Bài giảng Kinh tế học công cộng - Chương 2: Thị trường và các hoạt động kinh tế của Nhà nước

pdf 36 trang Gia Huy 19/05/2022 1620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế học công cộng - Chương 2: Thị trường và các hoạt động kinh tế của Nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_hoc_cong_cong_chuong_2_thi_truong_va_cac_h.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế học công cộng - Chương 2: Thị trường và các hoạt động kinh tế của Nhà nước

  1. Chương 2: THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC  2.1. Thị trường và hiệu quả  2.2. Các thất bại thị trường: cơ sở dẫn đến các hoạt động kinh tế của Nhà nước  2.3. Vai trò của Nhà nước trong việc sửa chữa các thất bại thị trường
  2. 1. THỊ TRƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ  Khái niệm hiệu quả Pareto  Các điều kiện để một nền kinh tế ở trạng thái hiệu quả + Hiệu quả trao đổi + Hiệu quả sản xuất + Hiệu quả hỗn hợp  Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và tính hiệu quả
  3. VILFREDO PARETO (1848-1923) * Tên đầy đủ: Vilfredo Federico Damaso Pareto. Người Ý * Là nhà công nghiệp, nhà kinh tế học, xã hội học, triết học. *Đóng góp trong kinh tế học: nghiên cứu về phân phối thu nhập và phân tích về sự lựa chọn cá nhân. Đưa ra khái niệm về Hiệu quả Pareto, Quy luật Pareto.
  4. KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ PARETO  Khái niệm hiệu quả Pareto: Trạng thái kinh tế được coi là có hiệu quả Pareto khi mà không thể làm cho ai đó được lợi hơn nếu không làm cho ít nhất một ai đó chịu thiệt hơn.  Cải thiện Pareto: Khi có thể phân bổ lại nguồn lực để có ít nhất một người được lợi hơn mà không làm cho bất kỳ người nào chịu thiệt thì được gọi là cải thiện Pareto  Bốn hạn chế của kn Pareto: (i) đk cạnh tranh hoàn hảo, (ii) không quan tâm tới bất bình đẳng, (iii) đk kinh tế Vĩ mô ổn định, (iv) đk nền kinh tế đóng.
  5. CÁC ĐIỀU KIỆN HIỆU QUẢ  Hiệu quả trao đổi: + Giả định: Xã hội có 2 cá nhân A và B; có hai hàng hóa lương thực và quần áo + Điều kiện: Phân bổ các hàng hóa giữa A và B chỉ hiệu quả khi (MRS- marginal rate of substitution) + Chứng minh: - Sử dụng hộp Edgeworth - Sử dụng phương pháp phản chứng + Vận dụng: Phụ lục Chương 1 tr. 61, Gt KTCC-KTQD
  6. CÁC ĐIỀU KIỆN HIỆU QUẢ  Hiệu quả sản xuất: + Giả định: Hai nhân tố đầu vào: vốn (K) và Lao động (L); Hai ngành sản xuất: Lương thực và Quần áo + Điều kiện phân bổ nguồn lực hiệu quả: (MRTS- Marginal Rate of Technical Substitution) + Chứng minh: Tr 62, Gt KTQD
  7. CÁC ĐIỀU KIỆN HIỆU QUẢ  Hiệu quả hỗn hợp sản xuất và tiêu dùng: + Giả định: nền kinh tế sản xuất và tiêu dùng 2 hàng hóa + Khái niệm: Tỷ lệ chuyển đổi biên (MRT) - Hiệu quả sx, phân phối hay tối ưu Pareto sẽ đạt được khi MRT giữa hai hàng hóa bất kỳ bằng MRS giữa hai hàng hóa này của mọi cá nhân
  8. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO VÀ HIỆU QUẢ  Định lý: Nếu các thị trường trong nền kinh tế đều là thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì trạng thái cân bằng của nó là trạng thái hiệu quả Pareto.  Chứng minh: + Về điều kiện 1 (HQTĐ): Giả thiết các thị trường X, Y đều là thị trường CT hoàn hảo. Điều cần c/m: MRSa = MRSb ( = MRSc = ) C/m: Trên các thị trường này, mọi người tiêu dùng đều đối diện với các mức giá Px (giá của X), Py (giá Y) giống nhau. Để Umax, lựa chọn tối ưu của a là MRSa = Px/Py (1) Lựa chọn của b là MRSb = Px/Py (2). Từ (1)&(2)=>đpcm.
  9. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO VÀ HIỆU QUẢ  Về đ/k 2: Giả thiết: Các thị trường K, L là CT hoàn hảo. KL: MRTSi = MRTSj  Chứng minh: các dn i và j đều phải đối diện với các giá thuê vốn (K) và lao động (L) tức r và w giống nhau.  Để π max => DN i phải chọn K,L sao cho: MRTSi = w/r (3) Tương tự, DN j phải chọn sao cho:MRTSj = w/r (4)  Từ (3) & 4 => đpcm.
  10. THỊ TRƯỜNG CTHH VÀ HIỆU QUẢ  Về đ/k 3: GT: các thị trường hàng hóa (X,Y) và yếu tố sản xuất đều là Cạnh tranh hoàn hảo. KL: MRSxy = MRTxy  Chứng minh: Ta có MRTxy = MCx/ MCy *Lựa chọn của NSX -tại thị trường X: MCx = Px (5) -Tại thị trường Y: MCy = Py (6) Từ (5) & (6) => MRTxy = Px/Py (7) * Lựa chọn của NTD: MRSxy = Px/Py (8) * Từ (7) & (8) => đpcm.
  11. 2.2. CÁC THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG  Định nghĩa: + theo nghĩa hẹp: thất bại trong việc đạt được phân bổ hiệu quả Pareto. + theo nghĩa rộng: thất bại trong việc đạt đến một sự phân bổ đáng mong muốn.  06 thất bại thị trường về phương diện hiệu quả: (i) độc quyền (cạnh tranh không hoàn hảo); (ii) ngoại ứng; (iii) hàng hóa công; (iv) thị trường không hoàn thiện; (v) thông tin không hoàn hảo; (vi) bất ổn vĩ mô.
  12. (i) ĐỘC QUYỀN  Độc quyền tự nhiên là tình trạng trong đó các yếu tố hàm chứa trong quá trình sản xuất đã cho phép hãng có thể liên tục giảm chi phí sản xuất khi quy mô sản xuất mở rộng, do đó đã dẫn đến cách tổ chức sản xuất hiệu quả nhất là chỉ thông qua một hãng duy nhất.  Lựa chọn sl để tối đa hóa π của nhà độc quyền: MC = MR  Trên thị trường độc quyền: MR Vi phạm điều kiện hiệu quả P. => Qm < Q*  Đo lường tổn thất hiệu quả.
  13. Độc quyền tự nhiên – trường hợp của dịch vụ công
  14. (ii) NGOẠI ỨNG  Định nghĩa: Khi hành động của một đối tượng (có thể là cá nhân hoặc hãng) có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác, nhưng những ảnh hưởng đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là các ngoại ứng.  Tác động “trực tiếp”: không bị dẫn dắt bởi giá cả. Ví dụ : hoạt động sản xuất gây ô nhiễm mà người bị ô nhiễm không được đền bù theo những thỏa thuận tự nguyện.  Ngoại ứng tiêu cực và ngoại ứng tích cực  Hệ quả của ngoại ứng: Lợi ích xã hội của việc td hàng hóa ≠ lợi ích tư nhân của người mua hàng hóa hoặc Chi phí XH của việc sx hh ≠ Chi phi tư nhân của NSX hh.
  15.  Thất bại thị trường khi có ngoại ứng: Những người tham gia thị trường chỉ cân nhắc theo lợi ích, chi phí tư nhân. Cân bằng thị trường không bảo đảm được hiệu quả XH ngay cả khi thị trường là CTHH. P = MCtn ≠ MCxh => vi phạm đk hiệu quả (Hiệu quả P. = Hiệu quả XH)  Ngoại ứng tiêu cực: Qt > Q*. => thực chất: kẻ gây hại không bị phạt.  Ngoại ứng tích cực: Qt người làm lợi cho người khác không được thưởng
  16. (iii) HÀNG HÓA CÔNG CỘNG  Đặc điểm: HHCC thuần túy có 2 t/c về phương diện tiêu dùng: 1. Phi cạnh tranh (Non-rival) Một cá nhân sử dụng không làm suy giảm khả năng sử dụng HH ấy đối với người khác; 2. Phi loại trừ (Non-excludable) Người sở hữu hàng hóa không ngăn được người khác sử dụng nó.  => Hệ quả: Phát sinh tình trạng ăn theo (free rider), chi phí giao dịch quá lớn, không thể thu hồi chi phí sx.  => Hệ quả: Tư nhân không thể, không muốn và không hiệu quả khi sản xuất HHCC
  17. (iv) THỊ TRƯỜNG KHÔNG HOÀN THIỆN  Thị trường không hoàn thiện (Incomplete market): các giao dịch không diễn ra được ngay cả khi mức giá mà NTD sẵn sàng trả cao hơn chi phí để sản xuất hàng hóa.  Hai lý do => TT không hoàn thiện: chi phí giao dịch lớn & tính không đồng bộ trong việc xh của các thị trường.  Chi phí giao dịch: chi phí phát sinh trực tiếp từ hình thái mua bán hàng hóa như cách đưa sản phẩm từ NSX đến NTD.  Chi phí Gdich cao: Chi phí SX + Chi phí GD> Ptd => ngăn cản giao dịch  Thiếu thị trường hỗ trợ, một loại thị trường có thể không xuất hiện.
  18. (v) THÔNG TIN KHÔNG HOÀN HẢO  Thông tin hoàn hảo: những NSX & NTD có thông tin thị trường đầy đủ (giá cả, chất lượng hàng hóa, điều kiện giao dịch )  Thông tin hoàn hảo: 1 điều kiện để TTCTHH tồn tại.  Thiếu thông tin: NSX,NTD không ra được qđ hiệu quả => Thị trường hoạt động không hiệu quả.  Trường hợp đặc biệt: Thông tin bất cân xứng – người mua hoặc bán có ít thông tin về hàng hóa, thị trường hươn đối tác.  TTBCX: sự lựa chọn nghịch & mối hiểm nguy đạo đức
  19. (vi) BẤT ỔN VĨ MÔ  Bất ổn kinh tế vĩ mô: Sự dao động thất thường của tổng sản lượng so với tổng sản lượng tiềm năng kéo theo sự lên xuống thất thường của tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp  Nền kinh tế thị trường vận động theo chu kỳ: Phồn thịnh – suy thoái – khủng hoảng – phục hồi – phồn thịnh – suy thoái  Thời kỳ suy thoái – khủng hoảng: sản lượng thấp hơn tiềm năng, thất nghiệp cao, hàng hóa ế ẩm, lphat thường thấp  Thời kỳ phồn thịnh: sl cao hơn sl tiềm năng, u thấp, nguy cơ i cao.
  20. BẤT ỔN VĨ MÔ
  21. MỘT SỐ KHIẾM KHUYẾT KHÁC CỦA THỊ TRƯỜNG  Bất bình đẳng xã hội và vấn đề phân phối thu nhập  Khái niệm, thước đo  Bất bình đẳng thu nhập và vấn đề bền vững xã hội  Hàng hóa khuyến dụng và phi khuyến dụng  Khái niệm  Tính kinh tế của việc NN can thiệp vào HH khuyến dụng và phi khuyến dụng
  22. 2.3. VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC  Khả năng sữa chữa thất bại thị trường của nhà nước + Sự cần thiết: sự tồn tại của các thất bại thị trường + Khả năng sữa chữa TBTT của NN: dựa trên cơ chế “quyền lực đặc biệt” của NN. + Mục tiêu, công cụ của hoạt động can thiệp vào nền kinh tế của NN. + Nội dung hoạt động can thiệp của NN  Thất bại của nhà nước: các lý do
  23. KHẢ NĂNG SỮA CHỮA TBTT CỦA NN  Thất bại thị trường: trong một số điều kiện (CTKHH, ngoại ứng, thông tin bất cân xứng ) cơ chế giao dịch tự nguyện theo kiểu thị trường không dẫn đến kết cục hiệu quả hay đáng mong muốn.  Sử dụng sức mạnh cưỡng chế hay quyền lực đặc biệt của NN có thể (có tiềm năng) bổ sung/khắc phục được sự hạn chế của sự phân bổ nguồn lực thông qua cơ chế thị trường.  Mục tiêu can thiệp của NN: để nền kinh tế hđ hiệu quả hơn, ổn định và tăng trưởng bền vững hơn, công bằng hơn, phù hợp hơn với chuẩn mực giá trị xã hội + Các mục tiêu có thể xung đột với nhau  Công cụ: Luật pháp –quy chế; thuế, chi tiêu CP; các chính sách kinh tế khác (c/s tiền tệ, c/s ngoại thương, c/s công nghiệp )
  24. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP KINH TẾ CỦA NN  Cung cấp các HHCC: hệ thống luật pháp, quốc phòng, đê điều, an ninh XH  Điều tiết kinh tế: điều tiết độc quyền (TTCTKHH); hiệu chỉnh ngoại ứng; khắc phục vấn đề TTin không hoàn hảo và tính không hoàn thiện của Thị trường  Ổn định hóa kinh tế vĩ mô và duy trì, thúc đẩy tăng trưởng dài hạn  Phân phối lại thu nhập và tài sản  Chính sách hàng khuyến dụng và phi khuyến dụng
  25. ĐIỀU TIẾT ĐỘC QUYỀN  Độc quyền tự nhiên: + thiết lập độc quyền nhà nước thay thế độc quyền tư nhân => trên thực tế không hiệu quả => không thể duy trì được hiệu quả nếu thiếu vắng cơ chế cạnh tranh. + Kiểm soát giá: - Kiểm soát giá trên cơ sở MC P = MC => Q = Q*. Vấn đề: Nhà độc quyền có khả năng bị thua lỗ => NN phải trợ cấp - Kiểm soát giá trên cơ sở AC: Q sau khi kiểm soát có khả năng cao hơn Qm ban đầu, song vẫn thấp hơn Q* => cải thiện hiệu quả chứ không đạt được hiệu quả P. NN không phải trợ cấp Vấn đề chung của KS giá: vấn đề thông tin
  26. ĐIỀU TIẾT ĐỘC QUYỀN  Thị trường độc quyền nhóm: chống sự cấu kết, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Công cụ: luật pháp (luật chống độc quyền, luật cạnh tranh lành mạnh)  Thị trường cạnh tranh có tính chất độc quyền: quyền lực thị trường của DN không đáng kể, tổn thất hiệu quả không lớn, trong khi sự đa dạng hóa sản phẩm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của NTD => NN không điều tiết.
  27. HIỆU CHỈNH NGOẠI ỨNG (tự nghiên cứu)  Ngoại ứng tiêu cực: tổn thất hiệu quả do Qt > Q* Can thiệp để đưa Qt => Q*. *Cách thức: + thuế Pigou. Thực chất: áp đặt một khoản chi phí lên những người gây ra ngoại ứng để thay đổi hành vi của họ. + Trợ cấp: Trợ cấp để người gây ngoại ứng cắt giảm sản lượng cũng có tiềm năng cải thiện hiệu quả. Vấn đề: phản ứng chính sách và khía cạnh công bằng + Nội bộ hóa: biến tác động tràn ra bên ngoài thành tác động bên trong tổ chức + Xác định rõ quyền sở hữu tài sản/ hay quyền của các cá nhân + Thiết lập thị trường: hệ thống mua bán giấy phép ô nhiễm  Ngoại ứng tích cực: trợ cấp
  28. KHẮC PHỤC VẤN ĐỀ THÔNG TIN KHÔNG HOÀN HẢO  Cung cấp thông tin bổ sung cho thị trường: cung cấp thông tin như cung cấp một HHCC (dự báo thời tiết, thông tin kinh tế vĩ mô, thông tin về thị trường thế giới); chứng nhận chất lượng hàng hóa  Ban hành quy chế về cung cấp thông tin: quy định về nhãn mác hàng hóa; về thông tin liên quan đến các hàng hóa đặc biệt như thuốc chữa bệnh, thực phẩm, quy định về cung cấp thông tin đối với các công ty muốn niêm yết trên TTCK  Giải pháp can thiệp khác
  29. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC  Vấn đề TT không hoàn thiện: NN có thể đứng ra dàn xếp, phối hợp hành động của các nhà đầu tư tư nhân. Khi chi phí giao dịch cao: NN có thể phải đứng ra cung cấp hàng hóa.  Ổn định hóa vĩ mô và tạo môi trường cho tăng trưởng dài hạn: chính sách ổn định hóa và chính sách kk tăng trưởng (xem Kinh tế học vĩ mô/ kinh tế học phát triển).  Phân phối lại: thuế thu nhập/tài sản lũy tiến; hệ thống an sinh xã hội  Hàng hóa khuyến dụng: trợ cấp  Hàng hóa phi khuyến dụng: cấm đoán (bằng luật pháp) hoặc hạn chế (bằng thuế).
  30. THẤT BẠI CỦA NHÀ NƯỚC (tự nghiên cứu)  Thất bại của nhà nước: thất bại trong việc đạt được các mục tiêu cải thiện hiệu quả hay mục tiêu mong muốn khác thông qua các hoạt động can thiệp của NN.  Các lý do có thể dẫn đến thất bại NN: + Tính đa mục tiêu và sự xung đột giữa chúng: lựa chọn mục tiêu ưu tiên sai; chi phí đánh đổi lớn. + Hạn chế thông tin + Hạn chế trong việc kiểm soát phản ứng của NSX và NTD. + Tính quan liêu của bộ máy nhà nước + Hạn chế do các quá trình chính trị áp đặt  Hiệu quả can thiệp phụ thuộc vào năng lực của nhà nước  => Can thiệp của NN cần phù hợp với năng lực
  31. CÂU HỎI  Quyền lực thị trường của các công ty độc quyền sẽ gây ra tổn thất hiệu quả. Phải chăng các công ty này không có vai trò tích cực gì đối với nền kt?  Khó khăn trong việc thiết kế hệ thống thuế Pigou?  Giải thích ngoại ứng có thể xuất hiện như thế nào khi khi những người đi xe máy, ô tô tham gia giao thông ở các đô thị?  Tại sao ở các đô thị, nhà nước thường không cho phép các cá nhân tự do xây nhà theo sở thích của mình?  Việc nhà nước quy định người đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm có hợp lý không? Cơ sở nào dẫn đến quy định này?  Nhà nước luôn luôn cải thiện được hiệu quả hoạt động thị trường thông qua các chính sách can thiệp của mình?
  32. Bài tập 1C2 Một quốc gia có 10 người, có mức thu nhập hàng năm (triệu VND) lần lượt là 3, 6, 2, 8, 4, 9, 1, 7, 10 và 5. a) Vẽ đường Lorenz và tính hệ số Gini; b) Nếu ngưỡng nghèo là 4 triệu VND/năm, Quốc gia này đánh thuế đồng loạt 1 triệu đồng/người/năm với những người trên ngưỡng nghèo để phân phối lại cho người nghèo thì chính sách đó có xóa được toàn bộ diện nghèo hay không? (Giả định việc phân phối lại không có thất thoát gì). c) Vẽ đường Lorenz và tính hệ số Gini sau khi phân phối lại; so sánh với tình trạng trước khi phân phối lại.
  33. Bài tập 2 C2  Giả sử có một nền kinh tế giản đơn gồm 2 người A và B, tiêu dùng 2 loại hàng hóa gạo và nước sạch. Do hạn hán, chính quyền quyết định phân phối chính xác cho mỗi người ½ số nước có thể cung cấp và không cho phép người này dùng nước để trao đổi lấy gạo của người kia.Lập hộp Edgeworth để thể hiện trường hợp này và giải thích tại sao nó thường không phải là trạng thái hiệu quả Pareto.  Sl giao dịch trên một thị trường độc quyền có là sl hiệu quả?  Hai người khác nhau phải mua cùng một loại hàng hóa với các mức giá khác nhau. Hiệu quả Pareto có đạt được không trong trường hợp này?