Bài giảng Kinh tế đầu tư - Chương 1: Kết quả đầu tư phát triển - Nguyễn Thị Minh Thu

pdf 34 trang Gia Huy 2180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế đầu tư - Chương 1: Kết quả đầu tư phát triển - Nguyễn Thị Minh Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_dau_tu_chuong_1_ket_qua_dau_tu_phat_trien.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế đầu tư - Chương 1: Kết quả đầu tư phát triển - Nguyễn Thị Minh Thu

  1. Chương 1 KẾT QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư
  2. NỘI DUNG Đầu tư 1.1 Khối lượng vốn phát triển đầu tư thực hiện TSCĐ huy 1.2 Tài sản cố định động huy động Năng lực 1.3 Năng lực sản sản xuất xuất phục vụ tăng thêm 2
  3. 1.1 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện 1.1.1 Thế nào là vốn đầu tư thực hiện? 1.1.2 Phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện 3
  4. 1.1.1 Thế nào là vốn đầu tư thực hiện? • Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư đã hoàn thành bao gồm các khoản chi phí: • Cho công tác xây dựng • Cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị • Cho công tác quản lý dự án • Cho tư vấn đầu tư xây dựng và chi khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt 4
  5. 1.1.2 Phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện (1) a) Đối với đầu tư quy mô LỚN, thời gian DÀI b) Đối với đầu tư quy mô NHỎ, thời gian NGẮN c) Đối với đầu tư do NGÂN SÁCH TÀI TRỢ 5
  6. a) Đối với đầu tư có quy mô LỚN, thời gian DÀI • Vốn đầu tư thực hiện là số vốn đã chi cho từng hoạt động hoặc từng giai đoạn của mỗi công cuộc đầu tư đã hoàn thành. • Đã hoàn thành: Quy định của thiết kế, tiến độ thi công đã được thoả thuận trong hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư và đơn vị xây lắp. 6
  7. b) Đối với đầu tư quy mô NHỎ, thời gian NGẮN • Vốn đã chi được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi toàn bộ các công việc của quá trình thực hiện đầu tư đã kết thúc. 7
  8. c) Đối với đầu tư do NGÂN SÁCH TÀI TRỢ • Tổng số vốn đã chi được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi các kết quả của quá trình đầu tư phải đạt các tiêu chuẩn. • Phương pháp tính vốn đầu tư thực hiện: (i) Cho xây dựng, (ii) Cho mua sắm lắp đặt trang thiết bị, (iii) Cho chi phí quản lý DA, tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác 8
  9. (i) Tính vốn đầu tư thực hiện cho xây dựng (1) • Vốn đầu tư thực hiện của công tác xây dựng (IVXDCT): IVXDCT= CTT+ C+ TL+ VAT • CTT: Chi phí trực tiếp gồm: chi phí vật liệu, nhân công, sử dụng máy thi công và chi phí trực tiếp khác. • C: Chi phí chung gồm: chi phí quản lý của DN, điều hành sx tại công trường, phục vụ nhân công, phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác. • TL: Thu nhập chịu thuế • VAT: Tổng thuế GTGT cho công tác xây dựng 9
  10. (i) Tính vốn đầu tư thực hiện cho xây dựng (2) • CTT: Chi phí trực tiếp gồm: chi phí vật liệu, nhân công, sử dụng máy thi công và chi phí trực tiếp khác. n C = Q P + C TT å xi xi TTK i=1 • QXi : Khối lượng công tác xây dựng hoàn thành thứ i. • PXi : Đơn giá dự toán (không đầy đủ) gồm chi phí vật liệu, nhân công, sử dụng máy thi công tính cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng i. • CTTK : Chi phí trực tiếp khác 10
  11. (i) Tính vốn đầu tư thực hiện cho xây dựng (3) • Khối lượng công tác xây dựng phải đạt các tiêu chuẩn sau: • Phải có trong thiết kế dự toán đã được phê chuẩn phù hợp với tiến độ thi công đã được duyệt. • Đã cấu tạo vào thực thể công trình. • Đã đảm bảo chất lượng theo quy định của thiết kế. • Đã hoàn thành đến giai đoạn quy ước được ghi trong tiến độ đã thực hiện đầu tư. 11
  12. (i) Tính vốn đầu tư thực hiện cho xây dựng (4) • Vốn đầu tư thực hiện của công tác xây dựng (IVXDCT) khi đơn giá được dự toán đầy đủ: n I = Q P +VAT VXDCT å xi xi i=1 • PXi - Đơn giá dự toán (đầy đủ) gồm: chi phí vật liệu, nhân công, sử dụng máy thi công, chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước tính cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng i. 12
  13. (ii) Tính vốn đầu tư thực hiện cho mua sắm và lắp đặt trang thiết bị (1) • Vốn đầu tư thực hiện đối với mua sắm trang thiết bị (I ): n VTB I Q P VAT C VTB  i i N i 1 • Qi – Trọng lượng (tấn), số lượng từng bộ phận, nhóm thiết bị thứ i. • Pi – Giá tính cho 1 tấn hay từng bộ phận, nhóm thiết bị thứ i của công trình (Giá mua, vận chuyển, lưu kho, bảo quản, thuế, phí) • CN – Chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ (nếu có) • VAT – Tổng thuế giá trị gia tăng 13
  14. (ii) Tính vốn đầu tư thực hiện cho mua sắm và lắp đặt trang thiết bị (2) • Vốn đầu tư thực hiện đối với lắp đặt trang thiết bị (I ): n VL I = Q P + C + TL +VAT VL å Li Li i=1 • QLi : Khối lượng công tác lắp đặt thiết bị máy móc đã hoàn thành theo từng chiếc máy i hoặc số tấn máy lắp xong của từng giai đoạn, từng bộ phận phải lắp của thiết bị • PLi : Đơn giá dự toán cho một đơn vị khối lượng công tác lắp đặt thiết bị máy móc đã hoàn thành. • C : Chi phí chung được tính bằng % chi phí nhân công trong dự toán • TL : Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng % chi phí trực tiếp và chi phí chung trong dự toán. 14
  15. (iii) Tính vốn đầu tư thực hiện cho chi phí quản lý DA, tư vấn đầu tư XD và chi phí khác (1) • Tính “thực THANH thực CHI” theo định mức tính bằng tỷ lệ % hoặc lập dự toán, gồm 2 nhóm: • Nhóm chi phí, lệ phí xác định theo định mức tính bằng tỷ lệ %, gồm: chi phí lập, thẩm định ,thiết kế, quản lý DA • Nhóm chi phí xác định theo lập dự toán (chi phí không xác định theo định mức %), gồm: chi phí khảo sát xây dựng, quảng cáo DA, đào tạo 15
  16. (iii) Tính vốn đầu tư thực hiện cho chi phí quản lý DA, tư vấn đầu tư XD và chi phí khác (2) • Vốn đầu tư thực hiện cho chi phí quản lý DA, tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác (I ): VK n m I A B VAT VK  i  i i 1 j 1 • Ai : Chi phí của khoản mục thứ i thuộc nhóm chi phí tính theo định mức tỷ lệ % • Bj : Chi phí của khoản mục thứ j thuộc nhóm chi phí tính theo lập dự toán • VAT : Tổng thuế GTGT của các chi phí là đối tượng chịu thuế GTGT. 16
  17. 1.2 Tài sản cố định huy động (1) • Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập, đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm lắp đặt, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào họat động được ngay. 17
  18. 1.2 Tài sản cố định huy động (2) HUY ĐỘNG BỘ PHẬN HUY ĐỘNG TOÀN BỘ • Là huy động từng • Là huy động cùng đối tượng, từng một lúc tất cả các đối hạng mục xây dựng tượng, hạng mục xây của công trình vào dựng không có khả hoạt động ở những năng phát huy tác thời điểm khác dụng độc lập, đã kết nhau do thiết kế quy thúc quá trình xây định. dựng, mua sắm lắp đặt và có thể sử dụng ngay. 18
  19. 1.2 Tài sản cố định huy động (3) Chỉ tiêu biểu hiện bằng Chỉ tiêu biểu hiện bằng hiện vật giá trị • Số lượng TSCĐ huy • Giá trị TSCĐ huy động động • Tính theo giá trị dự toán để: • • Biết giá trị thực tế của tài sản Công suất, năng lực • Lập KH vốn đầu tư phát huy tác dụng của • Biết khối lượng vốn thực hiện TSCĐ huy động • Thanh quyết toán • • Tính theo giá trị thực tế để: • Kiểm tra kỷ luật tài chính • Cân đối TSCĐ • Tính khấu hao • Hạch toán kinh tế 19
  20. 1.2 Tài sản cố định huy động (4) • Phương pháp xác định TSCĐ huy động trong kỳ (F _Fixed Asset): F I I C I Vb Vr Ve • IVb : Vốn đầu tư được thực hiện ở các kỳ trước chưa được huy động chuyển sang kỳ nghiên cứu (xây dựng dở dang đầu kỳ) (beginning) • Ivr – Vốn đầu tư được thực hiện trong kỳ nghiên cứu (real) • C – Chi phí trong kỳ không tính vào giá trị tài sản cố định (chi phí do nguyên nhân khách quan làm thiệt hại được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép duyệt bỏ) • Ive – Vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động chuyển sang kỳ sau (xây dựng dở dang cuối kỳ) (ending) 20
  21. 1.2 Tài sản cố định huy động (5) • Phương pháp xác định TSCĐ huy động đối với DA (F): F = Ivo – C • F : GT TSCĐ huy động của từng DA là giá trị những đối tượng, hạng mục công trình có khả năng phát huy tác dụng độc lập của từng dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào hoạt động • Ivo : Vốn đầu tư đã thực hiện của các đối tượng, hạng mục công trình đã được huy động. • C : Các chi phí không tính vào giá trị TSCĐ 21
  22. 1.2Tài sản cố định huy động (6) • Phương pháp xác định tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của DA: Vốn đầu tư thực hiện của Tỷ lệ vốn đầu dự án tư thực hiện = Tổng vốn đầu tư của dự của dự án án >>> Phản ánh mức độ thực hiện vốn đầu tư của từng dự án 22
  23. 1.2 Tài sản cố định huy động (7) • Phương pháp xác định tỷ lệ hoàn thành hạng mục, đối tượng xây dựng của DA: Tỷ lệ hoàn thành Vốn đầu tư đã được thực hiện của hạng mục, của hạng mục, đối tượng xây đối tượng xây = dựng dựng của DA Tổng vốn đầu tư của hạng mục, đối tượng xây dựng >>> Phản ánh mức độ hoàn thành của từng hạng mục, đối tượng xây dựng của dự án 23
  24. 1.2 Tài sản cố định huy động (8) • Phương pháp xác định hệ số huy động TSCĐ của DA: Giá trị TSCĐ đã được huy động Hệ số huy động của DA TSCĐ của dự án = (HF) Tổng số vốn đầu tư đã được thực hiện của DA >>> Phản ánh mức độ đạt được kết quả trực tiếp của hoạt động đầu tư trong số vốn đầu tư đã thực hiện của dự án 24
  25. 1.2 Tài sản cố định huy động (9) • Phương pháp xác định hệ số huy động TSCĐ của cơ sở, ngành hay địa phương: Giá trị TSCĐ được huy động trong kỳ (F) Hệ số huy = Vốn đầu tư thực hiện động TSCĐ Tổng vốn đầu tư trong các kỳ trước (H ) được thực hiện + F nhưng chưa được huy trong kỳ (IVr) động (IVb) >>> Phản ánh mức độ đạt được kết quả trực tiếp của hoạt động đầu tư trong số vốn đầu tư đã thực hiện của cơ sở, ngành, địa phương 25
  26. 1.2 Tài sản cố định huy động (10) • Phương pháp xác định vốn đầu tư thực hiện của một đơn vị TSCĐ huy động trong kỳ (IV): I V i = 0 V F • I : Vốn đầu tư thực hiện V0 • F : Giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ >>> iV luôn lớn hơn 1 và iV càng nhỏ thì đầu tư thuận lợi 26
  27. 1.2 Tài sản cố định huy động (11) • Phương pháp xác định mức huy động TSCĐ so với vốn thực hiện còn tồn đọng cuối kỳ (f): F f = I Ve • F : Giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ • I : Vốn đầu tư được thực hiện nhưng chưa Ve được huy động ở cuối kỳ. >>> f càng lớn chứng tỏ tình trạng tràn lan trong đầu tư giảm 27
  28. 1.2 Tài sản cố định huy động (12) • Phương pháp xác định mức vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động ở cuối kỳ so với toàn bộ vốn đầu tư thực hiện (ie): I i ve e Ivo • I : Vốn đầu tư được thực hiện nhưng chưa Ve được huy động ở cuối kỳ • I : Vốn đầu tư thực hiện V0 >>> ie càng nhỏ chứng tỏ thi công nhanh chóng, dứt điểm 28
  29. 1.2 Tài sản cố định huy động (13) • Mối quan hệ giữa vốn thực hiện đầu kỳ chưa được huy động (xây dựng dở dang đầu kỳ_IVb) với vốn đầu tư thực hiện trong kỳ_IVr, tài sản cố định huy động trong kỳ_F và vốn đầu tư thực hiện cuối kỳ chưa được huy động (xây dựng dở dang cuối kỳ_IVe) : I I F C I Vb Vr Ve • C: Chi phí không tính vào TSCĐ 29
  30. 1.2 Tài sản cố định huy động (14) • Mối quan hệ giữa các công trình có ở đầu kỳ (Bb), các công trình triển khai trong kỳ (Br), các công trình huy động trong kỳ (Bf), các công trình có ở cuối kỳ (Be): Bb Br Bf Be 30
  31. 1.3 Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm (1) • Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư. 31
  32. 1.3 Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm (2) • Năng lực sản xuất thể hiện ở: • Công suất • Năng lực phát huy tác dụng • Số lượng • Khả năng khai thác/phục vụ của TSCĐ huy động 32
  33. Đầu tư – TSCĐ huy động – Năng lực sản xuất Tăng TSCĐ Đầu tư huy động Tăng năng lực sản xuất 33
  34. Hết chương 34