Bài giảng Kinh tế học công cộng - Chương 3: Những hàng hóa khu vực công cần cung cấp

pdf 15 trang Gia Huy 3160
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kinh tế học công cộng - Chương 3: Những hàng hóa khu vực công cần cung cấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_hoc_cong_cong_chuong_3_nhung_hang_hoa_khu.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế học công cộng - Chương 3: Những hàng hóa khu vực công cần cung cấp

  1. Chương 3: NHỮNG HÀNG HÓA KHU VỰC CÔNG CẦN CUNG CẤP 3.1. Hàng hóa Công cộng và Hàng hóa tư nhân 3.2. Cung cấp HHCC 3.3 Cung cấp công cộng đối với các HHTN 3.4. Sản xuất công cộng
  2. 3.1. HH CÔNG VÀ HH TƯ NHÂN  Khái niệm HHCC  Đặc điểm  Các tiêu chí phân loại
  3. Khái niệm HHC  Joseph E. Stiglitz: Hàng hoá công cộng là những hàng hoá không thể phân bổ theo khẩu phần để sử dụng và không ai muốn sử dụng nó theo khẩu phần.  Bryan Caplan: Hàng hoá công cộng là những hàng hoá mà con người không thể thanh toán cho từng đơn vị hàng hóa mà họ sử dụng mà phải mua một tổng thể rồi chia đều chi phí và lợi ích sử dụng một cách bình quân.  Wikipedia: Hàng hóa công cộng là hàng hoá và dịch vụ có 2 tính chất: không thể cạnh tranh và không thể loại trừ.
  4. Đặc điểm 1. Phi cạnh tranh (Non-rival) Một cá nhân sử dụng không làm suy giảm khả năng sử dụng HH ấy đối với người khác. Cách đề cập khác: “Mức loại trừ khả dụng” trong tiêu dùng: Khả năng loại trừ lẫn nhau giữa những người tiêu dùng hàng hóa. Giác độ đánh giá từ phía người tiêu dùng. 2. Phi loại trừ (Non-excludable) Người sở hữu hàng hóa không ngăn được người khác sử dụng nó. Cách đề cập khác: “Mức loại trừ thụ hưởng” trong phân phối: Khả năng loại trừ người tiêu dùng khỏi khả năng thụ hưởng lợi ích của một hàng hóa nhất định. Giác độ đánh giá từ phía người cung cấp.
  5. Đặc điểm Chi phí biên HHC thuần túy = 0
  6. Đặc điểm Chi phí biên HHC không thuần túy > 0
  7. PHÂN LOẠI  Khái niệm HHC thuần túy/HHC không thuần túy mang tính tương đối;  Mức độ thuần túy phụ thuộc 2 tính chất: non-rival và non excludable;  Mức thuần túy công (khó loại trừ; tốn kém để loại trừ được) phụ thuộc vào “chi phí giao dịch”  Mức độ thuần túy và ranh giới HHC, HHT: Không có ranh giới rõ ràng;  Phân loại trên biểu đồ hai trục: tính cạnh tranh và tính loại trừ
  8. 3.2. CUNG CẤP HHCC  Thất bại của thị trường trong việc cung cấp HHCC: Phi hiệu quả: Tổn thất phúc lợi xã hội
  9. Giảm hiệu quả do chi phí giao dịch H
  10. Quy mô HHCC tối ưu: MRT = MRS1+MRS2
  11. THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG TRONG CUNG CẤP HHCC  Đối với HH có tính không loại trừ khả dụng: MCsd = 0 ► thêm một người sử dụng sẽ tăng FLRxh. ► Hiệu quả XH đòi hỏi phải cung cấp hàng hóa miễn phí (P=0). Cung cấp tư nhân (P>0) sẽ gây TTHQ. (Ví dụ thu lệ phí cầu lúc vắng người)  Đối với HH không thể loại trừ: xuất hiện “kẻ ăn không” => Hoặc thị trường tư nhân sẽ không cung cấp HH. => Hoặc cung cấp được song thường ở mức không hiệu quả (tương tự t/hợp ngoại ứng tích cực)
  12. CUNG CẤP CÔNG CỘNG ĐỐI VỚI HHCC  Lý do KVCC phải cung cấp (miễn phí) HHCC: KVTN hoặc không cung cấp hoặc cung cấp ở mức thấp hơn sl hiệu quả. (vấn đề hiệu quả còn tùy thuộc vào quy mô cộng đồng)  Các vấn đề: + xác định mức cung cấp hiệu quả. + lựa chọn phương thức cung cấp + Cách ra quyết định
  13. 3.3. CUNG CẤP CÔNG CỘNG ĐỐI VỚI HHTN  Thực tế: HHTN thường do KVTN cung cấp. KV CC cũng thường cung cấp một số HHTN  Cơ sở để KV CC cung cấp HHTN + Lý do hiệu quả: do chi phí giao dịch cao => cung cấp tư nhân không hiệu quả bằng cung cấp công “miễn phí”. + Lý do xã hội: công bằng hoặc an ninh. + Lý do lịch sử: khu vực tư chưa sẵn sàng cung cấp trong khi xã hội cần
  14. 3.4. SẢN XUẤT CÔNG CỘNG  Doanh nghiệp Nhà nước cung cấp  Mua dịch vụ từ khu vực tư nhân  Các hình thức khác: BOT, BTO, Nghị định số 108/2009/NĐ – CP, ngày 27/11/2009: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT)  PPP (Public Private Partnership) Mô hình hợp tác Công - Tư
  15. Bài tập 1C3 Đường cầu lưu lượng giao thông của một tuyến đường ct khi bình thường là: Qbt = 40.000 – 2P; trong lúc cao điểm là: Qcd = 100.000 – 2P. (Q là số lượt đi lại trong ngày và P là mức phí giao thông – VND). Con đường tắc nghẽn khi Q vượt quá 50.000 lượt. Khi tắc nghẽn, chi phí biên của việc sử dụng con đường tăng theo hàm số: MC = 2Q, trong đó MC là chi phí biên cho thêm một lượt xe đi lại tính bằng VND, Q là số lượt xe vượt qua điểm tắc nghẽn. a. Ngày bình thường có nên thu phí giao thông không? Vì sao? b. Ngày cao điểm có nên thu phí giao thông không? Nếu có thì mức thu tối ưu là bao nhiêu? c. Nếu không thu thì tổn thất phúc lợi trong ngày cao điểm là bao nhiêu?