Bài giảng Kinh tế công cộng - Chương 8: Khái quát chung về thuế

pdf 18 trang Gia Huy 19/05/2022 2250
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kinh tế công cộng - Chương 8: Khái quát chung về thuế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_cong_cong_chuong_8_khai_quat_chung_ve_thue.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế công cộng - Chương 8: Khái quát chung về thuế

  1. Chương 8: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ 8.1. Thuế và sự phân loại thuế 8.2. Các tính chất đáng mong muốn của hệ thống thuế
  2. THUẾ VÀ SỰ PHÂN LOẠI THUẾ  Khái niệm thuế  Các chức năng của thuế  Các cách phân loại thuế
  3. Khái niệm thuế  Câu hỏi: -Thuế là gì? Trên thực tế qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng, ta thường đọc và nghe nói về những hình thức thuế nào? - Một khoản thuế phải nộp khác gì với khoản trả tiền mua hàng, khoản học phí phải nộp ở trường công, khoản lệ phí phải nộp khi đi qua cầu? Thuế cũng khác gì với khoản tiền phải trả khi trước đó chúng ta đi vay?
  4. THUẾ LÀ GÌ?  Thuế là khoản nộp có tính chất bắt buộc mà nhà nước áp đặt cho các cá nhân và tổ chức trong xã hội theo một quy tắc nào đó.  Thuế có tính chất phân phối lại: có một sự di chuyển nguồn lực thật sự từ người nộp thuế sang nhà nước.  Thuế có tính không hoàn trả trực tiếp  Thuế có tính chất cưỡng bức, dựa trên quyền lực của nhà nước
  5. THUẾ LÀ GÌ?  Thuế luôn gắn với nhà nước. Thuế ra đời và tồn tại gắn với sự ra đời và tồn tại của nhà nước.  Sự tiến triển của các hình thái thuế: thuế lao dịch; thuế hiện vật; thuế tiền tệ  Sự tiến triển nói trên gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường. Hình thức sau: mở rộng sự lựa chọn của người nộp thuế và tăng cường tính hiệu quả.
  6. CÁC CHỨC NĂNG CỦA THUẾ  Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN: Đây là chức năng cơ bản, nguyên thủy của thuế. (Nhà nước có thể có những nguồn thu gì khác thuế? Tại sao các nguồn thu này không đóng vai trò chủ chốt trong NSNN?)  Thuế là công cụ điều tiết kinh tế của nhà nước: NN sử dụng thuế để tác động vào nền kinh tế nhằm theo đuổi những mục tiêu nhất định.
  7. CÁC CHỨC NĂNG CỦA THUẾ + Thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô: hướng vào các mục tiêu kinh tế vĩ mô +Thuế là công cụ điều tiết kinh tế vi mô: tác động vào từng thị trường riêng biệt; khuyến khích hay hạn chế việc sản xuất, tiêu dùng một loại hàng hóa, dịch vụ riêng biệt  Thuế là công cụ phân phối lại: hướng đến mục tiêu công bằng  Lưu ý: các mục tiêu có thể xung đột nhau
  8. PHÂN LOẠI THUẾ  Theo tính chất: có 2 loại thuế: trực thu và gián thu. + Thuế trực thu: Người nộp thuế không dịch chuyển gánh năng thuế một cách trực tiếp cho người khác + Thuế gián thu: Người nộp thuế có thể dịch chuyển (một phần hay toàn bộ) gánh nặng thuế cho người khác + Thuế xuất, nhập khẩu; thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu hay gián thu?
  9. PHÂN LOẠI THUẾ  Theo nội dung (đối tượng tính thuế): + Thuế hàng hóa (thuế khối lượng hay giá trị): đánh vào hàng hóa lưu chuyển. + Thuế thu nhập: đánh vào thu nhập, bao gồm thuế TN cá nhân, thuế TN DN. + Thuế tài sản: đánh vào tài sản: nhà cửa, ruộng đất, các tài sản lâu bền, có giá trị cao.
  10. PHÂN LOẠI THUẾ  Theo mức độ chịu thuế: Thuế tỷ lệ, thuế lũy tiến, thuế lũy thoái.  Gọi T là lượng thuế phải nộp, Y là thu nhập của người nộp thuế, ta có: + Nếu T/Y không đổi khi Y thay đổi: thuế tỷ lệ + Nếu T/Y tăng khi Y tăng và ngược lai: thuế lũy tiến. + Nếu T/Y giảm khi Y tăng và ngược lại: thuế lũy thoái.  Đây là những công cụ đánh giá tính công bằng của thuế.
  11. CÁC TÍNH CHẤT ĐÁNG MONG MUỐN CỦA HỆ THỐNG THUẾ  Tính hiệu quả  Tính đơn giản về quản lý  Tính công bằng  Tính linh hoạt  Tính trách nhiệm về mặt chính trị
  12. TÍNH HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG THUẾ  Thuế thường gây ra tổn thất hiệu quả. Tại sao?  Thuế gây ra hiệu ứng thay thế do làm thay đổi các mức giá tương đối=> làm thay đổi hành vi của NSX, NTD, NTK, NĐT  Hệ thống thuế hiệu quả cao: tổn thất hiệu quả thấp.  Trường hợp đặc biệt: thuế khoán và thuế đánh vào các hàng hóa gây ngoại ứng tiêu cực không gây ra tổn thất hiệu quả.
  13. Thuế không gây tổn thất hiệu quả  Thuế khoán: thuế đánh độc lập với trạng thái hay các hành vi kinh tế của người nộp thuế. VD: thuế thân.  Thuế khoán chỉ gây ra hiệu ứng thu nhập => không gây ra tổn thất hiệu quả.  Thuế thu nhập có gây tổn thất hiệu quả không?  Thuế đánh vào hàng hóa liên quan đến ngoại ứng tiêu cực: cải thiện hiệu quả.
  14. TÍNH ĐƠN GIẢN VỀ QUẢN LÝ  Thuế gây ra những chi phí hành chính liên quan đến việc thu, nộp thuế.  Chi phí hành chính trực tiếp: cơ quan thuế gánh chịu (CPhí thu/chống tránh, trốn thuế)  Chi phí hành chính gián tiếp; người nộp thuế gánh chịu.  Hệ thống thuế đơn giản (ít thuế suất, ít ngoại lệ, đơn giản về mặt thủ tục khai báo, nộp thuế )=> chi phí quản lý thấp
  15.  TínhTÍNH công bằng của CÔNG ht thuế được hiểu BẰNG theo 2 khía cạnh: + Công bằng theo chiều ngang: các cá nhân như nhau phải được đối xử về thuế như nhau + Công bằng theo chiều dọc: các cá nhân khác nhau phải được đối xử về thuế khác nhau  Vấn đề: áp dụng triết lý công bằng này như thế nào trong thực tiễn? Thế nào là các cá nhân như nhau, khác nhau? Sự phân biệt này dựa trên những đặc tính nào trong đối xử thuế? Chính phủ có thể đo lường, kiểm soát được thông tin về các đặc tính này không? Thế nào là đối xử thuế như nhau, khác nhau?
  16. TÍNH CÔNG BẰNG  Cơ sở đánh thuế: dựa vào khả năng nộp thuế => thu nhập hàng năm (chứ không phải vào phúc lợi kinh tế, mức tiêu dùng HHC, hay thu nhập dài hạn)  CB theo chiều ngang: thu nhập như nhau phải nộp thuế như nhau => không phân biệt đối xử thuế giữa các hình thức thu nhập, nguồn gốc thu nhập  CB theo chiều dọc: Thuế thu nhập lũy tiến  Những cơ sở khác: tài sản, tuổi tác, tình trạng gia đình.  Những tranh cãi về cơ sở đánh thuế
  17. TÍNH LINH HOẠT  HT thuế có tính linh hoạt cao nếu nó có khả năng phản ứng kịp thời trước những thay đổi của hoàn cảnh kinh tế  Lý tưởng: khả năng ổn định tự động của thuế thu nhập lũy tiến  Trên thực tế: việc điều chỉnh thuế suất thường khó khăn và chậm trễ
  18. TÍNH TRÁCH NHIỆM CHÍNH TRỊ  Một hệ thống thuế có tính trách nhiệm về mặt chính trị: + Người nộp thuế tương lai phải dự tính khoản thuế mà mình phải nộp nếu thực hiện các hành vi kinh tế nào đó. + Cơ cấu thuế chỉ thay đổi theo một trình tự pháp lý chặt chẽ, không bị các nhóm lợi ích đặc biệt lạm dụng. + Người nộp thuế có khả năng biết được chính phủ sử dụng tiền thuế ntn.