Bài giảng Sức khỏe môi trường - Nước và vệ sinh nước - Trần Thị Tuyết Hạnh

ppt 97 trang cucquyet12 5981
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sức khỏe môi trường - Nước và vệ sinh nước - Trần Thị Tuyết Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_nuoc_va_ve_sinh_nuoc_tran_thi_tuyet_hanh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sức khỏe môi trường - Nước và vệ sinh nước - Trần Thị Tuyết Hạnh

  1. NƯỚC VÀ VỆ SINH NƯỚC Ths. Trần Thị Tuyết Hạnh - Bộ môn SKMT Email: tth2@hsph.edu.vn ĐT: 04-62662322
  2. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: § Nêu và mô tả được các nguồn nước khác nhau trong tự nhiên và vai trò của nước đối với con người § Trình bày được các nguồn ô nhiễm nước § Mô tả được một số bệnh liên quan tới nước và các giải pháp dự phòng § Trình bày được thực trạng cung cấp nước ở thành thị và nông thôn Việt Nam § Liệt kê và mô tả được một số phương pháp xử lý nước
  3. 1. Các nguồn nước trong thiên nhiên § Anh/chị hãy liệt kê các nguồn nước khác nhau trong thiên nhiên. § Theo anh/chị, nước mặt ngọt chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm lượng nước trên trái đất?
  4. 1. Các nguồn nước trong thiên nhiên (tiếp) Nước mặt ngọt= 0,03 x 0,003 = 0,009%
  5. 1.1. Chu trình nước trong thiên nhiên § Anh/chị hãy mô tả tóm tắt chu trình nước trong thiên nhiên (vòng tuần hoàn nước).
  6. /watercyclevietnamese.html
  7. 1.2. Đặc điểm một số nguồn nước ăn uống, sinh hoạt § Nước ngầm § Nước mặt ngọt (sông, suối, ao, hồ, mương ) § Nước mưa
  8. 1.2.1. Nước ngầm Anh/chị hãy nêu một số đặc điểm chính của nước ngầm? § Nằm sâu trong lòng đất, chiếm 30,1% lượng nước ngọt trên trái đất § Không dễ dàng khai thác và sử dụng § Nước ngầm nông ở cách mặt đất từ 5 – 10 m
  9. 1.2.1. Nước ngầm (tiếp) § Chất lượng nước tốt nhưng thay đổi, liên quan mật thiết với nước mặt và các nguồn ô nhiễm trên mặt đất. § Lưu lượng còn phụ thuộc theo mùa. § Nước ngầm sâu có chất lượng ổn định, sâu từ 20 – 150m so với mặt đất, khó khai thác § Nước ngầm sâu thường có hàm lượng muối khoáng cao § Nước ngầm ở một số vùng tại Việt Nam có hàm lượng sắt cao từ 1 – 20 mg/l. Mangan: nhiều nơi > 0,5mg/l. Asen: một số nơi phát hiện > 0,01 mg/l - 0,05 mg/l.
  10. 1.2.2. Nước sông hồ (nước mặt ngọt) § Theo anh/chị so với nước ngầm thì nước mặt ngọt có những ưu và nhược điểm gì?
  11. 1.2.2. Nước sông hồ (tiếp) Ưu điểm § Dễ dàng sử dụng và khai thác, thuận lợi cho phục vụ cho mọi hoạt động hàng ngày Nhược điểm § Chiếm tỷ lệ khá nhỏ, 0,3% lượng nước ngọt trên trái đất, với lưu lượng chừng 218.000 km3 nước phân phối không đồng đều § Bị ô nhiễm bởi nhiều nguồn khác nhau: ô nhiễm vật lý, hóa học, vi sinh vật, nhiễm mặn, hàm lượng cặn cao § Khảo sát ở 3 miền: không có sông nào đạt tiêu chuẩn nước mặt loại A. 94- 100% mẫu nước bị ô nhiễm VSV
  12. 1.2.2. Nước sông hồ (tiếp) Mật độ sông ở Việt Nam § Trung bình trên toàn quốc: 0,6km/km2 § Lớn nhất: 4km/km2 (Châu thổ sông Hồng và sông Thái bình, sông Cửu long) § Nhỏ nhất: 0,3 km/km2: ở Mộc Châu, Bắc và Trung Tây Nguyên, Ninh Thuận, Bình Thuận) § Tổng lưu lượng dòng chảy: 880km3/năm. Khoảng 63% lượng nước do ngoài lãnh thổ chảy vào § >60% nguồn nước sông ở ĐBSCL (20% dân số cả nước, 10% khối lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ)
  13. 1.2.3. Nước mưa § Bản chất là sạch, bị nhiễm bẩn do không khí bị ô nhiễm § Nhược điểm: không đủ dùng quanh năm, phụ thuộc vào từng vùng và từng mùa
  14. Số liệu so sánh tài nguyên nước ngọt của một số quốc gia của Viện Tài nguyên Thế giới WRI ( 2002-2004) QUỐC GIA Lượng nước (m3/người/năm) Việt Nam 11.189 Lào 68.318 Campuchia 30.561 Trung Quốc 2.185 Hàn Quốc 1.471 Các quốc gia nghèo nước 50 - 500 Toàn trái đất 6.538
  15. Tóm tắt phần 1. § Nước ngọt chiếm ~ 3% lượng nước trên trái đất § Nước mặt ngọt chỉ chiếm 0,3% lượng nước ngọt trên trái đất và bị ô nhiễm bởi nhiều nguồn khác nhau § Phần lớn nước ngọt trên trái đất ở dạng băng (68,7%) hoặc nước ngầm (30,1%) nên khó khai thác § Lượng nước mặt từ ngoài lãnh thổ chảy vào Việt Nam chiếm khoảng 63% tổng lượng nước của các hệ thống sông ngòi § Về lưu lượng, Việt Nam có tài nguyên nước ngọt tính trên đầu người là 11.189 m3/người/năm. Thực tế, đang đứng trước nguy cơ thiếu nước trầm trọng
  16. 2. Vai trò của nước đối với con người § Anh/chị hãy liệt kê một số vai trò của nước đối với con người?
  17. 2. Roles of water (Cont.) § Water is one of the most presured resources § We can use it for almost anything you can think of: to grow foods for human health, to sustain our ecosystems, to make the goods and services that we need. § For the 20th century, there are > 1 billion of people still without access to safe drinking water, > 2 billion people without access to sanitation services § We’ve really failed in this 21st century to meet the basic human needs for water, and this leads to a lots of bad things § There is certainly finite supply of water & climate change unfortunately will have significant impacts on water resources § The responsibity to get safe water supply for every one is the govermental responsibility. § The failure to meet the basic human needs for everyones is some degree of govermental failure.
  18. 2.1 Vai trò của nước đối với con người § Sinh hoạt: ăn uống, tắm giặt và dùng trong nhà vệ sinh. § Công nghiệp: sx giấy, xăng dầu, hoá chất và luyện kim § Xử lý rác thải: vận chuyển phân và nước tiểu từ các hố xí tự hoại tới nhà máy xử lý. § Vui chơi giải trí: bơi thuyền, lướt ván, bơi lội v.v. § Nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, § Giao thông vận tải, thuỷ điện v.v.
  19. 2.2 Vai trò của nước đối với cơ thể § Khoảng 65 -70% trọng lượng cơ thể là nước § Thay đổi 1-2% lượng nước trong cơ thể: ØẢnh hưởng tới sức khoẻ ØKhát § Mất nước 5%: có thể hôn mê § Mất nước 10 – 15%: có thể tử vong § Mỗi người cần khoảng 2 lít nước/ngày (ăn uống)
  20. 2.2 Vai trò của nước đối với cơ thể (tiếp) CƠ THỂ Thực phẩm cần thiết NƯỚC Vi yếu tố cần thiết Chất độc hại, vi khuẩn gây bệnh (nếu nước bị ô nhiễm) Vệ sinh cá nhân và công cộng
  21. 2.3. Nhu cầu về nước Nhu cầu về nước toàn cầu từ 1900 đến 2000 Tổng Km3 Nông nghiệp /năm Công nghiệp Sinh hoạt Năm Nguồn: Cunningham/Saigo 1999
  22. 2.3. Nhu cầu về nước (tiếp) Sinh hoạt Công nghiệp Phần Nông nghiệp trăm tổng nhu cầu Thu nhập thấp Thu nhập trung bình Thu nhập cao Mức thu nhập của các quốc gia
  23. 2.3. Nhu cầu về nước (tiếp)
  24. 2.3. Nhu cầu về nước (tiếp)
  25. 2.3. Nhu cầu về nước (tiếp) Nhu cầu về nước của Việt Nam (triệu m3/năm) Năm Nước sinh Nước sinh hoạt Tổng cộng (tất hoạt đô thị nông thôn cả các nhu cầu về nước) 1990 897 445 64.846 2000 1.264 613 92.115 2010 1.498 1.590 121.521
  26. 2.3. Nhu cầu về nước (tiếp)
  27. 2.3. Nhu cầu về nước (tiếp)
  28. 3. Ô nhiễm nước
  29. 3.1. Khái niệm về ô nhiễm nước § “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã” Hiến chương Châu Âu về Nước § “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật” –Luật BVMT VN 2005 § “Ô nhiễm nguồn nước là sự thay đổi tính chất vật lý, hoá học và thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép” Luật Tài nguyên nước Việt Nam 1999.
  30. 3.1. Khái niệm về ô nhiễm nước (tiếp) § Thay đổi tính chất cảm quan của nước, làm nước có màu, mùi, vị không bình thường § Thay đổi thành phần hóa học của nước, làm tăng hàm lượng chất hữu cơ, muối khoáng, các chất độc hại § Thay đổi hệ sinh vật trong nước, xuất hiện các loại vi khuẩn và virus gây bệnh
  31. 3.2. Nguồn ô nhiễm nước Theo anh/chị, nước có thể bị ô nhiễm bởi những nguồn nào? § Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên do: Ø Mưa, tuyết tan, Ø Gió bão, lũ lụt v.v. Ø Từ trong đất (asen, sắt) Ø Xâm nhập mặn § Đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
  32. Ô nhiễm asen trong nguồn nước § Hàm lượng Asen trong nguồn nước ngầm ở một số nơi vượt quá TCCP, có nơi cao gấp hàng chục lần § Tại Hà Nam: 1819/1928 (94,3%) giếng khoan có asen > TCCP của Việt Nam và quốc tế ( mức cho phép của VN và quốc tế. § 10 triệu người Việt Nam có thể có nguy cơ mắc bệnh vì phơi nhiễm với asen trong nước ngầm
  33. Ô nhiễm Asen ở Hà Tây Nguồn: VŨ MINH CÁT, BÙI DU DƯƠNG- Trường Đại học Thủy lợi, 2005
  34. Asen – “sát thủ vô hình” § Trong đất đá, trầm tích v.v. kết hợp với oxy, clo, lưu huỳnh Asen vô cơ sử dụng trong bảo quản gỗ § Trong nước: arsenate (As+5) hoặc arsenite (As+3) § As+5 ít tan trong nước hơn, ít độc hơn As+3 § Trong cơ thể động vật, thực vật, trong công nghiệp: Asen kết hợp với Cacbon, hyđro hợp chất hữu cơ chứa Asen sử dụng trong thuốc trừ sâu, diệt cỏ § Phơi nhiễm Asen: trong nước, không khí, thực phẩm § 90-95% Asen trong thực phẩm (hải sản) ở dạng hợp chất hữu cơ thải ra ngoài trong nước tiểu.
  35. Nhiễm độc asen § Tiếp xúc với Asen với hàm lượng > 50 ppb (>50mg/m3)trong thời gian dài, hay 500 ppb trong thời gian ngắn gây tình trạng nhiễm độc Asen. § Bệnh lý do nhiễm độc Asen: sừng hóa, ung thư da, ung thư nội tạng, và một số bệnh tim mạch. Có thể tử vong nếu nhiễm hàm lượng cao trong thời gian ngắn. § Video
  36. Arsenic poisoning § The WHO calls it “the largest mass posoning in history” § We are all looking for weapons of mass destruction; and I think they are in Bangladesh, and that is Arsenic § There are tens of millions of people who are arsenic affected. We think there are nearly 85 million people are at risk (in Bangladesh) § Arsenic is a multi-organ disease. It doesn’t affect only the skin, it affects everything in the body § The cure exists, it is getting clean and safe water, and how do we do it?
  37. 3.2. Nguồn ô nhiễm nước (tiếp) § Nguồn gốc nhân tạo: ØChất thải sinh hoạt, ØChất thải công nghiệp ØChất thải nông nghiệp, chăn nuôi, thủy hải sản ØChất thải từ hoạt động giao thông, du lịch, thương mại Dương tử Citarum - Indo Nhiêu Lộc- Thị Nghè
  38. nla/2007/6/182362.vip
  39. 3.2.1 Chất thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt § Nước dùng để tắm, rửa, giặt, lau cọ nhà cửa, chế biến thức ăn § Nước tiểu, nước từ các hố xí tự hoại, phân người và gia súc § Hà Nội: ~500.000 m3/ngày đêm: 400.000 m3 nước thải sinh hoạt + 85.000 - 90.000 m3 nước thải công nghiệp § Thành phố Hồ Chí Minh: ~600.000 m3 nước thải sinh hoạt/ngày đêm. Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, huyện Bình Chánh: công suất GĐ1: 141 m3/ngày đêm § ~ 1m3 nước thải lan toả làm ô nhiễm 40 - 60 m3 nước sạch
  40. 3.2.1 Chất thải sinh hoạt (tiếp) Rác thải sinh hoạt § Phần lớn chất thải sinh hoạt ở nước ta không được tiêu huỷ một cách an toàn. § Hình thức tiêu huỷ chất thải phổ biến vẫn là đổ ở bãi rác lộ thiên. § Trong số 91 điểm tiêu huỷ chất thải trong cả nước, chỉ có 17 điểm được đánh giá là hợp vệ sinh. § Các bãi rác chôn lấp được vận hành không đúng kỹ thuật và bãi rác lộ thiên gây ô nhiễm nguồn nước
  41. 3.2.2. Chất thải công nghiệp Nước thải công nghiệp § Là nước thải ra môi trường từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản § Để sản xuất 1 tấn xi măng, cần có 4.500 lít nước, 1 tấn thép cần 20.000 lít nước, 1 tấn len cần 4.200 m3 nước. Nước thải thường chứa các hóa chất độc hại § 2005: trong 500 nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp ở Hà Nội chỉ mới có 4 cơ sở đầu tư hệ thống xử lý nước thải. § Trạm xử lý nước thải tập trung Trúc Bạch & trạm Kim Liên với công suất khoảng 6000 m3/ngày đêm. § 12% các cơ sở sản xuất hoá chất trên toàn quốc có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường (T/C Tài nguyên & môi trường, số 4/2007 )
  42. 3.2.2. Chất thải công nghiệp (tiếp) Chất thải rắn công nghiệp § Mỗi năm có 2,6 triệu tấn chất thải công nghiệp được thải ra trên toàn quốc, với 130.000 tấn chất thải nguy hại /năm § Phần lớn chưa được xử lý hợp vệ sinh
  43. 3.2.3 Chất thải nông nghiệp và chăn nuôi § Phân bón tăng năng suất cây trồng: phân người, phân gia súc, phân hóa học § Hóa chất trừ sâu, diệt cỏ § Kháng sinh, thức ăn chăn nuôi v.v. § Chất thải từ các khu chăn nuôi: chứa nhiều chất hữu cơ, VSV gây bệnh
  44. 3.2.4. Các nguồn ô nhiễm khác § Ngoài ra, nước còn bị ô nhiễm bởi các chất thải trong ngành giao thông đường thủy: chất thải sinh hoạt, nước rửa sàn tàu, dầu mỡ, các vụ đắm tàu, rò rỉ dầu v.v. § Chất thải bệnh viện § Chất thải từ chợ, các hoạt động thương mại § Chất thải từ các hoạt động vui chơi giải trí v.v.
  45. 3.3. Khái niệm về DO, BOD, COD § DO: Lượng ôxy hoà tan trong nước = ôxy hoà tan từ khí quyển + ôxy do tảo quang hợp. Thông thường ~ 8 ppm § BOD (nhu cầu ôxy sinh học): lượng oxy cần thiết cho VSV phân giải các chất hữu cơ ở trong nước. § COD (nhu cầu ôxy hóa học): là lượng ôxy cần thiết để phân hủy các hợp chất hữu cơ và ôxy hoá các chất vô cơ trong nước. § Dùng chất ôxy hóa bicromat kali (K2Cr2O7) + axit sulphuric đun nóng. Có thể dùng thuốc tím (KMnO4) và đung nóng nước. § Anh/chị hãy cho biết ý nghĩa của các chỉ số và mối quan hệ giữa DO, BOD?
  46. 3.3. Khái niệm về DO, BOD, COD (tiếp) Mối liên hệ giữa BOD và COD § BOD: Không mô tả nhu cầu oxy để phân hủy cenlulô nếu làm thí nghiệm ngắn ngày thể hiện trong COD § COD: Không mô tả nhu cầu ôxy để phân hủy một số chất hữu cơ hòa tan như acetate (có thể bị phân hủy bởi VSV thể hiện trong BOD) § Tiêu chuẩn vệ sinh nước bề mặt TCVN 5945-2001 Thông số Đơn vị A B o BOD5(20 C) mg/L =6 >=2
  47. Câu hỏi lượng giá và tóm tắt phần 1-3 1. Theo anh/chị, phát biểu sau đây đúng hay sai? Nước mặt ngọt là nguồn nước khá dồi dào và chiếm khoảng 9% tổng lượng nước trên trái đất  Đúng  Sai 2. Khoanh tròn vào chữ cái tương ứng với lựa chọn đúng nhất: Lượng nước mặt từ ngoài lãnh thổ chảy vào Việt Nam chiếm khoảng: A. 37% tổng lượng nước của các hệ thống sông ngòi B. 43% tổng lượng nước của các hệ thống sông ngòi C. 63% tổng lượng nước của các hệ thống sông ngòi D. 87% tổng lượng nước của các hệ thống sông ngòi
  48. Câu hỏi lượng giá và tóm tắt phần 1-3 (tiếp) 3. Ước tính, mỗi năm, nhân loại dùng hết 3.300 km3 nước ngọt cho tất cả các nhu cầu, là một lượng rất nhỏ so với tổng trữ lượng nước ngọt trên trái đất (35 triệu km3). Vậy, theo anh/chị vì sao thế giới lại lo khủng hoảng nước?
  49. 4. Yêu cầu về cung cấp nước sạch 4 § Về mặt số lượng: chấp nhận được ở mức 30l/người/ ngày 5 ở nông thôn, 100 - 150l/người/ngày ở thành thị 6 § Theo Bộ NN&PTNT Việt Nam, mục tiêu đến 2020: 7 ØĐảm bảo 100% dân số nông thôn được cấp nước sạch 8 với tiêu chuẩn tối thiểu 60 lít/người/ngày 9 ØĐáp ứng đủ nhu cầu nước cho phát triển công nghiệp và các dịch vụ xã hội khác. 1 0 1 1 N e x t
  50. Tiêu chuẩn về chất lượng nước § Tuỳ theo yêu cầu của việc sử dụng nước vào các mục đích khác nhau mà quy định những tiêu chuẩn của ngành. § Các chức năng không đòi hỏi chất lượng: giao thông, thủy điện § Các chức năng đòi hỏi chất lượng nước nhất định: ØĂn uống, sinh hoạt ØNuôi trồng thủy sản ØGiải trí, du lịch ØCông nghiệp § Tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới § Tiêu chuẩn nước bề mặt của Việt Nam (TCVN 5942 – 2001) § Tiêu chuẩn nước ven bờ (TCVN 5543-2001) § Tiêu chuẩn nước ăn uống và sinh hoạt, BYT, 2002 § Tiêu chuẩn nước sạch, BYT 2005.
  51. Yêu cầu về chất lượng nước sinh hoạt § Có tính cảm quan tốt, trong, không màu, không mùi, không có vị gì đặc biệt để gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng. § Có thành phần hoá học không độc hại cho cơ thể con người, không chứa các chất độc, chất gây ung thư, chất phóng xạ Nếu có thì phải đạt TC cho phép § Không chứa các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và các loại vi sinh vật khác, đảm bảo an toàn cho người sử dụng
  52. Các chỉ tiêu cơ bản giám sát chất lượng nước § Các chỉ tiêu vật lý: độ pH, độ đục, chất cặn lơ lửng, tổng hàm lượng cặn § Các chỉ tiêu hóa học: DO, COD, BOD, hàm lượng amoniac, hàm lượng nitrit, nitrat, clorua, sắt tổng số, độ cứng toàn phần § Các chỉ tiêu vi sinh: tổng số coliforms, colifeacal chịu nhiệt hay E. coli § Những trường hợp nghi ngờ đặc biệt khác cần xét nghiệm thêm các chỉ tiêu trong bảng tiêu chuẩn nước ăn uống số 1329/BYT/QĐ ngày 13/2/2002
  53. 5. Bệnh có liên quan tới nước § Anh/chị hãy kể tên một số bệnh có liên quan tới nước.
  54. 5. Bệnh có liên quan tới nước (tiếp) § Gần 80% bệnh tật có liên quan tới chất lượng nước và tình trạng VSMT § Một nửa số giường bệnh trên thế giới là các bệnh có liên quan tới nước § Hằng năm thế giới có khoảng 1,1 tỉ người không được sử dụng nước sạch, 4 tỉ trường hợp bị tiêu chảy làm 2,2 triệu người chết, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi § Nâng cao chất lượng nước sinh hoạt & công trình vệ sinh giảm ¼ đến 1/3 số ca tiêu chảy hàng năm
  55. 5.1. Bệnh lây lan qua nước ăn uống § Do ăn uống nước bị nhiễm sinh vật gây bệnh, ví dụ thương hàn, tả, viêm gan A, lỵ, bại liệt, giun sán v.v. § Biện pháp dự phòng: § tránh làm nhiễm bẩn nguồn nước đặc biệt là với phân người và động vật § xử lý tốt nước sinh hoạt trước khi sử dụng § thực hiện ăn chín uống sôi.
  56. 5.1. Bệnh lây lan qua nước ăn uống (tiếp) Sinh vật gây bệnh Mức độ Khả năng/thời Khả năng Khả năng Nguồn ô ảnh hưởng gian tồn tại kháng Clo lây nhiễm tới SKCĐ trong nước cấp* nhiễm từ ĐV Vi rút Adenoviruses Vừa Dài Vừa Cao Không Enteroviruses Cao Dài Vừa Cao Không Astroviruses Vừa Dài Vừa Cao Không Hepatitis A virus Cao Dài Vừa Cao Không Hepatitis E virus Cao Dài Vừa Cao Có thể Noroviruses Cao Dài Vừa Cao Có thể Sapoviruses Cao Dài Vừa Cao Có thể Rotavirus Cao Dài Vừa Cao Không
  57. 5.1. Bệnh lây lan qua nước ăn uống (tiếp) Vi khuẩn Mức độ Khả năng/thời Khả năng Khả năng Nguồn ảnh gian tồn tại kháng Clo lây ô nhiễm hưởng tới trong nước nhiễm từ ĐV SKCĐ cấp* Burkholderia pseudomallei Cao Có thể nhân lên Thấp Thấp Không Campylobacter jejuni,C.coli Cao Vừa Thấp Vừa Có Escherichia coli – Pathogenic Cao Vừa Thấp Thấp Có E.coli – Enterohaemorrhagic Cao Vừa Thấp Cao Có Legionella spp. Cao Có thể nhân lên Thấp Vừa Không Pseudomonas aeruginosa Vừa Có thể nhân lên Vừa Thấp Không Salmonella typhi Cao Vừa Thấp Thấp Không Shigella spp. Cao Ngắn Thấp Cao Không Vibrio cholerae Cao Thường là Thấp Thấp Không ngắn Yersinia enterocolitica Vừa Dài Thấp Thấp Có
  58. 5.1. Bệnh lây lan qua nước ăn uống (tiếp) Đơn bào Mức độ Khả năng/thời Khả năng Khả năng Nguồn ảnh hưởng gian tồn tại kháng Clo lây ô nhiễm tới SKCĐ trong nước nhiễm từ ĐV cấp* Acanthamoeba spp. Cao Có thể nhân lên Thấp Cao Không Cryptosporidium parvum Cao Dài Vừa Cao Có Cyclospora cayetanensis Cao Dài Vừa Cao Không Entamoeba histolytica Cao Vừa Vừa Cao Không Giardia intestinalis Cao Vừa Vừa Cao Có Naegleria fowleri Cao Có thể nhân lên Thấp Vừa Không Toxoplasma gondii Cao Dài Vừa Cao Có Các loại giun sán
  59. 5.2. Bệnh do tiếp xúc với nước § Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các sinh vật gây bệnh trong nước. § Ví dụ bệnh sán máng (Schistosomiases) § Xẩy ra ở những người bơi lội dưới nước có loài ốc bị nhiễm những sinh vật gây các bệnh này sinh sống. § Các ấu trùng rời khỏi cơ thể ốc vào nước và sẵn sàng xuyên qua da của con người. § Biện pháp dự phòng: thu gom, xử lý phân hợp vệ sinh, không tiếp xúc với nước bị nhiễm bẩn.
  60. 5.3. Các bệnh do côn trùng sống trong nước truyền § Sốt rét, sốt Dengue, SXH Dengue, bệnh giun chỉ, các bệnh viêm não (ví dụ viêm não Nhật Bản) thường gặp ở trẻ em § Côn trùng trung gian truyền bệnh là các loại muỗi § Dự phòng adult pupa eggs larva 4 larval instars
  61. 5.4. Bệnh do thiếu nước trong tắm giặt § Các bệnh ngoài da (ví dụ ghẻ), bệnh mắt hột và bệnh viêm màng kết. § Có tỷ mắc bệnh liên quan chặt chẽ với việc cung cấp và sử dụng nước sạch. § Nguyên nhân chủ yếu là do ký sinh trùng, các vi khuẩn, virus, nấm mốc gây ra, nhưng thiếu nước sạch để vệ sinh cá nhân không kém phần quan trọng.
  62. 5.5. Bệnh do vi yếu tố và các chất khác trong nước § Bệnh bướu cổ: do đất, nước, thực phẩm quá thiếu iốt, ví dụ vùng núi cao, vùng xa biển § Bệnh về răng do thiếu hoặc thừa flo: Flo 1,5 mg/l sẽ làm hoen ố men răng và các bệnh về khớp. § Bệnh do nhiễm độc bởi các chất độc hoá học: ví dụ ăn/uống nước nhiễm asen, thuốc trừ sâu v.v. tăng nguy cơ bị ung thư, bệnh Minamata, Itai – Itai
  63. Bệnh Minamata § 1956 tại vùng vịnh Minamata do nhiễm độc thủy ngân, thải ra từ nhà máy sản xuất hóa chất Chisso § Triệu chứng: mất khả năng nghe, giảm tầm nhìn, nói khó khăn, không điều khiển được hoạt động, tứ chi run rẩy, mất cảm giác ở đầu ngón tay, ngón chân, mất trí nhớ, ung thư § Đến năm 2000 số bệnh nhân Minamata ở Nhật Bản: 2.955 người, 849 người sống sót.
  64. Bệnh Minamata và bệnh Tê tê say say ở VN • Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (BYT): 0,05mg/kg • Viện Vệ sinh Dịch tễ (2001): cua, trai, cá, rắn, ếch, ốc bươu ở khu vực hạ lưu mỏ vàng có nồng độ thủy ngân vượt TCCP nhiều lần. Ví dụ trong rắn 10,82 mg/kg • Cả nước có khoảng 500 người bị tử vong vì một căn bệnh lạ có triệu chứng giống với bệnh Minamata do nhiễm độc thủy ngân • Máu, nước tiểu, tóc của những bệnh nhân có biểu hiện giống Minamata sống ở vùng hạ lưu mỏ vàng có hàm lượng thủy ngân tăng rõ rệt so với nhóm đối chứng.
  65. 6. Các loại hình cấp nước 6.1. Bể, lu chứa nước mưa § Hệ thống thu hứng nước mưa: mái hứng, máng dẫn, bể chứa/ lu chứa § Trước mùa mưa phải vệ sinh sạch sẽ mái hứng, máng dẫn và bể chứa. § Loại bỏ nước mưa 10-15 phút đầu của các trận mưa.
  66. 6.1. Bể, lu chứa nước mưa § Bể, lu chứa nước mưa phải có nắp đậy. Lắp vòi hoặc dùng gầu sạch để lấy nước. § Gầu phải có chỗ treo cao, sạch. § Phải nuôi cá vàng, cá cờ hoặc Mesocyclops trong bể chứa nước để diệt bọ gậy, đặc biệt là bọ gậy muỗi vằn truyền bệnh SD, SXH dengue.
  67. 6.2. Giếng khơi § Giếng đào cách xa nguồn ô nhiễm ít nhất 10 mét § Thành giếng xây cao khoảng 0,8 mét. Trong lòng giếng có thể xây gạch, đá hộc, đá ong, bê tông § Sân giếng lát gạch/xi măng dốc về phía rãnh thoát nước § Rãnh thoát nước có độ dốc vừa phải và dẫn ra xa hoặc đổ vào các hố thấm nước thải. § Có thể lắp bơm tay để lấy nước § Miệng giếng có nắp đậy; có cọc để treo gầu
  68. 6.3. Nước giếng khoan § Là phương pháp chính để lấy nước ngầm § Giếng thẳng đứng, hình trụ, xuống tầng nước sâu § Thành giếng làm bằng các ống kim loại § Thường dùng bơm ly tâm chạy bằng điện để hút nước § Khai thác bừa bãi gây ô nhiễm nước ngầm
  69. 6.4. Hệ thống cung cấp nước tập trung quy mô nhỏ § Nước lấy từ giếng khoan hoặc sông/hồ được lọc qua giàn mưa, bể lắng, bể lọc, rồi chứa trong bể chứa lớn § Nước từ bể chứa được bơm vào hệ thống ống dẫn về các gia đình hay các vòi nước, bể nước tập thể § Nước đã được xử lý cũng có thể được bơm lên tháp nước cao, từ đó nước chảy theo hệ thống ống dẫn về tận hộ gia đình.
  70. 6.5. Hệ thống cung cấp nước đô thị Nguån n­íc ngÇm Nguån n­íc mÆt GiÕng khoan, tr¹m b¬m cÊp S«ng, hå tr¹m b¬m cÊp 1 Bé phËn khö s¾t Bé phËn l¾ng s¬ bé §¸nh phÌn lµm trong BÓ l¾ng BÓ läc Khö khuÈn M¹ng l­íi ph©n phèi BÓ chøa
  71. Những mốc thời gian § 1960: Giếng nước – Nhà tắm – Hố xí § 1982: Chương trình cung cấp nước sạch nông thôn của UNICEF § 1994: Chỉ thị 200/TTg về đảm bảo nước sạch và VSMT nông thôn § 1998: Chương trình MTQG về nước sạch và VSMT nông thôn giai đoạn 1999-2005 § 2000: Chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 (QĐ 104/2000/ QĐ – TTg ngày25/8/2000) § Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006-2010
  72. Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006-2010 § Đến năm 2010, Việt Nam sẽ có 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; § 30% số làng nghề có hệ thống nước thải; § 54% hộ gia đình có công trình vệ sinh hợp tiêu chuẩn § Tổng kinh phí đầu tư khoảng 20.600 tỷ đồng § Bộ NNPTNT năm 2006: 43 triệu người dân nông thôn được hưởng nước sạch, chiếm 66% tổng dân số nông thôn; 52% số hộ gia đình được sử dụng công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
  73. 7. Một số biện pháp làm sạch nước 7.1. Phương pháp keo tụ § Chất keo tụ (FeSO4, FeCl3, AlCl3, Al2(OH)5Cl, phèn nhôm) + H2O tạo thành các ion dương phức tạp (e.g. (Al(H2O)5OH)2+, (Al(H2O)4(OH) 2)+ ) § Ion dương + chất keo trong nước (-) = phức hợp không tích điện, dính vào nhau & lắng xuống § Liều dùng: 10 –100 mg/l nước (thí nghiệm xác định liều lượng). V= 0,5-1m/giờ § Chất tạo bông (mạch phân tử dài): anginat tách từ rau câu, tinh bột, poliacrylamit, kitozan § Ý nghĩa: làm trong nước, giảm bớt nhiều chất tan vô cơ, hữu cơ, giảm VSV trong nước
  74. 7. Một số biện pháp làm sạch nước 7.1. Đánh phèn: § Dùng 1 gam (1 thìa con) phèn tán nhỏ, hoà vào 1 bát nước rồi đổ dần vào thùng nước (20lít), khuấy đều, để lắng, đợi khoảng 30 phút và gạn lấy nước trong để dùng. Làm trong nước giếng: § Dùng phèn chua (loại thường dùng là phèn nhôm) với liều lượng 50g/1m3 nước. Nếu nước rất đục: dùng tối đa 100g/1m3 nước. § Hòa tan hết lượng phèn cần thiết vào một gầu nước. § Tưới đều lên giếng nước rồi kéo mạnh lên khoảng 10 lần § Để yên 30 phút đến 1 giờ cho cặn lắng hết thì tiến hành khử trùng.
  75. 7.2. Phương pháp lọc § Bể lọc 2 ngăn: gồm ngăn lọc và ngăn chứa. § Nước được lọc qua lớp sỏi, cát rồi tràn vào bể chứa. § Lọc sơ bộ: bước đầu tiên, vật liệu lọc là các hạt có kích thước lớn (sỏi, đá dăm), giảm ~ 50% độ đục § Lọc chậm: v= 0,5m/giờ, nước không được quá đục, gồm hai lớp (trên: cát mịn, d=0,2-0,5mm, dưới: sỏi): giảm phần lớn các thể lơ lửng, các hạt keo, 90% coli, ~ 100% đv nguyên sinh. § Lọc nhanh: sau khi dùng chất keo tụ, gồm 2 lớp (cát thô, d=0,5-1,0 mm + sỏi) § Định kỳ phải rửa các lớp lọc.
  76. Nhà máy lọc nước Thủ Đức Bể lọc nhanh bằng cát
  77. 7.3. Khử trùng nước § Khử trùng = diệt vi sinh vật trong nước § Là khâu quan trong nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh cho cộng đồng § Biện pháp vật lý (đun sôi, lọc qua màng bán thấm, chiếu tia UV ) § Phương pháp hóa học: clo, nước Javen (dung dịch NaCl + NaClO – natrihypoclorit) CaOCl2 (clorua vôi), iot, ozon
  78. 7.3. Thau giếng, khử trùng giếng nước § Khi giếng bị nước bẩn ngấm vào hoặc bị ngập lụt, nước sẫm màu, có mùi khác thường, cần phải tát cạn và vét hết bùn dưới giếng, tiến hành khử trùng giếng nước. § Nước sau khi khử trùng: nồng độ Clo thừa là 0,5 - 1,0mg/lít. § 10g Cloramin B 25%/m3. Hoặc Clorua vôi 20% (13g/m3), hoặc Clorua vôi 70% (4g/m3). Mỗi thìa canh = 10g hóa chất. § Hòa tan lượng hoá chất nói trên vào 1 gầu nước. Tưới đều lên giếng. Thả gầu cho chìm sâu đến nửa cột nước rồi kéo lên xuống nhẹ nhàng khoảng 10 lần. Dùng nước giếng này dội lên thành giếng để khử trùng, để khoảng 30 phút là có thể dùng được
  79. Lưu ý khi khử trùng nước § Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn hoặc các chất hữu cơ trong nước sẽ hấp thụ hết Clo hoạt tính và làm mất tác dụng khử trùng của Clo. § Sau khi khử trùng vẫn ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng § Nước đã khử trùng bằng Cloramin như trên vẫn phải đun sôi mới được uống
  80. 7.4. Tách loại khỏi nước các chất tan vô cơ 7.4.1. Loại bỏ sắt § Nước có nồng độ sắt > 0,3 mg/L cần khử sắt § Ôxy hóa sắt II thành sắt III bằng ôxy không khí, với xúc tác của đồng, mangan oxyt, sắt hydroxyt. § 4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 4Fe(OH)3 § 24Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O § Để ôxy hóa 1mg sắt II cần 0,143 mg ôxy § Phương pháp giàn mưa, sục khí, lọc
  81. 7.4.2. Loại bỏ Asen § Sử dụng túi lọc bằng tro của than đá hạt có kích thước 1-10 micromet(chứa chất ferric hydroxit) để loại bỏ asen § Nước hàm lượng Asen 2.400 ppb sau khi lọc còn 10 ppb § Bể lọc cát: 1 lớp cát vàng hạt thô dày 50 cm, phía dưới là lớp cuội dày 10 cm, phía trên có giàn phun mưa đơn giản bằng ống nhựa PVC loại trừ được 90% asen trong nước. § Viện Địa chất, Viện Khoa học và Công nghệ VN: Kit kiểm tra nhanh nồng độ asen trong nước (7 phút) § Chuyển các dạng Asen trong nước thành Asen hóa trị +5 hoặc +3 Đá ong
  82. 7.4.2. Làm mềm nước § Nước cứng chủ yếu là chứa nhiều canxi (Ca(HCO3)2 và magiê. Loại bỏ các ion này làm mềm nước § Đun sôi: Ca(HCO3)2 CO2 + CaCO3 § Kết tủa: bản chất là đưa vào nước các hóa chất (vôi tôi Ca(OH)2 và sô đa Na2CO3) để làm kết tủa canxi và magiê dưới dạng CaCO3 và Mg(OH)2. §
  83. 8. Quản lý tài nguyên nước § Theo anh/chị, cộng đồng và cá nhân cần làm gì để giữ gìn và bảo quản nguồn nước sinh hoạt?
  84. 8. Bảo quản nguồn nước sạch (tiếp) § Là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng § Không chăn gia súc và đổ rác gần nguồn nước. § Không cho trâu bò tắm ở ao, hồ dùng để lấy nước sinh hoạt § Không tắm giặt, rửa ráy, chế biến thức ăn gần nguồn nước công cộng. § Không xây/sử dụng nhà vệ sinh, chuồng gia súc ở gần nguồn nước, ở vị trí cao hơn nguồn nước làm ô nhiễm nguồn nước. § Không được súc rửa các dụng cụ làm nông (ví dụ bình phun thuốc trừ sâu) tại các nguồn nước công cộng § Không vứt xác gia súc gia cầm, động vật chết xuống ao, hồ, sông, suối
  85. Video: water crisis in South Asia Dave Matthews Band - You might die trying To change the world Cause the house is on If you give you Starts with one step fire begin to live (2) How ever small And think you couldn't You begin, you get First step is hardest of move the world all Until the fire dies If you give, you Once you get your The things you never begin to live gauge did You get the world You'll be walking tall Cause you might die (2) You said you never did trying (2) If you give, you Cause you might die You'd be as good as begin to live trying(2) dead You might die Cause you Cause you might die trying (3) If you close your eyes trying (2)
  86. Câu hỏi lượng giá 1. Kể tên 5 nhóm bệnh liên quan tới nước? § Bệnh lây lan qua nước ăn uống § Bệnh do tiếp xúc với nước § Bệnh do côn trùng trung gian ‘sống trong nước’ truyền § Bệnh do thiếu nước § Bệnh do vi yếu tố và một số chất khác trong nước
  87. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2006), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2006 – Hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông Cầu, Nhuệ-Đáy, hệ thống sông Đồng Nai, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Hà Nội. 2. Cục Bảo vệ môi trường (2006), Báo cáo kết quả quan trắc môi trường lưu vực sông Nhuệ-Đáy, Cục Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3. Cục Quản lý tài nguyên nước (2003), Hồ sơ Tài nguyên Nước Quốc gia, Văn phòng Hội đồng Quốc gia về Tài nguyên Nước. 4. Cục Y tế Dự phòng Việt Nam (2007), Vệ sinh môi trường nông thôn Việt Nam, Bộ Y tế, nhà xuất bản Y học, Hà Nội 5. Trung tâm Nước sạch Vệ sinh môi trường nông thôn 2005, Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006-2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 6. US Geological Survey (2007), Sơ đồ vòng tuần hoàn nước. (online 6 Sept. 2007)
  88. Tài liệu tham khảo (tiếp) 7. Trung tâm Quốc gia nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn: 8. Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên Môi trường: 9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 10. Bộ Y tế
  89. Tài liệu tham khảo (tiếp) 11. Ngân hàng thế giới: 12. Chương trình môi trường Liên hợp quốc (tiếng Anh): 13. Environmental health perspectives journal: 14. Tổ chức Y tế thế giới: