Bài giảng Lập trình C - Chương 4: Lập trình con trỏ - Trần Minh Thái

pptx 28 trang cucquyet12 3841
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lập trình C - Chương 4: Lập trình con trỏ - Trần Minh Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lap_trinh_c_chuong_4_lap_trinh_con_tro_tran_minh_t.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lập trình C - Chương 4: Lập trình con trỏ - Trần Minh Thái

  1. Lập trình C Chương 4. Lập trình con trỏ (3 tiết) Trần Minh Thái Email: minhthai@huflit.edu.vn Website: www.minhthai.edu.vn Cập nhật: 10/03/2017 1
  2. Nội dung • Khái niệm • Khai báo • Các phép toán trên con trỏ • Con trỏ và mảng một chiều • Con trỏ hàm • Bài tập 2
  3. KHÁI NIỆM VÀ KHAI BÁO 3
  4. Biến tĩnh và biến động • Các biến có thể khai báo bên trong hoặc bên ngoài hàm • Biến khai báo ngoài hàm là biến toàn cục và có vị trí bộ nhớ cố định • Biến khai báo trong khối lệnh {}/ trong hàm: • Động nếu không dùng static • Được cấp phát khi chương trình thực thi vào khối • Bộ nhớ được giải phóng khi ra khỏi khối 4
  5. Địa chỉ của biến Thông tin của một biến bao gồm: • Tên biến • Kiểu dữ liệu của biến • Giá trị của biến Mỗi biến sẽ được lưu trữ tại một vị trí xác định trong ô nhớ, nếu kích thước của biến có nhiều byte thì máy tính sẽ cấp phát một dãy các byte liên tiếp nhau, địa chỉ của biến sẽ lưu byte đầu tiên trong dãy các byte này 5
  6. Địa chỉ của biến Ví dụ khai báo: float x; int a; Địa chỉ Địa chỉ biến x biến a Byte 1 Byte 100 Các ô Các ô nhớ của Byte 2 nhớ của Byte 101 biến x biến a Byte 3 Byte 102 Byte 4 Byte 103 6
  7. Địa chỉ của biến • Địa chỉ của biến luôn luôn là một số nguyên (hệ hexa) cho dù biến đó chứa giá trị là số nguyên, số thực, ký tự, • Cách lấy địa chỉ của biến: & tênbiến 7
  8. Địa chỉ của biến int main() { int x = 7; float y = 10.5; printf("x = %d tai dia chi: %x\n", x, &x); printf("y = %.2f tai dia chi: %x", y, &y); getch(); return 0; } Kết quả x = 7 tai dia chi: 61ff2c y = 10.50 tai dia chi: 61ff28 8
  9. Biến con trỏ • Biến con trỏ là một biến để chứa địa chỉ của ô chứa dữ liệu, có nhiều loại con trỏ tùy thuộc vào địa chỉ của mỗi loại kiểu biến • Cú pháp Kiểu dữ liệu * tênConTrỏ; • Ví dụ: int *px; float *pm; • Lấy giá trị của con trỏ *tênConTrỏ; 9
  10. Con trỏ - Ví dụ int main() { int *px, y; float *pa, b; y = 10; Lấy địa chỉ của biến y gán vào px b = 14.5; Lấy giá trị của con trỏ px = &y; px pa = &b; printf("px: gia tri = %d, dia chi = %x\n", *px, px); printf("pa: gia tri = %.2f, dia chi = %x", *pa, pa); getch(); return 0; Kết quả } px: gia tri = 10, dia chi = 61ff24 pa: gia tri = 14.50, dia chi = 61ff20 10
  11. SỬ DỤNG BIẾN CON TRỎ 11
  12. Sử dụng biến con trỏ Các bước khi sử dụng biến con trỏ 1. Khai báo biến con trỏ 2. Cấp phát vùng nhớ cho biến con trỏ 3. Sử dụng biến con trỏ 4. Giải phóng bộ nhớ của biến con trỏ 12
  13. Sử dụng biến con trỏ int main() !!!Chưa cấp phát bộ nhớ trước { khi sử dụng int *px; printf("Nhap vao gia tri cho con tro px: "); scanf("%d", px); printf("Gia tri cua px = %d", *px); getch(); return 0; } 13
  14. Sử dụng biến con trỏ int main() { Cấp phát bộ nhớ cho px int *px; px = (int *) calloc(1, sizeof(int)); printf("Nhap vao gia tri cho con tro px: "); scanf("%d", px); printf("Gia tri cua px = %d", *px); free(px); getch(); return 0; } 14
  15. Cấp phát và giải phóng vùng nhớ - stdlib.h • Cách 1: dùng calloc //khai báo con trỏ p int *p; //cấp phát 100 ô nhớ mỗi ô kích thước int p=(int *) calloc (100, sizeof (int)); 15
  16. Cấp phát và giải phóng vùng nhớ • Cách 2: dùng malloc //Khai báo con trỏ px int *px; //Cấp phát 100 ô nhớ kiểu int cho con trỏ px px = (int *) malloc (100); • Sau khi sử dụng xong thì giải phóng vùng nhớ bằng hàm free free(p) ; // giải phóng vùng nhớ cho con trỏ p 16
  17. CON TRỎ VÀ MẢNG MỘT CHIỀU 17
  18. Con trỏ và mảng một chiều int a[7]; int *px; px = a; //px trỏ tới phần tử tại vị trí 0 px = px + 4; //px trỏ tới phần tử tại vị trí 4 a[0] a[1] a[2] a[3] a[4] a[5] a[6] px 18
  19. Con trỏ và mảng một chiều void NhapMang(int *a, int n) { for(int i=0; i<n; i++) { printf("Nhap phan tu tai vi tri %d: ", i); scanf("%d", a+i); } } Hoặc &a[i] 19
  20. Con trỏ và mảng một chiều void XuatMang(int *a, int n) { for(int i=0; i<n; i++) { printf("%d\t", *(a+i)); } } Hoặc a[i] 20
  21. Con trỏ và mảng một chiều int main() { int *a, n = 4; a=(int *)malloc(n); NhapMang(a, n); XuatMang(a, n); free(a); getch(); return 0; } 21
  22. Thay đổi kích thước của con trỏ đã cấp phát: realloc (tên con trỏ, kích thước mới int main() { int *a, n = 4; a=(int *)malloc(n); NhapMang(a, n); XuatMang(a, n); n = 7; realloc(a, n); NhapMang(a, n); XuatMang(a, n); free(a); getch(); return 0; } 22
  23. CON TRỎ HÀM 23
  24. Con trỏ hàm • Khai báo: (*Tên hàm)(tham số); • VD: int *Tong(int a, int b); Thích hợp cho việc tùy chọn (switch) gọi thực hiện trong danh sách các hàm 24
  25. Con trỏ hàm int ChuVi(int a, int b) { return (a + b) * 2; } int DienTich(int a, int b) { return a*b; } int Tinh(int a, int b, int (*Ham)(int, int)) { int kq = (*Ham)(a, b); return kq; } 25
  26. Con trỏ hàm int main() { int a = 10, b = 6; int (*Ham)(int, int) = ChuVi; int p = Tinh(a, b, Ham); printf("Chu vi cua hcn = %d", p); getch(); return 0; } 26
  27. Bài tập 1. Viết chương trình gồm các chức năng cơ bản xử lý mảng một chiều số nguyên dùng con trỏ 2. Viết chương trình gồm các chức năng cơ bản xử lý ma trận số nguyên dùng con trỏ 3. Dùng kỹ thuật con trỏ hàm, viết chương trình tính tổng, hiệu, tích và thương của hai phân số phụ thuộc vào người dùng chọn chức năng (+, -, * hay /) tương ứng 27
  28. Q&A 28