Tăng trưởng xanh và bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc

pdf 26 trang Gia Huy 19/05/2022 1820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tăng trưởng xanh và bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftang_truong_xanh_va_bai_hoc_kinh_nghiem_cua_han_quoc.pdf

Nội dung text: Tăng trưởng xanh và bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc

  1. TĂNG TRƯỞNG XANH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Dung Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Tăng trưởng xanh đang là xu hướng phát triển của thế giới, đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0. Mô hình phát triển này có thể mang đến nhiều cơ hội để giải quyết những thách thức phát triển chưa từng có trong thời đại chúng ta. Nó mang lại những giải pháp đổi mới để tích hợp tăng trưởng kinh tế, môi trường bền vững, và hòa nhập xã hội. Được tiếp sức bởi động lực tăng trưởng xanh toàn cầu, Hàn Quốc đã tích cực theo đuổi con đường này nhằm giải quyết các vấn đề phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, tăng trưởng kinh tế chậm, và biến đổi khí hậu. Là quốc gia duy nhất cho đến nay thực hiện tăng trưởng xanh với quy mô và tốc độ chưa từng có, nên kinh nghiệm về tăng trưởng xanh của Hàn Quốc đáng để được phân tích một cách chuyên sâu. Hơn nữa, con đường phát triển của Hàn Quốc liên quan nhiều đến các nước phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam, với sự thành công của nền kinh tế phát triển từ nghèo đến giàu, khiến cho điều này càng đáng được xem xét. Bài viết tập trung phân tích một số nội dung chính: 1) Quan niệm về “Tăng trưởng xanh”; 2)Sự xuất hiện của “Tăng trưởng xanh” trên phạm vi toàn cầu; 3)Sự cần thiết phải tăng trưởng xanh và Cách mạng Công nghiệp 4.0; 4) Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong tăng trưởng xanh; 5)Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam; 6)Bài học rút ra đối với Việt Nam và các nước đang phát triển từ quá trình tổ chức thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc. Từ khóa: Tăng trưởng xanh; Công nghiệp xanh; Lối sống xanh; Mua sắm xanh; Tiêu dùng xanh; Phát triển bền vững; Kinh doanh bền vững; Cách mạng Công nghiệp 4.0 Abstract Green growth is a global growing trend nowadays, especially in the context of the 4.0 revolution. This development model can offer many opportunities to address development challenges that are unprecedented in our time. It brings innovative solutions to integrate economic growth, environmental sustainability, and social inclusion. Powered by global green growth dynamics, South Korea is actively pursuing this path to address fossil-fuel dependence, slow economic growth, and climate change. As the only country ever to achieve green growth at unprecedented scale and speed, Korea's experience of green growth deserves to be analyzed in depth. Moreover, South Korea's development path is highly related to developed and developing countries, including Vietnam, with 118
  2. the success of the developed economy from poverty to richness, which makes this more worthwhile. is considered. The paper focuses on the following topics: 1) The concept of "Green Growth"; 2) The emergence of "Green Growth" on a global scale; 3) The Need for Green Growth and the Industrial Revolution 4.0; 4) Korea's experience in green growth; 5) National Green Growth Strategy for 2011-2020 and Vision to 2050 of Vietnam; 6) Lessons learned for Vietnam and developing countries from the implementation of Korea's green growth strategy. Key Words: Green growth; Green industry; Green lifestyle; Green procurement; Green consumption; Sustainable Development; Sustainable business; Industrial Revolution 4.0; 1. Quan niệm về “Tăng trưởng xanh” Tăng trưởng xanh là một chính sách đang được thế giới quan tâm với mục tiêu đầy tham vọng trong việc giải quyết các bế tắc lâu dài giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường bền vững. “Tăng trưởng xanh” đã phát triển từ một thuật ngữ thông dụng tới một mô hình phát triển kinh tế trên toàn cầu. “Tăng trưởng xanh” tiếp cận chương trình phát triển bền vững một cách tích cực hơn trong việc giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, sử dụng tài nguyên kém hiệu quả và suy thoái kinh tế toàn cầu. Bowen/Hepburn (2014) cho rằng: “Tăng trưởng xanh nghĩa là gia tăng hoạt động kinh tế trong dài hạn và cả trong ngắn hạn mà không làm suy giảm toàn bộ vốn tự nhiên”. Theo định nghĩa của OECD (2011): “Tăng trưởng xanh có nghĩa là thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển, đồng thời đảm bảo tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các nguồn tài nguyên và dịch vụ môi trường cho con người”. Để làm điều này, cần phải thúc đẩy đầu tư và đổi mới giúp củng cố sự tăng trưởng bền vững và tạo ra những cơ hội kinh tế mới. Chúng ta cần tăng trưởng xanh vì rủi ro đối với phát triển đang ngày càng tăng, khi tăng trưởng tiếp tục xói mòn vốn tự nhiên. Nếu không được kiểm tra, điều này có nghĩa là ngày càng khan hiếm nước, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm ngày càng tăng, đa dạng sinh học không thể phục hồi. “Tăng trưởng xanh” và “ phát triển bền vững” là hai phạm trù có mối quan hệ mật thiết với nhau và đều thống nhất về chỗđứng thực tế của nó trong chương trình nghị sự phát triển bền vững tổng thể. “Tăng trưởng xanh” được hiểu như một khái niệm của nền kinh tế carbon thấp, mộthệ chính sách, một phương tiện để hướng tới sự bền vững, một nhánh của phát triển bền vững, và hiểu rộng hơn là một mô hình phát triển mới thay đổi về bản chất và là phương án thay thế khả thi cho các mô hình phát triển cũ. “Tăng trưởng xanh” và “Phát triển bền vững” đều liên quan đến ba thành phần liên kết chặt chẽ với nhau (kinh tế, môi trường và xã hội), song OECD (2011) nhấn mạnh, tăng trưởng xanh là một nhánh của phát triển bền vững chứ không phải là phương án thay thế cho phát triển bền vững. Tăng 119
  3. trưởng xanh hoàn toàn phù hợp với khái niệm khung về phát triển bền vững nhưng có phạm vi hẹp hơn hoặc chú trọng hơn vào các mối quan hệ giữa môi trường và kinh tế (Cục thống kê Hà Lan, 2013) - qua đó cho biết nhiều thông tin chi tiết hơn về môi trường và tài nguyên - làm cho tăng trưởng xanh dễ thực thi hơn, và có thểđo lường đánh giá được sự phát triển của nó. Tương tự như vậy, tăng trưởng xanh đại diện cho “sự tập trung tăng cường” vào phát triển bền vững do cách tiếp cận liên ngành của nó đối với sự phát triển được tăng cường bởi công tác quy hoạch và chẩn đoán ở giai đoạn đầu (AfDB, 2013). Một số tổ chức quốc tế như Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển, Ngân hàng Phát triển Châu Á, và Liên Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa về tăng trưởng xanh và điểm chung ởđây không chỉ là nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường mà còn nhấn mạnh vào sự hòa nhập xã hội. Hầu hết các định nghĩa về tăng trưởng xanh đều xoay quanh các vấn đề về hiệu quả của tài nguyên, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, và hòa nhập xã hội. Vì vậy, cho dù chưa có một định nghĩa chuẩn về tăng trưởng xanh, nhưng vẫn có sựđồng thuận chung về mặt chính sách và học thuật liên quan đến những việc mà tăng trưởng xanh cầngiải quyết (Bowen, 2012), và sựđồng thuận này dự kiến sẽđược cải thiện thêm, căn cứ vào các thử nghiệm đang được tiến hành trên toàn thế giới để tích lũy đầy đủ bằng chứng nhằm chứng minh rằng tăng trưởng xanh thực sự có hiệu quả. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (2012) của Việt Nam cho rằng: Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Tăng trưởng xanh dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng xanh phải dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam 2. Sự xuất hiện của “Tăng trưởng xanh” trên phạm vi toàn cầu - Năm 2005: Lần đầu tiên Ủy ban Kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp Quốc khu vực Châu Á Thái Bình Dương (UNESCAP) đưa “tăng trưởng xanh” vào thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ năm về Môi trường và Phát triển ở Châu Á Thái Bình Dương, đưa ra một tuyên bố chính thức rằng áp dụng “tăng trưởng xanh” là một chiến lược hướng tới phát triển bền vững. - Năm 2008: Sáng kiến Kinh tế Xanh (GEI) của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã cùng với hơn 20 cơ quan của LHQ thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực xanh (xanh hơn). Vào 120
  4. tháng 2 năm 2011, UNEP đưa ra Báo cáo Kinh tế Xanh: Các con đường phát triển bền vững và Xoá đói giảm nghèo, khẳng định nền kinh tế xanh không chỉ liên quan đến các nền kinh tế phát triển hơn mà còn có thể là chất xúc tác cho sự tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển. - Tháng 6 năm 2009: Các Bộ trưởng từ 34 nước ký kết “Tuyên bố Tăng trưởng Xanh”, rằng họ sẽ: "Tăng cường nỗ lực theo đuổi các chiến lược Tăng trưởng Xanh như là một phần ứng phó của họđối với Cuộc khủng hoảng và hơn thế nữa, thừa nhận rằng Xanh Và Tăng trưởng có thểđi đôi với nhau. Họ ký uỷ nhiệm cho OECD phát triển một Chiến lược tăng trưởng xanh, tập hợp các khía cạnh Kinh tế, môi trường, xã hội. Chiến lược này là một phần đóng góp của OECD cho Hội nghị Rio 20+ vào tháng 6 năm 2012. - Năm 2010: GEI đã cung cấp các dịch vụ tư vấn cho một số chính phủ, với sự hiện diện tích cực tại 15 nước. - Tháng 2 năm 2011: UNEP đưa ra Báo cáo Kinh tế Xanh khẳng định nền kinh tế xanh không chỉ liên quan đến các nền kinh tế phát triển hơn mà còn có thể là chất xúc tác cho sự tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển. - Tháng 3 năm 2011: Ngân hàng Thế giới kêu gọi các chính phủ và các cơ quan phát triển tham gia vào một nền tảng tri thức mới toàn cầu về phát triển xanh được phát triển bởi Ngân hàng Thế giới, OECD và UNEP - Tháng 5 năm 2011: OECD đề xuất Chiến lược Tăng trưởng Xanh tới các Lãnh đạo Nhà nước và các Bộ trưởng từ hơn bốn mươi quốc gia, những người hoan nghênh nó như một công cụ hữu ích để mở rộng tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm bằng cách sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hiệu quả trong việc sử dụng năng lượng, đánh giá các dịch vụ hệ sinh thái. Các Bộ trưởng hoan nghênh Chiến lược Tăng trưởng Xanh và cung cấp hướng dẫn về công việc trong tương lai. Họ đồng ý rằng các công cụ và chỉ số tăng trưởng xanh có thể giúp mở rộng tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm thông qua việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, hiệu quả trong việc sử dụng năng lượng và định giá các dịch vụ hệ sinh thái. Các Bộ trưởng nhấn mạnh rằng sựđổi mới, được hỗ trợ bởi một hệ thống quyền sở hữu trí tuệ mạnh mẽ, là chìa khóa cho khả năng của các nước để đạt được tăng trưởng kinh tế, tạo ra công việc xanh và bảo vệ môi trường. - Tháng 6 năm 2011: IEA và OECD xây dựng một báo cáo chung về tăng trưởng xanh trong lĩnh vực năng lượng. - Tháng 9 năm 2011: Các cuộc họp của chuyên gia quốc tế FAO-OECD được tổ chức. - Tháng 6 năm 2012: Hội nghị Rio + 20 được tổ chức với sự tham gia tích cực của Ngân hàng Thế giới, OECD và UNEP cùng các tổ chức mới nổi khác, đặc biệt là Viện tăng trưởng xanh 121
  5. toàn cầu (GGGI). Hội nghịđánh dấu một mốc quan trọng cho việc thúc đẩy chuyển đổi kinh tế xanh toàn cầu. - Hiện nay có 45 nước ủng hộ Tuyên bố OECD năm 2009 về Tăng trưởng Xanh. Gruzia, Costa Rica, Colombia, Croatia, Kazakhstan, Latvia, Lithuania, Morocco, Peru, Tunisia, cũng như các thành viên OECD đã tham gia trong việc tuân thủ Tuyên bố. Các báo cáo mới nhất hiện có ở Braxin, Zambia, Cộng hòa Slovak, Slovenia, Hàn Quốc và Latvia. 3. Sự cần thiết phải tăng trưởng xanh và Cách mạng Công nghiệp 4.0. Bất chấp mối quan hệđốinghịch truyền thống giữa "xanh" và "tăng trưởng", ba yếu tố chính sau đây đã tạo được sựủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tếđối với tăng trưởng xanh: (1) Sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng tài chính toàn cầu với sự trì trệ kéo dài của nền kinh tếđã chứng minh rằng các chiến lược phát triển hiện tại không còn đáp ứng được với bối cảnh kinh tế xã hội hiện tại. World Bank (2012) nhấn mạnh rằng “mô hình tăng trưởng hiện nay của chúng ta không chỉ không bền vững mà còn rất kém hiệu quả”, từđó đề xuất các nước nên rút khỏi chiến lược kiểu “phát triển trước rồi giải quyết hậu quả sau”. Báo cáo đánh giá của Stern Review (2010) cảnh báo rằng “tăng trưởng carbon cao sẽ giết chết chính sự tăng trưởng đó” do giá carbon cao và môi trường vật chất không thuận lợi. Như vậy, thời gian thử thách đã đẩy nhiều chính phủđi tìm kiếm những nguồn cơ hội mới và tăng trưởng xanh được dự báo là một giải pháp đôi bên cùng có lợi với sựđảm bảo rằng phát triển kinh tế sẽ không làm ảnh hưởng đến sự bền vững của môi trường. (2) Thiếu sự phát triển bền vững để đáp ứng kỳ vọng của xã hội (Park, 2013). Những bất cập trong phát triển bền vững đó là sự nỗ lực để sắp xếp một cách hiệu quả ba trụ cột có tầm quan trọng ngang nhau là kinh tế, môi trường và xã hội, vẫn còn chưa rõ ràng. Tình hình kinh tế toàn cầu có thểđã được cải thiện đáng kể trong hai thập kỷ qua, nhưng nó phải trả một cái giá rất đắt về môi trường và làm tồi tệ thêm sự chia rẽ giữa người giàu có lợi ích và người nghèo không được hưởng lợi ích. Phát triển bền vững cần phải được tiếp tục thử nghiệm theo thời gian bởi cho đến nay vẫn chưa đưa ra được những kết quả như đã hứa hẹn. Là một lựa chọn chính sách, tăng trưởng xanh dự kiến sẽ tìm ra một cách giải quyết tốt hơn, bằng cách dung hòa các mục tiêu mâu thuẫn nhau và làm hài hòa các các yêu cầu tăng trưởng kinh tế và môi trường bền vững. Như vậy, tăng trưởng xanh được coi là hy vọng lớn nhất của cộng đồng quốc tếđối với sự bế tắc trong 25 năm về sự tích hợp của các trụ cột kinh tế và môi trường trong phát triển bền vững (Samans, 2013). Các giá trị của tăng trưởng xanh trở nên nổi bật hơn khi đặt cạnh "tăng trưởng nâu". Sự khác biệt rõ rệt là tăng trưởng nâu đưa ra chiến lược "tập trung tăng trưởng trước, làm sạch sau" – quá chú trọng vào GDP, trong khi tăng trưởng xanh kêu gọi các nước "tập trung tăng trưởng và làm sạch đồng thời" –hướng tới chất lượng nhiều hơn, vì nó cố gắng giải quyết sự mâu thuẫn sâu sắc giữa 122
  6. các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội. Chúng ta có thể nhận thấy rằng sự thành công về kinh tế của nhiều nước công nghiệp là xuất phát từ tăng trưởng nâu, nhưng các nền kinh tếđang phát triển hiện nay không thể chỉđơn giản là tiếp tục làm theo để bắt kịp với các nước giàu. Báo The Economist (2012) đã nhận định: "Các nước giàu đã trở nên thịnh vượng mà không lo lắng nhiều về môi trường. Các nước nghèo và thu nhập trung bình thì không có đượcthứ xa xỉđó." Bảng 1: So sánh giữa tăng trưởng nâu và tăng trưởng xanh Tăng trưởng nâu Tăng trưởng xanh Số lượng (chú trọng vào GDP/trọng tâm vào Chất lượng (toàn diện – kinh tế, môi trường, kinh tế) xã hội) Sử dụng nhiều tài nguyên (đầu vào nhiều = đầu Sử dụng tài nguyên hiệu quả (đầu vào ít = ra nhiều) đầu ra nhiều) Sử dụng nhiều yếu tố sản xuất (lao động, vốn, Công nghệđổi mới, (gia tăng giá trị) tài sản tự nhiên) Phụ thuộc vào năng lượng (nhiên liệu hóa Tự chủ năng lượng (năng lượng tái tạo) thạch) Dễ bịảnh hưởng bởi khí hậu (rủi ro cao, khả Thích ứng với biến đổi khí hậu (rủi ro cao, năng thích ứng thấp) khả năng thích ứng cao) Tăng trưởng không bền vững Phát triển bền vững (3) Sự xuất hiện của cách mạng công nghiệp 4.0 trên phạm vi toàn cầu. Cách mạng Công nghiệp 4.0 xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của Chính phủĐức năm 2013. Tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện "không có tiền lệ lịch sử". Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sảnxuất, quản lý và quản trị.Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Công cụ Internet - Internet of Things (IoT) và Kho dữ liệu (Big Data).Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.Cuối cùng là lĩnh vựcvật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions ) và công nghệ nano. Hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, Cách mạng Công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt. Mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình 123
  7. đẳng. Đặcbiệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tựđộng hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải. Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới đã đặt ra vấn đề này theo các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu tiên sẽ là thách thức với những lao động văn phòng, trí thức, lao động kỹ thuật. Giai đoạn tiếp theo sẽ là lao động giá rẻ, có thể sẽ chậm hơn. Với sự chuyển động của cuộc cách mạng này, trong khoảng 15 năm tới thế giới sẽ có diện mạo mới, đòi hỏi các doanh nghiệp thay đổi. Sau những bất ổn về kinh tế nảy sinh từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến những bất ổn về đời sống. Hệ lụy của nó sẽ là những bất ổn về chính trị. Nếu chính phủ các nước không hiểu rõ và chuẩn bịđầy đủ cho làn sóng công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra bất ổn trên toàn cầu là hoàn toàn có thể. Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên Internet cũng đặt con người vào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khoẻ. Thông tin cá nhân nếu không được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường. Tại các nước phát triển, xu hướng chung trong đổi mới công nghệđược nhận định là xu hướng đầu tư nghiên cứu và phát triển nhằm đưa những công nghệ tiên tiến hơn, hiệu quả hơn, sạch hơn, thân thiện với môi trường để hướng đến tăng trưởng xanh -giảm khí thải, tiết kiệm năng lượng. Điển hình như các doanh nghiệp của Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ Ở Việt Nam, cuộcCách mạng Công nghiệp 4.0 đang kích hoạt các làn sóng tạo nên những đột phá xa hơn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm thay đổi một cách toàn diện lối sống và cách chúng ta làm việc. Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang ở giai đoạn phát triển được tính theo cấp số nhân và ở Việt Nam, những biểu hiện của cuộc cách mạng này khá rõ ràng.Thực tiễn tại các nước cũng cho thấy, việc thúc đẩy tăng trưởng xanh hay quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh tạo ra tiềm năng to lớn để đạt được phát triển bền vững và giảm đói nghèo với tốc độ cao đối với tất cả các quốc gia. Riêng đối với các nước đang phát triển, tăng trưởng xanh còn tạo đà cho một bước nhảy vọt để phát triển kinh tế mà không theo con đường phát triển kinh tế “ô nhiễm trước, xử lý sau,” “kinh tế nâu.”. Đổi mới công nghệ hướng tới phát triển kinh tế xanh là hướng đi đúng và phù hợp với xu thế phát triển mới của doanh nghiệp hiện nay, không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn mang lại hiệu quả của nền kinh tế xét trong dài hạn để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, nếu doanh nghiệp sớm đổi mới công nghệ phù hợp với các tiêu chuẩn cao của thế giới, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào thị trường khu vực và toàn cầu. 4. Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong tăng trưởng xanh 4.1. Hàn Quốc – một trong những quốc gia đi đầu trong xây dựng và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh. Hàn Quốc nhận thức tăng trưởng xanh như một cơ hội để đạt được sự thịnh vượng bằng cách thay đổi phương thức phát triển trong quá khứ vì các cách thức thông thường này đã tỏ ra không có tính bền 124
  8. vững. Kinh nghiệm tăng trưởng xanh của Hàn Quốc có tính chất đặc thù bởi hành động nhanh và bền vững trong việc chuyển đổi quan hệ từđánh đổi sang phối hợp giữa “tăng trưởng” và “xanh”. Kinh nghiệm này xứng đáng nhận được sự quan tâm lớn của các nước đang phát triển và đã phát triểnvì: - Hàn Quốc là một trong những quốc gia duy nhất cho đến nay áp dụng tăng trưởng xanh như một chiến lược phát triển mới với quy mô, tốc độ và mức độ toàn diện chưa từng có. Tóm lại, đây là một động lực nghiêm túc để theo đuổi tăng trưởng xanh một cách có hệ thống và chính quy. - Kinh nghiệm tăng trưởng xanh của Hàn Quốc cung cấp các bài học quý giá cho những nước đang tìm cách đưa tăng trưởng xanh thành một chính sách quốc gia. Từng là một quốc gia đang phát triển và trở thành quốc gia phát triển trong một thời gian ngắn, các bài học phát triển của Hàn Quốc có thể phù hợp cho cả các nước đang phát triển và đã phát triển. - Sự chuyển giao sang một chính phủ mới của Hàn Quốc dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Park Geun- Hye năm 2013 là một cơ hội tốt để kiểm tra các thành quả của các sáng kiến tăng trưởng xanh và tính liên tục của nó trong bối cảnh chuyển giao quyền lực. Hình 1: Các mốc chính sách tăng trưởng xanh của Hàn Quốc Nguồn: Global Green Growth Institute (2015) 125
  9. Trong hành trình của Hàn Quốc hướng tới tăng trưởng xanh, có bốn cột mốc nổi bật cần được lưu ý. Mặc dù trong quá khứđã từng có những sáng kiến tương tự (ví dụ, thành lập Ban chỉđạo về Phát triển bền vững vào năm 2000 dưới sự lãnh đạo của Kim Dae-Jung), nhưng sự hội tụđộc đáo của các mốc sự kiện quan trọng được mô tả trên đây là đủ mạnh để cho các chính sách có ý nghĩa có thể được thực hiện trên thực tế (Thành lập một tổ chức điều hành tăng trưởng xanh; Lập các kế hoạch toàn diện quốc gia về tăng trưởng xanh;Tuyên bố các mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính; Ban hành Luật khung về Tăng trưởng xanh carbon thấp). 4.2. Chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc Cách tiếp cận toàn diện của Hàn Quốc đối với chính sách tăng trưởng xanh được phản ánh trong các kế hoạch trung và dài hạn, được xây dựng dựa trên tầm nhìn quốc gia về tăng trưởng xanh carbon thấp với ba chiến lược và mười định hướng chính sách, mỗi định hướng chính sách lại bao gồm nhiều chương trình và dự án về tăng trưởng xanh. Hình 2: Chiến lược và định hướng chính sách tăng trưởng xanh của Hàn Quốc Chiến lược và tầm nhìn quốc gia về tăng trưởng xanh Hướng tới mụ c tiêu trở thành nề n kinh tế xanh lớn thứ 7 thế giới vào năm 2020 và lớn thứ 5 vào năm 2050 3 chiến lược, 10 định hướng chính sách 1. Giảm phát thải các bon Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và 2. Giảm sự phụ thuộc năng lượng vào dầu mỏ và cải thiện hiệu quả tăng cường an ninh năng lượng năng lượng 3. Hỗ trợ thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu 4. Phát triển công nghệ xanh như động lực tăng trưởng tương lai. 5. Xanh hóa ngành công nghiệp. Tạo động cơ tăng trưởng mới 6. Phát triển các ngành công nghiệp hiện đại 7. Hình thành cơ sở hạ tầng cho tăng trưởng xanh 8. Thành phố xanh và giao thông xanh. Cải thiện chất lượng cuộc sống 9. Lối sống xanh và nâng cao vị thế quốc tế 10. Nâng tầm Hàn Quốc trở thành một quốc gia hàng đầu về tăng trưởng xanh Nguồn: Global Green Growth Institute 126
  10. Bảng 2. Chiến dịch Lối sống xanh của Hàn Quốc Chiến dịch lốisống xanh Mục tiêu Bí mật10C Giảm 10C khi đun nước sẽ giảm được 231kg/CO2/gia đình/năm Chỉ số B.M.V Xe buýt, xe điện ngầm và đi bộ Lựa chọn thông minh Giảm tiêu thụ tài nguyên thông qua các hoạt động tiêu dùng xanh Tắm nhanh Giảm thời gian tắm bằng vòi hoa sen 1 phút có thể giảm được 7kg khí CO2 Tôi yêu cốc Sử dụng cốc thay vì tiêu thụ cốc giấy, sử dụng túi tái chế, túi sinh thái Lái xe sinh thái Đối với mỗi khởi động nhanh hoặc tăng tốc nhanh sẽ mất 40 won Rút phích cắm 1 tháng miễn phí tiền điện khi bạn rút phích cắm trong vòng 1 năm Yêu màu xanh Cây thông hấp thụ 5kg Co2 mỗi năm Nguồn: Global Green Growth Institute Bảng 3. Nhiệm vụ và hành động cụ thể của chiến dịch Lối sống xanh Hàn Quốc Nhiệm vụ Hành động Tạo nền tảng cho việc thực 1.Thiết lập nền tảng cho việc xanh hóa hệ thống giáo dục hiện giáo dục xanh và bồi 2. Xây dựng các chương trình giáo dục và nâng cao năng lực xanh dưỡng nhân tài xanh 3. Xây dựng năng lực để thực hiện giáo dục xanh 4. Tăng cường hợp tác thể chế cho giáo dục xanh Mở rộng thực hành lối sống 1. Xây dựng và theo dõi các chỉ số lối sống xanh Xanh 2. Tăng cường thực hiện các chiến dịch về lối sống xanh 3. Đưa khu vực tư nhân tham gia vào thực hành đời sống xanh 4. Nâng cao nhận thức cộng đồng về lối sống xanh thông qua các hoạt động của chính phủ 5. Thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức có liên quan Khuyến khích tiêu dùng 1. Thúc đẩy mô hình tiêu dùng xanh trên tất cả các lĩnh vực của nền Xanh kinh tế 2. Tăng cường phổ biến thông tin về sản phẩm và dịch vụ xanh 3. Hợp tác toàn cầu để mở rộng tiêu dùng và sản xuất xanh Thành lập các cộng đồng 1. Xây dựng mô hình cộng đồng "xanh" và lộ trình hành động Xanh 2. Tạo ra các cộng đồng xanh 3. Thiết lập các chính sách và hệ thống liên quan Mở rộng các hoạt động du 1. Xây dựng mô hình du lịch sinh thái Hàn Quốc lịch sinh thái 2. Xây dựng cơ sở hạ tầng để mở rộng hoạt động du lịch sinh thái 3. Xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch sinh thái 4. Sửa đổi các chính sách và cơ cấu quản lý liên quan Nguồn: Global Green Growth Institute 127
  11. Bảng 4. Kế hoạch Thực hành lối sống xanh của Hàn Quốc năm 2009 Kế hoạch hành động Kế hoạch chi tiết 1. Các chiến dịch và chương -Phổ biến toàn quốc chương trình “Sự trình đã được điều chỉnh phù thông thái của lối sống xanh” hợp - Tổ chức định kỳ các sự kiện có sự tham gia của công chúng về lối sống xanh 2. Thúc đẩy cuộc sống xanh và -Phổ biến các hướng dẫn về “Tiêu chuẩn tiêu dùng xanh trong các hộ gia sống carbon thấp” Tạo đà cho việc thay đình - Các chiếndịch về tiết kiệm nước/sử dụng đổi thực hành lối sống năng lượng và giảm sử dụng rác thải 3. Nơi làm việc xanh -Chiến dịch “Cool Mapsy” - Các chương trình do khu vực tư nhân chủ trì về xanh hóa không gian văn phòng 4. Giao thông xanh - Các chiến dịch về “Thực hành lái xe xanh” - Các chương trình “Đi xe đạp” 5. Những ưu đãi cho thực hành -Hệ thống tính điểm Carbon toàn quốc tại các hộ gia đình và nơi làm - Các chương trình ưu đãi cho người lao việc động xanh trong kinh doanh 6. Ưu đãi cho các chuỗi cung -Chứng nhận sản phẩm xanh Tăng cường các hệ cấp và mua sắm - Công khai thông tin Carbon đối với hàng thống ưu đãi hóa, dịch vụ - Chứng nhận cửa hang xanh 7. Các chương trình giải thưởng -Giải thưởng Xanh ghi nhận và tôn vinh và ghi nhận của Chính phủ những nỗ lực của các doanh nghiệp và cá nhân 8. Bồi dưỡng các nhà lãnh đạo - Sáng kiến ngôi trường xanh lối sống xanh - Chương trình các nhà lãnh đạo xanh Xây dựng cơ sở pháp 9. Các chiến dịch và truyền - Các chiến dịch Internet về xanh hóa lối lý và thể chế thông trực tuyến sống 10. Khung pháp lý - Thành lập/hoặc tang cường khuôn khổ pháp lý có liên quan Nguồn: MOE, 2009 128
  12. Bảng 5. Các biện pháp đẩy mạnh văn hóa sống xanh trong cuộc sống hàng ngày tại Hàn Quốc (Tính đến năm 2011) Biện pháp chính Mục tiêu và lợi ích -Thẻ xanh là thẻ tích lũy “điểm xanh”. Điểm có thể tích lũy được bằng cách giảm sử dụng năng lượng (điện, nước, gas) và tiêu dùng các hàng hóa xanh được Chính phủ chứng nhận. Các điểm tích lũy sau đó có thểđược sử dụng như tiền mặt khi mua hàng hóa và dịch vụ. Người có thẻ xanh được hưởng các ưu đãi bổ sung khi sử dụng các cơ sở công cộng (công viên, giao thông công cộng) Đẩy mạnh việc sử - Mục tiêu: Phát hành 5.000.000 thẻ xanh vào 2015 dụng thẻ xanh - Kết quả mong đợi: + Giảm phát thải khí nhà kính (giảm 2.000.000 tấn CO2 tương đương mỗi năm) + Mở rộng giá trị thị trường sản phẩm xanh lên đến 40 nghìn tỷ Won đến năm 2015 + Tạo ra các chuỗi giá trị xanh (tiêu thụ - phân phối – sản xuất) - Các chương trình nghị sự: + Các quy định bắt buộc đối với nhà hàng để giảm rác thải thực phẩm + Cung cấp các ưu đãi cho các nhà hàng sử dụng đĩa nhỏ hơn để kiểm soát Thúc đẩy tiêu dùng rác thải thực phẩm thực phẩm thân thiện + Sửa đổi pháp lệnh đô thị hóa địa phương để giảm bớt sản sinh rác thải thực môi trường phẩm + Các chương trình và chiến dịch đào tạo “Rác thải thực phẩm bằng 0” - Mục tiêu: Giảm 20% sản sinh rác thải thực phẩm đến 2012 - Các chương trình nghị sự: + Xây dựng “lộ trình gia tang sử dụng đèn LED” +Các quy định bắt buộc đốivới các cơ sở công cộng để thay thếđèn hiện có bằng đèn LED Mở rộng việc sử dụng + Chính phủ hỗ trợ các ngành công nghiệp LED (nhà sản xuất) đèn LED - Mục tiêu: Tăng thị phần của bóng đèn LED + 60% của toàn bộ hệ thống chiếu sáng vào năm 2020 (2,5% tính đến 2010) + 100% của toàn bộ hệ thống chiếu sáng tại các cơ sở của Nhà nước vào năm 2020 (8% tính đến 2010) Tăng khối lượng nông - Các chương trình nghị sự: nghiệp đô thị + Các ưu đãi của Chính phủ dành cho thực hành nông nghiệp đôthị 129
  13. + Phát triển đất nông nghiệp đô thị thành các công viên +Chính phủ hỗ trợ cho việc tăng khối lượng thị trường cho các nhà cung cấp hạt giống/cây trồng - Mục tiêu: Xây dựng 3.000 ha không gian đô thị xanh đến năm 2020 + Lắp đặt 8.000 cơ sở trang trại đô thịđến năm 2020 + 5.000.000 người tham gia vào nông nghiệp đô thị (khoảng 10% dân sốđô thị) Nguồn: MOE, 2011 Bảng 6. Kế hoạch bổ sung về tiêu dùng xanh và lối sống xanh của Hàn Quốc năm 2012 Kế hoạch hành động Kế hoạch chi tiết Đẩy mạnh sử dụng thẻ Tăng số lượng hàng hóa có thểđem lại điểm xanh khi mua xanh - Tăng cường ưu đãi cho các nhà sản xuất và nhà cung cấp hàng hóa đã Tăng cường cơ sở cho được chứng nhận tiêu dùng xanh - Mở rộng các chiến dịch Chứng nhận và Dán nhãn hoạt động môi trường Đẩy mạnh chiến dịch -Giảm thời gian tắm bằng vòi hoa sen 1 phút có thể giảm được 7kg khí CO2 tuyên truyền về xanh - Sử dụng cốc thay vì tiêu thụ cốc giấy, sử dụng túi tái chế, túi sinh thái hóa tiêu thụ Nguồn MOE, 2011 Bảng 7: Đầu tư cho Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc (2009-2013) Đơn vị: nghìn tỷ won (dòng màu trắng) và tỷ US$ (dòng màu xám) Hạng mục Tổng 2009 2010 2011 2012 2013 57.5 8.5 15.5 16 9.8 7.7 Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và tăng cường an ninh năng lượng (51.9) (7.7) (14.0) (14.4) (8.8) (6.9) 29.0 4.8 5.2 5.8 6.4 6.8 Tạo ra các động lực phát triểnmới (26.2) (4.3) (4.7) (5.2) (5.8) (6.1) Cải thiện chất lượng cuộc sống và Nâng cao vị thế 27.2 5.2 4.8 5.2 5.7 6.3 quốc tế của Hàn Quốc (24.5) (4.7) (4.3) (4.7) (5.1) (5.7) * Ghi chú: Tỷ giá (1 US$ = 1,108.5 won) ngày 3/11/ 2011 Nguồn: GGGI, 2011 4. 3. Mua sắm xanh và Tiêu dùng xanh của Hàn Quốc Mua sắm xanh và tiêu dùng xanh là những biện pháp có tính thiết thực và chuyển đổi công chúng theo đuổi cuộc sống xanh như một phần của thói quen hàng ngày của họ. Cùng với việc nâng 130
  14. cao nhận thức công chúng về trách nhiệm xã hội của người tiêu dùng, các sản phẩm xanh đang ngày càng thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp và khách hàng cá nhân tại Hàn Quốc. Đặc biệt, những sản phẩm đem lại những lợi ích được tính thành tiền (ví dụ, các thiết bịđiện sử dụng năng lượng hiệu quả) hoặc hỗ trợđời sống người dân (ví dụ, các loại thực phẩm hữu cơ) đang ngày càng được phổ biến trên thị trường. Điều đáng chú ý là mức độ gia tăng của nhận thức và sự tham gia vào tiêu dùng xanh tự nhiên sẽ dẫn đến sự gia tăng trong sản xuất xanh, vì các nhà sản xuất sẽ chuyển hướng quan tâm của họđểđáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Mua sản phẩm xanh không chỉ mang lại lợi ích xã hội và môi trường mà còn có thể dẫn đến lợi ích kinh tế. Theo đánh giá do Viện Công nghệ và Công nghiệp môi trường Hàn Quốc (KEITI) tiến hành, tổng lượng mua sắm xanh thực hiện trong chương trình (2005-2012) của Hàn Quốc đã giúp giảm phát thải được khoảng 4,9 triệu tấn CO2 , tương đương với 7,4 tỷ won lợi ích tính thành tiền. Mục tiêu cuối cùng của chính phủ là tạo ra một chu kỳ liên kết sản xuất xanh, mua sắm xanh, và tiêu dùng xanh như một hệ thống tích hợp. 4.3.1. Mua sắm công xanh bắt buộc Chương trình mua sắm công xanh bắt buộccủa Hàn Quốc yêu cầu các tổ chức công mua sắm hàng hoá (hay, còn gọi là "sản phẩm xanh") có ít tác động đến môi trường trong toàn bộ chu kỳ sản xuất, phân phối, tiêu thụ, và loại bỏ. Chương trình này dự kiến tận dụng sức mua của các tổ chức công của Hàn Quốc với quy mô rất lớn (tổng giá trị mua sắm chính phủ là 106 nghìn tỷ won hoặc xấp xỉ 96 tỷ US$ năm 2012). Không như các chương trình được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, chương trình này có tính chất bắt buộc thực thi đối với tất cả các tổ chức công hoạt động bằng ngân sách của chính phủ. Chương trình này định nghĩa sản phẩm xanh là những sản phẩm phục vụ cùng một mục đích như những sản phẩm truyền thống, nhưng có thểđóng góp tốt hơn vào giảm thiểu sử dụng tài nguyên và giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Để đạt điều kiện sản phẩm xanh, các sản phẩm này phải đáp ứng cả hai tiêu chuẩn môi trường và chất lượng; tiêu chuẩn môi trường đảm bảo hiệu quả môi trường tối thiểu của hàng hóa (ví dụ, mức độ an toàn tiếp xúc, năng lượng hiệu quả và tiêu thụ nước, khả năng tái chế) trong toàn bộ vòng đời của một sản phẩm, trong khi tiêu chuẩn chất lượng tương đương với các yêu cầu được Hội đồng Tiêu chuẩn công nghiệp Hàn Quốc (KISC) quy định. Những sản phẩm đạt được Nhãn sinh thái của Hàn Quốc hoặc Dấu hàng hóa tái chế chất lượng cao (GR) (ngoài việc nhận được Chứng nhận KS) có thểđược coi là các sản phẩm đại diện đủ điều kiện để mua sắm theo chương trình. 131
  15. 4.3.2. Chương trình chứng nhận cửa hàng xanh. Bảng 8. Tiêu chuẩn chứng nhận cửa hàng xanh Tiểu hạng mục Phân phối Điểm Hạng mục (tiêu chí ví dụ) Siêu thị Các chợ lớn Thiết kế kiến trúc và xây dựng (Chứng nhận năng lượng tòa nhà) Thiết bị phần cứng Các cơ sở thân thiện sinh thái (Sử dụng các phương tiện và thiết bị tiết 45 45 kiệm năng lượng và tiết kiệm nước) Chuyển hàng (sử dụng phương tiện tiết kiệm năng lượng hoặc phát thải thấp) Hoạt động logistics và vận hành 13 25 phương Bốc xếp, lưu trữ và trưng bày (mức độ thực hành giảm chất thải) tiện Bán sản Quản lý sản phẩm và bán hàng (Số lượng sản phẩm xanh bán ra) phẩm và kiểm soát 52 65 đóng gói Kiểm soát bao bì sản phẩm (sử dụng bao bì dễ dàng bỏđi) Vận hành Vận hành cửa hàng (mức độ thực hành tiết kiệm tài nguyên) cửa hàng, đào tạo và Vận hành văn phòng (Số lượng các buổi đào tạo nội bộ về mua sắm xanh) 65 65 khuyến mãi Tổng cộng 200 175 Nguồn: MoE, 2012a "Cửa hàng Xanh" là một cửa hàng đáp ứng được tiêu chuẩn chứng nhận thân thiện sinh thái, không chỉ từ góc độ phần cứng (ví dụ như, hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng) mà còn cảở những khía cạnh phần mềm liên quan như quản lý cửa hàng, phân phối sản phẩm, và đào tạo nhân viên. Chương trình Chứng nhận cửa hàng xanh cấp chứng nhận cho các cửa hàng bán lẻ lớn bao gồm các cửa hàng bách hóa và siêu thị cam kết môi trường bằng cách thúc đẩy việc phân phối các sản phẩm thân thiện sinh thái và lắp đặt, vận hành các cơ sở thân thiện sinh thái. Mục tiêu cơ bản của chính phủ là để đảm bảo rằng các nhà bán lẻ lớn có thể gây được ảnh hưởng đáng kểđến thói quen tiêu dùng của công chúng bằng cách giúp cải thiện việc xanh hóa quá trình phân phối sản phẩm, và góp phần đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia. Các nhà bán lẻ lớn được chỉ định bởi Chính phủ theo Luật Phát triển ngành phân phối và bởi các chợ bán sản phẩm nông nghiệp, hải sản và sản phẩm chăn nuôi (với diện tích sàn lớn hơn 3.000 m2) có đủ điều kiện để nhận được Chứng chỉ cửa hàng Xanh bắt đầu từ tháng 10 năm 2011. Tính đến năm 2013, các nhà bán lẻ nhỏ như các chợ và cửa hàng khu dân cư được điều hành trực tiếp bởi các nhà sản xuất các sản phẩm xanh cũng được đủ điều kiện để tham gia. Các chứng chỉđược cung cấp dựa trên đơn xin đăng ký tự nguyện của các tổ chức quan tâm, các đơn này được đánh giá bởi một ủy ban gồm các nhân viên từ 132
  16. KEITI (cơ quan thực hiện) và các chuyên gia bên ngoài. Ủy ban này tiến hành kiểm tra thực địa để xác minh xem các cửa hàng nộp đơn có đáp ứng được hơn 80% những tiêu chuẩn đã được quy định. Một bộ tiêu chuẩn đơn giản và ít khắt khe hơn được áp dụng cho các nhà bán lẻ quy mô nhỏ. 4.3.3.Thỏa thuận tự nguyện Mua sắm Xanh Thỏa thuận tự nguyện Mua sắm Xanh là một thỏa thuận xã hội tự nguyện được ký kết giữa Bộ Môi trường và các doanh nghiệp kinh doanh để hỗ trợ sản xuất và mua bán các sản phẩm thân thiện sinh thái. Chương trình này được giới thiệu để đáp ứng sự quan tâm ngày càng tăng về Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp (CSR) và sự thắt chặt các quy định về môi trường đối với các sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là đối với châu Âu. Về cơ bản, thỏa thuận này xem các doanh nghiệp như người tiêu dùng có khả năng chi tiêu cao, có khả năng định hình các giá trị và thực tiễn của chu trình sản xuất -phân phối- tiêu dùng xanh trong nền kinh tế. Các hành động cụ thểđược thực hiện bởi các doanh nghiệp đã ký Thỏa thuận tự nguyện Mua sắm Xanh: (1) Sửa đổi quy định mua sắm nội bộ; (2) Lập và thực hiện kế hoạch nhiều năm của công ty về mua sắm xanh; (3) Tiến hành đào tạo cho nhân viên để nâng cao nhận thức về mua sắm xanh Ngoài ra, các doanh nghiệp được khuyến khích lập ra một đội chịu trách nhiệm về mua sắm xanh và thực hành thiết lập các mục tiêu mua sắm xanh theo quyền hạn của mình. Hệ thống mua sắm tích hợp của công ty được hỗ trợ bởi một hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin sản phẩm trong đó có đánh dấu những hạng mục ưu tiên này, và tổng số tiền mua sắm xanh được dùng làm cơ sởđểđánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm của tất cả các công ty trực thuộc. Thời hạn của VA là ba năm. Việc có được sự hỗ trợ của cán bộ cấp quản lý và xác định được đủ số lượng sản phẩm (và các nhà cung cấp) đủ điều kiện cho tiêu dùng xanh là những yếu tố quan trọng của thành công. KEITI thường xuyên cung cấp các tập tài liệu thông tin về các sản phẩm xanh sẵn có trên thị trường; các sản phẩm này bao gồm các mặt hàng trong nước và nhập khẩu với nhiều chứng nhận hiệu quả năng lượng và môi trường khác nhau. 4.3.4. Dán nhãn Carbon Dán nhãn Carbon là một hệ thống cho biết lượng khí nhà kính được phát thải trong suốt vòng đời của sản phẩm (trước khi sản xuất, trong khi sản xuất, phân phối, tiêu thụ, và tiêu hủy). Hệ thống này của Hàn Quốc được xây dựng dựa trên một hệ thống được sử dụng đầu tiên bởi Tổ chức Tín chỉ Carbon (Carbon Trust) của Anh vào năm 2007. Các chương trình dán nhãn khác nhau đã phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Công cụ chính sách này công khai thông tin carbon và thấm nhuần ý thức môi trường vào hành vi của người tiêu dùng và qua đó thúc đẩy sự thay đổi trong chuỗi cung ứng. 133
  17. Hàn Quốc là một trong những nước tiên phong trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương giới thiệu chương trình này vào năm 2009 khi chính phủ nhận thấy sự cần thiết để các sản phẩm của nước này bắt kịp với các tiêu chuẩn quốc tếđang thay đổi và các yêu cầu của khách hàng. 4.3.5. Hệ thống Điểm Carbon Hệ thống Điểm Carbon là một chương trình giảm khí nhà kính tự nguyện trên toàn quốc khuyến khích giảm tiêu thụđiện, nước, và khí đốt ở các hộ gia đình và doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các điểm carbon. Để đổi lấy phần năng lượng tiết kiệm được, người tham gia nhận được điểm carbon có thểđược chuyển đổi thành các hình thức thưởng khác nhau. Chương trình này cũng được biết đến như là "Hệ thống Túi tiền Carbon" vì các điểm có thể sẵn sàng được sử dụng như tiền mặt. Hệ thống này thông báo cho người tham gia về mức độ đóng góp của họ vào việc giảm phát thải nhà kính, giúp nâng cao sựủng hộ của cộng đồng đối với chính sách khí hậu. Lượng phát thải hàng tháng giảm được trong tương quan với con số cơ sở này được theo dõi và tích lũy thành điểm carbon; Phần thưởng được cung cấp mỗi năm hai lần vào "thẻ tiền sinh thái " của người tham gia hoặc dưới các hình thức khác cho những người không có thẻđó (ví dụ, tiền mặt, phiếu quà tặng, thẻ giao thông công cộng, và hàng hóa như túi đựng chất thải ). Tuy nhiên, chỉ những người đạt được mức giảm khí nhà kính trên 5% trong mỗi thời kỳ nửa năm thì mới được nhận phần thưởng. Ngân sách công cần thiết cho phần thưởng khuyến khích này được chia đều giữa chính quyền trung ương và địa phương, là cơ sởđể chính quyền địa phương có thể vận hành kế hoạch thưởng linh hoạt. 134
  18. 5. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam Hình 3: Chiến lược và định hướng chính sách tăng trưởng xanh của Việt Nam Mục tiêu chung về tăng trưởng xanh của Việt Nam Tiến tới nền kinh tế Các-bon thấp, làm giầu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủđạo trong phát triển kinh tế bền vững; Giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ nhà kính dần trở thành mục tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế -xãhội 03 nhiệm vụ chiến lược Giảm cường độ 1. Giai đoạn 2011-2020: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính 8-10% so với mức 2010 phát thải nhà kính 2. Định hướng đến 2030: Giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm ít nhất 1,5-2%, giảm và thúc đẩy sử lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 20%-30% so với phương dụng năng lượng án phát triển bình thường. sạch, năng lượng tái tạo 3. Định hướng đến 2050: Giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm 1,5-2% Những chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 gồm: 1. Giá trị sản phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh trong GDP là 42-45% Xanh hóa sản xuất 2. Tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường là 80% 3. Áp dụng công nghệ sạch hơn 50% 4. Đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường và làm giầu vốn tự nhiên phấn đấu đạt 3-4% GDP Những chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 gồm: 1. Tỷ lệđô thị hóa loại III có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt quy chuẩn quy định: 60%, với đô thị loại IV, loại V và các làng nghề: 40% Xanh hóa lối sống 2. Cải thiện môi trường khu vực bị ô nhiễm nặng 100% và thúc đẩy tiêu dùng bền vững 3. Tỷ lệ chất thải được thu gom, xử lý hợp tiêu chuẩn theo QĐ 2149/QĐ-TTg, diện tích cây xanh đạt tương ứng tiêu chuẩn đô thị, tỷ trọng dịch vụ vận tải công cộng ở đô thị lớn và vừa 35-45% 4. Tỷ lệđô thị lớn và vừa đạt tiêu chí đô thị xanh phấn đấu đạt 50% Nguồn: Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam 135
  19. Bảng 9. Tiềm năng giảm phát thải khí CO2 của các ngành/các phương án theo chi phí 2020 của Việt Nam Chi phí giảm phát thải khí CO2(USD/tấn CO2) <=0 <=5 <=10 <=20 Ngành Số lượng Lượng Số lượng Lượng Số lượng Lượng Số lượng Lượng phương phát thải phương phát thải phương phát thải phương phát thải án giảm án giảm án giảm án giảm (MtCO2) (MtCO2) (MtCO2) (MtCO2) Xây 3 0,17 3 0,17 3 0,1 3 0,17 dựng Vật liệu 1 0,49 1 0,49 1 0,49 1 0,49 xây dựng Xi măng 3 2,61 3 2,61 3 2,61 3 2,61 Dệt may 2 0,08 2 0,08 2 0,08 2 0,08 Hộ gia 8 14,80 9 16,22 9 16,22 9 16,22 đình Giấy và 2 0,19 2 0,19 2 0,19 2 0,19 bột giấy Sản xuất 0 0 1 15,49 3 17,96 9 61,23 điện Sắt, thép 2 0,09 3 0,22 3 0,22 3 0,22 Giao 1 3,45 1 3,45 1 3,45 1 3,45 thông đường bộ Tổng 22 21,88 25 38,92 27 41,38 33 84,65 Nguồn: Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường – Bộ KH & ĐT Việt Nam “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050” của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 25 tháng 9 năm 2012 là chiến lược thúc đẩy quá trình tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thông qua tang cường đầu tư vào đổi mới công nghệ, vốn tự nhiên, công cụ kinh tế. Từđó góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nghèo và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Chiến lược đã được xây dựng với 03 mục tiêu cụ thể, 03 nhiệm vụ chiến lược và 17 giải pháp thực hiện. Việc tổ chức thực hiện chiến lược được phân chia thành 03 giai đoạn: Giai đoạn 2011-2020; Giai đoạn 2021-2030; Giai đoạn 2031-2050. Ban điều phối triển khai Chiến lược tăng trưởng xanh trực thuộc Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu. Ban do Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Phó trưởng ban thường trực và 04 Phó 136
  20. trưởng ban gồm lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường. Các ủy viên Ban gồm đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành và địa phương, đại diện một số hiệp hội. Bộ máy giúp việc cho Ban được đặt tại Bộ Kế hoạch và đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức bộ máy để giúp Ban điều phối chỉđạo, điều hành thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh. Là một nước đi sau trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng 4.0, Việt Nam cần chú trọng học tập kinh nghiệm của những quốc gia đi trước đã đạt được những kết quả nhất định trong tăng trưởng xanh. 6. Bài học rút ra đối với Việt Nam và các nước đang phát triểntừ quá trình tổ chức thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc 6.1. Bài học về việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính Các nước đang phát triển , trong đó có Việt Nam cần áp dụng phương pháp tiếp cận từng bước trong đó các nỗ lực của chính phủ tập trung nhiều hơn vào việc tăng cường năng lực giảm nhẹ phát thải của các đơn vị chứ không tập trung vào việc cắt giảm nhiều lượng phát thải trong ngắn hạn. Các nước đang phát triển không nên áp dụng ngay lập tức những biện pháp mang tính chính sách nghiêm ngặt và phải liên tục tìm tòi để thiết kế và tăng cường các chương trình giảm nhẹ có thể được chấp nhận phù hợp với năng lực và các nguồn lực hiện có của quốc gia. Giải pháp cơ bản nhất để đạt được mục tiêu giảm phát thải là giảm cung và cầu đối với nhiên liệu hóa thạch thông qua phổ biến công nghệ. Có những hoạt động đơn giản và chi phí thấp có thể thực hiện để giảm ngay được lượng phát thải, nhưng những biện pháp giảm nhẹ lâu dài và quy mô lớn thì chỉ có thểđạt được thông qua đổi mới công nghệ. Công nghệ xanh cho phép các doanh nghiệp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, nhưng điều quan trọng không kém là các công nghệđó còn góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh của các hoạt động kinh tế hiện tại thông qua giảm chi phí, tối ưu hóa quy trình sản xuất, và cải thiện chất lượng sản phẩm. Các nước đang phát triển phải tìm cách khai thác những cơ hội như vậy để giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển và giảm nhẹ. Với khoảng cách về công nghệ giữa các nước đã phát triển và các nước đang phát triển, thì phát triển công nghệ là một lĩnh vực cần đến tài trợ quốc tế. Những lợi ích về carbon mà tài nguyên rừng đem lại đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tham gia vào bảo tồn, quản lý bền vững tài nguyên rừng và tăng cường dự trữ carbon rừng của các nước đang phát triển. 137
  21. 6.2. Bài học về sự can thiệp của Chính phủ Chính phủ cần phải hiểu một cách chính xác và theo dõi giá trị thị trường của các công cụ chính sách của mình, vì hỗ trợ “quá nhiều” sẽ làm ảnh hưởng xấu đến toàn bộ thị trường năng lượng và can thiệp “quá ít” thì sẽ không hiệu quả. Ngoài việc hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách duy trì các hoạt động của họ, những nỗ lực này cũng có thể giúp thuyết phục các bên liên quan cung cấp những hỗ trợ cần thiết. Chính phủ phải xác định đúng “người được” và “người mất” trong các chính sách của mình, phải chứng tỏ rằng lợi ích cao hơn chi phí, và tránh tạo ra những hành vi trục lợi kinh tế. Đổi mới công nghệ là chìa khóa để hiện thực hóa các tham vọng về năng lượng. Cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực. Những nỗ lực hợp tác của các cơ quan nghiên cứu và các đơn vị tư nhân (bao gồm cả các công ty công ích) để thương mại hóa các công nghệ tiếtkiệm năng lượng và sản xuấtcần nhận được sự hỗ trợ hàng đầu của chính phủ. Hành động đó sẽ được ghi nhận khi các công nghệđã trở thành một phần không thể thiếu của tất cả các mô hình kinh doanh năng lượng, từ việc sản xuất các nguồn năng lượng sơ cấp đếnviệc sử dụng cuối cùng ở các cơ sở công nghiệp. 6.3. Bài học vềđổi mới công nghệ Cần phải nhìn nhận đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng đối với các kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia ngay từ những giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế. Để hưởng ứng chương trình nghị sự tăng trưởng xanh của quốc gia , các quốc gia đang phát triển như Việt Nam nên thành lập Hội đồng chuyên trách về “Tăng trưởng xanh”, chịu trách nhiệmxây dựng các kế hoạch đầu tư hàng năm cho Nghiên cứu & Phát triển, phối hợp với các Bộ liên quan để giảm sự trùng lặp của các nỗ lực trong lĩnh vực đổi mới công nghệ.Những nước đang phát triểncầnphải hiểu rằng sự cạnh tranh có thể trở thành động lực quan trọng cho đổi mới công nghệ trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Mặc dù mối quan hệ giữa cạnh tranh và đổi mới rất phức tạp, nhưng thực tế cho thấy đổi mới công nghệ là đặc điểm phân biệt của nhiều đối thủ cạnh tranh hàng đầu thế giới. Những ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều vào thị trường khép kín có nhiều khả năng tăng sự miễn nhiễm đối với áp lực đổi mới công nghệ. Các yếu tố chính để đổi mới công nghệ là con người, kiến thức, và tài chính. Nuôi dưỡng tài năng và bồi dưỡng nguồn nhân lực cần thiết cho các hoạt động Nghiên cứu & Phát triển luôn luôn là trung tâm của chiến lược đổi mới. Cần hình thành "các trường đại học định hướng nghiên cứu", thoát khỏi mô hình các trường đại học chỉđơn thuần theo định hướng dạy học. Nên có sựđầu tư ưu tiên cho hoạt động Nghiên cứu & Phát triển trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu của các trường đại học, và đánh giá của chính phủ về giáo dục đại học cần chú trọng vào số lượng kết quả nghiên cứu (ví dụ, các 138
  22. tạp chí học thuật, bằng sáng chế, giấy chứng nhận công nghệ) và số lượng trích dẫn của các tài liệu nghiên cứu. Năng lực nghiên cứu được nâng cao của các trường đại họcsẽ giúp các đối tác công nghiệp xoay sở vượt qua được môi trường thương mại ngày càng cạnh tranh, đồng thời các đối tác công nghiệp cung cấp cơ hội cho các trường đại học để áp dụng kiến thức của họ vào thực tế cũng như đào tạo các sinh viên sau đại học và tiến sỹ có những kỹ năng mà các ngành công nghiệp đang rất cần. Giữa một môi trường ngân sách đầy thách thức, các nước đang phát triển nên tìm cách tập trung chi tiêu công của họ vào các lĩnh vực có lợi thế so sánh. 6.4. Bài học về mua sắm và tiêu dùng xanh Sự thiếu kiên quyết của chính phủ trong xử phạt những trường hợp không tuân thủ các quy định pháp lý của chương trình mua sắm và tiêu dùng xanh là một hạn chế lớn trong việcthực hiện. Pháp luật hiện hành chỉ quy định việc các nhà cung cấp hoặc các nhà bán lẻ sẽ bị phạt như thế nào trong trường hợp vi phạm, về mặt sản xuất và phân phối các sản phẩm được chứng nhận (ví dụ, hàng giả và hàng nhái), nhưng lại không quy định gì về nghĩa vụ tuân thủ của người mua. Với tần suất giao dịch mua sắm cao đang thực hiện bởi các tổ chức công, thì việc theo dõi hoặc kiểm toán một cách có hệ thống các hồ sơ mua sắm là khó thực hiện được trong thực tế. Các quy định pháp luật phải quy định đầy đủ cho người mua, ngoài việc đảm bảo rằng hồ sơ mua bán của họđược phản ánh trong báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm của chính phủđối với các cơ sở công. 6.5. Bài học về sự tồn tại của Cửa hàng Xanh Điều quan trọng phải nhận thấy được là Cửa hàng Xanh cần phải có khả năng cạnh tranh trên thị trường để đảm bảo sự thành công của Chương trình Chứng nhận Cửa hàng Xanh. Chương trình cần nâng cao nhận thức công chúng để Cửa hàng xanh tăng được uy tín kinh doanh, và những công ty đang cạnh tranh cho nhãn hiệu này nên lôi kéo người tiêu dùng vào các hoạt động thân thiện với môi trường như tái sử dụng túi mua hàng, tặng sản phẩm tái chế, tham gia vào các phong trào bảo tồn năng lượng trong cộng đồng địa phương, và mua sản phẩm xanh. Ngoài ra, nếu các hoạt động như vậy có thể giúp đáp ứng được các yêu cầuvề Tiêu chuẩn chứng nhận Cửa hàng Xanh, thì nhiều doanh nghiệp sẽ tự nguyện tham gia và khách hàng sẽ ngày càng trở nên ý thức hơn về sựđóng góp của họ vào bảo vệ môi trường thông qua tiêu dùng xanh. Việc đạt được Chứng chỉ Cửa hàng Xanh chứng minh rằng các doanh nghiệp chia sẻ cam kết bảo vệ môi trường với khách hàng, qua đó khẳng định vai trò của Cửa hàng Xanh trong việc thúc đẩy phát triển bền vững trong cộng đồng địa phương. 6.6. Bài học về thỏa thuận tự nguyệnmua sắm xanh Chương trình này tận dụng ý chí tự do và sự tự quyết định của các cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh, không giống như các quy định thông thường dựa trên lệnh và kiểm soát. Chính sách này có chi phí quản lý thấp, tính linh hoạt cao, và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa chính phủ và ngành công 139
  23. nghiệp. Tuy nhiên, cho dù có những giá trịđó, hiệu quả tổng thể của nó đang bị nghi ngờ vì chương trình này không có tính bắt buộc. Chính phủ cần chủđộng lồng ghép chương trình này với các chương trình chứng nhận khác của chính phủ như "Chứng nhận Cửa hàng Xanh" và "Hệ thống dán nhãn Carbon", như một phương tiện để tăng cường dòng chảy thông tin giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Việc kích thích thị trường phân phối các sản phẩm xanh là rất quan trọng để lôi kéo các đối tượng tham gia gia hạn Thỏa thuận tự nguyên của mình khi chấm dứt sau ba năm. 6.7. Bài học về dán nhãn Carbon Dựa trên quan điểm dán nhãn carbon có vai trò quan trọng trong việc kết nối sản xuất xanh với tiêu dùng xanh trên thị trường, Chính phủ phải tìm mọi cách để xây dựng và duy trì sự tham gia của người tiêu dùng thông qua một loạt các hành động khác nhau như các chiến dịch công cộng, giáo dục, và các ưu đãi trực tiếp khi mua hàng. Ngoài ra, nhà sản xuất và nhà phân phối phải nhận ra rằng thành công trong tiếp thị hàng hóa carbon thấp đến từ việc phải nêu bật được các đặc điểm về hiệu quả của sản phẩm chẳng hạn như những lợi ích về tiết kiệm chi phí, vì một chiến lược tiếp thị thuần túy dựa trên hiệu quả phát thải chỉ có thể thu hút được những người có hiểu biết tốt về vấn đề biến đổi khí hậu. 6.8. Bài học về tích điểm Carbon Hệ thống điểm Carbon ngày nay có vị trí chắc chắn như một chương trình ưu đãi điển hình của chính phủ dành cho việc giảm phát thải khí nhà kính từ ngành phi công nghiệp. Một khía cạnh quan trọng thu hút được sự chú ý của công chúng là ngoài việc tích lũy điểm carbon, chương trình này đã giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho các hộ gia đình do hóa đơn tiện ích giảm. Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương là rất quan trọng vì họ tự quản lý và vận hành chương trình này, đồng thời thường xuyên báo cáo cho chính quyền trung ương để yêu cầu bổ sung ngân sách. Các chính quyền địa phương thậm chí nên khởi xướng giải thưởng hàng năm đối với các thị trấn và làng xã tham gia vào chương trình. Chính quyền địa phương cũng có thể thỏa thuận với người tham gia tặng điểm carbon của họ cho những người khác có nhu cầu trong cộng đồng. 6.9. Bài học về chiến dịch Cool-Mapsy Chiến dịch này được công nhận là đã định hình lại quan điểm của công chúng đối với tiêu thụ và tiết kiệm năng lượng. Theo Bộ Môi trường, quy tắc ăn mặc Cool-Mapsy có tác dụng tương đương với việc giảm 2°C nhiệt độ cảm giác. Điều này cho phép nhiệt độ trong phòng được tăng thêm 2°C; được áp dụng bởi tất cả các lĩnh vực thương mại công trên toàn quốc và dự kiến sẽ làm giảm được 1,97 triệu tấn phát thải CO2 hàng năm, tương đương với việc trồng 700 triệu cây thông non. Những lợi ích tiền tệ từ việc tăng nhiệt độ phòng thêm 1°C trong suốt mùa hè (58 ngày sử dụng) có thể tiết kiệm khoảng 2.600 won trong hóa đơn tiền điện từ mỗi hệ thống điều hòa không khí. Các lợi ích về sức 140
  24. khỏe như chống đau đầu, chóng mặt, và da khô do tiếp xúc lâu với môi trường quá lạnh, phát sinh từ việc cắt giảm việc sử dụng điều hòa không khí là những yếu tố bổ sung giúp thu hút được sự tham gia của công chúng. Sau sự thành công của chiến dịch Cool-Mapsy vào mùa hè, Bộ Môi trường đã tổ chức một chiến dịch tương tự mang tên "On (có nghĩa là ấm)-Mapsy" cho mùa đông. Thông qua việc khuyến khích mặc đồ lót và giảm việc sử dụng lò sưởi, chương trình hy vọng sẽ tiết kiệm chi phí bằng cách giảm lượng tiêu thụ cho sưởi ấm không gian. 6.10. Bài học về thu phí rác thải Hệ thống thu phí rác thải dựa trên khối lượng không chỉ có hiệu quả trong việc giảm phát sinh rác thải, mà còn là công cụ trong việc thúc đẩy tái chế. Những lợi ích trực tiếp từ hệ thống thu phí rác thải dựa trên khối lượng và thực hiện phân loại rác thải là tiết kiệm chi phí quản lý chất thải (thu gom, vận chuyển và xử lý) và tăng giá trị kinh tế của vật liệu tái chế. Tuy nhiên, điều không kém phần quan trọng là phải hiểu rằng cũng có những lợi ích gián tiếp liên quan, chẳng hạn như giảm chi phí xã hội. Bằng cách giảm khối lượng rác thải, cộng đồng có thể kéo dài tuổi thọ của các bãi chôn lấp hiện có và trì hoãn sự cần thiết phải xác định vị trí cơ sở xử lý mới. Điều này giúp chính phủ tránh được việc xây dựng các bãi chôn lấp bổ sung và tránh phải giải quyết xung đột xã hội liên quan đến vị trí của các bãi chôn lấp mới. Phải thừa nhận rằng, những lợi ích của việc bảo vệ môi trường như phòng chống nước rỉ rác và ô nhiễm không khí là rất khó có thể xác định bằng tiền. 6.11. Bài học về thực hiện “Xanh hóa lối sống” Trước khi lồng ghép thực hành sống xanh vào các chính sách và ưu đãi của chính phủ, những người ra quyết định phải chú trọng trước tiên vào việc nâng cao nhận thức và tăng cường tuyên truyền vận động. Quá trình này đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của các tầng lớp khác nhau trong xã hội với sự chú trọng vào phương pháp tiếp cận từ dưới lên vì phương pháp này có xu hướng bền vững hơn và do đó hiệu quả hơn trong việctổ chức các hoạt động. Một điều kiện tiên quyết cho sự tham gia rộng rãi vào các chương trình do chính phủ chủ trì là sự công nhận và chấp nhận rộng rãi của công chúng. Như vậy, sự thiếu hiểu biết sẽ khó có khả năng dẫn đến sự tham gia của cộng đồng; Ví dụ, công chúng phải được thuyết phục hoàn toàn rằng biến đổi khí hậu là do các hoạt động phát thải khí nhà kính của con người gây ra để từđó tạo được động lực của cộng đồng đối với các hành động giảm thiểu. Vì vậy, cần phải có những nỗ lực đáng kểđểquảng bá các chương trình của chính phủ trước khi thực hiện. Quá trình này cần thể hiện rõ các lợi ích dự kiến của xã hội và cá nhân khi tham gia. Tầm quan trọng của những ưu đãi của chính phủ không thể bị bỏ qua; chúng có thểđóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi hành vi cá nhân và cộng đồng, cũng như ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trên thị trường. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy rằng các ưu đãi có thểđược thiết kế dưới dạng ưu đãi trực tiếp (ví dụ, điểm tích lũy từ tiết kiệm năng lượng được quy đổi thành tiền) hoặc ưu đãi gián tiếp (ví dụ, giảm thuếđối với ô tô tham gia chương trình "những ngày không xe hơi hàng 141
  25. tuần"). Chính phủ phải cam kết phân bổ ngân sách cần thiết để quản lý các chương trình ưu đãi một cách đầy đủ và bền vững, tuân thủ các điều khoản đã thống nhất ban đầu ngay cả khi ngân sách bị cắt giảm hoặc các kết quả mong đợi chưa hiện thực hóa được ngay. Trong khi sự thật là sựưu đãi quá mức của chính phủ có thểđưa "thực hành sống xanh" vào bẫy của chủ nghĩa dân túy, các chương trình ưu đãi cần phải được thiết kế tốt để có thể có tác động mạnh mẽ, ngay cả trong điều kiện hạn chế về ngân sách. Tóm lại, một khó khăn cơ bản tồn tại ở các nước đang phát triển chính là nhu cầu về tăng trưởng kinh tế lớn hơn nhiều so với nhu cầu về sự bền vững môi trường và xã hội. Do nguồn vốn thị trường và ngân sách của chính phủởcác nước đang phát triển đều hạn hẹp, các chính sách và thực hành bền vững không được quan tâm đầy đủ trong quá trình phân bổ nguồn lực. Khái niệm về carbon thấp, tăng trưởng xanh của Hàn Quốc mở ra một cơ hội để thu hẹp khoảng cách giữa tăng trưởng và bền vững. Đặcbiệt, quá trình xanh hóa lối sống, nơi những thay đổi được diễn ra dần dần trong một thời gian dài, phải được bắt đầu ngay từ giai đoạn đầu của việc thực hiện chính sách tăng trưởng xanh. Sự hỗ trợ từ các nước phát triển đối với các nước đang phát triển thông qua ODA hoặc quỹ khí hậu quốc tế là rất cần thiết. Để đạt được điều này, các nước đang phát triển phải thể hiện quyết tâm rõ ràng trong việc áp dụng các chính sách ủng hộ lối sống xanh và phải tích cực góp phần thúc đẩy hơn nữa hợp tác quốc tếđểthu hút thêm vốn đầu tư nhằm tăng trưởng xanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam từ chiến lược đến kế hoạch hành động; Số: 1393/QĐ-TTg; Hà Nội,ngày 25 tháng 9 năm 2012. 2. GGGI (Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu), 2011. Tăng trưởng xanh đang chuyển động: Chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc. 3. Hội nghị Toàn quốc về phát triển bền vững, 2018 . “Nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0”. 4. Kim, Sun-woo, 2010. Phân tích chuỗi cung ứng của ngành năng lượng mới và tái tạo (NRE) và tình trạng ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV). Seoul: Viện doanh nghiệp nhỏ Hàn Quốc. 5. KEEI (Viện Kinh tế Năng lượng Hàn Quốc), 2013. Niên giám Thống kê năng lượng. Seoul: Viện Kinh tế Năng lượng Hàn Quốc. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2015. http: //www.keei. re.kr/keei/download/YES2013.pdf. 6. KEITI (Viện Công nghệ và Công nghiệp môi trường Hàn Quốc), 2012. "Báo cáo hiệu quả hoạt động mua sắm xanh đối với lĩnh vực công nghiệp năm 2012." Truy cập ngày 30 tháng 4, 2015. B0% EC% 97% 85% EA% B3% 84_ % EB% 85% B9% EC 142
  26. % 83% 89% EA% B5% AC% EB% A7% A4_% EC% 84% B1% EA% B3% BC% EB% B3% B4% EA% B3% A0% EC% 84% 9C.pdf. 7. MoE (Bộ Môi trường), 2014a. “Mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính năm 2012 cho Chương trình quản lý mục tiêu đã hoàn thành vượt mức.” Tài liệu trình bày tại buổi họp báo, Seoul. Ngày 23 tháng 1. 8. MoE (Bộ Môi trường),2014b. Kế hoạch phân bổđịnh mức phát thải khí nhà kính quốcgia. 9. MoE (Bộ Môi trường), 2014c. Hướng dẫn vận hành Chương trình quản lý mục tiêu quốc gia năng lượng khí nhà kính. 10. MoE (Bộ Môi trường), 2014d. Tài liệu tham khảo về Hướng dẫn vận hành Chương trình quản lý mục tiêu năng lượng khí nhà kính. 11. MoE (Bộ Môi trường), 2014e. “Chương trình quản lý mục tiêu (TMS) công.” Website của Bộ Môi trường. Truy cập ngày 1/9/2015. read.3QM8lhPM9467zi79922D7ayFDnPHTSOw5a.meweb2vhost_servlet_ orgCd=&boardMasterId=1&boardId=185205. 12. MoE (Bộ Môi trường), 2014f. “Website của Bộ Môi trường.” Truy cập ngày 1/9//2015. www.me.go.kr. 13. OECD, “Hướng tới Tăng trưởng xanh. Tóm tắt đối với các nhà hoạch định chính sách tháng 5/2011” 14. OECD, 2011. Tiến tới Tăng trưởng xanh. Các nghiên cứu về Tăng trưởng xanh của OECD, NXB OECD, Paris. DOI: http:// dx.doi.org/10.1787/9789264111318-en. 15. Văn phòng điều phối chính sách chính phủ, 2010. Luật khung và Nghịđịnh về Tăng trưởng xanh carbon thấp ở Hàn Quốc. Sửa đổi lần cuối ngày 14/4/2011. do?hseq=24639&lang=ENG 143