Hoạt động thu hút đầu tư trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

pdf 7 trang Gia Huy 18/05/2022 1380
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động thu hút đầu tư trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhoat_dong_thu_hut_dau_tu_trong_cac_khu_cong_nghiep_tren_dia.pdf

Nội dung text: Hoạt động thu hút đầu tư trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

  1. 271 HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP SV. Nguyễn Thị Giàu SV. Nguyễn Thị Thùy Linh SV. Phạm Ngọc Hoa SV. Nguyễn Thị Kim Ngân ThS. Ngô Thạch Thảo Ly Tóm tắt. Hiện tại, diện tích đất trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp vẫn chưa được lấp đầy, khả năng thu hút đầu tư của một số khu công nghiêp (KCN) còn thấp, các KCN được hình thành quá nhiều và quá nhanh, làm giảm sức hấp dẫn và khả năng thu hút đầu tư của các KCN đã được thành lập trước. Bài viết tập trung đánh giá tình hình thu hút đầu tư trong các KCN Sông Hậu, KCN Trần Quốc Toản và KCN Sa Đéc trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. 1. Hoạt động thu hút đầu tư của KCN Sông Hậu KCN Sông Hậu được thành lập tại quyết định số: 252/QĐ-UBND.HC ngày 10/3/2009 của UBND tỉnh Đồng Tháp do Công ty cổ phần DOCIMEXCO làm chủ đầu tư với quy mô diện tích 66 ha [1]. Trong đó, tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê là 45,2 ha. Đến nay cơ sở hạ tầng kĩ thuật, đường giao thông nội bộ KCN cũng đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, đường bêtông nhựa đảm bảo cho xe có tải trọng H30. Nguồn điện cấp từ nguồn điện lưới quốc gia 22KV chạy cặp theo Quốc lộ 54, có hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy [3]. Chính lợi thế đó mà hiện nay KCN Sông Hậu đã thu hút được 05 dự án đầu tư trong đó có 4 dự án đã đi vào hoạt động và một dự án đang xây dựng, như vậy tỷ lệ dự án thực hiện so với đăng ký tại KCN Sông Hậu là 100%. Với tổng vốn đăng kí đầu tư là 613,05 tỷ VNĐ. Trong đó, tổng vốn đầu tư thực hiện 613,05 tỷ VNĐ, tương ứng với tỷ lệ vốn dự án thực hiện so với vốn đăng ký đầu tư đạt 100% . Các dự án đầu tư sản xuất vào KCN chủ yếu là các dự án trong nước. Các lĩnh vực đăng ký đầu tư trong KCN Sông Hậu là: chế biến thủy sản, thức ăn thủy sản, chế biến nấm rơm. Sau hơn một năm thành lập tình hình thu hút vốn đầu tư vào KCN Sông Hậu đã có chuyển biến và thu hút được nguồn vốn đầu tư vào KCN. Vào đầu năm 2011 đến năm 2012 tình hình thu hút vốn đầu tư vào KCN Sông Hậu tăng mạnh năm 2011 tổng vốn đầu tư chỉ có 462 tỷ VNĐ đến năm 2012 tăng lên 612 tỷ VNĐ tăng 32,47%. Do mấy năm đầu mới thành lập,cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh nên việc thu hút vốn đầu tư vào KCN còn hạn chế, nhưng hiện nay thì cơ sở hạ tầng trong KCN tương đối hoàn chỉnh, môi trường đầu tư thông thoáng do tỉnh thực hiện tốt, kịp thời Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường đã giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay lãi suất thấp tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển và đầu tư vào KCN nhiều hơn [2].
  2. 272 BIỂU ĐỒ TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀO KCN SÔNG HẬU QUA CÁC NĂM 650 1 600 Tỷ VNĐ 550 Tỷ Tỷ VNĐ Triệu USDTriệu Triệu USD 500 450 400 0 2010 2011 2012 2013 2014 3/2015 Năm Hình 1.1: Tổng vốn đầu tư vào KCN Sông Hậu từ năm 2010 đến năm 2015 (Nguồn số liệu: [1]) 2. Hoạt động thu hút đầu tư của KCN Trần Quốc Toản KCN Trần Quốc Toản được thành lập tại quyết định số: 2355/QĐ – UBND.HC ngày 28/12/2005 do Công ty Xây lấp và vật liệu Xây dựng Đồng Tháp làm chủ đầu tư với diện tích đất quy hoạch KCN là 58 ha. Trong đó, tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê là 38,8 ha [1]. Hạ tầng KCN Trần Quốc Toản được quy hoạch tương đối đồng bộ như hệ thống cung cấp điện, cấp nước, dịch vụ tài chính cho KCN. Ngoài ra, tại KCN còn có nguồn nguyên liệu phong phú cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến lương thực, nông sản, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Nguồn nhân lực lao động dồi dào, cần cù, giá nhân công rẻ. Bên cạnh đó KCN Trần Quốc Toản còn có ưu thế hơn so với các KCN khác là trung tâm của thị trường tiêu thụ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và thị trường Campuchia [3]. BIỂU ĐỒ TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀO KCN TRẦN QUỐC TOẢN QUA CÁC NĂM 180 25 175 20 Tỷ Tỷ VNĐ Triệu USDTriệu 170 15 Tỷ VNĐ 165 10 Triệu USD 160 5 155 0 2010 2011 2012 2013 2014 3/2015 Năm Hình 2.1: Tổng vốn đầu tư vào KCN Trần Quốc Toản từ năm 2010 đến năm 2015 (Nguồn số liệu: [1]) Về tình hình thu hút đầu tư sản xuất kinh doanh, tính đến tháng 3/2015 đã có 5
  3. 273 dự án (có 01 dự án có vốn đầu tư nước ngoài) đăng kí đầu tư vào KCN Trần Quốc Toản. Trong đó có 3 dự án đã đi vào hoạt động, 1 dự án đang xây dựng còn 1 dự án chưa triển khai xây dựng. Như vậy tỷ lệ dự án thực hiện so với đăng ký tại KCN 80%. Với tổng vốn đăng kí đầu tư là 176,59 tỷ VNĐ và 20 triệu USD. Trong đó, tổng vốn đầu tư thực hiện 146,59 tỷ VNĐ và 20 triệu USD, tương ứng với tỷ lệ vốn dự án thực hiện so với vốn đăng ký đầu tư đạt 94,96%. Các lĩnh vực đăng ký đầu tư trong KCN Trần Quốc Toản chủ yếu là chế biến thức ăn thủy sản, sản xuất bê tông, xưởng cơ điện, sản xuất giày xuất khẩu. Nhìn chung thì KCN Trần Quốc Toản từ năm 2010 đến năm 2013 tình hình thu hút đầu tư vào KCN vẫn còn thấp (163,39 tỷ VNĐ). Nhưng từ năm 2013 đến năm 2014 thì đã có chuyển biến, vốn đầu tư vào KCN đã tăng rõ rệt vào năm 2013 chỉ có 163,39 tỷ VNĐ đến năm 2014 tăng lên 176,59 tỷ VNĐ tăng 8,1%. Đồng thời cũng đã thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào KCN (20,0 triệu USD). KCN Trần Quốc Toản có vị trí địa lý và điều kiện phát triển sản xuất rất thuận lợi. Ngoài ra, việc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đồng Tháp có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng hạ tầng KCN sẽ là điều kiện thuận lợi để hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án. 3. Tình hình hoạt động và thu hút đầu tư của KCN Sa Đéc KCN Sa Đéc được thành lập tại quyết định số: 699/QĐ-TTg ngày 10/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ do Công ty Vật tư và Xuất nhập khẩu Đồng Tháp làm chủ đầu tư với quy mô diện tích dự kiến 77,61 ha. Nhưng hiện nay đã được thay đổi bởi chủ đầu tư mới Công ty Đầu tư phát triển nhà và KCN Đồng Tháp và Công ty Hạ tầng KCN Sa Đéc.Với diện tích đất quy hoạch KCN là 132 ha. Trong đó, tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê là 100 ha [3]. Bên cạnh đó thì KCN đã đầu tư xây dựng Phân Cảng Sa Đéc cho tàu 5.000 DWT cặp bến. KCN có nhà máy nước ngầm với công suất 4.500 mét khối/ngày và nhà máy cấp nước Sa Đéc với công suất 17 ngàn mét khối/ngày. KCN còn có nhà máy xử lý nước thải tập trung có công suất 3.000 mét khối ngày đêm giải quyết cơ bản vấn đề ô nhiễm môi trường, đồng thời còn có nhà máy nước cung cấp nước sạch phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp đầu tư trong KCN. Trong KCN hiện có 2 hệ thống thoát nước riêng biệt, thoát nước mưa và một hệ thống thoát nước thải công nghiệp. KCN có tuyến trung thế 22KV cấp từ trạm 110KV Sa Đéc chỉ sử dụng riêng cho KCN Sa Đéc [1]. KCN Sa Đéc được chia thành các tiểu khu: khu C, khu C mở rộng, khu A1 [3]. Khu C nằm ở Phường Tân Quy Đông, TP. Sa Đéc, có diện tích 30 ha. Bố trí các loại hình công nghiệp như chế biến thủy sản, bánh phồng tôm, thức ăn gia súc gia cầm- thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng và hàng xuất khẩu khác [3]. Khu C mở rộng nằm ở xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc, có diện tích 62 ha. Bố trí các loại hình công nghiệp như chế biến thủy sản, thức ăn thủy sản, thức ăn gia súc gia cầm [3]. Khu A1 nằm ở Phường An Hoà, TP. Sa Đéc, có diện tích 40 ha. Bố trí các loại hình công nghiệp như chế biến thức ăn gia súc gia cầm - thủy sản, sản xuất các sản phẩm từ nhựa tấm, bánh phồng tôm, chế biến thủy sản và sản phẩm đống hộp, may giày, sản xuất bê tông, [3]
  4. 274 KCN Sa Đéc có điều kiện thuận lợi (diện tích, giao thông, mặt bằng) để phát triển nên thời gian qua được tập trung chỉ đạo triển khai nhanh hơn so với dự kiến và ngày càng thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư không chỉ trong nước mà còn ngoài nước. BIỂU ĐỒ TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀO KCN SA ĐÉC QUA CÁC NĂM 3500 30 TỷVNĐ 28 TriệuUSD 3300 26 3100 24 Tỷ VNĐ Triệu 2900 22 USD 2700 20 2010 2011 2012 2013 2014 3/2015 Hình 2.3: Tổng vốn đầu tư vào KCN Sa Đéc từ năm 2010 đến năm 2015 (Nguồn: Ban quản lí khu kinh tế Đồng Tháp) Hiện nay số dự án đăng kí đầu tư trong KCN Sa Đéc là 42 dự án trong đó có 33 dự án đã đi vào hoạt động, 8 dự án đang xây dựng và 1 dự án chưa xây dựng. Như vậy, tỷ lệ dự án thực hiện so với đăng ký tại KCN Sa Đéc là 97,6%. Với tổng số vốn đăng kí đầu tư là 3093,1 tỷ VNĐ và 27,86 triệu USD. Trong đó, tổng vốn đầu tư thực hiện 3018,1 tỷ VNĐ và 27,86 triệu USD tương ứng với tỷ lệ vốn dự án thực hiện so với vốn đăng ký đầu tư đạt 97,96 % . Các lĩnh vực đăng ký đầu tư trong KCN Sa Đéc chủ yếu là chế biến thủy sản; thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, gia súc, gia cầm; chế biến thực phẩm đóng hộp; trích ly dầu cám, sản xuất bánh phồng tôm . Trong đó có nhiều dự án đã đi vào hoạt động mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp, góp phần đáng kể cho việc đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp với tốc độ cao, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh. KCN Sa Đéc đi vào hoạt động từ năm 1998 đã tạo không khí sôi động và nhộn nhịp cho TP. Sa Đéc cũng như vùng kinh tế khu vực phía Nam sông Tiền. Với vị trí thuận lợi và có nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, KCN Sa Đéc đã nhanh chóng mời gọi được nhiều doanh nghiệp đến kinh doanh. KCN Sa Đéc hấp dẫn các nhà đầu tư bằng chú trọng xây dựng hạ tầng cơ sở, đặc biệt tập trung xây dựng hệ thống bến bãi và nhà máy xử lý nước thải tập trung. Chính vì vậy mà nguồn vốn đầu tư vào KCN này ngày càng tăng, không chỉ thu hút nguồn đầu tư trong nước mà còn cả nước ngoài. Vào năm 2010 vốn đầu tư vào KCN Sa Đéc là 2722,2 tỷ VNĐ nhưng chỉ trong vòng một năm sau vào năm 2011 sức hấp dẫn của môi trường công nghiệp Sa Đéc càng vượt bậc nhờ hệ thống cảng Tân cảng Sa Đéc mở rộng. Với tổng diện tích mặt bằng cảng hơn 4ha, cầu tàu dài gần 70m, cảng có thể tiếp nhận tàu trọng tải 5.000 tấn. Cảng Sa Đéc là điểm kết nối trong chuỗi vận tải thủy từ Campuchia – ĐBSCL – TP. Hồ Chí Minh – Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu). Chính vì vậy, cùng với Tân cảng Cao Lãnh, việc cảng Tân
  5. 275 cảng Sa Đéc có dịch vụ vận chuyển container đã tạo ra lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp trên địa bàn về chi phí vận chuyển, giảm thời gian giao hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Qua đó, mở ra môi trường thuận lợi để mời gọi nhà đầu tư. Vì vậy mà nguồn vốn đầu tư vào KCN đã tăng lên đáng kể 3139,7 tỷ VNĐ tăng 15,34% so với năm 2010. Bên cạnh đó thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng vào năm 2010 là 22,84 triệu USD đến năm 2011 tăng lên 27,86 triệu USD tăng 21,98% . Chính nhờ lợi thế về vị trí cũng như cơ sở hạ tầng và các chính sách kêu gọi đầu tư mà nguồn vốn đầu tư vào KCN này không ngừng tăng lên vào năm 2011 là 3139,7 tỷ VNĐ thì đến năm 2013 đã tăng lên 3276,6495 tỷ VNĐ tăng 4,36%. Tuy nhiên, từ năm bước sang 2013 TP. Sa Đéc gặp nhiều khó khăn do bị ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, điều kiện sản xuất kinh doanh không thuận lợi, một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm đã tạm ngưng sản xuất hoặc chỉ hoạt động cầm chừng. Bên cạnh đó thì những công trình trọng điểm như tuyến đường phát triển hạ tầng làng hoa kiểng Sa Nhiên – Cai Dao, cầu Rạch Rắn, kè rạch Bình Tiên nằm trong dự án chuyển tiếp hoàn thành năm 2013; đường Hùng Vương nối dài (đoạn từ đường Nguyễn Văn Phát – đường Trần Thị Nhượng) thuộc Dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2013; đường Hùng Vương nối dài và hệ thống thoát nước đường ĐT 848 nằm trong Dự án khởi công mới năm 2013 đều vướng phải khó khăn trong quá trình thực hiện đền bù giải tỏa, ảnh hưởng đến đấu thầu nên đến thời điểm này vẫn chưa thi công được. Chính vì vậy mà nguồn vốn đầu tư vào KCN trong thời gian này giảm đi tính đến tháng 3/2015 chỉ còn 3.093,1 tỷ VNĐ, mặc dù vậy nhưng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào KCN vẫn khá ổn định,không thay đổi. 4. Giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnnh Đồng Tháp 4.1. Xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh Tỉnh cần thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng trong KCN để phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh như: bến bãi, kho tàng, xử lý nước thải, chất thải, phòng chống cháy nổ, giao thông trong KCN kết cấu hạ tầng kĩ thuật trong KCN và ngoài hành lang KCN đồng bộ, hoàn chỉnh, giá cả hợp lý sẽ càng thu hút được các nhà đầu tư. Không có nhà đầu tư nào mà dễ dàng chấp nhận trường hợp đã thuê đất rồi mà không có đường vào tiếp cận với đất đã thuê hoặc KCN chưa cung cấp được điện, nước, nhà máy xử lý nước thải Chính vì vậy mà cho dù có những chính sách khuyến khích đầu tư thế nào đi nữa, thì cũng sẽ chẳng thể nào thu hút được các nhà đầu tư mà như vậy chỉ làm xấu thêm môi trường đầu tư. Do đó, giải pháp được coi là hợp lý nhất để thu hút đầu tư đặc biệt với những dự án có quy mô lớn đang được tỉnh quan tâm đó là tập trung củng cố, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, dịch vụ và môi trường đầu tư các KCN hiện có để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thay vì thành lập mới các KCN. 4.2. Đổi mới và tăng cường công tác quảng bá xúc tiến đầu tư Nâng cấp các trang thông tin điện tử của địa phương. Trên các website này cần đăng tải thông tin đầy đủ, thống nhất số liệu, minh bạch các thông tin cho nhà đầu tư bằng nhiều ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật đồng thời thường xuyên cập nhật thông tin về cơ chế, chính sách chuyên ngành có liên quan đến hoạt động đầu tư nhằm cung cấp thông tin kịp thời đến nhà đầu tư.
  6. 276 Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức các tài liệu xúc tiến đầu tư. Từng ngành hợp tác với Viện kinh tế, xã hội, lập các báo cáo phân tích năng lực sản xuất, cấu trúc thị trường, môi trường cạnh tranh hiện tại của một số ngành, lĩnh vực đang tập trung xúc tiến đầu tư như công nghệ cao, công nghệ phụ trợ để hỗ trợ các nhà đầu tư trong công tác khảo sát thị trường và ra quyết định đầu tư tại địa phương. liên kết website xúc tiến đầu tư của tỉnh với website của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư phía Nam, Cục đầu tư nước ngoài, các tổ chức xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để tăng cường quảng bá hình ảnh, tiềm năng và cơ hội đầu tư của Tỉnh. 4.3. Cải cách các thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường pháp lý thông thoáng Đẩy mạnh và phát huy hơn nữa việc cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa các hình thức và thủ tục cấp giấy phép đầu tư, mở rộng việc cho phép áp dụng hình thức đăng ký đầu tư đối với các dự án trong danh mục cần khuyến khích đầu tư, giảm bớt các thủ tục không cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí cho hoạt động của các nhà đầu tư khi đầu tư vào KCN từ đó thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư. Kiên quyết xử lý nghiêm khắc những trường hợp sách nhiễm, cửa quyền, tiêu cực, vô trách nhiệm của các cán bộ có liên quan đến hoạt động đầu tư vào KCN. Tăng cường hơn nữa thủ tục một cửa để các nhà đầu tư nhanh chống triển khai dự án, tỉnh cần xây dựng chiến lược và các lĩnh vực đầu tư vào các KCN một cách cụ thể hơn để các nhà đầu tư lựa chọn lĩnh vực và dự án đầu tư theo định hướng phát triển KCN của tỉnh. 4.4. Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư Cần phải có chính sách ưu đãi về thuế, chính sách đất đai cho phù hợp với quy định của pháp luật nhằm tạo ra sự thông thoáng cho các nhà đầu tư và đề nghị được giao dịch với doanh nghiệp nước ngoài bằng ngoại tệ vì giao dịch bằng ngoại tệ với doanh nghiệp FDI không chỉ thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp mà còn là phương thức hữu hiệu đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Ưu đãi đầu tư không chỉ đối với các nhà đầu tư vào hạ tầng của KCN mà còn phải có chính sách ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh ở KCN và tùy vào đặc điểm ngành kinh doanh có được ưu tiên hay không mà có chính sách hỗ trợ cho phù hợp. Tiếp tục cụ thể hóa cơ chế chính sách của nhà nước, đưa ra những chính sách ưu đãi cụ thể đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng KCN nhằm tạo ra sức hấp dẫn các nhà đầu tư, phù hợp với điều kiện thực tế tại các KCN của tỉnh và có tính khả thi cao. Bên cạnh đó thì thuế thu nhập doanh nghiệp đây cũng là một trong yếu tố khiến các doanh nghiệp FDI giảm độ mặn mà với Việt Nam. Đồng thời chi phí cho nhân công, chi phí đầu vào ngày một tăng đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc lựa chọn Việt Nam là điểm đầu tư của Doanh nghiệp nước ngoài. Vì thế tỉnh cần xem xét xem có thể giảm thuế thu nhập của doanh nghiệp hay không. Tỉnh cần sửa đổi và bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư, cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp KCN để kích thích đầu tư vào KCN. Quy định chế độ ưu đãi khi nhà đầu tư đang thực hiện dự án đầu tư tại tỉnh mà vận động về cho tỉnh thêm dự án đầu tư khác. Quy định về chế độ ưu đãi cho các doanh nghiệp tham gia hợp tác đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài.
  7. 277 5. Kết luận KCN Sông Hậu đã thu hút được 05 dự án đầu tư trong đó có 4 dự án đã đi vào hoạt động và một dự án đang xây dựng, như vậy tỷ lệ dự án thực hiện so với đăng ký tại KCN Sông Hậu là 100%. Với tổng vốn đăng kí đầu tư là 613,05 tỷ VNĐ. KCN Trần Quốc Toản: có 5 dự án (có 01 dự án có vốn đầu tư nước ngoài) đăng kí đầu tư Trong đó có 3 dự án đã đi vào hoạt động, 1 dự án đang xây dựng còn 1 dự án chưa triển khai xây dựng. Như vậy tỷ lệ dự án thực hiện so với đăng ký tại KCN 80%. Với tổng vốn đăng kí đầu tư là 176,59 tỷ VNĐ và 20 triệu USD KCN Sa Đéc: số dự án đăng kí đầu tư trong KCN Sa Đéc là 42 dự án trong đó có 33 dự án đã đi vào hoạt động, 8 dự án đang xây dựng và 1 dự án chưa xây dựng. Như vậy, tỷ lệ dự án thực hiện so với đăng ký tại KCN Sa Đéc là 97,6%. Với tổng số vốn đăng kí đầu tư là 3093,1 tỷ VNĐ và 27,86 triệu USD. Tài liệu tham khảo [1]. Ban Quản lý KKT Đồng Tháp, 2015. Báo cáo tình hình đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế Đồng Tháp. [2]. Chính Phủ, 2012. Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh. [3]. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, 2010. Quy hoạch phát triển công nghiệp đến nam 2020 tỉnh Đồng Tháp.