Bài giảng Nguyên lý lập trình hướng đối tượng - Bài 7: Khuôn mẫu - Lý Anh Tuấn

pdf 28 trang Gia Huy 3340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nguyên lý lập trình hướng đối tượng - Bài 7: Khuôn mẫu - Lý Anh Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_nguyen_ly_lap_trinh_huong_doi_tuong_bai_7_khuon_ma.pdf

Nội dung text: Bài giảng Nguyên lý lập trình hướng đối tượng - Bài 7: Khuôn mẫu - Lý Anh Tuấn

  1. NGUYÊN LÝ LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG Bài 7: Khuôn mẫu Giảng viên: TS. Lý Anh Tuấn Email: tuanla@tlu.edu.vn
  2. Nội dung 1. Khuôn mẫu hàm ◦ Cú pháp, định nghĩa ◦ Sự biên dịch 2. Khuôn mẫu lớp ◦ Cú pháp ◦ Ví dụ: lớp khuôn mẫu mảng 3. Khuôn mẫu và kế thừa ◦ Ví dụ: lớp khuôn mẫu mảng nhập giá trị một phần 2
  3. Giới thiệu  Khuôn mẫu C++ ◦ Cho phép các định nghĩa tổng quát cho hàm và lớp ◦ Tên kiểu làm tham số thay vì kiểu thực sự ◦ Định nghĩa chính xác được quyết định ở thời điểm chạy  Nhắc lại hàm swapValues: void swapValues(int& var1, int& var2) { int temp; temp = var1; var1 = var2; var2 = temp; } ◦ Chỉ áp dụng cho các biến kiểu int ◦ Nhưng phần mã lệnh làm việc với bất kỳ kiểu nào 3
  4. Khuôn mẫu hàm vs. Nạp chồng  Có thể nạp chồng hàm cho kiểu char: void swapValues(char& var1, char& var2) { char temp; temp = var1; var1 = var2; var2 = temp; }  Lưu ý: Mã lệnh gần giống nhau ◦ Chỉ khác nhau về kiểu được sử dụng ở 3 vị trí 4
  5. Cú pháp khuôn mẫu hàm  Cho phép “hoán đổi giá trị” cho bất kỳ kiểu biến nào: template void swapValues(T& var1, T& var2) { T temp; temp = var1; var1 = var2; var2 = temp; }  Dòng đầu tiên là tiền tố khuôn mẫu: ◦ Báo cho bộ biên dịch biết đằng sau là khuôn mẫu ◦ Và T là một tham số kiểu 5
  6. Tiền tố khuôn mẫu template  Ở đây, class nghĩa là kiểu, hoặc sự phân lớp  Dễ bị nhầm lẫn với từ class được sử dụng rộng rãi ◦ C++ cho phép sử dụng từ khóa “typename” ở vị trí từ khóa class ◦ Tuy nhiên nên sử dụng class trong mọi trường hợp  T có thể được thay bằng bất kỳ kiểu nào ◦ Kiểu định nghĩa trước hoặc kiểu người dùng định nghĩa  Trong thân định nghĩa hàm ◦ T được sử dụng giống như một kiểu bất kỳ 6
  7. Định nghĩa khuôn mẫu hàm  Khuôn mẫu hàm swapValues() thực sự là một tập hợp các định nghĩa ◦ Một định nghĩa cho mỗi kiểu có thể có  Bộ biên dịch chỉ phát sinh các định nghĩa khi được yêu cầu ◦ Với điều kiện bạn đã định nghĩa cho tất cả các kiểu  Viết một định nghĩa làm việc cho tất cả các kiểu có thể có 7
  8. Gọi khuôn mẫu hàm  Xét lời gọi hàm sau đây swapValues(int1, int2); ◦ Bộ biên dịch C++ sử dụng khuôn mẫu để khởi tạo định nghĩa hàm cho hai tham số int  Tương tự như vậy với tất cả các kiểu khác  Không cần làm điều gì đặc biệt trong lời gọi ◦ Định nghĩa cần thiết được phát sinh tự động 8
  9. Một khuôn mẫu hàm khác  Khai báo/nguyên mẫu: template void showStuff(int stuff1, T stuff2, T stuff3);  Định nghĩa template void showStuff(int stuff1, T stuff2, T stuff3) { cout << stuff1 << endl << stuff2 << endl << stuff3 << endl; } 9
  10. Lời gọi showStuff  Xét lời gọi hàm: showStuff(2, 3.3, 4.4);  Bộ biên dịch phát sinh định nghĩa hàm ◦ Thay T bằng double ◦ Vì tham số thứ hai có kiểu double  Hiển thị: 2 3.3 4.4 10
  11. Sự biên dịch  Khai báo và định nghĩa hàm ◦ Chúng ta thường tách rời chúng ◦ Với các khuôn mẫu việc này không được hỗ trợ trong hầu hết các bộ biên dịch  An toàn nhất là đặt định nghĩa hàm khuôn mẫu trong file mà nó được gọi ◦ Nhiều bộ biên dịch yêu cầu nó xuất hiện ở vị trí đầu tiên ◦ Chúng ta thường #include tất các các định nghĩa khuôn mẫu 11
  12. Khuôn mẫu đa tham số kiểu  Có thể có: template  Không đặc thù: ◦ Thường chỉ cần một kiểu có thể thay thế ◦ Không cho phép có tham số khuôn mẫu không được sử dụng  Mỗi tham số khuôn mẫu cần được sử dụng trong định nghĩa  Bằng không chương trình dịch sẽ báo lỗi 12
  13. Trừu tượng hóa thuật toán  Liên quan đến việc thi hành khuôn mẫu  Biểu diễn thuật toán theo cách chung nhất: ◦ Thuật toán áp dụng cho các biến thuộc bất kỳ kiểu nào ◦ Bỏ qua chi tiết không thiết yếu ◦ Tập trung vào các phần trọng yếu của thuật toán  Khuôn mẫu hàm là một cách C++ hỗ trợ trừu tượng hóa thuật toán 13
  14. Chiến lược định nghĩa khuôn mẫu  Phát triển hàm như thông thường ◦ Sử dụng các kiểu dữ liệu thật  Hoàn thành việc gỡ lỗi hàm nguyên bản  Sau đó chuyển đổi thành khuôn mẫu ◦ Thay thế các tên kiểu bằng tham số kiểu khi cần  Ưu điểm: ◦ Dễ giải quyết trường hợp cụ thể ◦ Tập trung vào thuật toán, thay vì cú pháp khuôn mẫu 14
  15. Các kiểu không phù hợp trong khuôn mẫu  Có thể sử dụng bất kỳ kiểu nào trong khuôn mẫu làm cho mã lệnh có nghĩa ◦ Mã lệnh phải vận hành theo cách phù hợp  Ví dụ, hàm khuôn mẫu swapValues() ◦ Không thể sử dụng kiểu mà toán tử gán chưa được định nghĩa cho nó ◦ Ví dụ: một mảng: int a[10], b[10]; swapValues(a, b); ◦ Không thể thực hiện phép gán mảng 15
  16. Khuôn mẫu lớp  Cũng có thể “khái quát hóa” các lớp template ◦ Có thể áp dụng cho định nghĩa lớp ◦ Tất cả các phiên bản của T trong định nghĩa lớp được thay thế bằng tham số kiểu ◦ Giống như với các khuôn mẫu hàm  Một khi khuôn mẫu được định nghĩa, có thể khai báo các đối tượng của lớp 16
  17. Định nghĩa khuôn mẫu lớp  template class Pair { public: Pair(); Pair(T firstVal, T secondVal); void setFirst(T newVal); void setSecond(T newVal); T getFirst() const; T getSecond() const; private: T first; T second; }; 17
  18. Các thành viên lớp khuôn mẫu Pair  template Pair ::Pair(T firstVal, T secondVal) { first = firstVal; second = secondVal; } template void Pair ::setFirst(T newVal) { first = newVal; } 18
  19. Lớp khuôn mẫu Pair  Các đối tượng của lớp có “cặp” giá trị kiểu T  Sau đó có thể khai báo các đối tượng: Pair score; Pair seats; ◦ Chúng sau đó được sử dụng giống như bất kỳ đối tượng nào khác  Ví dụ sử dụng: score.setFirst(3); score.setSecond(0); 19
  20. Định nghĩa hàm thành viên Pair  Lưu ý trong định nghĩa hàm thành viên: ◦ Bản thân mỗi định nghĩa là một khuôn mẫu ◦ Đòi hỏi tiền tố khuôn mẫu trước mỗi định nghĩa ◦ Tên lớp trước :: là Pair thay vì chỉ là Pair ◦ Nhưng tên hàm tạo chỉ là Pair ◦ Tên hàm hủy cũng chỉ là ~Pair 20
  21. Khuôn mẫu lớp làm tham số  Xét: int addUP(const Pair & thePair); ◦ Kiểu (int) được cung cấp để sử dụng cho T trong định nghĩa tham số kiểu lớp này ◦ Ở đây xảy ra truyền tham chiếu  Kiểu khuôn mẫu có thể được sử dụng bất cứ chỗ nào cho phép sử dụng các kiểu chuẩn 21
  22. Khuôn mẫu lớp trong khuôn mẫu hàm  Thay vì định nghĩa nạp chồng mới: template T addUp(const Pair & thePair); //Tiền điều kiện: Toán tử + được định nghĩa cho các giá trị kiểu T //Trả về tổng của hai giá trị trong thePair  Hàm bây giờ áp dụng cho tất cả các kiểu số 22
  23. Các hạn chế trên tham số kiểu  Chỉ các kiểu hợp lý có thể thay thế cho T  Xem xét: ◦ Toán tử gán phải hoạt động tốt ◦ Hàm tạo sao chép cũng phải hoạt động tốt ◦ Nếu T bao gồm con trỏ thì hàm hủy phải phù hợp  Các vấn đề tương tự như khuôn mẫu hàm 23
  24. Các định nghĩa kiểu  Có thể định nghĩa tên kiểu lớp mới ◦ Để biểu diễn tên khuôn mẫu lớp được đặc tả  Ví dụ: typedef Pair PairOfInt;  Tên “PairOfInt” bây giờ được sử dụng để khai báo các đối tượng kiểu Pair : PairOfInt pair1, pair2;  Tên cũng có thể được sử dụng làm tham số, hoặc ở bất kỳ chỗ nào cho phép tên kiểu 24
  25. Hàm bạn và Khuôn mẫu  Hàm bạn có thể được sử dụng với các lớp khuôn mẫu ◦ Giống như các lớp nguyên bản ◦ Chỉ đòi hỏi tham số kiểu ở vị trí phù hợp  Việc khuôn mẫu lớp sử dụng hàm bạn là rất phổ biến ◦ Đặc biệt trong việc nạp chồng toán tử 25
  26. Lớp khuôn mẫu định nghĩa trước  Lớp vector là một lớp khuôn mẫu  Một ví dụ khác: Lớp khuôn mẫu basic_string ◦ Xử lý các chuỗi phần tử có kiểu bất kỳ ◦ Ví dụ: basic_string làm việc với kiểu char basic_string làm việc với kiểu double basic_string làm việc với các đối tượng YourClass ◦ string là tên thay thế của basic_string ◦ basic_string được định nghĩa trong thư viện 26
  27. Khuôn mẫu và kế thừa  Các lớp khuôn mẫu dẫn xuất ◦ Có thể dẫn xuất từ lớp khuôn mẫu hoặc không khuôn mẫu ◦ Lớp dẫn xuất sau đó về bản chất là một lớp khuôn mẫu  Cú pháp tương tự như lớp nguyên bản được dẫn xuất từ lớp nguyên bản 27
  28. Tóm tắt  Khuôn mẫu hàm ◦ Định nghĩa các hàm với việc tham số hóa một kiểu  Khuôn mẫu lớp ◦ Định nghĩa lớp với việc tham số hóa các thành viên của lớp  Các lớp vector và basic_string có sẵn là các lớp khuôn mẫu  Có thể định nghĩa lớp khuôn mẫu được dẫn xuất từ một lớp cơ sở khuôn mẫu 28