Bài giảng Phương pháp nghiên cứu - Chương 1: Khung thiết kế nghiên cứu
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Phương pháp nghiên cứu - Chương 1: Khung thiết kế nghiên cứu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_phuong_phap_nghien_cuu_chuong_1_khung_thiet_ke_ngh.pdf
Nội dung text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu - Chương 1: Khung thiết kế nghiên cứu
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu - 2nd ed. Niên khoá 2011-2013 Bài đọc Ch.1: Khung thiết kế nghiên cứu Chương 1 Khung thiết kế nghiên cứu Trong hai thập niên vừa qua, các cách tiếp cận nghiên cứu đã nhân rộng đến mức mà các nhà nghiên cứu giờ đây đã có nhiều chọn lựa. Đối với những người thiết kế một đề xuất hay kế hoạch nghiên cứu, tôi khuyến nghị nên theo một khung thiết kế chung để định hướng cho mọi khía cạnh của nghiên cứu, từ việc đánh giá các quan điểm triết học tổng quát hàm chứa trong nghiên cứu cho đến việc thu thập cơ sở dữ liệu chi tiết và thực hiện quá trình phân tích. Việc sử dụng khung thiết kế còn giúp các nhà nghiên cứu đưa vào kế hoạch của họ những ý tưởng có sơ sở vững chắc trong ngành của mình và được công nhận bởi độc giả (ví dụ như hội đồng khoa), những người đọc và hỗ trợ đề xuất nghiên cứu. Để thiết kế một đề xuất nghiên cứu, người ta thường có những loại khung thiết kế nào? Cho dù tư liệu nghiên cứu đầy rẫy các loại hình và thuật ngữ khác nhau, tôi sẽ tập trung vào ba loại: tiếp cận định lượng, tiếp cận định tính, và tiếp cận theo các phương pháp kết hợp (gọi tắt là tiếp cận kết hợp). Cách tiếp cận thứ nhất đã có đối với các nhà khoa học xã hội và nhân văn từ nhiều năm nay, cách tiếp cận thứ hai mới nổi lên chủ yếu trong ba hay bốn thập niên vừa qua, và cách tiếp cận cuối cùng hiện vẫn còn mới mẻ và đang phát triển về cả hình thức và nội dung. Chương này giới thiệu với các độc giả ba cách tiếp cận nghiên cứu. Tôi đề nghị rằng để tìm hiểu những cách tiếp cận này, người viết đề xuất nghiên cứu cần xem xét ba yếu tố của khung thiết kế: các giả định triết học về điều gì tạo thành các nhận định tri thức (knowledge claims); các qui trình nghiên cứu chung được gọi là các chiến lược tìm hiểu (strategies of inquiries); và các qui trình chi tiết để thu thập số liệu, phân tích, và viết nghiên cứu, được gọi là các phương pháp (methods). Các cách tiếp cận nghiên cứu định tính, định lượng, và kết hợp sẽ bố trí từng yếu tố trong ba yếu tố này một cách khác nhau, và những điểm khác biệt đó sẽ được vạch ra và thảo luận trong chương này. Sau đó, chúng ta sẽ trình bày các tình huống tiêu biểu kết hợp ba yếu tố này, tiếp theo là những lý do khiến ta nên chọn một cách tiếp cận này so với một cách tiếp cận khác khi thiết kế một nghiên cứu. Thảo luận này không phải là một chuyên luận triết học về bản chất của tri thức, nhưng nó sẽ đặt nền tảng thực hành trong một số ý tưởng triết học hàm chứa trong nghiên cứu. BA YẾU TỐ CỦA VIỆC TÌM HIỂU Trong ấn bản đầu tiên của quyển sách này, tôi đã sử dụng hai cách tiếp cận - định tính và định lượng. Tôi đã mô tả từng cách tiếp cận theo các giả định triết học khác nhau về bản chất của thực tại, nhận thức luận, các giá trị, thuật hùng biện của nghiên cứu, và phương pháp luận (Creswell, 1994). Một vài diễn tiến phát triển trong thập niên vừa qua đã dẫn đến việc xem xét lại quan điểm này. Việc nghiên cứu các phương pháp kết hợp đã đến thời điểm chín muồi. Chỉ kể đến hai phương pháp định tính và định lượng không thôi thì sẽ thiếu một số cách tiếp cận chính đang hiện được sử dụng trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Các giả định triết học khác ngoài những giả định được trình bày vào năm 1994 đã được thảo luận rộng rãi trong tư liệu nghiên cứu. Đáng kể nhất là các quan điểm phê phán, các quan điểm ủng hộ/ tham gia, và các quan điểm thực dụng (ví dụ như trong nghiên cứu của Lincoln & John W. Creswell 1 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Tự Anh
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu - 2nd ed. Bài đọc Ch.1: Khung thiết kế nghiên cứu Guba, 2000; Tashakkori & Teddlie, 1998) đang được thảo luận rộng rãi. Cho dù các ý tưởng triết học nhìn chung vẫn còn “ẩn giấu” trong nghiên cứu (Slife & Williams, 1995), những ý tưởng đó vẫn ảnh hưởng đến thông lệ thực hành công việc nghiên cứu và cần được nhận diện. Cuối cùng, thông lệ thực hành nghiên cứu (như viết một đề xuất nghiên cứu) liên quan đến nhiều thứ hơn chứ không chỉ là các giả định triết học. Các ý tưởng triết học phải được kết hợp với các cách tiếp cận nghiên cứu bao quát (các chiến lược) và được thực hiện bằng các qui trình cụ thể (các phương pháp). Như vậy, cần phải có một khung thiết kế để kết hợp các yếu tố ý tưởng triết học, chiến lược, và phương pháp vào ba cách tiếp cận nghiên cứu. Ý tưởng của Crotty (1998) đã xây dựng nền móng cho khung thiết kế này. Ông đề xuất rằng khi thiết kế một đề xuất nghiên cứu, ta xem xét bốn vấn đề: 1. Nhận thức luận nào (hay lý thuyết tri thức nào bao quanh quan điểm lý thuyết) sẽ thấm nhuần trong nghiên cứu (ví dụ như chủ nghĩa khách quan, chủ nghĩa chủ quan)? 2. Quan điểm lý thuyết nào (hay quan điểm triết học nào) ẩn chứa sau phương pháp luận đang xem xét (ví dụ chủ nghĩa thực chứng và hậu thực chứng, chủ nghĩa diễn giải, lý thuyết phê phán v.v )? 3. Phương pháp luận nào (hay chiến lược, kế hoạch hành động kết nối các phương pháp với kết quả) sẽ chi phối việc chọn lựa và sử dụng phương pháp (ví dụ như nghiên cứu thí nghiệm, nghiên cứu điều tra khảo sát, dân tộc học v.v )? 4. Các phương pháp nào (nghĩa là các kỹ thuật và qui trình nào) mà chúng ta đề xuất sử dụng (ví dụ như sử dụng bảng câu hỏi, phỏng vấn, nhóm tập trung v.v )? Bốn câu hỏi này cho thấy các mức độ quyết định liên quan lẫn nhau trong quá trình thiết kế nghiên cứu. Hơn nữa, những khía cạnh này là cơ sở của việc chọn lựa cách tiếp cận, bao gồm từ những giả định tổng quát dẫn đến dự án cho đến những quyết định thực tiễn hơn về cách thức thu thập và phân tích dữ liệu. Ghi nhớ những ý tưởng này, tôi khái niệm hoá mô hình của Crotty để nhắm đến ba câu hỏi trọng tâm của việc thiết kế nghiên cứu: 1. Những nhận định tri thức nào đang được nhà nghiên cứu đưa ra (bao gồm một quan điểm lý thuyết)? 2. Các chiến lược tìm hiểu nào sẽ làm cơ sở cho việc xây dựng các qui trình? 3. Các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu nào sẽ được sử dụng? Kế đến, tôi vẽ một bức tranh, như trong hình 1.1. Hình này trình bày xem thử ba yếu tố (bao gồm các nhận định tri thức, các chiến lược và các phương pháp) sẽ kết hợp với nhau như thế nào để tạo thành các cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau. Tiếp đến, các cách tiếp cận này được chuyển thành các qui trình thiết kế nghiên cứu. Các bước sơ bộ trong việc thiết kế một đề xuất nghiên cứu là để đánh giá các nhận định tri thức dẫn đến nghiên cứu, để xem xét chiến lược tìm hiểu sẽ được sử dụng, và để vạch ra các phương pháp cụ thể. Sử dụng ba yếu tố này, nhà nghiên cứu có thể chọn cách tiếp cận định tính, định lượng hay kết hợp. John W. Creswell 2 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Tự Anh
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu - 2nd ed. Bài đọc Ch.1: Khung thiết kế nghiên cứu Hình 1.1 Các nhận định tri thức, các chiến lược tìm hiểu thông tin, và các phương pháp dẫn đến các cách tiếp cận và quá trình thiết kế Các yếu tố tìm hiểu Các nhận định tri thức khác nhau Các cách tiếp cận nghiên cứu Các qui trình thiết kế Định tính nghiên cứu Các chiến lược tìm hiểu Định lượng Kết hợp Các câu hỏi Chuyển thành Các lăng kính lý thuyết Được nhà nghiên cứu thực tế Thu thập dữ liệu khái niệm hoá Phân tích dữ liệu Chắp bút Các phương pháp Duyệt và công nhận Các nhận định tri thức khác nhau Phát biểu một nhận định tri thức có nghĩa là nhà nghiên cứu bắt đầu một dự án bằng những giả định nhất định về cách thức học hỏi và những gì họ sẽ học hỏi trong quá trình tìm hiểu hay nghiên cứu. Những nhận định này có thể được gọi là các hệ thuyết (paradigm) (Lincoln && Guba, 2000; Mertens, 1998); các giả định triết học, nhận thức luận, và bản thể học (Crotty, 1998); hay các phương pháp luận nghiên cứu được nhìn nhận rộng rãi (Neuman, 2000). Về mặt triết học, các nhà nghiên cứu đưa ra nhận định về tri thức là gì (bản thể học), chúng ta biết nó bằng cách nào (nhận thức luận), những giá trị gì trong đó (axiology - giá trị học), làm thế nào ta viết ra được tri thức đó (thuật hùng biện), và các quá trình nghiên cứu tri thức đó (phương pháp luận) (Creswell, 1994). Chúng ta sẽ thảo luận bốn trường phái về nhận định tri thức: chủ nghĩa hậu thực chứng (postpositivism), chủ nghĩa kiến tạo (constructivism), quan điểm ủng hộ/tham gia (advocacy/participatory), và chủ nghĩa thực dụng (pragmatism). Các yếu tố chính của từng quan điểm được trình bày trong bảng 1.1. Trong phần thảo luận tiếp theo, tôi sẽ cố gắng lý giải các ý tưởng triết học tổng quát của các quan điểm này trong thực hành. Bảng 1.1 Các quan điểm nhận định tri thức khác nhau Chủ nghĩa hậu thực chứng Chủ nghĩa kiến tạo Tất định luận (determinism) Tìm hiểu Quy giản luận (reductionism) Ý nghĩa của nhiều người tham gia Quan sát và đo lường thực nghiệm Xây dựng lịch sử và xã hội Xác minh lý thuyết Tạo ra lý thuyết Quan điểm ủng hộ/ tham gia Chủ nghĩa thực dụng Chính trị Các hệ quả của hành động Hướng tới các vấn đề tăng quyền Đặt trọng tâm vào vấn đề Cộng tác Đa nguyên Hướng tới sự thay đổi Hướng tới thực hành trong thế giới thực tế John W. Creswell 3 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Tự Anh
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu - 2nd ed. Bài đọc Ch.1: Khung thiết kế nghiên cứu Các nhận định tri thức hậu thực chứng Theo truyền thống, các giả định hậu thực chứng đã chi phối các nhận định về tri thức. Quan điểm này đôi khi được gọi là “phương pháp khoa học” hay làm nghiên cứu “khoa học”. Nó cũng còn được gọi là nghiên cứu định lượng, nghiên cứu thực chứng/ hậu thực chứng, khoa học thực nghiệm, và chủ nghĩa hậu thực chứng. Thuật ngữ cuối cùng, “chủ nghĩa hậu thực chứng”, liên quan đến tư duy sau thực chứng, thách thức khái niệm truyền thống về sự thật tuyệt đối của tri thức (Phillips & Burbules, 2000) và công nhận rằng chúng ta không thể “thực chứng” về những nhận định tri thức của ta khi nghiên cứu hành vi và hành động của con người. Truyền thống hậu thực chứng xuất phát từ các tác giả thế kỷ 19 như Comte, Mill, Durkheim, Newton, và Locke (Smith, 1983), và gần đây được trình bày khúc chiết bởi các tác giả như Phillips và Burbules (2000). Chủ nghĩa hậu thực chứng phản ánh triết lý tất định (deterministic philosophy), trong đó các nguyên nhân sẽ xác định các kết quả hay ảnh hưởng. Như vậy, những vấn đề được nghiên cứu bởi các nhà hậu thực chứng phản ánh nhu cầu xem xét những nguyên nhân ảnh hưởng đến các kết quả, như những vấn đề được xem xét trong thực nghiệm. Nó cũng có tính chất quy giản (reductionistic) ở chỗ, dự định của nó là thu gọn các ý tưởng thành một tập hợp các ý tưởng nhỏ, riêng biệt, để kiểm nghiệm, như các biến số tạo nên các giả thiết và câu hỏi nghiên cứu. Những tri thức phát triển thông qua lăng kính hậu thực chứng được dựa vào quan sát cẩn thận và đo lường hiện thực khách quan tồn tại trong thế giới “ngoài kia”. Vì thế, việc triển khai các thước đo bằng số cho các quan sát và nghiên cứu hành vi cá nhân trở nên quan trọng đối với một nhà hậu thực chứng. Cuối cùng, có những qui luật hay lý thuyết chi phối thế giới, và những qui luật hay lý thuyết này cần được kiểm nghiệm hay xác minh và sàng lọc sao cho ta có thể hiểu được thế giới. Như vậy, trong phương pháp khoa học – cách tiếp cận nghiên cứu được các nhà hậu thực chứng chấp thuận – một cá nhân bắt đầu bằng một lý thuyết, thu thập số liệu ủng hộ hay bác bỏ lý thuyết, rồi thực hiện việc điều chỉnh cần thiết trước khi thực hiện các kiểm nghiệm bổ sung. Khi đọc nghiên cứu của Phillips và Burbules (2000), người ta có thể hiểu ý nghĩa của các giả định then chốt của quan điểm này như sau: 1. Tri thức có tính chất phỏng đoán (và chống lại nền tảng) – không thể tìm thấy sự thật tuyệt đối. Như vậy, bằng chứng được thiết lập trong một nghiên cứu luôn luôn không hoàn hảo và có thể sai lầm. Chính vì lý do này mà các nhà nghiên cứu không chứng minh các giả thuyết là đúng, thay vào đó, họ chỉ ra rằng giả thuyết không thể bị bác bỏ. 2. Nghiên cứu là quá trình đưa ra các nhận định rồi làm mịn thêm hay bỏ bớt một số để cho các nhận định khác trở nên bảo đảm hơn. Ví dụ, hầu hết các nghiên cứu định lượng bắt đầu bằng việc kiểm định một lý thuyết. 3. Số liệu, bằng chứng, và các cân nhắc duy lý giúp định hình tri thức. Trong thực tiễn, các nhà nghiên cứu thu thập thông tin bằng các công cụ dựa vào các thước đo do những người tham gia hoàn tất hay theo các quan sát do nhà nghiên cứu ghi nhận. 4. Công việc nghiên cứu tìm cách xây dựng các phát biểu đúng đắn phù hợp, những phát biểu có thể phục vụ cho việc giải thích tình hình đang được quan tâm hay mô tả mối quan hệ nhân quả đang được xem xét. Trong các nghiên cứu định lượng, các nhà nghiên cứu đưa ra mối quan hệ giữa các biến và sắp đặt mối quan hệ này theo các câu hỏi hay các giả thuyết. 5. Tính khách quan là yêu cầu thiết yếu của nghiên cứu, và vì lý do đó, các nhà nghiên cứu phải xem xét các phương pháp và kết luận xem chúng có bị thiên lệch hay không. Ví dụ, các tiêu chuẩn về giá trị và độ tin cậy là quan trọng trong một nghiên cứu định lượng. John W. Creswell 4 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Tự Anh
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu - 2nd ed. Bài đọc Ch.1: Khung thiết kế nghiên cứu Các nhận định tri thức do xã hội xây dựng Những người khác nhận định tri thức thông qua một quá trình và tập hợp giả định khác. Chủ nghĩa kiến tạo xã hội (thường được kết hợp với chủ nghĩa diễn giải (interpretivism); xem Mertens, 1998) là một quan điểm như thế. Các ý tưởng xuất phát từ Mannheim và từ các công trình nghiên cứu như Xây dựng thực tế xã hội (The Social Construction of Reality, 1967) của Berger và Luckmann và Tìm hiểu tự nhiên (Naturalistic Inquiry, 1985) của Lincohn và Guba. Các tác giả gần đây hơn tóm tắt quan điểm này là Lincoln và Guba (2000). Schwandt (2000), Neuman (2000), và Crotty (1998), cùng các tác giả khác. Các giả định được đưa ra trong các nghiên cứu này cho rằng các cá nhân tìm hiểu về thế giới nơi họ sống và làm việc. Họ xây dựng ý nghĩa chủ quan về các kinh nghiệm – các ý nghĩa hướng tới các đối tượng hay sự việc nhất định. Các ý nghĩa này thay đổi và đa dạng, đưa nhà nghiên cứu đến chỗ tìm kiếm sự phức tạp của các quan điểm thay vì thu gọn ý nghĩa thành một vài loại hay ý tưởng. Khi đó, mục tiêu của nghiên cứu là dựa một cách tối đa vào quan điểm của những người tham gia về tình huống đang được xem xét. Các câu hỏi trở nên mở rộng và khái quát để những người tham dự có thể xây dựng ý nghĩa của một tình huống, một ý nghĩa thường được hun đúc trong các cuộc thảo luận hay trao đổi với những người khác. Câu hỏi càng mở (open-ended) càng tốt, vì nhà nghiên cứu cẩn thận lắng nghe những gì người ta nói hay làm trong bối cảnh sống của họ. Thông thường, các ý nghĩa chủ quan này được thương lượng về mặt xã hội và lịch sử. Nói cách khác, các ý nghĩa này không chỉ đơn thuần ăn sâu vào các cá nhân mà còn được tạo thành thông qua tương tác với người khác (vì thế gọi là chủ nghĩa kiến tạo xã hội) và thông qua các chuẩn mực văn hoá và lịch sử hoạt động trong cuộc sống của các cá nhân. Như vậy, các nhà nghiên cứu xây dựng thường nhắm đến “các quá trình” tương tác giữa các cá nhân. Họ cũng tập trung vào các bối cảnh cụ thể nơi người ta sống và làm việc nhằm tìm hiểu bối cảnh lịch sử và văn hoá của những người tham dự. Các nhà nghiên cứu công nhận rằng hoàn cảnh riêng của họ sẽ định hình cách diễn giải của họ, và họ tự đặt vị trí của mình trong nghiên cứu để công nhận việc diễn giải xuất phát từ các kinh nghiệm lịch sử, văn hoá và cá nhân. Khi đó, dự định của nhà nghiên cứu là diễn giải ý nghĩa mà những người khác có được về thế giới. Thay vì bắt đầu bằng một lý thuyết (như trong chủ nghĩa thực chứng), những người tìm hiểu tạo ra hay triển khai một lý thuyết hay phương thức diễn tiến của ý nghĩa. Ví dụ, khi thảo luận về chủ nghĩa kiến tạo, Crotty (1998) nêu lên một vài giả định: 1. Các ý nghĩa được con người xây dựng khi họ tham gia vào thế giới mà họ đang lý giải. Các nhà nghiên cứu định tính có xu hướng sử dụng những câu hỏi mở để người tham dự có thể trình bày quan điểm của họ. 2. Con người tham gia vào thế giới và diễn giải thế giới dựa vào quan điểm lịch sử và xã hội – chúng ta được sinh ra trong một thế giới với những ý nghĩa đến với ta thông qua văn hoá. Vì thế, các nhà nghiên cứu định tính tìm hiểu bối cảnh của những người tham dự thông qua tham quan bối cảnh này và đích thân thu thập thông tin. Họ cũng lý giải những điều họ tìm thấy, cách lý giải định hình bởi kinh nghiệm và nền tảng riêng của nhà nghiên cứu. 3. Sự khái quát cơ bản về ý nghĩa luôn luôn mang tính chất xã hội, phát sinh bên trong và bên ngoài sự tương tác với cộng đồng con người. Quá trình nghiên cứu định lượng nhìn chung mang tính chất qui nạp, nhà nghiên cứu tạo ra ý nghĩa từ những dữ liệu thu thập tại chỗ. John W. Creswell 5 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Tự Anh
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu - 2nd ed. Bài đọc Ch.1: Khung thiết kế nghiên cứu Các nhận định tri thức trên tinh thần ủng hộ/ tham gia Một nhóm nhà nghiên cứu khác nhận định tri thức thông qua cách tiếp cận ủng hộ/tham gia. Quan điểm này phát sinh từ thập niên 80 và 90 từ những cá nhân cảm thấy các giả định hậu thực chứng áp đặt những lý thuyết và qui luật cơ cấu không phù hợp với những cá nhân và những nhóm bị gạt ra bên lề xã hội hoặc không giải quyết thoả đáng những vấn đề công lý xã hội. Theo dòng lịch sử, một số tác giả có tinh thần ủng hộ/ tham gia (hay tinh thần giải phóng) đã dựa vào các nghiên cứu của Marx, Adorno, Marcuse, Habermas, và Freire (Neuman, 2000). Gần đây hơn, ta có thể đọc các công trình nghiên cứu của Fay (1987), Heron và Reason (1997), Kemmis và Wilkinson (1998) đi theo quan điểm này. Chủ yếu, các nhà nghiên cứu này cảm thấy rằng chủ nghĩa kiến tạo không đi đủ xa để kêu gọi một chương trình hành động nhằm giúp đỡ những người bị gạt ra bên lề xã hội. Các nhà nghiên cứu này tin rằng việc tìm hiểu cần phải đan xen với chính trị và chương trình hành động chính trị. Vì thế, việc nghiên cứu nên bao hàm một chương trình hành động cải cách để có thể làm thay đổi đời sống của những người tham gia, các thể chế hay tổ chức nơi các cá nhân đang sống hay làm việc, và đời sống của nhà nghiên cứu. Hơn nữa, những vấn đề cụ thể cần giải quyết đề cập đến những vấn đề xã hội quan trọng của thời cuộc, những vấn đề như tăng quyền, bất bình đẳng, áp bức, thống trị, ức chế, và cô lập. Các nhà nghiên cứu có tinh thần ủng hộ thường bắt đầu bằng một trong những vấn đề này làm tiêu điểm nghiên cứu. Nghiên cứu này cũng giả định rằng nhà nghiên cứu sẽ tiến hành trên tinh thần cộng tác để không làm những người tham gia bị gạt ra bên lề xã hội thêm nữa như một hệ quả của việc nghiên cứu. Theo ý nghĩa này, những người tham gia có thể giúp xây dựng các câu hỏi, thu thập số liệu, phân tích thông tin, hay được khen thưởng vì tham gia vào công việc nghiên cứu. “Tiếng nói” của những người tham gia trở thành tiếng nói thống nhất kêu gọi cải cách và thay đổi. Sự ủng hộ hay kêu gọi này có thể nhằm mang lại tiếng nói cho những người tham gia này, nâng cao ý thức của họ, hay đặt ra một chương trình hành động để thay đổi nhằm cải thiện đời sống của những người tham gia. Nằm trong khuôn khổ các nhận định tri thức này là quan điểm của các nhóm và các cá nhân trong xã hội, những người có thể bị gạt ra bên lề xã hội hay bị tước quyền công dân. Do đó, các quan điểm lý thuyết có thể được hoà nhập vào những giả định triết học để xây dựng một bức tranh về các vấn đề đang được xem xét, những con người đang được nghiên cứu, và những thay đổi cần thiết. Một số quan điểm lý thuyết này được liệt kê dưới đây: Quan điểm nam nữ bình quyền chú trọng và đưa ra những tình huống khó khăn khác nhau của phụ nữ và các thể chế làm khuôn khổ cho các tình huống này. Các chủ đề nghiên cứu có thể bao gồm các vấn đề chính sách liên quan đến thực hiện công bằng xã hội đối với phụ nữ trong những bối cảnh cụ thể hay tri thức về các tình huống áp bức phụ nữ (Olesen, 2000). Các bài diễn thuyết phân biệt chủng tộc làm phát sinh những câu hỏi quan trọng về việc kiểm soát và kiến tạo tri thức, đặc biệt là tri thức về con người và các xã hội da màu (Ladson Billings, 2000). Các quan điểm theo lý thuyết phê phán quan tâm đến việc trao quyền cho con người để vượt qua những ràng buộc áp đặt cho họ bởi sắc tộc, giai cấp, và giới tính (Fay, 1987). Lý thuyết đồng tính luyến ái tập trung vào những cá nhân tự nhận là đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng giới, hay chuyển đổi giới. Việc nghiên cứu có thể ít thể hiện khách quan hơn, có thể quan tâm hơn đến các phương tiện tôn giáo và chính trị, và có thể truyền đạt tiếng nói và kinh nghiệm của những cá nhân bị đè nén (Gamson, 2000). Tìm hiểu về người khuyết tật nhắm đến ý nghĩa của việc bao gồm trong nhà trường và bao quanh các nhà quản lý, nhà giáo và các bậc phụ huynh có con em khuyết tật (Mertens, 1998). John W. Creswell 6 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Tự Anh
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu - 2nd ed. Bài đọc Ch.1: Khung thiết kế nghiên cứu Đây là các đề tài và các nhóm khác nhau và việc tóm tắt của tôi ở đây chỉ là sự khái quát hoá chưa đầy đủ. Thật là bổ ích khi ta xem lại tóm tắt của Kemmis và Wilkinson (1998) về các tính năng chính của dạng nghiên cứu ủng hộ hay tham gia: 1. Hành động tham gia có tính đệ quy (recursive) hay biện chứng (dialectical) và tập trung vào việc mang lại sự thay đổi trong thực tiễn. Như vậy, ở cuối các nghiên cứu ủng hộ/ tham gia, các nhà nghiên cứu đưa ra một chương trình hành động để thay đổi. 2. Dạng nghiên cứu này tập trung vào việc giúp các cá nhân giải thoát chính họ khỏi những ràng buộc nhận thấy trong truyền thông, trong ngôn ngữ, trong các qui trình làm việc, và trong các mối quan hệ thế lực trong bối cảnh giáo dục. Các nghiên cứu ủng hộ/ tham gia thường bắt đầu bằng một quan điểm quan trọng về những vấn đề trục trặc trong xã hội, như nhu cầu tăng quyền. 3. Dạng nghiên cứu này có tính chất giải phóng ở chỗ nó giúp tháo gông cùm cho con người thoát khỏi những ràng buộc của các cơ cấu bất công và bất hợp lý làm hạn chế sự tự phát triển và tự quyết định. Mục đích của các nghiên cứu ủng hộ/ tham gia là tạo ra thảo luận và tranh luận chính trị để thay đổi có thể xảy ra. 4. Dạng nghiên cứu này có tính thực tiễn và cộng tác vì đó là công việc nghiên cứu được hoàn tất “cùng với” những người khác chứ không phải “về” những người khác hay “đối với” những người khác. Trên tinh thần này, các tác giả có tinh thần ủng hộ/tham gia cùng hợp tác với những người tham dự như những người cộng tác năng động trong các nghiên cứu của họ. Các nhận định tri thức thực dụng Một quan điểm khác về các nhận định tri thức xuất phát từ những người theo chủ nghĩa thực dụng. Chủ nghĩa thực dụng phát sinh từ nghiên cứu của Peirce, James, Mead, và Dewey (Cherryholmes, 1992). Các tác giả gần đây bao gồm Rorty (1990), Murphy (1990), Patton (1990), và Cherryholmes (1992). Có nhiều dạng thực dụng. Phần lớn, các nhận định tri thức phát sinh từ các hành động, tình huống, và các hệ quả hơn là từ các điều kiện tiền lệ (như trong chủ nghĩa hậu thực chứng). Có một mối quan tâm về các ứng dụng, hay về những gì có tác dụng, và các giải pháp của vấn đề (Patton, 1990). Vấn đề, chứ không phải phương pháp, là quan trọng hơn cả, và các nhà nghiên cứu sử dụng mọi cách tiếp cận để tìm hiểu vấn đề (txem Rossman & Wilson, 1985). Như một nền tảng triết học của những nghiên cứu theo nhiều phương pháp kết hợp, Tashakkori và Teddlie (1998) và Patton (1990) truyền đạt tầm quan trọng của việc tập trung chú ý vào vấn đề nghiên cứu trong nghiên cứu khoa học xã hội và sau đó sử dụng các cách tiếp cận đa nguyên để suy ra tri thức về vấn đề. Theo Cherryholmes (1992), Murphy (1990), và lý giải riêng của tôi về các tác giả này, chủ nghĩa thực dụng mang lại nền tảng cho các nhận định tri thức sau đây: 1. Chủ nghĩa thực dụng không cam kết gắn bó với một hệ thống triết lý và thực tại nào. Điều này áp dụng cho việc nghiên cứu bằng các phương pháp kết hợp trong đó nhà nghiên cứu tự do dựa vào cả các giả định định lượng và định tính khi họ tham gia vào việc nghiên cứu. 2. Các nhà nghiên cứu được tự do chọn lựa. Họ được “tự do” chọn các phương pháp, các kỹ thuật, và các qui trình nghiên cứu phù hợp tốt nhất với các nhu cầu và mục đích của họ. 3. Những người theo chủ nghĩa thực dụng không nhìn nhận thế giới như một thể thống nhất tuyệt đối. Theo một cách thức tương tự, các nhà nghiên cứu theo phương pháp kết hợp cũng tìm kiếm nhiều cách tiếp cận để thu thập và xử lý số liệu thay vì chỉ đi theo một đường lối duy nhất (ví dụ như định lượng hay định tính). 4. Chân lý là điều có tác dụng trong một thời gian nào đó; nó không dựa vào thuyết nhị nguyên nghiêm ngặt giữa tư duy và một thực tế hoàn toàn độc lập với tư duy. Như vậy, khi vận dụng các phương pháp kết hợp, các nhà nghiên cứu sử dụng cả dữ liệu định tính lẫn định lượng vì chúng có tác dụng mang lại sự am hiểu tốt nhất về vấn đề nghiên cứu. John W. Creswell 7 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Tự Anh
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu - 2nd ed. Bài đọc Ch.1: Khung thiết kế nghiên cứu 5. Các nhà nghiên cứu thực dụng tìm kiếm “vấn đề” và “cách thức” nghiên cứu dựa vào các hệ quả dự định của vấn đề - họ muốn đi đến đâu với vấn đề đó. Các nhà nghiên cứu theo phương pháp kết hợp cần xây dựng một mục đích cho việc “kết hợp” của họ, một cơ sở lý luận về những nguyên nhân khiến cần phải kết hợp cả các số liệu định tính và định lượng ngay từ đầu. 6. Các nhà nghiên cứu thực dụng đồng ý rằng công việc nghiên cứu luôn luôn xảy ra trong bối cảnh, xã hội, lịch sử, chính trị v.v. Bằng cách này, các nghiên cứu theo phương pháp kết hợp có thể bao hàm một bước ngoặt hậu hiện đại, một lăng kính lý thuyết có tính phản thân của các mục tiêu công lý và chính trị. 7. Các nhà nghiên cứu thực dụng tin rằng ta cần ngưng đặt câu hỏi về thực tế và qui luật tự nhiên. “Họ đơn giản chỉ thích thay đổi đối tượng” (Rotty, 1983, trang xiv). Như vậy, đối với nhà nghiên cứu theo các phương pháp kết hợp, chủ nghĩa thực dụng mở ra cánh cửa cho nhiều phương pháp, các quan điểm nhìn về thế giới khác nhau, và các giả định khác nhau, cũng như các hình thức thu thập và phân tích dữ liệu khác nhau trong nghiên cứu theo các phương pháp kết hợp. Các chiến lược tìm hiểu Nhà nghiên cứu đi đến việc chọn lựa các giả định về các nhận định tri thức khi thiết kế nghiên cứu. Ngoài ra, hoạt động ở cấp độ ứng dụng nhiều hơn là các chiến lược tìm hiểu (hay các truyền thống tìm hiểu, Creswell, 1998; hay các phương pháp luận, Mertens, 1998) mang lại sự định hướng cụ thể về các qui trình trong thiết kế nghiên cứu. Cũng giống như các nhận định tri thức, các chiến lược đã nhân rộng qua nhiều năm khi công nghệ điện toán giúp đẩy mạnh việc phân tích số liệu và khả năng phân tích các mô hình phức tạp, và khi các cá nhân vạch ra các qui trình mới để thực hiện nghiên cứu khoa học xã hội. Các chiến lược tìm hiểu này góp phần vào cách tiếp cận nghiên cứu chung của chúng ta. Các chiến lược chính được triển khai trong khoa học xã hội sẽ được thảo luận trong các chương 9, 10, và 11 quyển sách này. Thay vì tìm hiểu toàn bộ hay nhiều chiến lược, chương này sẽ tập trung vào những chiến lược thường được sử dụng trong khoa học xã hội. Ở đây tôi sẽ giới thiệu những chiến lược sẽ được thảo luận về sau và được trích dẫn trong các ví dụ nghiên cứu trong cả quyển sách. Bảng 1.2 trình bày tổng quan về các chiến lược này. Bảng 1.2 Các chiến lược tìm hiểu khác nhau Định lượng Định tính Kết hợp Các thiết kế thí nghiệm Tường thuật Nối tiếp Các thiết kế phi thí nghiệm Hiện tượng học Đồng thời như điều tra khảo sát Dân tộc học Chuyển hóa Các lý thuyết cơ sở Các nghiên cứu tình huống Các chiến lược gắn liền với cách tiếp cận định lượng Vào cuối thế kỷ 19 và xuyên suốt thế kỷ 20, các chiến lược tìm hiểu gắn liền với nghiên cứu định lượng là những chiến lược liên quan đến quan điểm hậu thực chứng. Những chiến lược này bao gồm các thí nghiệm thực sự và các thí nghiệm kém nghiêm ngặt hơn được gọi là bán thí nghiệm và nghiên cứu tương quan (Campbell & Stanley, 1963), và các thí nghiệm theo một đối tượng cụ thể duy nhất (Cooper, Heron & Heward, 1987; Neuman & McCormick, 1995). Gần đây hơn, các chiến lược định lượng liên quan đến các thí nghiệm phức tạp với nhiều biến số và nhiều xử lý khác nhau (ví dụ như các thiết kế nhân tố và các thiết kế đo lường lặp lại). Các chiến lược này John W. Creswell 8 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Tự Anh
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu - 2nd ed. Bài đọc Ch.1: Khung thiết kế nghiên cứu cũng bao gồm các mô hình phương trình cấu trúc chi tiết, bao gồm hướng nhân quả và nhận dạng về sức mạnh tập hợp của nhiều biến. Trong quyển sách này, tôi sẽ tập trung vào hai chiến lược tìm hiểu: thí nghiệm và điều tra khảo sát. Thí nghiệm (experiments) bao gồm các thí nghiệm thật sự, phân chia các đối tượng vào các điều kiện xử lý một cách ngẫu nhiên, cũng như các bán thí nghiệm, sử dụng các thiết kế phi ngẫu nhiên (Keppel, 1971). Bao hàm trong các bán thí nghiệm này là các thiết kế theo một đối tượng duy nhất. Các điều tra khảo sát (surveys) bao gồm các nghiên cứu theo thời gian và theo khu vực, sử dụng các bảng câu hỏi hay việc phỏng vấn cấu trúc để thu thập số liệu, với mục đích khái quát hoá từ một mẫu dân số (Babie, 1990). Các chiến lược gắn liền với cách tiếp cận định tính Trong nghiên cứu định tính, số lượng và loại hình tiếp cận cũng trở nên thể hiện rõ rệt hơn trong thập niên 1990. Hiện có những quyển sách tóm tắt các loại khác nhau (như 19 chiến lược do Wolcott, 2001 trình bày), và các qui trình hoàn chỉnh cho các cách tiếp cận tìm hiểu định lượng. Ví dụ, Clandini và Connelly (2000) đã xây dựng một bức tranh về những gì “các nhà nghiên cứu tường thuật làm.” Moustakas (1994) thảo luận các nguyên lý triết học và các qui trình của phương pháp hiện tượng học, và Strauss và Corbin (1990, 1998) triển khai các qui trình của lý thuyết có cơ sở. Wolcott (1999) tóm tắt các qui trình dân tộc học, và Stake (1995) nhận diện các qui trình của nghiên cứu tình huống. Trong quyển sách này, các ví dụ minh hoạ sẽ rút ra từ các chiến lược sau đây: Dân tộc học, trong đó nhà nghiên cứu tìm hiểu một nhóm văn hoá nguyên sơ trong một bối cảnh tự nhiên trong một thời gian dài, chủ yếu thông qua thu thập dữ liệu quan sát (Creswell, 1998). Qui trình nghiên cứu có tính linh hoạt và thường tiến hoá theo bối cảnh nhằm đáp ứng trước thực tế sống gặp trong bối cảnh thực địa (LeCompte & Schensul, 1999). Lý thuyết cơ sở, trong đó nhà nghiên cứu cố gắng đi đến một lý thuyết trừu tượng chung của một quá trình, một hành động, hay một tương tác, được đặt cơ sở vững chắc trong quan điểm của những người tham gia nghiên cứu. Qui trình này liên quan đến việc sử dụng nhiều giai đoạn thu thập số liệu, sàng lọc và tìm mối quan hệ của các loại thông tin (Strauss & Corbin, 1990, 1998). Hai đặc điểm chính của thiết kế này là liên tục so sánh số liệu của các loại mới xuất hiện và mẫu lý thuyết của các nhóm khác nhau nhằm tối đa hoá những điểm tương đồng và dị biệt về thông tin. Các nghiên cứu tình huống trong đó nhà nghiên cứu tìm hiểu sâu xa một chương trình, một biến cố, một hoạt động, một quá trình, hay một hay nhiều cá nhân. Các tình huống này được giới hạn về thời gian và hoạt động, và nhà nghiên cứu thu thập thông tin chi tiết bằng nhiều qui trình thu thập số liệu trong một khoảng thời gian kéo dài (Stake, 1995). Nghiên cứu hiện tượng học trong đó nhà nghiên cứu nhận diện “bản chất” của kinh nghiệm con người liên quan đến một hiện tượng, theo mô tả của những người tham gia nghiên cứu. Việc tìm hiểu “kinh nghiệm sống” đánh dấu bộ môn hiện tượng học như một bộ môn triết học cũng như một phương pháp, và qui trình này liên quan đến việc nghiên cứu một số ít đối tượng thông qua sự tham gia lâu dài và rộng khắp để triển khai phương thức diễn tiến và mối quan hệ ý nghĩa (Moustakas, 1994). Trong quá trình này, nhà nghiên cứu “gộp” cả kinh nghiệm riêng của họ để tìm hiểu các kinh nghiệm của những người tham gia vào nghiên cứu (Nieswiadomy, 1993). Nghiên cứu tường thuật là một hình thức tìm hiểu trong đó nhà nghiên cứu tìm hiểu cuộc sống của các cá nhân và yêu cầu một hay nhiều cá nhân kể chuyện về cuộc đời của họ. Thông tin này sau đó được nhà nghiên cứu kể lại hay được sắp xếp lại theo niên đại tường thuật. Cuối John W. Creswell 9 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Tự Anh
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu - 2nd ed. Bài đọc Ch.1: Khung thiết kế nghiên cứu cùng, người tường thuật kết hợp các quan điểm từ cuộc đời những người tham gia với quan điểm từ cuộc đời của nhà nghiên cứu trong một bản tường thuật có diễn giải (Clandinin & Connelly, 2000). Các chiến lược gắn liền với cách tiếp cận theo các phương pháp kết hợp Ít được biết đến hơn so với các chiến lược định tính hay định lượng là các chiến lược liên quan đến việc thu thập và phân tích cả hai dạng dữ liệu trong một nghiên cứu duy nhất. Khái niệm kết hợp các phương pháp khác nhau có lẽ bắt nguồn từ năm 1959, khi Campbell và Fiske sử dụng nhiều phương pháp để nghiên cứu giá trị của các đặc điểm tâm lý học. Họ khuyến khích những người khác triển khai “ma trận đa phương pháp” để xem xét nhiều cách tiếp cận nhằm thu thập dữ liệu trong một nghiên cứu. Điều này thôi thúc những người khác kết hợp các phương pháp, và chẳng bao lâu các cách tiếp cận gắn liền với các phương pháp thực địa như quan sát và phỏng vấn (dữ liệu định tính) được kết hợp với các điều tra khảo sát truyền thống (dữ liệu định lượng) (S. D. Sieber, 1973). Công nhận rằng mọi phương pháp đều có những giới hạn, các nhà nghiên cứu cảm thấy rằng sự thiên lệch cố hữu trong một phương pháp bất kỳ có thể làm trung hoà hay bác bỏ sự thiên lệch của các phương pháp khác. Các nguồn số liệu tam giác – một phương tiện để tìm kiếm sự hội tụ giữa các phương pháp định tính và định lượng – đã ra đời (Jick, 1979). Từ khái niệm ban đầu của tam giác đạc (triangulation), lại có thêm nhiều nguyên nhân khiến người ta kết hợp các loại số liệu khác nhau. Ví dụ, kết quả của một phương pháp có thể giúp triển khai hay thông tin cho một phương pháp khác (Greene, Caracelli, & Graham, 1989). Như một sự chọn lựa, một phương pháp có thể được đặt vào trong một phương pháp khác nhằm làm sáng tỏ các cấp độ khác nhau hay các đơn vị phân tích (Tashakkori & Teddlie, 1998). Hay các phương pháp có thể phục vụ cho một mục đích biến đổi lớn hơn để thay đổi và ủng hộ các nhóm bị gạt ra bên lề xã hội, như phụ nữ, các dân tộc thiểu số, thành viên của các cộng đồng đồng tính nam hay đồng tính nữ, những người khuyết tật, và người nghèo (Mertens, 2003). Những lý do của việc kết hợp các phương pháp này khiến các tác giả trên khắp thế giới đã triển khai các qui trình cho các chiến lược tìm hiểu sử dụng các phương pháp kết hợp và đặt ra vô số thuật ngữ, như đa phương pháp, hội tụ, tích hợp, và kết hợp (Creswell, 1994) và định hình các qui trình nghiên cứu (Tashakkori & teddlie, 2003). Một cách cụ thể, ba chiến lược và một số biến thể trong phạm vi ba chiến lược đó sẽ được minh hoạ trong quyển sách này: Các qui trình nối tiếp nhau, trong đó nhà nghiên cứu tìm cách giải thích hay mở rộng các phát hiện của một phương pháp này bằng một phương pháp khác. Điều này có thể liên quan đến việc bắt đầu bằng một phương pháp định tính nhằm mục đích giải thích, rồi tiếp theo bằng một phương pháp định lượng với một mẫu lớn để nhà nghiên cứu có thể khái quát hoá các kết quả cho một dân số. Như một sự lựa chọn, việc nghiên cứu có thể bắt đầu bằng một phương pháp định lượng trong đó các lý thuyết hay khái niệm được kiểm định, tiếp theo là một phương pháp định tính liên quan đến việc tìm hiểu chi tiết bằng một vài tình huống nghiên cứu hay các cá nhân. Các qui trình đồng thời, trong đó nhà nghiên cứu hội tụ các số liệu định tính và định lượng nhằm trình bày một phân tích toàn diện về vấn đề nghiên cứu. Trong thiết kế này, nhà nghiên cứu đồng thời thu thập cả hai dạng số liệu khi nghiên cứu, rồi hoà nhập các thông tin thành một bản diễn giải các kết quả chung. Đồng thời trong thiết kế này, nhà nghiên cứu cũng đặt một dạng số liệu vào trong một qui trình thu thập dạng số liệu khác lớn hơn nhằm phân tích các câu hỏi khác nhau hay các cấp đơn vị trong một tổ chức. John W. Creswell 10 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Tự Anh
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu - 2nd ed. Bài đọc Ch.1: Khung thiết kế nghiên cứu Các qui trình chuyển hóa, trong đó nhà nghiên cứu sử dụng một lăng kính lý thuyết (xem chương 7) như một góc nhìn bao quát trong một thiết kế bao gồm cả số liệu định lượng và định tính. Lăng kính này giúp mang lại một khung thiết kế cho các chủ đề đang được quan tâm, các phương pháp thu thập số liệu, và các kết quả hay thay đổi được dự đoán từ nghiên cứu. Trong phạm vi lăng kính này có thể là một phương pháp thu thập số liệu liên quan đến một cách tiếp cận nối tiếp hay đồng thời. Các phương pháp nghiên cứu Yếu tố chính thứ ba trong một cách tiếp cận nghiên cứu là các phương pháp thu thập và phân tích số liệu cụ thể. Như thể hiện qua bảng 1.3, thật là bổ ích khi ta xem xét một tập hợp đầy đủ các khả năng thu thập số liệu trong một nghiên cứu bất kỳ và tổ chức các phương pháp này theo mức độ bản chất xác định trước, sử dụng các câu hỏi mở hay đóng, và trọng tâm là phân tích dữ liệu bằng số hay không bằng số. Các phương pháp này sẽ được triển khai chi tiết hơn từ chương 9 cho đến chương 11 như các phương pháp định tính, định lượng và kết hợp. Bảng 1.3 Các qui trình định lượng, định tính và kết hợp Các phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu định lượng định tính kết hợp Các câu hỏi dựa vào một Các phương pháp mới nổi Cả hai phương pháp mới nổi công cụ xác định trước Các câu hỏi mở và xác định trước Dữ liệu về kết quả hoạt động, Dữ liệu phỏng vấn, dữ liệu Cả câu hỏi có mở và đóng dữ liệu về thái độ, dữ liệu quan sát, dữ liệu văn bản, và Nhiều hình thức thu thập dữ quan sát, và dữ liệu tổng điều dữ liệu nghe nhìn liệu từ mọi khả năng tra thống kê Phân tích văn bản và hình Phân tích thống kê và văn Phân tích thống kê ảnh bản Các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu về một công cụ hay một kiểm định (ví dụ như một bảng câu hỏi về thái độ đối với lòng tự trọng) hay thu thập thông tin cho một danh mục hành vi (ví dụ khi nhà nghiên cứu quan sát một người lao động tham gia sử dụng một kỹ năng phức tạp). Ngược lại, việc thu thập số liệu cũng có thể liên quan đến việc tham quan thực địa nghiên cứu và quan sát hành vi cá nhân mà không có những câu hỏi soạn sẵn hay thực hiện việc phỏng vấn, qua đó cá nhân được trò chuyện cởi mở về một chủ đề chung mà không sử dụng các câu hỏi cụ thể. Việc chọn lựa phương pháp của nhà nghiên cứu sẽ tuỳ thuộc vào dự định là nêu cụ thể loại thông tin nào sẽ được thu thập trước khi nghiên cứu, hay để cho thông tin bộc lộ ra từ những người tham gia vào dự án. Đồng thời, loại hình dữ liệu cũng có thể là thông tin bằng số thu thập theo thước đo của các công cụ thu thập thông tin, hay thông tin bằng lời, ghi nhận và báo cáo tiếng nói của những người tham gia. Trong một vài hình thức thu thập dữ liệu, cả số liệu định tính và định lượng đều được thu thập. Dữ liệu thu thập bằng công cụ có thể được bổ sung bằng các quan sát có kết thúc mở, hay số liệu điều tra có thể được tiếp tục bằng các cuộc phỏng vấn giải thích chi tiết. BA CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU Các nhận định tri thức, các chiến lược, và các phương pháp cùng góp phần làm cho một cách tiếp cận nghiên cứu có xu hướng là nghiên cứu định tính, định lượng, hay kết hợp. Bảng 1.4 trình bày John W. Creswell 11 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Tự Anh
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu - 2nd ed. Bài đọc Ch.1: Khung thiết kế nghiên cứu sự phân biệt có thể bổ ích trong việc chọn lựa cách tiếp cận cho một đề xuất nghiên cứu. Bảng này cũng bao gồm các thông lệ thực hành của ba cách tiếp cận sẽ được nhấn mạnh trong các chương còn lại của quyển sách này. Các định nghĩa sau đây có thể giúp làm rõ hơn ba cách tiếp cận: Tiếp cận định lượng là cách tiếp cận trong đó nhà nghiên cứu chủ yếu sử dụng các nhận định hậu thực chứng để triển khai tri thức (nghĩa là tư duy nguyên nhân và kết quả, thu gọn thành các biến số cụ thể, các giả thiết và câu hỏi, sử dụng các đại lượng đo lường và quan sát, và kiểm định lý thuyết), triển khai các chiến lược tìm hiểu như thực nghiệm và điều tra khảo sát, và thu thập số liệu bằng các công cụ xác định trước để mang lại các số liệu thống kê. Như một sự chọn lựa, tiếp cận định tính là cách tiếp cận trong đó nhà nghiên cứu thường đưa ra các nhận định tri thức chủ yếu dựa vào các quan điểm xây dựng (nghĩa là các ý nghĩa từ kinh nghiệm của nhiều cá nhân, các ý nghĩa được xây dựng về mặt xã hội và lịch sử, với dự định triển khai một lý thuyết hay phương thức diễn tiến) hay các quan điểm ủng hộ/ tham gia (nghĩa là quan điểm chính trị, đặt trọng tâm vào vấn đề, tinh thần cộng tác, hay hướng tới sự thay đổi) hay cả hai. Cách tiếp cận này sử dụng các chiến lược tìm hiểu như tường thuật, hiện tượng học, dân tộc học, nghiên cứu lý thuyết cơ sở, hay nghiên cứu tình huống. Nhà nghiên cứu thu thập những thông tin mới xuất hiện, có kết thúc mở, với dự định triển khai các chủ đề từ số liệu. Cuối cùng, tiếp cận theo các phương pháp kết hợp là cách tiếp cận trong đó nhà nghiên cứu có xu hướng đưa ra nhận định tri thức dựa vào các nền tảng thực dụng (ví dụ như định hướng hệ quả, đặt trọng tâm vào vấn đề, và đa nguyên). Cách tiếp cận này triển khai các chiến lược tìm hiểu liên quan đến việc thu thập số liệu một cách tiếp nối hay đồng thời để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu một cách tốt nhất. Việc thu thập số liệu cũng liên quan đến việc tập hợp các thông tin bằng số (ví dụ như dựa vào các công cụ thu thập số liệu) cũng như các thông tin bằng chữ (ví dụ như dựa vào các cuộc phỏng vấn) sao cho cơ sở dữ liệu sau cùng tiêu biểu cho cả hai loại thông tin định lượng và định tính. Để tìm hiểu xem ba yếu tố này (các nhận định tri thức, các chiến lược và các phương pháp) kết hợp với nhau như thế nào trong thực tiễn, tôi đã phác thảo một vài tình huống nghiên cứu tiêu biểu như thể hiện qua hình 1.2. John W. Creswell 12 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Tự Anh
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu - 2nd ed. Bài đọc Ch.1: Khung thiết kế nghiên cứu Bảng 1.4 Các cách tiếp cận định tính, định lượng và kết hợp Có xu hướng hay thông thường Các cách tiếp cận định tính Các cách tiếp cận định lượng Các cách tiếp cận kết hợp Sử dụng các giả định triết học này Các nhận định tri thức theo quan Các nhận định tri thức hậu thực Các nhận định tri thức thực dụng điểm kiến tạo/ ủng hộ/ tham gia chứng Triển khai các chiến lược tìm hiểu Hiện tượng học, lý thuyết cơ sở, Điều tra khảo sát và thí nghiệm Tiếp nối, đồng thời, và chuyển này dân tộc học, nghiên cứu tình hóa huống, và tường thuật Triển khai các phương pháp này Các câu hỏi mở, các cách tiếp cận Các câu hỏi đóng, các cách tiếp Cả câu hỏi mở và đóng, cả các mới xuất hiện, dữ liệu thông tin cận xác định trước, dữ liệu bằng cách tiếp cận mới xuất hiện và xác bằng chữ (không phải số) hay số định trước, cả số liệu và phân tích hình ảnh bằng số và bằng chữ Sử dụng các thông lệ thực hành Tự định vị chính mình Kiểm định hay xác minh các lý Thu thập cả dữ liệu định tính lẫn nghiên cứu này, khi các nhà Thu thập ý nghĩa của những người thuyết hay các cách giải thích định lượng nghiên cứu tham gia Xác định các biến số nghiên cứu Triển khai một cơ sở lý luận để Tập trung vào một khái niệm hay Liên hệ các biến số trong các câu kết hợp các phương pháp hiện tượng duy nhất hỏi hay giả thiết Tích hợp số liệu vào các giai đoạn Đưa các giá trị cá nhân vào Sử dụng các tiêu chuẩn về giá trị tìm hiểu khác nhau nghiên cứu và độ tin cậy Hiển thị bức tranh về các qui trình Nghiên cứu bối cảnh của những Quan sát và đo lường thông tin trong nghiên cứu người tham gia bằng số Triển khai các thông lệ thực hành Xác nhận tính chính xác của các Sử dụng các cách tiếp cận không của cả hai loại nghiên cứu định phát hiện thiên lệch tính và định lượng. Lý giải dữ liệu Triển khai các qui trình thống kê Xây dựng một chương trình hành động để thay đổi hay cải cách Hợp tác với những người tham gia John W. Creswell 13 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Tự Anh
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu - 2nd ed. Bài đọc Ch.1: Khung thiết kế nghiên cứu Hình 1.2 Bốn cách kết hợp của nhận định tri thức, chiến lược tìm hiểu và phương pháp Cách tiếp cận Các nhận định tri thức Chiến lược tìm hiểu Các phương pháp Định lượng Các giả định hậu thực Thiết kế thực nghiệm Đo lường thái độ, xếp hạng chứng hành vi Định tính Các giả định xây dựng Thiết kế dân tộc học Các quan sát thực địa Định tính Các giả định giải phóng Thiết kế tường thuật Phỏng vấn mở Kết hợp Các giả định thực dụng Thiết kế các phương Các thước đo có kết thúc pháp kết hợp đóng, các quan sát có kết thúc mở Tiếp cận định lượng: các nhận định tri thức hậu thực chứng, chiến lược tìm hiểu thực nghiệm, và các thước đo thái độ tiền kiểm (pre-test) và hậu kiểm (post-test). Trong tình huống này, nhà nghiên cứu kiểm định một lý thuyết bằng cách nêu cụ thể các giả thiết rút gọn và thu thập số liệu để xác nhận hay bác bỏ giả thuyết. Thiết kế thí nghiệm được sử dụng, trong đó thái độ được đánh giá cả trước và sau khi xử lý thực nghiệm. Số liệu được thu thập bằng một công cụ thu thập số liệu, giúp đo lường thái độ, và thông tin thu thập được sẽ được phân tích bằng các qui trình thống kê và kiểm định giả thiết. Tiếp cận định tính: Các nhận định tri thức xây dựng, thiết kế dân tộc học, và quan sát hành vi. Trong tình huống này, nhà nghiên cứu tìm cách xây dựng ý nghĩa của một hiện tượng từ quan điểm của những người tham gia. Điều này có nghĩa là nhận diện một nhóm có cùng văn hoá và nghiên cứu cách thức nhóm phát triển các phương thức hành vi chung theo thời gian (ví dụ như dân tộc học). Một trong những yếu tố chính của việc thu thập dữ liệu là quan sát hành vi của những người tham gia thông qua tham gia vào các hoạt động của họ. Tiếp cận định tính: Các nhận định tri thức tham gia, thiết kế tường thuật, và phỏng vấn với kết thúc mở. Trong nghiên cứu này, nhà nghiên cứu tìm cách xem xét một vấn đề liên quan đến sự áp bức các cá nhân. Để nghiên cứu điều này, cách tiếp cận được chọn là thu thập các câu chuyện về áp bức cá nhân sử dụng một cách tiếp cận tường thuật. Các cá nhân được phỏng vấn khá chi tiết để xác định các kinh nghiệm cá nhân của họ về sự áp bức. Tiếp cận theo các phương pháp kết hợp: Các nhận định tri thức thực dụng, thu thập số liệu định tính và định lượng nối tiếp nhau. Nhà nghiên cứu thực hiện việc nghiên cứu dựa vào giả định rằng việc thu thập các loại dữ liệu khác nhau sẽ giúp tìm hiểu vấn đề nghiên cứu một cách tốt nhất. Nghiên cứu bắt đầu bằng một cuộc điều tra khảo sát tổng quát nhằm khái quát hoá các kết quả cho một dân số, rồi trong giai đoạn hai, sẽ tập trung vào các cuộc phỏng vấn định tính với kết thúc mở nhằm thu thập quan điểm chi tiết từ những người tham gia. CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ CHỌN MỘT CÁCH TIẾP CẬN Đứng trước ba cách tiếp cận, những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc chọn lựa một cách tiếp cận này so với cách tiếp cận khác để thiết kế một đề xuất nghiên cứu? Có ba vấn đề cân nhắc để đi John W. Creswell 14 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Tự Anh
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu - 2nd ed. Bài đọc Ch.1: Khung thiết kế nghiên cứu đến quyết định này: vấn đề nghiên cứu, kinh nghiệm cá nhân của nhà nghiên cứu, và độc giả của báo cáo nghiên cứu. Phù hợp giữa vấn đề và cách tiếp cận Một số loại vấn đề nghiên cứu xã hội đòi hỏi phải có những cách tiếp cận cụ thể. Một vấn đề nghiên cứu, như sẽ thảo luận trong chương 4, là một vấn đề hay một mối quan ngại cần được giải quyết (ví dụ liệu kiểu can thiệp này có tác dụng tốt hơn so với kiểu can thiệp kia hay không). Ví dụ, nếu vấn đề là nhận diện những yếu tố ảnh hưởng đến một kết quả, sử dụng một biện pháp can thiệp, hay tìm hiểu các yếu tố dự báo tốt nhất cho kết quả, thì cách tiếp cận định lượng là tốt nhất. Đó cũng là cách tiếp cận tốt nhất dùng để kiểm định một lý thuyết hay giải thích. Mặt khác, nếu cần tìm hiểu một khái niệm hay một hiện tượng vì gần như không có nghiên cứu nào từng được thực hiện về khái niệm hay hiện tượng đó, thì cách tiếp cận định tính sẽ phù hợp. Nghiên cứu định tính sẽ hữu ích và giúp giải thích vấn đề khi nhà nghiên cứu không biết các biến số quan trọng để xem xét. Cách tiếp cận này có thể cần thiết vì chủ đề còn mới mẻ, chủ đề chưa từng được giải quyết bằng một mẫu nhất định hay một nhóm người, hay các lý thuyết hiện có không áp dụng với mẫu cụ thể hay nhóm cụ thể đang được nghiên cứu (Morse, 1991). Thiết kế theo các phương pháp kết hợp sẽ giúp ta thu tóm tốt nhất cả hai cách tiếp cận định tính và định lượng. Ví dụ, nhà nghiên cứu có thể muốn vừa khái quát hoá các phát hiện cho một dân số, lại vừa xây dựng một quan điểm chi tiết về ý nghĩa của một hiện tượng hay khái niệm đối với các cá nhân. Trong nghiên cứu này, trước tiên nhà nghiên cứu tìm hiểu một cách tổng quát để biết các biến số nào sẽ được nghiên cứu, rồi nghiên cứu các biến số đó với một mẫu lớn gồm nhiều cá nhân. Như một sự chọn lựa, trước tiên nhà nghiên cứu cũng có thể điều tra một số lớn các cá nhân, rồi tiếp theo bằng một vài người trong số họ để tìm hiểu ngôn ngữ và tiếng nói cụ thể của họ về đề tài nghiên cứu. Trong những tình huống này, ưu điểm của việc thu thập số liệu định lượng với kết thúc đóng và số liệu định tính với kết thúc mở xem ra bổ ích để ta am hiểu thấu đáo về vấn đề nghiên cứu. Các kinh nghiệm cá nhân Trong tổ hợp chọn lựa này còn xuất hiện các kinh nghiệm và sự đào tạo cá nhân của nhà nghiên cứu. Một cá nhân được huấn luyện trong các chương trình kỹ thuật, viết khoa học, thống kê và thống kê điện toán, vốn quen thuộc với các tạp chí định lượng trong thư viện, rất có thể sẽ chọn thiết kế định lượng. Cách tiếp cận định tính liên quan nhiều hơn đến hình thức viết văn chương hơn, các chương trình phân tích văn bản điện toán, và kinh nghiệm trong việc thực hiện các cuộc phỏng vấn có kết thúc mở và quan sát. Nhà nghiên cứu theo các phương pháp kết hợp cần quen thuộc với cả nghiên cứu định lượng và định tính. Họ cũng cần am hiểu các cơ sở lý luận để kết hợp cả hai dạng dữ liệu để họ có thể trình bày rõ ràng một đề xuất nghiên cứu. Cách tiếp cận theo các phương pháp kết hợp cũng đòi hỏi phải am hiểu về các thiết kế theo các phương pháp kết hợp giúp bố trí tổ chức các qui trình cho một nghiên cứu. Vì các nghiên cứu định lượng là kiểu nghiên cứu truyền thống, nên việc nghiên cứu vốn có các qui trình và qui tắc đã được soạn thảo cẩn thận. Điều này có nghĩa là các nhà nghiên cứu có thể cảm thấy thoải mái hơn với các qui trình mang tính hệ thống cao của nghiên cứu định lượng. Đồng thời, đối với một số cá nhân, có thể sẽ không dễ chịu khi thách thức những cách tiếp cận đã được chấp nhận trong một bộ môn nào đó bằng cách sử dụng các cách tiếp cận định tính và cách tiếp cận ủng hộ/ tham gia. Mặt khác, các cách tiếp cận định tính có cơ hội cho tinh thần đổi mới và có tác dụng nhiều hơn trong khuôn khổ khung thiết kế thiết kế của nhà nghiên cứu. Tiếp cận định tính cho phép có tinh thần sáng tạo hơn, viết theo phong cách văn chương, một kiểu mà các cá nhân có thể thích sử dụng. Đối với các tác giả có tinh thần ủng hộ/ tham gia, rõ ràng có sự thôi John W. Creswell 15 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Tự Anh
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu - 2nd ed. Bài đọc Ch.1: Khung thiết kế nghiên cứu thúc cá nhân mạnh mẽ để theo đuổi những chủ đề ưa thích cá nhân – những vấn đề liên hệ đến những người bị gạt ra bên lề xã hội và mong muốn tạo ra một xã hội tốt hơn cho họ và mọi người. Đối với nhà nghiên cứu theo các phương pháp kết hợp, dự án sẽ mất thêm thời gian do nhu cầu phải thu thập và phân tích cả hai loại số liệu định tính và định lượng. Cách tiếp cận này phù hợp với những người ưa thích cơ cấu nghiên cứu định lượng và tính linh hoạt của việc nghiên cứu định tính. Độc giả Cuối cùng, các nhà nghiên cứu nhạy cảm trước độc giả, người mà họ sẽ báo cáo nghiên cứu của họ. Các độc giả này có thể là các nhà biên tập tạp chí, độc giả tạp chí, hội đồng tốt nghiệp, những người tham dự hội nghị, hay đồng nghiệp trong ngành. Các sinh viên nên xem xét những cách tiếp cận thường giáo viên huớng dẫn ủng hộ và sử dụng. Kinh nghiệm của các dộc giả này về cách tiếp cận định tính, định lượng và theo các phương pháp kết hợp sẽ giúp định hình quyết định về chọn lựa này. TÓM TẮT Điều cân nhắc sơ bộ trước khi thiết kế một đề xuất nghiên cứu là vạch ra khung thiết kế nghiên cứu. Ba cách tiếp cận nghiên cứu được thảo luận trong chương này: nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định tính và nghiên cứu theo các phương pháp kết hợp. Khung thiết kế bao gồm các giả định triết học về nhận định tri thức, các chiến lược tìm hiểu, và các phương pháp nghiên cứu cơ bản. Khi ta kết hợp các giả định triết học, các chiến lược và các phương pháp, ta sẽ có các khung thiết kế khác nhau để thực hiện nghiên cứu. Việc chọn lựa cách tiếp cận nào để sử dụng dựa vào vấn đề nghiên cứu, kinh nghiệm cá nhân, và độc giả của nghiên cứu. Bài tập viết 1. Tìm một vấn đề nghiên cứu trong một bài báo và thảo luận xem cách tiếp cận nào sẽ phù hợp nhất để nghiên cứu vấn đề đó và nêu lý do tại sao. 2. Chọn một đề tài mà bạn thích nghiên cứu, và sử dụng bốn cách kết hợp nhận định tri thức, chiến lược tìm hiểu, và phương pháp trong hình 1.2, hãy thảo luận xem đề tài có thể được nghiên cứu như thế nào sử dụng từng cách kết hợp. 3. Chọn 1 bài báo là một nghiên cứu định lượng, định tính hay theo các phương pháp kết hợp. Tìm những “dấu hiệu” cho thấy lý do bài báo theo một cách tiếp cận này mà không phải là những cách tiếp cận khác. BÀI ĐỌC THÊM Cherryholmes, C. H. (1992). Notes on pragmatism and scientific realism. Educational Researcher, 14, tháng 8-9, 13-17. Cleo Cherryholmes so sánh thuyết thực dụng với nghiên cứu khoa học truyền thống. Điểm mạnh của bài báo là vô số trích dẫn đến các tác giả về thuyết thực dụng và làm sáng tỏ các phiên bản khác nhau của thuyết thực dụng. Cherryholmes nêu rõ quan điểm của ông thông qua chỉ ra rằng John W. Creswell 16 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Tự Anh
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu - 2nd ed. Bài đọc Ch.1: Khung thiết kế nghiên cứu thuyết thực dụng được dẫn dắt bởi các hệ quả dự đoán, sự miễn cưỡng kể một câu chuyện thật, và ý tưởng cho rằng có một thế giới bên ngoài độc lập với tư duy của chúng ta. Crotty, M. (1998), The Foundations of social research: Meaning and perspective in the research process. London: Sage. Michael Crotty trình bày một bố cục bổ ích để liên hệ nhiều vấn đề nhận thức luận với nhau. Ông liên hệ bốn cấu phần của quá trình nghiên cứu và trong bảng 1, ông trình bày một mẫu đại diện các đề tài của từng cấu phần. Sau đó, ông tiếp tục thảo luận chín định hướng lý thuyết khác nhau trong nghiên cứu xã hội, như chủ nghĩa hậu hiện đại, nam nữ bình quyền, tìm hiểu phê phán, chủ nghĩa diễn giải, chủ nghĩa kiến tạo, và chủ nghĩa thực chứng. Kemmis, S., & Wilkinson, M. (1998). Participatory action research and the study of practice. Trong tác phẩm của B., Atweh, S. Kemmis, & P. Weeks (hiệu đính), Action research in practice: Parnerships for social justice in education (trang 21-36). New York: Routledge. Stephen Kemmis và Mervyn Wilkinson trình bày một bài viết tổng quan xuất sắc về nghiên cứu tham gia. Một cách cụ thể, họ lưu ý sáu tính năng chính của cách tiếp cận nghiên cứu này và thảo luận cách thực hiện nghiên cứu hành động như thế nào ở cấp độ cá nhân, xã hội hay cả hai cấp độ. Lincoln, Y. S. & Guba, E. G. (2000). Paradigmatic controversies, contradictions, and emerging confluences. Trong tác phẩm của K. K. Denzin, Y. S. Lincoln, & E. G. Guba (hiệu đính), Handbook of qualitative research (ấn bản lần 2, trang 163-188). Thousand Oaks, CA: Sage. Yvonna Lincoln và Egon Guba trình bày niềm tin cơ bản về năm hệ biến thể nghiên cứu khác nhau trong nghiên cứu khoa học xã hội. Họ mở rộng việc phân tích trước đó trong ấn bản đầu tiên và bao hàm chủ nghĩa thực chứng, hậu thực chứng, lý thuyết phê phán, chủ nghĩa kiến tạo, và hệ biến hoá tham gia. Mỗi hệ biến thể được trình bày theo bản thể học (nghĩa là bản chất thực tế), nhận thức luận (nghĩa là làm thế nào ta biết điều ta biết) và phương pháp luận (nghĩa là quá trình nghiên cứu). Hệ biến thể tham gia bổ sung thêm một hệ biến thể nữa cho các hệ đã được trình bày trong ấn bản đầu tiên. Sau khi trình bày ngắn gọn năm cách tiếp cận này, các tác giả so sánh chúng theo bảy vấn đề, như bản chất tri thức và cách thức tích luỹ tri thức. Newman, W. L. (2000), Social research methods: Qualitative and quantitative approaches (ấn bản thứ tư). Boston: Allyn và Bacon. Lawrence Neuman trình bày một bài viết toàn diện về các phương pháp nghiên cứu như một phần nhập môn nghiên cứu khoa học xã hội. Đặc biệt bổ ích trong việc tìm hiểu ý nghĩa của phương pháp luận là chương 4, tựa đề “Ý nghĩa của phương pháp luận”, trong đó ông so sánh ba phương pháp luận – khoa học xã hội thực chứng, khoa học xã hội diễn giải, và khoa học xã hội phê phán – theo tám câu hỏi (ví dụ, điều gì tạo thành một cách giải thích hay một lý thuyết về thực tế khoa học? Bằng chứng hùng hồn hay thông tin thực tế xem ra như thế nào? Phillips, D. C. & Burbules, N. C. (2000). Postpositivism and educaitonal research, Lanham, MD: Rowman & Littlefield. D. C. Phillips và Nicholas Burbules tóm tắt các ý tưởng chính của tư duy hậu thực chứng. Suốt 2 chương, “Hậu thực chứng là gì?” và “Các cam kết triết học của các nhà nghiên cứu hậu thực John W. Creswell 17 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Tự Anh
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu - 2nd ed. Bài đọc Ch.1: Khung thiết kế nghiên cứu chứng,” các tác giả đưa ra những ý tưởng chính về hậu thực chứng, đặc biệt là những ý tưởng giúp phân biệt chúng với chủ nghĩa thực chứng; trong đó có nhận thức rằng tri thức con người có tính chất phỏng đoán chứ không phải bất di bất dịch, và những đảm bảo của ta về tri thức có thể phải rút lại dưới ánh sáng của những nghiên cứu sâu xa hơn. John W. Creswell 18 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Tự Anh