Bài giảng Ngành kỹ thuật phần mềm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngành kỹ thuật phần mềm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_nganh_ky_thuat_phan_mem.pdf
Nội dung text: Bài giảng Ngành kỹ thuật phần mềm
- NGÀNH KỸ THUẬT PHẦN MỀM Khoa Công nghệ phần mềm Website: 1
- Nội dung 1 Giới thiệu về Kỹ thuật phần mềm 2 Chương trình đào tạo 3 Cơ hội nghề nghiệp 4 Chương trình Chất lượng cao 5 Tóm tắt nội dung một số môn học 2 2
- Kỹ thuật phần mềm Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering) là sự áp dụng một cách tiếp cận có hệ thống, có kỷ luật, và định lượng được cho việc phát triển, sử dụng và bảo trì phần mềm. Ngành học kỹ thuật phần mềm bao trùm kiến thức, các công cụ, và các phương pháp cho việc định nghĩa yêu cầu phần mềm, và thực hiện các tác vụ thiết kế, xây dựng, kiểm thử (software testing), và bảo trì phần mềm. Kỹ thuật phần mềm còn sử dụng kiến thức của các lĩnh vực như kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, quản lý, toán học, quản lý dự án, quản lý chất lượng, 3 3
- Kỹ thuật phần mềm Kĩ thuật phần mềm bao gồm: . Yêu cầu phần mềm . Thiết kế phần mềm . Phát triển phần mềm . Kiểm thử phần mềm . Bảo trì phần mềm . Quản lí cấu hình phần mềm . Quản lí kĩ thuật phần mềm . Quy trình phát triển phần mềm . Các công cụ kĩ thuật phần mềm . Chất lượng phần mềm 4 4
- Kỹ thuật phần mềm Đối tượng chính của kỹ thuật phần mềm là sản xuất ra các sản phẩm phần mềm. Sản phẩm phần mềm là các phần mềm được phân phối cho khách hàng cùng với các tài liệu mô tả phương thức cài đặt và cách thức sử dụng chúng. Mục đích của kỹ thuật phần mềm là để cung cấp nền tảng xây dựng phần mềm chất lượng cao 5 5
- Nội dung 1 Giới thiệu về Kỹ thuật phần mềm 2 Chương trình đào tạo 3 Cơ hội nghề nghiệp 4 Chương trình Chất lượng cao 5 Tóm tắt nội dung một số môn học 6 6
- Chương trình đào tạo Trang bị cho sinh viên kiến thức tổng quát về quy trình xây dựng, quản lý và bảo trì hệ thống phần mềm; có khả năng phân tích, thiết kế và quản lý các dự án phần mềm; cung cấp phương pháp luận và công nghệ mới để sinh viên có thể nắm bắt và làm chủ các tiến bộ khoa học. Sinh viên được cung cấp kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý công nghệ phần mềm để có khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào thực tế. 7 7
- Mục tiêu đào tạo Chương trình đào tạo hướng đến đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao đạt trình độ khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghiệp công nghệ thông tin trong cả nước. Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm có thể làm việc ở các phạm vi và nhiều lĩnh vực khác nhau. 8 8
- Mục tiêu đào tạo Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính đáp ứng các ứng dụng khác nhau Học tiếp các bậc học cao hơn Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về công nghệ phần mềm, công nghệ mạng và các hệ thống nhúng 9 9
- Mục tiêu đào tạo Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc cần ứng dụng công nghệ thông tin của tất cả các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng ). Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì 10 10
- Sơ đồ thứ tự môn học 11 11
- Các môn học cơ sở ngành KTPM Bắt buộc đối với sinh viên ngành Mã STT môn Tên môn học TC LT TH học 1 SE100 Phương pháp Phát triển phần mềm hướng 4 3 1 đối tượng 2 SE101 Phương pháp mô hình hóa 3 3 3 SE102 Nhập môn phát triển game 3 2 1 4 SE104 Nhập môn Công nghệ phần mềm 4 3 1 5 SE114 Nhập môn phần mềm và hệ thống nhúng 3 2 1 6 SE106 Đặc tả hình thức 4 4 7 SE107 Phân tích thiết kế hệ thống 4 3 1 8 SE108 Kiểm chứng phần mềm 3 2 1 9 SE109 Phát triển, vận hành, bảo trì phần mềm 3 3 10 SE111 Đồ án môn học Mã nguồn mở 2 2 11 SE11212 Đồ án môn học chuyên ngành 3 3 12
- Chuyên ngành hẹp Kỹ thuật phần mềm Môi trường ảo và phát triển Game 13 13
- Môn học chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm Tự chọn hẹp đối với sinh viên ngành Mã môn STT Tên môn học TC LT TH học Các môn bắt buộc 1 SE214 Công nghệ phần mềm chuyên 4 3 1 sâu 2 SE215 Giao tiếp người máy 4 3 1 Các môn tự chọn chuyên ngành 1 SE310 Công nghệ .NET 4 3 1 2 SE325 Chuyên đề J2EE 4 3 1 3 SE331 Chuyên đề E-Commerce 2 2 4 SE313 Một số thuật toán thông minh 2 2 14 14
- Môn học chuyên ngành Môi trường ảo và Phát triển Game Tự chọn hẹp đối với sinh viên ngành Mã môn STT Tên môn học TC LT TH học Các môn bắt buộc 1 SE220 Thiết kế Game 4 3 1 2 SE221 Lập trình game nâng cao 4 3 1 Các môn tự chọn chuyên ngành Lập trình đồ họa 3 chiều với 1 SE320 4 3 1 Direct3D 2 SE327 Phát triển và vận hành game 4 3 1 3 SE328 Lập trình TTNT trong Game 4 3 1 Lập trình Game trong các 4 SE344 4 3 1 thiết bị di động 5 SE329 Thiết kế 3D Game Engine 4 3 1 15 15
- Môn học tự chọn tự do Mã môn STT Tên môn học TC LT TH học Các môn tự chọn chung 1 1 SE330 Ngôn ngữ lập trình Java 4 3 1 Phát triển phần mềm mã nguồn 2 SE336 3 3 mở 3 SE332 Chuyên đề CSDL nâng cao 2 2 4 SE338 Logic mờ 2 2 5 SE334 Các phương pháp lập trình 3 2 1 6 SE339 Xử lý phân bố 3 2 1 7 SE336 Phương pháp luận sáng tạo KH- 2 2 CN 16 16
- Môn học tự chọn tự do Mã môn STT Tên môn học TC LT TH học Các môn tự chọn chung 2 Quản lý dự án công nghệ thông 1 SE340 4 3 1 tin 2 SE341 Công nghệ Web và ứng dụng 2 2 3 SE350 Chuyên đề E-learning 2 2 4 SE351 Xử lý song song 4 3 1 5 SE343 Công nghệ Portal 3 3 6 SE345 Kỹ thuật lập trình nhúng 4 3 1 7 SE346 Lập trình trên thiết bị di động 4 3 1 8 SE348 Chuyên đề M-commerce 2 2 Nhập môn Quản trị doanh 9 SE349 2 2 nghiệp 17 17
- Thực tập – Khóa luận – Chuyên đề tốt nghiệp Thực tập doanh nghiệp: . Bắt buộc đối với sinh viên ngành . Các sinh viên thực tập trong các doanh nghiệp được khoa giới thiệu trong khoảng 10 tuần và nộp lại báo cáo sau khi đã hoàn thành quá trình thực tập. Khóa luận tốt nghiệp: . Dành cho các sinh viên thỏa điều kiện theo quy chế đào tạo. . Sinh viên không đủ điều kiện làm khóa luận sẽ học các môn chuyên đề tốt nghiệp (tổng số tín chỉ là 10). 18 18
- Các môn chuyên đề tốt nghiệp Tự chọn đối với sinh viên làm chuyên đề tốt nghiệp Mã môn T STT Tên môn học TC LT học H Serminar các vấn đề hiện đại của 1 SE400 4 4 CNPM 2 SE401 Mẫu thiết kế 3 3 3 SE402 Điện toán đám mây 2 2 4 SE403 Nguyên lý thiết kế thế giới ảo 4 4 5 SE404 Chuyên đề E-Government 2 2 Chuyên đề Mobile Pervasive 6 SE405 3 3 Computing 19 19
- Kế hoạch giảng dạy mẫu GIAI ĐOAN II: 94TC - Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác SS001 5 5 0 Lênin Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt SS002 3 3 Học kỳ Nam 4 IT007 Hệ điều hành 4 3 1 IT008 Lập trình trực quan 4 3 1 SE104 Nhập môn Công nghệ Phần mềm 4 3 1 Tổng số tín chỉ HK4 20 SS003 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 SE101 Phương pháp mô hình hóa 3 3 Học kỳ SE102 Nhập môn phát triển Game 3 2 1 5 SE114 Nhập môn phần mềm và hệ thống nhúng 3 2 1 MA005 Xác suất thống kê 3 3 Tổng số tín chỉ HK5 14 20 20
- Kế hoạch giảng dạy mẫu SE214 Công nghệ phần mềm chuyên sâu 4 3 1 SE106 Đặc tả hình thức 4 4 SE107 Phân tích thiết kế hệ thống 4 3 1 Học kỳ Phát triển, vận hành, bảo trì phần 6 SE109 3 3 mềm SE33* Các môn học tự chọn chung 1 4 3 1 Tổng số tín chỉ HK6 19 SE108 Kiểm chứng phần mềm 3 2 1 SE215 Giao tiếp người máy 4 3 1 Phương pháp Phát triển phần mềm SE110 4 3 1 Học kỳ hướng đối tượng 7 SE111 Đồ án môn học mã nguồn mở 2 2 SE34* Các môn học tự chọn chung 2 4 3 1 Tổng số tín chỉ HK7 17 21 21
- Kế hoạch giảng dạy mẫu SE501 Thực tập tốt nghiệp 3 3 Học kỳ SE31* Các học phần tự chọn chuyên ngành 8 6 2 8 SE112 Đồ án môn học chuyên ngành 3 3 Tổng số tín chỉ HK8 14 Sinh viên chọn một trong hai hình thức Học kỳ Chuyên đề tốt nghiệp 10 9 Khóa luận tốt nghiệp 10 Tổng số tín chỉ HK9 10 10 0 22 22
- Kế hoạch giảng dạy mẫu GIAI ĐOẠN II: 94 TC - Chuyên ngành Môi trường ảo và Phát triển Game Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác SS001 5 5 0 Lênin Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản SS002 3 3 Học kỳ Việt Nam 4 SE104 Nhập môn Công nghệ Phần mềm 4 3 IT007 Hệ điều hành 4 3 1 IT008 Lập trình trực quan 4 3 1 Tổng số tín chỉ HK4 20 SS003 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 SE101 Phương pháp mô hình hóa 3 3 Học kỳ SE102 Nhập môn phát triển Game 3 2 1 5 MA005 Xác suất thống kê 3 3 SE114 Nhập môn phần mềm và hệ thống nhúng 3 2 1 Tổng số tín chỉ HK5 14 23 23
- Kế hoạch giảng dạy mẫu SE220 Thiết kế Game 4 3 1 SE106 Đặc tả hình thức 4 4 SE107 Phân tích thiết kế hệ thống 4 3 1 Học kỳ Phát triển, vận hành, bảo trì phần 6 SE109 3 3 mềm SE33* Các môn học tự chọn chung 1 4 3 1 Tổng số tín chỉ HK6 19 SE108 Kiểm chứng phần mềm 3 2 1 SE221 Lập trình game nâng cao 4 3 1 Phương pháp Phát triển phần mềm Học kỳ SE100 4 3 1 hướng đối tượng 7 SE111 Đồ án môn học mã nguồn mở 2 2 SE34* Các môn học tự chọn chung 2 4 3 1 Tổng số tín chỉ HK7 17 24 24
- Kế hoạch giảng dạy mẫu SE501 Thực tập tốt nghiệp 3 3 SE32* Các học phần tự chọn chuyên ngành 8 6 2 Học kỳ 8 SE112 Đồ án môn học chuyên ngành 3 3 Tổng số tín chỉ HK8 14 Sinh viên chọn một trong hai hình thức Chuyên đề tốt nghiệp 10 Học kỳ 9 Khóa luận tốt nghiệp 10 Tổng số tín chỉ HK9 10 10 0 25 25
- Nội dung 1 Giới thiệu về Kỹ thuật phần mềm 2 Chương trình đào tạo 3 Cơ hội nghề nghiệp 4 Chương trình Chất lượng cao 5 Tóm tắt nội dung một số môn học 26 26
- Cơ hội nghề nghiệp TP hiện có khoảng 1.930 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Khoảng 34.000 lao động trong lĩnh vực CNTT Dự kiến 2015, nhu cầu nhân lực CNTT lên đến 56.518 người, đến năm 2020 là 67.324 người. Và cả nước vào năm 2020 sẽ cần đến gần 530 nghìn người cho các ngành phần cứng, phần mềm và nội dung số. Trong đó, nhân lực phần mềm chiếm số lượng khá lớn. 27 27
- Cơ hội nghề nghiệp Cơ hội thực tập được trả lương và học hỏi công nghệ mới tại các doanh nghiệp liên kết. (100 – 350USD trong thời gian thử việc/ thực tập). Tính đến 10/2013, đã có 191 sinh viên được đào tạo và tốt nghiệp theo chương trình đại học chính qui Kỹ sư KTPM với tỷ lệ 0.5% xuất sắc, 7,8% giỏi, 80% khá. Gần 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm ổn định đúng ngành nghề. Kỹ sư ngành Kỹ thuật phần mềm có thể tiếp tục học sau đại học (bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ). 28 28
- Nội dung 1 Giới thiệu về Kỹ thuật phần mềm 2 Chương trình đào tạo 3 Cơ hội nghề nghiệp 4 Chương trình Chất lượng cao 5 Tóm tắt nội dung một số môn học 29 29
- Chương trình chất lượng cao Được xây dựng theo hướng tiếp cận với trình độ của các trường đại học tiên tiến trên thế giới. Cơ sở vật chất hiện đại. Đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, thạc sỹ nhiều kinh nghiệm, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giúp sinh viên tiếp xúc công nghệ mới, nâng cao kỹ năng mềm, khả năng chuyên môn và tự tin tạo ra sự thành công khởi đầu khi rời ghế nhà trường. 30 30
- Đặc thù chương trình Chuẩn đầu ra: . Vững kiến thức nền tảng và chuyên môn cao. . Kỹ năng làm việc nhóm tốt, tự phát triển bản thân và tư duy, phản biện. . Kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, giải quyết vấn đề và thành thạo Anh ngữ Phòng học và Labs: . Được trang bị các phương tiện giảng dạy hiện đại, quy mô lớp học thiết kế phòng học theo tiêu chuẩn quốc tế (30-40 sv) Đội ngũ giảng viên: . ¾ giảng viên có trình độ tiến sỹ trở lên . Các chuyên gia hàng đầu từ các doanh nghiệp 31 31
- Đặc thù chương trình Chính sách hỗ trợ: . Nghiên cứu khoa học với mức kinh phí cho khởi nghiệp nghiên cứu, triển khai các ứng dụng hàng năm cho các sinh viên xuất sắc với mỗi đề tài từ 5 đến 15 triệu đồng. . Đào tạo: cung cấp giáo trình, tài liệu học tập miễn phí, mỗi khóa có 2 cố vấn hỗ trợ học tập và sinh hoạt. Các doanh nghiệp liên kết: . VNG, Fsoft, CSC, TMA, Larion, HPT, Lạc Việt, Gsoft, FIS, Nokia, Gameloft, Mobile Entertainment, Microsoft, Vietbando, Nhật Tâm, Pacific, Đông Thi, Outsource IT, Speed, TNH, 32 32
- Nội dung 1 Giới thiệu về Kỹ thuật phần mềm 2 Chương trình đào tạo 3 Cơ hội nghề nghiệp 4 Chương trình Chất lượng cao 5 Tóm tắt nội dung một số môn học 33 33
- Tóm tắt nội dung một số môn học Lập trình trực quan (Visual Programming – 4TC) . Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp lập trình trên môi trường Windows: cơ chế quản lý chương trình, lập trình giao diện đồ họa (GUI), lập trình WPF, GDI+, quản lí tiến trình, đồng bộ hóa , từ đó sinh viên có khả năng tự xây dựng một ứng dụng hoàn chỉnh ở mức độ vừa phải bằng ngôn ngữ C#. . Môn học cũng cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản để có thể tự nghiên cứu các kỹ thuật lập trình sâu hơn trên môi trường Windows. 34 34
- Tóm tắt nội dung một số môn học Phát triển phần mềm hướng đối tượng (Object-oriented Software development methodology) . Môn học trình bày về phân tích và thiết kế hệ thống phần mềm theo hướng đối tượng. . Nội dung môn học trình từ cơ bản tới chuyên sâu các thao tác trong quá trình phát triển phần mềm: quy trình phát triển phần mềm, các khái niệm cơ bản về hướng đối tượng, mô hình hóa các yêu cầu, phân tích phần mềm hướng đối tượng, thiết kế phần mềm hướng đối tượng và thảo luận một số vấn đề khác trong phát triển phần mềm hướng đối tượng. 35 35
- Tóm tắt nội dung một số môn học Nhập môn phát triển Game (Introduction to Game development – 3TC) . Giới thiệu những khái niệm, thông tin cơ bản trong ngành game và đi sâu vào kỹ thuật lập trình DirectX để xây dựng các game 2D đơn giản như Tetris, Mario, . Giới thiệu tổng quan về ngành game, KTLT Windows dùng C++ và Windows SDK, kỹ thuật làm chuyển động và kỹ thuật lập trình DirectX cơ bản, cung cấp kỹ thuật làm việc với Sprite và xử lý thiết bị nhập, thảo luận về các kỹ thuật hỗ trợ khác như phép biến đổi, lập trình DirectSound, , và bàn luận về Game Engine và cách xây dựng một game engine đơn giản. 36 36
- Tóm tắt nội dung một số môn học Phương pháp mô hình hóa (Modeling Method – 3TC) . Trình bày các kiến trúc, nền tảng về các phương pháp mô hình hóa thông tin, tri thức, biểu diễn vấn đề và lời giải, mô hình hóa hệ thống. . SV tiếp cận với các các phương pháp mô hình hóa và biểu diễn vấn đề như mô hình hóa và biểu diễn dữ liệu, mô hình hóa và biểu diễn quan hệ, mô hình hóa và biểu diễn tiến trình, mô hình hóa và biểu diễn tri thức như phương pháp SDLC, JSD, SSM, OOA . SV làm quen với các công cụ dung biểu diễn mô hình như công cụ CASE (upper và lower), các ngôn ngữ mô phỏng mô hình hóa như ngôn ngữ UML, VRML, 37 37
- Tóm tắt nội dung một số môn học Phương pháp mô hình hóa (Modeling Method – 3TC) . Học phần là sự kết hợp giữa các bài giảng, thuyết trình, bài tập nhỏ, tự nghiên cứu tài liệu và báo cáo đồ án kết thúc môn học. . Học phần được chia làm 3 phần: • Phần 1 dẫn nhập và giới thiệu những khái niệm về các mô hình đặc trung hiện nay. • Phần 2 là giới thiệu về phương pháp luận dùng cho mô hình hóa. • Phần 3 giới thiệu cụ thể về các mô hình biểu diễn thông tin, dữ liệu, thời gian thực. 38 38
- Tóm tắt nội dung một số môn học Nhập môn công nghệ phần mềm (Introduction to Software Engineering – 4TC) . Cung cấp cho SV các kiến thức cơ sở liên quan đến các đối tượng chính yếu trong lĩnh vực công nghệ phần mềm (qui trình công nghệ, phương pháp kỹ thuật thực hiện, phương pháp tổ chức quản lý, công cụ và môi trường triển khai phần mềm, ). . Giúp sinh viên hiểu và biết tiến hành xây dựng phần mềm một cách có hệ thống, có phương pháp. . Trong quá trình học, SV sẽ được giới thiệu nhiều phương pháp khác nhau để có được góc nhìn tổng quan về các phương pháp. Và để minh họa cụ thể hơn, phương pháp OMT (Object Modeling Technique) được chọn để trình bày (với một sự lược giản để thích hợp với tính chất nhập môn của môn học). 39 39
- Tóm tắt nội dung một số môn học Nhập môn phần mềm và hệ thống nhúng (Introduction to software and embedded system – 3TC) . Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hệ thống nhúng, phần mềm nhúng, công cụ và môi trường phát triển ứng dụng trên các hệ thống nhúng, mạch số. . Mục tiêu của môn học là giúp sinh viên tiếp cận việc thiết kế phần mềm cho các ứng dụng nhúng với một bộ vi xử lý đơn lẻ dựa trên các bộ vi điều khiển chuẩn, nhỏ. Nâng cao kỹ năng thực thi các thiết kế ứng dụng nhúng sử dụng ngôn ngữ lập trình cấp cao. 40 40
- Tóm tắt nội dung một số môn học Đặc tả hình thức (Formal Specification – 4TC) . Trình bày các kiến trúc, nền tảng về đặc tả hình thức, là một trong các cách tiếp cận xây dựng môn học. Thông qua các ngôn ngữ đặc tả hình thức là ngôn ngữ VDM và ngôn ngữ Z, SV có thể dễ dàng nắm bắt được quy trình và các phương pháp hệ thống riêng biệt từ đặc tả, thiết kế đến thực hiện chương trình. . Học phần là sự kết hợp giữa các bài giảng, thuyết trình, bài tập nhỏ, tự nghiên cứu tài liệu và kiểm tra cuối kỳ. Học phần được chia làm 2 phần: phần 1 dẫn nhập và giới thiệu những khái niệm cơ sở của đặc tả hình thức được minh họa bằng ngôn ngữ VDM, phần 2 là giới thiệu về ngôn ngữ đặc tả Z. 41 41
- Tóm tắt nội dung một số môn học Phân tích thiết kế hệ thống (Systems Analysis and Design – 4TC) . Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản, nền tảng tổng quan về các phương pháp tiếp cận phân tích và thiết kế một hệ thống thông tin: phân tích yêu cầu, phân tích thành phần dữ liệu và xử lý, thiết kế thành phần dữ liệu, thiết kế giao diện hệ thống thông tin. 42 42
- Tóm tắt nội dung một số môn học Kiểm chứng phần mềm (Software Testing – 4TC) . Môn học này trình bày về các kiến thức cơ bản về kiểm chức phần mềm và các kỹ thuật liên quan; và là học phần bắt buộc cho sinh viên công nghệ thông tin trong một học kỳ. . Học phần được phân làm 4 phần: phần 1 là các khái niệm liên quan tới kiểm chứng phần mềm; phần 2 là các kĩ thuật kiểm chứng phần mềm; phần 3 là các chiến lược kiểm chứng phần mềm; phần 4 là các vấn đề nâng cao. 43 43
- Tóm tắt nội dung một số môn học Phát triển, vận hành, bảo trì phần mềm (Software Development, Deployment, Maintenance – 3TC) . Môn học cung cấp những kiến thức để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình bảo trì, thay đổi phần mềm đặc biệt là các dự án lớn, sao cho việc quản lý, thực thi quá trình bảo trì nâng cấp phần mềm được hiệu quả. . Môn học cung cấp các khái niệm cơ bản về bảo trì, nâng cấp phần mềm. Các lý thuyết cơ bản cho các kỹ năng cần thiết để quản lý hiệu quả những thay đổi nhằm mục đích nâng cấp phần mềm theo những thay đổi của yêu cầu thực tế. 44 44
- Tóm tắt nội dung một số môn học Đồ án môn học chuyên ngành (Specialized Project – 3TC) . Giúp SV vận dụng lại các kiến thức đã được học trong trường và tìm hiểu qua các tài liệu báo chí, sách, đài, tivi, như kiến thức về nhập môn công nghệ phần mềm, kiến thức về lập trình, kiến thức về tổ chức dữ liệu, kiến thức về ngôn ngữ và các phương pháp lập trình nhằm ứng dụng cụ thể vào đồ án môn học chuyên ngành. . Nghiên cứu các thuật toán, các công nghệ và ngôn ngữ lập trình mới (nếu cần thiết) phục vụ cho đồ án môn học chuyên ngành. . Ứng dụng quy trình và các phương pháp luận xây dựng và triển khai PM ứng dụng thực tế cho đồ án môn học chuyên ngành. 45 45
- Tóm tắt nội dung một số môn học Đồ án môn học mã nguồn mở (The Open Source Project – 2TC) . Giúp SV Vận dụng lại các kiến thức đã được học trong trường và tìm hiểu qua các tài liệu báo chí, sách, đài, tivi nhằm ứng dụng cụ thể vào đồ án môn học mã nguồn mở. . Nghiên cứu các thuật toán/các công nghệ/ngôn ngữ lập trình/các ứng dụng được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng mã nguồn mở phục vụ cho đồ án môn học mã nguồn mở. . Nghiên cứu các quy định, luật chơi được sử dụng khi xây dựng PM mã nguồn mở và tham gia vào cộng đồng mã nguồn mở. . Nghiên cứu, tìm hiểu, xây dựng và triển khai PM mã nguồn mở được ứng dụng thực tế cho đồ án môn học mã nguồn mở. 46 46
- Tóm tắt nội dung một số môn học Công nghệ phần mềm chuyên sâu (Advanced Software Engineering – 4TC) . Học phần này trình bày các kiến thức chuyên sâu về các phương pháp, qui trình phát triển phần mềm mới, tiên tiến như RUP, Agile, XP, Scrum. . Trang bị các kiến thức chuyên sâu về đặc tả và công nghệ yêu cầu, cũng như các kiến thức liên quan đến quản lý và triển khai dự án phần mềm. . Môn học giúp sinh viên nắm vững và có khả năng áp dụng các qui trình tiên tiến trong công nghệ phần mềm, có khả năng thiết lập. quản lý, triển khai một dự án phần mềm một cách chuyên nghiệp. 47 47
- Tóm tắt nội dung một số môn học Giao tiếp người máy (Human Computer Interaction – 4TC) . Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức, nguyên lý thiết kế tương tác, các phương pháp làm nguyên mẫu, đánh giá chất lượng giao diện, các nguyên tắc thiết kế nhận thức: giới thiệu các kiến thức tổng quan, phân tích vai trò, cách thức tương tác, giới thiệu một số quy trình, cách thiết kế tập trung vào vai trò người dùng và các mẫu thiết kế. 48 48
- Tóm tắt nội dung một số môn học Phát triển và vận hành Game (Online Game development and operation – 4TC) . Cung cấp cho SV những kiến thức thực tế về quy trình phát triển và vận hành một game online. . Giới thiệu tổng quan về tình hình ngành công nghiệp game online, lịch sử hình thành, phát triển, các đặc trưng, những bài học lịch sử quan trọng, và những chi tiết về quy trình phát triển và vận hành game online, so sánh giữa mô hình phát triển phần mềm truyền thống và các điều chỉnh phù hợp cho mô hình phát triển game online. 49 49
- Tóm tắt nội dung một số môn học Lập trình Game nâng cao (Advanced Game Programming – 4TC) . Giới thiệu cho SV những kỹ thuật cần thiết để xây dựng được các dạng game 3D và game chơi mạng • Cung cấp lý thuyết nền tảng về đồ họa 3 chiều như hệ tọa độ, phép biến đổi, các phép toán vector cơ bản. • Cung cấp các kỹ thuật lập trình Direct3D cơ bản như khởi động Direct3D, thiết lập dây chuyền dựng hình, thể hiện đa giác, thể hiện bề mặt • Giới thiệu các kỹ thuật nâng cao như phân hoạch không gian, khử mặt khuất, giả lập ánh sáng, giả lập bóng, thể hiện địa hình. • Giới thiệu đại cương về lập trình socket. 50 50
- Tóm tắt nội dung một số môn học Ngôn ngữ lập trình Java (Java Programming Language – 4TC) . Môn học cung cấp các kiến thức cơ bản ngôn ngữ Java, lập trình giao diện với AWT - Abstract Window Toolkit, lập trình đa luồng - Multithreading, lập trình cở sở dữ liệu. . Môn học cũng cấp các kiến thức giúp sinh viên làm quen với các công cụ sử dụng trong ngôn ngữ lập trình Java. 51 51
- Tóm tắt nội dung một số môn học Logic mờ (Fuzzy Logic – 2TC) . Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niệm về tập mờ, logic mờ, đạo hàm và phương trình vi phân mờ. . Bài toán tối ưu hóa mờ. . Hệ chuyên gia mờ và hệ trợ giúp quyết định mờ, phương pháp điều khiển mờ. 52 52
- Tóm tắt nội dung một số môn học Phát triển phần mềm mã nguồn mở (Open Source Development – 3TC) . Môn học giới thiệu tổng quan về sự phát triển của phần mềm mã nguồn mở, các khái niệm liên quan về bản quyền trong các phần mềm mã nguồn mở. . Môn học cũng giới thiệu các phương pháp xây dựng phần mềm mã nguồn mở, ứng dụng SVN để xây dựng phần mềm mã nguồn mở. 53 53
- Tóm tắt nội dung một số môn học Chuyên đề CSDL nâng cao (Advanced Database – 2TC) . Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức bổ sung về cơ sở dữ liệu bao gồm quy trình xây dựng một cơ sở dữ liệu thực tiễn, việc lưu giữ cơ sở dữ liệu trên bộ nhớ ngoài, việc thực hiện và tối ưu các truy vấn, kiểm tra cạnh tranh 54 54
- Tóm tắt nội dung một số môn học Các phương pháp lập trình (Programming Paradigms – 3TC) . Cung cấp kiến trúc, nền tảng về các phương pháp, kỹ thuật lập trình thường dùng khi thiết kế và xây dựng một chương trình máy tính. . Sinh viên được tiếp cận với các các phương pháp, kỹ thuật lập trình như: KTLT đệ qui, kỹ thuật tối ưu mã chương trình, phương pháp LT cấu trúc, LT HĐT, LT đa nhiệm, song song. . SV được làm quen với các ngôn ngữ lập trình trong các ví dụ minh họa như: ngôn ngữ C++, Java, các thư viện hỗ trợ trong lập trình song song. Học phần là sự kết hợp giữa các bài giảng, thuyết trình, tự nghiên cứu tài liệu và báo cáo đồ án kết thúc môn học. 55 55
- Tóm tắt nội dung một số môn học Xử lý phân bố (Distributed Computing – 3TC) . Môn học này trình bày về mô hình và các kỹ thuật xử lý phân bố. . Các khái niệm, mô hình triển khai hệ thống xử lý phân bố. . Giới thiệu kỹ thuật cài đặt hệ thống xử lý phân bố thuần JAVA sử dụng RMI. . Kỹ thuật cài đặt hệ thống xử lý phân bố kết hợp giữa C++ và Java trên nền tảng CORBA. . Giới thiệu công nghệ EJB của Java để cài đặt các ứng dụng phân tán quy mô lớn. 56 56
- Tóm tắt nội dung một số môn học Quản lý dự án công nghệ thông tin (Information Technology Project Management – 4TC) . Trình bày kiến trúc về quản lý dự án nói chung và dự án công nghệ thông tin nói riêng giúp sinh viên trang bị kỹ năng triển khai hoạch định và tổ chức công việc của người quản trị dự án so với yêu cầu quản trị kỹ thuật. 57 57
- Tóm tắt nội dung một số môn học Công nghệ Web và ứng dụng (Web Development and Application – 4TC) . Trang bị cho SV các kiến thức cơ bản về phát triển ứng dụng web và các kỹ thuật liên quan. . Học phần được chia làm 5 phần: phần 1 là các khái niệm liên quan; phần 2 là ngôn ngữ thiết kế web; phần 3 là công nghệ xử lý trên hệ khách; phần 4 là công nghệ xử lý trên hệ phục vụ; phần 5 là các vấn đề nâng cao . Từ đó sinh viên có thể xây dựng các ứng dụng web chuyên nghiệp. 58 58
- Tóm tắt nội dung một số môn học Chuyên đề E-learning (E-learning – 2TC) . Môn học giới thiệu chung về E-Learning, mô hình và công cụ cho E-Learning. . Từ đó, hướng dẫn cho sinh viên cách xây dựng và triển khai hệ thống E-Learning. . Bên cạnh đó, nội dung liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ cũng được đề cập. 59 59
- Tóm tắt nội dung một số môn học Xử lý song song (Parallel Processing – 4TC) . Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức để thiết kế các thuật toán song song hiệu quả như: • Thiết kế các thuật toán song song • Phân tích hiệu năng của chương trình song song • Lập trình đa tuyến với POSIX. • Lập trình với OpenMP và ứng dựng các kỹ thuật lập trình song song để giải quyết các bài toán khoa học. 60 60
- Tóm tắt nội dung một số môn học Công nghệ .NET (.NET Technology – 4TC) . Học phần này trình bày các kiến trúc, nền tảng về công nghệ .Net, các kỹ năng và phương pháp lập trình hướng đối tượng trong .Net. . Ứng dụng tích hợp việc sử dụng công nghệ (C#) và hệ quản trị CSDL trong việc xây dựng một hệ thống quản lý. . Ngoài ra học phần còn cung cấp cho sinh viên các hướng tiếp cận chuyên sâu trong xây dựng các ứng dụng bằng công nghệ .Net 61 61
- Tóm tắt nội dung một số môn học Kỹ thuật lập trình nhúng (Embedded Programming Techniques – 4TC) . Môn học này trình bày các khái niệm cơ bản về vi điều khiển trên các hệ thống nhúng, quy trình thiết kế, phát triển và thực hiện. . Giới thiệu các loại hệ thống nhúng, kiến trúc vi điều khiển, lập trình, I/O interfacing, lập kế hoạch công việc, quản lý ngắt và các chủ đề liên quan. 62 62
- Tóm tắt nội dung một số môn học Công nghệ Portal (Portal Technology – 3TC) . Môn học trình bày về công nghệ Portal, tìm hiểu và phát triển một hệ thống Portal mã nguồn mở (GateIn); và là học phần tự chọn cho sinh viên công nghệ thông tin trong một học kỳ, thích hợp cho sinh viên có hướng phát triển về xây dựng ứng dụng Web. . Học phần được phân làm 2 phần chính: phần 1 là các khái niệm liên quan tới Portal, so sánh các hệ thống Portal hiện có trên thế giới; phần 2 tập trung tìm hiểu sâu về hệ thống GateIn và xây dựng ứng dụng trên hệ thống này. 63 63
- Tóm tắt nội dung một số môn học Nhập môn Quản trị doanh nghiệp (Initiation to Business Administration – 2TC) . Bao gồm các nội dung về kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, các bộ môn quản trị doanh nghiệp cơ bản, HTTT quản lý. . Phân biệt được điểm khác biệt giữa thương mại di động với thương mại điện tử (E-Commerce), 64 64
- Tóm tắt nội dung một số môn học Chuyên đề J2EE (J2EE – 4TC) . Môn học giới thiệu các kiến thức cơ bản thành phần của J2EE, lập trình web với servlet và JSP, Kiến trúc MVC với Struts, Spring. . Sinh viên có thể ứng dụng các kiến thức đã học để có thể phân tích, thiết kế một hệ thống J2EE hoàn chỉnh. 65 65
- Tóm tắt nội dung một số môn học Lập trình trên thiết bị di động (Mobile Programming – 4TC) . Học phần này trình bày các kiến trúc, nền tảng của thiết bị di động, các kỹ năng và các hướng tiếp cận chuyên sâu trong xây dựng các ứng dụng trên thiết bị di động. . Học phần được phân làm 3 phần chính sau: phần 1 là các chuyên đề lập trình trên nền tảng .Net và Windows Phone, phần 2 là các chuyên đề lập trình trên nền tảng Android, và phần 3 là các chủ đề tìm hiểu. 66 66
- Tóm tắt nội dung một số môn học Chuyên đề E-commerce (E-commerce – 2TC) . Trình bày các kiến thức tổng quan về thương mại điện tử (TMĐT), các xu thế phát triển TMĐT hiện tại và trong tương lai, các lĩnh vực ngành nghề phù hợp đặc biệt đối với việc áp dụng TMĐT và giá trị mang lại cho sự phát triển kinh tế, xã hội, cung cấp các kiến thức về các mô hình TMĐT phù hợp theo từng đối tượng tương tác, các phương thức thanh toán phổ biến được sử dụng trong TMĐT hiện tại và các dịch vụ hỗ trợ thanh toán hiện có trên thị trường và đặc biệt là vấn đề bảo mật trong các giao dịch TMĐT. . Phần trọng tâm của môn học là giới thiệu các công nghệ, kỹ thuật và quy trình phát triển một website TMĐT và các kiến thức, kỹ năng liên quan đến vận hành website TMĐT. 67 67
- Tóm tắt nội dung một số môn học Chuyên đề M-commerce (M-commerce – 2TC) . Qua môn học này sinh viên có thể làm quen với một vài hoạt động sơ khai của m-commerce. . Sinh viên sẽ học các kỹ năng cần thiết, với các kinh nghiệm thực hành cần thiết để hiện thực hoặc chỉ đạo triển khai trên các thiết bị di động không dây dẫn (vô tuyến). . Sinh viên sẽ nghiên cứu các công nghệ di động và ứng dụng vào trong thương mại di động (M- Commerce), đưa ra những lợi ích, ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của thương mại di động. 68 68
- Tóm tắt nội dung một số môn học Một số thuật toán thông minh (Intelligent Algorithms – 2TC) . Môn học trình bày cho sinh viên các kiến thức về thuật toán, và đưa ra các kiến thức về một số thuật toán thông minh hiện nay để giải một số bài toán cơ bản. 69 69
- Tóm tắt nội dung một số môn học Lập trình đồ họa 3 chiều với Direct3D (3D Programming with Direct3D – 4TC) . Môn học trình bày các kiến thức nền tảng về lập trình ứng dụng đồ họa 3 chiều và hướng dẫn sử dụng bộ thư viện đồ họa tiêu chuẩn của Microsoft là DirectX để xây dựng ứng dụng. . Chương trình tổng quan bao gồm: • Cơ sở toán học ứng dụng trong đồ họa 3 chiều và quy trình dựng hình 3 chiều. • Direct3D bao gồm các vấn đề đi từ cơ bản đến nâng cao • Ứng dụng các kiến thức đã học vào xây dựng trò chơi Tetris 3D . Sinh viên sẽ có khả năng tự thiết kế và lập trình ứng dụng đồ họa 3 chiều đơn giản trên môi trường Windows. 70 70
- Tóm tắt nội dung một số môn học Thiết kế Game (Introduction to Game Design – 4TC) . Giới thiệu những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất trong lĩnh vực thiết kế game. . Cung cấp lý thuyết nền tảng về tâm lý con người, bản chất của game là gì, tại sao game hấp dẫn, diễn biến tâm lý người chơi khi chơi game. . Cung cấp các gợi mở về kỹ thuật thiết kế game, các bài học lịch sử trong thiết kế game, các tiêu chí thiết kế. . Thiết kế giao diện game như cách xây dựng menu, bố trí các thành phần giao diện, biểu tượng, thiết kế HUD. . Thiết kế cảnh chơi như cách đặt thử thách, xây dựng bối cảnh, tạo hồn cho cảnh chơi, 71 71
- Tóm tắt nội dung một số môn học Lập trình Trí Tuệ Nhân Tạo trong Game (Artificial Intelligence on Game Programming – 4TC) . Việc tạo ra trí tuệ nhân tạo thiết thực là một trong những thử thách lớn nhất trong LT game, việc thành công của những game thương mại ngày nay phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của AI. . Môn học này trình bày về những kỹ thuật xây dựng những sinh vật nhân tạo có khả năng chuyển vùng đặc biệt, tạo các quyết định chiến thuật dựa trên hành vi đã học được theo các hướng tiếp cận chuyên sâu bắt đầu bằng những thuật toán thường được sử dụng bao gồm thuật toán tìm đường A*, suy luận dựa trên luật hay cây quyết định, hệ thống đối thoại, biểu diễn tri thức. . Bên cạnh đó môn học còn giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Python, quy trình phát triển toàn diện từ bắt đầu đến kết thúc để hiện thực AI trong game. 72 72
- Tóm tắt nội dung một số môn học Lập trình Game trong các thiết bị di động (Mobile Game Programming – 4TC) . Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết để có thể xây dựng game trên các thiết bị cầm tay như điện thoại di động, PocketPC, . Sau khi hoàn tất môn học, SV sẽ nắm vững những đặc điểm của các thiết bị di động cũng như các giới hạn của loại thiết bị này trong việc thực thi các chương trình Game; sinh viên cũng nắm vững nguyên lý của các bộ công cụ phát triển và phương pháp chuyển đổi một Game từ máy tính sang thiết bị di động. 73 73
- Tóm tắt nội dung một số môn học Thiết kế 3D Game Engine (3D Game Engine Design – 4TC) . Học phần này trình bày kiến trúc của 3D Game Engine, các thuật toán cho đồ họa 3D. Từ đó sinh viên có thể tự thiết kế và xây dựng một 3D Engine phục vụ cho các game 3D tương đối phức tạp. . Học phần là sự kết hợp giữa các bài giảng, thuyết trình, bài tập nhỏ, tự nghiên cứu tài liệu và báo cáo đồ án kết thúc môn học. . Học phần được chia làm 3 phần: phần 1 giới thiệu về kiến trúc của 3D Game Engine, phần 2 là giới thiệu về các thuật toán cho đồ họa 3D, phần 3 là cách thức thiết kế và xây dựng một 3D Game Engine. 74 74
- Tóm tắt nội dung một số môn học Serminar các vấn đề hiện đại của CNPM (Seminars about Modern Subjects of Software Engineering – 4TC) . Môn học trình bày các vấn đề hiện đại của ngành công nghệ phần mềm hiện nay. . Sinh viên tìm hiểu và seminar các chủ đề liên quan Mẫu thiết kế (Design Pattern – 3TC) . Môn học trình bày các mẫu thiết kế hiện đang được sử dụng trong phát triển hệ thống phần mềm, đưa ra các kiến trúc để có thể sử dụng linh hoạt các mẫu thiệt kế vào việc phát triển phân mềm với các giải pháp khác nhau. 75 75
- Tóm tắt nội dung một số môn học Chuyên đề Mobile Pervasive Computing (Mobile Pervasive Computing – 3TC) . Môn học nhằm cung cấp một nền tảng các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực tính toán di động. . Giới thiệu các công nghệ, ứng dụng mới và quy trình xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động. 76 76
- Tóm tắt nội dung một số môn học Nguyên lý thiết kế thế giới ảo (Design Virtual Worlds – 4TC) . Môn học này trình bày cho sinh viên các kiến thức và nguyên lý để từ đó thiết kế thế giới ảo trong công nghệ thông tin. Điện toán đám mây (Cloud Computing – 2TC) . Môn học này trình bày các kiến thức về điện toán đám mây, kiến trúc dịch vụ của hệ thống. Từ đó sinh viên có thể vận dụng phát triển các ứng dụng trên công nghệ này qua các công cụ lập trình. 77 77
- Tóm tắt nội dung một số môn học Chuyên đề E-Government (E-Government – 2TC) . Học phần này trình bày về các khái niệm và kiến trúc của Chính phủ điện tử, vai trò và lợi ích của Chính phủ trong việc phát triển kinh tế xã hội. . Môn học cung cấp kiến thức về quá trình xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam và một số nước trên thế giới cũng như vai trò cốt yếu của công nghệ thông tin nói chung và công nghệ phần mềm nói riêng trong việc xây dựng Chính phủ điện tử. 78 78
- Tóm tắt nội dung một số môn học Thực tập cuối khóa (Internship – 3TC) . Trong chương trình thực tập cuối khóa sinh viên phải đến thực tập tại các công ty phần mềm, các công ty về CNTT, cơ quan quản lý nhà nước về CNTT, trường học để làm quen với môi trường thực tế của nghề nghiệp; nắm bắt các công việc; học hỏi kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp tại các đơn vị thực tập, xử lý các tình huống phát sinh liên quan đến lĩnh vực chuyên môn mà sinh viên đã lựa chọn. 79 79
- Tóm tắt nội dung một số môn học Khóa luận tốt nghiệp hoặc thi 3 môn chuyên đề tốt nghiệp (Thesis or Graduation Examination – 10TC) . Để tốt nghiệp, SV cần phải hoặc hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp hoặc học và thi 3 môn chuyên đề tốt nghiệp. . Với KLTN, SV phải làm một khóa luận trong các chuyên ngành là kỹ thuật phần mềm, lập trình nhúng hoặc lập trình game dưới sự hướng dẫn của GV hướng dẫn và phải bảo vệ thành công khóa luận của mình trước hội đồng. . Với 3 môn chuyên đề, sinh viên phải học và phải thi 3 môn chuyên đề do khoa đưa ra. 80 80