Giáo dục đại học đối với thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế số

pdf 10 trang Gia Huy 18/05/2022 1680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục đại học đối với thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_duc_dai_hoc_doi_voi_thuc_day_doi_moi_sang_tao_trong_nen.pdf

Nội dung text: Giáo dục đại học đối với thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế số

  1. 383 GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐỐI VỚI THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG NỀN KINH TẾ SỐ GVC. Nguyễn Văn Thư Viện Công nghệ thông tin & Kinh tế số - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TÓM TẮT Trong nền kinh tế số, đổi mới sáng tạo giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng thích nghi với sự thay đổi tốt hơn. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã làm cho đổi mới sáng tạo có những thay đổi sâu sắc, thay đổi cách thức tạo ra và phổ biến các kiến thức đổi mới này. Các cơ sở giáo dục đại học cần phải có những thay đổi để thúc đẩy được quá trình phát triển đổi mới sáng tạo này. Từ khóa: giáo dục đại học, kinh tế số, đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo 1. ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG NỀN KINH TẾ SỐ Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nền kinh tế số được dùng để chỉ toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội và văn hóa của con người có sự hỗ trợ của Internet và các công nghệ số, công nghệ thông tin & truyền thông. Cũng theo OECD, “Đổi mới sáng tạo (innovation) là việc thực thi một sản phẩm (hàng hóa/ dịch vụ) hoặc một quy trình mới hoặc được cải tiến đáng kể, một phương pháp marketing mới, hay một biện pháp mới mang tính tổ chức trong thực tiễn hoạt động, trong tổ chức công việc hay trong quan hệ với bên ngoài”. Trong hướng dẫn OECD Oslo Manual (2005) cũng đưa ra bốn loại đổi mới sáng tạo (ĐMST) liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình hoạt động, đổi mới hệ thống quản lý và đổi mới tiếp thị [3]. Sự phát triển của các công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu lớn, Internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, Blockchain, đã làm giảm đáng kể chi phí lưu trữ, tìm kiếm, chia sẻ và phân tích dữ liệu. Tác động của công nghệ có thể làm thay đổi đến quá trình và kết quả ĐMST theo các cách sau [7]: (i). Khả năng xử lý dữ liệu theo các cách thức mới đã làm cho Dữ liệu trở thành đầu vào cốt lõi cho sự đổi mới sáng tạo trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Cách thức cung cấp dữ liệu vào các đổi mới sáng tạo bao gồm từ việc sử dụng thông tin về hành vi của người tiêu dùng để cho phép các dịch vụ hoàn toàn mới. (ii). Đổi mới sáng tạo đã trở nên hợp tác hơn, do chi phí hợp tác giảm và nhu cầu lớn hơn cho nghiên cứu liên ngành.
  2. 384 (iii). Cơ hội ra mắt các sản phẩm và quy trình mới với chi phí thấp hơn bằng cách sử dụng Internet và các nền tảng liên quan tạo điều kiện cho việc tạo phiên bản và thử nghiệm sản phẩm cho các khách hàng khác nhau. Đổi mới sáng tạo cũng có thể diễn ra thường xuyên hơn. (iv). Tạo ra cơ hội đổi mới sáng tạo trong dịch vụ, cho phép giảm chi phí và tăng tính linh hoạt trong việc tiếp cận và tương tác với người tiêu dùng và theo dõi hành vi của họ. Nó cũng chuyển sản xuất theo hướng mô hình hỗn hợp cung cấp cả hàng hóa và dịch vụ. (v). Các công nghệ kỹ thuật số, bao gồm trí tuệ nhân tạo, là các công nghệ có mục đích chung ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động kinh tế và xã hội, bao gồm cả nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Trí tuệ nhân tạo sẽ biến đổi các chương trình nghiên cứu và cho phép phát triển các lĩnh vực nghiên cứu mới. Thay đổi cơ bản như vậy làm tăng tính không chắc chắn, liên quan đến cả công nghệ và nhu cầu. Sự không chắc chắn làm trì hoãn việc áp dụng công nghệ nói chung, nhất là đối với những doanh nghiệp nhỏ. Sự thay đổi đến quá trình và kết quả ĐMST này lại tác động đến động lực kinh doanh và cấu trúc thị trường, do đó tác động đến việc phân bố hoạt động và thu nhập giữa các doanh nghiệp, cá nhân và khu vực. 2. CÁC YÊU CẦU THAY ĐỔI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 2.1. Yêu cầu nguồn nhân lực Trong nền kinh tế số, cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi mạnh mẽ đến thị trường lao động, người lao động sẽ bị dư thừa khi tự động hóa thay thế con người trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất. Trong tương lai, yếu tố quan trọng cốt lõi của các doanh nghiệp chính là đổi mới sáng tạo và yếu tố quan trọng của đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp chính là nguồn nhân lực. Theo báo cáo “Tương lai của việc làm” của Diễn đàn kinh tế thế giới 2018 [6], từ năm 2018 đến năm 2022, máy móc và thuật toán có thể thay thế khoảng 75 triệu công việc hiện tại. Các công việc mới xuất hiện sẽ đòi hỏi những kỹ năng mới. Những kỹ năng quan trọng nhất mà người lao động cần có vào những năm 2022 bao gồm: tư duy phân tích và đổi mới; học tập tích cực và có chiến lược học tập; sáng tạo, chủ động và độc đáo (Bảng 1). Máy móc, trí tuệ nhân tạo có thể giúp chúng ta tính toán, vận hành nhanh hơn, nhưng chúng chưa thể sáng tạo được như con người.
  3. 385 Bảng 1: Top 10 kỹ năng cần có, năm 2018 và năm 2022 Năm 2018 Xu hướng đến năm 2022 Suy thoái đến năm 2022 Tư duy phân tích và đổi Tư duy phân tích và đổi mới Vận hành công việc bằng tay, mới khéo léo, bền bỉ và chính xác Kỹ năng giải quyết vấn Học tập tích cực và có chiến Khả năng ghi nhớ bằng lời đề phức tạp lược học tập nói, thính giác và không gian Tư duy phản biện và Sáng tạo, chủ động và độc Quản lý tài chính, vật chất phân tích đáo Học tập tích cực và có Thiết kế và lập trình công Lắp đặt công nghệ và bảo trì chiến lược học tập nghệ Sáng tạo, chủ động và Tư duy phản biện và phân Đọc, viết, làm toán và lắng độc đáo tích nghe tích cực Chi tiết, tin cậy Kỹ năng giải quyết vấn đề Quản lý nhân sự phức tạp Trí tuệ cảm xúc Kỹ năng lãnh đạo và ảnh Kiểm soát chất lượng và nhận hưởng xã hội thức an toàn Kỹ năng lý luận, giải Trí tuệ cảm xúc Điều phối và quản lý thời quyết vấn đề gian Kỹ năng lãnh đạo và Kỹ năng lý luận, giải quyết Khả năng thị giác, thính giác ảnh hưởng xã hội vấn đề và lời nói Điều phối và quản lý Kỹ năng phân tích và đánh Sử dụng, giám sát và kiểm thời gian giá hệ thống soát công nghệ Nguồn: Việt hóa từ nguồn WEF [6] Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Hơn nữa, ĐMST là một hoạt động đặc biệt, rất cần nguồn nhân lực đặc biệt, chất lượng cao [11]. Vai trò của giáo dục và đào tạo đối với ĐMST cũng được thể hiện trong khung năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam (Hình 1). Môi trường tổ chức bao gồm ba thành tố chính: (i) Điều hành của chính phủ: thể hiện thông qua các chính sách, thiết lập các cơ chế hỗ trợ chung, (ii) Giáo dục và đào tạo: cung cấp nguồn nhân lực đã qua đào tạo, cung cấp nguồn đầu vào thông qua các sản phẩm khoa học và công nghệ, các kết quả của hoạt động khoa học và công nghệ cho các ĐMST trong doanh nghiệp diễn ra nhanh
  4. 386 hơn, (iii) Tổ chức hỗ trợ ĐMST: tạo thành một hệ thống dịch vụ từ cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến các hoạt động tư vấn, môi giới, [11]. Hình 1: Khung năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam. (Nguồn: [11]) 2.2. Yêu cầu thay đổi chính sách giáo dục và đào tạo Sự thay đổi của đổi mới sáng tạo trong bối cảnh mới cũng yêu cầu chính phủ phải đưa ra những chính sách phù hợp. Các công cụ chính sách như: chính sách tiếp cận và truy cập dữ liệu, chính sách chuyển giao công nghệ, chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong dịch vụ tập trung vào giải quyết các vấn đề tác động quá trình và kết quả đổi mới sáng tạo. Để giải quyết vấn đề về cấu trúc và động lực thị trường, các công cụ chính sách bao gồm: các chính sách doanh nghiệp, chính sách cạnh tranh, chính sách tài chính, chính sách giáo dục và đào tạo Trong đó, chính sách giáo dục và đào tạo tập trung vào phát triển lực lượng lao động đáp ứng được các yêu cầu của ĐMST. Theo OECD (2018), các yêu cầu thay đổi trong lĩnh vực chính sách giáo dục và đào tạo bao gồm [4]:
  5. 387 - Có các cơ quan đổi mới hỗ trợ cải tiến các đánh giá về các kỹ năng cần thiết cho quá trình chuyển đổi số, đảm bảo cho các sinh viên và lao động trẻ được trang bị đúng các kỹ năng cần thiết cũng như kỹ năng học tập suốt đời. - Hỗ trợ quản lý và cơ cấu tổ chức phù hợp cho đổi mới số - Hỗ trợ sự tham gia rộng rãi hơn vào đổi mới của các nhóm yếu thế, thông qua việc tham gia và đào tạo. Các cơ quan đổi mới cần phải hợp tác với những cơ quan phụ trách chính sách giáo dục và thị trường lao động để đảm bảo phát triển các kỹ năng cần thiết cho đổi mới số. Các cơ quan đổi mới có vai trò quan trọng trong việc thông báo cho các cơ quan chính phủ khác về nhu cầu kỹ năng mới của ngành mà họ thấy phát sinh sự thay đổi công nghệ nhanh và rộng. Bên cạnh đó, các cơ quan đổi mới cũng cần hỗ trợ đào tạo các kỹ năng quản lý và kỹ năng tổ chức trong các doanh nghiệp có khả năng đổi mới. Trong bối cảnh công nghệ thay đổi đột phá, kỹ năng quản lý càng trở nên quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Một số nhóm yếu thế (dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa) cũng cần được khuyến khích tham gia vào các hoạt động đổi mới sáng tạo thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức, tạo điều kiện tiếp cận tài chính và phát triển năng lực Đặc biệt, khi sự đổi mới ngày càng liên quan đến sự hợp tác giữa các trường đại học, các tổ chức nghiên cứu và các doanh nghiệp, chính sách của chính phủ phải tạo điều kiện để hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo để phát triển công nghệ mới đạt hiệu quả và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp. 3. HỆ SINH THÁI ĐỔI MỚI SÁNG TẠO Có nhiều định nghĩa khác nhau về hệ sinh thái đổi mới sáng tạo (Innovation Ecosystem). Trong bài viết này, hệ sinh thái ĐMST nhấn mạnh đến mạng lưới hợp tác liên tổ chức giữa các bên/tác nhân/thành phần tham gia ĐMST. Các tác nhân trong hệ sinh thái (ví dụ: công ty, chính phủ, công viên khoa học, trường đại học) tạo thành một cộng đồng hợp tác và cạnh tranh [1]. Việc hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo sẽ giúp cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội được nhanh hơn và bền vững hơn. Chủ trương, chính sách phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia cũng được xác định là một trong số tám nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được đưa ra trong Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/04/2020 của Chính phủ [10]. Hệ sinh thái ĐMST có vai trò thúc đẩy ĐMST trong cộng đồng; tạo ra các doanh nghiệp sáng tạo mới; tạo nền tảng tri thức thúc đẩy mạnh mẽ hơn phát triển khoa học và công nghệ; thu hút vốn đầu tư; tăng năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Trong hệ sinh
  6. 388 thái, các chuỗi giá trị sẽ có sự hội tụ. Những yếu tố cốt lõi cho đổi mới sáng tạo là sự cộng tác, chia sẻ nguồn lực và hỗ trợ của các thành phần trong hệ sinh thái. Trong mô hình hệ sinh thái ĐMST quốc gia (Hình 2), bên cạnh nhiệm vụ nghiên cứu và đào tạo nhân lực, các trường đại học cũng được mong đợi đóng góp nhiều hơn vào quá trình hợp tác phát triển cùng các doanh nghiệp. Hình 2: Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia (Việt hóa từ nguồn: [2]) Các trường đại học nghiên cứu, đưa ra các công nghệ mới, bằng sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm mới, chuyển giao tri thức cho các doanh nghiệp. Các kết quả này vừa giúp nâng cao chất lượng sáng tạo của nhà trường, vừa thu hút thêm nguồn tài chính từ chính phủ, từ doanh nghiệp, từ nhiều nguồn quỹ khác nhau, cung cấp thêm nhiều nghiên cứu chất lượng cao và tạo ra nhiều ĐMST hơn nữa. Các phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển (R&D) của các doanh nghiệp lớn và các trường đại học cùng nhau hợp tác càng đẩy nhanh quá trình phát triển các sản phẩm sáng tạo. Trong nền kinh tế số, các trường đại học phải đối mặt với nhiều thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái ĐMST, thúc đẩy ĐMST cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Các vai trò này thể hiện thông qua một số hoạt động của nhà trường như: (i) Hoạt động giáo dục trong các trường đại học
  7. 389 trực tiếp cung cấp nguồn nhân lực cho ĐMST; (ii) Hoạt động nghiên cứu giúp tạo ra các tri thức mới, tạo ra giá trị cho các doanh nghiệp, cho cộng đồng; (iii) Trao đổi tri thức từ chuyển giao công nghệ đến đồng sáng tạo cùng các doanh nghiệp trong hệ sinh thái ĐMST; (iv) Chuyển đổi chiến lược, tích hợp ĐMST trong các lĩnh vực hoạt động. Trong mô hình này, vai trò của chính phủ không chỉ là cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp, trường đại học mà chính phủ còn có chức năng điều phối thông qua hệ thống chính sách và các quy định pháp luật. Chính phủ, với tư cách “người làm giàu” (enricher), tạo điều kiện thuận lợi cho tương tác ba bên: chính phủ - trường đại học - ngành công nghiệp, tạo nên các “công viên khoa học” góp phần kích thích phát triển ĐMST và phát triển kinh tế. Tương tác ba bên: chính phủ - trường đại học - ngành công nghiệp được thể hiện rõ nét trong mô hình Triple Helix (Hình 3). Ví dụ công viên khoa học là một trong các điểm giao của ba vòng tròn – thành quả của sự tương tác ba bên. Hình 3: Mô hình Triple Helix (Nguồn: [8]) 4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT Trên cơ sở tổng hợp các kinh nghiệm, các biện pháp để phát triển ĐMST và hệ sinh thái ĐMST [2,5,7-10], bài viết đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý giáo dục như sau: *) Hoàn thiện chính sách về đổi mới sáng tạo +) Hoàn thiện chính sách xây dựng hạ tầng dữ liệu thông qua các công cụ chính sách như: -Yêu cầu sử dụng các tiêu chuẩn dữ liệu tương thích trong các dịch vụ công; - Đầu tư tăng công suất thu thập, phân tích và trực quan hóa dữ liệu;
  8. 390 - Đưa vào áp dụng các quy định về tính toàn vẹn, khả năng lưu trữ, chấp nhận, sử dụng và quản trị dữ liệu; - Khuyến khích phát triển dữ liệu dựa vào dịch vụ điện toán đám mây. +) Hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển ĐMST: - Hỗ trợ nghiên cứu liên ngành; tạo điều kiện cho phép các nhà nghiên cứu làm quen với công việc liên ngành ở các cấp độ khác nhau (chương trình nghiên cứu, giảng dạy đại học, trao đổi công nghệ ). - Hỗ trợ thành lập các trung tâm công nghệ, các trung tâm xúc tiến hỗ trợ và thúc đẩy ĐMST. Áp dụng các cơ chế và thủ tục cho phép các tổ chức nghiên cứu đánh giá năng lực ĐMST của chính họ để loại bỏ các yếu tố cản trở trong tổ chức và có các biện pháp thích hợp. - Thúc đẩy gia tăng giá trị xã hội và học thuật của ĐMST, thông qua các biện pháp như công nhận cao hơn các hoạt động liên quan đến ĐMST trong sự nghiệp khoa học, khuyến khích về kinh tế cho các dự án ĐMST. - Ưu tiên cho phát triển giáo dục và đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. *) Một số giải pháp đối với các cơ sở giáo dục đại học - Đổi mới trong quản lý trường đại học, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý. Thực hiện đổi mới sáng tạo trong chính các hoạt động quản lý, nghiên cứu và giảng dạy của Nhà trường. - Phát triển liên kết với các ngành nghiên cứu liên quan về khía cạnh pháp lý, chuyển giao công nghệ, giảng dạy về ĐMST vào các ngành khoa học. - Đào tạo và bồi dưỡng liên ngành, đặc biệt là kết hợp công nghệ thông tin với các ngành truyền thống cụ thể. Tăng cường đào tạo kỹ năng công nghệ, cung cấp các hoạt động đào tạo và xây dựng năng lực cụ thể cho các sinh viên và các nhà khoa học để thành thạo các công cụ công nghệ như: quản lý dữ liệu, điện toán đám mây, mô phỏng Điều này giúp cho sinh viên và các nhà khoa học áp dụng hiệu quả vào lĩnh vực công việc của mình, đồng thời dễ dàng cộng tác với các thành viên nhóm đang sử dụng các công cụ như vậy. - Thúc đẩy các hoạt động của các tổ chức nghiên cứu nhằm vào hoạt động tìm kiếm ĐMST, tìm kiếm bối cảnh và tập trung vào các ý tưởng, giải pháp, sản phẩm, quy trình hoặc công nghệ mới. - Tích cực tham gia trực tiếp vào hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội thông qua việc thành lập các công ty/dự án khởi nghiệp, trung tâm/ văn phòng chuyển giao công nghệ
  9. 391 trong trường, thúc đẩy các “vườn ươm” công nghệ cao, liên kết trực tiếp với các doanh nghiệp và môi trường kinh tế xã hội xung quanh. - Gắn kết đào tạo với doanh nghiệp: hợp tác với các doanh nghiệp xây dựng chương trình giảng dạy và chia sẻ kiến thức thực tiễn về thị trường. Các cơ sở đào tạo cần kết hợp với doanh nghiệp để đào tạo những gì thị trường sẽ cần chứ không chỉ đào tạo những gì thị trường đang cần. - Đẩy mạnh truyền thông, mở rộng các cơ hội hội hợp tác nghiên cứu và phát triển ĐMST với các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các trường đại học khác. Lập bản đồ, đánh giá và giám sát các yếu tố thành công và các trở ngại trong lĩnh vực liên kết. Phát triển các quy trình và tiêu chí cụ thể phù hợp với bối cảnh cụ thể. Thúc đẩy các sáng kiến thử nghiệm nhằm liên tục cải tiến các phương pháp và công cụ để hợp tác với các doanh nghiệp. - Tăng cường dự báo công nghệ để định hướng ĐMST: Dự báo tốt hơn về xu thế của ngành công nghiệp và thị trường lao động là điều quan trọng để cho phép các chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân phản ứng nhanh chóng thay đổi. Dữ liệu lớn có thể chứng minh là quan trọng trong việc phát triển các dự đoán chính xác hơn về nơi mà thị trường việc làm đang di chuyển và nơi mà sự thiếu hụt kỹ năng dự kiến sẽ được đặt ra. 5. KẾT LUẬN Các cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò then chốt trong hệ sinh thái ĐMST. Đây là nơi tạo ra nguồn nhân lực có kỹ năng đáp ứng cho quá trình ĐMST tại các doanh nghiệp trong nền kinh tế số. Đây cũng là nơi góp phần tạo ra tri thức, góp phần hình thành nên những công nghệ mới. Bài viết hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích giúp các nhà quản lý giáo dục, các nhà hoạch định chính sách hiểu thêm về ĐMST và có những giải pháp thực thi hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh: [1] C. Battistella (2014), “The organisation of Corporate Foresight: a multiple case study in the telecommunication industry”, Technol. Forecast. Soc. Chang., 87. [2] European Parliamentary Research Service, European Parliament (2016), “Understanding innovation, Briefing”. [3] OECD (2005), “Oslo Manual, Guidelines for Collecting and Interpreting Innovation Data”.
  10. 392 [4] OECD (2018), “Innovation policies in the digital age” ( ilibrary.org/docserver/eadd1094- en.pdf?expires=1600068161&id=id&accname=guest&checksum=00EFD3FF5FC762A8 2D7AC68C28147C2B truy cập ngày 16/8/2020) [5] Social Sciences and European Research Capacities (SS-ERC) Project, Sixth framework programme: Citizenship and governance (2009), “Handbook on the socialisation of scientific and technological research”. [6] World Economic Forum (2018), “The Future of Jobs Report”. ( truy cập ngày 10/8/2020) Tiếng Việt: [7] Cục thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2019), Tổng luận "Các chính sách đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên số”. [8] Cục thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2020), Tổng luận "Đo lường, đánh giá hệ sinh thái đổi mới sáng tạo”. [9] Lê Trung Nghĩa (2019), “Đổi mới sáng tạo mở và vài gợi ý” ( doi-moi-sang-tao/Doi-moi-sang-tao-mo-va-vai-goi-y-15309 truy cập ngày 25/8/2020) [10] Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/04/2020 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. [11] Vũ Văn Khiêm, Hồ Thế Nam Phương, Bùi Tiến Dũng (2018), “Xây dựng khung năng lực đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp phù hợp với thực tế tại Việt Nam”, JSTPM Tập 7, Số 2.