Bài giảng Công nghệ phần mềm - Chương 1: Tổng quan về công nghệ phần mềm - Dương Thành Phết
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Công nghệ phần mềm - Chương 1: Tổng quan về công nghệ phần mềm - Dương Thành Phết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_cong_nghe_phan_mem_tong_quan_ve_cong_nghe_phan_mem.pdf
Nội dung text: Bài giảng Công nghệ phần mềm - Chương 1: Tổng quan về công nghệ phần mềm - Dương Thành Phết
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM Thời gian: 3 tiết Giảng viên: ThS. Dương Thành Phết Email: phetcm@gmail.com Website: Tel: 0918158670 – facebook com/DuongThanhPhet 1
- NỘI DUNG 1. Khái niệm về phần mềm 2. Các đặc điểm của phần mềm 3. Các ứng dụng của phần mềm 4. Giới thiệu về công nghệ phần mềm 2
- 1. KHÁI NIỆM VỀ PHẦN MỀM “Phần mềm là một tập hợp bao gồm: Các lệnh (chương trình máy tính) khi thực hịên thì đưa ra hoạt động và kết quả mong muốn. Các cấu trúc dữ liệu làm cho chương trình thao tác thông tin thích hợp. Các tài liệu mô tả thao tác và cách dùng chương trình.” 3
- 2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẦN MỀM Đặc trưng 1: Phần mềm được phát triển(kỹ nghệ hoá), không phải được chế tạo. Phát triển phần mềm và chế tạo phần cứng là 2 hoạt động là khác nhau, nhưng có điểm tương đồng: . Để chất lượng cao đạt tới thông qua thiết kế tốt. . Đều phụ thuộc vào con người, nhưng mối quan hệ giữa người được áp dụng và công việc được thực hiện hoàn toàn khác. . Phần mềm được tạo ra là hoàn toàn mới, và nó cũng chỉ được tạo ra 1 lần duy nhất. 4
- 2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẦN MỀM Đặc trưng 2: Phần mềm không “hỏng đi”. Không cảm ứng với khiếm khuyết môi trường vốn gây cho phần cứng mòn cũ đi. Với các bộ dữ liệu đầu vào hợp lý thì luôn cho kết quả có ý nghĩa giống nhau, không thay đổi theo thời gian, điều kiện khí hậu, 5
- 2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẦN MỀM Đặc trưng 2: Phần mềm không “hỏng đi” (tt) Phần mềm sẽ trải qua sự thay đổi. Một số khiếm khuyết được thêm vào, gây ra theo đường cong tỷ lệ hỏng như hình. Trước khi đường cong trở về tỷ lệ hỏng hóc ổn định ban đầu, thì một số yêu cầu khác lại được đưa vào, gây ra đường cong phát sinh đỉnh nhọn một lần nữa. Dần dần, mức tỷ lệ hỏng tối thiểu tăng lên - phần mềm bị thoái hoá do sự thay đổi Nhận xét: Phần cứng hỏng có “vật tư thay thế”, nhưng không có phần mềm thay thế cho phần mềm. Mọi hỏng hóc của phần mềm đều chỉ ra lỗi trong thiết kế hay trong tiến trình chuyển thiết kế thành mã lệnh. 6
- 2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẦN MỀM Đặc trưng 3: Phần mềm được xây dựng theo đơn đặt hàng, ít khi được lắp ráp từ các thành phần có sẵn. Cách thiết kế và xây dựng phần cứng điều khiển cho một sản phẩm dựa trên bộ vi xử lý: . Vẽ sơ đồ mạch số . Thực hiện phân tích để đảm bảo chức năng đúng . Phân loại các danh mục thành phần . Gắn cho mỗi mạch tích hợp (IC/ chip) một chức năng đã định trước và hợp lệ; một giao diện đã xác định rõ; một tập các hướng dẫn tích hợp chuẩn hoá 7
- 2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẦN MỀM Đặc trưng 3 (tt): Đối với phần mềm: Khi xây dựng ta không có danh mục các thành phần. Phần mềm được đặt hàng với đơn vị hoàn chỉnh, không phải là những thành phần có thể lắp ráp lại thành chương trình mới 8
- 2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẦN MỀM Đặc trưng 3(tt): 9
- 3. CÁC ỨNG DỤNG CỦA PHẦN MỀM 3.1. Sản phẩm phần mềm là gì? Sản phẩm phần mềm là một hoặc một nhóm các chương trình được xây dựng để giải quyết một vấn đề. Ví dụ: chương trình quản lý hoạt động của máy móc và các chương trình ứng dụng. Hiện nay người ta phân chia thành 7 nhóm phần mềm chính. 10
- 3. CÁC ỨNG DỤNG CỦA PHẦN MỀM Nhóm 1: Phần mềm hệ thống. . Là một tập hợp các chương trình được viết để phục vụ cho các chương trình khác. Chương trình này xử lý các thông tin phức tạp nhưng xác định cấp thấp, tạo môi trường hoạt động (trình biên dịch, trình soạn thảo, quản lý file, ). . Các chương trình này đặc trưng bởi tương tác chủ yếu với phần cứng máy tính, phục vụ nhiều người dùng, có cấu trúc dữ liệu phức tạp và nhiều giao diện ngoài. 11
- 3. CÁC ỨNG DỤNG CỦA PHẦN MỀM Nhóm 2: Phần mềm thời gian thực. . Là phần mềm điều phối hoặc phân tích hay kiểm soát các sự kiện thế giới thực ngay khi chúng xuất hiện. . Phần mềm thời gian thực bao gồm các yếu tố: - Phần thu thập dữ liệu để thu và định dạng thông tin từ bên ngoài. - Phần phân tích để biến đổi thông tin theo yêu cầu của ứng dụng. - Phần kiểm soát hoặc đưa ra các đáp ứng cho môi trường ngoài. - Phần điều phối để điều hoà các thành phần khác sao cho có thể duy trì việc đáp ứng thời gian thực. Hệ thống thời gian thực phải đáp ứng được những ràng 12 buộc thời gian chặt chẽ.
- 3. CÁC ỨNG DỤNG CỦA PHẦN MỀM Nhóm 3: Phần mềm nghiệp vụ. Ngày nay, xử lý thông tin nghiệp vụ là lĩnh vực ứng dụng phần mềm lớn nhất. Phần mềm loại này phục vụ cho các hệ thống rời rạc. Các ứng dụng phần mềm nghiệp vụ còn bao gồm cả tính toán tương tác (như xử lý các giao tác cho các điểm bán hàng) ngoài ứng dụng xử lý dữ liệu. 13
- 3. CÁC ỨNG DỤNG CỦA PHẦN MỀM Nhóm 4: Phần mềm khoa học công nghệ. Phần mềm này được đặc trưng bởi các thuật toán. Phần mềm tạo ra một ứng dụng mới, thiết kế có máy tính trợ giúp (computer aided of design - CAD) Có chú ý đến các đặc trưng thời gian thực và phần mềm hệ thống 14
- 3. CÁC ỨNG DỤNG CỦA PHẦN MỀM Nhóm 5: Phần mềm nhúng. Nằm trong bộ nhớ chỉ đọc và được dùng để điều khiển các sản phẩm và hệ thống cho người dùng và thị trường công nghiệp. Có thể thực hiện các chức năng đơn giản nhưng mang tính chuyên biệt (huyền bí). Ví dụ: điều khiển chức năng cho lò vi sóng; hay có thể đưa ra các khả năng điều khiển và vận hành (chức năng số hoá ở ô-tô, kiểm soát xăng, biểu thị bảng đồng hồ, các hệ thống phanh ). 15
- 3. CÁC ỨNG DỤNG CỦA PHẦN MỀM Nhóm 6: Phần mềm máy tính cá nhân. Loại phần mềm này bùng nổ trong hơn thập kỷ vừa qua (như xử lý văn bản, trang tính, đồ hoạ, quản trị cơ sở dữ liệu). Hiện nay được tiếp tục phát triển biểu thị giao diện người máy, tạo ra sự thân thiện, dễ sử dụng cho người dùng. 16
- 3. CÁC ỨNG DỤNG CỦA PHẦN MỀM Nhóm 7: Phần mềm trí tuệ nhân tạo. Dùng các thuật toán phi số để giải quyết các vấn đề phức tạp mà tính toán hay phân tích trực tiếp đều không thể quản lý nổi. Phần mềm này hoạt động mạnh ở hệ chuyên gia (hệ cơ sở tri thức); trong lĩnh vực nhận dạng và xử lý hình ảnh và âm thanh; chứng minh các định lý và chơi trò chơi. Hiện nay phát triển mạnh mạng nơ-ron nhân tạo: mô phỏng cấu trúc việc xử lý trong bộ não của con người. 17
- 4. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM Công nghệ phần mềm là một lĩnh vực nghiên cứu của tin học nhằm đưa ra các nguyên lý, phương pháp, công cụ, phương tiện giúp cho việc thiết kế và cài đặt một sản phẩm phần mềm đạt được các yêu cầu một cách tốt nhất: . Phải có tính đúng đắn và khoa học. . Dễ tiếp cận và cải tiến. . Phổ dụng. . Độc lập với các thiết bị. 18
- BÀI TẬP 1. Trình bày vai trò của phần mềm 2. Trình bày các đặc điểm của phần mềm 3. Các ứng dụng của phần mềm 4. Công nghệ phần mềm là gì? 19 19