Bài giảng Ma túy - Bài: Các vấn đề tâm lý trong làm việc với người sử dụng ma túy - Mã Ngọc Thể

ppt 54 trang Hùng Dũng 03/01/2024 1570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ma túy - Bài: Các vấn đề tâm lý trong làm việc với người sử dụng ma túy - Mã Ngọc Thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ma_tuy_bai_cac_van_de_tam_ly_trong_lam_viec_voi_ng.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ma túy - Bài: Các vấn đề tâm lý trong làm việc với người sử dụng ma túy - Mã Ngọc Thể

  1. CÁC VẤN ĐỀ TÂM LÝ TRONG LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY Giảng viên: Mã Ngọc Thể Bài giảng cho dự án “Hỗ trợ tâm lý, tư vấn cho những người sống chung với HIV và tăng cường năng lực cho cán bộ y tế đang trực tiếp chăm sóc cho người có HIV tại Bệnh Viện Đống Đa (Hà Nội) và Bệnh viện Việt Tiệp (Hải Phòng)” do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) phối hợp cùng GIP ESTHER thực hiện năm 2008
  2. NỘI DUNG l Các đặc điểm tâm lý của người sử dụng ma tuý l Các kỹ năng cơ bản khi làm việc với người sử dụng ma túy l Chia sẻ và thảo luận
  3. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ
  4. Bài tập tình huống Anh V vừa từ Trung tâm cai nghiện trở về nhà, anh có biểu hiện im lặng không muốn nói chuyện với bất cứ một ai kể cả người thân trong gia đình. Theo anh (chị ) những biểu hiện của anh V như vậy nói lên điều gì?
  5. Biểu hiện hứng thú với ma tuý - Luôn hướng sự quan tâm đến ma tuý và nhầm tưởng nó mang lại cho mình “năng lượng” cho cuộc sống. - Tự tạo hưng phấn bằng cách tưởng tượng đến cảnh sử dụng ma túy. - Có ham muốn quá mức độ kiểm soát, cảm giác “lâng lâng” như có một cuộc sống mới. - Tự tin, nói nhiều, cảm giác mạnh mẽ. - Nghe nhìn sự vật xung quanh một cách hấp dẫn thích thú.
  6. Mâu thuẫn - Muốn thoát ra khỏi sự lệ thuộc của ma tuý nhưng cũng không muốn bỏ. - Muốn trở về với chính mình song lại chất chứa sự tự ái cái tôi
  7. Nhận thức chủ quan - Cai nghiện (cắt cơn) đơn giản. - Cai dễ dàng không tốn kém. - Tự tin vào bản lĩnh của bản thân.
  8. Bị ức chế và chịu sức ép về đạo đức - Thụ động, và thong có khả năng chống lại sự lệ thuộc vào ma túy nên hay có các hành vi bạo lực (đánh chửi, đập phá ) - Hứa hẹn nhiều với gia đình nhưng không thực hiện được - Không có nghị lực từ bỏ dẫn đến việc phó mặc hoặc chống đối đối với các tác động giáo dục của gia đình, xã hội.
  9. Sự đấu tranh nội tâm l Đấu tranh giữa nghị lực quyết tâm từ bỏ với những cơn khoái cảm ham muốn khi tưởng tượng l Cảm giác mượn, bấu víu vào cảm giác say rượu nhằm khống chế cảm giác nhớ và thèm. l Trạng thái bất an về tương lai, bất lực và có biểu hiện tiêu cực trong cách cư xử, lo hãi về sự dũng cảm của bản thân khi chống lại cơn thèm khát do ma túy gây ra.
  10. Cảm giác tiêu cực Ø Thấy cuộc sống không có gì vui, thiếu ý nghĩa Ø Cảm giác trống vắng vô vị, mặc cảm tội lỗi. Ø Sợ thất bại. Ø Lo lắng, trầm cảm, mất tự tin. Ø Không tin gia đình, cộng đồng và thầy thuốc. Ø Thiếu động cơ chữa bệnh.
  11. Có xu hướng đổ lỗi cho người khác l Cảm thấy thiếu sự giúp đỡ của gia đình và của những người xung quanh. l Quy trách nhiệm cho gia đình thiếu lòng tin hoặc không tạo điều kiện sinh sống. l Cha mẹ không thông cảm tha thứ. l Hôn nhân tan vỡ l Thiếu hụt về khả năng nghề nghiệp hoặc thất nghiệp
  12. Chia sẻ kinh nghiệm l Học viên nêu câu hỏi hoặc đưa ra các tình huống gặp trong thực tế
  13. CÁC KỸ NĂNG LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY
  14. CÁC KỸ NĂNG LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY l Các cách tiếp cận khi làm việc với người sử dụng ma túy. l Các kỹ năng cơ bản khi làm việc với người sử dụng ma túy.
  15. Các cách tiếp cận khi làm việc với người sử dụng ma túy l Tiếp cận gia đình hệ thống l Tiếp cận nhận thức và hành vi l Tiếp cận xã hội học l Tiếp cận sinh học
  16. Bài tập cá nhân Theo anh chị có những cách( con đường) nào có thể tác động, giáo dục ảnh hưởng đến người sử dụng ma túy?
  17. Tiếp cận gia đình hệ thống l Luôn coi người sử dụng là một hạt nhân trong hệ thống gia đình. l Người sử dụng ma túy là một yếu tố gây rối loạn chức năng của gia đình và có thể gây rối nhiễu tâm trí của các thành viên khác trong gia đình. l Người sử dụng ma túy có khả năng đe dọa sự cân bằng và sự sống còn của gia đình khi phá vỡ mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. l Quan hệ giữa gia đình và người sử dụng ma túy sau cai nghiện chưa cải thiện thì chưa tái hội nhập với xã hội được.
  18. Phương pháp tiếp cận gia đình hệ thống Không tách người sử dụng ma túy ra khỏi gia đình - Vì: l Nó sẽ là “ngòi nổ” cho cơn khủng hoảng của gia đình. l Làm xuất hiện xu hướng muốn từ chối trách nhiệm đối với con cái do sợ mất mát (tiền bạc, uy tín của bố mẹ trong xã hội). l Gia đình trở thành bất ổn và mọi thành viên bị nhiễu loạn, cha mẹ có thể đe dọa chia ly với nhau. l Người sử dụng ma túy có thể phản ứng bằng cách áp chế các thành viên khác trong gia đình tuân theo ý muốn của mình, làm cho mọi người bất lực bằng thái độ chống đối đe dọa bạo lực và hành vi nguy hiểm.
  19. TIẾP CẬN NHẬN THỨC-HÀNH VI
  20. Tiếp cận nhận thức và hành vi Nhận thức: - Tác động vào ý nghĩ hay nhận thức lệch lạc của người sử dụng ma túy. - Nâng cao nhận thức để thay đổi hành vi, hoàn thiện nhân cách. - Nâng cao nhận thức về các giá trị cá nhân, quy tắc và giá trị xã hội về đạo đức. Phương pháp: - Thảo luận, sinh hoạt nhóm. - Viết thu hoạch và tập luyện kỹ năng sống hàng ngày qua những lần gặp gỡ gia đình, cách đối xử với người khác.
  21. Tiếp cận nhận thức và hành vi Hành vi: Các hành vi xấu trong môi trường xã hội cần phải thay thế bằng các hành vi chuẩn mực trong quan hệ ứng xử, hình thành kỹ năng sống tích cực, học tập các cách từ chối khi bạn nghiện rủ rê, lôi kéo.
  22. TIẾP CẬN XÃ HỘI HỌC
  23. Tiếp cận xã hội học (1) l Xã hội thông cảm và chia sẻ, chấp nhận tạo chỗ đứng trong xã hội. l Tạo niềm tin và có cái nhìn tích cực về xã hội. l Xây dựng ước mơ cho họ biết mình muốn gì khi tái hội nhập. l Tạo việc làm để phấn đấu cho đạt ước mơ đó. l Đào tạo nghề nghiệp để có đảm bảo mưu sinh
  24. Tiếp cận xã hội học (2) l Giáo dục ý thức tham gia lao động sản xuất, các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao l Giáo dục các giá trị cuộc sống, kiến thức và kỹ năng thay đổi lối sống, nâng cao nhận thức xã hội. l Củng cố niềm tin và tăng cường quyết tâm từ bỏ ma túy.
  25. Tiếp cận xã hội học (3) l Đưa họ tham gia vào các hoạt động thảo luận nhóm, hoạt động nhóm, giáo dục xã hội để họ tìm thấy ý nghĩa và giá trị xã hội từ đó tìm thấy bản sắc và giá trị của bản thân. l Tổ chức các hoạt động nhằm động viên khía cạnh tích cực của nhân cách để biến đổi những tập tính tai hại. l Tạo môi trường rèn luyện nhân cách, biến đổi nếp sống và thói quen xấu.
  26. TIẾP CẬN SINH HỌC
  27. Tiếp cận sinh học l Hiểu được sự lệ thuộc vào chất ma túy Khi đã nghiện ma túy luôn có sự lệ thuộc về mặt cơ thể (trạng thái cai) đây là một hiện tượng sinh học phức tạp cần phải được cai nghiện. l Quá trình cai nghiện, phục hồi - Tiến hành việc chữa trị, điều chỉnh và phục hồi - Phục hồi sự rối loạn về sinh lý do tác động của ma túy đối với cơ thể người sử dụng ma túy bằng các biện pháp y tế; - Rèn luyện, phục hồi sức khỏe, có sự hỗ trợ của Bác sĩ
  28. Lưu ý trong tiếp cận sinh học l Người sử dụng ma túy cần được điều trị theo một tiến trình lâu dài. l Tiếp cận người sử dụng ma túy hàng ngày, hàng giờ là phương tiện tăng sự hiểu biết về họ như một người đang cần chữa trị và cần chữa trị những khía cạnh nào.
  29. CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN
  30. Bay tập tình huống Anh B là một người đã học xong chương trình trung cấp kế toán, trong thời gian xin việc làm, anh đã bị bạn bè rủ rê, lôi kéo và mắc vào con đường nghiện hút. Anh luôn có mặc cảm tội lỗi về những điều mình đã làm. Sau đó, anh tự nguyện đi cai nghiện. Khi cai nghiện trở về, do không có việc làm anh cảm thấy bế tắc và muốn sử dụng lại ma túy. Nếu là người thân của anh ấy, Anh(chị) sẽ làm cách nào tác động để anh B từ bỏ suy nghĩ tiêu cực đó?
  31. CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN KHI LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG MA TUÝ l Kỹ năng trò chuyện l Kỹ năng đối đầu. l Kỹ năng thương lượng- từ chối l Kỹ năng đánh giá.
  32. KỸ NĂNG TRÒ CHUYỆN
  33. Kỹ năng trò chuyện (1) l Cần có nội dung phù hợp với đặc điểm bệnh lý, nhân cách và trình độ tiếp thu của người sử dụng ma túy. l Sử dụng kiến thức để phân tích cho người sử dụng ma túy hiểu rõ tác hại của ma túy đối với bản thân, giúp họ nhìn rõ vấn đề nhằm điều chỉnh những nhận thức lệch lạc trong suy nghĩ. l Đánh giá về thái độ tiêu cực của người khác đối với họ, để họ nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau. l Tạo lập được mối liên hệ tình cảm sâu sắc, cảm thông với người sử dụng ma túy, hướng họ tới một giải pháp có hiệu quả.
  34. Kỹ năng trò chuyện (2) l Trò chuyện riêng với từng cá nhân hoặc cả nhóm trong buổi sinh hoạt chung. l Thể hiện được sự đồng cảm và biết lắng nghe. l Lắng nghe toàn bộ vấn đề: những sự kiện, những xúc cảm, nhận thức, niềm tin và quan điểm của họ. l Chuyển đến một thông điệp, cho họ biết rằng Tôi rất lắng nghe bạn! Hãy nói nhiều hơn về câu chuyện của bạn
  35. Kỹ năng trò chuyện (3) l Cần gợi mở vấn đề trong cách đặt câu hỏi l Tránh đặt câu hỏi gây tổn thương khi chưa tạo được mối quan hệ thân thiện l Để người sử dụng ma túy tự suy nghĩ và sắp xếp lại những sự kiện, những vấn đề cần trình bày. l Xem xét và phân tích, lý giải những điều họ chưa sáng tỏ. l Việc khám phá nguyên nhân gì dẫn đến sự mất niềm tin của họ là rất quan trọng.
  36. Khuyến khích khi trò chuyện l Sử dụng những lời nói khích lệ, động viên. l Khuyến khích bằng cách gật đầu, ánh mắt l Khi có sự im lặng, hãy để người sử dụng ma túy nói trước. l Thể hiện sự ủng hộ, lắng nghe khi người sử dụng ma túy đang nói. l Chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong câu nói hoặc cách nói của người sử dụng ma túy. l Không xét đoán, phê phán.
  37. Trò chuyện trong nhóm l Thực hiện thảo luận nhóm -Tập trung vào cách giải quyết những khó khăn có liên quan đến ý muốn từ bỏ, quyết tâm và kiên trì từ bỏ. -Giao bài tập thực hiện các cách lý giải vấn đề và đưa ra các lý do cho những lý giải ấy. VD: Anh chị cho rằng mọi người xa lánh và khinh bỉ khi biết anh (chị) là người sử dụng ma túy? Hãy lý giải vấn đề này với các lý do khác nhau.
  38. KỸ NĂNG ĐỐI ĐẦU
  39. Mục đích của kỹ năng đối đầu l Giúp cho họ xem xét lại những vấn đề còn thiếu thống nhất trong suy nghĩ, thái độ, hành vi và cảm xúc. l Tạo cho mình khả năng ứng phó làm giảm nguy cơ tấn công bạo lực hoặc có sự dụ dỗ lôi kéo của người sử dụng ma túy đối với mình.
  40. Cách thức thực hiện (1) l Quan sát giữa lời nói và cử chỉ phi ngôn ngữ, lời nói và việc làm, giữa nhận thức giá trị và hành vi ứng xử. l Đặt câu đối đầu để người sử dụng ma túy có thể chấp nhận được. VD: Bạn có nói rằng bạn rất muốn từ bỏ ma túy, nhưng bạn gặp khó khăn khi không có ai ở bên cạnh bạn. Dường như bạn đang gặp khó khăn trong mối quan hệ của bạn đối với cha mẹ? l Quan sát sự chấp nhận của người sử dụng ma túy với những câu hỏi đối đầu. l Đo mức độ chấp nhận của người sử dụng ma túy ở các mức: Phủ nhận; Chấp nhận một phần và tìm cách đổ lỗi; Chấp nhận hoàn toàn và có cách thức để thay đổi.
  41. Cách thức thực hiện (2) l Tổ chức sinh hoạt nhóm mang tính chất đối đầu: - Phân tích những tập tính và thái độ sai trái của các thành viên trong cộng đồng. - Đặt ra các hình thức khuyến khích khen thưởng và kỷ luật nhằm kích thích sự khẳng định bản thân.
  42. Lưu ý khi sử dụng kỹ năng đối đầu - Không nhận xét và đánh giá nhân cách của người sử dụng ma túy. - Tập trung phản hồi vào những điểm mạnh của họ, sau đó khéo léo tế nhị đưa phản hồi với những hạn chế, những vấn đề mà họ lảng tránh.
  43. KỸ NĂNG THƯƠNG LƯỢNG - TỪ CHỐI
  44. Vì sao phải thương lượng và từ chối? Người sử dụng ma túy hay có các hành vi kháng cự như: đe dọa, không hợp tác, tự huỷ hoại bản thân, không chấp nhận những gợi ý về sự thay đổi, có ý định sử dụng lại ma tuý, tìm cách tranh thủ tình cảm ở người khác. Do đó, phải lắng nghe tích cực, thiết lập được sự tin tưởng, linh hoạt trong ứng xử thương lượng và từ chối những yêu cầu để người sử dụng ma túy xóa bỏ các thói quen xấu này.
  45. Thương lượng thông qua giáo dục l Dạy cách nói không trong hòan cảnh mình không mong muốn. l Giúp họ học cách chối từ các lời dụ dỗ lôi kéo của bạn nghiện. l Tập các hành vi ứng phó với cơn thèm thuốc l Giáo dục để hạn chế và xóa bỏ ở họ những lời nói tự phê phán và đánh giá thấp bản thân
  46. Thương lượng qua xác lập mục tiêu - kế hoạch cai nghiện l Giúp họ xác định được phương hướng tư tưởng tinh thần của bản thân đối với quyết tâm cai nghiện từ bỏ ma túy. l Chỉ ra những nguyên nhân thất bại trong quá khứ và xác lập các khả năng thành công trong cuộc sống. l Yêu cầu quy kết trách nhiệm của bản thân với các hành động của họ. l Xác lập hành vi tự kiểm soát và giám sát bản thân. l Thiết lập được cho họ lối sống tích cực và suy nghĩ đúng đắn. l Tăng khả năng ý chí quyết tâm từ bỏ ma túy.
  47. Thương lượng bằng động viên và khen ngợi l Động viên củng cố cái tôi và sự tự tin cho người sử dụng ma túy. l Giúp họ nhận ra những thành công, những điểm mạnh của bản thân có. l Chỉ rõ niềm tin và động viên sự nố lực phấn đấu để có thể đạt tới những thành công l Khuyến khích nhưng vẫn cho họ thấy được những khó khăn hiện tại để có một cách nhìn tích cực, toàn diện hơn. l Có thể sử dụng cách thức làm việc cùng với nhóm hỗ trợ để khuyến khích
  48. Thương lượng qua tìm kiếm sự giúp đỡ l Liệt kê những hỗ trợ từ phía gia đình: Sự ủng hộ về tinh thần và sự quan tâm về vật chất sẽ giúp cho người sử dụng ma túy thêm sự tự tin, dũng cảm đương đầu với quá trình cai nghiện hết sức khó khăn. l Sử dụng nguồn hỗ trợ tại cộng đồng, từ bạn bè và các tổ chức xã hội để giúp người sử dụng ma túy có việc làm tạo cho họ sự an tâm cai nghiện và có một tâm thế hứng khởi với lao động chính đáng để ổn định cuộc sống.
  49. Những lưu ý trong thương lượng và từ chối l Luôn đoán trước về sự kháng cự và chuẩn bị đối phó. l Chấp nhận và thông cảm với sự kháng cự của người sử dụng ma túy. l Kiên quyết đối với những yêu cầu được sử dụng thuốc của họ.
  50. KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ
  51. Kỹ năng đánh giá là gì? Đánh giá được những điểm mạnh, yếu và thiếu sót của toàn bộ quá trình làm việc với người sử dụng ma túy trong đó có sự đánh giá tiến trình làm việc cả hai phía để từ đó đưa ra được các các cách thức làm việc có hiệu quả hơn. Lưu ý: Cần phải đặt ra kế hoạch đánh giá mục tiêu theo từng thời điểm, từng giai đoạn.
  52. Đánh giá kết quả l Đánh giá được mục tiêu đã đạt được và chưa đạt được. l Thời gian thực hiện các mục tiêu. l Mục tiêu đặt ra có phù hợp không? l Khả năng họ có thể giải quyết vấn đề của mình một cách độc lập. l Sự tiến bộ trong nhận thức và hành vi khi cai nghiện. l Sự nỗ lực cố gắng của bản thân người sử dụng ma túy
  53. Đánh giá sự hỗ trợ l Sự gần gũi, quan tâm động viên kịp thời đến người sử dụng ma túy ít hay quá nhiều l Sự tương hợp về tình cảm với người sử dụng ma túy l Mức độ tham gia hỗ trợ của gia đình, người thân, bạn bè và các tổ chức xã hội đối với người sử dụng ma túy. l Thái độ tích cực (tiêu cực) của người thân làm cho người sử dụng ma túy có những phản ứng như thế nào? l Sự nghiêm khắc hoặc lơi lỏng quá khi yêu cầu người sử dụng ma túy thực hiện các yêu cầu điều trị.
  54. Chia sẻ kinh nghiệm l Học viên nêu câu hỏi hoặc đưa ra các tình huống gặp phải trong cuộc sống