Bài giảng Công nghệ phần mềm - Chương 2: Các mô hình phát triển phần mềm - Dương Thành Phết

pdf 49 trang cucquyet12 6130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ phần mềm - Chương 2: Các mô hình phát triển phần mềm - Dương Thành Phết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_cong_nghe_phan_mem_chuong_2_cac_mo_hinh_phat_trien.pdf

Nội dung text: Bài giảng Công nghệ phần mềm - Chương 2: Các mô hình phát triển phần mềm - Dương Thành Phết

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM Chương 2: CÁC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM Thời gian: 6 tiết Giảng viên: ThS. Dương Thành Phết Email: phetcm@gmail.com Website: Tel: 0918158670 – facebook com/DuongThanhPhet 1
  2. NỘI DUNG 1. Mô hình thác nước 2. Mô hình nguyên mẫu 3. Mô hình phát triển nhanh 4. Mô hình tăng trưởng 5. Mô hình xoắn ốc 6. Các mô hình hiện đại 2
  3. 1. MÔ HÌNH THÁC NƯỚC  Mô hình tuần tự tuyến tính - Mô hình thác nước.  Cách tiếp cận tuần tự, có hệ thống, bắt đầu từ mức hệ thống và tiến dần qua phân tích, thiết kế, mã hoá, kiểm thử và hỗ trợ.  Được mô hình gồm các hoạt động như hình: 3
  4. 1. MÔ HÌNH THÁC NƯỚC 1.1. Kĩ nghệ và mô hình hoá hệ thống / thông tin:  Phần mềm là một phần của một hệ thống, nên bắt đầu từ việc thiết lập yêu cầu cho mọi phần tử hệ thống rồi cấp phát một tập con các yêu cầu đó cho phần mềm.  Hệ thống là: Khi phần mềm phải tương tác với các thành phần khác như phần cứng, con người và CSDL.  Kĩ nghệ và phân tích hệ thống bao gồm việc thu thập yêu cầu ở mức hệ thống với một lượng nhỏ thiết kế và phân tích mức đỉnh.  Kĩ nghệ thông tin bao gồm việc thu thập yêu cầu tại mức nghiệp vụ. 4
  5. 1. MÔ HÌNH THÁC NƯỚC 1.2. Phân tích yêu cầu phần mềm.  Tiến trình thu thập yêu cầu được tăng cường và hội tụ vào phần mềm.  Để hiểu được bản chất của chương trình, kĩ sư phần mềm ("nhà phân tích") phải hiểu về lĩnh vực thông tin đối với phần mềm cũng như chức năng cần có, hành vi, hiệu năng và giao diện.  Các yêu cầu cho cả hệ thống và phần mềm cần phải được lập tư liệu và xét duyệt cùng với khách hàng. 5
  6. 1. MÔ HÌNH THÁC NƯỚC 1.3. Thiết kế.  Thiết kế phần mềm thực tế là một tiến trình nhiều bước tập trung vào bốn thuộc tính : . Cấu trúc dữ liệu . Kiến trúc phần mềm . Biểu diễn giao diện . Chi tiết thủ tục (thuật toán).  Tiến trình thiết kế dịch các yêu cầu thành một biểu diễn của phần mềm có thể được định giá về chất lượng trước khi giai đoạn sinh mã bắt đầu.  Việc thiết kế phải được lập tư liệu và trở thành một phần của cấu hình phần mềm. 6
  7. 1. MÔ HÌNH THÁC NƯỚC 1.4. Sinh mã:  Thiết kế phải được dịch thành dạng máy đọc được. Bước mã hoá thực hiện nhiệm vụ này.  Nếu thiết kế được thực hiện theo một cách chi tiết thì việc sinh mã có thể được thực hiện một cách máy móc. 7
  8. 1. MÔ HÌNH THÁC NƯỚC 1.5. Kiểm thử:  Sau khi mã đã được sinh ra thì việc kiểm thử chương trình bắt đầu.  Tiến trình kiểm thử, đảm bảo rằng tất cả các câu lệnh đều được kiểm thử.  Tiến hành các kiểm thử để làm lộ ra các lỗi và đảm bảo những dữ liệu vào đã định sẽ tạo ra kết quả thống nhất với kết quả muốn có 8
  9. 1. MÔ HÌNH THÁC NƯỚC 1.6. Vận hành và bảo trì:  Phần mềm chắc chắn sẽ trải qua những thay đổi sau khi được bàn giao cho khách hàng.  Thay đổi xuất hiện vì gặp phải lỗi, vì phần mềm phải thích ứng với những thay đổi với môi trường (như thay đổi hệ điều hành, thiết bị ngoại vi, hay khách hàng yêu cầu nâng cao chức năng, hiệu năng )  Việc bảo trì phần mềm phải áp dụng lại các bước vòng đời trước đó cho chương trình hiện tại không phải chương trình mới 9
  10. 1. MÔ HÌNH THÁC NƯỚC Tóm lượt:  Mô hình tuần tự tuyến tính là mô hình cũ nhất và được sử dụng rộng rãi nhất.  Tuy nhiên, một số các vấn đề gặp phải khi dùng mô thác nước này là: Các dự án thực hiếm khi tuân theo dòng chảy tuần tự mà mô hình đề nghị.  Dù mô hình cho phép lặp, nhưng chỉ làm gián tiếp. Kết quả là những thay đổi có thể gây ra lẫn lộn khi tổ dự án tiến hành. 10
  11. 1. MÔ HÌNH THÁC NƯỚC Tóm lượt(tt):  Khách hàng thường khó phát biểu mọi yêu cầu một cách tường minh. Mô hình thác nước đòi hỏi điều này và thường khó thích hợp vào lúc đầu của nhiều dự án.  Khách hàng phải kiên nhẫn vì bản làm việc được của chương trình chỉ có được vào thời gian cuối dự án.  Một sai lầm ngớ ngẩn, nếu đến khi có chương trình làm việc mới phát hiện ra, có thể sẽ là một thảm hoạ. 11
  12. 1. MÔ HÌNH THÁC NƯỚC Tóm lượt(tt):  Bản chất tuyến tính của vòng đời cổ điển dẫn tới "các trạng thái nghẽn" mà một số thành viên tổ dự án phải đợi cho các thành viên khác hoàn thành các nhiệm vụ phụ thuộc.  Trong thực tế, thời gian mất cho việc chờ đợi có thể vượt quá thời gian dành cho công việc sản xuất.  Trạng thái nghẽn có khuynh hướng phổ biến vào lúc đầu và cuối của tiến trình tuần tự tuyến tính. 12
  13. 1. MÔ HÌNH THÁC NƯỚC Tóm lượt(tt):  Tuy nhiên, mô hình vòng đời cổ điển có một vị trí quan trọng và xác định trong công việc về CNPM.  Đưa ra một tiêu bản bố trí các phương pháp cho phân tích, thiết kế, mã hoá, kiểm thử và bảo trì.  Bên cạnh đó, vòng đời cổ điển vẫn còn là một mô hình thủ tục được dùng rộng rãi.  Dù còn điểm yếu, nhưng vẫn tốt hơn đáng kể nếu so với cách tiếp cận ngẫu nhiên tới việc phát triển phần mềm. 13
  14. 2. MÔ HÌNH NGUYÊN MẪU (PROTOTYPING)  Thông thường khách hàng đã xác định một tập các mục tiêu tổng quát cho phần mềm, nhưng còn chưa định danh các yêu cầu chi tiết, hay xử lí đầu ra.  Trong các trường hợp khác, người phát triển có thể không chắc về tính hiệu quả của thuật toán, việc thích nghi hệ điều hành hay giao diện người máy cần có.  Trong những trường hợp này và nhiều trường hợp khác mô hình làm bản mẫu có thể đưa ra cách tiếp cận tốt nhất 14
  15. 2. MÔ HÌNH NGUYÊN MẪU (PROTOTYPING) 15
  16. 2. MÔ HÌNH NGUYÊN MẪU (PROTOTYPING)  Mô hình bản mẫu bắt đầu với việc thu thập yêu cầu.  Người phát triển và khách hàng xác định các mục tiêu tổng thể cho phần mềm, xác định các yêu cầu đã biết, và các yêu cầu xác định phải thêm. vào Rồi "thiết kế nhanh".  Thiết kế nhanh tập trung vào việc biểu diễn các khía cạnh như cách đưa vào và định dạng đưa ra. Thiết kế nhanh là việc xây dựng một bản mẫu.  Bản mẫu được khách hàng đánh giá và được dùng để làm mịn các yêu cầu đối với phần mềm.  Tiến trình lặp lại để cho bản mẫu được "vi chỉnh" thoả mãn nhu cầu của khách hàng, đồng thời lại làm cho người phát triển hiểu được hơn cần phải thực hiện nhu cầu nào? 16
  17. 2. MÔ HÌNH NGUYÊN MẪU (PROTOTYPING)  Trong hầu hết các dự án, hệ thống đầu tiên hiếm khi sử dụng được. Có thể là quá chậm, cồng kềnh.  Không có cách nào khác là bắt đầu lại, nhưng tinh khôn hơn, và xây dựng một phiên bản được thiết kế lại trong đó những vấn đề này đã được giải quyết  Xây dựng hệ thống để rồi vứt đi, cho dù việc lập kế hoạch được thực hiện chu đáo thì nó cũng không thể bao quát hết để chạy đúng được ngay lần đầu.  Do đó liệu chúng ta có nên xây dựng một hệ thống thử nghiệm và rồi vứt nó đi hay không? hay để hứa hẹn bàn giao cái vứt đi đó cho khách hàng 17
  18. 2. MÔ HÌNH NGUYÊN MẪU (PROTOTYPING) Bản mẫu như "hệ đầu tiên", sẽ có vấn đề do:  Khách hàng thấy được là phiên bản làm việc của phần mềm mà không biết rằng bản mẫu được gắn lại "bằng kẹo cao su ", chưa xem xét tới chất lượng phần mềm.  Khi sản phẩm phải được xây dựng lại để cho có thể đạt chất lượng cao, thì khách hàng đòi hỏi "phải ít sửa chữa" để làm bản mẫu thành sản phẩm làm việc.  Người phát triển thường hay thoả hiệp cài đặt để có được bản mẫu làm việc nhanh chóng; một thuật toán không hiệu quả có thể được dùng. 18
  19. 2. MÔ HÌNH NGUYÊN MẪU (PROTOTYPING)  Dù có khuyết điểm nhưng việc làm bản mẫu có thể là một mô hình hiệu quả cho kĩ nghệ phần mềm.  Chìa khoá là định nghĩa ra các qui tắc từ ngay lúc bắt đầu; tức là khách hàng và người phát triển phải cùng đồng ý rằng bản mẫu được xây dựng để phục vụ làm cơ chế xác định yêu cầu.  Thế rồi nó phải bị bỏ đi (ít nhất cũng một phần) và phần mềm thực tế được đưa vào với con mắt hướng về chất lượng và tính bảo trì được 19
  20. 2. MÔ HÌNH NGUYÊN MẪU (PROTOTYPING) Khi nào dùng mô hình bản mẫu:  Khi chỉ mới biết mục đích chung chung của phần mềm, chưa rõ chi tiết đầu vào hay xử lý ra sao hoặc chưa rõ yêu cầu đầu ra. „  Dùng như “Hệ sơ khai” để thu thập yêu cầu người dùng qua các thiết kế nhanh. „  Các giải thuật, kỹ thuật dùng làm bản mẫu có thể chưa tốt, miễn là có mẫu để thảo luận gợi yêu cầu của người dùng. 20
  21. 3. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NHANH (RAD)  Mô hình phát triển nhanh (RAD – Rapid Application Development) là mô hình tăng dần với chu kỳ phát triển cực ngắn.  Để đạt được mục tiêu này, RAD dựa trên phương pháp phát triển trên cơ sở thành phần hoá hệ thống cùng với việc tái sử dụng các thành phần thích hợp. RAD thích hợp cho những hệ thống quản lý thông tin. 21
  22. 3. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NHANH (RAD)  RAD - dựa vào phương pháp luận, điều chỉnh các giai đoạn để tạo ra một số phần của hệ thống phát triển nhanh và thêm vào các thao tác thủ công của người sử dụng.  Phần lớn RAD - dựa vào phương pháp luận mà người phân tích sử dụng các kỹ thuật đặc biệt và công cụ máy tính để tăng tốc các giai đoạn phân tích, thiết kế, và thực hiện, như công cụ CASE (computer-aided software engineering). 22
  23. 3. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NHANH (RAD) Tóm lại:  Là quy trình phát triển phần mềm gia tăng, tăng dần từng bước (Incrimental software development) với mỗi chu trình phát triển rất ngắn (60-90 ngày) „  Xây dựng dựa trên hướng thành phần (Component- based construction construction) với khả năng tái sử dụng (reuse) „  Gồm một số nhóm (teams), mỗi nhóm làm 1 RAD theo các pha: Mô hình nghiệp vụ, Mô hình dữ liệu, Mô hình xử lý, Tạo ứng dụng, Kiểm thử và đánh giá (Business, Data, Process, Appl. Generation, Test) 23
  24. 3. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NHANH (RAD) Tóm lại: 24
  25. 3. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NHANH (RAD) Hạn chế của Mô hình phát triển Nhanh – Rad:  Cần nguồn nhân lực dồi dào để tạo các nhóm cho các chức năng chính „  Yêu cầu hai bên giao kèo trong thời gian ngắn phải có phần mềm hoàn chỉnh, thiếu trách nhiệm của một bên dễ làm dự án đổ vỡ „  RAD không phải tốt cho mọi ứng dụng, nhất là với ứng dụng không thể môđun hóa hoặc đòi hỏi tính năng cao  Mạo hiểm kỹ thuật cao thì không nên dùng RAD 25
  26. 4. MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG (INCREMENTAL)  Thay vì chuyển giao một lần, quá trình phát triển và chuyển giao được chia làm nhiều lần, mỗi chuyển giao đáp ứng một phần chức năng.  Yêu cầu người dùng được phân loại ưu tiên, mức cao sẽ thuộc phần chuyển giao sớm  Khi phát triển một bản tăng, yêu cầu tương ứng là cố định, tuy nhiên, yêu cầu cho bản tăng sau vẫn phát triển. 26
  27. 4. MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG (INCREMENTAL) Tóm lại:  Kết hợp mô hình tuần tự và ý tưởng lặp lại của mô hình bản mẫu  Sản phẩm lõi với những yêu cầu cơ bản nhất của hệ thống được phát triển „  Các chức năng với những yêu cầu khác được phát triển thêm sau (gia tăng) „  Lặp lại quy trình để hoàn thiện dần 27
  28. 4. MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG (INCREMENTAL) Tóm lại: 28
  29. 5. MÔ HÌNH XOẮN ỐC (SPIRAL)  Mô hình xoắn ốc, do Boehm đề xuất, là mô hình tiến trình phần mềm tiến hoá vốn cặp đôi bản chất lặp của làm bản mẫu với các khía cạnh hệ thống và có kiểm soát của mô hình trình tự tuyến tính.  Cung cấp tiềm năng cho việc phát triển nhanh các phiên bản tăng dần của phần mềm.  Dùng mô hình xoắn ốc này, phần mềm được phát triển thành từng chuỗi các lần đưa ra tăng dần.  Trong những lần lặp đầu, việc đưa ra tăng dần có thể là mô hình trên giấy hay bản mẫu. Trong các lần lặp sau, các phiên bản đầy đủ tăng dần của hệ thống được kĩ nghệ hoá sẽ được tạo ra. 29
  30. 5. MÔ HÌNH XOẮN ỐC (SPIRAL)  Mô hình xoắn ốc được chia thành một số khuôn khổ hoạt động, được gọi là vùng nhiệm vụ.  Về cơ bản, có từ ba tới sáu vùng. Minh họa cho mô hình xoắn ốc có 6 vùng: 30
  31. 5. MÔ HÌNH XOẮN ỐC (SPIRAL)  Trao đổi với khách hàng - Nhiệm vụ thiết lập việc trao đổi giữa người phát triển và khách hàng.  Lập kế hoạch - Nhiệm vụ định nghĩa các tài nguyên, hạn thời gian và các thông tin liên quan tới dự án.  Phân tích rủi ro - Nhiệm vụ định giá cả những rủi ro kĩ thuật và quản lý.  Kỹ nghệ - Nhiệm vụ xây dựng một hay nhiều biểu diễn cho ứng dụng  Xây dựng và đưa ra - Nhiêm vụ xây dựng, kiểm thử, thiết đặt và cung cấp sự hỗ trợ cho người dùng.  Đánh giá của khánh hàng - Nhiệm vụ thu được phản hồi của khách hàng dựa trên đánh giá. 31
  32. 5. MÔ HÌNH XOẮN ỐC (SPIRAL)  Mỗi một trong các vùng đều được đặt vào một tập các nhiệm vụ, gọi là tập nhiệm vụ, thích ứng với các đặc trưng của dự án.  Với các dự án nhỏ, số các nhiệm vụ công việc và tính hình thức là thấp.  Với các dự án lớn, thì mỗi vùng nhiệm vụ lại chứa nhiều nhiệm vụ, công việc vốn được xác định để đạt tới mức độ hình thức cao hơn. 32
  33. 5. MÔ HÌNH XOẮN ỐC (SPIRAL)  Khi tiến trình tiến hoá này bắt đầu, tổ kĩ nghệ phần mềm đi vòng xoắn ốc theo chiều ngược kim đồng hồ, bắt đầu từ trung tâm.  Mạch đầu tiên quanh xoắn ốc có thể làm phát sinh việc phát triển đặc tả sản phẩm; các bước tiếp theo quanh xoắn ốc có thể được dùng để phát triển bản mẫu và thế rồi các phiên bản phức tạp dần thêm.  Mỗi bước qua vùng lập kế hoạch lại làm nảy sinh việc điều chỉnh kế hoạch dự án. Chi phí và lịch biểu được điều chỉnh dựa trên phản hồi được suy từ đánh giá của khách hàng.  Bên cạnh đó, người quản lí dự án điều chỉnh số việc đã lập kế hoạch cần để hoàn chỉnh phần mềm 33
  34. 5. MÔ HÌNH XOẮN ỐC (SPIRAL)  Không giống như mô hình tiến trình cổ điển vốn kết thúc khi phần mềm được chuyển giao, mô hình xoắn ốc có thể được thích ứng để áp dụng trong toàn bộ cuộc đời của phần mềm.  Việc kiểm tra trục điểm vào dự án. Mỗi hình hộp được đặt theo trục có thể được dùng để biểu diễn cho điểm bắt đầu cho các kiểu dự án khác nhau.  "Dự án phát triển khái niệm" bắt đầu tại cốt lõi của xoắn ốc và sẽ tiếp tục (nhiều lần lặp xuất hiện gắn với vùng trung tâm) cho tới khi việc phát triển khái niệm là đầy đủ. 34
  35. 5. MÔ HÌNH XOẮN ỐC (SPIRAL)  Nếu khái niệm này được phát triển thành một sản phẩm thực tại, thì tiến trình tiến hóa hình hộp và một "dự án phát triển mới" được khởi đầu.  Sản phẩm mới sẽ tiến hoá qua một số lần lặp quanh xoắn ốc, đi theo con đường vốn gắn vùng có tô màu sáng hơn vùng lõi.  Về bản chất, xoắn ốc, khi đặc trưng theo cách này, vẫn còn làm việc cho tới khi phần mềm được nghỉ.  Có những lúc tiến trình này “ngủ”, nhưng bất kì khi nào một thay đổi được khởi đầu, thì tiến trình này lại bắt đầu tại điểm vào thích hợp (tức là nâng cao sản phẩm). 35
  36. 5. MÔ HÌNH XOẮN ỐC (SPIRAL)  Mô hình xoắn ốc là cách tiếp cận thực tế cho việc phát triển cho các hệ thống và phần mềm qui mô lớn.  Vì phần mềm tiến hoá khi tiến trình tiến hoá, nên người phát triển và khách hàng hiểu rõ hơn và phản ứng với rủi ro tại từng mức tiến hoá.  Mô hình xoắn ốc dùng cách làm bản mẫu như một cơ chế làm giảm bớt rủi ro, nhưng điều quan trọng hơn, làm cho người phát triển có khả năng áp dụng được cách tiếp cận làm bản mẫu tại mọi giai đoạn trong tiến hoá của sản phẩm. 36
  37. 5. MÔ HÌNH XOẮN ỐC (SPIRAL)  Nó duy trì cách tiếp cận từng bước một cách có hệ thống do cách tiếp cận vòng đời cổ điển gợi ý, nhưng tổ hợp cách tiếp cận này vào một khuôn khổ lặp lại, vốn phản ánh được sát thực hơn thế giới thực.  Mô hình xoắn ốc đòi hỏi việc xem xét trực tiếp các rủi ro kĩ thuật tại mọi giai đoạn của dự án, và nếu được áp dụng đúng thì nó có thể làm giảm rủi ro trước khi chúng trở thành vấn đề thực sự.  Nhưng giống như các mô hình khác, mô hình xoắn ốc không phải là một liều thuốc bách bệnh. 37
  38. 5. MÔ HÌNH XOẮN ỐC (SPIRAL)  Có thể khó thuyết phục khách hàng (đặc biệt trong tình huống có hợp đồng) rằng cách tiếp cận tiến hoá là kiểm soát được.  Nó đòi hỏi tri thức chuyên gia đánh giá rủi ro chính xác và dựa trên tri thức này mà đạt được thành công.  Nếu một rủi ro chính không được phát hiện và quản lí thì vấn đề sẽ xuất hiện.  Cuối cùng, chính bản thân mô hình này cũng còn chưa được sử dụng rộng rãi như mô hình trình tự tuyến tính hoặc làm bản mẫu.  Cần phải có thêm một số năm nữa trước khi tính hiệu quả của mô hình quan trọng này có thể được xác định với sự chắc chắn hoàn toàn. 38
  39. 5. MÔ HÌNH XOẮN ỐC (SPIRAL) Mô hình xoắn ốc Mạnh và yếu:  Tốt cho các hệ phần mềm quy mô lớn  Dễ kiểm soát các mạo hiểm ở từng mức tiến hóa „  Khó thuyết phục khách hàng là phương pháp tiến hóa xoắn ốc có thể kiểm soát được „  Chưa được dùng rộng rãi như các mô hình tuyến tính hoặc chế thử 39
  40. 6. CÁC MÔ HÌNH HIỆN ĐẠI Thuật ngữ kĩ thuật thế hệ thứ tư (Fourth generation techniques - 4GT) bao gồm phạm vi rộng các công cụ phần mềm có một điểm chung:  Mỗi công cụ cho phép người kĩ sư phần mềm xác định đặc trưng nào đó của phần mềm ở mức cao.  Công cụ đó tự động sinh ra mã chương trình gốc dựa trên đặc tả của người phát triển.  Không còn bàn cãi về việc phần mềm có thể được xác định đối với một máy, càng ở mức cao thì chương trình có thể được xây dựng càng nhanh hơn.  Mô hình 4GT cho kĩ nghệ phần mềm tập trung vào khả năng xác định phần mềm bằng việc dùng các khuôn mẫu ngôn ngữ đặc biệt hay kí pháp đồ hoạ vốn mô tả cho vấn đề cần được giải quyết dưới dạng khách hàng có thể hiểu được 40
  41. 6. CÁC MÔ HÌNH HIỆN ĐẠI 41
  42. 6. CÁC MÔ HÌNH HIỆN ĐẠI Hiện tại, một môi trường phát triển phần mềm hỗ trợ cho mô hình 4GT bao gồm một số các công cụ sau:  Ngôn ngữ phi thủ tục để hỏi đáp cơ sở dữ liệu.  Bộ sinh báo cáo.  Bộ thao tác dữ liệu.  Bộ tương tác và xác định màn hình.  Bộ sinh chương trình.  Khả năng đồ hoạ mức cao.  Khả năng làm trang tĩnh và việc sinh tự động HTML. Các ngôn ngữ tương tự được dùng cho việc tạo ra trang Web thông qua việc dùng các công cụ phần mềm tiên 42 tiến.
  43. 6. CÁC MÔ HÌNH HIỆN ĐẠI  Ban đầu những công cụ đã có sẵn chỉ cho những lĩnh vực ứng dụng đặc thù, nhưng nay môi trường 4GT đã được mở rộng để đề cập tới hầu hết các loại ứng dụng phần mềm.  Như các mô hình khác, 4GT bắt đầu từ bước thu thập yêu cầu. Một cách lý tưởng, khách hàng sẽ mô tả các yêu cầu và các yêu cầu đó sẽ được dịch trực tiếp thành một bản mẫu vận hành được.  Nhưng điều này không thực hiện được. Khách hàng có thể không chắc chắn mình cần gì, có thể có sự mơ hồ trong việc xác định các sự kiện đã biết, có thể không có khả năng hay không sẵn lòng xác định thông tin theo cách thức mà công cụ 4GT có thể giải 43 quyết được.
  44. 6. CÁC MÔ HÌNH HIỆN ĐẠI  Bởi lí do này, đối thoại khách hàng-người phát triển được mô tả cho các mô hình tiến trình khác vẫn còn là phần bản chất của cách tiếp cận 4GT.  Với những ứng dụng nhỏ, có thể chuyển trực tiếp từ bước thu thập yêu cầu sang cài đặt bằng cách dùng ngôn ngữ sinh thế hệ thứ tư phi thủ tục (4GL) hay một mô hình bao gồm một mảng các biểu tượng đồ hoạ.  Tuy nhiên với nỗ lực lớn hơn, cần phải phát triển một chiến lược thiết kế cho hệ thống, ngay cả nếu có dùng 4GL. Việc dùng 4GT thiếu thiết kế (với các dự án lớn) sẽ gây ra cùng những khó khăn (chất lượng kém, khó bảo trì, người dùng khó chấp nhận) mà chúng ta đã gặp phải khi phát triển phần mềm bằng 44 cách dùng các cách tiếp cận qui ước.
  45. 6. CÁC MÔ HÌNH HIỆN ĐẠI  Việc cài đặt dùng 4GL làm cho người phát triển phần mềm biểu diễn được các kết quả mong muốn theo cách là phát sinh tự động. Hiển nhiên, một cấu trúc dữ liệu với những thông tin có liên quan cần phải có sẵn và sẵn sàng cho 4GL truy nhập vào  Để biến đổi một cài đặt 4GT thành một sản phẩm, người phát triển phải tiến hành việc kiểm thử toàn diện, xây dựng các tài liệu có ý nghĩa và thực hiện mọi hoạt động tích hợp giải pháp khác vốn cần tới trong các mô hình kĩ nghệ phần mềm khác.  Bên cạnh đó, phần mềm được phát triển theo 4GT phải được xây dựng theo cách làm cho việc bảo trì có thể được tiến hành một cách chóng vánh. 45
  46. 6. CÁC MÔ HÌNH HIỆN ĐẠI  Giống như các mô hình kĩ nghệ phần mềm, mô hình 4GT có ưu điểm và nhược điểm.  Những người ủng hộ cho là làm giảm đáng kể thời gian phát triển phần mềm và làm tăng rất nhiều hiệu suất của người xây dựng phần mềm.  Những người phản đối cho là các công cụ 4GT hiện tại không phải tất cả đều dễ dùng hơn các ngôn ngữ lập trình, chương trình gốc do các công cụ này tạo ra là "không hiệu quả," và tính bảo trì cho các hệ thống phần mềm lớn được phát triển bằng cách dùng 4GT vẫn còn là vấn đề mở. 46
  47. 6. CÁC MÔ HÌNH HIỆN ĐẠI Có 1 số lợi ích trong các luận điểm của hai phía tóm lại:  Việc dùng 4GT là cách tiếp cận có thể tồn tại được cho nhiều lĩnh vực ứng dụng khác nhau. Gắn với các công cụ kĩ nghệ phần mềm có máy tính hỗ trợ và bộ sinh mã, 4GT cung cấp một giải pháp tin cậy được cho nhiều vấn đề phần mềm.  Dữ liệu được thu thập từ các cty có dùng 4GT cho rằng thời gian cần cho việc tạo ra phần mềm được giảm đáng kể đối với các ứng dụng vừa và nhỏ. Tuy nhiên, việc dùng 4GT cho các nỗ lực phát triển phần mềm lớn đòi hỏi nhiều phân tích, thiết kế và kiểm thử để đạt tới việc tiết kiệm thời gian vốn nảy sinh từ việc xoá bỏ mã hoá. 47
  48. 6. CÁC MÔ HÌNH HIỆN ĐẠI Tóm lại, các kĩ thuật thế hệ thứ tư đã trở thành một phần quan trọng của kĩ nghệ phần mềm. Khi đi đôi với cách tiếp cận dựa trên cấu phần, mô hình 4GT có thể trở thành cách tiếp cận thống trị cho việc phát triển phần mềm. 48
  49. BÀI TẬP 1.Trình bày mô hình thác nước. 2.Phân biệt mô hình bản mẫu với mô hình thác nước. 3.Phân biệt mô hình tăng trưởng với mô hình thác nước. 4.Trình bày mô hình xoắn ốc. 5.Trình bày ưu khuyết điểm của các mô hình hiện đại. 49 49