Bài giảng Công nghệ thi công - Phần IV: Công trình bê tông và bê tông cốt thép - Chương 19: Vận chuyển bê tông

ppt 25 trang cucquyet12 3720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ thi công - Phần IV: Công trình bê tông và bê tông cốt thép - Chương 19: Vận chuyển bê tông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cong_nghe_thi_cong_phan_iv_cong_trinh_be_tong_va_b.ppt

Nội dung text: Bài giảng Công nghệ thi công - Phần IV: Công trình bê tông và bê tông cốt thép - Chương 19: Vận chuyển bê tông

  1. Chương 19 VẬN CHUYỂN BÊ TÔNG Yêu cầu: - Nắm được những yêu cầu về kỹ thuật trong vận chuyển vữa bê tông - Đặc điểm và điều kiện sử dụng của các phương pháp vận chuyển
  2. 19.1. NHỮNG YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI VẬN CHUYỂN VỮA VÀ BÊ TÔNG 1). Không để cho bê tông xảy ra hiện tượng phân cỡ, phân tầng Chú ý: - Đường vận chuyển phải bằng phẳng - Số lần bốc dỡ ít - Khi đổ vữa từ trên cao xuống với độ cao lớn thì phải dùng phễu. Trong trường hợp cao quá thì cần phải tiêu năng Phân tầng: sự tập trung chênh lệch các thành phần của hỗn hợp bê tông, cốt liệu, hoặc những vật liệu tương tự, hậu quả là gây ra sự không đều về tỉ lệ trong khối. 2). Không để cho bê tông sinh ra ninh kết ban đầu - Đảm bảo thời gian vận chuyển ngắn nhất: Căn cứ vào nhiệt độ của vữa bê tông sản xuất ra mà quy định thời gian vận chuyển cho phép. - Chọn công cụ vận chuyển tiện lợi, nhanh phù hợp với tình hình thực tế
  3. 3). Không để cho bê tông bị ảnh hưởng của điều kiện khí hậu (mưa, nắng, nhiệt độ) nếu bị ảnh hưởng thì chất lượng bê tông sẽ giảm * Chọn phương án vận chuyển để đảm bảo các yêu cầu trên thì phải căn cứ vào - Cường độ đổ bê tông, khối lượng đổ bê tông của công trình - Cự ly và độ cao vận chuyển vữa bê tông - Đặc điểm và kết cấu của công trình; đặc điểm của bê tông - Điều kiện địa hình , địa chất và khí hậu ở nơi xây dựng công trình ở đó - Phương pháp thi công,giá thành thiết bị v/ch, đường, cầu và khả năng cung cấp thiết bị
  4. 19.2. CÁC PHƯƠNG ÁN VẬN CHUYỂN VỮA BÊ TÔNG 19.2.1.Vận chuyển bê tông theo phương ngang 1. Vận chuyển bê tông bằng thủ công * Nội dung: - Dùng quang gánh, xe rùa, xe cải tiến+ cầu công tác * Ưu điểm: - Thiết bị đơn giản, khối lượng công tác chuẩn bị ít. Nếu tổ chức thật chặt chẻ thì chất lượng công trình đảm bảo * Khuyết điểm: - Điều kiện lao động năng nhọc,Năng suất thấp, Thường khó đảm bảo chất lượng của bê tông Phạm vi sử dụng: Thường chỉ dùng với công trình nhỏ (khoảng cách vận chuyển nhỏ, trong phạm vi công trường và cự ly vận chuyển không xa quá 70m), khối lượng vận chuyển nhỏ và thiếu thiết bị vận chuyển * Chú ý: Phải dùng các phểu đổ khi chiều cao tương đối lớn hơn 1m. Nên phân chia các vị trí đổ trên một diện rộng của mặt bằng, thường thì (4m) 1 vị trí để đỡ phải san.
  5. 2. Vận chuyển bê tông bằng phương pháp cơ giới a. Áp dụng Vận chuyển vữa bê tông theo phương ngang bằng phương pháp cơ giới áp dụng cho những trường hợp sau: + Khoảng cách vận chuyển lớn từ 0,5km đến vài chục km. + Khối lượng vận chuyển lớn. + Do yêu cầu về chất lượng bê tông nên chủ đầu tư ấn định nguồn mua vật liệu (mua bê tông thương phẩm). + Do yêu cầu về tổ chức thi công tập trung (Việc cung cấp bê tông do một đơn vị thành viên đảm nhận). + Do mặt bằng thi công chật hẹp, không đủ mặt bằng để tập kết vật liệu hay bố trí trạm trộn, hay do yêu cầu của bên giao thông công chính, phải rút ngắn thời gian đổ bê tông nên phải đổ bê tông thương phẩm. + Điều kiện thi công trong mùa mưa hay do tiến độ gấp rút nên phải đổ bê tông thương phẩm
  6. b. Các phương tiện vận chuyển + Vận chuyển bằng ôtô thông thường, ôtô chuyên dụng, bằng băng chuyền, bằng cần trục. Sử dụng loại phương tiện nào phụ thuộc vào khối lượng, khoảng cách vận chuyển, đặc điểm bê tông sử dụng + Khi tổ chức vận chuyển vữa bê tông bằng ô tô cần chú ý: Thời gian đông kết của bê tông. Thời gian vận chuyển phải nhỏ nhất, đảm bảo thời gian để các công tác sau vận chuyển như: đổ, đầm bê tông xong thì bê tông mới đông kết. Mật độ xe lưu thông trên đường, loại đường từ nơi trộn đến nơi độ, để tránh hiện tượng kẹt xe ảnh hưởng đến chất lượng bê tông. Nếu lưu lượng xe quá lớn dễ gây tắc đường thì nên tổ chức vận chuyển và đổ bê tông vào ban đêm. Năng suất vận chuyển ngang phải tương đương với năng suất vận chuyển đứng, năng suất đổ, năng suất đầm.
  7. 2.1. Vận chuyển bằng ô tô V/ch bằng ô tô phù hợp với khối lượng lớn, cự ly xa. Thường kết hợp với các phương thức khác khi đưa bê tông vào khoảnh đổ; (1). Đổ trực tiếp vào khoảnh đổ: Thường ứng dụng cho phần đáy hoặc dưới thấp của công trình như móng cống, sân tiêu năng, đáy của đập, trạm bơm, Có thể sử dụng phối hợp với cầu công tác; - Ưu điểm: số lần bốc dỡ ít bảo đảm chất lượng bê tông; - Nhược điểm: phải làm cầu công tác, để giảm khối lượng làm cầu, thường làm cầu trọng tải <5T, chiều cao H<8m, chân cầu phần không chôn trong bê tông có thể lắp ghép. Khoảng cách giữa hai tuyến cầu không lớn hơn 5m, nếu lớn hơn phải kết hợp phễu vòi voi; Thường dùng các bản chắn nghiêng ra hai bên hoặc vào giữa cầu để hướng bê tông đổ theo ý muốn; Đối với công trình hẹp và dài có thể làm cầu di động; Có thể đổ bê tông từ ô tô vào máng dẫn vào khoảnh đổ;
  8. (2). Kết hợp với cần cẩu: - Ô tô đổ vữa vào thùng nằm và dùng cần cẩu đưa tới khoảnh đổ. - Ô tô chở bê tông trong các thùng chứa (thùng đứng) để cần cẩu đưa vào khoảnh đổ. (3). Ô tô đổ vào thùng trung chuyển: Ôtô đổ vào thùng trung chuyển. Từ thùng trung chuyển tới khoảnh đổ dùng băng chuyền hoặc phương tiện khác như bơm, vận thăng, xe cải tiến Trường hợp đặc biệt có thể lại dùng ô tô chuyển đi tiếp ở cao trình khác; Chú ý: Một số chú ý khi chuyển bê tông bằng ôtô: Cự ly 1500m, độ sụt 45cm thì không phân cỡ. Nếu đường xấu gây nên phân cỡ và bê tông bị lèn chặt khó bốc dỡ; Vữa trong ôtô không mỏng dưói 40cm, cứ sau 2 giờ rửa thùng xe một lần; Dùng ôtô có thùng tự trộn.
  9. 2 1 3 3.0 5.0 13.0 14.0 32.0 20.0 H×nh 20.1 ¤t« ®æ trùc tiÕp vµo kho¶nh ®æ nhê cÇu c«ng t¸c 1- dèc lªn cÇu; 2- mÆt cÇu; 3- ch©n cÇu.
  10. 1 2 3 4 5 H×nh 20.2 ¤t« kÕt hîp víi m¸ng vµ phÔu vßi voi 1- «t«; 2- phÔu tËp trung; 3- m¸ng; 4- phÔu vßi voi; 5- v¸n khu«n
  11. 2.2. Dùng đường ray vận chuyển vữa bê tông * Nội dung: Dùng các toa (không thành) và trên đó chất lên các thùng chứa vữa bê tông, dùng đầu máy kết hợp hệ thống đường ray để vận chuyển * Ưu điểm:- Phương pháp này cho năng suất cao → giá thành giảm - Chấn động trong vận chuyển nhỏ, khắc phục được hiện tượng phân tầng, phân cỡ * Nhược điểm: - Bắt buộc bị khống chế về địa hình - Phải có chi phí về công trình phụ * Phạm vi sử dụng của phương pháp: Thường dùng với công trình khối lượng bê tông lớn và điều kiện địa hình cho phép
  12. * Những chú ý: - Trong điều kiện cho phép thì nên bố trí đường 1 chiều - Cần tận dụng về điều kiện địa hình để giảm bớt chi phí cho công trình phụ - Khi thiết kế cụ thể cần căn cứ vào quy trình, quy phạm của giao thông đường sắt và cao trình phù hợp với trạm trộn
  13. 19.2.2.VẬN CHUYỂN LÊN CAO 1. Bằng phương pháp thủ công a. Áp dụng Vận chuyển vữa bê tông theo phương đứng bằng phương pháp thủ công thường được áp dụng trong những trường hợp sau: + Khối lượng vận chuyển không nhiều, yêu cầu chất lượng vữa bê tông không cao. + Chiều cao vận chuyển không lớn (chiều cao công trình H < 10m thường 2-3 tầng). + Mặt bằng thi công phải rộng.
  14. b. Phương tiện vận chuyển + Dùng ròng rọc: vữa bê tông được chứa trong xô (có thể tích V= 20 – 40 lít) rồi dụng sức người hay tời để kéo lên. + Dùng giàn trung gian: vữa bê tông được chuyển dần lên cao theo các bậc của giàn trung gian. Giàn trung gian được cấu tạo gồm hệ khung bằng gỗ hay giàn giáo thép tạo thành các bậc cấp. Mỗi bậc cấp có chiều cao từ 1m -1,5m và có bề rộng từ (0,9 - 1,5)m. Mỗi bậc cấp được lớp tốn hay ván để thao tác và tránh không cho vữa bê tông rời rớt hay mất nước. + Vận chuyển vữa bê tông bằng phương pháp thủ công tốn nhiều nhân công, chiều cao vận chuyển không lớn, tốc độ thi công chậm, năng suất không cao.
  15. Hình 10-1. Vận chuyển bê tông theo phương thẳng đứng bằng thủ công a) Dùng gian trung gian; b) Dùng ròng rọc 1. Hệ khung gian trung gian; 2. Tôn hay ván; 3. Công trình đang thi công; 4. Hệ thống ròng rọc; 5. Xô chứa vữa; 6. Dây thừng; 7. Giàn giáo thao tác.
  16. 2. Phương pháp thủ công kết hợp cơ giới (phương pháp bán cơ giới) a. Áp dụng Phương pháp bán cơ giới thường được áp dùng để vận chuyển vữa bê tông theo phương đứng trong những trường hợp sau : + Khối lượng thi công không lớn. + Những công trình có số tầng nhỏ hơn hay bằng 4 tầng. + Mặt bằng thi công chật hẹp. b. Phương tiện vận chuyển + Máy vận thăng (thăng tải): Vữa bê tông được chứa trong các xe rùa, xe cải tiến hay trong các thùng chứa rồi máy nâng lên. Phương pháp này đơn giản, dễ tháo lắp nhưng cần phối hợp nhiều lao động thủ công. Có thể ứng dụng xây dựng đập, trạm bơm, trạm thuỷ điện. + Cần trục thiếu nhi: Được đặt trên sàn công tác và nâng dầùn lên theo tiến độ thi công. Vữa bê tông được chữa trong các thung có thể tích V = (0,15 - 0,3)m3. + Kết hợp cần trục thiếu nhi và máy vận thăng.
  17. Hình 10-2. Vận chuyển đứng bằng cần trục thiếu nhi kết hợp với máy vận thăng 1. Máy vận thăng; 2. Cần trục thiếu nhi; 3.Giàn giáo công tác; 4. Sàn công tác.
  18. 3. Phương pháp bằng cơ giới: Phương pháp dùng cần trục Cần trục tháp, cần trục bánh xích, cần trục cổng, * Ưu điểm: - Cho năng suất cao - Cơ động - Tiện lợi cho việc tổ chức thi công ở công trường * Nhược điểm: Việc tổ chức phối hợp giữa các máy phức tạp * Điều kiện ứng dụng: Rất rộng rãi trong các công trình, nhất là trong công trình thủy lợi * Chú ý: + Khi chọn cần trục phải căn cứ vào tính năng cần trục + Căn cứ vào quy mô công trình + Trong trường hợp dùng nhiều cần trục phối hợp cần phải chú ý tới tầm hoạt động của mỗi loại + Khi bố trí cần trục cần chú ý tới an toàn cho giao thông.
  19. a – Cần trục xoay; b – Cần trục công xôn; c – Cần trục trên cột; d – Cầu trục; e – Cần trục cổng; g – Cần trục bán chân đế; h – Cần trục chân đế; i – Cần trục tháp.
  20. Hình 10-3. Vận chuyển vữa bê tông bằng cần trục tháp 1. Thung chữa vữa bê tông; 2. Công trình thi công; 3. Cần trục tháp; 4. Đường ray; 5. Giàn giáo công tác.
  21. 19.2.3. VẬN CHUYỂN BÊ TÔNG LIÊN TỤC 1. Vận chuyển vữa bê tông bằng băng chuyền Băng chuyền (băng tải) là máy tác động liên tục để dịch chuyển hàng rời, cục, kiện, * Ưu điểm: - Vận chuyển liên tục → năng suất cao - Độ dốc về vận chuyển có thể đạt được tương đối cao, đổ bê tông dễ dàng - Kết cấu đơn giản, dể tháo lắp và điều kiện thi công cơ động * Nhược điểm: - Rơi vãi vữa lớn - Mức độ chấn động trên băng chuyền lớn → dể sinh ra phân cỡ - Bề dày khối vữa vận chuyển mỏng → khả năng bốc hơi nước lớn → chất lượng bê tông không bảo đảm
  22. * Trong thi công có thể dùng một số biện pháp khắc phục - Vận tốc băng chuyền : <1.0 ÷ 1.2 m/s - Băng chuyền có trục lăn ở phía dưới, tạo máng để tăng độ dày vữa BT - Hạn chế số lần chuyển bê tông từ băng chuyền này sang băng chuyền kia, * Phạm vi sử dụng: dùng được với mọi công trường, nhưng thích hợp nhất là công trường có kích thước dài mà độ cao không lớn lắm
  23. 2 3 1 H×nh 20.5. ThiÕt bÞ trót vËt liÖu cña b¨ng chuyÒn 1- b¶n g¹t v÷a; 2- b¶n ch¾n; 3- phÔu.
  24. 2. Dùng bơm vữa bê tông Khi pít tông nén vữa, van 1 đóng lại vữa không xuống nữa, van 2 mở, vữa được bơm * Ưu điểm: - Không bị ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài (địa hình, hiện trường không vướng mắc, khí hậu) - Có thể tháo lắp đơn giản và nhanh → tạo điều kiện thi công dễ * Nhược điểm: - Bị hạn chế về cự ly và chiều cao. Nếu cự ly 300m thì phải thêm 1 máy nói tiếp, độ cao 40m năng suất giảm đi rõ rệt - Hạn chế về cốt liệu của vữa : Đường kính cốt liệu dmax 80 ÷90mm * Điều kiện ứng dụng: thích hợp với thi công đường hầm, hoặc lúc công trình có kích thước kết cấu hẹp
  25. 5 1 7 6 2 4 3 H×nh 20.6. Nguyªn lý b¬m bª t«ng 1- phÔu n¹p; 2- xilanh; 3- tay ®Èy; 4- piston; 5- v÷a bª t«ng; 6- van ra; 7- van vµo.