Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 4: Chính sách ngoại thương và tài chính

pdf 40 trang Gia Huy 19/05/2022 4430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 4: Chính sách ngoại thương và tài chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_hoc_vi_mo_chuong_4_chinh_sach_ngoai_thuong.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 4: Chính sách ngoại thương và tài chính

  1. CHƯƠNG 4 CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ TÀI CHÍNH 86
  2. CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ TÀI CHÍNH I. Các yếu tố của tổng cầu II. Xác định điểm cân bằng sản lượng III. Mô hình số nhân IV. Chính sách ngoại thương V. Chính sách tài chính 87
  3. I. Các yếu tố của tổng cầu 1. Hàm G và T 2. Hàm X và M 3. Tổng cầu AD 88
  4. I. Các yếu tố của tổng cầu 1. Hàm G và T 89
  5. Hàm G  Hàm G: Phản ánh lượng chi mua hàng hóa, dịch vụ dự kiến của chính phủ ứng với các mức sản lượng quốc gia nhất định. G = f (Y) 90
  6. Hàm G  Sản lượng tăng hay giảm thì không ảnh hưởng đến chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ. G = f (Y) là một hàm hằng, đường G nằm ngang. 91
  7. Hàm T  Hàm T: Phản ánh lượng thuế ròng mà chính phủ dự kiến thu được ứng với các mức sản lượng quốc gia. T = g (Y) 92
  8. Hàm T - Lượng thuế ròng chính phủ thu được lại tăng theo sản lượng. Hàm T là một đồng biến. T = To + TmY 93
  9. Hàm T Trong đó: To: là lượng thuế Nhà nước thu được khi Y = 0 Tm: Thuế biên. Tm phản ánh lượng thay đổi của thuế ròng khi sản lượng thay đổi một đơn vị. ∆T Tm = ∆Y 94
  10. Tình trạng ngân sách (B)  Phản ánh sự cân bằng của ngân sách của chính phủ. B = T - G Nếu: + T > G => B > 0: Bội thu hay thặng dư ngân sách + T B B = 0: Ngân sách cân bằng 95
  11. Ảnh hưởng của thuế đến tiêu dùng Ta có: Yd = Y – T Khi có thuế thì thu nhập khả dụng giảm C = Co + CmYd = Co + Cm (Y – T) = Co + CmY – Cm.(To + TmY) = Co – CmTo + CmY.(1 – Tm) 96
  12. I. Các yếu tố của tổng cầu 2. Hàm X và M 97
  13. Hàm X  Hàm X: Phản ánh lượng hàng hóa và dịch vụ trong nước mà nước ngoài muốn mua ứng với các mức sản lượng khác nhau. X = f(Y)  Vì lượng hàng hóa mà nước ngoài muốn mua không phụ thuộc vào mức sản lượng trong nước, nên X = Xo 98
  14. Hàm M  Hàm M: Phản ánh lượng hàng hóa và dịch vụ mà người trong nước muốn mua từ nước ngoài tương ứng với các mức sản lượng khác nhau. M = g (Y) 99
  15. Hàm M  Sản lượng tăng thì người trong nước có khuynh hướng muốn mua hàng của nước ngoài nhiều hơn. Vì vậy, nhập khẩu đồng biến với sản lượng. 100
  16. Hàm M Để biểu diễn ta dùng hàm: M = Mo + MmY Trong đó: Mm: nhập khẩu biên: Mm: Phản ánh lượng thay đổi của nhập khẩu khi sản lượng thay đổi một đơn vị. 101
  17. Cán cân ngoại thương  Phản ánh sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Nó được thể hiện bằng lượng xuất khẩu ròng: NX = X – M Nếu: + X > M => NX > 0: Thặng dư mậu dịch hay thặng dư ngoại thương + X NX NX = 0: Cân bằng ngoại thương 102
  18. I. Các yếu tố của tổng cầu 3. Tổng cầu AD 103
  19. Tổng cầu  Tổng cầu là lượng hàng hóa và dịch vụ trong nước mà mọi người muốn mua. Ta có: AD = C + I + G + X – M AD C + I + G + X - M o Y 104
  20. II. Xác định điểm cân bằng sản lượng 1.Điểm cân bằng trên đồ thị tổng cầu Ta có: AS = Y AD = C + I + G + X – M AD = AS C + I + G + X – M = Y 2. Điểm cân bằng trên đồ thị I + G + X, S + T + M Khi I + G + X = S + T + M thì nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng. 105
  21. II. Xác định điểm cân bằng sản lượng AD Y C + I + G + X - M S + T + M I + G + X 45o O Yo Y 106
  22. III. Mô hình số nhân  Mô hình số nhân của tổng cầu có dạng: ∆Y = k. ∆AD Ta có: ∆ AD = ∆ C + ∆ I + ∆ G +∆ X - ∆ M 107
  23. III. Mô hình số nhân 1 k = (Im = 0) 1 – Cm (1 – Tm) + Mm 1 k = (Im >0) 1 – Cm (1 – Tm) + Mm - Im 108
  24. III. Mô hình số nhân  Các số nhân cá biệt: Số nhân cá biệt: phản ánh lượng thay đổi của sản lượng cân bằng khi một yếu tố nào đó thay đổi một đơn vị. 109
  25. III. Mô hình số nhân • Gọi kc, kI, kG, kXM, kTx, kTr ,kT lần lượt là số nhân của: Tiêu dùng (C ), đầu tư (I), chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ (G), xuất khẩu ròng (X - M), thuế (Tx), chi chuyển nhượng (Tr), thuế ròng (T) thì ta có các mô hình số nhân cá biệt. 110
  26. III. Mô hình số nhân ∆Y = kc. ∆C ∆Y = kI. ∆I ∆Y = kG. ∆G ∆Y = kXM. ∆(X – M) ∆Y = kTx. ∆Tx ∆Y = kTr. ∆Tr ∆Y = kT. ∆T Trong đó: kC = kI = kG = kXM = k kTx = kT= - k.Cm kTr = k.Cm 111
  27. Số nhân của C, I, G, NX  Số nhân của C (KC ): Là hệ số phản ánh lượng thay đổi của sản lượng cân bằng khi tiêu dùng của hộ gia đình thay đổi 1 đơn vị.  Khi C thay đổi 1 đơn vị: ∆C = 1 => ∆Y = KC  Khi C thay đổi 1 lượng ∆C: ∆C => ∆Y = KC.∆C  Khi tiêu dùng thay đổi 1 lượng ∆C thì tổng cầu thay đổi 1 lượng đúng bằng ∆C. => ∆Y = K. ∆AD = K. ∆C => KC.∆C = K.∆C => KC = K 112
  28. Số nhân của C, I, G, NX * Chứng minh tương tự, ta có: KC = KI = KG = KNX = K => Những yếu tố nằm trong tổng cầu thì số nhân của nó bằng với số nhân của tổng cầu. 113
  29. Số nhân của T, Tx, Tr • Số nhân của T (KT): Là hệ số phản ánh lượng thay đổi của sản lượng cân bằng khi thuế ròng thay đổi 1 đơn vị. ∆T = 1 => ∆Y = KT ∆T => ∆Y = KT.∆T - Thuế thay đổi 1 lượng ∆T thì thu nhập khả dụng thay đổi 1 lương - ∆T ∆T => ∆Yd = - ∆T => ∆C = Cm. ∆Yd = - Cm.∆T => ∆Y = KC.∆C = K.(-Cm. ∆T) = - K.Cm. ∆T 114
  30. Số nhân của T, Tx, Tr => Khi thuế thay đổi 1 lượng ∆T dẫn đến sản lượng cân bằng thay đổi 1 lượng – Cm.K.∆T => KT.∆T = – Cm.K.∆T => KT = – K.Cm => Khi thuế ròng thay đổi 1 đơn vị thì sản lượng cân bằng thay đổi – Cm.K T = Tx - Tr => KTx = KT = – Cm.K => KTr = - KT = Cm.K 115
  31. IV. CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG Ta có: NX = X – M  Chính sách thúc đẩy xuất khẩu Nếu có chính sách kích thích nước ngoài mua hàng trong nước nhiều hơn, làm cho cầu về hàng xuất khẩu tăng một lượng ∆X thì tổng cầu tăng tương ứng ∆AD = ∆X. Từ đó, sản lượng tăng gấp k lần nhiều hơn. Như vậy, việc tăng xuất khẩu làm gia tăng sản lượng, giảm thất nghiệp. 116
  32. IV. CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG  Chính sách hạn chế nhập khẩu Khi hạn chế nhập khẩu thì mức cầu của nền kinh tế được đáp ứng bằng lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước. Vì vậy, sản lượng trong nước sẽ tăng lên. Đồng thời, do xuất khẩu không bị giảm sút trong quá trình gia tăng sản lượng nên cán cân ngoại thương cũng được cải thiện. 117
  33. IV. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH Chính sách tài chính là những chính sách liên quan đến việc điều tiết thuế và chi mua hàng hóa, dịch vụ. 1. Tác động của chính sách tài chính Mục tiêu ổn định là hạn chế chu kỳ kinh doanh, duy trì nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng. Muốn thực hiện mục tiêu trên bằng chính sách tài chính, chính phủ sử dụng hai công cụ G và T như sau: 118
  34. Tác động của chính sách tài chính  Nếu sản lượng nhỏ hơn sản lượng tiềm năng, bị thất nghiệp cao, thì tăng tổng cầu bằng cách tăng (G), giảm (T). Khi tổng cầu tăng sẽ làm tăng sản lượng và giảm thất nghiệp.  Nếu sản lượng lớn hơn mức tiềm năng, bị lạm phát cao => Giảm tổng cầu bằng cách giảm G, tăng T. Khi đó sẽ mất một ít sản lượng, nhưng sẽ chống được lạm phát cao. 119
  35. IV. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH 2. Định lượng cho chính sách tài chính * Kéo sản lượng trở về mức tiềm năng: có 3 cách - Chỉ thay đổi G: Lượng G cần thay đổi: ∆G = ∆AD - Chỉ thay đổi T: Lượng T cần thay đổi: ∆AD ∆T = - Cm - Thay đổi cả G và T: Lượng thay đổi phải thỏa phương trình: ∆AD = ∆G – Cm.∆T 120
  36. Định lượng cho chính sách tài chính * Thay đổi chi mua hàng hóa và dịch vụ trong khi muốn cho tổng cầu không đổi. Khi đó ta sẽ thay đổi thuế một lượng : ∆G ∆T = Cm 121
  37. IV. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH 3. Cân bằng ngân sách và mục tiêu ổn định Ngân sách cân bằng khi: T = G - Theo quan niệm truyền thống, ngân sách cân bằng luôn là điều tốt. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế phản đối quy tắc cứng nhắc về cân bằng ngân sách bởi 3 lý do như sau: 122
  38. Cân bằng ngân sách và mục tiêu ổn định  Thâm hụt hoặc thặng dư ngân sách có thể góp phần ổn định nền kinh tế. Ngược lại, cân bằng ngân sách một cách cứng nhắc có thể làm cho nền kinh tế càng bất ổn hơn. 123
  39. Cân bằng ngân sách và mục tiêu ổn định  Trong thực tế cần duy trì chính sách thuế ổn định. Cũng có nghĩa là phải chấp nhận thâm hụt khi suy thoái hoặc khi có nhu cầu chi tiêu cao bất thường. 124
  40. Cân bằng ngân sách và mục tiêu ổn định  Một số khoản chi tiêu hiện tại là dành cho thế hệ tương lai thụ hưởng. Do đó, ta có thể chấp nhận thâm hụt ngân sách hiện tại để thế hệ tương lai bù đắp trở lại. - Nhưng nhiều nhà kinh tế khác cho rằng: Trong ngắn hạn thì tùy tình huống mà có kế hoạch ngân sách thích hợp. Trong dài hạn, ta cần hướng đến sự cân bằng giữa thu và chi, tránh tình trạng thâm hụt ngân sách liên tục trong nhiều năm. 125