Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường Cao đẳng cộng đồng Lào Cai

pdf 92 trang Gia Huy 3090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường Cao đẳng cộng đồng Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_vi_mo_truong_cao_dang_cong_dong_lao_cai.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường Cao đẳng cộng đồng Lào Cai

  1. LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế vi mô là một bộ phận của kinh tế học, nghiên cứu và phân tích các hành vi của các chủ thể kinh tế như người sản xuất, người tiêu dùng, thậm chí là chính phủ trên từng thị trường riêng biệt. Những tương tác khác nhau của các chủ thể này tạo ra những kết cục chung trên các thị trường cũng như xu hướng biến động của chúng. Hiểu được cách mà một thị trường hoạt động như thế nào và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thị trường, trên thực tế là cơ sở để hiểu được sự vận hành của cả nền kinh tế, cắt nghĩa được các hiện tượng kinh tế xảy ra trong đời sống thực. Đây là điểm xuất phát cực kỳ quan trọng giúp mỗi cá nhân, tổ chức cũng như chính phủ có thể dựa vào đó đưa ra những ứng xử thích hợp nhằm thích nghi và cải thiện các tình huống kinh tế. Kinh tế vi mô là môn học không thể thiếu trong các chương trình giảng dạy về kinh tế ở mọi cấp độ đào tạo. Tại Việt Nam, môn học này đã được giảng dạy ở các trường kinh tế vào đầu thập kỷ 90. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, kinh nghiệm tiên tiến trên thế giới, đồng thời thực hiện khung chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo. Được sự hướng dẫn và chỉ đạo của Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai, tập bài giảng Kinh tế vi mô được biên soạn dùng cho học sinh chuyên ngành Kế toán và các học sinh thuộc chuyên ngành khác dùng làm tài liệu tham khảo. Bài giảng kinh tế vi mô hoàn thành và xuất bản năm 2011 là kết quả quá trình nghiên cứu nghiêm túc của tập thể tác giả. Lần tái bản năm 2013, tập thể tác giả có sự chỉnh sửa một số kết cấu và nội dung cho phù hợp với thực tế giảng dạy và học tập, nghiên cứu của học sinh. Bài giảng gồm 6 chương, trình bày những kiến thức cơ bản về kinh tế vi mô, bao gồm: Chương 1: Tổng quan về kinh tế vi mô Chương2: Cung – Cầu hàng hóa Chương 3: Lý thuyết người tiêu dùng Chương 4: Lý thuyết về doanh nghiệp Chương 5: Cạnh tranh và độc quyền Chương 6: Những hạn chế của kinh tế thị trường và vai trò của chính phủ Bài giảng được xây dựng theo hướng hiện đại, toàn diện và cập nhật, đồng thời được trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn, phù hợp với mọi đối tượng học sinh hệ Trung cấp kinh tế. Cuối mỗi chương đều có câu hỏi ôn tập, câu hỏi trắc nghiệm và các bài tập vận dụng giúp học sinh nắm vững những vấn đề lý thuyết, tự kiểm tra kiến thức của mình và ứng dụng chúng vào các tình huống khác nhau. Mặc dù, nhóm tác giả đã rất cố gắng tìm tòi, nghiên cứu để đạt được nội dung khoa học cao nhất, song khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến phê bình từ các thầy cô giáo và các em học sinh để bài giảng được hoàn thiện hơn nữa trong lần tái bản sau. 3
  2. Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của Hội đồng thẩm định khoa học và các thầy cô giáo trong quá trình tái bản chỉnh sửa góp phần nâng cao chất lượng khoa học của bài giảng. Lào Cai, tháng 05 năm 2013 Các tác giả 4
  3. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt AFC Average Fixed Cost Chi phí cố định bình quân AP Average Product Năng suất bình quân AR Average Revenue Doanh thu trung bình ATC Average Total Cost Tổng chi phí bình quân AVC Average Variable Cost Chi phí biến đổi bình quân D Demand Cầu E Elasticity Hệ số co giãn FC Fixed Cost Chi phí cố định I Income Thu nhập K Capital Vốn L Labour Lao động LATC Long run Averae Total Cost Tổng chi phí trung bình dài hạn LMC Long run Marginal Cost Chi phí cận biên dài hạn MC Marginal Cost Chi phí cận biên MP Marginal Product Sản phẩm cận biên MRS Marginal Rate of Subsitution Tỷ lệ thay thế biên MU Marginal Utility Lợi ích cận biên P Price Giá PPF Production Posibility Frontier Đường giới hạn khả năng sản xuất QD Quantity Demanded Lượng cầu QS Quantity Supplied Lượng cung S Supply Cung TC Total Cost Tổng chi phí TU Total Utility Tổng lợi ích TR Total Revenue Tổng doanh thu U Utility Lợi ích VC Variable Cost Chi phí biến đổi 5
  4. Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VI MÔ MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG Về kiến thức: Yêu cầu học sinh trình bày được các kiến thức lý thuyết sau: - Khái niệm kinh tế học, kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. - Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu kinh tế vi mô - Ba vấn đề kinh tế cơ bản và cơ chế giải quyết ba vấn đề cơ bản. - Một số quy luật trong lý thuyết lựa chọn: Quy luật khan hiếm, quy luật chi phí cơ hội tăng dần và lợi suất giảm dần. Về kỹ năng: Yêu cầu học sinh có được các kỹ năng làm bài tập thực hành: - Tính toán và đánh giá được chi phí cơ hội của một quyết định lựa chọn. - Dự đoán được ảnh hưởng của các quy luật kinh tế đối với hành vi của từng chủ thể trong nền kinh tế. - Áp dụng bài toán tối ưu để giải các bài toán lựa chọn đơn giản. 1.1. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ VI MÔ 1.1.1. Kinh tế học và các bộ phận của kinh tế học a. Kinh tế học Theo khái niệm chung nhất, Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng chủ thể tham gia vào nền kinh tế nói riêng. Cách thức vận hành và ứng xử của nền kinh tế xoay quanh vấn đề sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm như thế nào cho có hiệu quả để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu không ngừng tăng lên của con người. Sự khan hiếm tài nguyên là vấn đề vốn có của mọi nền kinh tế do mâu thuẫn giữa nhu cầu vô hạn của con người về hàng hóa, dịch vụ và năng lực sản xuất có giới hạn của nền kinh tế. Mâu thuẫn này đặt ra vấn đề: cần phải sử dụng có hiệu quả mọi tài nguyên khan hiếm để thỏa mãn nhu cầu của con người và của xã hội về các hàng hóa, dịch vụ. Kinh tế học có nhiệm vụ nghiên cứu cách thức giải quyết vấn đề này, tức là nghiên cứu cách thức vận hành của nền kinh tế và cách thức ứng xử của các chủ thể kinh tế trong việc phân bổ hiệu quả nguồn lực khan hiếm để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, kinh tế học quan tâm đến hành vi của toàn bộ nền kinh tế (tổng thể) và hành vi của các chủ thể kinh tế riêng lẻ (những tế bào) trong nền kinh tế, bao gồm: các doanh nghiệp, các hộ gia đình, những người lao động, chủ đất, nhà đầu tư và chính phủ. Mỗi chủ thể kinh tế đều có những mục tiêu nhất định cần đạt được, đó là mục tiêu tối đa hóa các lợi ích kinh tế của họ. Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu của hộ gia đình là tối đa hóa lợi ích khi tiêu dùng và mục tiêu của Chính phủ là tối đa hóa phúc lợi xã hội, trong điều kiện khan hiếm nguồn lực. Kinh tế học có nhiệm vụ giúp các thành viên kinh tế giải quyết các bài toán tối đa hóa lợi ích kinh tế này. b. Các bộ phận của kinh tế học Kinh tế học nghiên cứu các hiện tượng kinh tế dưới hai góc độ, hình thành nên hai bộ phận hữu cơ. 6
  5. Một là, góc độ bộ phận như hộ gia đình, một doanh nghiệp, một thị trường hình thành nên môn kinh tế vi mô. Kinh tế vi mô là môn khoa học nghiên cứu cách thức lựa chọn các vấn đề kinh tế cụ thể của các thành viên trong một nền kinh tế (hộ gia đình, các doanh nghiệp, chính phủ). Hai là, góc độ của toàn bộ nền kinh tế dẫn đến việc hình thành nên môn kinh tế vĩ mô. Khác với kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô lại quan tâm đến các tổng lượng của toàn bộ nền kinh tế, những biến số kinh tế lớn, các mục tiêu kinh tế chung của một quốc gia như: tổng sản phẩm, thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp qua đó nghiên cứu, tìm hiểu cách thức cải thiện kết quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế nói chung. c. Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô Kinh tế vi mô và kinh tế học vĩ mô tuy khác nhau nhưng đều là nội dung quan trọng của kinh tế học, không thể chia cắt mà bổ sung cho nhau. Kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi của kinh tế học vi mô, kinh tế quốc dân phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp – các tế bào kinh tế. Kinh tế vi mô chịu ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô. Kinh tế vĩ mô tạo điều kiện, môi trường cho kinh tế vi mô phát triển. 1.1.2. Đối tượng và nội dung nghiên cứu a. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của kinh tế vi mô là các vấn đề kinh tế cơ bản của từng đơn vị kinh tế, nghiên cứu tính quy luật và xu hướng vận động tất yếu của các hoạt động kinh tế vi mô, những khuyết tật của nền kinh tế thị trường và vai trò của Chính phủ. b. Nội dung Kinh tế vi mô nghiên cứu những nội dung sau: - Một là: Kinh tế vi mô và những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp; - Hai là: Cung - Cầu hàng hoá; - Ba là: Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng; - Bốn là: Lý thuyết về doanh nghiệp; - Năm là: Cạnh tranh và độc quyền; - Sáu là: Những hạn chế của kinh tế thị trường và sự can thiệp của Chính phủ. 1.1.3. Phương pháp nghiên cứu kinh tế vi mô a. Phương pháp mô hình hóa Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng trong Kinh tế học vi mô dựa trên việc xây dựng các mô hình kinh tế để phân tích, lý giải và kết luận về những quy tắc lựa chọn kinh tế tối ưu. Gồm 3 bước : Xác định vấn đề nghiên cứu Phát triển mô hình: - Lựa chọn biến số phù hợp - Đưa ra các giả định đơn giản hoá so với thực tế 7 - Xác lập các giả thuyết kinh tế để giải thích vấn đề nghiên cứu
  6. Kiểm định giả thuyết kinh tế - Thu thập số liệu - Phân tích số liệu - Kiểm định b. Phương pháp so sánh tĩnh Trong kinh tế vi mô, các biến số kinh tế như cung, cầu về một hàng hóa hay dịch vụ nào đó luôn thay đổi và chịu tác động đồng thời của rất nhiều yếu tố. Do đó muốn xem xét mối quan hệ giữa các biến số kinh tế, các nhà kinh tế thường sử dụng phương pháp so sánh tĩnh. Theo phương pháp này, các giả thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa các biến số luôn phải đi kèm với giả định các yếu tố khác không thay đổi. Với giả định các yếu tố khác không đổi cho phép chúng ta tập trung vào mối quan hệ giữa các biến số chính yếu. 1.2. CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN 1.2.1. Ba vấn đề kinh tế cơ bản Vì nguồn lựa là khan hiếm, mọi quyết định lựa chọn trong sản xuất và tiêu dùng của các chủ thể kinh tế đều phải đảm bảo sử dụng đầy đủ và hiệu quả nguồn lực. Để nguồn lực được sử dụng hiệu quả, các quyết định lựa chọn phải trả lời tốt ba vấn đề kinh tế cơ bản sau: a. Sản xuất cái gì? - Sản xuất cái gì là phải quyết định sản xuất loại hàng hoá và dịch vụ nào, khi nào sản xuất và cung ứng. - Trên cơ sở nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp tính toán khả năng sản xuất, chi phí sản xuất tương ứng để lựa chọn và quyết định sản xuất, cung ứng cái thị trường cần để có thể thu được lợi nhuận tối đa trong giới hạn nguồn lực cho phép. b. Sản xuất như thế nào? - Sản xuất như thế nào là tìm ra phương pháp, công nghệ thích hợp cho sản xuất, kết hợp hợp lý các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ đã được lựa chọn. c. Sản xuất cho ai? Quyết định sản xuất cho ai đòi hỏi phải xác định rõ ai sẽ được hưởng và được lợi từ những hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra. Tức là liên quan đến vấn đề phân phối trong nền kinh tế. 1.2.2. Các mô hình kinh tế để giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản Mô hình kinh tế hay cơ chế kinh tế là cách thức tổ chức các hoạt động kinh tế trong một quốc gia để giải quyết vấn đề khan hiếm và ba vấn đề kinh tế cơ bản. Các cơ chế kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế và theo đó tác động đến trình độ phát triển kinh tế của quốc gia. Chúng ta 8
  7. xem xét ba loại mô hình kinh tế chủ yếu: kinh tế kế hoạch hóa tập trung, kinh tế thị trường và kinh tế hỗn hợp, trong đó cách thức giải quyết ba vấn đề kinh cơ bản là khác nhau. - Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung Trong mô hình kinh tế này, việc lựa chọn ba vấn đề kinh tế cơ bản đều do Nhà nước thực hiện và quyết định, tức là chủ yếu dựa vào các tín hiệu phi thị trường. - Mô hình kinh tế thị trường: Giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản thông qua hoạt động cung - cầu trên thị trường. - Mô hình kinh tế hỗn hợp Nhà nước và thị trường trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau, đều đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản trong nền kinh tế. 1.3. LÝ THUYẾT LỰA CHỌN 1.3.1. Những vấn đề cơ bản của lý thuyết lựa chọn - Lý thuyết lựa chọn tìm cách lý giải cách thức mà từng cá nhân và doanh nghiệp sử dụng để đưa ra những quyết định của mình. Lý thuyết lựa chọn giải thích tại sao họ lại lựa chọn và cách thức lựa chọn của họ. - Bản chất của sự lựa chọn kinh tế tối ưu là căn cứ vào nhu cầu vô hạn của con người, của xã hội, của thị trường để đưa ra các quyết định đúng đắn về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai trong giới hạn cho phép của nguồn lực hiện có. - Khái niệm hữu ích nhất được sử dụng trong lý thuyết lựa chọn là khái niệm chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra sự lựa chọn kinh tế. 1.3.2. Ảnh hưởng của các quy luật kinh tế đến việc lựa chọn kinh tế tối ưu a. Quy luật khan hiếm v Nội dung Một sự khan hiếm tồn tại bất cứ khi nào nhu cầu của một cá nhân hoặc một chủ thể kinh tế lớn hơn khả năng sẵn có về nguồn lực để đáp ứng nhu cầu đó. Ví dụ: Trong tháng 5 năm 2013, Công ty Cổ phần Hoa Việt đăng ký niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với số vốn điều lệ hiện có là 100 tỷ đồng Việt Nam. Tuy nhiên, theo nghị định số 58/2012/NĐ-CP của Chính Phủ (Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán), công ty Cổ phần Hoa Việt chưa đáp ứng đủ điều kiện về số vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký theo luật định phải từ 120 tỷ đồng Việt Nam trở lên. Như vậy, công ty Cổ phần Hoa Việt đang gặp phải sự khan hiếm về nguồn lực hiện có so với nhu cầu hiện tại. v Tác động của quy luật Trong điều kiện khan hiếm về nguồn lực như lao động, vốn, công nghệ (những yếu tố đầu vào của sản xuất), trước khi sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào mỗi nền kinh tế và các tác nhân khi tham gia vào nền kinh tế thị trường phải căn cứ vào giới hạn khả năng sản xuất của mình để sử dụng được tối ưu các nguồn lực khan 9
  8. hiếm nhằm tạo ra nhiều hàng hóa, dịch vụ đáp ứng, thỏa mãn tối đa nhu cầu của thị trường. b. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần v Chi phí cơ hội Do quy luật về sự khan hiếm nên luôn tồn tại sự đánh đổi khi thực hiện các sự lựa chọn, hay nói cách khác chi phí cơ hội luôn tồn tại. Như vậy, chi phí cơ hội của một phương án được lựa chọn là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn đó. v Quy luật chi phí cơ hội tăng dần Quy luật này cho thấy muốn sản xuất thêm ngày càng nhiều hơn một loại hàng hóa nào đó, chúng ta phải hy sinh, từ bỏ (hoặc bỏ qua) một lượng ngày càng lớn hơn một loại hàng hóa khác, trong điều kiện công nghệ và tài nguyên hiện có. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần được minh họa trên đường giới hạn khả năng sản xuất. v Đường giới hạn khả năng sản xuất (Production Possibilities Frontier – PPF) Đường giới hạn khả năng sản xuất là đường thể hiện các kết hợp hàng hóa tối đa mà nền kinh tế có khả năng sản xuất được dựa trên các nguồn lực sẵn có và công nghệ nhất định. Ví dụ: Một nền kinh tế với công nghệ và tài nguyên hiện có, có các khả năng sản xuất hai loại hàng hóa là lương thực và quần áo như sau: Lương thực Quần áo Công nhân Sản lượng Công nhân Sản lượng 4 28 0 0 3 27 1 9 2 22 2 14 1 10 3 20 0 0 4 22 - Xác định đường giới hạn khả năng sản xuất (Hình 1.1) Lương thực Đường PPF 28 - E 27 D - H 22 - C G 10
  9. 10 - B A 9 14 20 22 Quần áo Hình 1.1. Đường giới hạn khả năng sản xuất lương thực và quần áo Nhận xét: - Tại G: là điểm không hiệu quả vì chưa tận dụng hết nguồn lực sẵn có. - Tại H: là điểm không thể đạt được vì chúng đòi hỏi đầu tư nguồn lực nhiều hơn so với nguồn lực sẵn có. - Tại các điểm A, B, C, D, E ở trên đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết các mức độ phối hợp tối đa của sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có. Đó là những điểm đem lại hiệu quả tối đa, vì đã tận dụng hết năng lực sản xuất. - Đường cong nối các điểm từ A tới E được gọi là đường “Giới hạn khả năng sản xuất”. - Độc dốc của đường PPF biểu thị chi phí cơ hội của việc sản xuất lương thực (quần áo), tức là lượng lương thực (quần áo) phải từ bỏ để có thể sản xuất thêm một đơn vị quần áo (lương thực). - Quy luật chi phí cơ hội tăng dần cho thấy đường PPF có độ dốc ngày càng lớn, tức là đường PPF có dạng lõm so với gốc tọa độ hay thường nói là đường PPF cong lồi ra ngoài. c. Quy luật lợi suất giảm dần v Nội dung quy luật Khối lượng đầu ra tăng thêm ngày càng giảm đi, khi ta liên tiếp lấy thêm những đơn vị bằng nhau của một đầu vào biến đổi (như lao động) kết hợp với một số lượng cố định đầu vào khác (như đất đai). Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất xe máy khi bổ sung thêm những đơn vị lao động như nhau thì sản lượng tăng thêm ngày càng giảm vì mỗi lao động sẽ ngày càng có ít vốn, máy móc, không gian để làm việc nên năng suất giảm dần. v Tác động của quy luật Nghiên cứu quy luật giúp cho doanh nghiệp tính toán lựa chọn kết hợp các đầu vào của quá trình sản xuất một cách tối ưu hơn. 1.3.3. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là mối quan tâm duy nhất của kinh tế học nói chung và kinh tế vi mô nói riêng. Hiệu quả, nói một cách khái quát nghĩa là không lãng phí. Hiệu quả có quan hệ chặt chẽ với việc sử dụng năng lực sản xuất hiện có. Mức sản xuất có hiệu quả thể hiện những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất, nhưng điểm có hiệu quả nhất là điểm cho phép vừa sản xuất tối đa các loại hàng hoá theo nhu cầu thị trường, vừa sử dụng đầy đủ năng lực sản xuất. Như vậy, ta có thể nhấn mạnh vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế theo quan điểm kinh tế học vi mô: 11
  10. - Tất cả các quyết định sản xuất cái gì trên đường giới hạn khả năng sản xuất là có hiệu quả vì nó tận dụng hết các nguồn lực. - Số lượng hàng hoá đạt trên đường giới hạn của năng lực sản xuất - PPF - càng ở xa gốc toạ độ thì càng có hiệu quả cao. - Sự thoả mãn tối đa về mặt hàng, chất lượng, số lượng hàng hoá theo nhu cầu thị trường trong giới hạn của đường năng lực sản xuất cho ta hiệu quả kinh tế cao nhất. - Kết quả trên một đơn vị chi phí càng lớn hoặc chi phí trên một đơn vị kết quả càng nhỏ thì hiệu quả kinh tế càng cao. Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp. Sự đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất trong thời gian ngắn nhất cho ta khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh và tích luỹ lớn. 12
  11. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày khái niệm kinh tế học? Phân biệt kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô? 2. Hãy trình bày ba vấn đề kinh tế cơ bản của các nền kinh tế? Các cơ chế kinh tế giải quyết ba vấn đề này như thế nào? 3. Chi phí cơ hội là gì? Cho ví dụ minh họa? 4. Trình bày quy luật chi phí cơ hội tăng dần và minh họa bằng đường giới hạn khả năng sản xuất? 5. Trình bày nội dung và tác động của các quy luật kinh tế cơ bản? Lấy ví dụ minh họa? CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Lựa chọn đáp án đúng nhất 1. Chi phí cơ hội là chi phí thể hiện a. Lợi ích tăng dần khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa. b. Chi phí tăng dần khi sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa. c. Chi phí không đổi khi sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa. d. Sự đánh đổi khi thực hiện các sự lựa chọn. 2. Những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện các kết hợp hàng hóa a. Có hiệu quả đối với nền kinh tế. b. Không có hiệu quả đối với nền kinh tế. c. Không có khả năng đạt được. d. Gây lãng phí nguồn lực của nền kinh tế. 3. Vấn đề khan hiếm nguồn lực a. Chỉ tồn tại trong mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung. b. Chỉ tồn tại trong mô hình kinh tế hỗn hợp. c. Chỉ tồn tại trong mô hình kinh tế thị trường. d. Tồn tại trong mọi nền kinh tế. 4. Mọi nền kinh tế đều phải giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản do a Nguồn lực là khan hiếm b. Yêu cầu từ phía cung c. Yêu cầu từ phía cầu d. Nguồn lực là vô hạn 5. Đường giới hạn khả năng sản xuất có dạng cong lồi ra ngoài minh họa a. Quy luật chi phí cơ hội giảm dần b. Quy luật khan hiếm c. Quy luật lợi suất giảm dần d. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần 6. Nội dung của kinh tế vi mô đề cập đến 13
  12. a. Các tổng lượng của toàn bộ nền kinh tế b. Hành vi cụ thể của các chủ thể kinh tế c. Những biến số kinh tế lớn d. Các mục tiêu kinh tế của một quốc gia 7. Việc lựa chọn kinh tế tối ưu của các chủ thể chịu ảnh hưởng của mấy quy luật kinh tế? a. 2 b. 3 c. 4 d. 5 8. Theo quy luật lợi suất giảm dần, khi một doanh nghiệp sản xuất xe máy liên tiếp bổ sung thêm những đơn vị lao động như nhau vào một nhà xưởng với các máy móc và trang thiết bị không đổi, thì số lượng sản phẩm đầu ra tăng thêm sẽ a. Ngày càng giảm b. Ngày càng tăng c. Không đổi 9. Giả định ở Canada có 100 công nhân, mỗi công nhân có khả năng sản xuất 2 ô tô hoặc 30 giạ lúa mỳ trong một năm. Chi phí cơ hội của việc sản xuất một chiếc ô tô ở Canada là a. 1/15 giạ lúa mỳ b. 30 giạ lúa mỳ c. 3000 giạ lúa mỳ d. 15 giạ lúa mỳ 10. Giả định ở Canada có 100 công nhân, mỗi công nhân có khả năng sản xuất 2 ô tô hoặc 30 giạ lúa mỳ trong một năm. Nếu Canada chọn sản xuất 10 ô tô thì họ có thể sản xuất bao nhiêu giạ lúa mỳ với nguồn lực hiện có? a. 2850 giạ lúa mỳ b. 2700 giạ lúa mỳ c. 3000 giạ lúa mỳ d. 2000 giạ lúa mỳ BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1: Chủ thể nào trong các chủ đề sau đây thuộc về kinh tế vĩ mô hoặc kinh tế vi mô? a. Quyết định của một số hộ gia đình về việc tiết kiệm bao nhiêu thu nhập. b. Ảnh hưởng của quy định mà chính phủ áp dụng cho các khí thải của ô tô. c. Ảnh hưởng của mức tiết kiệm quốc gia cao hơn đối với tăng trưởng kinh tế. d. Quyết định của một doanh nghiệp về việc thuê bao nhiêu công nhân. e. Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và những thay đổi trong cung ứng tiền tệ. Bài 2: Giả định một nền kinh tế giản đơn chỉ có 2 ngành sản xuất xe đạp và xe máy. Bảng sau thể hiện các khả năng có thể đạt được của nền kinh tế khi các nguồn lực được sử dụng một cách tối ưu nhất. 14
  13. Sản lượng xe đạp Sản lượng xe máy a. Các khả năng (vạn chiếc) (vạn chiếc) A 25 0 B 20 4 C 15 7 D 9 9 E 0 10 Biểu diễn đường PPF bằng đồ thị. b. Có nhận xét gì khi nền kinh tế sản xuất tại điểm H (25 vạn chiếc xe đạp và 6 vạn chiếc xe máy)? c. Bạn có nhận xét gì nếu nền kinh tế sản xuất tại điểm G (9 vạn xe đạp và 4 vạn xe máy). d. Hãy tính chi phí cơ hội của việc sản xuất xe đạp và xe máy. Bài 3: Giả định một nền kinh tế giản đơn chỉ có 2 ngành sản xuất ti vi và tủ lạnh. Bảng sau thể hiện các khả năng có thể đạt được của nền kinh tế khi các nguồn lực được sử dụng một cách tối ưu nhất Sản lượng Ti vi Sản lượng Tủ lạnh Các khả năng (chiếc) (chiếc) A 40 0 B 35 4 C 30 6 D 20 8 E 0 10 Yêu cầu: a. Hãy vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế này. b. Nền kinh tế có khả năng sản xuất 27 chiếc ti vi và 8 chiếc tủ lạnh hay không? c. Bạn có nhận xét gì nếu nền kinh tế sản xuất tại khả năng G (25 ti vi và 6 tủ lạnh)? d. Hãy tính chi phí cơ hội của việc sản xuất ti vi và tủ lạnh. 15
  14. PHỤ LỤC – ĐỒ THỊ TRONG KINH TẾ HỌC 1. Các loại đồ thị trong các mô hình kinh tế Các đồ thị được sử dụng trong các mô hình kinh tế không những được dùng để thể hiện số liệu mà mục đích chính là để biểu diễn mối quan hệ giữa các biến số trong một mô hình kinh tế. Có thể có rất nhiều loại đồ thị khác nhau trong kinh tế học nhưng phần lớn chúng có những hình dạng chính để biểu diễn các mối quan hệ của các biến số sau: Các biến số cùng tăng và cùng giảm Các biến số thay đổi ngược chiều nhau Mối quan hệ có điểm cực đại hoặc điểm cực tiểu Các biến số không có mối quan hệ với nhau Y Y Y 0 X 0 X 0 X (a) (b) (c) Hình 1.1. Mối quan hệ cùng chiều giữa các biến số Y Y Y Y Y Điểm cực đại A Điểm cực tiểu 0 X 0 X 0 B X (a) (b) (c) Hình P1-2. Mối quan hệ nghịch biến giữa các biến số X 16X (a) (b) Hình P1-3. Mối quan hệ có điểm cực đại và điểm cực tiểu
  15. Y Y 0 X 0 X Hình P1-4. Các biến số không có mối quan hệ với nhau 2. Độ dốc của một đường biểu diễn mối quan hệ Bên cạnh các hình dạng đồ thị trên, chúng ta có thể đánh giá được tác động của một biến số này đến các biến số khác bằng xác định và phân tích độ dốc của đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa các biến số. Độ dốc được tính bằng sự thay đổi về giá trị của biến số được đo trên trục Y ( Y) chia cho sự thay đổi về giá trị của biến số được đo trên trục X ( X). Vì vậy, độ dốc được tính bằng Y/ X. Độ dốc của một đường thẳng Y Y Độ dốc = 3/4 6 6 Độ dốc = -3/4 3 3 0 2 6 X 0 2 6 X (a (b ) Hình) P1-5. Độ dốc của một đường thẳng 17
  16. Y Y Độ dốc = -3/4 Độ dốc = 3/4 5. 5 A 54 2 Chương 2. CUNG - CẦU HÀNG HOÁ MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG Về kiến thức: Yêu cầu học sinh trình bày được các kiến thức lý thuyết sau: 0 - Khái niệm4 cầu, lượng cầu,X hàm0 số cầu, biểu3 cầu,5 đường cầu,X luật cầu. (a (b - Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến cầu,) sự vận động dọc theo đường cầu và sự dịch Hìnhchuyển) P1-6. của Độ đường dốc của cầu. một đường cong - Khái niệm cung, lượng cung, hàm số cung, biểu cung, đường cung, luật cung. - Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến cung, sự vận động dọc theo đường cung và sự dịch chuyển của đường cung. - Khái niệm cân bằng thị trường cũng như cơ chế xác lập trạng thái cân bằng thị trường - Khái niệm về dư thừa và thiếu hụt thị trường - Khái niệm và công thức tính độ co giãn của cầu. Về kỹ năng: Yêu cầu học sinh có được các kỹ năng làm bài tập thực hành: - Lập phương trình cầu, cung hàng hóa; Vẽ được đồ thị. - Xác định mức giá và sản lượng tại trạng thái cân bằng thị trường. - Dự đoán được trạng thái thị trường; Tính toán lượng dư thừa và thiếu hụt thị trường. - Sử dụng mô hình cung - cầu để phân tích các trường hợp trạng thái cân bằng thị trường thay đổi. - Tính toán được độ co giãn của cầu. 2.1. CẦU HÀNG HOÁ (D) 2.1.1. Các khái niệm cơ bản về cầu Cầu về một loại hàng hóa hay dịch vụ là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả định các yếu tố khác không đổi. Khi nói đến cầu phải chú ý hai yếu tố cớ bản: - Khả năng mua (khả năng thanh toán). - Ý muốn sẵn sàng mua. Nếu thiếu một trong hai yếu tố sẽ không hình thành cầu. Chú ý phân biệt sự khác nhau giữa cầu và nhu cầu, cầu và lượng cầu. Nhu cầu là những mong muốn, khát vọng vô hạn của con người, còn nói đến cầu là nói đến nhu cầu có khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Nhu cầu là vô 18
  17. hạn, còn cầu là có hạn. Hầu hết các nhu cầu thường không thỏa mãn được do sự khan hiếm về nguồn lực. Cầu khác với lượng cầu: Lượng cầu là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua và có khả năng mua tại một mức giá đã cho trong môt thời gian nhất định (các yếu tố khác không đổi). 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu a. Giá của bản thân hàng hóa (P) Giá của bản thân hàng hóa có quan hệ nghịch chiều với lượng cầu về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua. Khi giá tăng thì lượng cầu về hàng hóa sẽ giảm và ngược lại. b. Thu nhập của người tiêu dùng (I) Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của người tiêu dùng. - Đối với đa số các hàng hóa thông thường, khi thu nhập tăng lên thì cầu đối với chúng tăng lên và ngược lại. Hàng hóa thông thường bao gồm 2 loại: hàng hóa thiết yếu và hàng hóa xa xỉ. + Hàng hoá thiết yếu là các hàng hoá được cầu nhiều hơn khi thu nhập tăng lên nhưng sự tăng cầu là tương đối nhỏ hoặc xấp xỉ như sự tăng lên của thu nhập. Ví dụ: Lương thực, xe máy, ti vi + Hàng hoá xa xỉ là các hàng hoá được cầu tương đối nhiều khi thu nhập tăng lên. Ví dụ: Dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp - Đối với hàng hoá thứ cấp, thu nhập có tác động ngược chiều với cầu về hàng hóa. Ví dụ: Nhóm hàng ngô, khoai, sắn Tuy nhiên, việc xác định hàng hóa thông thường hay hàng hóa thứ cấp chỉ mang tính chất tương tối, phụ thuộc vào thu nhập, trình độ phát triển kinh tế, sở thích của người tiêu dùng c. Sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng (T) Sở thích, thị hiếu có ảnh hưởng lớn đến cầu của người tiêu dùng, vì nó phản ánh sự ưu tiên của người tiêu dùng trong việc mua hàng hóa. Thị hiếu phụ thuộc vào các nhân tố như tập quán tiêu dùng, tâm lý lứa tuổi, giới tính, tôn giáo d. Giá cả của các loại hàng hoá liên quan (Pr) Hàng hóa liên quan bao gồm hai loại: Hàng hóa bổ sung và hàng hóa thay thế. - Hàng hóa bổ sung: Là những hàng hóa sử dụng đồng thời với nhau, khi giá hàng hóa này tăng thì sẽ làm giảm cầu hàng hóa kia và ngược lại. Ví dụ: Xe máy - xăng; Bếp ga – bình ga - Hàng hoá thay thế: Là hàng hoá có cùng công dụng hoặc có thể sử dụng thay thế cho nhau, khi giá hàng hóa này tăng thì làm tăng cầu hàng hóa kia và ngược lại. Ví dụ: Giày – dép; dịch vụ taxi – dịch vụ xe ôm e. Số lượng nguời tiêu dùng hay quy mô thị trường (NC) 19
  18. Quy mô thị trường phản ánh qua số lượng người tiêu dùng, nó ảnh hưởng đến cầu về hàng hóa theo hướng cầu tăng nếu lượng người mua tăng và ngược lại. f. Các kỳ vọng (E) Cầu đối với hàng hoá hay dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng (sự mong đợi) của người tiêu dùng. Những dự đoán về sự thay đổi của các yếu tố giá, thu nhập, thị hiếu sẽ ảnh hưởng làm thay đổi cầu trong hiện tại. 2.1.3. Hàm số cầu Hàm cầu là một biểu thức toán học thể hiện mối quan hệ giữa lượng cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu về một loại hàng hoá, dịch vụ trong một thời gian nhất định. - Dạng tổng quát: Q Dx,t = f(Px,t; It; Pr,t; NC; T; E ) Trong đó: Q Dx,t: Lượng cầu đối với hàng hoá x trong thời gian t; Px,t: Giá hàng hoá x trong thời gian t; I: Thu nhập của người tiêu dùng trong thời gian t; Pr,t: Giá cả của các hàng hoá có liên quan trong thời gian t; NC: Số lượng người tiêu dùng; T: Thị hiếu (sở thích của người tiêu dùng); E: Các kỳ vọng. - Trong trường hợp hàm cầu là hàm tuyến tính: + PD = f(Q) = a – b.QD (a > 0; b > 0 ) + QD = f(P) = a1 - b1.PD (a > 0; b1 >0) + Trong đó: a là hệ số chặn của đường cầu trên trục tung; b là hệ số góc, phản ánh độ dốc của đường cầu. + Dấu âm thể hiện quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá và lượng cầu. 2.1.4. Biểu cầu Biểu cầu là bảng chỉ ra số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua với các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định (các nhân tố khác không đổi). Ví dụ: Biểu cầu về xe máy Dream trong tháng 3 năm N của Việt Nam Giá (triệu đồng/chiếc) Lượng cầu (Chiếc) 10 28 15 24 20 20 25 16 30 12 2.1.5. Đường cầu - Đường cầu là đường miêu tả số lượng hàng hoá mà người tiêu dùng có khả năng mua và sẵn sàng mua với giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định (các nhân tố khác không đổi). 20
  19. - Theo quy ước trục tung biểu diễn giá cả, trục hoành biểu diễn lượng cầu. P (Giá xe – triệu đồng/ chiếc) E 30 25 D 20 C 15 B 10 A  Đường cầu (D) QD (Lượngcầu – chiếc) 12 16 20 24 28 Hình 2.1. Đường cầu về xe Dream của Việt Nam trong tháng 3 năm N * Nhận xét: Đường cầu thường là đường có độ dốc xuống về phía tay phải. Đường cầu biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cầu. * Lưu ý: Trong thực tế, đường cầu không chỉ là đường tuyến tính bậc nhất như hình vẽ mà là đường cong nghiêng xuông dưới về bên phải. Tuy nhiên, để đơn giản chúng ta chỉ nghiên cứu đường cầu dưới dạng tuyến tính bậc nhất. 2.1.6. Luật cầu Với giả thiết các yếu tố khác không đổi, khi giá một hàng hóa hoặc dịch vụ tăng lên thì lượng cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ đó giảm xuống và ngược lại. 2.1.7. Sự vận động dọc theo đường cầu và sự dịch chuyển của đường cầu Sự vận độngP dọc theo đường cầu: Phản ánh sự thay đổi của lượng cầu do giá của hàng hóa đó thay đổi (các yếu tố khác giữ nguyên). Giảm Sự dịch chuyển của đườnglượng cầu cầu: Phản ánh sự thay đổi của cầu do một trong các yếu tố khác ngoài giá của bản thân hàng hóa đó tác động làm đường cầu thay đổi. Đường cầu ban đầu sẽ dịch chuyển sang bên phải hoặc bên trái hình thành một đường cầu mới. Giảm cầu Tăng cầu Tăng lượng cầu 21 Q D
  20. D1 D0 Hình 2.2. Sự vận động dọc theo đường cầu và sự dịch chuyển của đường cầu 2.2. CUNG HÀNG HOÁ (S) 2.2.1. Các khái niệm cơ bản về cung - Cung là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định (các yếu tố khác không đổi). Như vậy, khi nói đến cung cũng bao gồm 2 yếu tố cơ bản: + Khả năng bán (phụ thuộc vào khả năng sản xuất). + Ý muốn sẵn sàng bán. Nếu thiếu một trong 2 yếu tố cơ bản trên thì không thể tạo ra cung. - Lượng cung: Là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và có khả năng bán ở mỗi mức giá đã cho trong một thời gian nhất định (các yếu tố khác không đổi). 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung a. Giá cả của bản thân hàng hoá (P) Giá của bản thân hàng hóa và lượng cung có mối quan hệ thuận chiều. b. Công nghệ (T) Công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng hàng hoá được sản xuất ra. Công nghệ tiên tiến là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất trong quá trình chế tạo sản phẩm do đó sẽ có nhiều sản phẩm được sản xuất ra.` c. Giá của các yếu tố đầu vào (Pi) Giá của các yếu tố đầu vào tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và do đó ảnh hưởng đến khả năng cung sản phẩm. Nếu giá của các yếu tố đầu vào giảm thì giá thành giảm, lợi nhuận tăng, các yếu tố khác không đổi, do đó cung hàng hoá cũng tăng lên và ngược lại. d. Chính sách thuế của Chính phủ (t) Chính sách thuế là công cụ điều tiết của nhà nước. Đối với các hãng, thuế là chi phí, do đó có ảnh hưởng đến việc cung sản phẩm, nếu mức thuế cao thì cung hàng hoá giảm và ngược lại. e. Số lượng người sản xuất (Ns) Số người sản xuất càng nhiều thì cung hàng hoá càng lớn và ngược lại. 22
  21. f. Các kỳ vọng (E) Mọi sự mong đợi dự đoán có thuận lợi cho sản xuất thì cung sẽ được mở rộng và ngược lại. 2.2.3. Hàm số cung - Dạng tổng quát: Q Sx, t = f(Px,t; Pi; T; t; Ns; E) Trong đó: QSx,t: Lượng cung đối với hàng hoá x trong thời gian t; Px,t: Giá của hàng hoá x trong thời gian t; Pi: Giá của các yếu tố đầu vào; T: Công nghệ; t: Chính sách thuế của chính phủ; Ns: Số lượng người sản xuất; E: Các kỳ vọng. - Trong trường hợp hàm cung là hàm tuyến tính: PS = c + d.QS (d ≥ 0) hoặc QS = c1 + d1.PS (d1 ≥ 0) 2.2.4. Biểu cung Biểu cung là biểu chỉ ra số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán với các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định (các nhân tố khác không đổi). Ví dụ: Biểu cung về chè tại thị trường Thái Nguyên Giá (nghìn đồng/kg) 20 22 24 26 Lượng cung (tấn/tuần) 6 10 14 18 2.2.5. Đường cung Đường cung là đường miêu tả số lượng hàng hoá mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định (các nhân tố khác không đổi). - Quy ước: Trục tung biểu diễn giá cả, trục hoành biểu diễn lượng cung P (Giá chè – nghìn đồng/kg)  Đường cung (S) 24 C 22 B 20 A 6 10 14 QS (Lượng cung –tấn) Hình 2.3. Đường cung về chè tại thị trường Thái Nguyên * Nhận xét: + Đường cung là đường biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cung + Đường cung thường có dạng dốc đi lên về phía tay phải. 23
  22. * Lưu ý: Trong thực tế, đường cung không chỉ là đường tuyến tính bậc nhất như hình vẽ mà là đường cong nghiêng lên trên về bên phải. Tuy nhiên, để đơn giản chúng ta chỉ nghiên cứu đường cung dưới dạng tuyến tính bậc nhất. 2.2.6. Luật cung Với giả thiết các yếu tố khác không đổi, khi giá một hàng hóa hay dịch vụ tăng lên thì lượng cung về hàng hóa hay dich vụ đó cũng tăng lên và ngược lại. 2.2.7. Sự vận động dọc theo đường cung và sự dịch chuyển của đường cung - Sự vận động theo theo đường cung Phản ánh sự thay đổi của lượng cung do giá của bản thân hàng hóa đó thay đổi (các yếu tố khác giữ nguyên). - Sự dịch chuyển của đường cung Phản ánh sự thay đổi của cung do một trong các yếu tố khác ngoài giá của bản thân hàng hóa đó tác động làm đường cung thay đổi. Đường cung ban đầu dịch chuyển sang phải hoặc sang trái, hình thành một đường cung mới. P (Giá) S2 Tăng lượng cung S1 Giảm cung S0 Giảm lượng cung Tăng cung QS (Lượng cung) Hình 2.4. Sự vận động dọc theo đường cung và sự dịch chuyển của đường cung 2.3. CÂN BẰNG CUNG - CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG 2.3.1. Trạng thái cân bằng cung cầu Cân bằng cung – cầu đối với một hàng hóa hay dịch vụ nào đó xuất hiện khi lượng cung vừa đủ để thỏa mãn lượng cầu trong một khoảng thời gian nhất định. Tại trạng thái cân bằng cung cầu, chúng ta xác định được điểm cân bằng thị trường E (Q,P) = (D) x (S), tại đó QS = QD = QE; PD = PS = PE. Trong đó: PE, QE là mức giá và sản lượng cân bằng củaP thị(Giá) trường. Dư thừa S P1 PE E (Equilibrium) P2 D Thiếu hụt Q (Sản lượng) QE 24
  23. Hình 2.5. Cân bằng cung cầu trên thị trường * Các cách xác định trạng thái cân bằng Cung – Cầu: Có 3 cách + Cách1: Dựa vào biểu cung- biểu cầu. Tìm P tại đó QS = QD PE và QE + Cách 2: Dựa vào đồ thị đường cung- đường cầu + Cách 3: Dựa vào hàm cung – cầu - Nếu hàm cung, hàm cầu có dạng là Q = f(P): Cho QD = Qs PE; QE - Nếu hàm cung, hàm cầu có dạng là P = f(Q): Cho PD = Ps QE; PE 2.3.2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt thị trường a.Trạng thái dư thừa thị trường Trạng thái dư thừa thị trường là trạng thái tương ứng tại một mức giá nào đó lượng cung lớn hơn lượng cầu (Qs > QD). - Lượng dư thừa ∆Q = QS - QD - Nguyên nhân dẫn đến sự dư thừa thị trường là do mức giá thực tế cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường, người sản xuất sẽ mong muốn cung ứng nhiều hàng hoá (theo luật cung) người mua ít muốn cầu hàng hoá hơn (theo luật cầu) và như vậy sẽ xuất hiện sự dư thừa hàng hoá trên thị trường. b. Trạng thái thiếu hụt thị trường Trạng thái thiếu hụt thị trường là trạng thái tương ứng tại một mức giá nào đó lượng cung nhỏ hơn lượng cầu (Qs < QD). - Lượng thiếu hụt ∆Q = QD – QS - Nguyên nhân của sự thiếu hụt thị trường là khi giá thực tế thấp hơn giá cân bằng trên thị trường thì người mua cầu hàng hoá nhiều hơn (theo luật cầu) ngược lại người bán ít mong muốn cung hàng hoá hơn (theo luật cung) và như vậy sẽ xuất hiện sự thiếu hụt hàng hoá trên thị trường. 2.3.3. Sự thay đổi trạng thái cân bằng Trạng thái cân bằng sẽ thay đổi khi có yếu tố bất kỳ nào tác động làm đường cung hoặc đường cầu dịch chuyển. Trạng thái cân bằng mới sẽ xuất hiện khi các đường cung, cầu mới xuất hiện. Các trường hợp làm thay đổi trạng thái cân bằng Cung – Cầu: - Trường hợp 1: Cung thay đổi, cầu không thay đổi + Cung tăng, cầu không đổi + Cung giảm, cầu không đổi. - Trường hợp 2: Cầu thay đổi, cung không thay đổi + Cầu tăng, cung không đổi + Cầu giảm, cung không đổi - Trường hợp 3: Cả cung và cầu đều thay đổi + Cung tăng, cầu tăng + Cung giảm, cầu giảm 25
  24. + Cung tăng, cầu giảm + Cung giảm, cầu tăng 2.3.4. Kiểm soát giá a. Khái niệm Kiểm soát giá là việc Chính phủ can thiệp vào thị trường thông qua việc định ra các mức giá trần và giá sàn để điều chỉnh mức giá thị trường cho phù hợp. b. Các loại giá kiểm soát * Giá trần - Khái niệm: Giá trần là mức giá cao nhất do Chính phủ quy định đối với một số hàng hoá. - Mục đích: Giá trần nhằm mục đích bảo hộ một nhóm người nhất định (người mua). - Tác động: Do giá trần thường thấp hơn so với giá cân bằng nên có tác động tiêu cực tới động cơ kinh doanh của các doanh nghiệp thể hiện rất rõ ở chất lượng giảm sút của hàng hoá, gây ra hiện tượng thiếu hụt hàng hóa trên thị trường. Ở Việt nam, xăng dầu từ lâu đã là mặt hàng do Chính phủ kiểm soát giá vì Chính phủ quan niệm rằng nó là hàng hóa thiết yếu và rất quan trọng đối với cả người sản xuất và người tiêu dùng. Chính phủ Việt Nam áp đặt trần giá thấp hơn nhiều so với giá thế giới1. Trong thực tế đã xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực do giá trần đối với xăng. Thứ nhất, người dân các tỉnh sát biên giới Campuchia tìm mọi cách để mua rồi sau đó chuyển sang biên giới bán ăn chênh lệch giá. Thứ hai, các chủ cây xăng thường không phấn khởi do giá thấp và tìm cách đong sai cho người tiêu dùng, bán xăng không đúng chất lượng. Và cuối cùng là chính phủ tốn kém rất nhiều tiền để bù lỗ xăng dầu và thực thi chính sách giá trần này. Tình huống này được minh họa điển hình qua hộp 2.1. Hộp 2.1. Kiểm tra đột xuất các cây xăng Xăng dâu la măṭ hang thiêt yêu đôi vơi san xuât va đơi sông. Đê đap ưng nhu câu tiêu thu nhiên liêụ rất lớn của xã hội, nhiêu doanh nghiêp̣ cung ưng xăng dâu đã ra đơi va từ chỗ canh tranh không lanh manh đa ap dung cac thu thuâṭ gian dối như ban xăng dâu thiêu sô lương, hoăc̣ ban cac chung loai xăng dâu không đung câp chât lương. Việc gian lâṇ xăng dâu băng con chip điêṇ tư lân đâu tiên đươc phat hiêṇ tai TP.HCM va Binh Dương. Hành vi gian lâṇ vê chât lương va sô lương cua cac chủ cây xăng đa đươc hội chúng tôi canh bao hơn 10 năm nay nhưng ngay cang diên tiên phưc tap va ngươi tiêu dung ngày cang bi moc tui nhiêu hơn. Năm 2006, hôị chúng tôi có khao sat vê tinh trang thât thoat xăng dâu gây thiêṭ hai cho người tiêu dùng tai bôn tinh phia Nam va TP.HCM. Trong môṭ đơt kiêm tra vao thang 8-9, chúng tôi phat hiêṇ tình trạng gian lâṇ vê đo lương (đong thiêu) lên đên 8%; tình trạng gian dôi vê chât lương cua cac loai xăng la 38%. Tinh chung ca hai thiêṭ hai (sô lương va chât lương) thi người tiêu dùng đa bi moc tui gân 34 triêụ USD/năm. Nêu tinh ca lương tiêu thu trên toan quôc thi sô tiên ma người tiêu dùng bi moc tui la rât lơn. Tại thời điểm này, cac đơn vi san xuât vẫn tiêp tuc đưa ra thị trường loai xăng A83, tao điêu kiêṇ cho cac đơn vi kinh doanh pha trôṇ thanh A92 đê ban vơi gia cua xăng A92, gây thiêṭ thoi cho khach hang. Đáng nói là có nhiều cơ quan như Tông Công ty Petrolimex, Cuc Quan ly hang hoa, Tông cuc Tiêu chuân Đo lương Chât lương va Hôị Bảo vệ người tiêu dùng Viêṭ Nam đa kiên nghi không san xuât loai xăng này. Phô biên nhất là việc đong đo thiêu thông qua việc tac đông̣ trưc tiêp vao côṭ bơm xăng dâu. Năm 1 Riêng năm2002, 2011, cơ quan Chính ch ưphủc năng nhiều cu lầnng đthaya th đổiông giákê cóxăng hơn theo ch uhướngc thu thuâtăngṭ dầnăn c nhưngăp ơ ca vẫnc cô thấpṭ bơm hơn xăng giá cơxăng ho ctại v acác nước lânc cậnac cô nhưṭ bơm Lào xăng và Campuchia. điêṇ tư. Trong đo, thu thuâṭ gian dôi băng bo mach điêṇ tư la tinh vi va kho phat hiêṇ hơn ca vi no đươc kêt nôi vơi côṭ bơm xăng qua hê ̣thông dây chay ngâm dươi đât đi vao nha điêu hanh. Vu vi pham mới nhất được nêu ở trên la môṭ điên hinh cu thê. 26 Nguồn: phapluattp Văn Dũng - Đặng Tài
  25. * Giá sàn - Khái niệm: Giá sàn là là mức giá tối thiểu do Chính phủ quy định đối với một số loại hàng hoá. - Mục đích: Giá sàn nhằm mục đích bảo hộ một nhóm người nhất định (bảo vệ người bán, người lao động). - Tác động: Do giá sàn thường cao hơn mức giá cân bằng nên có tác động tích cực tới động cơ kinh doanh của các doanh nghiệp, người lao động, gây ra hiện tượng dư thừa hàng hóa trên thị trường. Việt Nam đã áp dụng giá sàn đối với nhiều loại nông sản để bảo hộ người nông dân. Dưới đây, hộp 2.2 sẽ minh họa tình huống giá sàn đối với cá tra và basa của Việt Nam Hộp 2.2. Giá sàn thu mua cá tra là 26.000 đồng/kg Năm 2012, bà con nuôi cá tra tại các tỉnh ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ phá sản lần 2 do giá cá nguyên liệu liên tục “rơi tự do”. Tính từ thời điểm cá tra nguyên liệu đạt mức kỷ lục 29.000 đồng/kg, hiện cá tra nguyên liệu đã 4 lần giảm với 6.000-8.000 đồng/kg. Cụ thể, tại An Giang, Đồng Tháp cá tra nguyên liệu thịt trắng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đã giảm 5.000-6.000 đồng/kg, xuống mức giá chỉ 22.000-23.000 đồng/kg; cá tra thịt vàng chỉ còn 20.000-21.000 đồng/kg, giảm 7.500-8.000 đồng/kg. Đặc biệt đối với cá tra quá lứa (có trọng lượng lớn hơn 1kg/con) có giá chỉ còn 19.500-20.500 đồng/kg (tuỳ địa phương). Theo tính toán của bà con nông dân nuôi cá, với giá bán như trên có trên 90% số hộ nuôi cá rơi vào cảnh lỗ nặng. Ông Trần Văn Phẩm ở huyện Phú Tân, An Giang cho biết, tính từ thời điểm cá tra thả nuôi đến nay bà con nuôi cá phải chịu một khoản lớn chí phí tăng thêm do giá thức ăn chăn nuôi tăng lên trong những tháng vừa qua. Để “cắt cơn” cá tra nguyên liệu giảm, VASEP cùng 25 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu Việt Nam đầu tháng 7 đã thống nhất phương án áp giá sàn thu mua nguyên liệu của dân, với giá 26.000 đồng/kg. Tuy nhiên, thực tế diễn ra hoàn toàn khác, đa số các doanh nghiệp đều mua dưới giá sàn, kể cả cá đạt tiêu chuẩn xuất khẩu hay “cá quá lứa”. Trong khi VASEP bị thất bại trong việc áp giá sàn thu mua cá nguyên liệu trong dân thì mới đây, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng dự thảo “nghị định về quản lý sản xuất tiêu thụ cá tra, cá ba sa”. Một trong những nội dung trong dự thảo mà bà con nông dân nuôi cá quan tâm là xây dựng giá sàn mua cá nguyên liệu nhằm đảm bảo cho người nuôi lãi ít nhất 5%. Tuy nhiên, một số bà con nuôi cá tra tại các tỉnh ĐBSCL mà người viết trao đổi quan ngại rằng, giá sàn quy định là vậy nhưng khi thực hiện liệu các doanh nghiệp thu mua có thực hiện đúng? Hay lại đi theo lối mòn giá sàn đã được VASEP đề ra mới đây? Nhiều chuyên gia trong ngành thuỷ sản Việt Nam lại nhận định, nếu nghị định được ban hành như đang dự thảo lấy ý kiến hiện nay thì đây là một bước tiến mới mang tính phát triển bền vững cho ngành sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá basa của Việt Nam, bảo đảm cho cả người nông dân và doanh nghiệp điều được hưởng lợi, chủ động được sản xuất và tiêu thụ. Ngọc Mai - theo Dân Việt27
  26. 2.4. ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU (ED) * Định nghĩa: Độ co giãn của cầu về một hàng hoá cho biết mức độ thay đổi trong lượng cầu hàng hóa khi có sự thay đổi của một nhân tố ảnh hưởng đến cầu (giá cả, thu nhập ), trong điều kiện các yếu tố khác là không đổi. * Cách tính: Độ co giãn của cầu được đo bằng phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho trăm thay đổi của nhân tố ảnh hưởng đến cầu. * Ý nghĩa: Cho thấy khi nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu thay đổi 1% thì lượng cầu sẽ thay đổi bao nhiêu %. 2.4.1. Độ co giãn của cầu theo giá (EDP)  Định nghĩa: - Độ co giãn của cầu về một loại hàng hoá theo giá cho biết mức độ thay đổi trong lượng cầu hàng hoá khi giá cả của nó thay đổi, trong khi các yếu tố có liên quan khác vẫn giữ nguyên.  Cách tính: Độ co giãn của cầu theo giá được đo bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cầu so với phần trăm thay đổi trong mức giá.  Công thức tổng quát: % thay đổi của lượng % ∆QD = cầu EDP = %∆P % thay đổi của giá Trong đó: + QD biểu thị lượng cầu về hàng hoá; P biểu thị mức giá hiện hành của chính hàng hoá này; còn ∆ biểu thị mức thay đổi (chênh lệch). + Theo luật cầu EDP luôn mang dấu âm.  Ý nghĩa: Độ co giãn của cầu theo giá cho thấy khi giá hàng hóa đó tăng (giảm) 1% thì lượng cầu giảm (tăng) bao nhiêu phần trăm.  Phương pháp tính độ co dãn % ∆QD ∆QD P EDP = = x % ∆P ∆P QD Trong đó: + ∆QD = QD2 - QD1; + ΔP = P2 - P1. QQ+ PP+ + Q = DD1 2 ; + P = 1 2 2 2 Ví dụ: Tại mức giá P1 = 40, lượng cầu về hàng hoá QD1 = 60; còn khi giá tăng lên thành P2 = 50 thì lượng cầu giảm xuống tương ứng là QD2 = 55. Tính độ co giãn của cầu theo giá? Áp dụng công thức tính ta có: 28
  27. QQDD1+ 2 PP1+ 2 + ΔQD = -5; = 57,5; ΔP = 10 và = 45. 2 2 - 5 57,5 9 EDP = = - = - 0,39 10 23 45 Kết luận: Khi giá của hàng hóa tăng (giảm) 1% thì lượng cầu về hàng hóa giảm (tăng) khoảng 0,39%.  Phân loại độ co giãn của cầu theo giá + EDP >1: Mức thay đổi tính theo phần trăm của lượng cầu lớn hơn mức thay đổi của giá cả (cầu co giãn mạnh theo giá). + EDP =1: Mức thay đổi tính theo phần trăm của lượng cầu và giá cả là bằng nhau (cầu co giãn đơn vị). + 0 < EDP <1: Mức thay đổi tính theo phần trăm của lượng cầu nhỏ hơn mức thay đổi của giá cả (cầu kém co giãn theo giá). Có 2 trường hợp đặc biệt xảy ra: + EDP = 0: Lượng cầu không thay đổi khi giá cả thay đổi (cầu hoàn toàn không co giãn - Đường cầu là một đường thẳng đứng). + EDP = : Cầu co giãn hoàn toàn hay co giãn vô hạn (Đường cầu là một đường nằm ngang). P P D D Q Q Hình 2.6.a. Cầu hoàn toàn không co giãn Hình 2.6.b. Cầu hoàn toàn co giãn Bảng 2.1. Độ co giãn của cầu theo giá của một số hàng hóa Gía trị tuyệt đối của độ Sản phẩm co giãn của cầu theo giá Cầu co giãn Kim loại 1,52 Đồ gỗ 1,25 Ô tô 1,14 Giao thông 1,03 29
  28. Cầu không co giãn Điện, nước 0,92 Dầu lửa 0,91 Hóa chất 0,89 Đồ uống 0,78 Thuốc lá 0,61 Thực phẩm 0,58 Quần áo 0,49 Sách, báo, tạp chí 0,34 Thịt 0,20 Nguồn: Stiglitz and Walsh (2002), trang 91  Mối quan hệ giữa độ co giãn của cầu theo giá và tổng doanh thu (TR) Độ co giãn Giá tăng Giá giảm EDP >1 TR giảm TR tăng EDP <1 TR tăng TR giảm EDP =1 TR không đổi 2.4.2. Độ co giãn của cầu theo giá chéo (Độ co giãn của cầu theo giá cả hàng hóa D liên quan - E X,Y)  Định nghĩa: Độ co giãn của cầu theo giá chéo đo lường phản ứng của lượng cầu về một loại hàng hoá (X) trước sự thay đổi trong giá cả của một loại hàng hoá khác (Y). D  Cách tính: E X,Y được đo bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cầu về hàng hoá X so với phần trăm thay đổi trong mức giá của hàng hoá liên quan Y, trong điều kiện các yếu tố khác là giữ nguyên.  Công thức: D % ∆QDX ∆QDX PY E X,Y = = x % ∆PY ∆PY QDX PP1YY+ 2 QQDXDX1+ 2 + PY = ; QDX = 2 2 + ∆QDX = QD2X – QD1X; ∆PY = P2Y – P1Y. Trong đó: QDX là lượng cầu của hàng hóa X; PY là mức giá của hàng hóa Y; ∆ biểu thị mức thay đổi (chênh lệch) 30
  29.  Ý nghĩa: Độ co giãn của cầu theo giá chéo cho thấy khi giá của hang hóa Y thay đổi 1% thì lượng cầu hàng hóa X thay đổi bao nhiêu phần trăm. D  Phân loại E X,Y D + E X,Y >0: X,Y là 2 hàng hóa thay thế D + E X,Y <0: X,Y là 2 hàng hóa bổ sung D + E X,Y = 0: X,Y là 2 hàng hóa độc lập (không liên quan đến nhau) Ví dụ, khi giá của Nokia - hàng hoá thay thế cho iPhone tăng, cầu iPhone sẽ có xu hướng tăng (nếu các yếu tố khác giữ nguyên), và đường cầu iPhone dịch chuyển sang phải từ D0 đến D1. Như vậy, ở mỗi mức giá, lượng cầu iPhone tăng lên, do vậy độ co giãn chéo của iPhone theo giá Nokia là dương. Ngược lại, khi giá của các tiện ích sử dụng trong iPhone như các trò chơi chơi trên điện thoại tăng hoặc giá các phụ tùng đi kèm iPhone như tai nghe và loa, cầu iPhone có thể giảm, đường cầu dịch chuyển sang trái từ D0 đến D2. Khi đó, ở mỗi mức giá, lượng cầu iPhone giảm, độ co giãn chéo của Iphone là âm. Giá Giá Giá của Nokia (hàng hóa thay thế) tăng. Co giãn chéo dương. Độ co giãn của cầu theo thu 2.4.3. Độ co giãn của cầu theo thu nhập (EDI ) D nhập đo1 lường mức độ phản ứng  Định nghĩa: Dcủa lượng cầu về một loại hàng hoá o trước sự thay Giáđổi của của tiên ích thu nhập trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. trên iPhone (hàng D hoá bổ sung 2 tăng). Co giãn chéo là âm. 0 Sản Lượng Hình 3 - 4 Co giãn chéo của cầu hàng hóa 31
  30.  Cách tính: EDI được đo bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cầu so với phần trăm thay đổi trong thu nhập.  Công thức: % ∆Q EDI I ∆QD = D x = % ∆I ∆I QD Trong đó: + ∆QD = QD2 - QD1 ; ∆I = I2-I1 II1+ 2 QQDD1+ 2 + I = ; QD = 2 2  Ý nghĩa: Cho thấy khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi 1% thì lượng cầu về 1 hàng hóa hay đổi bao nhiêu phần trăm.  Phân loại EDI + EDI >0: X là hàng hóa thông thường + 0 1: Hàng hóa xa xỉ + EDI <0: X là hàng hóa thứ cấp + EDI = 0: X là hàng hóa không liên quan đến thu nhập Ví dụ: Giả sử hàm cầu một hàng hoá A được biểu diễn như sau: QD = 10.I + 100; trong đó I là thu nhập tính bằng triệu đồng và QD tính bằng chiếc. Tính co giãn của cầu theo thu nhập đối với hàng hoá đó nếu mức thu nhập tăng từ 10 triệu đồng lên 15 triệu đồng. Áp dụng công thức tính ta có: + I1 = 10 QD1 = 200; + I2 = 15 QD2 = 250 + I = 25/2; QD = 450/2 + ∆I = 5; ∆QD = 50 25 50 2 EDI = = 0,56 5 450 2 Kết luận: Vậy khi thu nhập tăng 1% thì lượng cầu về hàng hóa A tăng 0,56% Bảng 2.2. Độ co giãn của cầu theo thu nhập ở Anh Hàng hóa có Độ co giãn Hàng hóa có Độ co phạm vi rộng của cầu phạm vi hẹp giãn của cầu Thuốc lá 0,5 Than 2,0 Thực phẩm từ Nhiên liệu 0,3 0,5 sữa Thức ăn 0,5 Bánh mỳ và ngũ 0,5 32
  31. cốc Đồ uống có cồn 1,1 Rau 0,9 Du lịch nước Quần áo 1,2 1,1 ngoài Hàng lâu bền 1,5 Thư giãn 2,0 Dịch vụ 1,8 Rượu mạnh 2,6 Nguồn: David Begg (2007) CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân biệt các khái niệm cầu, lượng cầu đối với hàng hoá. 2. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa. 3. Phân biệt các khái niệm cung, lượng cung đối với hàng hoá. 4. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến cung hàng hóa. 5. Phân biệt sự thay đổi của cầu với sự thay đổi của lượng cầu. 6. Phân biệt sự thay đổi của cung và sự thay đổi của lượng cung. 7. Xác định cân bằng thị trường. 8. Phân tích tác động của chính sách giá trần và giá sàn của chính phủ. 9. Cho biết khái niệm, ý nghĩa và công thức tính của độ co giãn của cầu theo giá. 10. Cho biết khái niệm, ý nghĩa và công thức tính của độ co giãn chéo của cầu theo giá hàng hóa khác? Độ co giãn này mang dấu âm khi nào và mang dấu dương khi nào? 11. Cho biết khái niệm, ý nghĩa và công thức tính của độ co giãn của cầu theo thu nhập. Hãy phân loại các hàng hóa dựa vào giá trị của độ co giãn này. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Lựa chọn đáp án đúng nhất 33
  32. 1. Với giả định các yếu tố khác không đổi, luật cầu cho biết a. Thu nhập và cầu hàng hóa có mối quan hệ thuận chiều b. Giá tăng thì lượng cầu hàng hóa tăng. c. Thu nhập tăng thì cầu hàng hóa giảm. d. Giá và lượng cầu hàng hóa có mối quan hệ nghịch chiều. 2. Khi thu nhập tăng làm cầu về hàng hóa X giảm thì X là hàng hóa a. Thứ cấp b. Xa xỉ c. Thiết yếu d. Thông thường 3. Khi thu nhập tăng làm cầu về hàng hóa X tăng thì X là hàng hóa a. Thứ cấp b. Thông thường c. Thay thế d. Bổ sung 4. Cầu co giãn mạnh theo giá khi a. Sự thay đổi trong lượng cầu nhỏ hơn sự thay đổi của giá b. Sự thay đổi trong lượng cầu lớn hơn sự thay đổi của giá c. Sự thay đổi của giá lớn hơn sự thay đổi trong lượng cầu d. Sự thay đổi của giá bằng sự thay đổi trong lượng cầu 5. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập của người tiêu dùng giảm thì đường cầu hàng hóa thông thường sẽ a. Không thay đổi b. Dịch chuyển song song sang bên phải c. Dịch chuyển song song sang bên trái 6. Yếu tố nào sau đây sẽ làm dịch chuyển đường cung về máy vi tính sang phải? a. Giá máy vi tính giảm b. Cải tiến công nghệ sản xuất c. Chi phí nhân công tăng d. Giá máy vi tính tăng 7. Cung không thay đổi, cầu tăng sẽ dẫn đến a. Giá cân bằng tăng, sản lượng cân bằng tăng b. Giá cân bằng tăng, sản lượng cân bằng giảm c. Giá cân bằng giảm, sản lượng cân bằng giảm d. Giá cân bằng giảm, sản lượng cân bằng tăng 8. Nếu giá hàng hoá A tăng lên gây sự dịch chuyển của đường cầu đối với hàng hoá B về phía bên trái thì a. A và B là hàng hoá bổ sung trong tiêu dùng. b. A và B là hàng hoá thay thế trong tiêu dùng. c. A và B là hàng hoá bổ sung trong sản xuất. d. A và B là hàng hoá thay thế trong sản xuất. 9. Độ co giãn của cầu theo giá của hàng hóa X bằng 2, nếu giá hàng X tăng 2% thì a. Lượng cầu hàng hóa X tăng 2 % b. Lượng cầu hàng hóa X giảm 4 % c. Lượng cầu hàng hóa X giảm 4 đơn vị d. Lượng cầu hàng hóa X giảm 2 đơn vị 34
  33. 10. Hàng hóa X có cầu co giãn mạnh theo giá (EDP >1), nếu giá hàng hóa X tăng sẽ dẫn đến a. Tổng doanh thu giảm b. Tổng doanh thu tăng c. Tổng doanh thu không đổi BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1: Nhận định sau đúng hay sai? Giải thích? Do mất mùa cà phê nên cung cà phê trên thị trường giảm mạnh và người tiêu dùng chuyển sang dùng chè thay thế cho cà phê. Trên thị trường có thể mô tả về cung – cầu như sau: a. Một sự dịch chuyển sang phải của đường cung về cà phê b. Một sự dịch chuyển sang trái của đường cung về chè c. Một sự dịch chuyển sang phải đường cầu về cà phê d. Một sự dịch chuyển sang trái của đường cầu về chè e. Một sự dịch chuyển sang phải của đường cầu về chè Bài 2 Thị trường sản phẩm A có hàm cung và hàm cầu như sau: QS = 8 + 0,1 PS QD = 28 – 0,1PD Trong đó P tính bằng nghìn đồng/kg, Q tính bằng kg. Yêu cầu: a) Xác định giá và sản lượng cân bằng trên thị trường sản phẩm A? b) Nếu Chính phủ áp đặt mức giá P = 90 (nghìn đồng/kg) thì điều gì sẽ xảy ra đối với thị trường sản phẩm A? Lượng dư thừa hay thiếu hụt là bao nhiêu? c) Tính độ co giãn của cầu theo giá trong trường hợp giá cân bằng thay đổi? Bài 3. Trên một thị trường cạnh tranh về bưởi Diễn, đường cầu có dạng: QD = 70 - 2PD, còn đường cung có dạng: QS = PS - 5 (P tính bằng nghìn đồng/kg, Q tính bằng kg). a) Tìm sản lượng và giá cân bằng trên thị trường bưởi Diễn ? b) Nếu Chính phủ áp đặt mức giá P1 = 20 nghìn đồng/kg điều gì sẽ xảy ra đối với thị trường bưởi Diễn? Lượng dư thừa hay thiếu hụt là bao nhiêu? c) Nếu đường cầu trên thị trường dịch chuyển thành QD = 94 – 2PD thì cân bằng trên thị trường thay đổi như thế nào? d) Tính độ co giãn của cầu theo giá trong trường hợp giá cân bằng thay đổi? Bài 4. Thị trường sản phẩm B có hàm cung và hàm cầu như sau: PD = 80 – 0,5QD PS = 3QS + 10 Trong đó P tính bằng nghìn đồng/kg, Q tính bằng kg. Yêu cầu: a) Xác định giá và sản lượng cân bằng trên thị trường sản phẩm B? b) Nếu Chính phủ áp đặt mức giá P = 76 (nghìn đồng/kg) thì điều gì sẽ xảy ra đối với thị trường sản phẩm B? Lượng dư thừa hay thiếu hụt là bao nhiêu? Bài 5 Thị trường sản phẩm C có hàm cung và hàm cầu như sau: 35
  34. PD = 8,5 – 0,25QD PS = 0,2QS + 0,4 Trong đó P tính bằng nghìn đồng/kg, Q tính bằng kg. Yêu cầu: a) Xác định giá và sản lượng cân bằng trên thị trường sản phẩm C? b) Nếu Chính phủ áp đặt mức giá P = 6 (nghìn đồng/kg) thì điều gì sẽ xảy ra đối với thị trường sản phẩm C? Lượng dư thừa hay thiếu hụt là bao nhiêu? Bài 6. Phương trình đường cầu QD = 70 - 2P, P có đơn vị là USD/kg; phương trình đường cung QS = P - 5, Q có đơn vị là kg. a) Tìm giá và lượng cân bằng. b) Khi xảy ra thiên tai, đường cầu không đổi, đường cung dịch chuyển đến QS1=P-20. Tìm giá và lượng cân bằng mới. c) Nếu Chính phủ áp đặt mức giá P = 23 thì thị trường xảy ra hiện tượng gì? Bài 7 Cho hàm cung và hàm cầu thị trường sản phẩm A như sau: Cung: PS = 0,5QS + 1,5 Cầu: PD = 27- QD a) Xác định giá và sản lượng cân bằng b) Nếu Chính phủ áp đặt giá là 11,5 nghìn đồng/kg thì điều gì sẽ xẩy ra c) Nếu Chính phủ đánh thuế 1 nghìn đồng/kg sản phẩm bán ra. Giá và sản lượng sẽ thay đổi như thế nào? Vẽ đồ thị minh hoạ. d) Tác động của thuế đối với các thành viên kinh tế như thế nào? Bài 8 Trên một thị trường cạnh tranh về hàng nội thất, đường cầu có dạng: P = 200 - 2QD ; đường cung có dạng: P = 50 + QS; đơn vị tính là USD/chiếc. a) Tính sản lượng và giá cân bằng. b) Nếu Chính phủ áp đặt giá là P1 = 90USD/chiếc thì thị trường nội thất dư thừa hay thiếu hụt với số lượng là bao nhiêu? c) Nếu Chính phủ áp dụng một loại thuế t = 3USD/chiếc, đánh trên mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra thì điều đó ảnh hưởng như thế nào về giá và sản lượng cân bằng của thị trường nội thất? Vẽ đồ thị minh họa. d) Tác động của thuế đối với người sản xuất và người tiêu dùng? Bài tập 9 Nếu đường cầu có dạng P = 160 - 4QD và đường cung có dạng P = 40 + 2QS a) Tìm giá và lượng cân bằng. Nếu tăng giá lên 2 đơn vị nữa thì thị trường dư thừa hay thiếu hụt với số lượng bao nhiêu? b) Tính độ co giãn vì sự thay đổi đó. 36
  35. PHỤ LỤC: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG Vì sao hiển nhiên Mỹ thua cuộc trong cuộc chiến chống ma túy? Vào một ngày, tờ Thời báo New York đưa tin rằng các mafia buôn lậu ma túy, sau khi gây ảnh hưởng tiêu cực đến chính trị và kinh tế Colombia và Mexico đang có xu hướng di chuyển đến Trung Mỹ và càng có thêm niềm tin rằng Hoa Kỳ sẽ thua trong cuộc chiến chống ma túy không có hồi kết. Mafia buôn lậu ma túy trở nên mạnh mẽ hơn bởi chính chiến lược chống ma túy của Mỹ. Tại sao? Đặc điểm độ co giãn của cầu ma túy bất hợp pháp là gì? Trực giác cho thấy cầu là không co giãn. Những người sử dụng cocaine, heroin, và những chất gây nghiện khác nhận thấy không dễ dàng để từ bỏ thói quen chỉ vì giá tăng lên một chút. Phân tích kinh tế lượng nghiên cứu độ co giãn bị cản trở bởi thực tế các trùm mafia không thông báo giá chính xác và dữ liệu về doanh thu của họ trên các trang web, tuy nhiên, một cuộc khảo sát của một nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng khi giá của cocaine tăng lên 1%, mức tiêu thụ ma túy chỉ có xu hướng giảm từ 0,51 đến 0,73%. Điều này cho chúng ta đầu mối đầu tiên để tìm hiểu tại sao cuộc chiến chống ma túy không diễn ra như mong muốn. Hành động quan trọng của chính phủ Mỹ là ngăn chặn nguồn cung cấp. Với nguồn cung giảm, giá ma túy tăng lên, với cầu không co giãn, doanh thu của các ông trùm ma túy sẽ tăng lên. Lưu ý rằng doanh thu của các tập đoàn buôn lậu ma túy lớn hơn không có nghĩa là lợi nhuận nhiều hơn, bởi vì những nỗ lực ngăn chặn cũng làm gia tăng chi phí. Tuy nhiên, doanh thu gia tăng thêm có nghĩa là trùm ma túy có thêm tiền để chi trả cho 37
  36. những chi phí gia tăng như tiền công trả cho những tên côn đồ bảo vệ các chuyến hàng và bắn bất cứ ai cản đường, hối lộ cho các quan chức cả hai bên biên giới, trang bị thêm súng ống cho những kẻ được giao nhiệm vụ trong những cuộc xung đột băng đảng, Như vậy, cuộc chiến chống ma túy dựa trên chiến lược ngăn chặn nguồn cung đã tự chuốc lấy thất bại. Tuy nhiên cũng có một nghịch lý là trong khi bạo lực liên quan đến ma túy đang tăng lên thì giá của cocaine và heroin đã giảm dần trong nhiều thập kỷ. Tại sao lại như thế? Một các giải thích khả dĩ là do cầu thường co giãn hơn trong dài hạn. Điều này cũng phù hợp với thực tế là một người bị nghiện sẽ không từ bỏ thuốc ngay cả khi giá cả tăng lên (không co giãn của cầu trong ngắn hạn), nhưng giá thuốc rẻ theo thời gian có thể thu hút thêm người dùng mới (cầu co giãn trong dài hạn ). Ví dụ, một nghiên cứu phát hiện ra rằng giữa năm 1981 và 1995, giá của cocaine giảm 5% trong khi con số người nhập viện có liên quan đến cocaine tăng 15%. Mặc dù cầu co giãn trong dài hạn có thể giải thích lý do tại sao doanh thu của các trùm ma túy vẫn gia tăng trong khi phải đối mặt với việc giảm giá ma túy nhưng bản thân nó lại không thể giải thích được tại sao giá ma túy lại giảm. Giá giảm cho thấy rằng một phần doanh thu của các mafia buôn lậu đã được đầu tư vào vốn và công nghệ, và những khoản đầu tư đó, qua thời gian, đã dịch chuyển đường cung xuống dưới, lấn át sự tác động của việc cuộc chiến chống ma túy đẩy đường cung lên trên. Về việc tăng cường vốn và công nghệ, chúng ta có thể thấy sự phát triển của các tàu ngầm dùng để buôn lậu ma túy. Khi vệ tinh giám sát và tuần tra mở rộng của cảnh sát gia tăng sự đe dọa đến các tàu thuyền chuyên chở ma túy, các tay trùm buôn lậu bắt đầu xây dựng những tàu ngầm sơ khai có thể phát hiện được sự dò tìm. 38
  37. Chương 3. LÝ THUYẾT NGƯỜI TIÊU DÙNG MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG Về kiến thức: Yêu cầu học sinh trình bày được các kiến thức lý thuyết sau: - Các khái niệm của lý thuyết lợi ích, quy luật lợi ích cận biên giảm dần. - Khái niệm, tính chất và ý nghĩa của đường ngân sách, đường bàng quan. - Điều kiện tiêu dùng tối ưu. Về kỹ năng: Yêu cầu học sinh có được các kỹ năng làm bài tập thực hành: - Tính toán tổng lợi ích, lợi ích cận biên. - Viết phương trình đường ngân sách, phân tích sự thay đổi của đường ngân sách khi các yếu tố thay đổi. - Giải bài toán lựa chọn kết hợp hàng hóa tối đa hóa lợi ích cho người tiêu dùng. 3.1. LÝ THUYẾT NGƯỜI TIÊU DÙNG 3.1.1. Các vấn đề chung a. Tiêu dùng Tiêu dùng là hành vi rất quan trọng của con người. Nó chính là hành động nhằm thoả mãn những nguyện vọng, trí tưởng tượng riêng và các nhu cầu về tình cảm, vật chất của một cá nhân hoặc hộ gia đình nào đó thông qua việc mua sắm các sản phẩm và sử dụng các sản phẩm đó. Các sản phẩm này có thể là hàng hoá hoặc có thể là các dịch vụ. Phần lớn các sản phẩm này được tạo ra trong quá trình sản xuất để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng (để tiện lợi, dưới đây chúng ta sẽ chỉ sử dụng khái niệm hàng hoá). Tuy nhiên hành vi tiêu dùng của từng cá nhân lại rất khác nhau, phụ 39
  38. thuộc vào nhu cầu và sở thích của họ. Điều này hàm ý rằng ở đây chúng ta chỉ đề cập tới tiêu dùng cá nhân. b. Hộ gia đình Với tư cách một đơn vị ra quyết định trong nền kinh tế, hộ gia đình được hiểu là một nhóm người có chung một quyết định tiêu dùng. Tuỳ thuộc vào thị trường mà các hộ gia đình đóng các vai trò khác nhau. Trong thị trường hàng hoá, hộ gia đình là người tiêu dùng. Các hộ gia đình quyết định mua bao nhiêu hàng hoá mỗi loại thông qua cầu của họ biểu hiện ở mức giá mà họ có khả năng và sẵn sàng chi trả. c. Mục tiêu của người tiêu dùng Người ta giả định rằng tất cả các hàng hoá đều đem lại lợi ích hay sự thoả mãn cho các cá nhân khi tiêu dùng và tất cả mọi người tiêu dùng đều muốn tối đa hoá lợi ích của mình với ràng buộc nhất định về thu nhập. Trong lý thuyết về lợi ích, sự thoả mãn được giả định là có thể lượng hoá được hay coi lợi ích (đôi khi còn được gọi là độ thoả dụng) như một khái niệm đo lường được biểu thị bằng một đơn vị tưởng tưởng đó là đơn vị lợi ích. Đơn vị đo lợi ích chính là giả định quan trọng của các lý thuyết khác nhau về hành vi người tiêu dùng. d. Hạn chế ngân sách của người tiêu dùng Chúng ta đã giả định rằng, mục tiêu của người tiêu dùng là tối đa hoá lợi ích nhưng rõ ràng sự lựa chọn tiêu dùng phải được xác định bởi hạn chế ngân sách và sở thích của người tiêu dùng, hay nói cách khác người tiêu dùng bị hạn chế bởi thu nhập và mức giá hàng hoá trên thị trường. 3.1.2. Lý thuyết lợi ích a. Các giả định - Tính hợp lý: người tiêu dùng có mục tiêu là tối đa hoá ích lợi của mình với các điều kiện đã cho về thu nhập và giá của hàng hoá. - Lợi ích của hàng hoá có thể đo được. Cách tiếp cận số lượng này giả thiết rằng người tiêu dùng có thể gán cho mỗi hàng hoá hoặc mỗi kết hợp hàng hoá một con số đo độ lớn của lợi ích tương ứng. Cách đo lợi ích bằng số lượng cũng giống như trọng lượng hay kích thước vật lý của các vật. Ví dụ: Đối với người tiêu dùng A: 1 kg cá 10 đơn vị lợi ích 2 kg cá 17 đơn vị lợi ích b. Lợi ích, tổng lợi ích và lợi ích cận biên - Lợi ích (Độ thỏa dụng – Utility - U) được hiểu là sự như ý, sự hài lòng do tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ mang lại. - Tổng lợi ích (Total Utility - TU) là tổng thể sự hài lòng do toàn bộ sự tiêu dùng hàng hoá hoặc dịch vụ mang lại. - Lợi ích cận biên (Marginal Utility - MU) là lợi ích tăng thêm khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó (với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng hoá khác). 40
  39. Sự thay đổi về tổng lợi Lợi ích cận = ích biên Sự thay đổi về lượng TU MU + Nếu tổng lợi ích là hàm gián đoạn: Q Trong đó: + MU: Lợi ích cận biên; + TU: Sự thay đổi về tổng lợi ích; + Q: Sự thay đổi về lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng. + Nếu tổng lợi ích là hàm liên tục: ’ ’ MUX = (TU) X ; MUY = (TU) Y Bảng 3-1. Tổng lợi ích và lợi ích cận biên tiêu dùng hàng hóa (nước cam) Lượng Tổng Lợi ích tiêu lợi ích cận biên dùng Sự thay đổi của TU và MU ( TU) (MU) (Q) 0 0 - 1 4 4 2 7 3 MU > 0; tăng tiêu dùng Q thì TU tăng 3 9 2 4 10 1 Tổng lợi ích 5 10 0 MU = 0; tiêu dùng tới hạn Q* có TUMax 6 9 -1 MU < 0; tăng tiêu dùng Q thì TU giảm c. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần Lợi ích cận biên của một hàng hoá nào đó có xu hướng giảm đi khi lượng mặt hàng hoá đó được tiêu dùng nhiều hơn ở trong một thời kỳ nhất định (với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng hoá khác). 0 Số cốc nước cam 1 2 3 4 5 6 Sở dĩ lợi ích cận biên ngày càng giảm là do giảm sự hài lòng hay thoả mãn của người tiêu dùng đối với một mặtH×nh hàng khi tiêu dùng thêm hàng hoá đó. 3.1.a Lợi ích cậnQuy biên luật lợi ích cận biên giảm dần cho biết khi tiêu dùng ngày càng nhiều hơn một mặt hàng nào đó thì tổng lợi ích sẽ tăng tuy nhiên với tốc độ chậm dần. Việc tăng chậm này là do lợi ích cận biên (lợi ích tăng thêm do tiêu dùng đơn vị sau cùng của một hàng hoá) giảm đi khi ta tiêu dùng thêm hàng hoá đó. 0 41 5 1 2 3 4 6 Số cốc nước cam Hình 3.1.b
  40. Tình huống 3-1. Nghịch lý kim cương-nước lã Trong cuốn Của cải của các dân tộc (The Wealth of Nations) (1776), Adam Smith xây dựng lý thuyết giá trị giải thích tại sao những hàng hoá khác nhau lại có giá trị thị trường khác nhau. Tuy nhiên trong nỗ lực này, ông gặp phải một vấn đề được gọi là nghịch lý "kim cương - nước". Nghịch lý nảy sinh do nước là thứ thiết yếu với cuộc sống và có giá thị trường thấp (thường ở mức giá bằng 0) trong khi kim cương không có mức thiết yếu như nước lại có mức giá thị trường rất cao. Để giải quyết vấn đề này, Smith đề xuất ra hai khái niệm: giá trị sử dụng (value in use) và giá trị trao đổi (value in exchage). Kim cương có mức giá trị sử dụng thấp nhưng có mức giá trị trao đổi cao trong khi nước có giá trị sử dụng cao nhưng giá trị trao đổi thấp. Smith cho rằng các nhà kinh tế có thể giải thích giá trị trao đổi một hàng hoá bằng số lượng lao động cần để sản xuất ra hàng hoá đó. ("Lý thuyết giá trị lao động" này sau đó được sử dụng là cơ sở cho những phân tích của Mác về san xuât hang hoa). Smith không đề xuất một lý thuyết để giải thích giá trị sử dụng của một hàng hoá. Tuy nhiên, phân tích cận biên cho phép chúng ta giải thích được cả giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Sơ đồ dưới biểu diễn các đường lơi ich cận biên của kim cương và nước. Do các cá nhân tiêu dùng một lượng nước lớn, lơi ich cận biên của một đơn vị nước bổ sung là thấp. Do ít kim cương được tiêu dùng, mức lơi ich cận biên của kim cương bổ sung là tương đối cao. 42
  41. Hình 3.2.a. Lợi ích cận biên khi tiêu dùng nước và kim cương Tông lơi ich (lơi ich toàn bộ) có thể được tính bằng diện tích phần dưới mức lơi ich cận biên. Phần bôi đen trong sơ đồ dưới cung cấp cách tính tổng lơi ich với việc tiêu dùng nước và kim cương. Lưu ý là tổng lơi ich từ nước là rất lớn (do một lượng nước lớn được tiêu thụ) trong khi tổng lơi ich từ kim cương là tương đối thấp (do ít kim cương được tiêu thụ). Hình 3.2.b. Tổng lợi ích khi tiêu dùng nước và kim cương 3.2. LỰA CHỌN TIÊU DÙNG TỐI ƯU 3.2.1. Lựa chọn tiêu dùng khi biết lợi ích, tổng lợi ích và lợi ích cận biên - Mục đích của người tiêu dùng là đạt được sự thoả mãn tối đa bằng nguồn thu nhập hạn chế. Sự lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng bị ràng buộc bởi nhân tố chủ quan là sở thích của họ và nhân tố khách quan là thu nhập và giá cả sản phẩm. - Nguyên tắc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng tối ưu thường được vận dụng trong thực tế và giải quyết các bài tập lựa chọn khi mua hai hay nhiều thứ hàng hoá có lợi ích cận biên lớn nhất tính trên một đồng giá cả là: MU MU MU X Y n PX PY Pn Trong đó: MUX, MUY, , MUn là lợi ích cận biên của hàng hoá X,Y, , n; PX, PY, , Pn: là giá cả của hàng hoá X, Y .n. Ví dụ: Một người tiêu dùng sử dụng hết số tiền I = 48.000 (đồng) dùng để mua 2 hàng hoá X và Y với giá Px = 6.000 (đồng) và Py = 43
  42. 5.000 (đồng). Tổng lợi ích thu được khi tiêu dùng các loại hàng hoá cho ở bảng sau: Lượng tiêu 1 2 3 4 5 6 7 dùng Tux 24 45 63 78 90 99 105 TUY 25 48 69 88 105 120 133 Yêu cầu: 1. Hãy xác định lượng hàng hoá X và Y cần mua. 2. Tính tổng lợi ích lớn nhất mà người tiêu dùng đạt được. TU MU Q Q Q 1 MU TU TU Giải: Áp dụng công thức: Q với n n 1 n n n 1 Ta có: Lượng MUX MUY tiêu TUx MUX TUY MUY P P dùng X Y 1 24 24 0,004 25 25 0,005 2 45 21 0,0035 48 23 0,0046 3 63 18 0,003 79 21 0,0042 4 78 15 0,0025 88 19 0,0038 5 90 12 0,002 105 17 0,0034 6 99 9 0,0015 120 15 0,003 7 105 6 0,001 133 13 0,0026 MU MU Nguyên tắc lựa chọn tối đa hoá lợi ích: X = Y = 0,003 PX PY Như vậy người tiêu dùng sẽ mua 3 hàng hoá X và 6 hàng hoá Y để đạt được lợi ích tối đa. TUmax = 63 + 120 = 183 (đơn vị thoả mãn). 3.2.2. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu bằng cách kết hợp đường ngân sách và đường bàng quan 3.2.2.1. Đường ngân sách a. Khái niệm Sự lựa chọn của người tiêu dùng được quyết định bởi nhân tố khách quan đó là thu nhập và giá cả hàng hoá. Đường ngân sách là đường biểu diễn tất cả các cách kết hợp khác nhau giữa 2 loại hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua được bằng thu nhập. Đường ngân sách là đường giới hạn khả năng tiêu dùng và phụ thuộc vào thu nhập, giá cả hàng hoá dịch vụ tiêu dùng. b. Phương trình đường ngân sách I PX I = X.PX + Y.PY hoặc Y = - .X PPYY 44
  43. Trong đó: + X, Y là lượng tiêu dùng hàng hoá X và Y; PX, PY là giá cả hàng hoá X và Y; I là ngân sách tiêu dùng. P - Độ dốc của đường ngân sách: - X . Độ dốc âm chứng tỏ số lượng hàng hoá PY X và Y có thể mua tỷ lệ nghịch với nhau. c. Đồ thị đường ngân sách Y I Ymax= PY  Đường ngân sách (I) X I Xmax = PX Hình 3.1. Đồ thị đường ngân sách d. Tính chất của đường ngân sách + Các điểm nằm bên ngoài (bên phải) đường ngân sách sẽ không thực hiện được với mức thu nhập hiện có của người tiêu dùng. + Các điểm nằm phía trong (bên trái) đường ngân sách sẽ không hiệu quả vì không sử dụng hết thu nhập của người tiêu dùng. + Các điểm nằm trên đường ngân sách là khả thi và có hiệu quả. 3.2.2.2. Đường bàng quan a. Khái niệm Đường bàng quan là đường mô tả các giỏ hàng hóa khác nhau đem lại cho người tiêu dùng cùng một độ thỏa dụng. b. Đồ thị đường bàng quan Bằng việc biểu thị một hàng hoá trên trục hoành và một hàng hoá trên trục tung. Nối tất cả các giỏ hàng hoá mang lại cho người tiêu dùng cùng một mức thoả mãn, chúng ta được một đường gọi là đường bàng quan. Y C Vùng được ưa thích hơn A A B U2 U3 U1 X 45 Vùng không được ưa thích bằng A
  44. Hình 3.2. Đồ thị đường bàng quan c. Độ dốc của đường bàng quan Y - Độ dốc của đường bàng quan: trong đó: ∆Y, ∆X là lượng hàng hoá Y X thay đổi khi thay đổi lượng hàng hoá X dùng cho tiêu dùng. Độ dốc của đường bàng quan gọi là tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng của hàng hoá X để đổi lấy hàng hoá Y. Tỷ lệ này cho ta biết được khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá X có thể thay thế được bao nhiêu đơn vị hàng hoá Y. Y MRS X /Y X Y MU X Hay còn được xác định bằng: MRS X /Y X MU Y TU X Vì: MU X TU X MU X X X TU Y MUY TU Y MU Y Y Y Để giữ cho lợi ích không đổi thì ∆TUX + ∆TUY = 0, chia cả hai vế cho Y MU X MUY.∆X ta thu được: X MU Y d. Tính chất của đường bàng quan + Đường bàng quan nhìn chung đều dốc xuống và lồi so với gốc tọa độ do tính chất của MU giảm dần. + Các điểm nằm trên cùng một đường bàng quan có mức lợi ích bằng nhau. + Người tiêu dùng có vô số đường bàng quan. + Các đường bàng quan càng xa gốc tọa độ thì càng thể hiện mức độ lợi ích lớn hơn + Các đường quan không bao giờ cắt nhau + Đường bàng quan dốc xuống thể hiện độ dốc âm. Độ dốc của đường bàng quan phản ánh tỷ lệ thay thế biên giữa 2 hàng hóa, kí hiệu là MRS = MUX/ MUY . 3.2.2.3. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu bằng cách kết hợp đường ngân sách và đường bàng quan - Điểm tiêu dùng tối ưu: Là điểm tiếp tuyến giữa đường ngân sách với đường bàng quan cao nhất có thể. Tại điểm này độ dốc của đường ngân sách bằng độ dốc của đường bàng quan. P MU MU MU Điều kiện tiêu dùng tối ưu là: X X Y X PY MU Y PY PX 46
  45. Y B C Điểm tiêu Hình 3.3. Lựa chọn tiêu dùngA dùngtối ưu tối bằng ưu cách kết hợp đường ngân sách và đường bàng quan X CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bay khái niệm, công thức tính, đơn vị đo lợi ích, tổng lợi ích và lợi ích cận biên? 2. Phân tích nội dung quy luật lợi ích cận biên giảm dần và ý nghĩa của nó trong việc phân tích hành vi người tiêu dung? Cho ví dụ minh hoạ? 3. Trình bay định nghĩa, các tính chất và minh hoạ bằng đồ thị các khái niệm: đường bàng quan ? 4. Trình bay khái niệm, công thức xác định, tính chất và minh hoạ bằng đồ thị đường ngân sách? 5. Trình bay cách xác định kết hợp hàng hóa tối đa hóa lợi ích cho người tiêu dùng bằng Lý thuyết bàng quan- ngân sách? CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Lựa chọn đáp án đúng nhất 1. So sánh lợi ích, chi phí và đưa ra lựa chọn tốt nhất trong giới hạn nguồn lực khan hiếm được gọi là a. Tối ưu hóa b. Chi phí cơ hội c. Lựa chọn d. Cạnh tranh 2. Nếu một người quyết định tối ưu bằng cách so sánh lợi ích cận biên và chi phí cận biên của sự lựa chọn anh ta phải a. Chọn quyết định khi mà lợi ích cận biên lớn hơn chi phí cận biên b. Chọn quyết định khi mà lợi ích cận biên bằng chi phí cận biên c. Chọn quyết định khi mà lợi ích cận biên nhỏ hơn chi phí cận biên d. Tất cả đều sai 47
  46. 3. Giả sử MUA và MUB tương ứng là lợi ích của 2 hàng hóa A và B; PA và PB là giá của 2 hàng hóa. Công thức nào sau đây minh họa điều kiện để người tiêu dùng tối đa hóa lợi ích MUAB MU a. MUA = MUB b. = PPAB MUAB P c. MUA . PA = MUB . PB d. = MUBA P 4. Giả sử X được biển diễn ở trục hoành và Y ở trục tung. Tỷ lệ thay thế cận biên là a. Giá tương đối của hàng hóa X so với hàng hóa Y b. Giá tương đối của hàng hóa Y so với hàng hóa X c. Tỷ lệ mà một người tiêu dùng sẵn sàng từ bỏ hàng hóa Y để có thêm hàng hóa X trong khi vẫn thu được sự thỏa mãn như cũ d. Tỷ lệ mà một người tiêu dùng sẵn sàng từ bỏ hàng hóa X để có thêm hàng hóa Y trong khi vẫn thu được sự thỏa mãn như cũ 5. Tỷ lệ thay thế cận biên thể hiện độ dốc của đường a. Bàng quan b. Ngân sách c. Giới hạn khả năng sản xuất d. Chi phí cận biên 6. Sự lựa chọn của người tiêu dùng bị hạn chế bởi a. Đường ngân sách của họ b. Sở thích của họ c. Công nghệ sản xuất d. Giá 7. Trong phân tích đường bàng quan của người tiêu dùng, nhận định không đúng là a. Mỗi điểm trên đường bàng quan là một kết hợp khác nhau của hai hàng hóa. b. Mỗi điểm trên đường ngân sách là một kết hợp khác nhau của hai hàng hóa. c. Tất cả các điểm trên đường bàng quan có độ thỏa dụng như nhau. d. Tất cả các điểm trên đường ngân sách có độ thỏa dụng như nhau. 8. Nam có thể ăn xôi hoặc phở. Giả sử giá của xôi là 5.000VNĐ, trong khi giá của phở là 20.000VNĐ. Lợi ích cận biên của xôi và phở lần lượt là MUx và MUp. Tại MU điểm cân bằng tiêu dùng tối ưu, tỷ số X bằng MUP a. 4 b. 0,25 c. 1 d. 2,5 9. Khi thu nhập thay đổi sẽ làm thay đổi ngân sách là a. Độ dốc và điểm cắt của đờng ngân sách với trục tung b. Độ dốc và điểm cắt của đờng ngân sách với trục hoành c. Điểm cắt của đường ngân sách với trục tung và trục hoành thay đổi nhưng không thay đổi độ dốc d. Chỉ làm thay đổi độ dốc 48
  47. 10. Mai tiêu dùng 2 hàng hóa A và B, và đang ở điểm cân bằng tiêu dùng. Lợi ích cận biên của đơn vị hàng hóa A cuối cùng là 10 và B là 5. Nếu giá của A là 0,5$ thì giá của B là a. 0,1$ b. 1$ c. 0,5$ d. 0,25$ BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1: Một người tiêu dùng có thu nhập hàng tháng là 2.000.000 (đồng) chi cho việc mua đồ ăn (X) và hoạt động giải trí (Y). Biết giá PX = 10.000 (đồng); PY = 20.000 (đồng). Yêu cầu: Hãy viết phương trình đường ngân sách và vẽ đồ thị. Bài 2: Hàm lợi ích của Mai là TU(X, Y) = (Y + 1).(X + 2). Trong đó X và Y là số lượng tiêu dùng hai hàng hoá tương ứng. a) Vẽ đường bàng quan của Mai với mức lợi ích TU = 36. b) Giả sử giá của mỗi hàng hoá đều bằng 1 USD, thu nhập của Mai là 11 USD. Hãy vẽ đường ngân sách của Mai. Cô có đạt được mức lợi ích là 36 với thu nhập của mình không? c) Tìm tổ hợp hai hàng hoá X và Y mà Mai sẽ lựa chọn để tối đa hoá lợi ích. Bài 3: Một người tiêu dùng có 24000 đồng và sẽ tiêu dùng 2 loại hàng hoá là chơi bóng bàn và chơi Bi-a. Biết rằng giá chơi bóng bàn là 3000 đồng một giờ còn giá chơi Bi-a là 2500 đồng một giờ.Tổng lợi ích thu được từ việc tiêu dùng các hàng hoá là TUX và TUY được cho ở bảng sau: Hàng hoá X, Y 1 2 3 4 5 6 7 TUX 48 90 126 156 180 198 210 TUY 50 96 138 176 210 240 266 Yêu cầu: a) Hãy lập bảng tính MUX và MUY. b) Xác định trạng thái cân bằng của người tiêu dùng. Bài 4: Một người tiêu dùng có 1 lượng thu nhập 35$ để chi tiêu cho 2 hàng hoá X và Y. Lợi ích tiêu dùng của mỗi loại hàng hoá được cho trong bảng sau: QX,Y TUX TUY 1 60 20 2 110 38 3 150 53 4 180 64 5 200 70 6 206 75 7 211 79 8 215 82 9 218 84 Giá của hàng hoá X là 10$ một đơn vị, giá hàng hoá Y là 5$ một đơn vị. Yêu cầu: 49
  48. a) Hãy xác định MU của việc tiêu dùng hai hàng hoá đó. b) Xác định mức tiêu dùng tối ưu. Khi đó tổng lợi ích là bao nhiêu? Chương 4. LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG Về kiến thức: Yêu cầu học sinh trình bày được các kiến thức lý thuyết sau: - Lý thuyết về sản xuất: Các dạng hàm sản xuất; sản xuất trong ngắn hạn; quy luật năng suất cận biên giảm dần. - Lý thuyết chi phí sản xuất: Các chi phí sản xuất trong ngắn hạn (sản xuất với một yếu tố đầu vào biến đổi) và dài hạn (sản xuất với hai đầu vào biến đổi). Mối quan hệ giữa các hàm chi phí sản xuất trong ngắn hạn. - Nguyên tắc lựa chọn đầu vào tối ưu. - Nguyên tắc tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Về kỹ năng: Yêu cầu học sinh có được các kỹ năng làm bài tập thực hành: - Tính toán các hàm chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. - Xác định kết hợp đầu vào tối ưu cho doanh nghiệp. 4.1. LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT 4.1.1. Hàm sản xuất a. Khái niệm 50
  49. Hàm sản xuất là mối quan hệ kỹ thuật biểu hiện lượng hàng hoá tối đa có thể thu được từ các tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào với một trình độ công nghệ nhất định và nghệ thuật kinh doanh hiện có. b. Các dạng của hàm sản xuất - Hàm sản xuất sử dụng nhiều yếu tố đầu vào Q = f(X1,X2,X3 Xn) Trong đó: Q: Là sản lượng (đầu ra); X1,X2, Xn: Là các yếu tố đầu vào. - Hàm sản xuất sử dụng 2 yếu tố đầu vào lao động (L) và vốn (K) Q = f(L,K) hoặc Q = A. K L  Trong đó: A: Là hằng số đặc trưng cho các biến ngoại sinh của hàm sản xuất như công nghệ sản xuất; ,: Là những hằng số cho chúng ta biết về tầm quan trọng tương đối của lao động và vốn trong quá trình sản xuất, 0 1 hoặc khi tăng 2 lần các yếu tố đầu vào mà đầu ra tăng hơn 2 lần thì hiệu suất kinh tế tăng dần theo quy mô; - Nếu +  < 1 hoặc khi tăng 2 lần các yếu tố đầu vào mà lượng đầu ra tăng dưới 2 lần thì hiệu suất kinh tế giảm dần theo quy mô; - Nếu +  = 1 hoặc khi tăng 2 lần các yếu tố đầu vào mà đầu ra tăng đúng 2 lần thì hiệu suất kinh tế không đổi theo quy mô. d. Các giả thiết khi xây dựng mô hình sản xuất - Các yếu tố lao động (L) và vốn (K) là đồng nhất. - Cả K và L đều có thể chia nhỏ vô cùng và là những biến độc lập do đó hàm sản xuất là hàm liên tục có sản lượng Q tăng dần khi K hoặc L tăng hoặc cả hai cùng tăng. - Khi phân tích hành vi người sản xuất, người ta ngầm giả định rằng các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường có mục tiêu là lợi nhuận. 4.1.2. Sản xuất trong ngắn hạn (sản xuất với một yếu tố đầu vào biến đổi) a. Năng suất bình quân (AP) - Định nghĩa: Là số lượng sản phẩm đầu ra tính bình quân trên một đơn vị đầu vào biến đổi. - Công thức: Số lượng đầu ra A = P Số lượng đầu vào 51
  50. - Năng suất bình quân của lao động (APL): Là số lượng sản phẩm đầu ra tính bình quân trên 1 đơn vị lao động. Q AP L L - Năng suất bình quân của vốn (APK): Là số lượng sản phẩm đầu ra tính bình quân trên 1 đơn vị vốn. Q AP K K b. Năng suất cận biên (Sản phẩm cận biên – MP) - Định nghĩa: Năng suất cận biên của một yếu tố đầu vào biến đổi là số lượng sản phẩm đầu ra thay đổi khi sử dụng thêm một đơn vị đầu vào biến đổi đó, trong khi các yếu tố đầu vào khác giữ nguyên. + Năng cận biên của lao động (MPL): Là số lượng sản phẩm đầu ra thay đổi khi sử dụng thêm một đơn vị đầu vào L. + Năng cận biên của vốn (MPK): Là số lượng sản phẩm đầu ra thay đổi khi sử dụng thêm một đơn vị đầu vào K. - Công thức tính: + Nếu hàm sản xuất là hàm gián đoạn Q Q MPL ; MPK L K + Nếu hàm sản xuất là hàm liên tục dQ dQ MPL QL ; MPK QK dL dK Trong đó: + ∆Q: Sự thay đổi của số lượng sản phẩm đầu ra + ∆L: ∆K: Sự thay đổi của L và K Ví dụ: Cho hàm sản xuất ngắn hạn với hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động được cho ở bảng 4.1 Bảng 4.1. Hàm sản xuất ngắn hạn Số lượng lao động Số bộ quần áo Số lượng lao động Số bộ quần áo (Q) (L) (Q) (L) 0 0 4 48 1 15 5 50 2 34 6 51 3 44 7 47 Giả định lượng vốn K cố định ở mức bằng 1 thì kết quả tính năng suất bình quân và năng suất cận biên của lao động được thể hiện ở bảng 4.2 Bảng 4.2. Năng suất bình quân, năng suất cận biên của lao động L K Q APL MPL 0 1 0 - - 52
  51. 1 1 15 15 15 2 1 34 17 19 3 1 44 14,33 10 4 1 48 12 4 5 1 50 10 2 6 1 51 8,5 1 7 1 47 6,71 -4 c. Quy luật năng suất cận biên giảm dần * Nội dung của quy luật được phát biểu qua hai cách sau: - Với các yếu tố đầu vào khác nhau là không đổi, khi tiếp tục bổ sung thêm những lượng bằng nhau về một đầu vào biến đổi thì tới một giới hạn nào đó, mỗi đơn vị bổ sung thêm phía sau sẽ tạo ra lượng sản phẩm đầu ra nhỏ hơn mỗi đơn vị bổ sung thêm phía trước. - Khi một yếu tố đầu vào được sử dụng ngày càng nhiều hơn (các yếu tố đầu vào khác cố định) thì sẽ đến một điểm mà kể từ đó, sản phẩm cận biên của yếu tố sản xuất biến đổi sẽ ngày càng giảm. Căn cứ vào bảng 4.2 ta thấy: Sự gia tăng của sản lượng không được duy trì khi doanh nghiệp tiếp tục thuê thêm lao động. Số sản phẩm cận biên (bộ quần áo tăng thêm) giảm dần với năng suất cận biên của người lao động thứ 3 là 10 bộ quần áo, lý do: Thêm lao động nhưng không thêm máy may nên phát sinh thời gian chết. Với 4 lao động thì MP của người thứ 4 chỉ là 4 bộ quần áo và MP của người thứ 7 là âm. Rõ ràng là khi thêm nhiều lao động thì mỗi lao động chỉ có ít máy móc và diện tích sản xuất để làm việc. Như vậy năng suất cận biên sẽ giảm dần. * Điều kiện tồn tại quy luật: - Có ít nhất một yếu tố đầu vào là cố định; - Tất cả các yếu tố đầu vào đều có chất lượng ngang nhau; - Thường áp dụng trong ngắn hạn. 4.2. LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT 4.2.1. Khái niệm a. Khái niệm: Chi phí là những phí tổn cần thiết để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định. b. Phân loại chi phí: * Theo thời gian: + Chi phí ngắn hạn + Chi phí dài hạn * Theo đặc điểm, tính chất và phương pháp tính toán có: + Chi phí kế toán (Chi phí tính toán): Là những chi phí thực bỏ ra trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp (được ghi trong sổ sách kế toán). + Chi phí tiềm ẩn (Chi phí cơ hội): Là những chi phí khó nhìn thấy và thường không phản ánh trong sổ sách kế toán. 53
  52. Ví dụ: Cửa hàng thuộc sở hữu của chủ cửa hàng, không phải đi thuê nhưng vẫn phải tính vào chi phí, đó là chi phí tiềm ẩn. + Chi phí kinh tế: Là toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí kinh tế = Chi phí kế toán + Chi phí cơ hội Tình huống 4.2.1. Chi phi chim Măc̣ du chi phi cơ hôị thương ân, song no phai đươc tinh đên khi đưa ra cac quyêt đinh kinh tê. Đôi vơi chi phi chim thi hoan toan ngươc lai – no thương dê thây, nhưng môṭ khi đa phat sinh thi bao giơ cung phai loai no ra ngoai khi đưa ra cac quyêt đinh kinh tê tương lai. Chi phi chim la nhưng khoan chi tiêu đa thưc hiêṇ va không thê thu hôi đươc. Vi không thê thu hôi đươc, cho nên không nên đê nhưng chi phi nay co môṭ chut anh hương nao đên cac quyêt đinh cua hang. Tàu Hoa Sen được Vinashin mua năm 2007 với giá 60 triệu euro (khoảng 1.300 tỉ đồng thời điểm đó) với mục đích chuyên chở hành khách, ôtô và hàng hóa chạy trên biển tuyến Bắc-Nam. Nhưng sau một năm hoạt động, giờ đây tàu Hoa Sen đã phải nằm “bảo dưỡng” ở Khánh Hòa. Từ thời gian đó đến nay, con tàu này đã không được sử dụng với mục đích ban đầu của nó vì mỗi lần nổ máy, một khối lượng nhiên liệu vô cùng lớn tiêu hao và gần như không có hành khách. Theo website www.worldshipsocietyrotterdam.nl, tàu Hoa Sen trước đây là một chiếc phà chở khách và ôtô giữa các đảo của Ý. Tàu đóng tại Nhà máy đóng tàu Francesco Visentini & C. Cantieri Navale (ở Donada, Ý) năm 2000. Chiếc phà này hoạt động đến khoảng năm 2007 thì bán cho Công ty Vận tải viễn dương Vinashin (thuộc Tập đoàn Vinashin) và được đổi tên thành tàu Hoa Sen. Viêc̣ mua tàu Hoa Sen như môṭ thiêt bi chuyên dung đươc thiêt kê theo đăṭ hang cho việc vận tải hành khách và hàng hóa trên biển. Vì thiêt bi nay chi co thê được sử dụng đê thưc hiêṇ công viêc̣ ma ban đâu no đươc thiêt kê va không thê cai tiên đê dung vao viêc̣ khac. Do đó, chi phi vao con tàu Hoa Sen này la một khoan chi phi chim. Hay nói cách khác chi phi cơ hôị cua no băng 0. Do vây,̣ chi phi mua con tàu không thê coi như môṭ phân chi phi cua quyết định trong tương lai. Quyêt đinh mua thiêt bi nay co thê la đúng hoăc̣ sai, điêu đo không thanh vân đê. Đo la cai đa qua va không thê thay đôi. No không đươc anh hương đên cac quyêt đinh hiêṇ thơi cua Vinashin. 4.2.2. Chi phí sản xuất trong ngắn hạn Chi phí ngắn hạn là những chi phí trong một thời gian đủ ngắn để các doanh nghiệp không kịp thay đổi một số các yếu tố đầu vào như máy móc, thiết bị nhà xưởng 54
  53. a. Tổng chi phí, chi phí cố định và chi phí biến đổi - Tổng chi phí (TC) là toàn bộ các chi phí được dùng vào việc sản xuất 1 loại sản phẩm nào đó. - Chi phí cố định (FC) là những chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi. - Chi phí biến đổi (VC) là những chi phí tăng (giảm) cùng với sự tăng (giảm) của sản lượng. TC = FC + VC b. Các chi phí bình quân ngắn hạn: + Chi phí cố định bình quân ( AFC): Là chi phí cố định tính trên 1 đơn vị sản phẩm. FC AFC = Q + Chi phí biến đổi bình quân ( AVC): Là chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm. VC AVC = Q + Chi phí bình quân (ATC; AC): Là chi phí sản xuất tính trên một đơn vị sản phẩm. TC ATC = = AFC + AVC Q c. Chi phí cận biên (MC) - Chi phí cận biên hoặc nói ngắn gọn là chi phí biên là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm. - Chi phí cận biên được xác định bằng 2 cách: + Nếu tổng chi phí là một hàm gián đoạn thì: TCn- TC n- 1 MCn = ΔTC/ ΔQ = QQn- n- 1 Trong đó: MCn: chi phí cận biên của đơn vị sản phẩm thứ n; TCn, TCn - 1: tổng chi phí của n và n-1 đơn vị sản phẩm; Qn, Qn - 1: sản lượng sản xuất tương ứng. + Nếu tổng chi phí là một hàm liên tục thì: dTC MC = = (TC)' Q = (VC)’Q dQ d. Mối quan hệ của các đại lượng khác nhau về chi phí (Hình 4.1) * Mối quan hệ giữa MC và ATC + Khi MC ATC ATC tăng; + Khi MC ATC ATC giảm; + Khi MC ATC ATC đạt cực tiểu. 55
  54. Mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng. Đường chi phí cận biên cắt đường chi phí bình quân tại điểm có quy mô hiệu quả. Khi mức sản lượng thấp, chi phí cận biên thấp hơn chi phí bình quân và vì vậy ATC giảm. Nhưng sau khi hai đường này cắt nhau, chi phí bình quân thấp hơn chi phí cận biên, lúc này ATC tăng ở mức sản lượng này. Chính vì vậy giao điểm của hai đường này là điểm có ATC nhỏ nhất. * Mối quan hệ giữa MC và AVC + Khi MC AVC AVC giảm; + Khi MC AVC AVC tăng; + Khi MC AVC AVC đạt cực tiểu. * Lưu ý: đường chi phí cận biên (MC) luôn đi qua điểm cực tiểu của đường tổng chi phí bình quân (ATC) và đường chi phí biến đổi bình quân (AVC). MC, ATC MC ATC ATCmin AVC AVCmin 0 Q Hình 4.1. Mối quan hệ giữa chi phí bình quân và chi phí cận biên 4.2.3. Chi phí sản xuất trong dài hạn a. Chi phí dài hạn Chi phí dài hạn là những chi phí trong một thời gian đủ dài để doanh nghiệp có thể thay đổi toàn bộ yếu tố đầu vào và như vậy không còn khái niệm chi phí cố định nữa. Trong một thời gian dài, chúng ta có nhiều cơ hội để lựa chọn quy mô nhà máy với số lượng máy móc thiết bị và lao động thích hợp. Giả thiết trong việc sản xuất quần áo (hình 4.2), chủ nhà máy có thể lựa chọn nhà máy với quy mô nhỏ, quy mô vừa và quy mô lớn ứng với mỗi loại chi phí bình quân cho mỗi bộ quần áo (ATC). Ta thấy việc việc sản xuất quần áo ở nhà máy có quy mô nhỏ là rất đắt (Đường ATC1), đường ATC2 cho thấy ta có thể đạt được chi phí thấp hơn nếu chọn quy mô vừa. Và tất nhiên nếu chúng ta tiêu thụ được một lượng lớn quần áo trên thị trường thì tốt nhất là xây dựng nhà máy có quy mô lớn (Đường ATC3) vì nó chi phí bình quân nhỏ nhất. Như vậy một khi đã xác định được sản lượng hợp lý phù hợp với yêu cầu của thị trường thì ta có thể dễ dàng chọn được nhà máy có ATCmin ứng với sản lượng ấy. 56
  55. Những lựa chọn đó được thể hiện ở từng phần của 3 đường ATC. Các đường này tạo thành 3 đoạn (LATC) bao gồm cả các khả năng chi phí dài hạn. Vùng phía dưới đường LATC là vùng mà doanh nghiệp không thể đạt được trong tình trạng trình độ công nghệ và giá cả đầu vào hiện tại. Chi phí LATC ATC 1 ATC 2 ATC 3 Q Q Q 1 2 3 Q Hình 4.2. Chi phí dài hạn LATC là đường bao của các đường chi phí trung bình trong ngắn hạn SATC bởi vì: Trong dài hạn với mọi đầu vào đều có thể thay đổi nên Doanh nghiệp sẽ chọn quy mô nhà máy nào có chi phí là thấp nhất để sản xuất ra một mức sản lượng nhất định nào đó. Do vậy ứng với mỗi mức sản lượng khác nhau Doanh nghiệp sẽ lựa chọn các nhà máy có chi phí bình quân trong ngắn hạn (SATC) là nhỏ nhất. LAC là đường bao của các đường chi phí trung bình trong ngắn hạn và lưu ý rằng các SATCmin có thể không nằm trên đường LAC. SMC1 LMC LATC SATC3 C SATC SATC 2 1 MC 1 MC 2 Q 0 Q 2 Q Q 1 3 57
  56. Hình 4.3. Mối quan hệ giữa các loại chi phí trong ngắn hạn và dài hạn b. Chi phí bình quân dài hạn và hiệu suất theo quy mô. Với đường chi phí bình quân dài hạn là LATC ta có thể minh hoạ các trường hợp hiệu suất tăng (hình 4.4.a), không đổi (hình 4.4.b) và giảm theo quy mô (hình 4.4.c). ATC ATC ATC LAC LAC LAC Q Q Q Hình 4.4a Hình 4.4.b Hình 4.4.c Vận dụng vào thực tế ta có thể lấy ví dụ minh hoạ 3 trường hợp trên như sau: - Trong công nghiệp sử dụng máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại thì dễ gặp hiệu suất tăng theo quy mô, vì thời gian đầu thường chưa sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị. - Trong các ngành công nghiệp khai thác (ví dụ than, khoáng sản ) thì ngược lại, hiệu suất thường giảm dần vì trong giai đoạn đầu thường khai thác các mỏ lộ thiên trước, chi phí khai thác thấp, sau đó càng xuống sâu thì chi phí càng tăng - Các ngành dịch vụ thì thường có hiệu suất không đổi, nếu tăng cà phê và lượng lao động lên 1%, thì số cốc cà phê bán ra cũng tăng tối đa không quá 1% Tinh huông 4.2.2. Các đường chi phí trong ngành văn hóa phẩm H&H là một doanh nghiệp nhỏ sản xuất bút chì. H&H sản xuất bút chì ở mức 50 chiếc một giờ lao động và có tổng sản lượng là 10000 bút chì một tuần. Hiện tại H&H sử dụng 5 nguời làm việc 8 giờ một ngày và 5 ngày một tuần, những nguời này được trả công 10 đôla một giờ. Chi phí cố định của công ty uớc tính khoảng 5000 đôla một tuần. Bạn đươc mời đến làm tư vấn để phân tích cơ cấu chi phí dài hạn của quá trình sản xuất của H&H. Người quản lý đã cho bạn thông tin trên và yêu cầu bạn sử dụng làm cơ sở để xác định chi phí ngắn hạn của hãng, tổng chi phí và chi phí trung bình. Phân tích sản xuất cho thấy rằng H&H có hiệu suất không đổi của quy mô trong quá trình sản xuất của mình và do đó H&H yêu cầu bạn ước tính đường mở rộng của 58
  57. doanh nghiệp nếu sản lượng tăng đến 20000, 30000 và 40000 bút chì một tuần trên cơ sở tỷ lệ tư bản – lao động hiện thời. Ngoài ra H&H cũng muốn biết các đường chi phí cận biên và chi phí trung bình của doanh nghiệp. Từ các thông tin đã cho, có thể trình bày các chi phí ngắn hạn của công ty H&H dưới dạng biểu. Các chi phí ngắn hạn của công ty H&H Tổng sản phẩm: Q 10000 bút chì /một tuần Số công nhân 5 người Giờ làm việc một tuần 8 giờ/ngày; 5 ngày/tuần Chi phí lương: w 10 đôla/giờ Tổng chi phí cố định 5000 đôla /một tuần Lượng đầu vào lao động: 5 người x 8 x 5 ngày/tuần = 200 L giờ/tuần Tổng chi phí lao động: TCL = w.L 200 giờ/tuần x 10$/giờ = 2000$/tuần Chi phí lao động trung bình: (2000$/tuần)/(10000bút chì/tuần) = AVCL = TCL/Q 0,20$/bút chì hay w/APL Chi phí cố định trung 5000$/10000 = 0,50$ bình: AFC = TFC/Q 0,70$ = 0,50$ + 0,20$ Chi phí bình quân: 0,70$x10000 = 7000$ ATC = AFC + AVCL Tổng chi phí: ATC.Q c. Đường đồng phí - Khái niệm: Đường đồng phí là đường mô tả các kết hợp đầu vào khác nhau trong cùng một mức chi phí. Nghĩa là nó bao gồm tất cả những tập hợp có thể có của lao động và vốn mà doanh nghiệp có thể mua được với một tổng chi phí nhất định. - Công thức: TC w TC = K.PK + L . PL = Kr+ Lw hay : K = L r r Trong đó: + K, L số đơn vị vốn và lao động doanh nghiệp đã sử dụng + TC: Tổng chi phí cho các yếu tố đầu vào. + r,w (PK,PL): Chi phí của một đơn vị vốn và lao động. Với mỗi mức chi phí doanh nghiệp sẽ có một đường đồng phí tương ứng. - Tính chất của đường đồng phí 59
  58.  Đường đồng phí là đường thẳng với hệ số góc ; cắt trục tung tại (TC ) r r TC và cắt trục hoành tại ( w ). Tương tự như đường ngân sách, hệ số góc đường đồng  phí cho biết nếu doanh nghiệp bớt một lao động thì có thể mua thêm lao động mà r chi phí sản xuất vẫn được giữ như cũ. - Đồ thị: K 0 L Hình 4.5. Đồ thị đường đồng phí d. Đường đồng lượng - Khái niệm: Đường đồng lượng là tập hợp cac điểm trên đồ thị thể hiện tất cả những sự kết hợp có thể có của các yếu tố đầu vào có khả năng sản xuất một lượng đầu ra nhất định - Tính chất: Các tính chất của đường đồng lượng * Không có đường đồng lượng có độ dốc dương * Đường đồng lượng có dạng cong lõm về phía gốc toạ độ * Đường đồng lượng càng dịch ra xa gốc toạ độ biểu thị sản lượng càng tăng lên * Khi phân tích sản xuất của 1 hãng, các đường đồng lượng không bao giờ cắt nhau - Đồ thị: Tư bản (K) K M 2 2 ∆K M K 1 1 Q ∆L 0 L L 60 2 1 Lao động (L)
  59. - Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên: MRTS là tỷ lệ thay thế giữa các yếu tố sản xuất nhưng vẫn bảo đảm tạo ra một mức sản lượng không đổi. Cụ thể MRTS của lao động cho tư bản biểu thị lượng tư bản phải giảm đi bao nhiêu khi sử dụng thêm một đơn vị lao động để vẫn tạo ra được mức sản lượng như cũ. MRTS là độ dốc của đường đồng sản lượng. MRTS tương tự như tỷ lệ thay thế cận biên (MRS) trong lý thuyết tiêu dùng. Cũng giống như đối với MRS, các nhà kinh tế thường sử dụng các số dương nên có thể bỏ qua dấu âm (-). Giả sử chúng ta đưa thêm một lượng lao động nào đó vào quá trình sản xuất và giảm bớt một lượng vốn sao cho sản lượng không thay đổi. Sản lượng gia tăng do tăng thêm đầu vào lao động bằng sản lượng gia tăng trên mỗi đơn vị lao động bổ sung (sản phẩm cận biên của lao động) nhân với số đơn vị lao động bổ sung. Sản lượng gia tăng do tăng lao động = Tương tự như vậy, mức giảm sản lượng do giảm lượng vốn sử dụng sẽ bằng mức sản lượng giảm trên mỗi đơn vị vốn rút ra (sản phẩm biên của vốn) nhân với số đơn vị vốn rút ra. Mức giảm sản lượng do giảm vốn = . Vì khi di chuyển dọc theo đường đồng sản lượng, sản lượng không đổi nên tổng các thay đổi của sản lượng phải bằng 0. Hay nói cách khác: MP K Từ đó ta có: L MRTS MPK L e. Lựa chọn kết hợp đầu vào tối ưu - Mục tiêu: Đạt mức chi phí thấp nhất với 1 mức sản lượng nào đó, hoặc đạt mức sản lượng lớn nhất với một chi phí cho trước. - Nguyên tắc: Để đạt điểm sản xuất tối ưu, phải lựa chọn kết hợp giữa vốn và lao động sao cho tại đó đường đồng lượng tiếp xúc với đường đồng phí. Tại đó ta có: Hệ số góc đường đồng lượng = hệ số góc đường đồng phí MP w MP MP L → L K MPK r w r 61
  60. Với các hình 4.6.a và 4.6.b, C là điểm sản xuất tối ưu. K K A A D K K C C C C D B B 0 0 L L L L C C Hình 4.6.a.Chọn mức chi phí thấp nhất Hình 4.6.b. Chọn mức sản lượng cao nhất với mức sản lượng cho trước với mức chi phí cho trước 4.3. TỐI ĐA HÓA DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 4.3.1. Tối đa hóa doanh thu của doanh nghiệp: a. Tổng doanh thu, doanh thu bình quân, doanh thu cận biên - Tổng doanh thu (TR): Là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được do bán một số lượng hàng hóa nhất định. TR = PQ - Doanh thu bình quân (AR): Là doanh thu tính trên một đơn vị hàng hóa bán ra TR AR = = P Q - Doanh thu cận biên (MR): Là phần doanh thu tăng thêm do bán thêm 1 đơn vị sản phẩm ’ MR = ΔTR/ ΔQ = TR (Q) b. Nguyên tắc tối đa hóa doanh thu ’ Tối đa hóa doanh thu  TRMax  TR Q = 0  MR = 0 4.3.2. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp a. Lợi nhuận (∏ ): Là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của doanh nghiệp . ∏ = TR – TC = Q( P – ATC) ( P-ATC : Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm) b. Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận: ’ ∏Max  ∏ Q = 0 ’ ’  TR Q – TC Q = 0  MR = MC + Nếu MR > MC: Hãng tăng Q để tăng lợi nhuận 62
  61. + Nếu MR < MC: Hãng giảm Q để tăng lợi nhuận CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hàm sản xuất là gì? Phân tích nội dung và quan hệ giữa năng suất bình quân và năng suất cận biên của một đầu vào biến đổi? 2. Phân tích nội dung qui luật năng suất cận biên giảm dần. 3. Trình bày các chi phí sản xuất trong ngắn hạn, mối quan hệ và xu hướng vận động của các chi phí đó. 4. So sánh đường đồng chi phí và đường đồng sản lượng với các đường ngân sách và đường bàng quan trong lý thuyết tiêu dùng. 5. Phân tích nội dung và ý nghĩa của việc tối thiểu hóa chi phí 6. Bản chất và ý nghĩa của các loại chi phí ngắn hạn và dài hạn. Các phương pháp biểu diễn hàm chi phí. 7. Phân tích khái niệm, nguồn gốc, ý nghĩa kinh tế và các nhân tố tác động đến lợi nhuận của hãng, phân biệt lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận tính toán. Cho ví dụ minh hoạ. 8. Phân tích nội dung nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận của hãng. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Lựa chọn đáp án đúng nhất 1. Mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp là nhằm a. Tối đa hóa doanh thu b. Tối đa hóa khối lượng sản phẩm bán được c. Tối đa hóa lợi nhuận d. Tối thiểu hóa chi phí 2. Chi phí mà doanh nghiệp phải chịu khi sản lượng bằng 0 là a. Chi phí cố định c. Chi phí cận biên b. Chi phí biến đổi d. Tổng chi phí 3. Doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận khi a. MR = MC. b. MR = P. c. MR = TC. d. MC = TR. 4. Chi phí sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm là a. Chi phí cố định. b. Chi phí cận biên. c. Chi phí biến đổi. d. Chi phí bình quân. 5. Doanh nghiệp đạt được mục tiêu tối đa hóa doanh thu khi 63