Chính sách thu hút FDI nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế bền vững tại các vùng và địa phương

pdf 5 trang Gia Huy 18/05/2022 1910
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách thu hút FDI nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế bền vững tại các vùng và địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchinh_sach_thu_hut_fdi_nham_thuc_hien_chien_luoc_phat_trien.pdf

Nội dung text: Chính sách thu hút FDI nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế bền vững tại các vùng và địa phương

  1. CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG TẠI CÁC VÙNG VÀ ĐỊA PHƢƠNG ThS. Đỗ Thị Thu Quỳnh Trường Đại học Kinh tế Kĩ thuật Công nghiệp Tóm tắt Trong chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, ưu tiên phát triển các vùng kinh tế là một trong những nhiệm vụ cấp thiết. Và một trong những biện pháp để ổn định và phát triển kinh tế vùng chính là sử dụng nguồn vốn FDI để tác động đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế tại các vùng. Việc thu hút vốn FDI là sự hấp dẫn của một địa điểm đầu tư, kích thích nhà đầu tư hình thành ý định và thực hiện hành vi ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư, từ đó làm gia tăng dòng chảy FDI vào một vùng kinh tế cụ thể, biểu hiện qua số lượng, giá trị FDI đăng ký, thực hiện. Hiện nay, nguồn FDI này không được phân đồng đều giữa các vùng kinh tế. Do đó, cần có chính sách tác động đến hành vi lựa chọn này của nhà đầu tư nước ngoài nhằm thực hiện chiến lược phát triển bền vững các vùng và địa phương trên toàn quốc. Từ khóa: FDI, Đầu tư, Kinh tế, Kinh doanh, Nhà đầu tư, Vùng kinh tế I. THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN FDI ĐẦU TƢ VÀO CÁC VÙNG KINH TẾ Các vùng của Việt Nam có những đặc thù riêng từ vị trí địa lý đến kinh tế, văn hóa, xã hội, thể hiện sự đa dạng phong phú trong tăng trưởng kinh tế, thu hút FDI cũng như những vấn đề liên quan. Trong chiến lược phát triển bền vững, Chính phủ đã có các quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các vùng ở Việt Nam để đẩy mạnh phát triển các vùng có điều kiện tốt và đẩy mạnh các vùng khác phát triển nhanh hơn, theo kịp nhịp độ phát triển chung của cả nước. Ngoài ra, để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế-xã hội giữa các vùng, tạo động lực trong phát triển kinh tế, Chính phủ đã hình thành bốn vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, thể hiện các hạt nhân trong phát triển các vùng ở Việt Nam. Tính đến thời điểm 31/12/2017, nguồn vốn đầu tư đổ vào các vùng kinh tế như sau: Các vùng kinh tế và địa phƣơng Số dự án Vốn đầu tƣ (triệu USD) Đồng bằng sông Hồng 998,0 12.006,6 Trung du và miền núi phía Bắc 118,0 1.528,7 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 155,0 7.278,6 Tây Nguyên 11,0 157,6 Đông Nam Bộ 1.320,0 13.410,7 Đồng bằng sông Cửu Long 139,0 2.718,5 Cả nƣớc 2741,0 37.100,6 (Nguồn: Tổng cục thống kê) 307
  2. Tính đến ngày 31/12/2017, FDI ở Việt Nam có 2741 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 37.100 tỷ USD, phân bổ không đồng đều giữa các vùng. Chiếm chủ yếu là vùng Đông Nam Bộ, kế đến là Đồng bằng sông Hồng và thấp nhất là vùng Tây Nguyên. Qua số liệu thống kê cho thấy, hấp dẫn dòng vốn FDI chủ yếu tập trung vào các vùng có điều kiện phát triển kinh tế xã hội thuận lợi (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội) và nguồn vốn này rất hạn chế ở những địa phương có điều kiện phát triển kinh tế xã hội khó khăn, môi trường thu hút đầu tư hạn chế (Tây Nguyên). FDI tính bình quân tỉnh (thành phố), cho thấy vùng Đông Nam bộ đứng đầu với bình quân mỗi tỉnh thành thu hút được 16,5 tỷ USD và thấp nhất là vùng Tây Nguyên với FDI bình quân tỉnh chỉ đạt 163,35 triệu USD. Với những số liệu trên cho thấy sự chênh lệch FDI giữa các vùng ở Việt Nam khá lớn, địa phương cao nhất có sự chênh lệch FDI gấp hơn 100 lần so với địa phương thấp nhất. Điều đó thể hiện rõ thêm sự chênh lệch của dòng chảy FDI vào Việt Nam theo đặc tính vùng miền. Xét về nguồn vốn, Đông Nam Bộ là nơi có nguồn FDI đầu tư mạnh nhất 13.410,7 triệu USD. Tiếp theo là đồng bằng sông Hồng với 12.006,6 triệu USD và ít nhất là Tây Nguyên. Từ những phân tích, đánh giá về FDI ở địa phương, vùng cũng như tổng vùng, cho thấy dòng FDI không đồng đều ở các vùng, giữa các địa phương trong nội bộ vùng. Dòng chảy FDI không thay đổi nhiều trước và sau khi Luật đầu tư mới ra đời (2014), các địa phương (vùng) truyền thống vẫn chiếm chủ lực trong hấp dẫn dòng FDI, sự chênh lệch về thu hút FDI ở các vùng và địa phương chưa có những chuyển biến tích cực. Trong khi, các vấn đề phát triển bền vững thường bao trùm quy mô lãnh thổ rộng lớn và đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều tỉnh, thành phố với nhau. Nhưng các vùng kinh tế ở Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế và mức sống chênh lệch một cách rõ rệt. Các vùng kinh tế trọng điểm ở phía nam như các tỉnh Đông Nam Bộ và phía Bắc như các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng có mức sống và tốc độ phát triển cao hơn các vùng kinh tế còn lại. Do đó mà mỗi khu vực có các chính sách thu hút nguồn đầu tư FDI, trong đó có FDI khác nhau và đôi khi có tính cạnh tranh lẫn nhau. Do đó cần có giải pháp khắc phục để có thể thực hiện tốt II. CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN FDI NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC VÙNG KINH TẾ Để tăng khả năng thu hút FDI vào các lĩnh vực ưu tiên mời gọi đầu tư cần có tính đồng bộ, hệ thống và vận hành nhịp nhàng nhằm đạt được mục tiêu cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế tiên tiến; Quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất; sau: Đầu tiên, hoàn thiện cả về cơ chế chiều dọc và cơ chế chiều ngang trong liên kết (bao gồm cả liên kết vùng kinh tế và liên kết trong thể chế bộ máy tổ chức). Đối với liên kết theo chiều dọc, xác định rõ chủ thể, cấp bậc, trên dưới, quy định rõ chức năng nhiệm vụ và các hoạt động chế tài đi kèm một cách rõ ràng minh bạch (tránh tình trạng hiểu “linh hoạt”, “mền dẻo” trong các văn bản pháp luật), nhằm đảm bảo tính nghiêm minh và không đùn đẩy trách nhiệm 308
  3. trong quá trình thực thi các văn bản pháp luật. Đối với liên kết ngang (mang tính tự nguyện) cũng cần có khung văn bản điều chỉnh về lợi ích, cơ chế hợp tác làm cơ sở để điều chỉnh và thực hiện phân định rõ ràng khi tham gia vào các hoạt động liên kết này. Thứ hai, xác định lại ngành công nghiệp mũi nhọn, sản phẩm mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của vùng, các nguồn cung ứng hỗ trợ (phụ trợ) để sản phẩm này tạo ra bước đột phá. Đối với sản phẩm chủ lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu cần xác định vùng khuyến khích đầu tư hợp lý, tối ưu hóa nguồn lực và sức cạnh tranh tốt. Cần tập trung vào tỉnh kinh tế có thế mạnh công nghiệp tiên phong, có khả năng dẫn dắt tạo bước đột phá và hỗ trợ các vùng khác về lĩnh vực này đồng thời tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư của nguồn vốn FDI. Ba là, đối với các công trình đầu tư mang tính xã hội, công ích có tính chất liên ngành như: xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng vùng, như đường sá, cảng biển, sân bay; cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc; bệnh viện, cần nghiên cứu cụ thể thực thi mối liên kết hàng dọc có tính quy định và chịu trách nhiệm cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng và chịu tính chế tài cụ thể. Phân bổ nguồn lực phát triển mạnh kinh tế biển đảo, gắn kinh tế với bảo vệ chủ quyền biển đảo và bảo đảm an ninh, an toàn trên biển. Bốn là, đổi mới tư duy về thu hút và sử dụng vốn FDI vào vùng kinh tế theo hướng tạo thuận lợi các điều kiện dễ quản lý hơn. Các địa phương trong toàn vùng cần phối hợp xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng có hiệu quả dòng vốn FDI, lồng ghép chiến lược này vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của vùng và của cả nước phù hợp với từng giai đoạn, cũng như gắn liền với chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Các địa phương trong vùng cũng cần tìm hiểu cơ chế hoạt động và thông tin từ Tổ chức Xúc tiến Đầu tư Thế giới (WAIPA), nhằm nắm bắt được những xu hướng phát triển mới nhất của FDI trên thế giới và học hỏi các kinh nghiệm tốt nhất trong việc xúc tiến đầu tư. Vùng quyết định các chính sách phát triển kinh tế có liên quan đến toàn vùng. Đề ra các biện pháp và chính sách mang tính chất đặc thù áp dụng cho vùng để thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI. Thành lập hội đồng tư vấn cho các địa phương trong vùng xây dựng, phân loại ưu tiên các trọng điểm đầu tư và các dự án đầu tư lớn có tính chất khả thi, hiệu quả và phù hợp với quy hoạch tổng thể.Các dự án đầu tư trong quá trình xây dựng và hoạt động, nếu có các vấn đề nảy sinh và vướng mắc về cơ chế và mối quan hệ giữa các địa phương thì hội đồng sẽ xem xét thẩm định các vấn đề đó, đề xuất có ý kiến giải quyết kịp thời. Hướng mạnh ra bên ngoài, tạo cho nền kinh tế có độ mở lớn ở trong nước và thế giới. Hướng dẫn, thông tin và tư vấn cho các nhà đầu tư lựa chọn mục tiêu và lĩnh vực đầu tư; tìm nguồn vốn, môi giới giữa quỹ phát triển vùng với các dự án đầu tư, giúp quỹ lựa chọn các dự án khả thi để tài trợ. Thực hiện các chức năng về nghiên cứu và phát triển (R&D) trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, pháp chế, đào tạo và huấn luyện cán bộ, các hoạt động môi giới khác. 309
  4. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa rộng như: dịch vụ du lịch, phân phối, vận tải, logistics và các dịch vụ cảng biển, nhằm tận dụng vị thế địa kinh tế của vùng. Phát triển kinh tế và thu hút FDI trong vùng luôn gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội, từng bước thực hiện công bằng xã hội, củng cố và tăng cường an ninh quốc phòng trên đất liền, vùng biển và vùng trời toàn khu vực. Các phương án thu hút FDI trong vùng, trước mắt cũng như lâu dài phải đảm bảo tính hiệu quả và sự hài hòa giữa các ngành, lãnh thổ và có bước đi thích hợp. Đội ngũ Lãnh đạo của các địa phương trong vùng phải giữ vai trò xúc tác và chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung liên kết đối với từng địa phương. Lãnh đạo chính quyền 05 tỉnh cần tăng cường hợp tác trong việc hoàn thiện quy hoạch, phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt hạ tầng giao thông, đô thị, các KKT, KCN, những dự án liên vùng như: nâng cấp, cải tạo tuyến Quốc lộ, các trục giao thông huyết mạch nối với TP. HCM, Tây Nguyên, các thành phố, cảng biển, Đông Nam Bộ và các quốc gia trong Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam. Hỗ trợ nhau trong việc tiếp đón nhà đầu tư đến khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư; thành lập tổ liên ngành, liên vùng giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp Các địa phương vùng cần phối hợp trong thực thi chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư của Trung ương và địa phương nhất quán và minh bạch, chăm sóc tốt nhà đầu tư tại chỗ Kết luận: FDI tạo nên hiệu ứng lan tỏa về công nghệ, hỗ trợ đầu tư nguồn nhân lực, đóng góp hội nhập thương mại quốc tế, giúp tạo nên môi trường kinh doanh cạnh tranh và gia tăng sự phát triển của doanh nghiệp. Tất cả điều này góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn và được xem như một công cụ hữu hiệu giúp tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, bên cạnh việc mang lại các lợi ích kinh tế, FDI có thể cải thiện các điều kiện xã hội và môi trường ở quốc gia tiếp nhận, chẳng hạn chuyển giao các công nghệ và điều chỉnh các chính sách của doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với xã hội. Thêm vào đó, các dòng FDI đóng vai trò như một chất xúc tác cho quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh hơn ở các vùng kinh tế nói riêng và toàn quốc gia nói chung 310
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Thị Bình Minh, 2009. Thu hút vốn FDI ở một số nước châu Á và các bài học kinh nghiệm cho TP Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển kinh tế, số tháng 7/2009. 2. TS. Lý Huy Tuấn - Nguyễn Huy Hoàng - Phát Triển, Liên Kết Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng - Giao Thông Tại Vùng 7 Tỉnh Duyên Hải Miền Trung - Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải - Bộ Giao thông vận tải- Hội thảo Khoa học - Liên kết Phát triển 7 tỉnh Duyên hải miền Trung - Đà Nẵng, tháng 7 năm 2011. 3. Bùi Duy Hoàng - Vùng và liên kết vùng trong phát triển kinh tế xã hội 4. PGS. TS. Bùi Tất Thắng - Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Liên kết vùng để phát triển và thu hút đầu tư 5. TS. Lê Thu Hoa: Kinh tế vùng ở Việt Nam – Từ lý luận đến thực tiễn, Nxb. Lao động – Xã hội, 2007 311