Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 4: Quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật và hệ thống các văn bản QPPL Việt Nam (Phần 3)

pdf 25 trang Hùng Dũng 05/01/2024 1650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 4: Quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật và hệ thống các văn bản QPPL Việt Nam (Phần 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_phap_luat_dai_cuong_chuong_4_quy_pham_phap_luat_qu.pdf

Nội dung text: Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 4: Quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật và hệ thống các văn bản QPPL Việt Nam (Phần 3)

  1. CHƯƠNG 4. (tt) II. QUAN HỆ PHÁP LUẬT
  2. Nội dung 1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật XHCN a. Khái niệm quan hệ pháp luật XHCN b. Đặc điểm của quan hệ pháp luật XHCN 2. Thành phần của quan hệ pháp luật XHCN a. Chủ thể của quan hệ pháp luật b. Nội dung của quan hệ pháp luật c. Khách thể của quan hệ pháp luật d. Sự kiện pháp lý
  3. 1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật XHCN QUAN HỆ QUAN HỆ PHÁP LUẬT CHÍNH TRỊ QUAN HỆ XÃ HỘI QUAN HỆ QUAN HỆ GIA ĐÌNH KINH TẾ
  4. a. Khái niệm Quan hệ pháp luật XHCN: “Quan hệ pháp luật XHCN là một loại QHXH xuất hiện dưới sự tác động của các QPPL, trong đó các bên tham gia quan hệ có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của QPPL. Quyền và nghĩa vụ đó được pháp luật ghi nhận và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp tổ chức, cưỡng chế Nhà nước”.
  5. b. Đặc điểm của Quan hệ pháp luật XHCN Xuất hiện trên cơ sở Là loại QHXH QPPL mang ý chí NN Mang tính Quan hệ Mang tính giai xác định pháp luật cấp sâu sắc Việc thực hiện Nội dung của các quyền và QHPL được cấu nghĩa vụ được thành bởi quyền và NN bảo đảm nghĩa vụ pháp lý thực hiện.
  6. 2. THÀNH PHẦN CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT a. Chủ thể của quan hệ pháp luật * Khái niệm Có năng lực Cá nhân, Tham gia chủ thể tổ chức QHPL Chủ thể của QHPL
  7. * Lưu ý: Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Được thành lập theo quy định của luật; 2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3. Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; 4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
  8. * Năng lực chủ thể QHPL: bao gồm + Năng lực pháp luật: là khả năng của chủ thể có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định theo quy định của pháp luật. Ví dụ 1: Điều 59 Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.”
  9. Ví dụ 2: Điều 39 Bộ luật dân sự quy định: “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình có quyền tự do kết hôn.”
  10. + Năng lực hành vi: là khả năng của chủ thể bằng hành vi của mình tham gia QHPL và thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Điều 9 Luật HN-GĐ năm 2000 quy định: “Điều kiện để đăng ký kết hôn: 1. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên;”
  11. * So sánh NLPL và NLHV Yếu tố Giống Khác nhau nhau Năng lực Là khả năng Là khả năng chủ thể pháp luật của chủ thể có quyền và nghĩa vụ Năng lực Theo quy Là khả năng chủ thể hành vi định của bằng hành vi của pháp luật mình thực hiện quyền và nghĩa vụ
  12. * Thời điểm xuất hiện, chấm dứt các yếu tố thuộc năng lực chủ thể của cá nhân Yếu tố Năng lực Năng lực Thời PL hành vi điểm Xuất hiện Thông thường + Độ tuổi là từ lúc cá + Khả năng nhận nhân sinh ra thức và điều khiển hành vi Chấm dứt Khi cá nhân đó Khi cá nhân chết chết hoặc theo quy định của PL.
  13. * Thời điểm xuất hiện, chấm dứt các yếu tố thuộc năng lực chủ thể của tổ chức Yếu tố Năng lực Năng lực pháp luật hành vi Thời điểm Xuất hiện - Xuất hiện đồng thời khi tổ chức được thành lập hợp pháp Chấm dứt - Khi tổ chức chấm dứt sự tồn tại: giải thể, phá sản
  14. b. Nội dung của quan hệ pháp luật * Quyền chủ thể: là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể tiến hành. * Biểu hiện quyền chủ thể: + Chủ thể xử sự theo cách thức nhất định được PL cho phép. + Y/cầu người khác thực hiện đầy đủ n/vụ của họ hoặc y/cầu họ chấm dứt hành vi cản trở. + Yêu cầu cơ quan NN có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  15. * Nghĩa vụ pháp lý: là cách xử sự mà Nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của các chủ thể khác. * Biểu hiện của nghĩa vụ pháp lý: + Phải thực hiện cách xử sự nhất định do PL quy định nhằm đáp ứng quyền của chủ thể kia. + Kiềm chế, không thực hiện những hành vi mà pháp luật không cho phép. + Phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện nghĩa vụ.
  16. c. Khách thể của Quan hệ pháp luật Lợi ích Lợi ích Lợi ích vật chất tinh thần xã hội Lợi ích thúc đẩy chủ thể tham gia QHPL
  17. d. Sự kiện pháp lý * Khái niệm sự kiện pháp lý: Được quy định trong QPPL Những điều kiện, hoàn cảnh, Mà việc xuất hiện hay biến tình huống đời mất của nó gắn liền với sống thực tế việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các QHPL
  18. * Phân loại sự kiện pháp lý - Tiêu chí ý chí: Sự biến Hành vi
  19. + Sự biến pháp lý: Sự biến là các sự kiện xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của con người nhưng cũng làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một QHPL.
  20. + Hành vi pháp lý: Hành vi pháp lý (hành động hoặc không hành động) là những sự kiện xảy ra thông qua ý chí của con người.
  21. - Căn cứ vào số lượng các điều kiện, hoàn cảnh làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPL GIẢN ĐƠN PHỨC TẠP SKPL
  22. - Căn cứ vào kết quả tác động của SKPL đối với QHPL PHÁT SINH QHPL THAY ĐỔI CHẤM DỨT QHPL SKPL QHPL
  23. BÀI TẬP: 1. Ông Sung và bà Sướng kết hôn năm 2000 nhưng không có con. Ngày 15.4.2007 hai ông bà nhận cháu Vui về làm con nuôi theo thủ tục luật định. Hỏi quan hệ pháp luật nào đã phát sinh ở đây? Xác định các yếu tố cấu thành của QHPL đó? Sự kiện pháp lý nào đã làm nảy sinh QHPL đó?
  24. 2. Chị Trần Thị L là sinh viên trường Đại học K. Ngày 20.10.2006, chị L đã có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ (điều khiển xe môtô không đội mũ bảo hiểm). Hành vi vi phạm của L đã bị chiến sĩ cảnh sát giao thông K lập biên bản và đội trưởng đội cảnh sát giao thông Q ra quyết định xử phạt về hành vi vi phạm trên với mức phạt 50.000đ. Hỏi quan hệ pháp luật nào đã phát sinh ở đây? Xác định các yếu tố cấu thành của QHPL đó? Sự kiện pháp lý nào đã làm nảy sinh QHPL đó?
  25. Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao? 1. Nội dung của quan hệ pháp luật đồng nhất với năng lực pháp luật vì nó bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý. 2. Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí cá nhân. 3. Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật. 4. Đối với cá nhân, năng lực hành vi gắn với sự phát triển của mỗi người và do cá nhân tự quy định. 5. Người say rượu là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. 6. Tổ chức là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật. 7. Người từ đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.