Đề cương ôn thi môn Pháp luật đại cương

pdf 13 trang haiha333 07/01/2022 5460
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Pháp luật đại cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_thi_mon_phap_luat_dai_cung.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Pháp luật đại cương

  1. TÀI LIỆU ÔN TẬP – PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Sản phẩm của tập thể KSTN Toán Tin – K61 NHẬN ĐỊNH ĐÚNG – SAI? GIẢI THÍCH? 1. Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có nhà nước đều là pháp luật. Sai. Các quy tắc đó còn bao gồm quy phạm xã hội, 2. Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giai cấp. Đúng. Nhà nước mang bản chất giai cấp. Nó ra đời, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp, là sản phẩm của đấu tranh giai cấp và do một hay một liên minh giai cấp nắm giữ. 3. Tùy vào các kiểu nhà nước khác nhau mà bản chất nhà nước có thể là bản chất giai cấp hoặc bản chất xã hội. Sai. Nhà nước nào cũng mang bản chất giai cấp. 4. Nhà nước mang bản chất giai cấp có nghĩa là nhà nước chỉ thuộc về một giai cấp hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội. Sai. Nhà nước mang bản chất giai cấp, nghĩa là nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị của giai cấp. 5. Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thông trị tổ chức ra và sử dụng để thể hiện sự thống trị đối với xã hội. Đúng. Nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị của giai cấp. 6. Không chỉ nhà nước mới có bộ máy chuyên chế làm nhiệm vụ cưỡng chế, điều đó đã tồn tại từ xã hội cộng sản nguyên thủy. Sai. Sự cưỡng chế trong xã hội cộng sản nguyên thủy không phải là một bộ máy chuyên chế, mà do toàn bộ thị tộc bộ lạc tổ chức. 7. Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp đối kháng. Đúng. Từ sự phân tích bản chất giai cấp của nhà nước cho thấy: nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để chuyên chính các giai cấp đối kháng . 8. Nhà nước trong xã hội có cấp quản lý dân cư theo sự khác biệt về chính trị, tôn giáo, địa vị giai cấp. Sai. Đặc điểm cơ bản của nhà nước là phân chia dân cư theo lãnh thổ, tổ chức thành các đơn vị hành chính-lãnh thổ trong phạm vi biên giới quốc gia.
  2. TÀI LIỆU ÔN TẬP – PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Sản phẩm của tập thể KSTN Toán Tin – K61 9. Trong ba loại quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực tư tưởng thì quyền lực chính trị đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đảm bảo sức mạnh cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị. Sai. Quyền lực kinh tế là quan trọng nhất, vì kinh tế quyết định chính trị, từ đó đảm bảo quyền áp đặt tư tưởng. 10. Kiểu nhà nước là cách tổ chức quyền lực của nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước. Sai. Kiểu nhà nước là tổng thể các đặc điểm cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp,vai trò xã hội, những điều kiên tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. 11. Chức năng lập pháp của nhà nước là hoạt động xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Sai. Quyền lập pháp là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn bản luật trên tất cả các lĩnh vực của xã hội. 12. Chức năng hành pháp của nhà nước là mặt hoạt động nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh và bảo vệ pháp luật trước những hành vi vi phạm. Sai. chức năng hành pháp bao gồm 2 quyền, quyền lập quy và quyền hành chính : +) Quyền lập quy là quyền ban hành những văn bản dưới luật nhắm cụ thể luật pháp do cơ quan lập pháp ban hành +) Quyền hành chính là quyền tổ chức tất cả các mặt các quan hệ xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước. 13. Chức năng tư pháp của nhà nước là mặt hoạt động bảo vệ pháp luật. Sai. Chức năng tư pháp là chức năng của nhà nước có trách nhiệm duy trì , bảo vệ công lý và trật tự pháp luật. 14. Giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội. Đúng. Do nắm quyền lực kinh tế và chính trị bằng con đường nhà nước, giai cấp thống trị đã xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội buộc các giai cấp khác bị lệ thuộc về tư tưởng.
  3. TÀI LIỆU ÔN TẬP – PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Sản phẩm của tập thể KSTN Toán Tin – K61 15. Chức năng xã hội của nhà nước là giải quyết tất cả các vấn đề khác nảy sinh trong xã hội. Sai. Chức năng xã hội của nhà nước chỉ thực hiện quản lý những hoạt động vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng. 16. Lãnh thổ, dân cư là những yếu tố cấu thành nên một quốc gia. Sai. Các yếu tố cấu thành nên một quốc gia gồm có : Lãnh thổ xác định, cộng đồng dân cư ổn định, Chính phủ với tư cách là người đại diện cho quốc gia trong quan hệ quốc tế, Khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế. 17. Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật. Đúng. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra nhằm điều chính các mối quan hệ xã hội phát triển theo ý chí của nhà nước. 18. Nhà nước thu thuế của nhân dân với mục đích duy nhất nhằm đảm bảo công bằng trong xã hội và tiền thuế nhằm đầu tư cho người nghèo. Sai. Nhà nước thu thuế của nhân dân nhằm : Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính để chi (đầu tiên là nuôi bộ máy nhà nước); nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế. Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương. Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền (vì thế ở Việt Nam và nhiều nước mới có thuật ngữ "nghĩa vụ thuế"). Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch về mức sống, nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng). Chính quyền có thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân (ví dụ hạn chế vi phạm luật giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế uống rượu) nên đánh thuế vào các hoạt động này. Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế. Rõ ràng rằng, tiền thuế không chỉ nhằm đầu tư cho người nghèo.
  4. TÀI LIỆU ÔN TẬP – PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Sản phẩm của tập thể KSTN Toán Tin – K61 19. Thông qua hình thức nhà nước biết được ai là chủ thể nắm quyền lực nhà nước và việc tổ chức thực thi quyền lực nhà nước như thế nào. Sai. Quyền lực nhà nước được hiểu là sự phản ánh cách thức tổ chức và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước của mỗi kiểu nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Như vậy, để xác định những điều trên , ngoài hình thức nhà nước, phải xác định xem hình thái kinh tế xã hội ở đây là gì. 20. Căn cứ chính thể của nhà nước, ta biết được nhà nước đó có dân chủ hay không. Sai. nhà nước dân chủ hay không chỉ căn cứ chính thể của nhà nước, mà còn căn cứ vào những điều được quy định trong hiến pháp và thực trạng của nhà nước đó. 21. Chế độ chính trị là toàn bộ các phương pháp , cách thức thực hiện quyền lực của nhà nước. Đúng. Chế độ chính trị là toàn bộ phương pháp, thủ đoạn, cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước của mình. 22. Chế độ chính trị thể hiện mức độ dân chủ của nhà nước Sai. Chế độ chính trị chỉ quyết định một phần mức độ dân chủ của nhà nước, ngoài ra mức độ đó còn phụ thuộc vào thực trạng của nhà nước đó. 23. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất. Đúng. Hình thức cấu trúc nhà nước CHXHCN VN là nhà nước đơn nhất, được Hiến pháp 1992 quy định tại điều 1: Nước CHXHCN VN là một nhà nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. 24. Cơ quan nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn mang tính quyền lực nhà nước. Đúng. Hoạt động của cơ quan nhà nước mang tính quyền lực và được đảm bảo bởi nhà nước. 25. Bộ máy nhà nước là tập hợp các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Đúng. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước tử TW đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của nhà nước, vì lợi ích của giai cấp thống trị.
  5. TÀI LIỆU ÔN TẬP – PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Sản phẩm của tập thể KSTN Toán Tin – K61 26. Cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể trước khi quyết định phải thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số. Sai. Cơ quan nhà nước hoạt động dựa trên các quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp cao hơn. 27. Quốc hội là cơ quan hành chính cao nhất của nước cộng hòa xả hội chủ nghĩa Việt Nam. Sai. Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành của quốc hội. 28. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Đúng. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do dân bầu ra và là cơ quan quyền lực nhất của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 29. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhất của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đúng. Theo hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, mà quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do dân bầu ra nên đây là cơ quan quyền lực nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 30. Chủ quyền quốc gia là quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối nội. Sai. Chủ quyền quốc gia là quyền độc lập tự quyết của quốc gia cả trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại. 31. Chủ tịch nước không bắt buộc là đại biểu quốc hội. Đúng. Căn cứ điều 87 hiến pháp 2013, chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số các đại biểu quốc hội. 32. Thủ tướng chính phủ do chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Sai. Căn cứ điều 98 hiến pháp 2013, thủ tướng chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu quốc hội. 33. Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do nhân dân bầu ra. Đúng. Theo điều 1 luật Tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (2003) Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
  6. TÀI LIỆU ÔN TẬP – PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Sản phẩm của tập thể KSTN Toán Tin – K61 34. Ủy ban nhân dân địa phương có quyền ban hành nghị định, quyết định. Sai. Nghị định là chủ trương đường lối chỉ do chính phủ ban hành. 35. Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân là hai cơ quan duy nhất có chức năng xét xử ở nước ta. Sai. Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử. 36. Đảng cộng sản Việt Nam là một cơ quan trong bộ máy nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sai. Đảng cộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 37. Chỉ có pháp luật mới mang tính quy phạm. Sai. Ngoài pháp luật, các quy phạm xã hội khác cũng mang tính quy phạm. 38. Ngôn ngữ pháp lý rõ rang,chính xác thể hiên tính quy phạm phổ biến của pháp luật. Sai. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật thể hiện ở chỗ Pháp luật là những quy tắc sử sự chung, được coi là khuôn mẫu chuẩn mực đối với hành vi của một cá nhân hay tổ chức. 39. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước, các cá nhân tổ chức ban hành. Sai. Văn bản quy phạm nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cá nhân có thẩm quyền ban hành. 40. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằng những biện pháp như giáo dục thuyết phục, khuyến khích và cưỡng chế. Sai. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật bằng duy nhất biện pháp cưỡng chế. 41. Pháp luật việt nam thừa nhận tập quán, tiền lệ là nguồn chủ yếu của pháp luật. Sai. Các văn bản quy phạm pháp luật là nguồn chủ yếu của pháp luật Việt Nam. 42. Pháp luật việt nam chỉ thừa nhận nguồn hình thành pháp luật duy nhất là các văn bản quy phạm pháp luật. Sai. Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật, nguồn của pháp luật còn bắt nguồn từ tiền lệ, tập quán, các quy tắc chung của quốc tế
  7. TÀI LIỆU ÔN TẬP – PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Sản phẩm của tập thể KSTN Toán Tin – K61 43. Tập quán là những quy tắc xử sự được xã hội công nhận và truyền từ đời này sang đời khác. Sai. Tập quán chỉ được cộng đồng nơi tồn tại tập quán đó thừa nhận. 44. Tiền lệ là những quy định hành chính và án lệ. Sai. Tiền lệ bao gồm hệ thống các án lệ, những vụ việc đã đc xét xử trước đó, được nhà nước xem là khuôn mẫu. Các quy định hành chính được nhà nước ban hành, không phải tiền lệ. 45. Chủ thể pháp luật chính là chủ thể quan hệ pháp luật và ngược lại. Sai. Chủ thể pháp luật là Cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Chủ thể pháp luật khác với chủ thể quan hệ pháp luật. Để trở thành chủ thể pháp luật chỉ cần có năng lực pháp luật, nhưng để trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật cụ thể thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tức là phải có khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. 46. Những quan hệ pháp luật mà nhà nước tham gia thì luôn thể hiện ý chỉ của nhà nước. Đúng. Nhà nước là chủ thể đặc biệt của những quan hệ pháp luật, do pháp luật do nhà nước đặt ra. Khi tham gia những quan hệ pháp luật, thì những quan hệ đó luôn luôn thể hiện ý chí của nhà nước. 47. Quan hệ pháp luật phản ánh ý chí của các bên tham gia quan hệ. Đúng. Quan hệ pháp luật phản ánh ý chí của nhà nước và ý chí các bên tham gia quan hệ trong khuôn khổ ý chí của nhà nước. 48. Công dân đương nhiên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật. Sai. Chủ thể của pháp luật còn có thể là các tổ chức có năng lực pháp lý. 49. Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật sẽ trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật. Sai. Muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật đó, cá nhân phải có năng lực hành vi. 50. Năng lực hành vi của mọi cá nhân là như nhau. Sai. Năng lực hành vi của mỗi cá nhân có thể khác nhau, ví dụ người dưới 18 tuổi so với ngưới từ 18 tuổi trở lên.
  8. TÀI LIỆU ÔN TẬP – PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Sản phẩm của tập thể KSTN Toán Tin – K61 51. Năng lực pháp luật của mọi pháp nhân là như nhau. Sai. Các pháp nhân được quy định năng lực pháp luật ở mức độ khác nhau, dựa trên quy định của pháp luật. 52. Năng lực pháp luật của chủ thể là khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ do chủ thể đó tự quy định. Sai. Năng lực pháp luật của chủ thể là khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định. 53. Năng lực pháp luật của chủ thể trong quan hệ pháp luật phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia. Đúng. Năng lực pháp luật của chủ thể do pháp luật quy định, mỗi pháp luật lại phụ thuộc vào quốc gia ban hành. 54. “Năng lực hành vi của chủ thể” phụ tuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ của chủ thể. Sai. Nó không phụ thuộc vào trình độ của chủ thể. 55. Chủ thể không có năng lực hành vi thì không thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Sai. Chủ thể không có năng lực hành vi có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua người ủy quyền, người giám hộ 56. Năng lực pháp luật phát sinh kể từ khi các cá nhân được sinh ra. Đúng. Chỉ có năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. 57. Khi cá nhân bị hạn chế về năng lực pháp luật thì đương nhiên cũng bị hạn chế về năng lực hành vi. Đúng. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 17 luật dân sự) do đó khi bị chế năng lực pháp luật, thì đương nhiền cũng bị hạn chế về nưang lực hành vi. 58. Năng lực pháp luật của nhà nước là không thể bị hạn chế. Sai. Năng lực pháp luật của nhà nước bị hạn chế bởi pháp luật. 59. Nội dung của quan hệ pháp luật đồng nhất với năng lực pháp luật vì nó bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý. Sai. Năng lực pháp luật xuất hiện từ lúc sinh, tuy nhiên quan hệ pháp luật phụ thuộc vào một số yêu tố khác(ví dụ đủ 18 tuổi mới có thể kết hôn )
  9. TÀI LIỆU ÔN TẬP – PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Sản phẩm của tập thể KSTN Toán Tin – K61 60. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể chính là hành vi pháp lý. Sai. Nghĩa vụ pháp lý là những hành vi mà pháp luật quy định các cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ phải thực hiện. Hành vi pháp lý là những sự kiện xảy ra theo ý chí của con người( VD hành vi trộm cắp ) 61. Khách thể của quan hệ pháp luật là những yếu tố thúc đẩy cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật. Đúng. Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật đó. 62. Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật. Sai. Sự kiện pháp lý là những sự việc cụ thể xảy ra trong đời sống phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh đã được dự liệu trong một quy phạm pháp luật từ đó làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một QHPL cụ thể 63. Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí các cá nhân. Sai. Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí các cá nhân, tuy nhiên cũng phải trong khuôn khổ ý chí của nhà nước. 64. Đối với cá nhân, năng lực hành vi gắn với sự phát triển của con người và do các cá nhân đó tự quy định. Sai. Năng lực hành vi của mỗi cá nhân là do pháp luật quy định. 65. Người bị hạn chế về năng lực hành vi thì không bị hạn chế về năng lực pháp luật. Sai. Người bị hạn chế về năng lực pháp luật cũng đồng thời bị hạn chế về năng lực hành vi. 66. Người bị kết án tù có thời hạn chỉ bị hạn chế về năng lực hành vi, không bị hạn chế năng lực pháp luật. Sai. Những người này bị hạn chế về năng lực pháp luật (VD: không có năng lực pháp luật để ký kết hợp đồng kinh tế) 67. Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế. Sai. Người có năng lực hành vi hạn chế là người được tòa án tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi.
  10. TÀI LIỆU ÔN TẬP – PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Sản phẩm của tập thể KSTN Toán Tin – K61 68. Năng lực pháp luật có tính giai cấp, còn năng lực hành vi không có tính giai cấp. Đúng. - NLPL là khả năng của cá nhân (thể nhân), pháp nhân (tổ chức, cơ quan) hưởng quyền và nghĩa vụ theo luật định. Do vậy, khả năng này chịu ảnh hưởng sâu sắc của tính giai cấp, và do đặc trưng giai cấp quyết định. Mỗi giai cấp cầm quyền sẽ có đặc trưng khác nhau, xây dựng một chế độ khác nhau nên sẽ trao cho công dân của mình những quyền và nghĩa vụ khác nhau. - Còn NLHV (hay còn gọi là năng lực hành vi dân sự của cá nhân) là khả năng của một người, thông qua các hành vi của mình để xác lập hoặc/và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự đối với người khác. Như vậy, có thể hiểu là năng lực hành vi dân sự gắn với từng người, mang tính cá nhân, phát sinh khi cá nhân mỗi người bằng khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, xác lập quan hệ với người hay tổ chức khác, nó không phụ thuộc vào đặc trưng giai cấp. 69. Người đủ từ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật. Sai. Chủ thể của quan hệ pháp luật có thể là tổ chức có tư cách pháp nhân. 70. Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật. Sai. Chủ thể của các quan hệ pháp luật có thể là các cá nhân có đầy đủ năng lực, hoặc các tổ chức có tư cách pháp nhân. 71. Nghĩa vụ pháp lý đồng nhất với hành vi pháp lý của chủ thể. Sai. Nghĩa vụ pháp lý là những điều được quy định trong văn bản pháp lý. Hành vi pháp lý là những hành vi xảy ra phụ thuộc vào ý chí của cá nhân (có thể phù hợp hoặc vi phạm văn bản pháp lý) 72. Chủ thể của hành vi pháp luật luôn là chủ thể của quan hệ pháp luật và ngược lại. Sai. các quan hệ pháp luật chỉ xuất hiện khi có sự kiện pháp lý chủ thể của hành vi pháp luật thì không. 73. Năng lực pháp luật của người đã thành niên thì rộng hơn người chưa thành niên. Sai. Năng lực pháp luật của mọi người là như nhau, xuất hiện từ khi ra đời (trừ khi bị hạn chế bởi pháp luật).
  11. TÀI LIỆU ÔN TẬP – PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Sản phẩm của tập thể KSTN Toán Tin – K61 74. Năng lực pháp luật của các cá nhân chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật. Đúng. NLPL của các cá nhân chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế , chính trị, xã hội 75. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là những hành vi trái pháp luật. Đúng. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, vi phạm những quy định trong các quy phạm pháp luật, gây thiệt hại cho xã hội. 76. Mọi biện pháp cưỡng chế của nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháp lý. Đúng. Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật. Đây là điểm khác biệt giữa trách nhiệm pháp lý với các biện pháp cưỡng chế khác của nhà nước như bắt buộc chữa bệnh, giải phóng mặt bằng 77. Những quan điểm tiêu cực của chủ thể vi phạm pháp luật được xem là biểu hiện bên ngoài (mặt khách quan) của vi phạm pháp luật. Sai. Biểu hiện của vi phạm pháp luật phải là những hành vi, không phải quan điểm. 78. Hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra đều phải là sự thiệt hại về vật chất. Sai. Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra có thể là thiệt hại về mặt vật chất, tinh thần hoặc những thiệt hại khác cho xã hội. 79. Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật. Sai. Nó còn có thể là thiệt hại về tinh thần. 80. Chủ thể của vi phạm pháp luật có thể chịu đồng thời nhiều trách nhiệm pháp lý. Đúng. Ví dụ một người phạm tội vừa có thể bị phạt tiền, vừa có thể phải ngồi tù, tùy theo loại, mức độ vi phạm và các tình tiết tăng nặng. 81. Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì không bị xem là có lỗi. Sai. Đây là lỗi vô ý do cẩu thả. Chủ thể không nhìn thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội trong điều kiện mà đáng lẽ ra phải thấy trước.
  12. TÀI LIỆU ÔN TẬP – PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Sản phẩm của tập thể KSTN Toán Tin – K61 82. Hành vi chưa gây thiệt hại cho xã hội thì chưa bị xem là vi phạm pháp luật. Sai. Hành vi mà gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội, được quy định trong các văn bản pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật. 83. Phải là người đủ 18 tuổi trở lên thì mới được coi là chủ thể của vi phạm pháp luật. Sai. Chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật có thể là bất cứ cá nhân tổ chức nào có năng lực trách nhiệm pháp lý. 84. Sự thiệt hại thực tế xảy ra cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật. Sai. Chỉ cần đe dọa gây thiệt hại cho xã hội cũng có thể là dấu hiệu trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật. 85. Một hành vi vừa có thể đồng thời là vi phạm pháp luật hình sự vừa là vi phạm pháp luật hành chính, nhưng không thể đồng thời là vi phạm pháp luật dân sự, vừa là vi phạm pháp luật hình sự Sai. Hành vi vi phạm hành chính thì chủ thể chưa cấu thành tội phạm, còn hành vi vi phạm luật hình sự thì chủ thể là tội phạm, gây nguy hại hoặc đe dọa gây nguy hại cho xã hội. 86. Trách nhiệm pháp lý là bộ phận chế tài trong quy phạm pháp luật. Sai. Đây chỉ là định nghĩa trách nhiệm pháp lý theo hướng tiêu cực. Theo hướng tích cực, các biện pháp cưỡng chế hành chính nhắm ngăn chặn dịch bệnh không là bộ phận chế tài trong quy phạm pháp luật. 87. Mọi biện pháp cưỡng chế của nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháp lý và ngược lại. Đúng. Biện pháp trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với biện pháp cưỡng chế của nhà nước. 88. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý. Sai. Ví dụ : hành vi hiếp dâm là vi phạm pháp luật, nhưng trong đa số trường hợp, nếu nạn nhân bác đơn hoặc không tố giác thì chủ thể sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý. 89. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật. Sai. Không phải tất cả hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật. Vì chỉ có hành vi trái pháp luật nào được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mới có thể là hành vi vi phạm pháp luật. Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi. Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi Nghĩa là xác định trạng
  13. TÀI LIỆU ÔN TẬP – PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Sản phẩm của tập thể KSTN Toán Tin – K61 thái tâm lý của người thực hiện hành vi đó, xác định lỗi của họ. Bởi vì nếu một hành vi được thưcn hiện do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan và chủ thể không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn được cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì hành vi đó không thể coi là có lỗi, không thể coi là vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó hành vi trái pháp luật của những người mất trí (tâm thần), trẻ em (chưa đến độ tuổi theo quy định của PL) cũng không được coi là VPPL vì họ không có khả năng nhận thức điều khiển được hành vi của mình. 90. Quan điểm tiêu cực của các chủ thể vi phạm pháp luật được xem là biểu hiện bên ngoài của vi phạm pháp luật. Sai. Biểu hiện của vi phạm pháp luật phải là những hành vi, không phải quan điểm. 91. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được thực hiện dưới dạng vật chất. Sai. Nó còn có thể hiện dưới dạng tổn hại tinh thần hoặc đe dọa tổn hại. 92. Một vi phạm pháp luật không thể đồng thời gánh chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý. Sai. Một vi phạm pháp luật vẫn có thể vừa gánh trách nhiệm hành chính, vừa gánh trách nhiệm dân sự.