Tập bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định

pdf 163 trang Gia Huy 18/05/2022 1610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftap_bai_giang_lich_su_cac_hoc_thuyet_kinh_te_truong_dai_hoc.pdf

Nội dung text: Tập bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định

  1. LỜI NÓI ĐẦU Tập bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác dạy và học học phần Lịch sử các học thuyết kinh tế cho đối tượng là sinh viên đại học các chuyên ngành thuộc Khoa Kinh tế của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Tập bài giảng được xây dựng với bố cục gồm 7 chương, được trình bày trên 150 trang đánh máy, kết thúc mỗi chương có phần câu hỏi ôn tập. Cách tiếp cận khi xây dựng tập bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế theo hướng khái quát hóa nội dung, diễn đạt để phù hợp với đối tượng chính là sinh viên đại học thuộc Khoa Kinh tế của Trường Đại học SPKT Nam Định. Trong quá trình xây dựng tập bài giảng, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước; đặc biệt có sử dụng trích dẫn hoặc phát triển ý tưởng, nội dung của nhiều tác giả (nêu trong phần danh mục tài liệu tham khảo). Tập thể nhóm tác giả xin phép được sử dụng tài liệu của quý vị với vai trò là nền tảng cơ bản xây dựng tập bài giảng này nhằm góp phần phát triển những lý thuyết về Kinh tế học đến gần với người đọc, người học hơn, tăng cường tính phổ biến về lý thuyết về các trường phái kinh tế, đặc biệt là các lý thuyết đang ảnh hưởng đến việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiên nay. Cuối cùng, nhóm tác giả chúng tôi xin gửi những lời cám ơn trân trọng nhất tới các nhà nghiên cứu, các học giả, bạn bè, đồng nghiệp đã cung cấp cho chúng tôi những tư liệu, những lời góp ý quý giá để chúng tôi hoàn thành tập bài giảng này. Tập bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế có thể còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của bạn đọc. NHÓM TÁC GIẢ i
  2. Mục lục LỜI NÓI ĐẦU i CHƢƠNG 1: ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC 1 1.1. Đối tƣợng nghiên cứu, nhiệm vụ của môn lịch sử các học thuyết kinh tế 1 1.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu của môn học 1 1.1.2. Nhiệm vụ của môn học 2 1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết kinh tế 3 1.2.1. Phƣơng pháp biện chứng duy vật 3 1.2.2. Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học 3 1.2.3. Phƣơng pháp lôgíc kết hợp với lịch sử 3 1.2.4. Một số phƣơng pháp khác 3 1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế 4 TỔNG KẾT CHƢƠNG 5 CÂU HỎI ÔN TẬP 6 CHƢƠNG 2: HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƢƠNG 7 2.1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời chủ nghĩa trọng thƣơng 7 2.1.1. Cơ sở kinh tế - xã hội 7 2.1.2. Cơ sở phƣơng pháp luận 7 2.2. Tƣ tƣởng và đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa trọng thƣơng 8 2.2.1. Tƣ tƣởng cơ bản của chủ nghĩa trọng thƣơng 8 2.2.2. Đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa trọng thƣơng 9 2.3. Các giai đoạn phát triển của Chủ nghĩa trọng thƣơng 9 2.3.1. Giai đoạn thế kỷ XV-XVI 9 2.3.2. Giai đoạn giữa thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII 10 2.4. Đặc điểm chủ nghĩa trọng thƣơng một số nƣớc 10 2.4.1. Chủ nghĩa trọng thƣơng Anh 10 2.4.2. Chủ nghĩa trọng thƣơng Pháp 11 2.5. Quá trình tan rã của Chủ nghĩa trọng thƣơng 11 2.5.1. Nguyên nhân CNTT tan rã 11 2.5.2. Sự phê phán Chủ nghĩa trọng thƣơng 11 TỔNG KẾT CHƢƠNG 13 CÂU HỎI ÔN TẬP 14 CHƢƠNG 3: HỌC THUYẾT KINH TẾ TƢ SẢN CỔ ĐIỂN 15 3.1 Trƣờng phái trọng nông 15 3.1.1. Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện chủ nghĩa trọng nông 15 3.1.1.1.Thời kỳ tích lũy nguyên thủy tư bản kết thúc 15 ii
  3. 3.1.1.2.Thời kỳ quá độ từ phong kiến lên tư bản chủ nghĩa 15 3.1.2. Những quan điểm, lý luận, học thuyết kinh tế chủ yếu của trƣờng phái trọng nông 16 3.1.2.1. Phái trọng nông phê phán gay gắt chủ nghĩa trọng thương 16 3.1.2.2. Cương lĩnh chính sách kinh tế của chủ nghĩa trọng nông 17 3.1.2.3. Học thuyết về trật tự tự nhiên 17 3.1.2.4. Học thuết về “sản phẩm ròng” 18 3.1.2.5. Học thuyết về lao động sản xuất và lao động không sinh lời 18 3.1.2.6. Học thuyết về giai cấp 18 3.1.2.7. Lý luận về tiền lương và lợi nhuận 19 3.1.2.8. Lý luận về tư bản 19 3.1.3. Những đại biểu của Chủ nghĩa trọng nông. 20 3.1.3.1. Francois Quesnay (1694-1774): 20 3.1.3.2. Anne Robert Jacque Turgo 23 3.2. Kinh tế chính trị tƣ sản cổ điển Anh 23 3.2.1 Hoàn cảnh xuất hiện trƣờng phái kinh tế học cổ điển Anh 23 3.2.1.1. Cơ sở kinh tế - xã hội 23 3.2.1.2. Khái niệm kinh tế chính trị 24 3.2.2. William Petty 25 3.2.2.1. Tiểu sử và tác phẩm 25 3.2.2.2 Nội dung cơ bản trong học thuyết kinh tế của W.Petty 26 3.2.3. Adam Smith 28 3.2.3.1. Tiểu sử, tác phẩm và phương pháp luận của A.Smith 28 3.2.3.2. Hệ thống lý luận kinh tế của A.Smith 29 3.2.3 David Ricardo ( 1772 - 1823 ) 37 3.2.3.1. Tiểu sử, hoàn cảnh lịch sử và phương pháp luận 37 3.2.3.2. Hệ thống các quan điểm kinh tế của D.Ricardo 37 3.3. Sự suy đồi của kinh tế chính trị tƣ sản cổ điển 43 3.3.1. Nguyên nhân dẫn đến sự suy đồi của kinh tế học cổ điển 43 3.3.2. Học thuyết kinh tế của Thomas Robert Malthus (1766 - 1834) 44 3.3.2.1. Tiểu sử - Tác phẩm 44 3.3.2.2. Học thuyết kinh tế của Malthus 45 3.3.3. Học thuyết kinh tế của Jean Baptiste Say (1766 - 1832) 46 3.3.3.1. Tiểu sử, tác phẩm và phương pháp luận của J.B. Say 46 3.3.3.2. Học thuyết kinh tế của J.B. Say 46 3.3.4. Học thuyết kinh tế của Henry Charles Carey (1793 - 1879) 48 3.3.4.1. Tiểu sử, tác phẩm và phương pháp luận của H.C. Carrey 48 iii
  4. 3.3.4.2. Học thuyết kinh tế của H.C. Carrey 48 TỔNG KẾT CHƢƠNG 50 CÂU HỎI ÔN TẬP 52 CHƢƠNG 4: KINH TẾ CHÍNH TRỊ TIỂU TƢ SẢN 53 4.1. Tiền đề kinh tế xã hội và đặc điểm HTKT tiểu tƣ sản. 53 4.1.1. Tiền đề kinh tế - xã hội 53 4.1.2. Đặc điểm học thuyết kinh tế tiểu tƣ sản 53 4.2. Những quan điểm kinh tế chủ yếu của Sismondi 53 4.2.1. Sismondi phê phán chủ nghĩa tƣ bản theo lập trƣờng tiểu tƣ sản 53 4.2.2. Lý luận về giá trị, lợi nhuận, tiền công và địa tô 54 4.2.3. Lý luận về sự thực hiện và khủng hoảng kinh tế 55 4.3. Những quan điểm kinh tế chủ yếu Proudon 56 4.3.1. Tiểu sử, những tác phẩm chủ yếu của Proudon 56 4.3.2. Đặc trƣng phƣơng pháp luận của Proudon 56 4.3.3. Những quan điểm kinh tế chủ yếu của Proudon 56 TỔNG KẾT CHƢƠNG 59 CÂU HỎI ÔN TẬP 60 CHƢƠNG 5: HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƢỞNG TÂY ÂU THẾ KỶ 19 61 5.1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm 61 5.1.1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời của CNXH không tƣởng châu Âu thế kỷ XIX 61 5.1.2. Đặc điểm cơ bản của CNXH không tƣởng châu Âu thế kỷ XIX 61 5.2. Học thuyết kinh tế của Saint Simon 62 5.2.1. Quan điểm lịch sử của Saint Simon 62 5.2.2. Sự phê phán chủ nghĩa tƣ bản của Saint Simon 62 5.2.3. Dự đoán về xã hội tƣơng lai 63 5.3. Học thuyết kinh tế của Chalrles Fourier 63 5.3.1. Lý thuyết về lịch sử phát triển của xã hội 63 5.3.2. Sự phê phán chủ nghĩa tƣ bản 64 5.3.3. Lý luận về xã hội tƣơng lai 65 5.4. Học thuyết kinh tế của Robert Owen 65 5.4.1. Hoạt động thực tiễn của Robert Owen 65 5.4.2. Sự phê phán chủ nghĩa tƣ bản 66 5.4.3. Dự án về “tiền lao động”, về sự trao đổi công bằng và kế hoạch lao động . 66 TỔNG KẾT CHƢƠNG 68 CÂU HỎI ÔN TẬP 69 iv
  5. CHƢƠNG 6: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC MARX - LENIN 70 6.1. Những tiền đề khách quan cho sự ra đời của kinh tế chính trị Macxit 70 6.1.1. Tiền để ra đời của kinh tế chính trị học Macxit 70 6.1.1.1. Tiền đề kinh tế - chính trị - xã hội 70 6.1.1.2. Tiền đề tư tưởng 72 6.1.2 Các đại biểu và tƣ tƣởng kinh tế nổi bật 73 6.1.2.1. Friedrich Engels (F. Ăngghen) 73 6.1.2.2. Karl Marx (C. Mác) 74 6.1.3. Đặc điểm của kinh tế chính trị Mácxit 74 6.2. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế chính trị học Macxit 75 6.2.1. Giai đoạn hình thành và phƣơng pháp luận của kinh tế chính trị học Marx (1843 - 1848) 75 6.2.2. Giai đoạn xây dựng hệ thống các phạm trù và quy luật kinh tế của kinh tế chính trị học Marx (1848 - 1867) 78 6.2.3. Giai đoạn hoàn thiện kinh tế chính trị Marx (1867 - 1895) 85 6.3. Những đóng góp chủ yếu của Marx và Engels trong kinh tế chính trị học 85 6.3.1. Marx đƣa ra quan niệm mới về đối tƣợng và phƣơng pháp của kinh tế chính trị 85 6.3.2. Marx đƣa ra các quan điểm lịch sử về sự phát triển kinh tế vào việc phân tích các phạm trù, các quy luật kinh tế 86 6.3.3. Dựa trên quan điểm lịch sử, Marx thực hiện một cuộc cách mạng về học thuyết giá trị - lao động 86 6.3.4. Công lao to lớn của Marx là xây dựng học thuyết giá trị thặng dƣ. Đây là hòn đá tảng của chủ nghĩa Marx 89 Giả sử ngày lao động là 12 giờ: 90 6.3.5. K. Marx đã vạch rõ bản chất của tiền lƣơng dƣới chủ nghĩa tƣ bản 97 6.3.6. Đóng góp của K. Marx trong phạm trù tƣ bản 97 6.3.7. K. Marx phân tích nguồn gốc khủng hoảng và thất nghiệp trong xã hội tƣ bản 98 6.3.8. Marx và Engels đã dự đoán những nội dung cơ bản của xã hội tƣơng lai 98 6.4. V.I. Lenin tiếp tục phát triển kinh tế chính trị học Marx 99 6.4.1. Tiểu sử và tác phẩm 99 6.4.2. Tƣ tƣởng của Lenin về chủ nghĩa tƣ bản độc quyền và chủ nghĩa tƣ bản độc quyền Nhà nƣớc 99 6.4.3. Quan điểm của Lenin về xây dựng chủ nghĩa xã hội 102 TỔNG KẾT CHƢƠNG 104 v
  6. CÂU HỎI ÔN TẬP 105 CHƢƠNG 7: CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ TƢ SẢN HIỆN ĐẠI 106 7.1. Học thuyết kinh tế của tân cổ điển 106 7.1.1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm chủ yếu 106 7.1.2. Các lý thuyết kinh tế chủ yếu của trƣờng phái tân cổ điển 106 7.1.2.1. Lý thuyết “ích lợi giới hạn” 106 7.1.2.2. Lý thuyết giá trị giới hạn 107 7.1.2.3 Thuyết giới hạn ở Mỹ 107 7.1.2.4 Trường phái thành Lausanne (Thụy Sỹ) 108 7.1.2.5 Trường phái Cambridge (Anh) 109 7.2. Các học thuyết kinh tế của trƣờng phái Keynes 111 7.2.1. Hoàn cảnh ra đời và những đặc điểm chủ yếu của học thuyết Keynes 111 7.2.2. Nội dung học thuyết kinh tế của Keynes 111 7.2.2.1. Lý thuyết về việc làm 111 7.2.2.2. Lý thuyết về sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế 114 7.2.3. Những hạn chế của lý thuyết Keynes 114 7.2.4. Trƣờng phái sau Keynes 114 7.3. Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới 115 7.3.1. Sự phục hồi lý thuyết tự do kinh doanh và đặc điểm của chủ nghĩa tự do mới 115 7.3.2. Sự phát triển của chủ nghĩa tự do mới ở Cộng hoà liên bang Đức 119 7.3.3. Các lý thuyết của trƣờng phái trọng tiền hiện đại 121 7.4. Các lý thuyết kinh tế của trƣờng phái trọng cung ở Mỹ 129 7.5. Kinh tế vĩ mô dự kiến hợp lý ở Mỹ 130 7.6. Những đặc điểm của Chủ nghĩa tƣ do mới ở Pháp 133 7.7. Sự xuất hiện và đặc điểm phƣơng pháp luận của kinh tế học trƣờng phái chính hiện đại 134 7.7.1. Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp 134 7.7.2. Lý thuyết giới hạn “khả năng sản xuất” và “sự lựa chọn” 136 7.7.3. Lý thuyết thất nghiệp 137 7.7.4. Lý thuyết về lạm phát 139 7.7.5. Lý thuyết tiền tệ, ngân hàng vầ thị trƣờng chứng 141 7.8. Lý thuyết tăng trƣởng và phát triển kinh tế 143 7.8.1. Khái niệm về tăng trƣởng và phát triển kinh tế 143 7.8.1.1. Sự phân loại các quốc gia 143 7.8.1.2. Đặc trưng cơ bản của các nước đang phát triển 144 7.8.1.3 Khái niệm về tăng trưởng và phát triển kinh tế 145 vi
  7. 7.8.2. Lý thuyết cất cánh của W.W. Rostow 146 7.8.3. Lý thuyết về “cái vòng luẩn quẩn” và “ cú huých” từ bên ngoài 147 7.8.4. Lý thuyết về mô hình kinh tế nhị nguyên của Athur Lewis 149 7.8.5. Lý thuyết tăng trƣởng và phát triển kinh tế các nƣớc Châu á gió mùa 151 TỔNG KẾT CHƢƠNG 153 CÂU HỎI ÔN TẬP 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO 155 vii
  8. CHƢƠNG 1: ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC 1.1. Đối tƣợng nghiên cứu, nhiệm vụ của môn lịch sử các học thuyết kinh tế 1.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu của môn học Xã hội loài ngƣời đã và đang trải qua những hình thái kinh tế - xã hội khá nhau. Ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài ngƣời đều có những hiểu biết và cách giải thích hiện tƣợng kinh tế - xã hội nhất định. Việc giải thích các hiện tƣợng kinh tế - xã hội ngày càng trở nên cần thiết đối với đời sống kinh tế của xã hội loài ngƣời. Lúc đầu việc giải thích các hiện tƣợng kinh tế - xã hội xuất hiện dƣới những hình thức tƣ tƣởng kinh tế lẻ tẻ, rời rạc, về sau mới trở thành những quan niệm, quan điểm kinh tế có tính hệ thống của các giai cấp khác nhau. Cho đến ngày nay, đã xuất hiện nhiều trƣờng phái kinh tế với những đại biểu đƣa ra nhiều những quan điểm khác nhau khi đứng trƣớc hiện thực kinh tế - xã hội. Để cung cấp một cách có hệ thống các quan điểm, các học thuyết kinh tế của các trường phái, các đại biểu tiêu biểu trên thế giới gắn với điều kiện lịch sử xuất hiện của chúng, môn lịch sử các học thuyết kinh tế đã ra đời để đáp ứng yêu cầu đó. Lịch sử các học thuyết kinh tế là một môn khoa học xã hội nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các hệ thống quan điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Đối tượng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết kinh tế là hệ thống các quan điểm kinh tế của các đại biểu tiêu biểu của các giai cấp khác nhau trong các hình thái kinh tế xã hội gắn với các giai đoạn lịch sử nhất định. Nó chỉ ra những công hiến, những giá trị khoa học và phê phán có tính lịch sử những hạn chế của các đại biểu trong các trƣờng phái kinh tế học. Tƣ tƣởng kinh tế đƣợc chứa đựng trong ngôn ngữ vì ngôn ngữ là vỏ bọc vật chất của tƣ duy, cho nên Lịch sử các tƣ tƣởng kinh tế chỉ có thể bắt đầu nghiên cứu từ lịch sử thành văn, tức là thời cổ đại đến ngày nay. Nó đƣợc biểu hiện tập trung, khái quát trong các tác phẩm, các chính sách kinh tế hay học thuyết kinh tế Tƣ tƣởng kinh tế, trong đó những quan hệ kinh tế đƣợc phản ánh vào trong ý thức của con ngƣời, đƣợc con ngƣời quan niệm, nhận thức; là kết quả của quá trình nhận thức những quan hệ kinh tế của con ngƣời. Vì vậy, nó phản ánh sự vận động của những quan hệ kinh tế, các giai cấp, nghĩa là phản ánh những điều kiện và hình thức của sản xuất, cùng những quan hệ giai cấp đƣợc phát sinh ra bởi điều kiện và hình thức đó. Chính sự vận động của những quan hệ kinh tế, quan hệ giai cấp quyết định sự ra 1
  9. đời, phát sinh, phát triển và thay thế lẫn nhau của tƣ tƣởng kinh tế. Sự chín muồi của những điều kiện vật chất cho phép sự chín muồi của nhận thức kinh tế. Tƣ tƣởng kinh tế bao giờ cũng là kết quả nhận thức của một ngƣời, một tầng lớp, một giai cấp nhất định trong lịch sử, là vũ khí lý luận nhằm bảo vệ lợi ích trƣớc mắt hoặc lâu dài cho tầng lớp, giai cấp sinh ra nó. Bản chất giai cấp của tƣ tƣởng kinh tế liên hệ chặt chẽ với tính khoa học của nó. Sự phát triển khoa học và áp dụng khoa học đến mức nào tùy thuộc ở chỗ giai cấp đó đóng vai trò tiến bộ đối với sự phát triển của sản xuất hay không? Giai cấp có đóng vai trò tiến bộ, cách mạng trong lịch sử đều có đóng góp to lớn cho sự phát triển khoa học của tƣ tƣởng kinh tế. Giai cấp đó dùng khoa học để đạt mục đích của nó vì vậy tƣ tƣởng của họ mang tính tiến bộ và khoa học. Nhìn chung nó phản ánh đúng đắn quá trình hình thành và phát triển khách quan của các quan hệ kinh tế. Song khi đã hết vai trò tiến bộ trong lịch sử, tƣ tƣởng kinh tế của các giai cấp này sẽ trở thành bảo thủ, kìm hãm sự phát triển của khoa học. Mặt khác, các tƣ tƣởng kinh tế tuân theo các quy luật về mặt nhận thức. Mỗi một bƣớc phát triển của tƣ tƣởng kinh tế, là một bƣớc gần đến chân lý khách quan; mỗi một học thuyết kinh tế là một nấc thang, một viên gạch để dựng nên tòa lâu đài tri thức kinh tế. Về mặt này, lịch sử phát triển của tƣ tƣởng kinh tế là lịch sử của quá trình nhận thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Không có một lý luận kinh tế nào tuyệt đối, hoàn mỹ và cuối cùng cả. Tất cả chỉ là những mắt khâu trong dây chuyền tiến tới chân lý tuyệt đối, cho nên xem xét lại những khái niệm, phạm trù là công việc tất yếu, thƣờng xuyên, là đòi hỏi khách quan của sự phát triển. Với tƣ cách này, lịch sử các tƣ tƣởng kinh tế đã tạo ra cơ sở cho sự thống nhất của tƣ tƣởng kinh tế, là tƣ tƣởng kinh tế nói chung của loài ngƣời. Nhƣ vậy, lịch sử các học thuyết kinh tế chỉ nghiên cứu những quan điểm kinh tế đã phát triển thành một hệ thống nhất định. Hệ thống các quan điểm kinh tế và tổng hợp những tƣ tƣởng kinh tế giải thích các hiện tƣợng kinh tế trong mối liên hệ sản xuất nhất định. Những quan điểm kinh tế chƣa thành hệ thống, nhƣng có ý nghĩa lịch sử, đƣợc trình bày kế tiếp nhau theo tiếp trình lịch sử thuộc về môn lịch sử tƣ tƣởng kinh tế. Mặt khác, lịch sử các học thuyết kinh tế không chỉ nghiên cứu hệ thống các quan điểm kinh tế của các nhà tƣ tƣởng thuộc lĩnh vực kinh tế chính trị học, mà còn nghiên cứu hệ thống các quan điểm về những vấn đề kinh tế hiện đại. 1.1.2. Nhiệm vụ của môn học - Nghiên cứu, đánh giá quan điểm kinh tế của các đại biểu, các trƣờng phái khác nhau trên quan điểm cụ thể. Từ đó cung cấp cho ngƣời học những hiểu biết khái quát về lịch sử phát triển kinh tế của nhân loại, những học thuyết kinh té chủ yếu, chi phối sự phát triển kinh tế trong những thời kỳ khác nhau 2
  10. - Những quan điểm kinh tế phát sinh, phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, gắn với giai cấp nhất định, phục vụ quyền lợi cho giai cấp đó, không có kinh tế phi giai cấp, lịch sử các học thuyết phản ánh tƣ tƣởng kinh tế của các giai cấp khác nhau trong những giai đoạn lịch sử nhất định. - Lịch sử các học thuyết kinh tế ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và nền kinh tế thị trƣờng của nhân loại từ thế kỷ XV đến nay, nó phản ánh sự tồn tại và phát triển xã hội về mặt kinh tế. Mặt khác, nó còn là sự khái quát thực tiễn để trở lại chỉ đạo sự phát triển của bản thân nền kinh tế thị trƣờng. - Với vai trò là môn khoa học có phƣơng pháp luận, lịch sử các học thuyết kinh tế cung cấp một cách có hệ thống các quan điểm, các lý luận kinh tế làm cơ sở cho các khoa học kinh tế khác, đặc biệt là các môn học kinh tế liên quan đến nền kinh tế thị trƣờng. 1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết kinh tế 1.2.1. Phƣơng pháp biện chứng duy vật Cũng nhƣ các môn khoa học khác, Lịch sử các học thuyết kinh tế sử dụng phép biện chứng duy vật - học thuyết về những mối liên hệ, những quy luật chung nhất của sự phát triển của tồn tại và tƣ duy, làm cơ sở của việc nghiên cứu khoa học. Đây là phƣơng pháp chung xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu một cách có hệ thống các quan điểm kinh tế, đồng thời đánh giá đúng đắn công lao và hạn chế của các nhà kinh tế trong lịch sử. Mặt khác, phản ánh một cách khách quan tính phê phán vốn có của các học thuyết kinh tế, không phủ nhận tính độc lập tƣơng đối của các học thuyết kinh tế và vai trò, vị trí lịch sử của nó. 1.2.2. Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học Khi nghiên cứu các hiện tƣợng, quá trình kinh tế cần gạt bỏ đi những yếu tố ngẫu nhiên, tạm thời. Tập trung nghiên cứu những yếu tố mang tính bản chất, quy luật, thƣờng xuyên lặp đi lặp lại. 1.2.3. Phƣơng pháp lôgíc kết hợp với lịch sử Hệ thống các quan điểm kinh tế là kết quả phản ánh các quan hệ kinh tế vào ý thức con ngƣời trong giai đoạn lịch sử nhất định. Nguồn gốc ra đời, sự phát triển và diệt vong của các lý luận kinh tế do cơ sở kinh tế xã hội quyết định. Vì vậy, việc nghiên cứu hệ thống các quan điểm kinh tế đòi hỏi phải tuân thủ một cách triệt để nguyên tắc lôgic - lịch sử. 1.2.4. Một số phƣơng pháp khác Phương pháp phê phán, phân tích và tổng hợp: nhằm đánh giá đúng công lao, đóng góp, hạn chế, tính kế thừa và phát triển của các trƣờng phái kinh tế trong lịch sử. 3
  11. Phương pháp tiếp cận có hệ thống: theo dõi quá trình phát sinh, phát triển của các phạm trù, quy luật kinh tế qua các trƣờng phái, ảnh hƣởng của chúng tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguyên tắc chung cho các phƣơng pháp nghiên cứu môn học lịch sử các học thuyết kinh tế 1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế Trƣớc hết, Lịch sử các học thuyết kinh tế với tƣ cách là một môn khoa học có tính độc lập thực hiện chức năng nhận thức. Chức năng này yêu cầu phải nghiên cứu, đánh khía các quan điểm kinh tế của các đại biểu, các trƣờng phái khác nhau trong quan điểm lịch sử cụ thể. Là một môn khoa học xã hội nghiên cứu những quan điểm kinh tế phát sinh, phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định gắn liền với lợi ích của các giai cấp nhất định nên lịch sử các học thuyết kinh tế có chức năng tƣ tƣởng. Không có tƣ tƣởng kinh tế phi giai cấp. Với chức năng thực tiễn, lịch sử các học thuyết kinh tế cho phép chúng ta nắm vững tính khoa học, của các quan điểm kinh tế, tiếp thu những bài học của lịch sử để đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Lịch sử các học thuyết còn có chức năng phƣơng pháp luận. Nó cung cấp một cách hệ thống các quan điểm, các lý luận kinh tế là cơ sở lý luận cho khoa học kinh tế chính trị và các khoa học kinh tế khác. Đặc biệt là những môn nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến kinh tế thị trƣờng. Với những chức năng trên, việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế là rất cần thiết, là bộ phận không thể tách rời của việc nghiên cứu các khoa học kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Việc nghiên cứu nguồn gốc các phạm trù cơ bản, các quy luật các vấn đề khác của kinh tế chính trị không thể bỏ qua tính lịch sử của chúng. Do vậy, chỉ có thể hiểu một cách sâu sắc và hoàn chỉnh môn kinh tế chính trị sau khi nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế. Trong điều kiện hiện nay, việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế giúp ngƣời học nâng cao hiểu biết về nền kinh tế thị trƣờng và những kiến thức cần thiết để nắm vững và thực hiện thành công đƣờng lối chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc ta. 4
  12. TỔNG KẾT CHƢƠNG Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn khoa học xã hội nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của các hệ thống quan điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản trong các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Đối tƣợng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết kinh tế là hệ thống các quan điểm kinh tế của các giai cấp khác nhau trong hình thái kinh tế - xã hội khác nhau gắn với các giai đoạn lịch sử nhất định. Lịch sử các học thuyết kinh tế chỉ nghiên cứu những quan điểm kinh tế đã đƣợc hình thành nhƣ một hệ thống nhất định. Những quan điểm kinh tế chƣa thành hệ thống nhƣng có ý nghĩa lịch sử thuộc môn Lịch sử tƣ tƣởng kinh tế. Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế là phƣơng pháp duy vật biện chứng. Việc nghiên cứu hệ thống các quan điểm kinh tế đòi hỏi phải thực hiện một cách triệt để nguyên tắc lịch sử. Không nên xem xét di sản của quá khứ bằng tiêu chuẩn hiện tại, không thể đánh giá ý nghĩa của chúng căn cứ vào trình độ khoa học hiện nay. Ngoài ra, việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế cần sử dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp khác nhau, nhƣ: phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học, phƣơng pháp phê phán, phân tích tổng hợp và tiếp cận có hệ thống để thấy rõ đƣợc vai trò lịch sử, đóng góp và hạn chế của các quan điểm kinh tế của các đại biểu khác nhau. Đối với sinh viên thuộc khối chuyên ngành kinh tế, việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế là rất cần thiết, là bộ phận không thể tách rời của việc nghiên cứu các khoa học kinh tế trong giai đoạn hiện nay. 5
  13. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết kinh tế. 2. Phân tích các phƣơng pháp nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết kinh tế. 3. Tƣ tƣởng kinh tế là gì? Trình bày đặc điểm của tƣ tƣởng kinh tế. 4. Tại sao nói việc nghiên cứu môn lịch sử các học thuyết kinh tế là rất cần thiết đối với các khoa học kinh tế trong giai đoạn hiện nay? 5. Trình bày ý nghĩa của việc nghiên cứu môn lịch sử các học thuyết kinh tế. 6. Vai trò của môn lịch sử các học thuyết kinh tế là gì? 7. Tại sao nghiên cứu môn học lịch sử các học thuyết kinh tế lại có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu về nền kinh tế thị trƣờng? 6
  14. CHƢƠNG 2: HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG THƢƠNG 2.1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời chủ nghĩa trọng thƣơng 2.1.1. Cơ sở kinh tế - xã hội Chủ nghĩa trọng thƣơng (CNTT) là hệ thống tƣ tƣởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tƣ sản ra đời trong thời kỳ tan rã của phƣơng thức sản xuất phong kiến, phát sinh phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa (TBCN). CNTT tồn tại từ cuối thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVII ở nhiều nƣớc châu Âu mà điển hình là ở Anh và Pháp. Sự xuất hiện của chủ nghĩa trọng thƣơng gắn liền với những chuyển biến lịch sử to lớn trong thời kỳ này, có thể tóm lƣợc nhƣ sau: - Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, thị trƣờng trong nƣớc mở rộng và thống nhất dần, đồng thời phát triển về hàng hải cũng thúc đẩy giao thƣơng quốc tế và xâm lấn thuộc địa phát triển nhanh. Từ đó thế lực của tầng lớp thƣơng nhân đƣợc tăng cƣờng và dần trở thành bá chủ trong xã hội. Lý tƣởng ôn hòa của thời Trung cổ đi vào bóng tối của thời gian, ngƣời ta xác định chỉ có giầu sang là điều mong ƣớc duy nhất trên cõi đời và lăn xả vào mọi hoạt động để làm giầu, tiền đƣợc dùng nhƣ là một phƣơng tiện trung gian trao đổi với tƣ cách là tƣ bản để mƣu lợi (theo công thức T-H-T’). - Bộ mặt chính trị - xã hội cũng thay đổi khác hẳn với thời Trung cổ: Chế độ quân chủ đƣợc củng cố, mọi quyền hành tập trung về tay trung ƣơng, guồng máy cai trị đƣợc tăng cƣờng, sử dụng lực lƣợng quân sự khổng lồ, và nhà vua phải dựa vào sựa giúp đỡ tài chính của tầng lớp thƣơng gia tƣ sản trong xã hội. Giai cấp phong kiến có sự phân hóa: các vƣơng hầu quí tộc lớn mạnh không chịu khuất phục ngai vua. Nông nô muốn thoát khỏi ách thống trị của lãnh chúa, và tầng lớp nhân dân thành thị ( gồm thợ thủ công, tiểu thƣơng, tiểu chủ ở thị trấn) cũng muốn chấm dứt sự đô hộ của giới quí tộc, do đó địa vị của giai cấp phong kiến bắt đầu lung lay. Sự phân hóa giầu nghèo ngày càng sâu sắc. Do có khối lƣợng vàng bạc khổng lồ tràn ngập thị trƣờng Châu Âu, nhu cầu và sức mua của ngƣời tiêu thụ tăng trong khi sức sản xuất không thay đổi, thậm chí có khuynh hƣớng giảm, nhƣng tƣ bản thƣơng nhân đƣợc lợi làm giàu nhanh chóng. 2.1.2. Cơ sở phƣơng pháp luận + Xuất hiện phong trào phục hƣng chống lại những tƣ tƣởng đen tối thời Trung cổ: xuất hiện những tƣ tƣởng mới về chủ nghĩa nhân đạo tƣ sản, chủ nghĩa duy vật trong triết học, các ngành khoa học tự nhiên phát triển mạnh nhƣ thiên văn học, cơ học, hóa học (Đại diện là các nhà khoa học thiên tài nhƣ Galile, Kopecnic, Kepsler ) 7
  15. + Ngƣời dân có mơ ƣớc về công bằng xã hội và có sự chuyển biến cơ bản trong tâm lý: trƣớc kia con ngƣời chỉ nghĩ đến tôn giáo, đạo lý. Giờ họ nghĩ đến thực tiễn, hƣớng tới các môn khoa học và quyền lợi vật chất. Các quan niệm tích cực không cấm đoán giầu sang, xem sự thành công là vật chất là phép lành do Chúa ban cho. Đây là điều khích lệ đối với những ngƣời có óc kinh doanh làm giầu, tạo điều kiện thúc đẩy những hành vi tích lũy theo kiểu tƣ bản chủ nghĩa. + Về quan điểm chính trị: nổi bật là 2 ý niệm căn bản: Một là, phải củng cố nền độc lập và chủ quyền từng quốc gia. Hai là, xem con ngƣời nhƣ là một thực thể, một công dân của quốc gia, một thành phần của nhân loại, đề cao cá tính và vai trò của mỗi cá nhân. Từ đó khuynh hƣớng chính trị lập quốc và phát triển kinh tế theo hƣớng TBCN đƣợc đẩy mạnh. + Đặc biệt là những phát kiến địa lý (thể kỷ XV - XVI) tìm ra châu Mỹ, đƣờng biển qua châu Phi, từ châu Âu sang ấn Độ tạo điều kiện mở rộng thị trƣờng xâm chiếm thuộc địa, làn sang du thƣơng chuyển vàng từ châu Mỹ về châu Âu Vai trò của tƣ bản thƣơng nghiệp đƣợc nêu cao, nó đòi hỏi phải có lý thuyết kinh tế chỉ đạo. 2.2. Tƣ tƣởng và đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa trọng thƣơng 2.2.1. Tƣ tƣởng cơ bản của chủ nghĩa trọng thƣơng - CNTT đánh giá cao vai trò của tiền tệ: CNTT coi tiền tệ là nội dung căn bản của của cải, một nƣớc càng có nhiều tiền (vàng) thì càng giàu. Hàng hóa chỉ là phƣơng tiện làm tăng khối lƣợng tiền tệ. Do đó mục đích chủ yếu trong chính sách kinh tế của mỗi quốc gia là phải gia tăng đƣợc khối lƣợng tiền tệ. - CNTT lấy tiền làm tiêu chuẩn để đánh giá mọi hình thức hoạt động nghề nghiệp: Họ cho rằng chỉ có hoạt động ngoại thƣơng mới là nguồn gốc thật sự của của cải. Trong hoạt động ngoại thƣơng phải thực hiện xuất siêu. “Nội thương là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm. Muốn tăng của cải phải có ngoại thương nhập dẫn của cải qua nội thương” - CNTT cho rằng lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông mua bán, trao đổi sinh ra: Lợi nhuận thƣơng nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt. Trong trao đổi phải có bên thua để bên kia đƣợc, dân tộc này làm giàu bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc khác. - Tính chất dân tộc là một trong những đặc điểm nổi bật của hệ tư tưởng của CNTT: Những ngƣời theo CNTT chú trọng chủ yếu đến việc xây dựng thị trƣờng dân tộc, ở mỗi nƣớc có những biện pháp tích lũy tiền tệ khác nhau. Họ không những nói đến sự 8
  16. tăng của cải nói chung, mà còn nói đến sự tăng của cải ở mỗi nƣớc nhất định bằng cách làm phá sản nƣớc khác. 2.2.2. Đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa trọng thƣơng - Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu CNTT là lĩnh vực lƣu thông trao đổi K.Marx đã chỉ ra rằng: chủ nghĩa trọng thƣơng thế kỷ XVI - XVII đã đi theo “Cái hình thái chói lọi của giá trị trao đổi và đứng trên lĩnh vực thô sơ lưu thông hàng hóa để xem xét nền sản xuất TBCN”. - Tính lý luận còn yếu: Hệ thống quan điểm của CNTT còn yếu về tính lý luận, họ chƣa biết đến quy luật kinh tế, không thừa nhận quy luật kinh tế. Những đề xuất trong chính sách kinh tế của họ thƣờng đƣợc nêu ra dƣới hình thức lời khuyên thực tiễn, mang nặng tính chất kinh nghiệm. - Đề cao vai trò của Nhà nước: CNTT đánh giá cao các chính sách kinh tế của Nhà nƣớc, dựa vào chính quyền Nhà nƣớc để tích lũy tiền tệ. Họ cho rằng chỉ có dựa vào Nhà nƣớc mới có thể phát triển đƣợc kinh tế. - CNTT tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế hàng hóa và kho học kinh tế: Những quan niệm của CNTT kinh tế là một bƣớc tiến bộ to lớn so với thời trung cổ. Nó đoạn tuyệt với nền kinh tế tự cung, tự cấp và giáo lý phong kiến để phát triển nền kinh tế hàng hóa TBCN, mở đƣờng cho sự phát triển của khoa học kinh tế 2.3. Các giai đoạn phát triển của Chủ nghĩa trọng thƣơng 2.3.1. Giai đoạn thế kỷ XV-XVI Thời kỳ này đƣợc coi là thời kỳ “Chủ nghĩa tiền tệ” hay “ chủ nghĩa vàng”.Tƣ tƣởng trung tâm của thời kỳ này là: bản cân đối (hệ thống) tiền tệ: - Theo họ cân đối tiền tệ là ngăn chặn không cho đem tiền ra nƣớc ngoài, khuyến khích mang tiền từ nƣớc ngoài về. - Phải cân đối tiền tệ theo hƣớng “Thu” phải lớn hơn “Chi”, phải đem tiền về càng nhiều càng tốt bằng con đƣờng ngoại thƣơng, phải giữ tiền tệ trong nƣớc không “chảy” ra nƣớc ngoài, và phải bằng mọi cách thu hút tiền nƣớc ngoài vào trong nƣớc. - Chủ trƣơng hạn chế tối đa nhập khẩu hàng hóa từ nƣớc ngoài về, cấm xuất khẩu tiền. Khuyến kích xuất khẩu hàng ra nƣớc ngoài, và sau khi bán hàng ở nƣớc ngoài phải đem tiền về. - Lập hàng rào thuế quan, giảm lợi tức cho vay để bảo vệ và khuyến khích sản xuất trong nƣớc. - Giai đoạn này chính là giai đoạn tích lũy về tiền của chủ nghĩa tƣ bản có sự tham gia của Nhà nƣớc. 9
  17. 2.3.2. Giai đoạn giữa thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII Thời kỳ này đƣợc coi là “chủ nghĩa trọng thƣơng thực sự”. - Đặc điểm là vẫn coi sự giàu có là tiền tệ, một nƣớc phải tích lũy tiền, và con đƣờng làm giàu vẫn là ngoại thƣơng. - Nhƣng khác thời kỳ đầu là ở chỗ: không coi “cân đối tiền tệ” là chính, coi “cân đối thƣơng nghiệp” là chính. - Không cấm xuất khẩu tiền, lên án việc tích trữ tiền ở trong nƣớc, đồng thời khuyến khích mở rộng xuất khẩu, cũng tán thành việc nhập khẩu hàng hóa từ nƣớc ngoài với quy mô lớn nếu có tác dụng đối với nền kinh tế. + Cấm xuất khẩu công cụ và nguyên liệu, thực hiện thƣơng mại trung gian, khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ hàng hóa trong nƣớc. + Đối với nhập khẩu: tán thành nhập khẩu nguyên vật liệu để đem chế biến xuất khẩu. - Cho phép xuất khẩu tiền để đẩy mạnh buôn bán và lƣu thông hàng hóa, lên án việc tích lũy tiền. - Mục đích chính của gia đoạn này vẫn là tích lũy tiền cho chủ nghĩa tƣ bản nhƣng bằng các biện pháp kinh tế là chủ yếu. 2.4. Đặc điểm chủ nghĩa trọng thƣơng một số nƣớc 2.4.1. Chủ nghĩa trọng thƣơng Anh CNTT ở Anh ra đời sớm và chín muồi nhất Tây Âu trong thế kỷ XVI - XVII. CNTT ở Anh phát triển qua 2 giai đoạn: - Giai đoạn I (thế kỷ XV - XVI) đƣợc gọi là giai đoạn hệ hống về “Bảng Cân đối tiền tệ”. Đại biểu điển hình là William Stapphot (1554 - 1912) Ở giai đoạn này các nhà kinh tế đồng nhất của cải với tiền tệ, họ chƣa hiểu quan hệ giữa lƣu thông hàng hóa và lƣu thông tiền tệ. Những ngƣời theo CNTT tìm mọi cách để tăng của cải tiền tệ, tích lũy tiền tệ bằng biện pháp hành chính nhƣ: cấm xuất khẩu tiền tệ ra nƣớc ngoài, tập trung buôn bán vào những vùng có thể kiểm soát đƣợc, bắt thƣơng nhân nƣớc ngoài phải tiêu hết tiền trên đất Anh, tỷ giá hối đoái và số lƣợng tiền đƣợc quy đổi với ngƣời nƣớc ngoài theo đúng quy định của Nhà nƣớc. Nhận xét về giai đoạn của CNTT, Friedrich Engels viết :“Các dân tộc chống đối nhau như những kẻ bủn xỉn, hai tay ôm giữ túi tiền qúy báu, nhìn sang láng giềng với con mắt ghen tỵ, đa nghi” - Giai đoạn II (cuối thế kỷ XVI và thế kỷ XVII) đƣợc gọi là giai đoạn học thuyết về “Bảng cân đối thương mại”. Đại biểu điển hình là Thomas Mun (1571 - 1941). Ở thời kỳ này những ngƣời trọng thƣơng chủ nghĩa đã thấy rõ hơn mối quan hệ giữa lƣu thông hàng hóa và lƣu thông tiền tệ, họ khuyến khích xuất khẩu tiền nhằm mua nguyên liệu sản xuất hàng hóa, bán hàng hóa để thu đƣợc số tiền lớn hơn. Hơn 10
  18. nữa họ cho rằng: Trong buôn bán thƣơng nghiệp phải đảm bảo xuất siêu, thực hiện thƣơng nghiệp trung gian, thực hiện chính sách thuế quan bảo hộ, khuyến khích xuất khẩu hàng hóa Tƣ tƣởng xuất phát của những biện pháp thƣơng nghiệp, theo Thomas: nếu tiền tệ đẻ ra thƣơng nghiệp cũng đẻ ra tiền tệ, ngƣời nào có hàng hóa thì sẽ có tiền. 2.4.2. Chủ nghĩa trọng thƣơng Pháp Đại biểu nổi tiếng là Antoine Montchrestien (1575 - 1621) và Jean Baptiste Colbert (1618 - 1683) - A. Montchretin là ngƣời đầu tiên nêu ra danh từ “Chính trị kinh tế học” những quan điểm của ông phản ánh thời kỳ quá độ từ học thuyết “Bảng cân đối tiền tệ” sang học thuyết về bảng cân đối thƣơng mại . Điều kiện kinh tế - xã hội của Pháp lúc đó (1/2 dân số là nông dân) đã tác động đến tƣ tƣởng kinh tế của A. Montchretin. Ông coi nông dân là chỗ dựa của Nhà nƣớc, tài sản của đất nƣớc không chỉ là tiền mà con là số dân (đặc biệt là nông dân) thƣơng mại là mục đích chủ yếu của nhiều ngành nghề khác nhau, lợi nhuận thƣơng nghiệp là chính đáng. - J.B.Colbert đã đề ra hệ thống tài chính của Pháp trong vòng 100 năm nên còn gọi là chủ nghĩa Colbert. Ông cũng cho rằng ngoại thƣơng có khả năng làm cho thần dân sung túc, sự hùng cƣờng của quốc gia là do số lƣơng tiền tệ quyết định. Ông rất chú trọng phát triển công nghiệp nhƣng những biện pháp nhằm thúc đẩy công nghiệp của ông lại làm cho nông nghiệp sa sút nhƣ chính sách hạ giá hàng nông phẩm, bắt bán lúa mì với bất cứ giá nào khi đã mang ra thị trƣờng không đƣợc chở về nhà. Tóm lại, những ngƣời trọng thƣơng chủ nghĩa đều nhằm mục đích tích lũy thật nhiều tiền tệ chú trọng phát triển thƣơng nghiệp nhƣng, ở mỗi nƣớc có khác nhau về phƣơng pháp thực hiện và chịu sự tác động của hoàn cảnh kinh tế- xã hội. So với ở Anh thì ở Pháp CNTT ít tính lý luận, thiên về hoạt động thực tiễn, tính chất trọng thƣơng có phần không triệt để và bắt đầu của sự tan rã . 2.5. Quá trình tan rã của Chủ nghĩa trọng thƣơng 2.5.1. Nguyên nhân CNTT tan rã Sự tãn rã của CNTT bắt đầu từ thế kỷ XVII trƣớc hết là ở Anh, do sự phát triển của công trƣờng thủ công, lợi tích của giai cấp tƣ sản đã chuyển sang lĩnh vực sản xuất. Thời kỳ tích lũy ban đầu của CNTB đã kết thúc và thời kỳ sản xuất TBCN đã bắt đầu. Tính chất phiến diện của CNTT đã bộc lộ rõ ràng khi coi tiền tệ là tiêu chuẩn duy nhất của tài sản quốc gia chỉ coi trọng lƣu thông trao đổi, không biết đến quy luật kinh tế, điều hành nền kinh tế chủ yếu dựa vào sự can thiệp chính của Nhà nƣớc. 2.5.2. Sự phê phán Chủ nghĩa trọng thƣơng Đại biểu cho thời kỳ tan rã của CNTT là nhà kinh tế học ngƣời Anh Duley North (1641 - 1695), ông đã phê phán những quan điểm cơ bản của CNTT. 11
  19. - Về ngoại thƣơng: Nếu CNTT cho ngoại thƣơng là chiến tranh, là biện pháp làm thiệt hại bên kia để làm giàu, thì D. North cho rằng thƣơng nghiệp là sự trao đổi có lợi cho cả hai bên. - Khi đánh giá về tiền tệ ông cho rằng số lƣợng tiền tệ phụ thuộc vào yêu cầu của lƣu thông thƣơng nghiệp. Nếu tiền tệ tăng nhiều thì số tiền thừa sẽ chạy ra nƣớc ngoài hoặc đi vào tích trữ và ngƣợc lại. - Ông bác bỏ sự can thiệp trực tiếp của Nhà nƣớc, nêu khẩu hiệu tự do kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc. 12
  20. TỔNG KẾT CHƢƠNG Có thể đánh giá chủ nghĩa trọng thƣơng qua hai điểm cơ bản nhƣ sau: - Thứ nhất, trong điều kiện lịch sử thế kỷ từ XV – XVII, quan điểm của chủ nghĩa trọng thƣơng đã có bƣớc tiến bộ lớn so với chính sách và tƣ tƣởng phong kiến thời Trung cổ. Điều này thể hiện ở chỗ: + Tƣ tƣởng kinh tế phong kiến là tƣ tƣởng của nền kinh tế tự cung, tự cấp (nền kinh tế tự nhiên) nên rất hạn chế, nó cản trở việc giao lƣu buôn bán, do đó cản trở sự phát triển sản xuất. CNTT đã khắc phục hạn chế này, thúc đẩy sự phát triển lực lƣợng sản xuất của nhân loại lên một bƣớc. + Các học giả trọng thƣơng, lần đầu tiên trong lịch sử đã cố gắng nhận thức và giải thích hiện tƣợng kinh tế dƣới góc độ lý luận, học đã biết dựa vào những thành tựu tri thức nhân loại và biết áp dụng các phƣơng pháp khoa học. Do đó, đã mở ra kỷ nguyên mới cho việc nghiên cứu và nhận thức các vấn đề kinh tế trên cơ sở đúng đắn khoa học; đoạn tuyệt hẳn với tƣ tƣởng kinh tế thời Trung cổ giải thích các hiện tƣợng kinh tế bằng các quan niệm tôn giáo. - Thứ hai, tuy nhiên CNTT còn nhiều hạn chế, thể hiện ở chỗ: + Những thành tựu đạt đƣợc còn nhỏ bé, việc giải thích các vấn đề kinh tế còn quá đơn giản. + Các học giả trọng thƣơng mới chỉ nêu ra các nguyên tắc, cƣơng lĩnh dựa trên sự mô tả, xem xét bề ngoài chứ chƣa thực sự tìm đƣợc các quy luật phản ánh bản chất hiện tƣợng kinh tế. + Tầm nhìn của họ còn phiến diện; mới chỉ dừng lại ở lƣu thông chƣa nghiên cứu đƣợc quá trính sản xuất, đồng thời chƣa nhận thức đƣợc toàn bộ sự vật (trƣớc hết là bản chất tiền tệ). 13
  21. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày điều kiện lịch sử ra đời và đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa trọng thƣơng. 2. Tại sao những ngƣời trọng thƣơng chủ nghĩa đánh giá cao vai trò của tiền tệ và thƣơng nghiệp. 3. Hãy nêu những đặc điểm và tƣ tƣởng kinh tế chủ yếu của CNTT. 4. CNTT phát triển qua mấy giai đoạn, nội dung của từng giai đoạn là gì và nó đƣợc thể hiện nhƣ thế nào ở Anh và Pháp? 5. Đánh giá những đóng góp tích cực của CNTT vào sự phát triển trong giai đoạn đầu của CNTB. 6. Trình bày đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa trọng thƣơng. Chủ nghĩa trọng thƣơng có những đóng góp và hạn chế cơ bản nào? 7. Tại sao nói chủ nghĩa trọng thƣơng có vai trò quan trọng trong việc hình thành phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa. 14
  22. CHƢƠNG 3 HỌC THUYẾT KINH TẾ TƢ SẢN CỔ ĐIỂN 3.1 Trƣờng phái trọng nông 3.1.1. Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện chủ nghĩa trọng nông 3.1.1.1.Thời kỳ tích lũy nguyên thủy tư bản kết thúc Cũng nhƣ Chủ nghĩa trọng thƣơng, Chủ nghĩa trọng nông (CNTN) xuất hiện trong khuôn khổ thời kỳ quá độ phong kiến sang chế độ TBCN, nhƣng ở giai đoạn phát triển kinh tế trƣởng thành hơn. Vào thế kỷ XVIII, ở Tây Âu đã phát triển theo con đƣờng TBCN và ở nƣớc Anh cách mạng công nghiệp đã bắt đầu. Ở nƣớc Pháp, CNTB với hệ thống công trƣờng thủ công đã bén rễ một cách vững chắc. Điều đó đòi hỏi phải xét lại cƣơng lĩnh kinh tế và học thuyết của CNTT là cấp thiết. Thời kỳ tích lũy ban đầu đã chấm dứt và việc dùng thƣơng mại để bóc lột các nƣớc thuộc địa đã không còn phù hợp. Do sự phát triển của hệ thống công trƣờng thủ công làm cho lợi nhuận của công nghiệp cao hơn và ổn định hơn so với lợi nhuận thƣơng nghiệp, giai cấp tƣ sản lớn mạnh và đòi hỏi sự tự do hóa thƣơng mại. Các quan điểm đề cao tiền và nguồn gốc giàu có của các dân tộc là dựa vào đi buôn tỏ ra lỗi thời lạc hậu, cản trở quá trình sản xuất. 3.1.1.2.Thời kỳ quá độ từ phong kiến lên tư bản chủ nghĩa Chủ nghĩa trọng nông (CNTN) xuất hiện vào giữa thế kỷ XVIII từ nền kinh tế đặc biệt của Pháp lúc bấy giờ là sự đình đốn của kinh tế nông nghiệp. Sự thống trị hà khắc của chế độ chiếm hữu phong kiến về ruộng đất với mức độ bóc lột cao. Địa tô phong kiến chiếm từ 1/4 đến 1/3 số nông phẩm sản xuất ra, ngoài ra nông dân còn phải nộp nhiều thứ thuế khác và thuế thập phân cho nhà thờ. Nông nghiệp còn bị thiệt hạ nặng nề do chính sách trọng thƣơng của bộ trƣởng tài chính Colbert nhƣ: hạ giá thành ngũ cốc, thực hiên các biện pháp cƣớp bóc nông nghiệp để phát triển công nghiệp “ăn đói để xuất khẩu”. Tình hình trên đã làm cho nông nghiệp sa sút đời sống của nông dân Pháp túng quẫn, nạn đói kéo dài nên nhà thờ Volte đã mỉa mai rằng: “nông dân bàn tán về lúa mỳ nhiều hơn là về thƣợng đế”. Để chống lại tƣ tƣởng của CNTT, tìm đƣờng giải phóng kinh tế nông dân khỏi quan hệ sản xuất phong kiến, phát triển nông nghiệp theo kiểu TBCN trƣờng phái trọng nông đã xuất hiện. Đặc điểm chung của phái trọng nông là đã chuyển đổi tƣợng nghiên cứu của KTCT sang lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. CNTN đánh giá cao vai trò của ngành 15
  23. nông nghiệp. Vì họ cho rằng: xã hội loài ngƣời phát triển theo quy luật tự nhiên, là nông nghiệp. Chỉ có lao động nông nghiệp mới là lao động có ích, lao động sinh lời, vì nó tạo ra sản phẩm thuần tuý cho xã hội, nên muốn giàu có phải phát triển nông nghiệp. Những đại biểu xuất sắc của CNTN là Fransois Quesnay ( 1694 - 1774) và Anne Bobert Jacqué Turgot ( 1727 - 1771). K. Mark coi những ngƣời thuộc trƣờng phái trọng nông là những ngƣời bênh vực chủ nghĩa tƣ bản, vạch rõ sự cần thiết phải chuyển sang lối kinh doanh theo TBCN: “Chủ nghĩa tƣ bản tự mở cho mình một con đƣờng trong khuôn khổ xã hội phong kiến”. 3.1.2. Những quan điểm, lý luận, học thuyết kinh tế chủ yếu của trƣờng phái trọng nông 3.1.2.1. Phái trọng nông phê phán gay gắt chủ nghĩa trọng thương Một là, lợi nhuận của thƣơng nhân có đƣợc là do tiết kiệm các khoản chi phí thƣơng mại. Theo các nhà kinh tế trọng nông lợi nhuận mà thƣơng nhân có đƣợc chỉ là sự tiết kiệm các khoản chi phí thƣơng mại. Thực ra, đối với việc mua bán hàng hóa, cả hai bên mua và bán đều không đƣợc và mất gì. Ông khẳng định tiền của thƣơng nhân không phải là lợi nhuận của quốc gia. Còn Turgot cho rằng: bản thân thƣơng mại không thể tồn tại đƣợc nếu nhƣ đất đai đƣợc chia đều cho mỗi ngƣời và mỗi ngƣời chỉ có số “cần thiết để sinh sống”. Hai là, phê phán việc đánh giá quá cao vai trò của tiền tệ. Họ cho rằng tiền nhiều hay ít không nghĩa lý gì, chỉ cần có đủ tiền để giữ vững giá cả tƣơng ứng với hàng hóa. Boisguillebert đã phê phán gay gắt tƣ tƣởng trọng thƣơng đã đề quá cao vai trò của đồng tiền, lên án gay gắt chính sách giá cả của bộ trƣởng Colbert. Ông chứng minh rằng của cải một quốc dân chính là những vật hữu ích và trƣớc hết là sản phẩm của nông nghiệp cần phải đƣợc khuyến khích. Ba là, chống lại các đặc quyền về thuế và phải có thuế thống nhất, điều này sẽ làm tăng tự do lƣu thông, kích mọi ngƣời sản xuất và làm giàu. Bốn là, phê phán thƣơng nghiệp đề cao sản xuất thực tế.Chủ nghĩa trọng thƣơng coi tích lũy vàng là nguồn gốc của sự giầu có, do đó đẻ ra đội thuyền buôn chuyên đi bóc lột. Ngƣợc lại chủ nghĩa trọng nông cho rằng, cần phải có một nền nông nghiệp làm giàu cho tất cả mọi ngƣời. Tiền bạc không là gì cả, sản xuất mới là thực tế. Năm là, đề cao tự do lƣu thông, tự do thƣơng mại, phê phán bảo hộ. Họ đề cao tự do lƣu thông, tự do thƣơng mại tạo ra nguồn lực làm giầu, làm tăng trƣởng kinh tế. Sáu là, Nếu chủ nghĩa trọng thƣơng biến nhà nƣớc thành nhà kinh doanh và mở đƣờng cho nhà kinh doanh hoạt động. Chủ nghĩa trọng nông lại chủ trƣơng “tự do 16
  24. hành động”, “chống lại nhà nƣớc toàn năng”, tính tự do tƣ nhân không bị pháp luật và nghiệp đoàn làm suy yếu. 3.1.2.2. Cương lĩnh chính sách kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Về thực chất cƣơng lĩnh là những quan điểm, những chiến lƣợc và chính sách nhằm phát triển kinh tế, trƣớc hết và chủ yếu là phát triển nông nghiệp: - Quan điểm về Nhà nước: Họ cho rằng Nhà nƣớc có vai trò tối cao đứng trên tất cả các thành viên xã hội, Nhà nƣớc có xu thế toàn năng, bênh vực quyền lợi cho quý tộc, địa chủ và nhà buôn. - Quan điểm ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp: Họ quan niệm, chỉ có sản xuất nông nghiệp mới sản xuất ra của cải hàng hóa do đó chi phí cho sản xuất nông nghiệp là chi phí cho sản xuất, chi phí sinh lời, do vậy chính phủ cần phải đầu tƣ tăng chi phí cho nông nghiệp. Chính sách cho chủ trang trại đƣợc tự do lựa chọn ngành sản xuất kinh doanh, lựa chọn súc vật chăn nuôi, có ƣu tiên về cung cấp phân bón. Khuyến khích họ xuất khẩu nông sản đã tái chế, không nên xuất khẩu nguyên liệu thô: tiêu thụ nhƣ thế nào thì phải sản xuất cái để xuất khẩu nhƣ thế ấy. Chính sách đầu tƣ cho đƣờng xá, cầu cống: Lợi dụng đƣờng thuỷ rẻ để chuyên chở hàng hóa. Cần chống lại chính sách giá cả nông sản thấp để tích lũy trên lƣng nông dân. Bởi vậy đã không khuyến khích đƣợc sản xuất, không có lợi cho sản xuất và đời sống nhân dân. Cách quản lý tốt nhất là duy trì sự tự do hoàn toàn của cạnh tranh. - Quan điểm về tài chính: Đặc biệt là vấn đề thuế khóa, phân phối thu nhập Nên ƣu đãi cho nông nghiệp, nông dân và chủ trại, chứ không phải ƣu đãi cho quý tộc, tăng lữ, nhà buôn. Nhƣ vậy, cƣơng lĩnh kinh tế của phái trọng nông đã vạch rõ một số quan điểm, chính sách mở đƣờng cho nông nghiệp phát triển theo định hƣớng mới. Cƣơng lĩnh coi trọng và đề cao sản xuất nông nghiệp. Song, cƣơng lĩnh có những điểm hạn chế: đó là chƣa coi trọng vai trò của công nghiệp, thƣơng mại, của kinh tế thị trƣờng, mà có xu thế thuần nông. 3.1.2.3. Học thuyết về trật tự tự nhiên CNTN đã dùng học thuyết về luật tự nhiên để rút ra những kết luận trong kinh tế. Theo F. Quesnay có 2 loại quy luật tự nhiện: Quy luật vật lý tác động trong lĩnh vực tự nhiên và quy luật luân lý tác động trong lĩnh vực kinh tế xã hội. Quy luật luân lý cũng tất yếu nhƣ quy luật vật lý. Nội dung cơ bản của thuyết trật tự tự nhiên là: - Thừa nhận vai trò của tự do cá nhân, coi dó là luật tự nhiên của con ngƣời không thể thiếu đƣợc. Chống lại chế độ phong kiến và xem nó là chế độ không bình thƣờng . - Chủ trƣơng thực hiện tự do cạnh tranh giữa những ngƣời sản xuất hàng hóa. 17
  25. - Thừa nhận quyền bất khả xâm phạm đối với chế độ tƣ hữu. - Nhà nƣớc không nên can thiệp sâu vào kinh tế, Nhà nƣớc nhƣ ngƣời làm vƣờn không nên đụng chạm đến rễ cây mà chỉ nên chăm sóc vƣờn cây thôi. Nhƣ vậy, nội dung của luật tự nhiên của F. Quesnay về căn bản là quy luật tƣ sản. 3.1.2.4. Học thuết về “sản phẩm ròng” Học thuyết về “sản phẩm ròng” sản phẩm thuần tuý là lý thuyết trọng tâm của CNTN. Những ngƣời theo CNTN cho rằng: sản phẩm thuần tuý là số chênh lệch giữa tổng sản phẩm và chi phí sản xuất. Nó là số dôi ra ngoài chi phí sản xuất. Nó đƣợc tạo ra trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, còn trong công nghiệp không tạo ra sản phẩm thuần tuý. Họ giải thích rằng trong công nghiệp quá trình tạo ra sản phẩm mới chỉ là quá trình kết hợp giản đơn những chất cũ có sẵn trong tự nhiên, không có sự tăng lên về chất nên không tạo ra sản phẩm thuần tuý . Ngƣợc lại, trong nông nghiệp nhờ có sự tác động của tự nhiên nên có sự tăng thêm về chất, tạo ra chất mới, tạo ra sản phẩm thuần tuý . Nhƣ vậy, CNTN là giải thích nguồn gốc của sản phẩm thuần tuý theo tinh tinh thần của chủ nghĩa tự nhiên, tựa hồ nhƣ đất đai là nguồn gốc của sản phầm thuần tuý. Cách giải thích này đã che lấp cái hạt nhân hợp lý trong học thuyết về sản phẩn thuần tuý của họ là ở chỗ đã coi sản phẩm thuần tuý là một sản phẩm lao động của ngƣời công nhân làm thuê trong lĩnh vực nông nghiệp biến thành phần thu nhập của giai cấp tƣ sản và địa chủ. 3.1.2.5. Học thuyết về lao động sản xuất và lao động không sinh lời Từ lý thuyết về sản phẩm thuần tuý Quesnay cho rằng: lao động sản xuất là lao động tạo ra sản phẩm thuần tuý, Lao động nào không tạo ra sản phẩm thuần tuý là lao động không sinh lời. Nhƣ vậy chỉ có lao động nông nghiệp tạo ra sản phẩm thuần tuý nên nó là lao động sản xuất, còn lao động công nghiệp là lao động không sinh lời . 3.1.2.6. Học thuyết về giai cấp Căn cứ vào học thuyết về sản phẩm thuần tuý Quesnay chia xã hội thành ba giai cấp: - Giai cấp thứ nhất là những ngƣời tạo ra sản phẩm thuần tuý (gồm tất cả những ngƣời trong nông nghiệp, chủ đồn điền và công nhân của họ). - Giai cấp thứ hai là những ngƣời thu sản phẩm thuần tuý (ngƣời sở hữu). - Giai cấp thứ ba là giai cấp không sản xuất, không sinh lợi (những ngƣời trong lĩnh vực công nghiệp và thƣơng nghiệp). Nhƣ vậy, Quesnay đã không hiểu cơ sở phân chia giai cấp của xã hội, đã không phân biệt nhà tƣ sản với công nhân làm thuê, đã gắn sự phân chia đó với sự phân chia theo ngành. 18
  26. Về sau, Turgot đã bổ sung sự mới mẻ vào quan niệm về giai cấp. Ông chia xã hội thành 5 giai cấp: - Trong nông nghiệp có giai cấp công nhân nông nghiệp và giai cấp các nhà tƣ bản nông nghiệp. - Trong công nghiệp có giai cấp công nhân công nghiệp và giai cấp các nhà tƣ bản công nghiệp. - Giai cấp thứ 5 là giai cấp sở hữu. Nhƣ vậy so với F. Quesnay, Turgot đã thấy giai cấp tƣ sản riêng biệt trong công nghiệp và trong nông nghiệp, nhƣng việc phân chia giai cấp vẫn dựa vào ngành sản xuất. 3.1.2.7. Lý luận về tiền lương và lợi nhuận Turgot đã phân biệt sự khác nhau giữa chủ xí nghiệp và công nhân: “công nhân là ngƣời mất hết tƣ liệu sinh hoạt”, tiền lƣơng của công nhân là thu nhập theo lao động, còn sản phẩm thuần tuý là thu nhập của nhà tƣ bản gọi là lợi nhuận. Nhƣ vậy, lợi nhuận là thu nhập không lao động do công nhân tạo ra . Ngoài ra Turgot còn đặt nền móng cho tƣ tƣởng về lợi nhuận bình quân giữa các ngành và xu hƣớng giảm tỷ suất lợi nhuận. 3.1.2.8. Lý luận về tư bản CNTT coi tƣ bản là tiền, còn Quesnay coi tƣ bản không phải là bản thân tiền tệ mà là tƣ liệu sản xuất mua bằng tiền tệ mà là tƣ liệu sản xuất mua bằng tiền tệ đó. Theo ông thành phần của giá trị trong sản phẩm nông nghiệp gồm 3 bộ phận: - Tiền ứng ra đầu tiên (chi phí về máy móc, nhà xƣởng ) - Tiền ứng trƣớc hàng năm (chi phí về giống và tiền lƣơng ) - Sản phẩm thuần tuý. Nhƣ vậy Quesnay là ngƣời đầu tiên trong lịch sử, đã dựa vào tính chất chu chuyển của tƣ bản để chia tƣ bản thành tƣ bản ứng trƣớc đầu tiên, tƣ bản ứng ra hàng năm, tức là mầm mống của việc phân chia tƣ bản thành tƣ bản cố định và tƣ bản lƣu động . Quan điểm của Quesnay về tƣ bản đã đƣợc Turgot tiếp tục phát triển. Ông là ngƣời đầu tiên nêu ra khái niệm tƣ bản, theo ông tƣ bản không chỉ là tiền tệ, mà là giá trị của tiền tiền đƣợc tích lũy lại. tƣ bản gồm có giá trị, hơn nữa chỉ gồm có giá trị có thể tích lũy đƣợc. Đồng thời Turgot cũng là ngƣời đầu tiên chia tƣ bản thành tƣ bản cố định và tƣ bản lƣu động. 19
  27. 3.1.3. Những đại biểu của Chủ nghĩa trọng nông. 3.1.3.1. Francois Quesnay (1694-1774): Là ngƣời sáng lập ra trƣờng phái trọng nông ở Pháp, con một chủ ruộng đất nhỏ. Ngƣời có năng lực phi thƣờng, năm 1718 nhận học vị phẫu thuật quốc gia, năm 1749 trở thành ngự y viên, sống trong cung điện Vesxay. Năm 1752 do trung thành phục vụ nên phong tƣớc quý tộc. Mãi đến lúc tuổi già, năm 1573 Quesnay nghiên cứu kinh tế. Những tác phẩm chính của Quesnay: - Bàn về thƣơng mại, 1760 - Biểu kinh tế, 1758 - Phân tích biểu kinh tế, 1766 - Chế độ chuyên chế Trung Quốc, 1787 - Những nguyên lý chung của chính sách kinh tế của một quốc gia nông nghiệp, 1768. K. Marx gọi Quesnay là cha đẻ của kinh tế chính trị học, vì ông có vai trò đặc biệt trong việc phát triển khoa học kinh tế. Quesnay có hai công lao lớn: - Công lao thứ nhất là đặt ra một cách khoa học vấn đề sản phẩm thuần túy (m) nhƣng giải quyết chƣa triệt để vấn đề này. Quesnay cho rằng sản phẩm thuần túy đƣợc tạo ra trong ngành nông nghiệp, nghĩa là ông đã gắn việc tìm tòi sản phẩm thuần túy với lĩnh vực sản xuất khác (khác với CNTT tìm trong lĩnh vực lƣu thông). Nhƣng ông lại phạm sai lầm khi coi nông nghiệp là nguồn lợi duy nhất. Quesnay chủ trƣơng phát triển nông nghiệp theo hƣớng đồn điền tƣ bản chủ nghĩa. Theo ông, chỉ có nền kinh tế nhƣ thế mới đảm bảo đƣợc hao phí lao động ít nhất, K.Marx coi việc tăng tƣ bản dùng trong nông nghiệp là hiện tƣợng tích cực, chìa khóa đặc biệt để tăng thêm của cải xã hội. - Công lao thứ hai của Quesnay là ông phân tích một cách khoa học việc tái sản xuất thông qua Biểu kinh tế. Về mặt lý luận ông tỏ ra sáng suốt, táo bạo và độc đáo. Ông đã mở ra trang mới trong lịch sử tƣ tƣởng kinh tế * Nội dung biểu kinh tế của Quesnay: Biểu kinh tế của Quesnay đƣợc công bố năm 1758 là một cống hiến to lớn và phản ánh đầy đủ các quan điểm kinh tế của CNTN . - Để việc nghiên cứu thuận lợi Quesnay đã đặt ra các giả định: + Nghiên cứu tái sản xuất giản đơn; + Trừu tƣợng hóa sự biến động của giá cả; + Không xét đến ngoại thƣơng. + Toàn bộ sản phẩm ròng trở thành địa tô 20
  28. - Quesnay chia xã hội thành 3 giai cấp cơ bản: + Giai cấp sản xuất: Những ngƣời tạo ra sản phẩm thuần túy (tất cả những ngƣời trong nông nghiệp; chủ đồn điền và công nhân của họ). + Giai cấp không sản xuất: Những ngƣời hoạt động trong công nghiệp, thƣơng nghiệp. + Giai cấp sở hữu: Những ngƣời thu sản phẩm thuần túy ( tức là chủ ruộng đất). Đồng thời ông chia tổng sản phẩm xã hội thành hai mặt giá trị và hiện vật. + Về mặt hiện vật: Quesnay chia sản phẩm xã hội thành sản phẩm công nghiệp và sản phẩm nông nghiệp. + Về mặt giá trị ông giả định tổng sản phẩm xã hội bao gồm 7 tỷ đƣợc chia thành 5 tỷ sản phẩm nông nghiệp và 2 tỷ sản phẩm công nghiệp. Trong chi phí sản xuất nông nghiệp đƣợc chia làm 3 bộ phận; + 2 tỷ tiền ứng trƣớc hàng năm (tiền lƣơng, giống ), + 1 tỷ tiền ứng trƣớc đầu tiên + 2 tỷ sản phẩm thuần tuý. Giá trị của sản phẩm công nghiệp đƣợc chia thành: + 1 tỷ tƣ liệu tiêu dùng cho công và nhà tƣ bản. + 1 tỷ nguyên vật liệu để tiếp tục sản xuất. Giả định số tiền trong lƣu thông là 2 tỷ, số tiền này đúng bằng số giá trị sản phẩm thuần tuý do giai cấp sản xuất trả cho chủ đất (dƣới dạng địa tô), tức là giai cấp sơ hữu không sản xuất gì cả và chi tiêu bằng sản phẩm thuần tuý (sản phẩm ròng). - Giai cấp sản xuất có 5 tỷ là sản phẩm nông nghiệp, trong đó: 1 tỷ để khấu hao tƣ bản ứng trƣớc lần đầu (tƣ bản cố định), 2 tỷ tƣ bản ứng trƣớc hàng năm (tƣ bản lƣu động) và 2 tỷ là sản phẩm ròng. - Giai cấp không sản xuất có 2 tỷ là sản phẩm công nghiệp, trong đó: 1 tỷ để bù đắp cho tiêu dùng, 1 tỷ để bù đắp nguyên liệu tiếp tục sản xuất. Sự trao đổi sản phẩm giữa các giai cấp đƣợc thực hiện qua 5 hành vi: Hành vi 1: giai cấp sở hữu dùng 1 tỷ tiền để mua nông sản tiêu dùng cho cá nhân, 1 tỷ tiền đƣợc chuyển vào tay giai cấp sản xuất. Hành vi 2: Giai cấp sở hữu dùng 1 tỷ tiền còn lại để mua công nghệ phẩm, 1 tỷ tiền này chuyển vào tay giai cấp không sản xuất. Hành vi 3: Giai cấp không sản xuất dùng 1 tỷ tiền bán công nghệ phẩm ở trên để mua nông sản (làm nguyên liệu), 1 tỷ tiền này chuyển vào tay giai cấp sản xuất. Hành vi 4: Giai cấp sản xuất mua 1 tỷ tƣ bản ứng trƣớc đầu tiên (nông cụ), số tiền này lại chuyển vào tay giai cấp không sản xuất. 21
  29. Hành vi 5: Giai cấp không sản xuất dùng một tỷ tiền bán nông cụ mua nông sản cho tiêu dùng cá nhân, số tiền này chuyển về tay giai cấp sản xuất, khi đó giai cấp sản xuất có 2 tỷ tiền nộp tô cho địa chủ (giai cấp sở hữu) và giai cấp sở hữu lại có 2 tỷ tiền. Quan hệ giao nộp và kết thúc quá trình thực hiện sản phẩm. Cả ba giai cấp có đủ điều kiện để thực hiện quá trình sản xuất tiếp theo. Hình 3.1: Sơ đồ tái sản xuất của Quesnay 2 tỷ SPR Giai cấp sở hữu 1 tỷ TLSH 1 tỷ TLSH 1 tỷ TLSH 1 tỷ TLSX Giai cấp sản xuất Giai cấp không sản xuất (TBNN) (TBCN và TBTN) 1 tỷ TLSX - Nhận xét về biểu kinh tế của Quesnay + Lần đầu tiên việc nghiên cứu tái sản xuất đã đƣợc nêu thành sơ đồ đơn giản nhƣng có tính tổng hợp cao. Những giả định đƣa ra để nghiên cứu về cơ bản là dúng đã phân tích sự vận động của tổng sản phẩm, xã hội cả về 2 mặt: giá trị và hiện vật, kết hợp với sự vận động của tiền . + Tuy vậy “biểu kinh tế” của Quesnay còn nhiều hạn chế, ông không đánh giá đúng vai trò của sản xuất công nghiệp, chƣa chỉ ra đƣợc cơ sở của tái sản xuất mở rộng trong công nghiệp cũng nhƣ trong nông nghiệp. Trong sơ đồ của Quesnay mới phân chia tổng sản phẩm xã hội thành sản phẩm công nghiệp và sản phẩm nông nghiệp, chƣa thấy đƣợc vấn đề tiên quyết để phân tích tái sản xuất là phân chia tổng sản phẩm xã hội thành hai khu vực sản xuất tƣ liệu sản xuất và tƣ liệu tiêu dùng. Tóm lại “biểu kinh tế” của Quesnay có ý nghĩa to lớn về phƣơng pháp luận là một tƣ tƣởng thiên tài của thời kỳ bấy giờ, đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu tái sản xuất sản phẩm xã hội. 22
  30. 3.1.3.2. Anne Robert Jacque Turgo Tiểu sử: Turgot (1727-1781) là nhà kinh tế học, nhà chính trị lớn ngƣời Pháp. Năm 1761 làm trƣởng quan hành chính của vua, 1774 trở thành tổng thanh tra tài chính. Ông là ngƣời có tƣ tƣởng tiến bộ. Nội dung lý thuyết của Turgo: - Phát triển lý luận về sản phẩm ròng: Ông cho rằng lao động đóng vai trò quan trọng và chỉ có lao động của nông dân mới sản xuất ra một lƣợng dƣ thừa vƣợt quá tiền công lao động. Lƣợng dƣ thừa này là sản phẩm ròng. - Lý luận về giá trị - lao động: Theo ông giá trị do lợi ích của vật phẩm trong việc thỏa nhu cầu quyết định. Giá cả thị trƣờng hình thành do cạnh tranh san bằng các giá cả. Ông lẫn lộn gữa giá cả, giá trị, giá cả thị trƣờng và giá cả sản xuất. - Lý luận về tiền lƣơng và lợi nhuận: Đề ra “quy luật sắt” về tiền lƣơng, thấy đƣợc sự khác nhau giữa thu nhập của ngƣời công nhân và nhà tƣ bản, cho rằng lợi nhuận là kết quả do lao động thặng dƣ của ngƣời công nhân tạo ra. Thấy đƣợc quy luật bình quân hóa lợi nhuận. 3.2. Kinh tế chính trị tƣ sản cổ điển Anh 3.2.1 Hoàn cảnh xuất hiện trƣờng phái kinh tế học cổ điển Anh 3.2.1.1. Cơ sở kinh tế - xã hội Cuối thế kỷ XVII chủ nghĩa trọng thƣơng đã trở thành lỗi thời và bắt đầu tan rã, ở Anh và Pháp thì Kinh tế chính trị tƣ sản cổ điển Anh (KTCTTSCĐ) xuất hiện. Vào thời kỳ này các công trƣờng thủ công phát triển và chiếm vị trí thống trị trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Giai cấp tƣ sản đã thấy rằng “Muốn làm giàu phải bóc lột lao động, lao động làm thuê của những ngƣời nghèo là nguồn gốc làm giàu vô tận cho những ngƣời giàu”. - Sự kiện cách mạng tƣ sản Anh đã tạo ra một tình hình chính trị mới. Mặt khác, sự phát triển của khoa học trong thời kỳ này về triết học, toán học đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy những tƣ tƣởng tiến bộ và sự phát triển của nhiều khoa học, trong đó có khoa học KTCT. Tóm lại, những điều kiện kinh tế, xã hội khoa học của cuối thế kỷ XVII đã chứng tỏ thời kỳ tích lũy ban đầu của tƣ bản đã kết thúc và thời kỳ sản xuất, đặt ra vƣợt quá khả năng giải thích của CNTT, đòi dòi phải có lý luận mới để hƣớng dẫn sự vận động và phát triển CNTB. Trên cơ sở đó KTCTTSCĐ ra đời. Theo Karl Marx KTCTTSCĐ ở nƣớc Anh bắt đầu từ William Petty và kết thúc ở David Ricardo còn ở Pháp bắt đầu từ Piere Boisguillebert và kết thúc ở Simonde de Sismondi. 23
  31. 3.2.1.2. Khái niệm kinh tế chính trị Các nhà kinh tế học của trƣờng phái KTCTTSCĐ lần đầu tiên chuyển đối tƣợng nghiên cứu từ lĩnh vực lƣu thông sang lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu các vấn đề kinh tế của nền sản xuất của nền sản xuất TBCN đặt ra. Lần đầu tiên họ đã nêu ra một hệ thống các phạm trù và quy luật của nền kinh tế TBCN nhƣ phạm trù giá trị, giá cả, lợi nhuận tiền lƣơng, địa tô, lợi tức cùng các quy luật giá trị, cung cầu, lƣu thông tiền tệ Lần đầu tiên các nhà kinh tế tƣ sản cổ điểm đã áp dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa để nghiên cứu các hiện tƣợng và mối liên hệ kinh tế nhằm vạch ra bản chất, các quy luật vận động của quan hệ sản xuất các quy luật vận động của quan hệ sản xuất QHSX tƣ bản chủ nghĩa. Họ ủng hộ tự do kinh tế chống lại sự can thiệp của Nhà nƣớc vào kinh tế. Tuy vậy, do ảnh hƣởng của trình độ phát triển kinh tế xã hội và nhãn quan giai cấp nên các các nhà KTCTTSCĐ còn nhiều hạn chế, coi các quy luật của CNTB là quy luật tự nhiên tuyệt đối, vĩnh viễn. Kinh tế tƣ sản cổ điểm có những đặc trƣng sau: Thứ nhất, xem quyền sở hữu là nền tảng của đời sống xã hội: Coi lợi ích cá nhân nhƣ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của con ngƣời trong các sinh hoạt kinh tế. Coi tính ích kỷ là yếu tố kích thích hiệu quả nhất mọi chủ thể kinh tế có những quyết định hợp lý và thích nghi sản xuất, về tiêu thụ, về kinh doanh, về trao đổi theo nguyên tắc “hi sinh tối thiểu – hƣởng lợi tối đa” Thứ hai, xem cơ chế kinh tế hoàn toàn là một môi trƣờng hợp lý cần thiết để đƣa tới sự hòa hợp tự nhiên giữa các lợi ích cá nhân, bảo đảm tính yển chuyển trong nền kinh tế và để đạt một trạng thái quân bình tự động, mà luật cung cầu chính là động cơ chính cho sự quân bình này. Với sự hòa hợp và quân bình đó, lợi ích công cộng của xã hội sẽ đảm bảo đạt mức tối đa. Do vậy, Chính quyền nhà nƣớc không nên can thiệp vào guồng máy kinh tế. Tự do cạnh tranh, tự do mậu dịch là điều cốt yếu trong nền kinh tế ổn định, lành mạnh và phát triển. Nhờ có sự tự do mà sự phân công lao động đƣợc hình thành giữa các cá nhân trong nƣớc, cũng nhƣ các quốc gia trên thế giới. Nếu guồng máy kinh tế đang ở trạng thái quân bình mà nhà nƣớc can thiệp vào thì trạng thái quân bình đó sẽ bị phá vỡ và khó có thể tái lập đƣợc. Thứ ba, coi tiền là phƣơng tiện trung gian trong quá trình trao đổi. Một nền kinh tế sung túc của một quốc gia giầu có biểu hiện ở khối của cải kinh tế ngày càng dồi dào, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng nhộn nhịp, chứ không phải ở khối lƣợng vàng bạc nhiều hay ít. 24
  32. Sự tăng số lƣợng quí kim trong một quốc gia là do nhu cầu gia tăng sản xuất và một số dịch vụ trao đổi giữa các chủ thể kinh tế đƣa tới. Tiền chẳng qua chỉ là chất dầu mỡ làm bôi trơn các bộ phận trong nền kinh tế mà thôi. Lao động của con ngƣời mới thực sự là nguồn gốc của sự giàu có của các quốc gia, vì nó tạo ra mọi của cải kinh tế. 3.2.2. William Petty 3.2.2.1. Tiểu sử và tác phẩm W. Petty (1623 - 1687 ) là một trong những ngƣời sáng lập ra KTCT TSCĐ ở Anh, ông sinh ra trong một gia đình làm nghề thủ công, ông là ngƣời có nhiều tài năng, đạt trình độ tiến sĩ vật lý, là nhạc trƣởng, là ngƣời phát minh ra máy móc, là bác sĩ trong quân đội. K. Marx gọi W. Petty là cha đẻ của KTCT cổ điển và khoa thống kê dân số. Ông viết nhiều tác phẩm nổi tiếng nhƣ: Bàn về thuế khóa và lệ phí” (1662), số học chính trị 1676, bàn về tiền tệ 1682 - Thế giới quan của W.Petty là chủ nghĩa duy vật tự phát, coi kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức (ông theo triết học Becon). - Về phƣơng pháp luận: W.Petty đã áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu mới, ông muốn tìm ra bản chất của các hiện tƣợng kinh tế và xác định mối quan hệ nhân quả giữa chúng, tôn trọng quy luật. Nhƣng ông có sự nhầm lẫn khi coi các quy luật kinh tế của CNTB cũng nhƣ các quy luật của tự nhiên đều tồn tại vĩnh viễn. - Về phƣơng pháp trình bày W.Petty xuất phát từ hiện tƣợng cụ thể phức tạp đến trừu tƣợng. Đây cũng là phƣơng pháp nghiên cứu kinh tế đặc trƣng của thế kỷ XVII. - Quan điểm kinh tế của W.Petty phản ánh sự quá độ từ CNTT sang KTCT TSCĐ. Trong những tác phẩm ban đầu W.Petty còn mang nhiều dấu vết của CNTT, sau đó hạn chế dần. Trong thời kỳ đầu ông cho rằng “thành quả to lớn của thƣơng nghiệp là tích lũy tiền tệ. Sự giàu có biểu hiện dƣới hình thức vàng và bạc là sự giàu có muôn đời’ hay lao động của thuỷ thủ có năng suất cao hơn của nông dân ba lần, vì thƣơng nghiệp có lợi hơn công nghiệp, công nghiệp có lợi hơn nông nghiệp. Nhƣng sau này, ở tác phẩm “Bàn về tiền tệ” ảnh hƣởng của CNTT đối với W.Petty không còn nữa, ông cho rằng “Tiền tệ không phải lúc nào cũng là tiêu chuẩn của sự giàu có” “ tiền tệ chỉ là một phần trăm của sự giàu có cho nên đánh giá tiền tệ quá cao là một sai lầm”. Theo ông “tiền là mỡ của một cơ thể chính trị (Nhà nƣớc) béo phệ cũng nhƣ thiếu mỡ là bệnh tật của cơ thể”. 25
  33. 3.2.2.2 Nội dung cơ bản trong học thuyết kinh tế của W.Petty a. Lý luận về giá trị lao động Trong tác phẩm “bàn về thuế khóa và lệ phí W.Petty đã nghiên cứu giá cả. Ông chia làm 2 loại: giá cả chính trị (giá cả thị trƣờng) và giá cả tự nhiên (tức giá trị) theo ông giá cả chính trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngẫu nhiên nên khó xác định. Vậy giá cả tự nhiên là gì? Ông cho rằng với một thời gian lao động khi khai thác đƣợc 1 ounce bạc và cũng thời gian đó sản xuất đƣợc 1 barrel lúa mỳ là cơ sở để so sánh giá trị của chúng. Nhƣ vậy giá cả của một barrel lúa mỳ bằng một ounce bạc. Nếu cùng một số lƣợng lao động nhƣ trên mà khai thác đƣợc 2 ounce bạc thì 1 barrel lúa mỳ trị giá bằng 2 ounce bạc. Nhƣ vậy (theo K.Marx) về thực chất Petty đã xác định giá trị hàng hóa bằng số lƣợng lao động hao phí, Ngoài ra ông còn xác định mối quan hệ phụ thuộc giữa giá trị và năng suất lao động (trong trƣờng hợp này giá trị tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác bạc). Ngoài ra W.Petty còn có ý định đặt vấn đề nghiên cứu lao động phức tạp và lao động giản đơn nhƣng không thành. - Tóm lại : W.Petty là ngƣời đầu tiên đặt nền móng cho lý thuyết giá trị - lao động. Ông đã khẳng định lao động là cơ sở của giá cả tự nhiên, lao động sản xuất giữ vai trò chủ yếu trong việc tạo ra của cải cho xã hội. Ông đã đƣa ra một nguyên lý nổi tiếng “lao động là cha còn đất đai là mẹ của của cải” Tuy vậy lý luận giá trị - lao động của W.Petty còn chịu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng CNTT. Ông chỉ thừa nhận lao động khai thác bạc là nguồn gốc của giá trị, còn giá trị của các hàng hóa khác chỉ đƣợc xác định nhờ quá trình trao đổi với bạc. Theo ông giá trị của hàng hóa chính là sự phản ánh giá trị của tiền tệ cũng nhƣ ánh sáng của mặt trăng là sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời. Hơn nữa ông còn mắc sai lầm là đã xác định giá trị của hàng hóa do hai yếu tố: lao động và tự nhiên tạo thành. b. Lý luận về tiền tệ: - Ông đã phê phán tƣ tƣởng của CNTT về tiền tệ. Ông nói rằng: Tiền tệ không phải lúc nào cũng là tiêu chuẩn của sự giàu có, nếu đánh giá quá cao tiền tệ là sai lầm. - Ông nghiên cứu hai thứ kim loại giữ vai trò của tiền là vàng và bạc, xác định giá trị của chúng là do lao động bỏ vào việc khai thác ra chúng quyết định. Ông phê phán chế độ song bản vị lấy vàng và bạc là đơn vị tiền tệ và ủng hộ chế độ đơn bản vị. Ông chống lại việc phát hành tiền không đủ giá và cho rằng làm nhƣ vậy Nhà nƣớc không có lợi gì vì khi đó giá trị tiền tệ đã giảm xuống. - Ông là ngƣời đầu tiên đƣa ra quy luật lƣu thông tiền tệ mà nội dung của nó là số lƣợng tiền tệ cần thiết cho lƣu thông đƣợc xác định trên cơ sở số lƣợng hàng hóa và tốc độ chu chuyển của tiền tệ, ông còn chỉ ra sự ảnh hƣỏng của thời gian thanh toán 26
  34. với số lƣợng tiền tệ cần thiết trong lƣu thông, thời hạn thanh toấn càng ngắn thì số lƣợng tiền tệ cần thiết cho lƣu thông càng nhiều. c. Lý luận về tiền lương Lý luận về tiền lƣơng của W.Petty đƣợc xây dựng trên cơ sowr lý luận giá trị - lao động. Ông coi lao động là hàng hóa và tiền lƣơng là giá cả tự nhiên của lao động. - Petty xác định tiền lƣơng là khoản giá trị tƣ liệu sinh hoạt cần thiết nuôi sống ngƣời công nhân. Ông cho rằng nếu tiền lƣơng cao thì công nhân thích uống rƣợu, hay bỏ việc, muốn cho công nhân làm việc phải có biện pháp hạ thấp tiền lƣơng tới mức tối thiểu nhất. Nhƣ vậy, quan niệm của W.Petty về tiền lƣơng phản ánh trình độ phát triển ban đầu của CNTB. Lúc này sản xuất máy móc chƣa phát triển nên chƣa tạo ra đƣợc sự phụ thuộc hoàn toàn của lao động vào tƣ bản, giai cấp tƣ sản phải dựa vào Nhà nƣớc để duy trì mức lƣơng thấp. - Petty còn phân tích mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa tiền lƣơng và giá cả lúa mỳ. Ông cho rằng tiền lƣơng tỷ lệ ngịch với giá cả lúa mỳ (giá trị tƣ liệu sinh hoạt). Mặc dù còn có sai lầm nhƣng Petty đã nêu đƣợc cơ sở khoa học của tiền lƣơng là giá trị của các tƣ liệu sinh hoạt. d. Lý luận về địa tô , lợi tức và giá cả ruộng đất. W.Petty coi địa tô là phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí sản xuất, mà chi phí này gồm chi phí về giống và tiền lƣơng. Khi phân tích về địa tô ông không trực tiếp nói đến sự bóc lột nhƣng ông nói rằng: ngƣời công nhân chỉ nhận đƣợc một số lƣợng tiền lƣơng tối thiếu, phần còn lại là vốn và số chênh lệch vào túi địa chủ dƣới hình địa tô thì chứng tỏ ông thừa nhận nguồn gốc của địa tô là do bóc lột . K. Marx cho rằng W.Petty là ngƣời đầu tiên đã nêu ra mầm mống của lý luận về chế độ bóc lột đã dự đoán đúng đắn bản chất của giá trị thặng dƣ . - W.Petty phân tích lợi tức gắn liền với địa tô, theo ông nếu có tiền có thể mang lại thu nhập bằng hai cách. Thứ nhất, là dùng tiền mua đất đai để thu địa tô. Thứ hai, là mang gửi vào ngân hàng để thu lợi tức. W.Petty coi lợi tức là tô của tiền, nó lệ thuộc vào mức địa tô (mà ngƣời ta có thể dùng tiền đó để mua đất), cũng có nghĩa là mức lợi tức cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện sản xuất nông nghiệp. - Vấn đề giá cả ruộng đất là một vấn đề phức tạp W.Petty đã cố gắng dùng lý luận giá trị - lao động để giải thích vấn đề này. Ông cho rằng bán ruộng đất là bán quyền thu tô. Vì vậy, giá cả ruộng đất đo địa tô quyết định. Ông đƣa ra công thức tính giá cả ruộng đất là: giá cả ruộng đất = địa tô x 20 Con số 20 là ông dựa vào kinh nghiệm thống kê để xác định. Ông giả định rằng một gia đình có 3 thế hệ. Con 7 tuổi, cha 27, ông 47 tuổi, Họ cách nhau 20 tuổi và con 27
  35. có thể tiếp tục chung sống với nhau 20 năm nữa, do đó ông đã lấy số 20 để tính giá cả ruộng đất. Đây là điều không đúng. Tóm lại, mặc dù các quan điểm của W.Petty còn chƣa thống nhất, đang chuyển dần từ CNTT sang KTCT TSCĐ nhƣng ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cho khoa học kinh tế. Ông là ngƣời đầu tiên đặt nền móng cho lý luận giá trị . Ông đã cố gắng dùng lý luận giá trị - lao động để xem xét các vấn đề kinh tế khác của XHTBCN. Các nhà KTCT họ sau này dù tán thành hay phản đối ông, đều lấy ông làm điểm xuất phát. 3.2.3. Adam Smith 3.2.3.1. Tiểu sử, tác phẩm và phương pháp luận của A.Smith Adam Smith (1723- 1790) đã mở ra một giai đoạn mới trong sự phát triển KTCT học tƣ sản, Ông xuất thân từ một gia đình viên chức thuế quan. Sau khi tốt nghiệp đại học, 13 năm ông đã giảng dạy về thần học, văn học, luận lý học, lôgic học, luật học và chính trị, trong đó có đề cập đến các vấn đề về kinh tế chính trị. Năm 1763 ông ngừng giảng dạy và đi du lịch Châu Âu ở Pháp ông đã gặp nhiều nhà trọng nông chủ nghĩa. Sau đó ông trở về nƣớc và viết tác phẩm nổi tiếng của đời mình là “Nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc của cải các nƣớc”, xuất bản năm 1776. K. Marx coi Smith là nhà kinh tế học tổng hợp của thời kỳ công trƣờng thủ công. Ông còn là nhà tƣ tƣởng tiên tiến của giai cấp tƣ sản muốn thủ tiêu tàn tích của xã hội phong kiến, mở đƣờng CNTB phát triển. Ông kêu gọi tích lũy và phát triển lực lƣợng sản xuất theo ý nghĩa tƣ sản. Ông cho rằng chỉ có TBCN là một xã hội bình thƣờng. Theo Smith biểu hiện của xã hội bình thƣờng là xã hội có những quan hệ đẻ ra trên cơ sở phụ thuộc về kinh tế, gắn liền với sản xuất và trao đổi hàng hóa theo nguyên tắc tự do mậu dịch, tự do cạnh tranh . Học thuyết về “trật tự tự nhiên” của Smith xuất phát từ con ngƣời, Ông cho rằng con ngƣời bình đẳng với nhau từ khi mới ra đời, con ngƣời giúp đỡ và tác động lẫn nhau dựa trên hai cơ sở , tình yêu và sự ích kỷ , trong đó ích kỷ là cái mạnh hơn làm nảy sinh tƣ tƣởng “hãy đƣa cho tôi cái tôi cần, còn tôi sẽ đƣa cho anh cái mà anh cần”. Từ đó Smith rút ra kết luận: con ngƣời có bản năng trao đổi từ khi sơ sinh, do vậy một xã hội tự do trao đổi, tự do mậu dịch tự do cạnh tranh là hợp quy luật tự nhiên. Trên cơ sở thuyết “trật tự tự nhiên” Smith đã đƣa ra một số tƣ tƣởng có giá trị. Ông cho rằng quy luật kinh tế có thể kìm hãm hay thúc đẩy quy luật kinh tế. Theo ông Nhà nƣớc không nên can thiệp vào kinh tế. Nhà nƣớc có thể thực hiện các chức năng kinh tế khi nhiệm vụ này vƣợt qua sức của một doanh nghiệp nhƣ xây dựng đƣờng xá, sông đào và các công trình lớn khác. 28
  36. Thế giới quan của Smith chủ yếu là duy vật ông thừa nhận quy luật khách quan và phân tích một cách khoa học nhiều hiện tƣợng kinh tế xã hội. Nhƣng chủ nghĩa duy vật của ông còn mang tính tự phát máy móc, xa lạ với phép biện chứng. Phƣơng pháp luận của Smith là phƣơng pháp hai: Khoa học và tầm thƣờng . Nhận xét về điều này K. Marx đã viết; Chính A. Smith đã ngây thơ rơi vào một mâu thuẫn thƣờng xuyên. Một mặt ông quan sát mối liên hệ bên trong của các phạm trù kinh tế hoặc cơ cấu bi che lấp của hệ thống kinh tế tƣ sản . Mặt khác, ông lại đặt mối liên hệ đó nhƣ môi liên hệ bề ngoài hiện tƣợng cạnh tranh và do đó ông xa lạ đối với khoa học Hai phƣơng pháp nhận thức đó - một phƣơng pháp đi sâu vào mối liên hệ bên trong của chế độ tƣ sản và có thể nói là đi sâu vào cơ cấu sinh lý của nó, một phƣơng pháp khác chỉ mô tả liệt kê theo kiểu thuật lại những định nghĩa các khái niệm có tính chất công thức về những các biểu hiện bên ngoài quá trình cuộc sống dƣới hình thức bề ngoài nó. Hai phƣơng pháp nhận thức đo của Smith không những sống yên ổn bên nhau mà còn soắn xuýt lấy nhau và thƣờng xuyên mâu thuẫn với nhau. Phƣơng pháp hai mặt của A. Smith có ảnh hƣởng sâu sắc đến KTCT học tƣ sản sau này. 3.2.3.2. Hệ thống lý luận kinh tế của A.Smith a. Lý luận về phân công lao động Là nhà kinh tế học của thời kỳ công trƣờng thủ công nên Smith đã chú trọng phân tích sự phân công lao động. Ông cho rằng tài sản của xã hội phụ thuộc vào hai nhân tố: Thứ nhất, là tỷ lệ lao động làm việc trong nền sản xuất vật chất, thứ hai là trình độ phát triển của sự phân công lao động A. Simth còn chỉ ra những tác dụng to lớn của phân công lao động và đảm bảo chuyên môn hóa và hoàn thiện về kỹ thuật, tiết kiệm đƣợc thời gian chuyển từ việc này sang việc khác, dễ dàng áp dụng máy móc, tuy vậy ông đã giải thích sai lệch nguyên nhân của sự phân công là do khuynh hƣớng muốn trao đổi của con ngƣời chƣa phân biệt rõ phân công lao động xã hội với phân công trong công trƣờng thủ công. b. Lý luận về tiền tệ: - A. Smith đã hiểu đƣợc bản chất hàng hóa của tiền, coi tiền là một thứ hàng hóa tách ra là “bánh xe vĩ đại của lƣu thông” là “công cụ đặc biệt của trao đổi thƣơng mại”. Nhƣng A.Smith cho rằng tiền chỉ là phƣơng tiện kỹ thuật làm cho việc trao đổi đƣợc thuận tiện, ông so sánh tiền tệ với con đƣờng rộng lớn trên đó ngƣời ra chở cỏ khô và lúa mì, bản thân con đƣờng không làm tăng thêm cỏ khô và lúa mì. Nhƣ vậy, A.Smith chƣa đánh giá đúng tiền tệ, chỉ coi tiền tệ là vật mối giới giản đơn. 29
  37. - Về quy luật lƣu thông tiền tệ, A.Smith cho rằng không phải số lƣợng tiền tệ quyết định, giá cả mà giá cả quyết định số tiền tệ. Ông còn nhấn mạnh rằng số lƣợng tiền tệ đƣợc quyết định bởi số lƣợng hàng hóa mà nó phải lƣu thông Tóm lại, lý luận về tiền tệ của A.Smith còn hạn chế, ông đã đơn giản hóa nhiều chức năng của tiền tệ, chỉ chú ý nhiều đến chức năng phƣơng tiện lƣu thông. Cũng mhƣ nhiều nhà kinh tế khác ở thế kỷ XVII, A.Smith đã biết tiền là hàng hóa nhƣng chƣa hiểu vì sao hàng hóa lại biến thành tiền. c. Lý luận về giá trị - lao động - Công lao to lớn của A.Smith là ở chỗ ông đã phân biệt sự khác nhau giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, khẳng định rằng giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi. Ông nhấn mạnh sự ích lợi không có quan hệ gì đến giá trị trao đổi, không khó và nƣớc rất có ích nhƣng không có chút giá trị nào. Giá trị trao đổi do lao động quyết định. - A.Smith đã nghiên cứu mối quan hệ giữa giá cả tự nhiên và giá cả thị trƣờng. Theo ông giá cả tự nhiên là trung tâm. Giá cả thị trƣờng là giá cả thực tế của hàng hóa, giá cả này nhất trí với giá cả tự nhiên khi cung bằng cầu. Nhƣng sự biến động của cung cầu làm cho giá cả thị trƣờng chênh lệch với giá cả tự nhiên, còn bản thân giá cả tự nhiên cũng thay đổi cùng với tỷ xuất tự nhiên của mỗi bộ phận cấu thành nó. - Tuy nhiên, lý luận giá trị - lao động của A. Smith còn nhiều hạn chế. Điểm nổi bật là ông chƣa nhất quán khi định nghĩa giá trị. Ông nêu ra hai định nghĩa giá trị: + Thứ nhất, giá trị do lao động hao phí để sản xuất hàng hóa quyết định, lao động là thƣớc đo thực tế của mọi giá trị. Với định nghĩa này ông là ngƣời đứng vững trên cơ sở lý thuyết giá trị - lao động. + Thứ hai, theo ông giá trị một hàng hóa bằng số lƣợng lao động mà ngƣời ta có thể mua đƣợc nhờ hàng hóa đó. Đây là định nghĩa sai lầm. Từ định nghĩa này ông suy ra giá trị do lao động tạo ra chỉ đúng trong nền kinh tế hàng hóa giản đơn, còn trong CNTB giá trị do các nguồn thu nhập tạo thành nó bằng tiền lƣơng cộng với lợi nhuận và địa tô. Nhƣ vậy A. Smith đã lẫn lộn giữa hai vấn đề, hình thành giá trị và phân phối giá trị trong CNTB. Những sai lầm của A. Smith là do phƣơng pháp hai mặt của ông trong quá trình nghiên cứu . d. Lý luận về thu nhập Công lao của A. Smith là đã dựa trên sự sở hữu để chia xã hội tƣ bản thành 3 giai cấp: những ngƣời chiếm hữu ruộng đất, các nhà tƣ bản công nghiệp, thƣơng nghiệp và nông nghiệp, giai cấp công nhân làm thuê. 30
  38. Mỗi giai cấp nhận đƣợc một bộ phận thu nhập tƣơng ứng từ tổng thu nhập của xã hội. Giai cấp chiến hữu ruộng đất nhận đƣợc địa tô, giai cấp các nhà tƣ bản nhận đƣợc lợi nhuận, công nhân nhận đƣợc tiền lƣơng. Lý luận về tiền lƣơng, lợi nhuận địa tô của A. Smith đƣợc xây đựng trên cơ sở lý luận giá trị - lao động. Theo ông trong giá trị của hàng hóa do ngƣời công nhân tạo ra thì anh ta chỉ nhận đƣợc một phần gọi là tiền lƣơng, phần còn lại là địa tô và lợi nhuận của tƣ bản. - Lý luận về địa tô: + A. Smith cho rằng địa tô là khoản khấu trừ đầu tiên vào sản phẩm lao động. + Về mặt lƣợng đó là khoản dôi ra ngoài tiền lƣơng của công nhân và lợi nhuận của tƣ bản nông nghiệp. + Về mặt chất nó phản ánh quan hệ bóc lột. + Ông đã phân biệt dứt khoát tiền tô với địa tô, ông xem tiền tô có địa tô và lợi tức của tƣ bản chi phí vào cải tạo đất đai. + Về mức địa tô A. Smith khẳng định - địa tô của một mảnh ruộng do phần thu nhập của mảnh ruộng đó mang lại và địa tô trên ruộng đất canh tác cây xấu nhất quyết định địa tô trên ruộng đất, trồng cây khác. Tuy nhiên , lý luận địa tô của A. Smith còn nhiều hạn chế: ông coi địa tô là phạm trù vĩnh viễn ông chƣa nghiên cứu địa tô chênh lệch II và phủ nhận địa tô tuyệt đối. Ông chƣa hiểu sự chuyển hóa lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô, cho rằng năng suất lao động trong nông nhiệp cao hơn trong công nghiệp là do có sự giúp đỡ của tự nhiên . - Lý luận về lợi nhuận: + Theo A. Smith lợi nhuận là “khoản khấu trừ thứ hai” vào sản phẩm của lao động, nguồn gốc của lợi nhuận là bóc lột lao động làm thuê. + Ông còn chỉ ra lợi tức là một bộ phận của lợi nhuận đẻ ra từ lợi nhuận. + A. Smith còn nhìn thấu xu hƣớng bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận do cạnh tranh giữa các ngành và khuynh hƣớng giảm sút của tỷ suất lợi nhuận khi khối lƣợng tƣ bản đầu tƣ tăng lên . Tuy vậy, A. Smith chƣa thấy đƣợc sự khác nhau giữa lợi nhuận và giá trị thặng dƣ, ông chƣa hiểu sự chuyển hóa của giá trị thành giá cả sản xuất. - Lý luận về tiền lương: + A. Smith cho rằng trong các xã hội trƣớc CNTB ngƣời lao động làm việc bằng tƣ liệu sản xuất ruộng đất của mình thì họ nhận đƣợc sản phẩm toàn vẹn, tức tiền lƣơng ngang bằng với sản phẩm toàn vẹn, tức tiền lƣơng ngang bằng với sản phẩm lao động. Còn trong CNTB công nhân là ngƣời làm thuê, chỉ nhận đƣợc một phần giá trị sản phẩm lao động của mình. 31
  39. + Cơ sở của tiền lƣơng là giá trị tƣ liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống ngƣời công nhân và gia đình anh ta, nên theo ông nếu hạ thấp tiền lƣơng tới mức tối thiểu là thảm hoạ cho sự tồn tại của dân tộc. + A. Smith còn nghiên cứu những nhân tố ảnh hƣởng đến tiền lƣơng nhƣ cung cầu về lao động, quy mô đầu tƣ tƣ bản, tính hình phát triển kinh tế của từng nƣớc Tuy nhiên, A. Smith có hạn chế coi tiền lƣơng là giá cả của lao động. e. Lý luận về tư bản + A. Smith coi rằng vật phẩm tiêu dùng không là tƣ bản mà cũng không phải mọi tƣ liệu sản xuất đều là tƣ bản, chỉ có tƣ liệu sản xuất do lao động tạo nên mới là tƣ bản, chỉ có bộ phận tài sản mang lại lợi nhuận mới là tƣ bản. Nhƣ vậy, tƣ bản là những yếu tố điều kiện vật chất cần thiết cho sản xuất. Khi nghiên cứu về tƣ bản cố định và tƣ bản lƣu động với tƣ bản lƣu thông, làm mất tính sản xuất của tƣ bản lƣu động. + Ông cho rằng: tƣ bản lƣu động là tƣ bản mang lại thu nhập cho ngƣời chủ của nó, do kết quả của việc thực hiện, tiêu thụ hàng hóa, bao gồm tiền, lƣơng thực dự trữ, nguyên liệu, hàng hóa trong kho Tức là, ông đã hiểu tƣ bản lƣu động với ý nghĩa hai mặt: khi thì gồm những yếu tố của tƣ bản sản xuất (nhƣ nguyên liệu) khi thì gồm những yếu tố của tƣ bản lƣu thông (hàng hóa, tiền tệ ) trong khi đó ông không xếp sức lao động vào tƣ bản lƣu động. Tóm lại, phƣơng pháp phân chia tƣ bản cố định và tƣ bản lƣu động của Smith không đúng đắn, không nhất quán, nhƣ K. Marx nhận xét “bƣớc tiến bộ duy nhất của A. Smith là ở chỗ làm cho các phạm trù tƣ bản trở thành phổ biến” . f. Lý luận về tái sản xuất Lý luận về tái sản xuất của A. Smith xây dựng trên cơ sở luận điểm cho rằng giá trị của hàng hóa bao gồm các nguồn thu nhập: tiền lƣơng, lợi nhuận, địa tô. Tức là ông đã bỏ qua tƣ bản bất biến, bỏ qua phần giá trị tƣ liệu sản xuất đã đƣợc chuyển vào sản phẩm. Vì vậy, lý luận về tái sản xuất của A. Smith đã không phân tích đƣợc sản xuất đơn giản vì toàn bộ phần thu nhập đã bị tiêu dùng hết cho nhu cầu cá nhân của công nhân và nhà tƣ bản. Đồng thời, lý luận đó cũng không phân tích đƣợc tái sản xuất mở rộng vì ông đã bỏ qua tƣ bản bất biến. Khi nhận xét về nguyên nhân sai lầm của A. Smith , K. Marx đã chỉ ra rằng “ở đây A. Smith đã vấp phải một sự phân biệt rất quan trọng giữa công nhân sản xuất tƣ liệu sản xuất và công nhân trực tiếp sản xuất ra tƣ liệu tiêu dùng, tổng sản phẩm xã hội phải chia làm hai nhóm tƣ liệu sản xuất và tƣ liệu tiêu dùng, còn giá trị của sản phẩm bao gồm : c+v+m”. 32
  40. Tóm lại, A. Smith đã đƣa khoa kinh tế chính trị tƣ sản vào hệ thống, nhƣng trên tất cả các vấn đề A. Smith đều có mâu thuẫn. Điều đó bắt nguồn từ phƣơng pháp luận hai mặt của ông. g. Tư tưởng tự do kinh tế - lý luận về "bàn tay vô hình” Tƣ tƣởng này chiếm giữ vị trí trung tâm trong học thuyết của A.Smith, nội dung cơ bản là đề cao vai trò của cá nhân, ca ngợi cơ chế tự điều tiết của kinh tế thị trƣờng, thực hiện tự do cạnh tranh, ủng hộ sở hữu tƣ nhân và Nhà nƣớc không can thiệp vào kinh tế. - Điểm quan trọng của lý thuyết này là Adam Smith đƣa ra phạm trù con ngƣời kinh tế. Ông quan niệm khi chạy theo tƣ lợi thì “con ngƣời kinh tế” còn chịu sự tác động của “bàn tay vô hình”. - “Bàn tay vô hình” là sự hoạt động của các quy luật kinh tế khách quan, ông cho rằng chính các quy luật kinh tế khách quan là một “trật tự tự nhiên”. (Động lực thúc đẩy các chủ thể sản xuất tham gia quá trình sản xuất chính là lợi ích cá nhân, khi thỏa mãn lợi ích cá nhân thì các chủ thể sản xuất cũng sẽ thỏa mãn nhu cầu lợi ích của người khác và của xã hội) - Để có sự hoạt động của trật tự tự nhiên thì cần phải có những điều kiện nhất định. Đó là sự tồn tại, phát triển của sản xuất hàng hóa và trao đổi hàng hóa. Nền kinh tế phải đƣợc phát triển trên cơ sở tự do kinh tế. - Ông đề nghị, cần phải tôn trọng trật tự tự nhiên, tôn trọng “bàn tay vô hình”. Hoạt động sản xuất và lƣu thông hàng hóa cần phải đƣợc phát triển theo sự điều tiết của “bàn tay vô hình”. Xã hội muốn giàu có phải đƣợc phát triển kinh tế trên tinh thần tự do. Nhà nƣớc không nên can thiệp vào nền kinh tế. - Ông khẳng định, quy luật kinh tế là vô địch, mặc dù chính sách kinh tế của Nhà nƣớc có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự hoạt động của quy luật kinh tế. Tóm lại, lý thuyết “bàn tay vô hình” của A. Smith đã đề cao vai trò của các quy luật kinh tế khách quan trong điều tiết nền kinh tế thị trƣờng, đề cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo và tinh thần tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh của các chủ thể kinh tế. Coi thị trƣờng tự do là lực lƣợng, sức mạnh điều tiết sản xuất và tiêu dùng xã hội. h. Lý thuyết về “Lợi thế tuyệt đối” Adam Smith là ngƣời đƣa lý thuyết về “lợi thế tuyệt đối”. Ông cho rằng “lợi thế tuyệt đối” của một quốc gia về một sản phẩm nghĩa là quốc gia đó sản xuất ra sản phẩm đó với các chi phí thấp hơn các nƣớc khác. Khác với CNTT cho rằng lợi nhuận là do lƣờng gạt và trao đổi không ngang giá, theo A. Smith, trao đổi phải ngang giá. Nếu một bên thấy họ rơi vào thế bất lợi, họ sẽ không tham gia vào thƣơng mại quốc tế. 33
  41. A. Smith phê phán sự phi lý của lý thuyết trọng thƣơng và chứng minh rằng mậu dịch sẽ giúp cả hai bên gia tăng gia sản, qua việc thực thi một nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc phân công. Cơ sở mậu dịch giữa các quốc gia là căn cứ vào lợi thế tuyệt đối của các nƣớc. Ông cho rằng, việc buôn bán giữa các nƣớc diễn ra trên cơ sở lợi thế tuyệt đối của từng nƣớc khi quốc gia này có lợi thế hơn quốc gia khác về sản xuất một loại hàng hóa nào đó, ngƣợc lại quốc gia khác lại có lợi thế tuyệt đối về một mặt hàng nào đó, do đó khi tiến hành trao đổi cả hai nƣớc đều có lợi ích cao nhất. Bởi vậy mỗi quốc gia phải biết chuyên môn hóa sản xuất loại hàng hóa mà họ có lợi thế hơn. Ví dụ về lợi thế tuyệt đối: - Giả định: + Chỉ có 1 yếu tố sản xuất duy nhất – lao động + Chi phí sản xuất là không đổi. + Lao động (yếu tố sản xuất) có thể tự do di chuyển trong khuôn khổ một quốc gia + Yếu tố sản xuất không di chuyển giữa các quốc gia. + Tất cả các nguồn lực sản xuất đƣợc sử dụng hoàn toàn. + Chỉ có 2 quốc gia tham gia thƣơng mại quốc tế và trao đổi 2 mặt hàng. + Thƣơng mại quốc tế hoàn toàn tự do. + Chi phí vận tải bằng 0. Bảng 3.1: Năng suất lao động sản xuất vải và lúa mỳ của Anh và Mỹ Năng suất lao động Mỹ Anh Lúa mỳ (kg/ giờ) 6 1 Vải (m/ giờ) 2 4 - Cơ sở mậu dịch: + Lợi thế thuyệt đối: Mỹ có lợi thế tuyệt đối về sản xuất lúa mỳ (6>1). Anh có lợi thế tuyệt đối về sản xuất vải(2<4). - Khi có thƣơng mại: + Giả định tỷ lệ trao đổi: 1 lúa mỳ = 1vải + Khối lƣợng mậu dịch: 6 lúa mỳ = 6 vải + Mỹ và Anh trao đổi: 6 lúa mỳ với Anh lấy 6 vải. - Kết quả: + Mỹ tiết kiệm đƣợc 2 giờ. + Anh tiết kiệm đƣợc 4,5 giờ. 34
  42. Lý thuyết “lợi thế so sánh” của Adam Smith có rất nhiều giá trị nhƣng đồng thời cũng còn nhiều hạn chế - Giá trị: + Chỉ ra sự sai lầm của chủ nghĩa trọng thƣơng về mậu dịch quốc tế: + Chứng minh đƣợc lợi ích của tất cả các quốc gia khi tham gia mậu dịch quốc tế trên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất và trao đổi. - Hạn chế: + Lý thuyết lợi thế tuyệt đối chỉ giải thích đƣợc một phần thƣơng mại quốc tế vì theo lý thuyết này mậu dịch chỉ diễn ra khi mỗi quốc gia có lợi thế tuyệt đối về 1 sản phẩm. Nhƣng trên thực tế không phải lúc nào ở một quốc gia cũng có lợi thế tuyệt đối khi so sánh với nƣớc khác. + Chƣa trả lời đƣợc tình huống nếu một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối về bất cứ sản phẩm nào thì thƣơng mại có diễn ra hay không? Nếu diễn ra thì lợi ích của các quốc gia sẽ nhƣ thế nào? Sau này chính Ricardo là ngƣời phát triển lý thuyết về lợi thế tuyệt đối để xây dựng lý thuyết về lợi thế so sánh . i. Phê phán chế độ phong kiến và luận chứng cương lĩnh kinh tế của giai cấp tư sản + Ông phê phán tính chất ăn bám của bọn phong kiến quý tộc, theo ông các đại biểu đƣợc kính trọng trong xã hội nhƣ nhà vua, sỹ quan, thầy tu cũng giống nhƣ những ngƣời tôi tớ, không sản xuất ra một giá trị nào cả. + Ông phê phán chế độ thuế khóa độc đoán nhƣ thế đánh theo đầu ngƣời, chế độ thuế thân hà khắc. + Ông lên án chế độ thừa kế tài sản nhằm bảo vệ đặc quyền quý tộc, coi đó là thể chế “dã man” ngăn cản sự phát triển của hệ thống nông nghiệp. + Bác bỏ việc hạn chế buôn bán lúa mỳ vì nó gây khó khăn cho nông nghiệp. + Vạch rõ tính chất vô lý về kinh tế của chế độ lao dịch và chứng minh tính chất ƣu việt của chế độ lao động tự do làm thuê. + Ông kết luận: chế độ phong kiến là một chế độ “không bình thƣờng”: là sản phẩm của độc đoán, ngẫu nhiên và dốt nát của con ngƣời, đó là một chế độ trái với trật tự ngẫu nhiên và mâu thuẫn với yêu cầu khoa học kinh tế chính trị. Theo ông nền kinh tế bình thƣờng là nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do cạnh tranh, tự do mậu dịch. k. Phê phán chủ nghĩa trọng thương + Ông là ngƣời đứng trên lập trƣờng của tƣ bản công nghiệp để phê phán chủ nghĩa trọng thƣơng. Ông xác định đánh tan chủ nghĩa trọng thƣơng là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất để đánh tan ảo tƣởng làm giàu bằng thƣơng nghiệp. 35
  43. + Ông phê phán chủ nghĩa trọng thƣơng đề cao quá mức vai trò của ngoại thƣơng và cách làm giàu bằng cách trao đổi không ngang giá. Ông cho rằng việc nâng cao tỷ suất lợi nhuận thƣơng nghiệp bằng độc quyền thƣơng nghiệp sẽ làm chậm việc cải cách sản xuất. Muốn làm giàu phải phát triển sản xuất. + Ông phê phán chủ nghĩa trọng thƣơng dựa vào nhà nƣớc để cƣỡng bức kinh tế, ông cho rằng chức năng của nhà nƣớc là đấu tranh chống bọn tội phạm, kẻ thù nhà nƣớc có thể thực hiện chức năng kinh tế khi các chức năng đó vƣợt quá sức của chủ xí nghiệp riêng lẻ nhƣ xây dựng đƣờng sá, sông ngòi và các công trình lớn khác. Theo ông, sự phát triển kinh tế là bình thƣờng không cần có sự can thiệp của Nhà nƣớc. m. Phê phán chủ nghĩa trọng thương: + Mục tiêu phê phán của ông là đánh tan các ảo tƣởng của phái trọng nông về tính chất đặc biệt của nông nghiệp, và phá vỡ những luận điểm kỳ lạ của họ về tính chất không sản xuất của công nghiệp. + Ông phê phán quan điểm của trọng nông coi giai cấp thợ thủ công, chủ công trƣờng là giai cấp không sản xuất. + Ông đƣa ra nhiều luận điểm để chứng minh ngành công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất nhƣ luận điểm về năng suất lao động, tích lũy tƣ bản n. Lý luận về thuế khóa + Ông là ngƣời đầu tiên luận chứng cƣơng lĩnh thuế khóa của giai cấp tƣ sản, chuyển gánh nặng thuế khóa cho địa chủ và tầng lớp lao động, ông xác định thu nhập của nhà nƣớc có thể có từ hai nguồn: Một là, từ quỹ đặc biệt của nhà nƣớc, tƣ bản đem lại lợi nhuận, ruộng đất đem lại địa tô. Hai là, lấy thu nhập của tƣ nhân bắt đầu từ nguồn gốc địa tô, lợi nhuận, tiền công. + Ông đƣa ra bốn nguyên tắc thu thuế: Mọi ngƣời phải có nghĩa vụ với chính phủ, “tùy theo năng lực và khả năng của mình” Phần thuế mỗi ngƣời đóng phải đƣợc quy định một cách chính xác. Chỉ thu vào thời gian thuận tiện, với phƣơng thức thích hợp. Nhà nƣớc chi ít nhất vào công việc thu thuế. + Ông đƣa ra hai loại thuế phải thu là thuế trựu thu và thuế gián thu: Thuế trực thu là thuế đánh trực tiếp vào thu nhập: địa tô, lợi nhuận, tiền công và tài sản thừa kế. Thuế gián thu, theo ông không nên đánh thuế vào các hàng hóa thiết yếu, nên đánh thuế vào những hàng hóa xa xỉ để điều tiết thu nhập của ngƣời “sống trung bình hoặc cao hơn trung bình”. 36
  44. 3.2.3 David Ricardo ( 1772 - 1823 ) 3.2.3.1. Tiểu sử, hoàn cảnh lịch sử và phương pháp luận D. Ricardo đƣợc sinh ra trong một gia đình giàu có, bố của ông là một trong những nhà tƣ bản có địa vị quan trọng trong sở giáo dục chứng khoán ở Châu Âu. Năm 12 tuổi Ricardo vào học trƣờng trung học thƣơng nghiệp 2 năm, sau đó ông làm việc trong lĩnh vực này nên ông đã trở thành một trong những ngƣời giàu có ở Anh. Ông nghiên cứu nhiều lĩnh vực nhƣ toán học, vật lý học, hóa học Ông say mê nghiên cứu kinh tế chính trị học, đã cho xuất bản nhiều tác phẩm trong đó nổi tiếng nhất là cuốn “ Những nguyên lý cơ bản của chính sách kinh tế và thuế khóa”(1817). D. Ricardo đƣợc coi là nhà kinh tế chính trị của thời kỳ đại công nghiệp cơ khí. Nếu nhƣ A. Smith sống trong thời kỳ của công trƣờng thủ công đã phát triển mạnh mẽ thì D. Ricardo sống trong thời kỳ cách mạng công nghiệp. Vì vậy, D. Ricardo có điều kiện khách quan để vƣợt qua ngƣỡng giới hạn trong lý luận kinh tế mà A. Smith đã dừng lại, đƣa KTCT học tƣ sản tới đỉnh cao. K. Marx nhận xét rằng: D. Ricardo là ngƣời tận tâm vì khoa học nên tƣ tƣởng kinh tế của ông có nhiều điểm tiến bộ so với tất cả các nhà kinh tế trƣớc ông. Về phƣơng pháp luận của D. Ricardo, K. Marx nhận xét : “nếu nhƣ A. Smith còn dao động giữa phƣơng pháp khoa học và tầm thƣờng thì D. Ricardo nhất quán kết cấu toàn bộ khoa học kinh tế chính trị bằng một nguyên lý thống nhất thời gian lao động quyết định giá trị, tức là lấy lý luận giá trị lao động làm cơ sở cho toàn bộ học thuyết kinh tế của ông”. D. Ricardo đứng trên lập trƣờng duy vật (chủ nghĩa duy vật máy móc) để đi tìm tác quy luật kinh tế. Ông là ngƣời có tài sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng trong khi nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế của CNTB, nắm đƣợc quy luật chi phối các hiện tƣợng đó. Tuy vậy, ông còn nặng xem xét về mặt lƣợng, chƣa thấy sự phát sinh phát triển của các phạm trù kinh tế, đôi khi còn có quan điểm phi lịch sử đến mức cho rằng công cụ đi săn của ngƣời nguyên thuỷ cũng là tƣ bản. 3.2.3.2. Hệ thống các quan điểm kinh tế của D.Ricardo a. Lý luận về giá trị - lao động - Ông phân biệt rõ hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi và chỉ rõ giá trị sử dụng là điều kiện cần thiết cho giá trị trao đổi nhƣng không phải là thƣớc đo của nó. Trừ một số ít hàng hóa khan hiếm thì giá trị sử dụng quyết định giá trị trao đổi. - D. Ricardo đã soát xét lại lý luận giá trị của A. Smith, gạt bỏ những chỗ mâu thuẫn và không đúng. Chẳng hạn khi A. Smith có cách giải thích nƣớc đôi về giá trị 37
  45. :“Giá trị do lao động hao phí quyết định”, mặt khác, “giá trị bằng lao động ngƣời ta có thể mua đƣợc bằng hàng hóa đó quyết định”. D. Ricardo cho rằng định nghĩa thứ hai của A.Smith là không đúng. Ông còn nhấn mạnhgiá trị do hao phí lao động quyết định, lao động là nguồn gốc của giá trị. Nếu A. Smith cho rằng: giá trị do nguồn thu nhập hợp thành thì D. Ricardo nói rằng: ngƣợc lại, giá trị đƣợc phân thành các nguồn thu nhập. - Về kết cấu giá trị A. Smith đã bỏ C (tƣ bản bất biến) khỏi giá trị hàng hóa, thì Ricardo nói rằng giá trị hàng hóa không chỉ do lao động trực tiếp tạo ra mà còn là lao động trƣớc đó nữa nhƣ máy móc, nhà xƣởng Tuy nhiên ông, mới chỉ biết có C1 và chƣa phân tích đƣợc sự chuyển dịch của C vào sản phẩm mới diễn ra nhƣ thế nào. - Khi xem xét loại lao động nào quyết định giá trị trao đổi, D. Ricardo cho rằng: lao động xã hội cần thiết quyết định chứ không phải lao động cá biệt, song lại cho rằng lao động xã hội cần thiết do điều kiện sản xuất quyết định. - Ông có ý kiến kiệt suất khi cho rằng giá trị của hàng hóa giảm khi năng suất lao động tăng (mối quan hệ giữa năng suất và giá trị hàng hóa), giá trị của hàng hóa không thể biểu hiện cách nào khác ngoài giá trị trao đổi. Những phạm trù lao động giản đơn, lao động phức tạp ông đã đề cập vấn đề giá cả sản xuất nhƣng chƣa giải quyết đƣợc vấn đề này . - Mặc dù lý luận giá trị - lao động của D. Ricardo đã có nhiều đóng góp tích cực, nhƣng vẫn còn hạn chế ở chỗ ông đã giải thích giá trị một cách siêu hình, coi giá trị là phạm trù vĩnh viễn, là thuộc tính của mọi vật thể. Ông không biết đến tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, quan niệm chƣa đầy đủ về kết cấu giá trị, chƣa thấy sự phát triển của các hình thái giá trị. K. Marx đã nhận xét: “Một trong những khuyết điểm cơ bản của khoa học kinh tế chính trị cổ điển là qua việc phân tích hàng hóa, và nhất là qua việc phân tích giá trị của hàng hóa nó chƣa bao giờ tìm đƣợc cái hình thái giá trị đã làm cho giá trị trở thành giá trị trao đổi. Ngay cả với những đại biểu ƣu tú nhất của nó là A. Smith và D. Ricardo, trƣờng phái đó cũng chỉ coi hình thái giá trị nhƣ một cái gì nằm ngoài bản chất hàng hóa”. b. Lý thuyết về tiền tệ Vấn đề lƣu thông tiền tệ chiếm vị trí quan trọng trong học thuyết kinh tế của D. Ricardo. Vào cuối thế kỷ XVIII ở nƣớc Anh diễn ra việc đổi ngân phiếu lấy vàng. Số lƣợng tiền giấy tăng lên dẫn đến lạm phát, tiền mất giá và giá cả hàng hóa tăng lên. Trong ngân hàng diễn ra cuộc tranh luận gay gắt, trong bối cảnh đó D. Ricardo đƣa ra lý luận về tiền tệ . - Đặc trƣng nổi bật trong lý luận tiền tệ của D. Ricardo là có tính hai mặt: 38
  46. Một mặt, dựa trên cơ sở lý luận giá trị - lao động ông coi giá trị của tiền là do giá trị vật liệu làm ra tiền quyết định, nó bằng số lƣợng lao động hao phí để khai thác vàng, bạc. Ông nêu khái niệm giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị. Ông kết luận: với giá trị nhất định của tiền tệ, số lƣợng tiền trong lƣu thông tuỳ thuộc vào tổng giá cả hàng hóa . Mặt khác, ông lại sa vào lập trƣờng của thuyết “số lƣợng tiền tệ” theo thuyết này giá trị của tiền phụ thuộc vào số lƣợng của nó. Nếu số lƣợng tiền càng nhiều thì giá trị của tiền càng thấp và ngƣợc lại. Còn bản thân tiền tệ không có giá trị nội tại. Nhƣ vậy, D. Ricardo đã lẫn lộn giữa quy luật lƣu thông tiền giấy với lƣu thông tiền vàng. Nguyên nhân sâu sa là ông chƣa hiểu đầy đủ đƣợc nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ, ông chỉ coi tiền tệ là phƣơng tiện kỹ thuật của lƣu thông. c. Lý luận về thu nhập - Lý luận về tiền lương + Ricardo xem xét tiền lƣơng mối quan hệ đối lập với lợi nhuận, ông nhận thấy quy luật trong xã hội tƣ bản: Khi năng suất lao động và phân tiền lƣơng thành tiền lƣơng tự nhiên và tiền lƣơng thị trƣờng. Giá cả của tƣ liệu sinh hoạt có ảnh hƣởng đến tiền lƣơng tự nhiên còn quan hệ cung cầu về lao động có ảnh hƣởng đến tiền lƣơng thị trƣờng. + Nhƣ vậy, mặc dù xác định tiền lƣơng là giá cả của lao động, nhƣng ông cũng thấy rằng tiền lƣơng bao gồm toàn bộ giá trị tƣ liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống ngƣời công nhân và gia đình họ. + Ông ủng hộ lý thuyết “Quy luật sắt về tiền lƣơng” ông cho rằng tiền lƣơng cần phải ở mức độ tối thiểu, coi đó là quy luật chung, tự nhiên của mọi xã hội. Ông lý giải: nếu tiền công cao sẽ làm cho nhân khẩu tăng nhanh, dẫn đến cung về lao động lớn hơn cầu về lao động, thì lại làm cho tiền công hạ xuống, đời sống của công nhân xấu đi là kết quả tất yếu của việc tăng nhân khẩu. Tóm lại, lý luận về tiền lƣơng của D. Ricardo còn hạn chế khi coi tiền lƣơng là giá cả của lao động và xem xét tiền lƣơng trong quan hệ với quy luật nhân khẩu . - Lý luận về lợi nhuận + Ricardo xác định lợi nhuận là số còn lại ngoài tiền lƣơng mà nhà TB trả cho công nhân, Ông chƣa biết đến phạm trù giá trị thặng dƣ. Nhƣng, ông đã cho rằng lợi nhuận là một phần giá trị do công nhân tạo ra mà không đƣợc trả công tạo ra mà không đƣợc trả công. + Ông đã tiến gần đến lý luận về lợi nhuận bình quân và xu hƣớng giảm sút tỷ suất lợi nhuận, nhƣng ông không giải thích đƣợc vì ông không biết đến cấu tạo hữu cơ tƣ bản, không phân biệt đƣợc tỷ suất giá trị thặng dƣ với tỷ xuất lợi nhuận. 39
  47. Vì vậy, D. Ricardo đã mắc sai lầm khi giải thích sự giảm sút tỷ suất lợi nhuận là do tiền lƣơng tăng, mà tiền lƣơng tăng là do giá cả tƣ liệu sinh hoạt cần thiết (lúa mỳ), tăng giá cả lúa mỳ tăng là do dân số tăng quá nhanh, còn đất đai thì độ màu mỡ ngày giảm sút, tức là ông tìm nguyên nhân từ tự nhiên. - Lý luận về địa tô + Điểm nổi bật trong lý luận về địa tô của D. Ricardo là ông đã giải thích địa tô trên quan điểm lý luận giá trị - lao động. + Ông lập luận rằng do “đất đai canh tác hạn chế”, độ màu mỡ đất đai giảm sút”, “năng suất đầu tƣ bất tƣơng xứng” trong khi đó dân số tăng nhanh làm cho nạn khan hiếm tƣ liệu sinh hoạt là phổ biến Vì vậy, buộc xã hội phải canh tác cả trên ruộng đất xấu nhất. Giá trị của nông phẩm là do mức hao phí lao động trên ruộng đất xấu quy định, ruộng đất xấu không phải nộp tô, còn ruộng đất tốt ngƣời ta thu đƣợc số dƣa thừa nên phải nộp tô. Ông đi đến kết luận: địa tô là bằng chứng của sự bần cùng, địa chủ là tầng lớp ăn bám. + Cũng nhƣ A. Smith, D. Ricardo đã phân biệt địa tô với tiền tô. Địa tô là việc trả công cho khả năng thuần tuý tự nhiên. Ngoài địa tô, tiền tô còn bao gồm cả lợi nhuận do tƣ bản đầu tƣ vào ruộng đất. + Hạn chế trong lý luận địa tô của D. Ricardo là ở chỗ ông phủ nhận địa tô tuyệt đối, ông cho rằng nếu thừa nhận địa tô tuyệt đối thì vi phạm quy luật giá trị. Mặt khác, ông cũng không đề cập đến địa tô chênh lệch II và ông đồng nhất nó với lợi nhuận của tƣ bản. d. Lý luận về tư bản - D. Ricardo cho rằng tƣ bản là những tƣ liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng để tiếp tục sản xuất. Đó là một phận của cải quốc gia dùng vào việc sản xuất, vào thức ăn đồ mặc, nguyên liệu máy móc K. Marx đã nhận xét rằng: D. Ricardo xem xét khái niệm tƣ bản một cách hết sức phi lịch sử. - D. Ricardo đã phân chia tƣ bản thành tƣ bản cố định và tƣ bản lƣu động. Bộ phận tƣ bản dùng đài thọ lao động là tƣ bản lƣu động, còn bộ phận tƣ bản dùng để mua công cụ sản xuất nó tồn tạo vĩnh viễn và tƣ bản cố định. Ông còn nhấn mạnh, đặc điểm của tƣ bản cố định là sự lâu dài, vững chắc nó, không mang lại lợi nhuận . Nhƣ vậy, về thực chất ông cũng chạm đến sự phân chia tƣ bản thành tƣ bản bất biến và tƣ bản khả biến, nhƣng ông không hiểu vấn đề này. K. Marx đánh giá “Công lao to lớn của ông là đã phân chia sự khác nhau giữa tƣ bản lƣu động và tƣ bản cố định và sự khác nhau trong thời gian chu chuyển của tƣ bản”. e. Lý luận về tái sản xuất : 40