Bài giảng Cơ sở hệ thống thông tin - Chương 8: Phát triển hệ thống khảo sát và phân tích - Hà Quang Thụy

pptx 65 trang Gia Huy 16/05/2022 2781
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cơ sở hệ thống thông tin - Chương 8: Phát triển hệ thống khảo sát và phân tích - Hà Quang Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_co_so_he_thong_thong_tin_chuong_8_phat_trien_he_th.pptx

Nội dung text: Bài giảng Cơ sở hệ thống thông tin - Chương 8: Phát triển hệ thống khảo sát và phân tích - Hà Quang Thụy

  1. BÀI GIẢNG CƠ SỞ HỆ THỐNG THÔNG TIN CHƯƠNG 8. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH PGS. TS. HÀ QUANG THỤY HÀ NỘI 01-2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1
  2. Nội dung 1. Khái quát về phát triển hệ thống 2. Vòng đời phát triển hệ thống 3. Yếu tố tác động tới thành công PT hệ thống 4. Khảo sát hệ thống 5. Phân tích hệ thống 6. Tóm tắt hệ thống 2
  3. 1. Khái quát về phát triển hệ thống ⚫ Khái niệm ▪ Phát triển hệ thống (system development), phát triển HTTT nói riêng, là một quá trình thực hiện các hoạt động khảo sát, phân tích, thiết kế, triển khai, giám sát và đánh giá hệ thống theo vòng đời PTHT để tạo ra một hệ thống mới hoặc cải tiến một hệ thống hiện có nhằm phục vụ chiến lược phát triển của tổ chức. ▪ nhà QL & nhân viên  vùng chức năng cùng làm việc và dùng các HTTT kinh doanh: các HTTT được dùng ở một loạt QT PTHT. ⚫ Lý do phát triển hệ thống ▪ Tình huống kích hoạt ​​phát triển hệ thống mới ? ❖ cần thực hiện nhiệm vụ mới/thay đổi quy trình làm việc hiện có: Phát triển HT mới /sửa đổi HT sẵn có ❖ Phát triển HT: hoạt động tạo ra hệ thống mới/ thay đổi HT sẵn có ▪ Phương pháp tốt nhất được dùng tiếp cận dự án PTHT mới là gì ? ❖ Phương pháp tốt tránh “PTHT” thất bại: "Những vấn đề phát sinh do thiết kế kém và tích hợp tồi hệ thống CNTT y tế nguy hại và giết chết nhiều bệnh nhân mỗi năm hơn là do thuốc và thiết bị y tế“ (CIO HT y 3tế ĐH Duke Mỹ).
  4. Dự án phát triển hệ thống ⚫ Dự án ▪ Tập hành động được lập kế hoạch nhằm đạt một mục tiêu ▪ Điểm khởi đầu, điểm kết thúc xác định, thường theo ngày ▪ Hầu hết có một ngân sách ⚫ Các yếu tố thành công ▪ Cam kết của giám đốc điều hành và người QL dự án tốt ▪ Độ tin cậy cao của dự án và các lợi ích tiềm năng của nó ▪ Cam kết của nhóm dự án + tổ chức để hoàn thành dự án và triển khai kết quả của nó ⚫ Leo thang dự án ▪ Quy mô và phạm vi nỗ lực PTHT tăng theo thời gian ▪ Vượt ngân sách và thời gian (chậm tiến độ) ⚫ Các bên liên quan ▪ Tự mình/qua các khu vực chức năng được hưởng lợi từ dự án 4 PTHT
  5. Những người tham gia phát triển HT ⚫ Người tham gia PT ▪ Đầu tư và tài trợ ▪ Quản lý dự án ▪ Phân tích HT ▪ Lập trình ▪ Chuyên viên KT ▪ Sử dụng ▪ Liên quan HT ▪ Công ty ngoài ⚫ Các bên liên quan ▪ Hưởng lợi từ hệ thống ▪ Làm việc với người khác để phát triển ứng dụng CNTT (HT) 5
  6. Người tham gia PTHT ⚫ Các đối tượng tham gia ▪ Người quản lý dự án: có trách nhiệm phối hợp mọi người, mọi nguồn lực cần thiết để hoàn thành PTHT đúng mục tiêu. Quản lý dự án: chuyên viên HTTT bên trong/nhà tư vấn bên ngoài, cần kỹ năng kỹ thuật, kinh doanh, và con người. ▪ Người phân tích hệ thống: Người chuyên nghiệp về phân tích và thiết kế HT, đóng vai trò trung tâm trong PTHT. ▪ Lập trình viên: Người chuyên nghiệp chịu trách nhiệm sửa đổi, phát triển các chương trình đáp ứng yêu cầu của người sử dụng ▪ Người sử dụng: Người sẽ tương tác thường xuyên với hệ thống (nhân viên, người quản lý, hoặc nhà cung cấp), ▪ Các bên liên quan: hoặc tự bản thân hoặc thông qua đại diện được hưởng lợi từ dự án PTHT ▪ Đội phát triển HT: Người phân tích HT, lập trình viên và những người khác (chủ yếu là chuyên gia kỹ thuật: chuyên gia CSDL/truyền thông, kỹ sư phần cứng, và đại diện nhà cung cấp). Hệ thống lớn còn bao gồm quản lý cấp cao như Phó Chủ tịch chức năng: tài chính, tiếp thị, v. 6
  7. Người quản lý dự án ⚫ Người quản lý dự án tiến hành hoạt động đa dạng 7
  8. Khởi động PTHT ⚫ Đặt vấn đề ▪ Khởi động PTHT phát sinh từ mọi cấp ▪ Được lên kế hoạch hoặc chưa lên kế hoạch ▪ Nhận thức vấn đề hoặc lợi ích ⚫ Nhiều lý do ▪ Vấn đề với HT hiện tại: nâng cấp HT (như tăng cường bảo mật), ▪ Mong muốn khai thác cơ hội mới: Tính toán đám mây ▪ Sáp nhập và mua lại (bổ sung): hệ thống thống nhất ▪ Cạnh tranh: PTHT kiểm soát hàng tồn kho phức tạp,  doanh thu ▪ Nhà cung cấp  không hỗ trợ công nghệ cũ ▪ Luật và quy định mới ▪ (trang bên) 8
  9. Khởi động phát triển hệ thống: Lý do 9
  10. Lập kế hoạch HTTT Kế hoạch Lập kế hoạch Khởi động chiến lược HTTT phát triển hệ thống Lập kế hoạch HTTT chuyển mục tiêu doanh nghiệp được nêu trong kế hoạch chiến lược thành các hành động phát triển hệ thống cụ thể ⚫ Giới thiệu ▪ Tiếp cận quan trọng PTHT: lập KH HTTT gắn kết với mục tiêu doanh nghiệp và HTTT. ▪ Mục tiêu tổng thể PTHT: đạt được lợi thế cạnh tranh. ⚫ Lập kế hoạch ▪ Lập kế hoạch HTTT: thuật ngữ chỉ việc chuyển dịch mục tiêu chiến lược và mục tiêu tổ chức thành sáng kiến PTHT ▪ Kế hoạch HTTT cụ thể đảm bảo mục tiêu PTHT cụ thể hỗ trợ các mục tiêu tổ chức ▪ Kế hoạch dài hạn cũng quan trọng, nhận kết quả từ nỗ lực PTHT ▪ Cần gắn kết mục tiêu HTTT với mục tiêu và văn hóa của tổ chức 10
  11. Gắn mục tiêu tổ chức với mục tiêu HTTT ⚫ Giới thiệu ▪ Mục tiêu HTTT gắn kết mục tiêu tổ chức: rất quan trọng cho mọi PTHT, là vấn đề khó khăn, vẫn được tăng cường nghiên cứu giải quyết. ▪ Nhân viên HTTT và nhân việc khác: hiểu trách nhiệm và nhiệm vụ của nhau. ▪ Sáng kiến PTHT cụ thể xuất hiện từ KH HTTT → KH HTTT phải cung cấp một khung rộng cho sự thành công tương lai. ▪ Các bước: xem hình vẽ 11
  12. PT lợi thế cạnh tranh: phân tích sáng tạo ⚫ Giới thiệu ▪ PTHT → có được lợi thế cạnh tranh ▪ Phân loại: phân tích sáng tạo và phân tích phê phán ▪ Nhìn vấn đề: cách mới và nhiều cách khác, dùng các phương pháp đổi mới để giải quyết → đạt lợi thế cạnh tranh ⚫ Phân tích sáng tạo ▪ Creative analysis: Khảo sát cách tiếp cận mới (trước đây coi là không chính thống) cho vấn đề hiện tại ▪ Nhìn vấn đề theo các cách mới và khác nhau ▪ Phương pháp sáng tạo lấy từ cảm hứng của người và sự kiện không liên quan trực tiếp đến vấn đề ▪ Đạt lợi thế cạnh tranh 12
  13. PT lợi thế cạnh tranh: phân tích phê phán ⚫ Giới thiệu phân tích phê phán ▪ critical analysis ▪ Đặt câu hỏi khách quan và cẩn thận theo cách hiệu quả nhất dù có/không liên quan tới các yếu tố hệ thống ▪ Đưa ra quan hệ mới giữa các yếu tố hệ thống / bổ sung phần từ mới vào hệ thống ⚫ Các hoạt động phân tích phê phán ▪ Đặt câu hỏi cho các khẳng định và giả định: nhu cầu và phản ứng người dùng. Các bên liên quan/người sử dụng thường đặc tả yêu cầu HT xác thực vì họ giả định rằng nhu cầu của họ chỉ được đáp ứng theo cách đó. ▪ Định danh và giải quyết lại các mục tiêu và định hướng có xung đột: Các bên liên quan thường có yêu cầu xung đột. Bộ phận mua muốn giá rẻ bộ phận kỹ nghệ muốn mua chất lượng cao. Cần xác định và giải quyết lại các yếu tố xung đột này 13
  14. Xác lập mục tiêu PTHT ⚫ Đặt vấn đề ▪ Mục tiêu tổng thể PTHT: đạt được mục tiêu kinh doanh mà không là mục tiêu kỹ thuật nhờ cung cấp thông tin chính xác tới đúng người, đúng thời điểm. ▪ Giá trị thực sự của HT tới tổ chức: tác động của HT tới khả năng tổ chức đạt mục tiêu kinh doanh. ▪ HT thường và hệ thống quyết định sứ mạng (mission critical system: MCS): MCS then chốt hơn trong sự tồn tại và đạt mục tiêu của tổ chức. Hệ thống xử lý đơn đặt hàng là một MCS. ▪ Không có MCS: tổ chức không tồn tại/không đạt mục tiêu ▪ Mục tiêu tổ chức → mục tiêu HT. Tồn tại một số mục tiêu như các yếu tố thành công cốt lõi (Critical success factors: CSFs), ▪ Hai mục tiêu PTHT (HT): mục tiêu hiệu năng và mục tiêu chi phí 14
  15. PTHT: mục tiêu hiệu năng ⚫ Sơ bộ ▪ Performance objective. ▪ Đo mức độ HT thi hành theo mong muốn ▪ Gồm nhiều yếu tố ⚫ Các yếu tố mục tiêu hiệu năng ▪ Chất lượng/độ hữu dụng đầu ra: HT sinh thông tin chính xác cho một QT kinh doanh giá trị gia tăng/bởi người ra quyết định hướng mục tiêu ▪ Độ chính xác của đầu ra : chính xác và phản ánh đúng tình hình ▪ Tốc độ sinh kết quả: đáp ứng đúng thời gian mục tiêu tổ chức /mục tiêu hoạt động ▪ Khả năng mở rộng của hệ thống kết quả: HTTT có tính khả cỡ theo kinh doanh (phát triển và tăng khối lượng kinh doanh) ▪ Khả năng giảm thiểu rủi ro: Một mục tiêu quan trọng. ⚫ Đo lường các yếu tố ▪ Dễ (đếm sản phẩm theo bộ đếm thời gian) <> khó (lượng khách hàng bỏ đi vì phản ứng chậm yêu cầu của họ) ▪ Thường do quản lý cấp cao tuyên bố 15
  16. PTHT: mục tiêu chi phí ⚫ Sơ bộ ▪ cost objective. ▪ Có thể chi nhiều hơn cần thiết→cân bằng hiệu năng với chi phí ⚫ Các mục chi phí ▪ Chi phí phát triển: Mọi chi phí nhận HT và HT chạy được ▪ Chi phí do tính độc đáo của ứng dụng HT: HT đắt tiền với sử dụng lại được thích hợp hơn HT rẻ tiền với sử dụng hạn chế ▪ Chi phí đầu tư lắp đặt phần cứng và thiết bị liên quan ▪ Chi phí vận hành HT: nhân lực, phần mềm, vật tư, điện năng, khác. ⚫ Lưu ý ▪ Cân bằng các mục tiêu hiệu năng và chi phí trong khung tổng thể mục tiêu doanh nghiệp là thử thách rất lớn ▪ Thiết lập các mục tiêu là quan trọng, ▪ đo lường thành công của nỗ lực PTHT cũng rất quan trọng 16
  17. 2. Vòng đời phát triển hệ thống ⚫ Giới thiệu ▪ systems development life cycle (SDLC): quá trình PTHT ▪ Khi HT được xây dựng: dòng thời gian và thời hạn đến khi khởi động và tiếp nhận. HT tiếp tục được bảo trì (cải thiện) và đánh giá ▪ Cải thiện đáng kể vượt phạm vi bảo trì: thế hệ công nghệ mới/ thay đổi tổ chức đáng kể → dự án mới → vòng đời mới ▪ “Quan trọng”: một lỗi phát hiện càng muộn → sửa chữa càng tốn kém do (i) càng nhiều bước phải sửa chữa ; (ii) càng nhiều người bị ảnh hưởng ▪ Tồn tại một số vòng đời PTHT: truyền thống, nguyên mẫu, phát triển ứng dụng nhanh (RAD), và phát triển hướng người dùng cuối. Mỗi tiếp cận có ưu điểm/nhược điểm riêng ! ▪ Có thể tự phát triển/có thể thuê ngoài (outsource) ▪ Tiếp cận quy phạm: phương pháp chính thức hóa & văn bản hóa để người PTHT có một quy trình rõ ràng để thi hành ▪ Tiếp cận không quy phạm: không chính thức/văn bản hóa ▪ Năm giai đoạn: Khảo sát, phân tích, thiết kế, triển khai, duy trì 17 (vận hành và bảo trì) và đánh giá
  18. Một tiếp cận vòng đời phát triển hệ thống 18
  19. Các giai đoạn và tác động của lỗi Một lỗi được phát hiện sau khi HT được cài đặt đòi hỏi đào tạo lại người sử dụng "làm việc xung quanh" lỗi được phát hiện → người PTHT có kinh nghiệm ưa tiếp cận bắt lỗi sớm trong vòng đời dự án 19
  20. Vòng đời PTHT truyền thống: 5 giai đoạn 20
  21. Tiếp cận vòng đời PTHT truyền thống ⚫ Giới thiệu ▪ Dự án nhỏ (mua một chương trình MT rẻ)  công cuộc KD lớn ▪ Các bước thay đổi theo công ty ▪ Nhìn chung có 5 giai đoạn: khảo sát, phân tích, thiết kế, thi hành và bảo trì & đánh giá ⚫ Khảo sát HT ▪ Các vấn đề & cơ hội tiềm năng được nhận diện và được quan tâm dưới ánh sáng của mục tiêu kinh doanh ▪ Trả lời câu hỏi “Vấn đề là gì ? Nó có đáng giá để giải quyết hay không ? “ ▪ Kết quả: (i) một dự án PT được xác định cho báo cáo vấn đề kinh doanh/cơ hội được tạo ra, (ii) một số nguồn lực tổ chức được cam kết, và khuyến cáo: phân tích HT/Không tiến hành ⚫ Phân tích HT ▪ "Điều gì HTTT cần phải làm để giải quyết vấn đề ?“ ▪ Kết quả: danh sách yêu cầu và độ ưu tiên / Không tiến hành 21
  22. PTHT truyền thống: Thi hành – Bảo trì ⚫ Thiết kế HT ▪ HTTT làm như thế nào đối với những gì mà nó buộc phải làm để có được những giải pháp đối với vấn đề? ▪ một thiết kế kỹ thuật hoặc mô tả hệ thống mới hoặc mô tả cách hệ thống hiện có sẽ được nâng cấp ⚫ Thi hành HT ▪ tạo/thu nhận các thành phần HT khác nhau được chi tiết trong thiết kế HT; lắp ráp chúng; đưa HT mới/ HT sửa đổi hoạt động ▪ Nhiệm vụ quan trọng: đào tạo người sử dụng ▪ Kết quả: HTTT được khởi động, hoạt động đáp ứng nhu cầu kinh doanh mà nó được phát triển ▪ liên quan đến việc giảm dần hoặc loại bỏ các hệ thống cũ, có thể khó khăn cho người dùng hiện tại ⚫ Bảo trì, đánh giá HT ▪ nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động và nhằm sửa đổi hệ thống để tiếp tục đáp ứng thay đổi nhu cầu kinh doanh 22
  23. Ưu, nhược điểm tiếp cận truyền thống 23
  24. PTHT nguyên mẫu ⚫ Khái niệm ▪ Protyping ▪ cách tiếp cận lặp đi lặp lại quá trình phát triển hệ thống ▪ mỗi lần lặp: các yêu cầu và các giải pháp thay thế được xác định và phân tích, giải pháp mới được thiết kế, và một phần HTđược thi hành ▪ Ban tạo ra một mô hình sơ bộ của một hệ thống con chính hoặc một phiên bản thu nhỏ của toàn bộ HT ▪ Mô hình ban đầu được tinh chỉnh dần theo các vòng lặp (MH thứ hai ) ⚫ Phân loại ▪ Hai loại nguyên mẫu: hành động và không hành động ▪ Thành phẩm nguyên mẫu hành động: việc truy cập các tập tin dữ liệu thực tế, chỉnh sửa dữ liệu đầu vào, tính toán và so sánh cần thiết tạo ra kết quả thực tế ▪ Thành phẩm nguyên mẫu không hành động: bản mẫu/mô hình bao gồm thông số kỹ thuật và định dạng vào-ra 24
  25. PTHT nguyên mẫu: lặp - tinh chỉnh dần 25
  26. PTHT nguyên mẫu: tinh chế Mỗi thế hệ của nguyên mẫu là một tinh chỉnh của thế hệ trước 26 đó dựa trên phản hồi của người dùng
  27. PTHT nguyên mẫu: ưu/nhược điểm 27
  28. PTHT ƯD nhanh, Agile, ƯD kết nối ⚫ PT ứng dụng nhanh ▪ Rapid Application Developmen: RAD ▪ sử dụng các công cụ, kỹ thuật và phương pháp thiết kế để tăng tốc phát triển ứng dụng ▪ Nhà cung cấp: Computer Associates International, IBM, & Oracle ▪ Rational Software: công cụ RAD ▪ Phát triển ứng dụng lớn nhanh và dễ dàng ⚫ PT Agile ▪ agile development/extreme programming (XP) lập trình tới hạn ▪ Cho phép HT  khi đang được phát triển ▪ Agile đòi hỏi cuộc họp nhà PT và người dùng: yêu cầu HT cần đáp ứng so sánh với năng lực HT hiện đã có ▪ Lập trình tới hạn XP: cặp người lập trình cùng thiết kế, thử nghiệm, và mã hóa các bộ phận HT giúp PTHT mạnh với lỗi ít. ▪ RAD mở rộng PTƯD kết nối (joint application development: JAD) để thu thập DL& PT yêu cầu. JAD: họp nhóm (người dùng, bên liên quan, chuyên gia HTTT) phân tích HT hiện có, đề xuất giải pháp có thể, và xác định các yêu cầu của HT mới hoặc sửa đổi. 28
  29. RAD: ưu/nhược điểm 29
  30. Phát triển HT người dùng cuối ⚫ Khái niệm ▪ End-User Systems Development: . ▪ mô tả mọi DA PTHT mà nhà quản lý kinh doanh và người sử dụng giả định các nỗ lực chính. ▪ Quy mô: rất nhỏ đến rất lớn ▪ nhà quản lý kinh doanh và người sử dụng gánh vác giả định các nỗ lực chính người sử dụng hiện nay ▪ Cho phép người SD, nhà QL và các thể hiện khả năng PTHT bộ phận khác nhận HT mong muốn bằng cách thiết kế và mà không phải chờ người phát triển thực hiện hệ thống trên ▪ Một số hạn chế: PC của chính họ ➢ người dùng cuối không được đào tạo để phát triển và thử nghiệm một hệ thống có hiệu quả ➢ Một số hệ thống của người dùng cuối làm tài liệu kém 30
  31. Gia công p/mềm & t/toán theo yêu cầu ⚫ Nội dung ▪ thuê công ty tư vấn/công ty máy tính bên ngoài chuyên PTHT tiếp quản một phần/toàn bộ hoạt động phát triển & điều hành. ⚫ Tình huống sử dụng 31
  32. Xu thế gia công phần mềm ⚫ Xu thế ▪ Thị trường dịch vụ gia công phần mềm cho công ty vừa và nhỏ tăng 15% mỗi năm ▪ Gia công phần mềm và tính toán theo yêu cầu: ➢ Giảm chi phí: lập trình viên với 3-5 năm kinh nghiệm: 13US$ (Trung Quốc) <> 56 US$ (Mỹ) hơn 4 lần ! ➢ có được công nghệ hiện đại ➢ loại bỏ các vấn đề nhân lực và nhân sự ➢ tăng tính linh hoạt công nghệ Accenture: một tổ chức hàng đầu thế giới cung cấp tư vấn quản lý, công nghệ và dịch vụ gia công phần mềm với khoảng 275.000 nhân viên; có văn phòng và hoạt động tại hơn 200 thành phố ở 56 nước; doanh thu ròng 28,6 tỷ US$ tài khóa 2013 (Sách: 75.000 nhân viên ở 47 nước). 32
  33. Hạn chế gia công phần mềm ⚫ Mất nhân viên HTTT chính ▪ Chuyên môn HTTT cùng lòng trung thành nội bộ bị mất ▪ Nhân viên HTTT có chuyên môn cao bỏ đi do không cần thiết ▪ Kinh nghiệm và chuyên môn HTTT của công ty bị mất ⚫ Không còn lợi thế cạnh tranh từ HTTT ▪ Khi đối thủ cạnh tranh sử dụng thuê ngoài tới cùng một công ty ⚫ An ninh thông tin ▪ được thực hiện do người nước ngoài hoặc ở nước ngoài ▪ bảo vệ dữ liệu quan trọng và bí mật thương mại lại là vấn đề ▪ Gia công phần mềm cho các nhà thầu quốc phòng thường bị kiểm tra nghiêm ngặt 33
  34. 3. Các yếu tố thành công ⚫ Giới thiệu ▪ “PTHT thành công”: cung cấp HT đáp ứng nhu cầu người dùng và tổ chức trong khuôn khổ thời gian và ngân sách. ▪ Ngoài đội PTHT thì sự tham gia PTHT của người dùng, các bên liên quan, hỗ trợ quản lý cao cấp: các yếu tố rất quan trọng ▪ Các yếu tố thành công: ➢ độ thay đổi, ➢ chất lượng – tiêu chuẩn, ➢ sử dụng các công cụ quản lý dự án, ➢ sử dụng các cộng cụ kỹ nghệ phần mềm trợ giúp máy tính (CASE), ➢ PTHT hướng đổi tượng 34
  35. Độ thay đổi ⚫ Độ thay đổi ▪ Chương 2: thay đổi tổ chức: thay đổi duy trì và thay đổi đột phá ▪ Tương ứng: dải lớn cải tiến không ngừng (nhỏ) -tái kỹ nghệ (lớn) ▪ Cần biết ở độ thay đổi nào trong dải đó ▪ Cải tiến không ngừng: không yêu cầu thay đổi quan trọng quá trình kinh doanh/ HTTT/đào tạo lại con người → thành công cao ▪ tái cấu trúc: yếu tố thành công là mọi nỗ lực PTHT:hỗ trợ quản lý hàng đầu, xác định rõ ràng mục tiêu tổ chức, mục tiêu PTHT và quản lý thay đổi cẩn thận, có xu hướng mức độ rủi ro cao nhưng có tiềm năng lớn về lợi ích kinh doanh chính 35
  36. Cải tiến không ngừng <> tái kỹ nghệ Mức độ thay đổi ảnh hưởng lớn đến khả năng PTHT thành công 36
  37. Quản lý thay đổi ⚫ Quản lý thay đổi ▪ PTHT mới dẫn tới thay đổi → quản lý thay đổi rất quan trọng ▪ thói quen không thay đổi của người dùng tác động tới PTHT ▪ QLTĐ: ▪ (i) nhận ra vấn đề hiện tại và tiềm năng; ▪ (ii) xử lý chúng trước khi trở thành nghiêm trọng cho thành công PTHT ▪ Các vấn đề: ▪ lo nhân viên mất việc-mất quyền lực - ảnh hưởng trong tổ chức; ▪ cho rằng hệ thống tạo thêm việc phải làm hơn rút bớt việc; ▪ miễn cưỡng làm việc với người-máy tính ▪ Lo rằng HT đề xuất ảnh hưởng tiêu cực tới cấu trúc tổ chức ▪ Tin rằng có việc khác cấp bách hơn sơn với PTHT hoặc PTHT do người không quen PTHT ▪ không muốn tìm hiểu các thủ tục hoặc tiếp cận mới 37
  38. Chất lượng và tiêu chuẩn ▪ C/lượng & tiêu chuẩn: yếu tố thành công quan trọng khác PTHT ▪ Xu thế mở rộng tiêu chuẩn nền máy tính ▪ Chuẩn hóa hoạt động theo hệ điều hành ▪ Chuẩn ISO trong đó có ISO 9000 ▪ Capability Maturity Model (CMM) 38
  39. Vấn đề lập kế hoạch dự án ▪ Một số yếu tố lập kế hoạch dự án tác động thất bại dự án 39
  40. Sử dụng công cụ quản lý dự án ⚫ Một số khái niệm ▪ QLDA (Project management): lên kế hoạch, lập lịch, chỉ đạo và điều khiển nguồn lực con người, tài chính và công nghệ cho một nhiệm vụ xác định để đạt được các mục tiêu cụ thể. ▪ Lịch DA (project schedule): một mô tả chi tiết về những gì phải làm; từng hoạt động DA: sử dụng nhân sự & nguồn lực khác, và ngày dự kiến ​​hoàn thành được mô tả. ▪ Mỗi hoạt động: thời gian bắt đầu sớm nhất, TG kết thúc sớm nhất, và TG thấp điểm (slack time: khoảng thời gian hoạt động có thể bị trì hoãn mà không làm trì hoãn toàn bộ dự án) ▪ Mốc DA (project milestone): ngày ấn định hoàn thành một phần quan trọng DA ▪ Thời hạn DA (project deadline): ngày toàn bộ dự án sẽ được hoàn thành và hoạt động, tổ chức mong gặt hái kết quả DA. ▪ Đường găng/tới hạn (critical path): chứa mọi hành động nếu bị chậm trễ, sẽ làm trì hoãn toàn bộ DA. Mọi vấn đề cho một hàng động ở đường găng sẽ gây ra vấn đề cho toàn bộ DA ▪ Mọi hành động thuộc đường găng có slack time=0 40
  41. Các kỹ thuật Pert và đường găng ⚫ Các kỹ thuật ▪ Kỹ thuật ước lượng và đánh giá chương trình (Program Evaluation and Review Technique: PERT): Một tiếp cận hình thức để phát triển kế hoạch DA tạo ra ba ước lượng thời gian cho mỗi hoạt động (shortest possible time, most likely time, longest possible time) ▪ Biểu đồ Gantt (Gantt chart): Một công cụ đồ họa được sử dụng để lập kế hoạch, giám sát và điều phối dự án. ▪ PERT và Gantt chart đều có sẵn trong mọi công cụ QLDA 41
  42. Kỹ thuật biểu đồ Gantt Ví dụ biểu đồ Gantt: Một biểu đồ Gantt chỉ ra tiến độ thông qua các hoạt động phát triển hệ thống bằng cách đặt một thanh xuyên 42 qua các ô phù hợp
  43. Sử dụng công cụ KN phần mềm CASE ⚫ Giới thiệu ▪ Computer-aided software engineering (CASE) ▪ tự động hóa nhiều nhiệm vụ PTHT cần thiết và tuân thủ SDLC → thấm nhuần mức cao sự chặt chẽ và chuẩn hóa toàn bộ quá trình PTHT ▪ Hỗ trợ tự động hóa hoạt động khảo sát hệ thống, phân tích, và thiết kế ⚫ Một số công cụ điển hình 43
  44. Ưu, nhược điểm khi dùng công cụ CASE 44
  45. PTHT hướng đối tượng ⚫ Giới thiệu ▪ Thành công nỗ lực PTHT: có thể phụ thuộc vào công cụ lập trình và cách tiếp cận được sử dụng. ▪ PTHT HĐT (object-oriented systems development: OOSD): tiếp cận PTHT kết hợp logic vòng đời PTHT với sức mạnh của mô hình & lập trình HĐT. ▪ đối tượng chương trinh = {dữ liệu, các hành động thực hiện trên dữ liệu}. Nhân viên+mọi hoạt động trên NV như lương, lợi ích, tính toán thuế ⚫ Nội dung ▪ Xác định các vấn đề và cơ hội tiềm năng trong tổ chức mà có thể phù hợp với phương pháp tiếp cận OO ▪ Định nghĩa kiểu hệ thống người dùng yêu cầu ▪ Thiết kế hệ thống HĐT ▪ Lập trình hoặc sửa đổi các mô-đun ▪ Đánh giá của người sử dụng ▪ Định kỳ xem xét và sửa đổi 45
  46. Các yếu tố gây thất bại ⚫ Các vấn đề về kế hoạch thường đóng góp thất bại 46
  47. Trường hợp thất bại ví dụ ⚫ Giới thiệu ▪ Người phân tích và người phát triển: trách nhiệm nặng nề PTHT ▪ HTTT lỗi có thể là dấu chấm hết của doanh nghiệp và hơn thế (HTTT mang nghĩa sống/chết khách hàng) ⚫ Một tổ chức chăm sóc sức khỏe lớn HCO ▪ 2004, HCO quyết định kinh tế hơn là xử lý mọi ca ghép thận thay vì dùng trung tâm y tế trường đại học (TTYTTĐH) ▪ Chuyển hồ sơ bệnh nhân (1500 hồ sơ) ▪ Đáng ra tuân thủ PTHT nhưng HCO lại không phối hợp với TTYTTĐH. Không xử lý kịp hồ sơ bệnh nhân. Mất hồ sơ bệnh nhân ▪ Cấp bách người bệnh: nguồn cho thận . Chờ đợi hai năm. ▪ Bị Bộ Y tế Mỹ phạt 2 triệu US$, chi trả 3 triệu US$ cho nhóm bổ sung; bị 50 bệnh nhân và gia đình người bệnh chết kiện ra tòa. ▪ Kết quả là: Quay lại TTYTTĐH ! ▪ Những gì đã làm sai ở HCO ? Ai trả giá ? ▪ HCO làm gì chữa sai lầm, và làm thế nào lấy lại danh tiếng ? 47
  48. 4. Khảo sát hệ thống ⚫ Giới thiệu ▪ Khảo sát HT là giai đoạn đầu tiên trong vòng đời PTHT ▪ Mục đích: Phát hiện vấn đề và cơ hội tiềm năng liên quan tới mục tiêu tổ chức ▪ Trả lời các câu hỏi: ➢ Các vấn đề cơ bản nào mà HT mới/tăng cường giải quyết ? ➢ Các cơ hội nào mà HT mới/tăng cường cung cấp? ➢ Các phần cứng, phần mềm, CSDL, truyền thông, nhân viên, hoặc các thủ tục mới nào cần được cải thiện trong HT hiện có hoặc được yêu cầu trong một HT mới ? ➢ Các chi phí tiềm năng (thay đổi và cố định) là gì? ➢ Những rủi ro liên quan là gì? ⚫ Các nội dung ▪ Khởi động khảo sát HT ▪ Tác nhân khảo sát HT ▪ Phân tích tính khả thi ▪ Khảo sát HT hướng đối tượng ▪ Lập báo cáo khảo sát HT 48
  49. Khởi động khảo sát hệ thống ⚫ Nội dung ▪ PTHT đòi hỏi thời gian và công sức đáng kể → thủ tục chính thức ▪ mẫu yêu cầu hệ thống: tài liệu để bộ phận HTTT bắt đầu khảo sát HT ▪ “Yêu cầu HT” là tài liệu với các thông tin: ➢ Các vấn đề và cơ hội đối với HT ➢ Các mục tiêu của khảo sát HT ➢ Khái quát về hệ thống được đề xuất ➢ Chi phí và lợi ích dự kiến của hệ thống được đề xuất 49
  50. Đội khảo sát hệ thống ⚫ Giới thiệu ▪ Đội PTHT thay đổi theo giai đoạn. Đội khảo sát HT như hình vẽ ▪ các nhà QL chức năng cần tham gia sâu sắc vào khảo sát HT ▪ chịu trách nhiệm thu thập và phân tích DL, chuẩn bị báo cáo biện minh cho sự PTHT, và trình bày các kết quả tới quản lý cấp cao ⚫ Công việc ▪ Đảm nhận phân tích khả thi. ▪ Thiết lập mục tiêu phát triển hệ thống ▪ Lựa chọn phương pháp phát triển hệ thống ▪ Chuẩn bị báo cáo khảo sát hệ thống 50
  51. Phân tích tính khả thi ⚫ Các khái niệm ▪ Phân tích tính khả thi: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế, pháp luật, điều hành, và lịch của dự án ▪ Khả thi kỹ thuật: Đánh giá phần cứng, phần mềm và các thành phần hệ thống khác có thể được mua hoặc phát triển để giải quyết vấn đề ▪ Khả thi kinh tế: Xác định xem dự án có ý nghĩa tài chính và có lợi ích dự đoán bù đắp chi phí và thời gian cần thiết để có được chúng ▪ Tính khả thi pháp luật: Xác định xem luật/quy định ngăn chặn/hạn chế dự án PTHT. ▪ Tính khả thi hoạt động: Liệu các biện pháp dự án có thể đưa thành thao tác hoặc hoạt động không. ▪ Tính khả thi tiến độ: Xác định xem dự án có được hoàn thành trong khoảng thời gian hợp lý 51
  52. Khảo sát HT hướng đối tượng ⚫ Giới thiệu ▪ PP hướng đối tượng: Object-oriented method toàn vòng đời ▪ Khảo sát hướng đối tượng: Object-oriented investigation ⚫ Nội dung ▪ Kiểm tra định vị đối tượng: Object-situated examination (OOA). Xem xét tổng thể các đối tượng trong bài toán ▪ Cấu hình định vị đối tượng: Object-situated configuration (OOD). Giải thích chi tiết các thi hành khung các đối tượng. ▪ Hình thành sơ đồ trường hợp sử dụng (use case diagram) 52
  53. Lập báo cáo khảo sát HT ⚫ Giới thiệu ▪ systems investigation report: Kết quả chính của khảo sát hệ thống ▪ nghiên cứu khả thi feasibility study ⚫ Nội dung ▪ tóm tắt kết quả quá trình khảo sát hệ thống ▪ phân tích tính khả thi ▪ đề xuất một hành trình hành động: (i) tiếp tục phân tích hệ thống, (ii) chỉnh sửa dự án theo cách thức nào đó, (iii) hoặc loại bỏ nó. ▪ quản lý cấp cao xem xét: thường là một ủy ban cố vấn (advisory committee,), hay ban chỉ đạo (steering committee) ▪ Ban chỉ đạo chấp nhận đề nghị của đội phát triển hệ thống hoặc đề nghị một sự thay đổi trong dự án hướng đích tập trung trực tiếp hơn nữa vào việc đáp ứng mục tiêu cụ thể của công ty ▪ mọi người có thể quyết định rằng dự án là không khả thi và hủy bỏ dự án 53
  54. 5. Phân tích hệ thống ⚫ Giới thiệu ▪ Điều gì HTTT phải làm để giải quyết được vấn đề hoặc khai thác được cơ hội? ▪ Toàn bộ hệ thống, và các quá trình kinh doanh mà nó có liên quan, nên được đánh giá. ⚫ Các bước tiến hành ▪ Thành lập đội phân tích HT và lên kế hoạch phân tích ▪ Thu thập DL và yêu cầu ▪ Phân tích DL ▪ Phân tích yêu cầu ▪ Phân tích hướng đối tượng ▪ Lập báo cáo phân tích HT 54
  55. Lập đội và kế hoạch phân tích hệ thống ⚫ Đội phân tích hệ thống ▪ Thiết lập một đội phân tích hệ thống ▪ Thành viên: những người khảo sát HT (thiết kế và triển khai về sau) ⚫ Lập kế hoạch phân tích ▪ Lập danh sách mục tiêu và hoạt động cụ thể hướng mục tiêu ▪ Đưa ra lịch biểu mục tiêu được đáp ứng và hành động được hoàn thành ▪ Phân thành các giai đoạn với thời hạn, nguồn lực, v.v. ▪ Xác lập các mốc quan trọng trong phân tích hệ thống 55
  56. Thu thập dữ liệu ⚫ Xác định nguồn DL ▪ Định danh và định vị nguồn dữ liệu. ▪ Nguồn nội bộ và bên ngoài 56
  57. Thu thập dữ liệu ⚫ Giới thiệu ▪ Có thể được lặp ▪ Kỹ thuật phỏng vấn, quan sát trực tiếp, bảng hỏi. ⚫ Phỏng vấn ▪ Có cấu trúc: lập sẵn các câu hỏi ▪ Phi cấu trúc: không có sẵn, câu hỏi mới (kinh nghiệm) tùy thuộc câu trả lới câu hỏi vừa tiến hành ⚫ Quan sát trực tiếp ▪ Người quan sát có kỹ năng nhất định ▪ trực tiếp quan sát hệ thống hoạt động thực tiễn ▪ Làm việc cùng người sử dụng ▪ Khám phá dòng chảy dữ liệu công việc kinh doanh ▪ các thủ tục sử dụng lao động, báo cáo, màn hình ⚫ Các kỹ thuật khác ▪ Bảng hỏi ▪ Lấy mẫu thống kê ▪ Gọi điện thoại v.v. 57
  58. Phân tích dữ liệu ⚫ Giới thiệu ▪ Dữ liệu thô: trường hợp cụ thể -> đối tượng dữ liệu ▪ Phân tích dữ liệu: đối tượng và hành động ▪ Sử dụng nhiều công cụ ⚫ Mô hình hóa dữ liệu ▪ Phương pháp mô hình hóa thực thể dữ liệu ▪ Phụ thuộc vào phương pháp phát triển hệ thống ▪ Dạng văn bản và đồ họa ▪ Thực thể và mối quan hệ giữa chúng ▪ Lược đồ thực thể - quan hệ 58
  59. Mô hình hóa hoạt động ⚫ Giới thiệu ▪ các thực thể ▪ các liên kết: mối quan hệ nghiệp vụ ▪ các hành động: chuyển hóa ⚫ Biểu đồ dòng dữ liệu data-flow diagrams: DFD ▪ Lưu lượng dữ liệu: chỉ dẫn biến động phần tử dữ liệu ▪ Biểu tượng quy trình: chức năng được thực hiện ▪ Biểu tượng thực thể: một trong hai nguồn và đích của các yếu tố dữ liệu ▪ Kho chứa dữ liệu: chỉ ra nơi lưu trữ dữ liệu. ⚫ Mô tả ngữ nghĩa quy trình nghiệp vụ ▪ Văn bản giải thích quy trình nghiệp vụ 59
  60. Mô hình hóa hoạt động: Ví dụ chơi gôn 60
  61. Sử dụng sơ đồ khối ⚫ Giới thiệu ▪ Dạng trình bày thuật toán ▪ Sơ đồ ứng dụng: thuật toán quy trình nghiệp vụ 61
  62. Biểu đồ ma trận ⚫ Giới thiệu ▪ Mối quan hệ giữa các đối tượng liên ứng dụng ▪ Ví dụ: mối quan hệ giữa các CSDL. 62
  63. Phân tích yêu cầu ⚫ Mục đích ▪ yêu cầu: người sử dụng, các bên liên quan, tổ chức ▪ Mọi người có hài lòng với ứng dụng hiện tại ? ▪ Cải tiến nào cần có: hài lòng hơn mọi người ? ▪ Là một bài toán khó ▪ Huy động nhiêu kỹ thuật, công cụ. ⚫ Các kỹ thuật ▪ Phỏng vấn trực tiếp ▪ Nhận diện yếu tố thành công cốt lõi: chỉ liệt kê những yếu tố rất quan trọng ở từng khu vực ▪ Lập kế hoạch HTTT: chuyển mục đích tổ chức thành yêu cầu hệ thống ▪ Sử dụng màn hình ⚫ Các công cụ ▪ CASE 63
  64. Phân tích hướng đối tượng ⚫ Mô hình đối tượng ▪ Các đối tượng và lớp đối tượng. ▪ Quan hệ các lớp: chung-riêng, toàn bộ-bộ phận ▪ Các dịch vụ (hàm) nội tại ▪ Các liên kết giữa các lớp 64
  65. Báo cáo phân tích hệ thống ⚫ Nội dung ▪ Điểm mạnh/yếu hệ thống hiện có ▪ Các yêu cầu cho hệ thống mới (yêu cầu chức năng) ▪ Các yêu cầu tổ chức cho hệ thống mới ▪ Mô tả việc hệ thống mới cần làm để giải vấn đề hoặc khai thác cơ hội ▪ Có thể ngừng dự án ! 65