Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô

pdf 30 trang Gia Huy 19/05/2022 2510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_hoc_vi_mo_chuong_1_tong_quan_ve_kinh_te_ho.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 1: Tổng quan về kinh tế học vĩ mô

  1. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ 1
  2. •Tài liệu học tập: [1] Nguyễn Như Ý, Trần Thị Bích Dung, 2017, Kinh tế vĩ mô, NXB Kinh tế HCM, Thư viện Trường Đại học Tây Đô [2] Nguyễn Văn Dung, 2012, Kinh tế vĩ mô: Bài tập và đáp án dành cho sinh viên đại học, cao học, NXB Phương Đông, Thư viện Trường Đại học Tây Đô [3] Bộ Giáo dục và đào tạo, 2011, Giáo trình Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Thư viện Trường Đại học Tây Đô
  3. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ 1. Khái niệm kinh tế học vĩ mô 2. Lạm phát & giảm phát 3. Đường giới hạn khả năng sản xuất 4. Ưu nhược điểm của kinh tế thị trường & vai trò của chính phủ 5. Công cụ điều tiết vĩ mô 3
  4. 1. Khái niệm kinh tế học vĩ mô 1.1 Kinh tế học Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức con người sử dụng nguồn tài nguyên có hạn để thỏa mãn nhu cầu vô hạn của mình. • Ba vấn đề cơ bản của kinh tế học: (1) Sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ gì và sản xuất bao nhiêu? (2) Sản xuất như thế nào ? (3) Sản xuất cho ai hay phân phối như thế nào ? 4
  5. • 1.2 Kinh tế học vĩ mô Kinh tế học vĩ mô là một bộ phận của kinh tế học. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu cách thức sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm để thỏa mãn nhu cầu vô hạn của con người ở phạm vi tổng thể.
  6. VD: - Tìm việc làm dễ dàng không, giá cả của nền kinh tế tăng nhanh, chậm hay không thay đổi, thu nhập quốc gia được hình thành và phân phối như thế nào, ngân sách chính phủ có bị thâm hụt không, - Thu nhập tăng chậm, lạm phát cao, giá chứng khoán giảm, đồng nội tệ mất giá,
  7. 1. Khái niệm kinh tế học vĩ mô 1.2 Kinh tế học vĩ mô  Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế như một tổng thể của số lượng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra, tổng thu nhập, mức độ sử dụng các nguồn tài nguyên và giá cả hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế.  Kinh tế học vĩ mô có thể được sử dụng để nghiên cứu phương thức tối ưu để đạt được các mục tiêu chính sách như tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, tạo công ăn việc làm đầy đủ và duy trì một cán cân thanh toán hợp lý. 7
  8. 1. Khái niệm kinh tế học vĩ mô 1.3 Tầm quan trọng của kinh tế học vĩ mô Kinh tế học vĩ mô có liên quan đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống. 1.4 Mô hình kinh tế  Các nhà kinh tế sử dụng các mô hình để nghiên cứu nền kinh tế.  Mô hình là một dạng lý thuyết tóm tắt, thường là dưới dạng hình thức toán học, mối quan hệ giữa các biến số kinh tế  Mô hình kinh tế rất hữu ích vì nó giúp loại bỏ các chi tiết không quan trọng và chỉ giữ lại các mối quan hệ kinh tế quan trọng cần phải được nghiên cứu. 8
  9. 2. Lạm phát & giảm phát  Lạm phát Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định.  Giảm phát Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một thời gian nhất định. 9
  10. 2. Lạm phát & giảm phát  Phân loại lạm phát - Lạm phát vừa phải: là lạm phát dưới 10%/năm (hay lạm phát một con số) - Lạm phát phi mã: là loại lạm phát thấp hơn 1000% (lạm phát từ 2 – 3 con số) - Lạm phát siêu lạm phát: là loại lạm phát cao hơn 1000%. 10
  11. 2. Lạm phát & giảm phát  Để đo lường mức tăng hay giảm của mức giá chung của một nền kinh tế, các nhà kinh tế dùng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát. – CPIt CPIt-1 Tỷ lệ lạm phát (%) = CPIt-1 Trong đó: CPIt & CPIt-1 lần lượt là chỉ số giá vào năm t & năm t – 1. 11
  12. 2. Lạm phát & giảm phát  Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng. t t ∑ pi qi CPIt = 100% 0 0 ∑ pi qi Trong đó: t: Năm đang xét 0: Năm gốc 12
  13. 3. Đường giới hạn khả năng sản xuất  Sự khan hiếm tài nguyên làm cho việc sản xuất bị hạn chế về mặt số lượng  Đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết các kết hợp khác nhau của hai hay nhiều loại hàng hóa có thể được sản xuất từ một số lượng nhất định của nguồn tài nguyên. 13
  14. Sự khan hiếm tài nguyên làm cho việc sản xuất bị hạn chế về mặt sản lượng. Đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết các kết hợp khác nhau của hai (hay nhiều loại hàng hóa) có thể được sản xuất từ một số lượng nhất định của nguồn tài nguyên (khan hiếm). Đường giới hạn khả năng sản xuất minh họa cho sự khan hiếm của nguồn tài nguyên.
  15. Giả sử một nền kinh tế có bốn đơn vị lao động tham gia vào sản xuất thực phẩm và vải. Phương Thực phẩm Vải án Số đơn vị Sản lượng Số đơn vị Sản lượng lao động lao động A 4 25 0 0 B 3 22 1 9 C 2 17 2 17 D 1 10 3 24 E 0 0 4 30
  16. 4. Chi phí cơ hội - Nguồn lực là có hạn, nên nếu chúng được phân bố cho một mục đích này thì không thể phân bố cho mục đích khác. - Khi một chọn lựa kinh tế được thực hiện, các nhà kinh tế học đo lường chi phí của chọn lựa đó dưới dạng chi phí cơ hội, chính là giá trị của chọn lựa thay thế tốt nhất bị bỏ qua. - Cần lưu ý chi phí cơ hội không phải là tổng giá trị các lựa chọn bị bỏ lỡ mà chỉ là giá trị của lựa chọn tốt nhất có thể bởi vì người ta không thể nào cùng một lúc sử dụng nhiều lựa chọn thay thế được.
  17.  Chi phí cơ hội: Là số đơn vị sản phẩm Y phải sản xuất bớt đi để sản xuất ra thêm một đơn vị sản phẩm X dY  Chi phí cơ hội = - dX = - Độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất 18
  18. 5. Công cụ điều tiết vĩ mô  Chính sách tài chính: Chính sách tài chính được chính phủ thực hiện bằng cách thay đổi các khoản thu chi ngân sách của mình.  Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ do Ngân hàng Trung ương thực hiện bằng cách thay đổi lượng tiền cung ứng ra thị trường nhằm kiểm soát lãi suất, duy trì tỷ giá theo yêu cầu của nền kinh tế, hạn chế tỷ lệ thất nghiệp hay kích thích tăng trưởng kinh tế. 19
  19. 5. Công cụ điều tiết vĩ mô  Chính sách ngoại thương: Chính sách ngoại thương bao gồm việc can thiệp trực tiếp vào ngoại thương hay sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái.  Chính sách thu nhập: Chính sách nhằm hạn chế sự tăng lên của tiền lương và các khoản thu nhập khác thông qua việc thuyết phục hay bằng các quy định khác của chính phủ. 20
  20. 5. Các mô hình kinh tế Các quốc gia trên thế giới đang áp dụng những mô hình kinh tế nào?
  21. 6.1. Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung • Kinh tế kế hoạch hóa tập trung là nền kinh tế mà trong đó Chính phủ đưa ra mọi quyết định về sản xuất và phân phối. Cơ quan kế hoạch của Chính phủ quyết định sẽ sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào, và phân phối cho ai. Sau đó, các hướng dẫn cụ thể sẽ được phổ biến tới các hộ gia đình và các doanh nghiệp.
  22. 6.2. Mô hình kinh tế thị trường • Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó các quyết định của các cá nhân về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của các doanh nghiệp về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết định của người công nhân về việc làm cho ai đều được thực hiện dưới sự tác động của giá cả thị trường -> thị trường tự do hoàn toàn
  23. Ưu điểm của kinh tế thị trường: • Thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng nguồn tài nguyên một cách hiệu quả, đổi mới phương thức sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. • Giúp cho nền kinh tế sản xuất ra sản phẩm phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Nhược điểm của kinh tế thị trường: • Tạo ra tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, bất ổn trong nền kinh tế. • Thiếu đầu tư cho các hàng hóa công cộng (đường sá, cầu, điện nước, )
  24. • Mô hình kinh tế thị trường: giá cả hàng hóa do ai quyết định? • Cách khắc phục khuyết điểm của mô hình kinh tế thị trường?
  25. 6.3. Mô hình kinh tế hỗn hợp • Kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế mà trong đó Chính phủ vận hành nền kinh tế theo tín hiệu thị trường. Trong nền kinh tế hỗn hợp, cơ chế thị trường sẽ xác định giá cả và sản lượng trong nhiều lĩnh vực còn Chính phủ sẽ điều tiết thị trường thông qua thuế, chi tiêu của Chính phủ, luật pháp, • Tùy theo mức độ Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế mà một nền kinh tế có thể lệch về hướng thị trường hay kế hoạch tập trung.
  26. • Vai trò của Chính phủ? (1) Chức năng hiệu quả + Để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có hiệu quả, sản xuất phát triển thì Nhà nước phải đưa ra các đạo luật như là chống độc quyền, chống ép giá, thuế, + Để hạn chế tác động từ bên ngoài thì Chính phủ, càn phải đặt ra các luật lệ ngăn chặn các tác động tiêu cực như: ô nhiễm môi trường, huỷ hoại tài nguyên,
  27. • Vai trò của Chính phủ? (2) Chức năng công bằng Trong nền kinh tế thị trường hàng hoá được phân phối cho người có nhiều tiền mua nhất chứ không phải cho người có nhu cầu lớn nhất. Do vậy, để bảo đảm sự công bằng trong xã hội, thì Chính phủ phải đưa ra các chính sách phân phối lại thu nhập. Ví dụ như hệ thống thuế thu nhập, bảo hiểm, trợ cấp,
  28. • Vai trò của Chính phủ? - (3) Chức năng ổn định Chính phủ còn phải thực hiện chức năng kinh tế vĩ mô là duy trì sự ổn định kinh tế. Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản cho thấy có thời kỳ tăng trưởng thì lạm phát tăng vọt, trong thời kỳ suy thoái nặng nề thì thất nghiệp lại cao dẫn đến những sự thăng trầm của chu kỳ kinh tế. Chính phủ có thể sử dụng các chính sách, công cụ của mình để tác động đến sản lượng và việc làm, làm giảm bớt các giao động của chu kỳ kinh doanh.