Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Huỳnh Thị Thùy Trinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Huỳnh Thị Thùy Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_co_so_van_hoa_viet_nam_huynh_thi_thuy_trinh.ppt
Nội dung text: Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Huỳnh Thị Thùy Trinh
- CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM ThS. Huỳnh Thị Thùy Trinh
- BỐ CỤC Bao gồm 5 chương: Chương 1: Các khái niệm cơ bản về văn hóa và văn hóa học Chương 2: Tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam Chương 3: Đặc trưng văn hóa của cộng đồng người Việt Chương 4: Không gian văn hóa Việt Nam Chương 5: Định vị văn hóa Việt Nam trong văn hóa phương Đông và phương Tây trong giai đoạn hiện nay
- THUYẾT TRÌNH vChương 3: ØTổ chức nhà – làng – nước của cộng đồng người Việt ØVăn hóa vật chất: Ăn, mặc, ở và đi lại ØVăn hóa tinh thần: Tín ngưỡng, phong tục và lễ hội vChương 4: ØVùng văn hóa Bắc Bộ ØVùng văn hóa Trung Bộ ØVùng văn hóa Nam Bộ
- CHƯƠNG I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC
- I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Khái niệm Văn hóa và Văn hóa học v Phương Đông: Từ nguyên: “văn 文”: đẹp, “hoá 化”: làm cho đẹp. Bản thân chữ hoá 化 gồm chữ nhân亻và chữ chuỷ 匕, theo quan niệm người Trung Quốc, đó là hình thức dạy con người biết cách dùng nĩa để xiên thức ăn. => “văn hóa 文化”: làm cho đẹp, làm cho có giá trị.
- I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Khái niệm Văn hóa và Văn hóa học v Phương Tây: Theo người Anh, Pháp: culture, nghĩa gốc là trồng trọt => so sánh việc giáo dục con người cũng giống việc chăm sóc cho cây cối. v Vào thế kỷ 19, E.B. Tylor: “Văn hóa theo nghĩa rộng về tộc người học nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách là một thành viên của xã hội”.
- I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Khái niệm Văn hóa và Văn hóa học v Theo Phan Ngọc: Văn hóa là một quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại. Quan hệ này được biểu hiện thành một kiểu lựa chọn của cá nhân hay tộc người khác kiểu lựa chọn của cá nhân hay tộc người khác.
- I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Khái niệm Văn hóa và Văn hóa học v Theo UNESCO: Ø Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Ø Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển. Ø Có 2 loại di sản văn hóa: hữu thể (tangible) và vô thể (intanggible) Ø Có hơn 1000 định nghĩa về văn hóa.
- I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2. Khái niệm Văn minh Văn minh chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hóa về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại hoặc cả nhân loại.
- I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 3. Khái niệm Văn hiến Văn hiến là truyền thống văn hóa được thể hiện thiên về các giá trị tinh thần. Chủ tịch Hồ Chí Minh
- I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 3. Khái niệm Văn hiến
- I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 4. Khái niệm Văn vật Văn vật là truyền thống văn hóa được thể hiện thiên về các giá trị vật chất (di tích, công trình, hiện vật). Kinh thành Huế
- I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 4. Khái niệm Văn vật
- I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 4. Khái niệm Văn vật Thánh địa Mỹ Sơn
- I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VĂN HÓA VĂN HIẾN VĂN VẬT VĂN MINH Giá trị vật chất Thiên về giá trị Thiên về giá trị Thiên về giá trị + tinh thần tinh thần vật chất vật chất – kỹ thuật Có về dày lịch sử Chỉ trình độ phát triển Có tính dân tộc Có tính quốc tế Phương Đông Phương Tây
- I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 5. Khái niệm Vượt gộp Vượt gộp là tiếp thu được cái mới nhưng đổi mới được nó trên cơ sở một cái cũ cũng đã được đổi mới cho thích hợp với hoàn cảnh mới.
- Yếu tố nội sinh VH dân tộc Yếu tố ngoại sinh
- I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 6. Khái niệm Khúc xạ Ø Hiện tượng văn hóa nảy sinh như là sản phẩm tất yếu của quá trình tiếp biến giữa các quan hệ “nội sinh” và “ngoại sinh” có tính bản chất.
- I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 6. Khái niệm Khúc xạ Ø Một hiện tượng văn hóa từ bên ngoài vào tâm thức một người, một dân tộc vốn chưa biết đến nó thì chịu một độ lệch. Ø Hình thức có thể giống nhau nhưng nội dung bên trong lại khác do môi trường thiên nhiên, điều kiện xã hội
- I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 6. Khái niệm Tiếp biến văn hóa Ø Tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận (một chiều) các yếu tố văn hóa từ bên ngoài (ngoại sinh) và biến đổi cho phù hợp với các yếu tố văn hóa bên trong (nội sinh) để làm giàu cho văn hóa của mình.
- VH dân tộc Yếu tố nội sinh Yếu tố ngoại sinh
- I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 7. Khái niệm Giao lưu văn hóa Giao lưu văn hóa là sự trao đổi qua lại hai chiều những sản phẩm văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc quốc gia với nhau, là sự giao thoa, học tập lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, bổ sung cho nhau để làm phong phú cho văn hóa của mình.
- II. ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG CHỨC NĂNG Tính hệ thống Chức năng tổ chức XH Tính giá trị Chức năng điều tiết XH Tính nhân sinh Chức năng giao tiếp Tính lịch sử Chức năng giáo dục (nhận thức, thẩm mỹ, giải trí )