ thể: - Tăng cường và cải thiện nguồn hàng của các nhà bán ẻ: khi nhiều mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam được giảm mức thuế nhập khẩu xuống mức 0% ngay khi các FTA thế hệ mới có hiệu lực thi hành; một số mặt hàng khác tuy không giảm thuế ngay, nhưng thời hạn của lộ trình giảm thuế về mức 0% ngắn hơn so với các FTA truyền thống. - Sàng ọc và xây dựng hệ thống doanh nghiệp bán ẻ có sức cạnh tranh: Các FTA thế hệ mới, như: CPTPP, EVFTA sẽ chấm dứt việc trợ cấp, phân biệt đối xử, vay vốn ưu đãi, quyền tiếp cận đặc biệt đối với mua sắm công và bảo hộ mậu dịch mà các doanh nghiệp nhà nước được hưởng lâu nay. - Tăng cường thu h t FDI vào ĩnh vực bán ẻ: Các FTA thế hệ mới đưa ra các cam kết đối xử công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong việc thành lập, mua lại, mở rộng, điều hành, triển khai, vận hành, kinh doanh, hoặc các hình thức liên quan đến chuyển nhượng dự án khác trong lãnh thổ. Các FTA thế hệ mới còn thúc đẩy việc 781
  10. thu hút luồng vốn đầu tư chất lượng cao vào lĩnh vực bán l . Đối với EVFTA, tính đến năm 2019, các nước châu Âu đã đầu tư vào Việt Nam gần 50 tỷ USD với tổng số 3.300 dự án. Đối với CPTPP, Nhật Bản là một đối tác quan trọng, đứng đầu về vốn FDI tại Việt Nam. - Cơ hội cho người tiêu dùng được bảo vệ và được quyền ựa chọn hàng hóa tốt hơn: Tham gia các FTA thế hệ mới, đồng nghĩa với việc d bỏ mạnh mẽ hơn các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu, cũng như mở cửa rộng hơn cho dòng vốn đầu tư từ các nước thành viên FTA vào Việt Nam. Người tiêu dùng trong nước sẽ có thêm sự lựa chọn và được phục vụ tốt hơn cả về mặt chất lượng, giá cả và các dịch vụ đi kèm (giới thiệu, tư vấn sản phẩm, bảo hành). Cùng với các cơ hội, trong bối cảnh hội nhập hiện nay thị trường bán l Việt Nam cũng đang phải đối diện với nhiều thách thức như: - Rủi ro từ việc dỡ bỏ quy định kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT): khi quy định này được d bỏ, sự xâm nhập và mở rộng quy mô của các nhà bán l nước ngoài trên thị trường Việt Nam sẽ trở nên dễ dàng và khi đó các nhà bán l nước ngoài có thể mở rộng các cơ sở bán l ở bất cứ đâu trên lãnh thổ Việt Nam mà không cần phải qua kiểm tra ENT. - Gia tăng sức ép cạnh tranh đối với nhà bán ẻ nội địa: các điểm bán l của các doanh nghiệp nước ngoài tuy ít hơn rất nhiều so với các DOANH NGHIỆP Việt Nam, song doanh số bán ra tại một điểm của các doanh nghiệp này gấp 3-4 lần, thậm chí 7-8 lần so với một điểm của các doanh nghiệp nội. - Hàng hóa nội địa bị ấn át bởi hàng hóa nhập khẩu: Hiện nay, trên thị trường bán l Việt Nam đang tồn tại một số mặt hàng của các nước thành viên các FTA thế hệ mới tuy không cạnh tranh trực tiếp với hàng nội, nhưng mang tính thay thế và ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. - Tiêu cực trong hoạt động đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài: trong quá trình đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, một số nhà bán l nước ngoài đã có hành vi lách luật và làm trái pháp luật. Metro là một điển hình với hành vi chuyển giá, trốn thuế và kinh doanh không đúng theo như loại hình đã đăng k kinh doanh và Big C đã từng dính nghi vấn ―n ‖ quy định về kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT, cũng như trốn thuế chuyển nhượng. Như vậy để có thể ứng phó hiệu quả những khó khăn, thách thức ngoài việc nỗ lực của các doanh nghiệp và thị trường bán l trong nước về tiềm lực tài chính, nâng cao trình độ lao động, cơ sở hạ tầng bán l cũng như trình độ quản l của các doanh nghiệp thì cũng cần có các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước nhằm giúp ngành này khắc phục những tồn tại mang tính hệ thống mà từng doanh nghiệp không thể giải quyết được hoặc khó có thể giải quyết hiệu quả. Kết luận: Những tác động của FTA thế hệ mới có nghĩa quan trọng đối với kinh tế và tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bán l ở Việt Nam nói riêng. Đó là quá trình cải thiện vị thế của quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu thông qua các cơ hội đầu tư - kinh doanh mới, tạo điều kiện phát triển, tăng trưởng ổn định và bền vững, đồng thời hoàn thiện và 782
  11. phát triển thị trường bán l ở Việt Nam trong tương lai. Vì vậy, đối với Việt Nam, để phát huy những tác động của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có thể và cần phải quan tâm đến các vấn đề sau đây: Thứ nhất, cần nỗ lực đẩy mạnh hơn nữa quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế nhằm đáp ứng những cam kết trong các Hiệp định FTA đã k kết hoặc đang đàm phán. Thứ hai, thực hiện giảm bớt khả năng chênh lệch thương mại bằng cách tích cực hội nhập với các nước thành viện FTA trước hết là trong các ngành chủ lực, có thế mạnh, có lợi thế cạnh tranh. Thứ ba, Chính phủ và doanh nghiệp bán l cần hiểu rõ sự chênh lệch trong gia tăng xuất nhập khẩu giữa các nhóm ngành và mặt hàng để có cơ chế, chính sách cũng như chiến lược đầu tư và kinh doanh phù hợp. Thứ tư, doanh nghiệp bán l cần phải chủ động trong việc tận dụng tác động lan tỏa của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở năng suất, chất lượng và hiệu quả gắn với chuỗi giá trị toàn cầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Tuấn Anh (2017), Các doanh nghiệp nội địa ngành Bán l Việt Nam với những thách thức mới trước bối cảnh hội nhập, Diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam 2017; 2. An ninh thủ đô (2019), Chìa khóa mở cánh cửa giao thương Việt Nam - Liên minh châu Âu; 3. Báo cáo (2017), EVFTA và ngành phân phối Việt Nam, Mutrap 4. Báo cáo (2016), Rủi ro đối với ngành bán l Việt Nam trong bối cảnh hội nhập TPP và các FTA, VCCI 5. Báo Đầu tư (2018), Vốn từ Nhật Bản sẽ rót vào sản xuât, bán l dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; 6. Bộ Công Thương (2019), Các cam kết của Việt Nam trong một số lĩnh vực chính của Hiệp định CPTPP 7. Bộ Công Thương (2019), Các cam kết của Việt Nam trong một số lĩnh vực chính của Hiệp định EVFTA 8. Nguyễn Hương Giang (2020), Giải pháp cho thị trường bán l trong bối cảnh hội nhập, Tạp chí tài chính 9. Phạm Anh Thư (2020), Cơ hội và thách thức với nông sản Việt Nam từ EVFTA, Tạp chí tài chính 10. Nguyễn Xuân Tiến (2019), CPTPP tạo khó khăn, thuận lợi gì cho doanh nghiệp bán l Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam 783