Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại và hàm ý chính sách cho Việt Nam

pdf 14 trang Gia Huy 18/05/2022 2030
Bạn đang xem tài liệu "Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại và hàm ý chính sách cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhang_rao_ky_thuat_doi_voi_thuong_mai_va_ham_y_chinh_sach_cho.pdf

Nội dung text: Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại và hàm ý chính sách cho Việt Nam

  1. HÀNG RÀO KỸ THUẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM TECHNICAL BARRIERS TO TRADE AND POLICY IMPLICATIONS FOR VIETNAM PGS,TS. Nguyễn Xuân Thiên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Tóm tắt Thương mại thế giới có hai xu hướng phát triển: xu hướng tự do hóa và bảo hộ thương mại. Thực hiện tự do hóa thương mại, bảo hộ bằng thuế quan ngày càng giảm; hiện nay, các biện pháp phi thuế quan đóng một vai trò quan trọng và ngày càng tăng trong chính sách thương mại toàn cầu. Đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về chính sách thương mại quốc tế nói chung; song nghiên cứu về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại theo chuẩn mực của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đưa ra hàm ý chính sách cho Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Bài báo này tập trung trình bày và phân tích 3 vấn đề chính: (i). Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT); (ii). Nội dung TBT theo chuẩn mực của WTO; (iii). Hàm ý chính sách đối với Việt Nam từ nghiên cứu TBT. Từ khóa: Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, Hàm ý chính sách, Việt Nam. Abstract World trade has two development trends: trade liberalization and protection. In the first tendency, tariffs will be decreased. Currently, non-tariff measures play an increasingly important role in global trade policy. There have been many scientific studies on international trade policy in general; however, there are limited number researches on technical barriers to trade in accordance with World Trade Organization (WTO) to make policy implications for Vietnam. This paper focuses on presenting and analyzing three main issues: (i). Overview of research situation related to technical barriers to trade (TBT); (ii) TBT content in accordance with WTO standards; (iii) Policy implications for Vietnam from TBT research. Keywords: Technical Barriers to Trade, Policy Implications, Vietnam Mở đầu Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới và đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại song phương và đa phương thế hệ mới, trong đó thuế quan sẽ giảm mạnh. Tại sao xu hướng bảo hộ truyền thống bằng thuế quan lại giảm nhưng lại gia tăng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan, đặc biệt là các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại? Việt Nam cần phải làm gì để tăng kim ngạch xuất khẩu trong bối cảnh các nước tăng cường bảo hộ bằng TBT? Với việc nghiên cứu chủ đề Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại theo chuẩn mực của WTO sẽ làm rõ các câu hỏi nêu ra ở trên và góp phần vào thúc đẩy xuất khẩu bền vững của Việt Nam. 470
  2. 1. Đặt vấn đề 1.1. Lý do thực hiện chủ đề nghiên cứu và tầm quan trọng chủ đề nghiên cứu Thương mại quốc tế có hai xu hướng phát triển chính: tự do hóa thương mại và bảo hộ thương mại. Đi liền hai xu hướng là chính sách điều tiết để thương mại phát triển tự do thích ứng với kinh tế thị trường; và nhóm chính sách hạn chế thương mại nhằm hạn chế thương mại tự do phù hợp với xu hướng bảo hộ và bảo vệ lợi ích của các quốc gia đó. Theo dòng lịch sử phát triển của thương mại quốc tế cho thấy: biện pháp bảo hộ truyền thống là thuế quan; nhưng vai trò của nó đã bị suy giảm; trong khi đó xu hướng bảo hộ phi thuế quan lại gia tăng đặc biệt sử dụng các biện pháp bảo hộ kỹ thuật và các biện pháp bảo hộ phi kỹ thuật. Theo báo cáo nghiên cứu gần đây của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), WTO và của nhiều nước cũng như thực tế cho thấy: bảo hộ bằng thuế quan đối với thương mại ở mức thấp nhất trong lịch sử. Ngày nay, các biện pháp phi thuế quan (NTMs: Non-tariff measures) trong đó có TBT được sử dụng ngày càng tăng trong chính sách thương mại toàn cầu. Bảo hộ bằng TBT ngày càng tinh vi và phức tạp. Làm như thế nào để vượt qua rào cản kỹ thuật của các nước để đảm bảo xuất khẩu bền vững? Việt Nam phải sử dụng hàng rào kỹ thuật như thế nào để bảo hộ đối với sản xuất trong nước dựa trên Hiệp định về TBT của WTO? Do vậy, việc nghiên cứu chủ đề trên là cần thiết, không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn để Việt Nam xuất khẩu bền vững và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. 1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu về đầu tư sản xuất sản phẩm xuất khẩu, đầu tư nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại đã có nhiều công trình nghiên cứu đa dạng, phong phú ở các cấp độ khác nhau. Nghiên cứu về tác động của TBT đối với xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản, rau quả và xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của các công trình này là trong phạm vi hẹp (tầm vi mô-doanh nghiệp). Nghiên cứu tác động của TBT đối với hoạt động thương mại ở tầm vĩ mô cũng đã có một số công trình nghiên cứu (phần tổng quan sẽ đề cập rõ hơn); nhưng chủ yếu đề cập tác động đến hoạt động nhập khẩu, chưa phân tích đề cập đến hoạt động xuất khẩu bền vững của Việt Nam. Dưới góc độ nghiên cứu chính sách thương mại, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các học giả trong nước và quốc tế, bài báo này tiếp tục nghiên cứu TBT theo chuẩn mực của WTO và đưa ra các hàm ý chính sách góp phần thúc đẩy xuất khẩu bền vững của Việt Nam. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề báo cáo, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu 2.1.1. Các nghiên cứu vĩ mô liên quan đến Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại của WTO Phản ánh mối quan hệ giữa hệ thống thương mại thế giới và các biện pháp phi thuế quan, các tác giả Josh Ederington và Michele Ruta đã có bài nghiên cứu với tựa đề: “Non- 471
  3. Tariff Measures and the World Trading System”, được World Bank Group công bố vào tháng 5 năm 2016(7). Các hiệp định thương mại quốc tế, cụ thể là hiệp định WTO, đã trở thành tâm điểm của nhiều thảo luận về chính sách thương mại và đầu tư. Liên quan đến hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, trong cuốn sách: Sổ tay về Phát triển, Thương mại và WTO do Ngân hàng Thế giới và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2004 đã giành chương thứ 41: “Tiêu chuẩn, quy định và thương mại. Các quy tắc của WTO và mối quan tâm của các nước đang phát triển”(10). Nội dung chương sách này cũng đã đề cập một số vấn đề liên quan đến hàng rào kỹ thuật đối với thương mại. Tác giả Xiaohua Bao và Wei-Chih Chen, cũng đã có bài nghiên cứu: “The Impacts of Technical Barriers to Trade on Different Components of International Trade”(16), đăng trên tạp chí Review of Development Economics. Bài báo đã phân tích tác động của hàng rào kỹ thuật đối với thương mại đối với các thành phần khác nhau của thương mại quốc tế bao gồm xu hướng thương mại, khối lượng và thời gian giao dịch của 103 Quốc gia trong giai đoạn từ 1995- 2008. Nhằm tổng kết đánh giá toàn diện hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2018, Bộ Công Thương đã có Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018. Bản báo cáo này tập hợp rất nhiều tư liệu và tình hình, phân tích đề cập nhiều vấn đề kinh tế thế giới và thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam, cũng như đưa ra những giải pháp chính sách phát triển và nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới(1). 2.1.2. Các nghiên cứu vĩ mô liên quan đến hàng rào kỹ thuật với xuất khẩu bền vững của Việt Nam Nhấn mạnh mặt tiêu cực của hàng rào kỹ thuật trong thương mại, ông Lê Quốc Bảo Nguyên Giám đốc Văn phòng TBT Việt Nam đã có bài viết đăng trên tạp chí Công Thương với tiêu đề: “Bàn về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và một số công việc để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hàng rào kỹ thuật”(8). Nội dung bài nghiên cứu đề cập: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại là các biện pháp áp dụng đối với hàng hóa khi lưu thông trong nước và qua biên giới (nhập khẩu hoặc xuất khẩu), như: quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn; yêu cầu về an toàn, chất lượng; yêu cầu về ghi nhãn, thông tin tiêu dùng; các thủ tục đăng ký nhập khẩu; các thủ tục kiểm tra, chứng nhận phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn; Bài viết đề cập đến một số công việc được cho là cấp bách để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hàng rào kỹ thuật trong thương mại thời gian tới. Một điểm rất đáng lưu ý trong bài viết này là tác giả đã đề cập đến vấn đề phát triển thương mại bền vững hơn trong dài hạn. “Một trong các khía cạnh tiêu cực là có thể hạn chế hoạt động nhập khẩu trong ngắn hạn và một trong các khía cạnh tích cực là làm cho thương mại bền vững hơn trong dài hạn”(8). Ý kiến này của tác giả là rất có ý nghĩa để tiếp tục nghiên cứu tác động của TBT đối với xuất khẩu bền vững của Việt Nam. Ở phạm vi hẹp hơn, có đề cập đến xuất khẩu bền vững nhưng gắn với xuất khẩu nông sản trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tác giả Lê Thị Việt Nga và 472
  4. Phạm Minh Đạt cũng đã có bài viết: “Thúc đẩy xuất khẩu bền vững nông sản của Việt Nam dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0”(9). Liên quan đến xuất khẩu bền vững của Việt Nam, dưới góc độ lý thuyết thương mại, tác giả Nguyễn Xuân Thiên cũng đã có bài viết: “Vận dụng lý thuyết thương mại vào phát triển xuất khẩu bền vững của Việt Nam”(11). Điểm nổi bật của bài báo này là đưa ra khái niệm mới: xuất khẩu bền vững và các tiêu chí phản ánh xuất khẩu bền vững; Đồng thời bài báo cũng đưa ra một số gợi ý góp phần vào việc thúc đẩy xuất khẩu bền vững của Việt Nam dưới góc độ lý thuyết thương mại. 2.1.3.Khoảng trống rút ra từ tổng quan và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Như vậy ở nhiều mức độ khác nhau, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan về TBT: Xu hướng sử dụng NTM trong thương mại quốc tế; Ảnh hưởng của TBT đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường nước ngoài; Tác động của hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu. Các công trình nghiên cứu này có giá trị khoa học để tác giả nghiên cứu tiếp về TBT theo chuẩn mực của WTO. Có thể thấy các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế đã giới thiệu, nghiên cứu những vấn đề chung nhất, hoặc ở một khía cạnh nào đó; Do vậy cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và khá đầy đủ về các hàng rào kỹ thuật theo chuẩn mực của WTO và đưa ra những gợi ý cho Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu bền vững. 2.2. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích 2.2.1. Cơ sở lý thuyết Các biện pháp của chính sách bảo hộ thương mại có hai nhóm công cụ quan trọng. Bảo hộ bằng thuế quan là biện pháp bảo hộ cổ điển đã bị WTO yêu cầu phải cắt giảm và nhiều quốc gia cam kết cắt giảm; trong khi đó xu hướng sử dụng NTMs có xu hướng tăng lên; đặc biệt là NTMs được sử dụng ngày càng rộng rãi, phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại-xã hội văn minh. Sự đa dạng của NTMs và khả năng chuyển hóa của NTMs thành rào cản phi thuế quan (NTB: Non-Tariff Barrier) khiến các nước trên thế giới lo ngại và thực tế là nhiều tranh chấp thương mại quốc tế đã xẩy ra. Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã xây dựng danh mục các biện pháp mà các nước áp dụng có ảnh hưởng đến dòng lưu chuyển thương mại quốc tế trong đó bao gồm cả các biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Danh mục này nhanh chóng được nhiều tổ chức (trong đó có WTO) và các quốc gia áp dụng như là cơ sở để phân loại các NTB. Dựa vào hệ thống thông tin phân tích thương mại (TRAINS-Trade Analysis Information System) được UNCTAD phát triển để trình bày một sự tương ứng đơn giản giữa lý thuyết phân loại và được các các quốc gia áp dụng như là cơ sở để phân loại các NTB. Phân loại tại bảng 1 là cơ sở lý thuyết nghiên cứu chủ đề này. 473
  5. Bảng 1. Phân loại NTMs dựa vào TRAINS Các biện A. Các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) pháp kĩ B. Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại(TBT) thuật C. Kiểm tra trước khi giao hàng và các thủ tục khác (PSI) D. Các biện pháp bảo vệ thương mại E. Cấp phép không tự động, hạn ngạch và kiểm soát định lượng khác (QC) F. Các biện pháp kiểm soát giá (PC) G. Các biện pháp tài chính H. Các biện pháp ảnh hưởng đến cạnh tranh I. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại Nhập J. Hạn chế phân phối khẩu Các biện K. Hạn chế về dịch vụ sau bán hàng pháp phi L. Trợ cấp kĩ thuật M. Hạn chế mua sắm chính phủ N. Sở hữu trí tuệ O. Quy tắc xuất xứ Biện P. Các biện pháp liên quan đến xuất khẩu (Bao gồm trợ cấp pháp xuất xuất khẩu) khẩu Nguồn: UNCTAD (2013)(12) Qua bảng 1 cho thấy: NTMs bao gồm các biện pháp kỹ thuật và các biện pháp phi kỹ thuật. Các biện pháp kỹ thuật và các biện pháp phi kỹ thuật tác động nhiều và rõ nét hơn đến hoạt động nhập khẩu. 2.2.2. Khung phân tích Vấn đề đầu tiên phải xác định được mục đích nghiên cứu là phân tích làm rõ mặt tích cực của TBT theo chuẩn mực của WTO tác động ở tầm vĩ mô để đưa ra những gợi ý chính sách góp phần thúc đẩy xuất khẩu bền vững của Việt Nam. Trong phạm vi báo cáo này xuất khẩu bền vững được tiếp cận từ chính sách thương mại, cụ thể là phân tích TBT trong mối quan hệ với thực tiễn xuất khẩu của Việt Nam. 474
  6. Sơ đồ 1: Khung phân tích Mục đích nghiên cứu Phân tích làm rõ mặt tích cực của TBT theo chuẩn mực của WTO tác động ở tầm vĩ mô để đưa ra những gợi ý chính sách góp phần thúc đẩy xuất khẩu bền vững của Việt Nam Nội dung nghiên cứu- Hiệp định TBT và các v.đề l.quan Quy định Tiêu chuẩn Thủ tục TBT của kỹ thuật kỹ thuật đánh giá Nhật Bản sự phù hợp và EU Đề xuất các hàm ý chính sách Kết luận 2.2.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu kinh tế như phân tích và tổng hợp, so sánh, thống kê và ngoại suy dựa trên sự tổng hợp và phân tích các số liệu và dữ liệu có thực (sơ cấp và thứ cấp) đã được công bố. Phương pháp nghiên cứu tài liệu tại bàn kết hợp với khảo sát thực tiễn thương mại và đầu tư của các doanh nghiệp FDI tại địa bàn Việt Nam và một vài quốc gia như Nhật Bản và Thái Lan. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Nội dung của Hiệp định TBT Theo từ điển Chính sách Thương mại Quốc tế thì: “Một hiệp định của WTO nhằm đảm bảo các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật kể các yêu cầu về đóng gói, nhãn mác và các thủ tục đánh giá sự phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật, không tạo ra những trở ngại cần thiết đối với thương mại quốc tế”(14). Hiệp định về các Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại thuộc nhóm các Hiệp định đa biên về thương mại hàng hóa(2). Như vậy Hiệp định này quy định đối với thương mại hàng hóa, chứ không phải là thương mại dịch vụ. Hiệp định này ra đời tại cuộc Đàm phán Thương mại Đa biên tại vòng Đàm phán Uruguay. 475
  7. Trong lời mở đầu của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại có nhấn mạnh 3 điểm quan trọng như sau: “Thừa nhận đóng góp quan trọng về mặt này của các tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống đánh giá tính phù hợp bằng cách tăng cường hiệu quả sản xuất và tạo thuận lợi cho việc tiến hành thương mại quốc tế; Mong muốn khuyến khích sự phát triển của các tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống đánh giá tính phù hợp này; Tuy nhiên, mong muốn đảm bảo rằng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật, bao gồm các yêu cầu về bao bì, ký mã hiệu, nhãn hiệu và các thủ tục đánh giá sự phù hợp với các quy định và các tiêu chuẩn kỹ thuật không tạo ra các trở ngại không cần thiết cho thương mại quốc tế”(2). Ngay câu đầu tiên trong lời mở đầu của Hiệp định TBT đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống đánh giá tính phù hợp có tác động tích cực tới thương mại quốc tế và khuyến khích sự phát triển của các tiêu chuẩn quốc tế; nhưng đồng thời cũng lưu ý các quy định và các tiêu chuẩn kỹ thuật không tạo rào cản không cần thiết cho thương mại quốc tế. Hiệp định TBT, ngoài phần mở đầu, nội dung được phản ánh trong 15 điều và 3 phụ lục(2). Hiệp định này điều chỉnh 3 loại biện pháp kỹ thuật sau đây: - Quy định kỹ thuật (Technical requirements): Là những yêu cầu kỹ thuật bắt buộc áp dụng (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ). Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP: Multilateral Trade Asistance Project) cũng đã nhấn mạnh: “Quy định kỹ thuật” là những tiêu chuẩn mà Nhà nước bắt buộc phải tuân thủ (6). Điều đó có nghĩa, nếu các sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng được các quy định kỹ thuật sẽ không được phép lưu thông trên thị trường. Ví dụ như hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang các nước trên thế giới. Điều 2.2. của Hiệp định TBT khẳng định: “Các thành viên cần đảm bảo rằng các quy định về kỹ thuật không được chuẩn bị, thông qua và áp dụng với mục đích tạo ra các cản trở không cần thiết cho thương mại quốc tế”(2). - Tiêu chuẩn kỹ thuật (Technical standards): Là các yêu cầu kỹ thuật được chấp thuận bởi một tổ chức đã được công nhận nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc (Điều 4.1 và phụ lục 3 của Hiệp định TBT). Tiêu chuẩn có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống hiện đại. Tiêu chuẩn giúp cho người tiêu dùng có thể lựa chọn và sử dụng những sản phẩm thích hợp, có chất lượng và các thông số kỹ thuật phù hợp với nhu cầu của mình. Về phía người sản xuất, tiêu chuẩn giúp họ sản xuất với quy mô lớn vì các sản phẩm đều tuân theo một thước đo nhất định và có thể sử dụng nguyên liệu, bán thành phẩm được cung cấp từ những nguồn hoàn toàn cách xa nhau về mặt địa lý. Ví dụ: sản xuất thiết bị vệ sinh TOTO của Nhật, có nhiều chi tiết sản phẩm và các chi tiết đó có thể sản xuất ở Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. “Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật là ở chỗ sự tuân thủ các tiêu chuẩn là mang tính tự nguyện trong khi sự tuân thủ với các quy định kỹ thuật là bắt buộc”(3). Tiêu chuẩn giúp ích nhiều trong cuộc sống, nhưng sự tồn tại của quá nhiều tiêu chuẩn sẽ là ngăn cản đối với xuất nhập khẩu hàng hóa. Do đó các nước cần phải hài hóa các tiêu chuẩn. Hài hòa các tiêu chuẩn là quá trình thống nhất, chọn ra một tiêu chuẩn chung tối ưu để giảm bớt những khó khăn, bất tiện như trên và góp phần tạo thuận lợi lớn cho lưu thông hàng hóa. 476
  8. - Các thủ tục đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hóa với các quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật: Bao gồm như thử nghiệm, thẩm tra xác thực, kiểm định và chứng nhận về sự phù hợp của sản phẩm với các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra (Xem thêm: Sự phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật, tại các điều: 5, 6,7, 8 và 9 của Hiệp định TBT)(2). 3.2. TBT của Nhật Bản và Liên minh Châu Âu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 3.2.1. TBT của Nhật Bản Nhật Bản là một trong năm đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu của Bộ Công thương công bố, năm 2018(1) xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 18,85 tỷ USD, chiếm 7,74% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Năm 2019(17), xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 20,4 tỷ USD tăng 8,2% so với năm 2018. Nhật Bản được biết đến như một thị trường có yêu cầu cao về mặt chất lượng và có TBT ở mức rất cao. Rào cản kỹ thuật đối với hàng nông sản, thủy sản làm hạn chế khả năng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản vào thị trường Nhật Bản nói riêng và các nước phát triển nói chung. “Kể từ ngày 29 tháng 5 năm 2006 Nhật Bản đã thực hiện Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm (sửa đổi) đối với tất cả các lô hàng thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản, thắt chặt quy định và bổ sung một số loại dư lượng hóa chất không được phép có trong thực phẩm và tiếp tục nâng mức hạn chế dư lượng hóa chất cho phép. Tôm xuất khẩu của Việt Nam đã bị kiểm tra an toàn thực phẩm 100%. Đối với rau quả, Luật Bảo vệ thực vật của Nhật Bản liệt Việt Nam vào danh sách các nước có dịch bệnh ruồi đục quả, nên Việt Nam không được phép xuất khẩu quả tươi có hạt như thanh long, nhãn, xoài, đu đủ, dưa chuột, cà chua ”(1). Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để sản xuất các mặt hàng thủy sản, thực phẩm và rau quả cho xuất khẩu; nhưng do những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn thực phẩm mới nên đã hạn chế khả năng xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản. 3.2.2. TBT theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Năm 2018(18), xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 41.885,5 triệu USD, chiếm 17,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Năm 2019(18), xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đạt 41.546,6 triệu USD, giảm 0,81% so với năm 2018. Với việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được đánh giá là có nhiều cơ hội mới cho phát triển cả hai bên. Thị trường EU với không gian rộng lớn, có tiềm lực công nghệ và tài chính hàng đầu thế giới và có nhu cầu nhập khẩu nhiều hàng hóa từ thị trường Việt Nam vốn có lợi thế. Việt Nam và EU có thể bổ sung cho nhau trong phát triển kinh tế thông qua hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh những ưu đãi về thuế quan do Hiệp định mang lại làm gia tăng mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên. Ngoài cam kết về thuế quan, Việt Nam và EU còn cam kết về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (chương 5 TBT) với mục tiêu là tạo thuận lợi và tăng cường thương mại hàng hóa song phương bằng cách ngăn 477
  9. ngừa, xác định và loại bỏ những rào cản không cần thiết đối với thương mại theo phạm vi áp dụng của Hiệp định TBT và tăng cường hợp tác song phương giữa các bên. TBT bao gồm các quy định cơ bản liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp, hợp tác tham vấn. Ngoài ra còn bao gồm các điều khoản mới (chưa có trong các FTA khác) như đánh dấu và ghi nhãn (Điều 5.9: Đánh dấu và ghi nhãn)(20). Qua thực tiễn thương mại vừa qua cho thấy: EU áp dụng nhiều hàng rào phi thuế quan để kiểm soát dòng thương mại vào EU. Theo một công trình nghiên cứu của TS.Vũ Thanh Hương về EVFTA cho biết: “Giày, dép, mũ và hàng dệt may, Máy móc thiết bị sẽ chủ yếu phải tuân thủ các hàng rào TBTs nghiêm ngặt của EU (WTO, 2016). Do đó, các rào cản phi thuế quan nhiều về số lượng và cao về mức độ sẽ là cản trở lớn đối với Việt Nam trong việc tăng xuất khẩu, đặc biệt là với các nhóm ngành xuất khẩu chủ chốt trên khi EVFTA được thực hiện”(13). Do vậy, việc tìm hiểu TBT trong EVFTA là rất cần thiết đối với thực tiễn xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị để đáp ứng tốt các yêu cầu của TBT theo EVFTA. 3.3. Hàm ý chính sách đối với Việt Nam từ nghiên cứu TBT 3.3.1. Khai thác mặt tích cực của TBT để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu bằng năng lực nội sinh Nói chung các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ góp phần tăng nhu cầu sử dụng hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu, nhập khẩu; không chỉ cho tiêu dùng mà còn cho sản xuất; tạo ra động lực để sản xuất hàng hóa có chất lượng, tăng thêm giá trị mới, kích thích sản xuất và tiêu dùng, mở rộng thị trường xuất khẩu. Thực tế cho thấy: Hàng hóa đáp ứng các quy định kỹ thuật và đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế bao giờ cũng có giá trị thương mại cao hơn và tiếp cận được nhiều thị trường có quy mô lớn và tiềm lực tài chính mạnh. Bảng 2. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2017-2019 Đơn vị tính: Tỷ USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng XNK Cán cân TM 2017* 214,0 212,0 426,0 2,0 2018 243,48 236,69 480,17 6,79 2019 262,5 251,5 514 11 Nguồn: * WTO, Annual Report 2018, wts2018chapter08_e;(15) Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018, Nhà xuất bản Công Thương 2019 (1) dat-muc-ky-luc-514-ty-usd-80955.aspx (19 ) Qua bảng 2 cho thấy: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là lớn về quy mô, tăng nhanh về tốc độ. Năm 2017, xuất khẩu của Việt Nam được WTO xếp đứng thứ 27, nhập khẩu xếp thứ 25 trong 50 nền kinh tế thế giới. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu đạt 243,48 tỷ USD, xếp thứ 26, (lên 01 bậc) tăng gần 14% so với năm 2017; nhập khẩu đạt 236,69 tỷ USD, xếp thứ 23, xuất siêu 6,79 tỷ USD. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu Việt 478
  10. Nam đạt 262,5 tỷ USD, tăng hơn 7,8% so với năm 2018; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 514 tỷ USD, xuất siêu 11 tỷ USD. Thành tích xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 3 năm 2017-2019 được coi là điểm sáng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh nhưng chưa bền vững. Theo nhận định của Bộ Công Thương: “Xuất khẩu chuyển từ dựa nhiều vào dầu thô sang dựa vào nhóm hàng điện tử (nhóm hàng này chiếm tới 32% tổng kim ngạch xuất khẩu). Xuất khẩu dựa nhiều vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cụ thể là khối FDI vẫn chiếm trên 70% xuất khẩu. Những hạn chế, yếu kém nội tại về sản xuất nhỏ, phân tán, mặc dù đã được khắc phục nhiều, nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế, do đó, chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của thị trường”(1). Đánh giá này của Bộ Công Thương là khách quan và chính xác. Theo phương pháp ngoại suy có thể thấy, các doanh nghiệp FDI: sản phẩm sản xuất ra, xuất khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy định của các tổ chức quốc tế và quy định của các nước nhập khẩu; còn sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất phục vụ cho xuất khẩu, có quy mô lớn và đạt các tiêu chuẩn cao vẫn còn hạn chế. Với sự chỉ đạo kịp thời của Chính Phủ, sự nắm bắt quản lý kịp thời của các Bộ ngành, Hiệp hội ngành nghề và Thương vụ ở nước ngoài và đặc biệt là sự nỗ lực quyết tâm cao của các Doanh nghiệp, trong những năm qua, nhiều sản phẩm nông sản và thủy sản mà Việt Nam có lợi thế so sánh đã có mặt tại thị trường của các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản Thiết nghĩ sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đặt biệt là tiêu chuẩn cao, vượt qua được TBT của các nước nhập khẩu sẽ góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu bền vững và tăng giá trị mới cho các Doanh nghiệp Việt Nam, thương hiệu hàng Việt Nam ngày càng được khẳng định trên thị trường thế giới. 3.3.2. Nâng cao chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu Trong báo cáo xuất nhập khẩu năm 2018 của Bộ Công Thương Việt Nam đã đề ra các giải pháp, trong đó có giải pháp: Nâng cao chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh: Chất lượng phải trở thành triết lý không chỉ đối với đào tạo mà còn đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Đẩy nhanh việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu, bao gồm tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường Đáp ứng các tiêu chuẩn là một bước đi quan trọng dẫn đến thành công ở thị trường Nhật Bản, Châu Âu, Hoa Kỳ và nhiều nước khác trên thế giới. 3.3.3. Kết nối, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước Thực tế cho thấy: một xu hướng phát triển của thương mại là phát triển thương mại trong nội bộ ngành và thương mại trong nội bộ công ty. Sản phẩm của các tập đoàn lớn thường xuất khẩu trong nội bộ công ty; Do vậy, để góp phần xuất khẩu bền vững, các doanh nghiệp trong nước cần phải nghiên cứu, tích cực trong quan hệ để kết nối, tăng cường liên kết hợp tác với các doanh nghiệp FDI. Về phía các Bộ Ngành, hiệp hội ngành nghề, cần chủ động đề xuất hình thức hợp tác trên tinh thần cùng phát triển. “Kinh tế chia sẻ ” mang lại lợi ích theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Việt Nam đã có Hiệp hội 479
  11. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Hiệp hội này đã hoạt động trong nhiều năm qua. Các Hiệp hội ngành nghề trong nước cần tích cực chủ động hợp tác với Hiệp hội này để nắm bắt thông tin, mở rộng đối tác; từ đó có thể cải thiện nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm xuất khẩu; tạo ra hiệu ứng lan tỏa từ các doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp trong nước. Có chính sách thu hút, hỗ trợ các doanh nghiệp FDI liên kết với các doanh nghiệp trong nước sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu và đầu tư sản xuất các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu mà doanh nghiệp trong nước còn yếu. 3.3.4. Tăng cường phòng vệ thương mại, bảo hộ sản xuất trong nước theo những nguyên tắc và tiêu chuẩn, quy định của WTO Thực tiễn chính sách thương mại của các quốc gia trong thời gian vừa qua đang chứng kiến hai xu thế có phần trái ngược nhau. Một mặt, nhiều quốc gia đẩy mạnh việc tự do hóa thương mại thông qua việc kí kết, thực hiện các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc. “Một động lực chính cho vòng đàm phán mới là, trong khi tỷ lệ thuế quan đã giảm xuống, các NTB đã tăng lên và bù đắp lợi ích của cắt giảm thuế quan”(5). Mặt khác, một số nước có xu hướng tăng cường các biện pháp bảo hộ, đặc biệt thông qua công cụ phòng vệ thương mại (PVTM) để bảo vệ sản xuất trong nước. Việt Nam là một nước đang phát triển, mới ở mức thu nhập trung bình (thấp), nên càng phải chú ý nghiên cứu đưa ra các công cụ PVTM hợp lý và hiệu quả theo quy định của WTO. Quan điểm bảo hộ của Việt Nam là phải bình đẳng, có thời hạn và phải được chọn lọc trên những nguyên tắc của WTO. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập với nền kinh tế thế giới ngày càng sâu, Việt Nam chỉ có thể bảo hộ thông qua các tiêu chuẩn phù hợp với quy định của WTO là hiệu quả nhất. 4. Kết luận Hàng hóa đáp ứng các quy định kỹ thuật và đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nước nhập khẩu bao giờ cũng có giá trị thương mại cao hơn và tiếp cận được thị trường rộng lớn hơn. Phân tích và hiểu rõ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự phù hợp theo chuẩn mực của WTO là hết sức cần thiết không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Trong xu hướng các nước gia tăng bảo hộ bằng hàng rào phi thuế quan đặc biệt tăng cường sử dụng hàng rào kỹ thuật thì việc nghiên cứu chủ đề này lại càng có ý nghĩa lớn đối với Việt Nam. “Số lượng ngày càng tăng các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại được xem là mối đe dọa chính đối với nhiều nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển.”(4). Thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ và nhiều thị trường trên thế giới đang có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại hàng hóa mà Việt Nam có lợi thế. Trong điều kiện Việt Nam ký kết các Hiệp định thương mại song phương và đa phương với cam kết giảm thuế quan đến mức thấp nhất và TBT theo chuẩn mực của WTO như trong EVFTA thì việc nghiên cứu chủ đề trên là hết sức cần thiết đối với thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO (ngày 11 tháng 01 năm 2007) cho đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ; đặc biệt từ năm 2016 đến năm 480
  12. 2019 Việt Nam luôn được xếp trong tốp 30 quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới; Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam chưa bền vững vì phần lớn kim ngạch xuất khẩu là do các doanh nghiệp FDI tạo ra. Nghiên cứu quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự phù hợp theo chuẩn mực của WTO cho biết hoạt động xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều cơ hội để phát triển và đặt ra không ít thách thức. Sản phẩm có chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của các nước có nền kinh tế phát triển và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và tiêu chuẩn của nước nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu sẽ được tiêu thụ trên nhiều thị trường với kim ngạch lớn. Từ nghiên cứu TBT theo chuẩn mực của WTO, gắn kết với thực tiễn xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong những năm gần đây; bài nghiên cứu đưa ra 4 gợi ý về mặt chính sách; hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé để Việt Nam xuất khẩu bền vững và bảo hộ sản xuất trong nước phát triển vững chắc và ngày càng hiện đại, văn minh. Các ghi chú 1. Bộ Công Thương (2019), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018, Nhà xuất bản Công Thương, tr.1-242; tr.76; tr.175-176; tr.93; tr.14. 2. Bộ Thương mại (Vụ Chính sách thương mại đa biên) (2000) : Kết quả vòng đàm phán Uruguay về hệ thống thương mại đa biên , NXB Thống kê, tr.20, tr.153; tr.153-182. 3. Bộ Thương mại (2007), Tài liệu bồi dưỡng Các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới của Việt Nam, tr.172. 4. Cục Xúc tiến Thương mại (2002), Xuất khẩu sang thị trường EU, tr.112. 5. Dennis R.Appleard & Alfred J. Field, JR. Trade theory & Policy, IRWIN (1995), p.306 6. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên: Mutrap II (2006) : Hỏi đáp về WTO, Hà Nội, tr.22. 7. Josh Ederington và Michele Ruta (2016), “Non-Tariff Measures and the World Trading System”, World Bank Group, No. 7661, p.4-5. 8. Lê Quốc Bảo (2018) “Bàn về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và một số công việc để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hàng rào kỹ thuật”, Tạp chí Công Thương. mot-so-cong-viec-de-han-che-anh-huong-tieu-cuc-cua-hang-rao-ky-thuat-52099.htmn đăng ngày: 25/01/2018 lúc 17:36 (GMT 9. Lê Thị Việt Nga và Phạm Minh Đạt (2018), “Thúc đẩy xuất khẩu bền vững nông sản của Việt Nam dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Cách mạng công nghiệp 4.0: cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Hà Nội, tháng 8 năm 2018, tr.684-701 10. Ngân hàng Thế giới (2004), Sổ tay về: Phát triển, Thương mại và WTO, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia) tr.477- 478 . 11. Nguyễn Xuân Thiên (2018) : “Vận dụng lý thuyết thương mại vào phát triển xuất khẩu bền vững của Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Cách mạng công nghiệp 4.0 : cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Hà Nội, tháng 8 năm 2018, tr. 631-648. 481
  13. 12. UNCTAD (2013), A preliminary analysis on newly collected data on non-tariff measures,United Nations, New York and Geneva, p.4 13. Vũ Thanh Hương (2018), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: Tác động đến thương mại giữa hai bên và triển vọng cho Việt Nam, Sách chuyên khảo, NXBĐHQGHN, tr.217. 14. Walter Goode : Từ điển chính sách Thương mại Quốc tế, Báo Thương mại xuất bản - 1997, NXB Thống kê, tr.14. 15. WTO, Annual Report 2018, * wts2018chapter08_e; 16. Xiaohua Bao and Wei-Chih Chen (2013), Review of Development Economics, 17(3), 447-460, DOI:10.1111/rode.12042. 17. d115634.html 18. id=fb203c7b-54d6-4af7-85ca-c51f227881dd. 19. dat-muc-ky-luc-514-ty-usd-80955.aspx 20. evfta-chuong-5-hang-rao-ky-thuat-doi-voi-thuong-mai TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thương (2019), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018, Nhà xuất bản Công Thương. 2. Bộ Thương mại (Vụ Chính sách thương mại đa biên) (2000) : Kết quả vòng đàm phán Uruguay về hệ thống thương mại đa biên, NXB Thống kê. 3. Bộ Thương mại (2007), Tài liệu bồi dưỡng Các cam kết gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới của Việt Nam. 4. Cục Xúc tiến Thương mại (2002), Xuất khẩu sang thị trường EU. 5. Dennis R.Appleard & Alfred J. Field, JR (1995), Trade theory & Policy, IRWIN. 6. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên: Mutrap II (2006): Hỏi đáp về WTO, Hà Nội. 7. Josh Ederington và Michele Ruta (2016), “Non-Tariff Measures and the World Trading System”, World Bank Group, No. 7661 8. Lê Quốc Bảo (2018) “Bàn về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và một số công việc để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hàng rào kỹ thuật”, Tạp chí Công Thương. mot-so-cong-viec-de-han-che-anh-huong-tieu-cuc-cua-hang-rao-ky-thuat-52099.htm 9. Lê Thị Việt Nga và Phạm Minh Đạt (2018), “Thúc đẩy xuất khẩu bền vững nông sản của Việt Nam dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Cách mạng công nghiệp 4.0: cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Hà Nội, tháng 8 năm 2018. 10. Ngân hàng Thế giới (2004), Sổ tay về: Phát triển, Thương mại và WTO, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia) . 482
  14. 11. Nguyễn Xuân Thiên (2018) : “Vận dụng lý thuyết thương mại vào phát triển xuất khẩu bền vững của Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Cách mạng công nghiệp 4.0: cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Hà Nội, tháng 8 năm 2018. 12. UNCTAD (2013), A preliminary analysis on newly collected data on non-tariff measures,United Nations, New York and Geneva. 13. Vũ Thanh Hương (2018), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: Tác động đến thương mại giữa hai bên và triển vọng cho Việt Nam, NXBĐHQGHN. 14. Walter Goode (1997), Từ điển chính sách Thương mại Quốc tế, Báo Thương mại xuất bản 2007 và NXB Thống kê. 15. WTO, Annual Report 2018, * wts2018chapter08_e; 16. Xiaohua Bao and Wei-Chih Chen (2013), Review of Development Economics, 17(3). 17. d115634.html 18. 203c7b-54d6-4af7-85ca-c51f227881dd. 19. dat-muc-ky-luc-514-ty-usd-80955.aspx 20. evfta-chuong-5-hang-rao-ky-thuat-doi-voi-thuong-mai 483