Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 7: Đầu tư dài hạn (Bản đẹp)

ppt 71 trang cucquyet12 3680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 7: Đầu tư dài hạn (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_chuong_7_dau_tu_dai_han_ban.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 7: Đầu tư dài hạn (Bản đẹp)

  1. BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chương 5 ĐẦU TƯ DÀI HẠN
  2. Nội dung 1. Khái niệm và phân loại dự án đầu tư 2. Các tiêu chuẩn trong thẩm định dự án đ 3. Dòng tiền của dự án 4. Lựa chọn dự án loại trừ nhau có đời sống không bằng nhau 5. Chi phí sử dụng vốn của dự án
  3. • 1. Khái niệm và phân loại dự án 1.1 Khái niệm : * Đầu tư dài hạn là việc doanh nghiệp bỏ vốn để hình thành nên những tài sản dài hạn cần thiết để thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình như : Chế tạo mặt hàng mới, mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường . * Đầu tư là sự hy sinh giá trị chắc chắn trong hiện tại để đổi lấy một giá trị không chắc chắn trong tương lai.
  4. 1.2.Phân loại dự án đầu tư: 1.2.1 Căn cứ theo mục tiêu • Đầu tư thay thế máy móc, thiết bị nhằm duy trì năng lực sản xuất hiện tại • Đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị • Đầu tư mở rộng quy mô SX hoặc mở rộng thị trường hiện tại • Đầu tư chế tạo sản phẩm mới hoặc thâm nhập thị trường mới • Đầu tư bảo vệ môi trường và an toàn lao động
  5. 1.2.2 Phân loại theo mối quan hệ giữa các dự án • Dự án độc lập • Dự án loại trừ nhau • Dự án độc lập : 2 dự án được xem là độc lập khi việc chấp nhận hay không chấp nhận của một dự án trong đó không phụ thuộc vào quyết định của dự án kia, hay nói cách khác dòng tiền của 2 dự án hoàn toàn độc lập nhau Ví dụ : Công ty A đang xem xét mở siêu thị mới tại TP. HCM và Hà Nội, 2 dự án này là độc lập với nhau
  6. 1.2.2 Phân loại theo mối quan hệ giữa các dự án • Dự án loại trừ nhau : Các dự án loại trừ nhau là tập hợp các dự án mà trong đó chỉ một dự án được chấp thuận, hay nói cách khác khi một dự án được chấp thuận thì những dự án còn lại sẽ bị loại bỏ. Ví dụ : Dự án lắp máy điều hòa và dự án sử dụng quạt thông gió để làm mát phân xưởng may là 2 dự án loại trừ nhau.
  7. 2. Các tiêu chuẩn trong thẩm định dự án • Thời gian hoàn vốn • Thời gian hoàn vốn chiết khấu • Giá trị hiện tại ròng • Tỷ suất sinh lời nội bộ • Tỷ suất sinh lời nội bộ điều chỉnh • Chỉ số sinh lời
  8. 2. Các tiêu chuẩn trong thẩm định dự án 2.1. Thời gian hoàn vốn (The Payback Period – PP) • Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần thiết để dòng thu nhập của dự án bù đắp vốn đầu tư bỏ ra ban đầu • PP = số năm trước thời điểm hoàn vốn + Vốn chưa bù đắp/ thu nhập của năm toàn bộ vốn được thu hồi
  9. 2.1. Thời gian hoàn vốn • Lựa chọn dự án theo tiêu chuẩn PP Thời gian hoàn vốn càng ngắn (nhanh) dự án càng được đánh giá tốt, quyết định chấp thuận hay loại bỏ dự án sẽ căn cứ vào thời gian hoàn vốn tối đa do DN quy định • PP Thời gian hoàn vốn tối đa . Loại bỏ
  10. 2.1. Thời gian hoàn vốn Ưu nhược điểm của PP Ưu điểm : • Đơn giản, dễ tính toán Nhược điểm : • Không xem xét đến giá trị theo thời gian của tiền • Không xem xét dòng tiền của dự án sau thời điểm hoàn vốn • Không cho biết dự án làm giá trị doanh nghiệp tăng thêm bao nhiêu
  11. 2.2.Thời gian hoàn vốn chiết khấu (The Discounted Payback eriod –DPP) Là khoảng thời gian cần thiết để dòng thu nhập đã chiết khấu theo chi phí sử dụng vốn của dự án, bù đắp đủ vốn đầu tư ban đầu. DPP đã khắc phục được nhược điểm thứ nhất của PP, tức là đã xem xét đến thời giá của tiền, nhưng không khắc phục được nhược điểm thứ 2 và thứ 3 của PP
  12. • 2.3.Giá trị hiện tại ròng (The Net Present Value - NPV) • Là mức chênh lệch giữa giá trị hiện tại của dòng thu nhập với giá trị hiện tại của vốn đầu tư, nó cho biết dự án sẽ làm cho giá trị công ty tăng thêm bao nhiêu • NPV = Giá trị hiện tại của dòng thu nhập – Giá trị hiện tại của vốn đầu tư CF CF CF 1 + + + n NPV = CF0 + 2 (1+r)1 (1+ r)2 (1+r) n
  13. 2.3.Giá trị hiện tại ròng Ví dụ : Một dự án có vốn đầu tư ban đầu là 100 tỷ, đời sống kinh tế 10 năm, thu nhập bằng tiền dự án tạo ra trong 5 năm đầu là 30 tỷ/ năm, 4 năm tiếp theo 35 tỷ / năm, năm cuối 40 tỷ/ năm. • Yêu cầu xác định các chỉ tiêu PP. DPP và NPV của dự án biết chi phí sử dụng vốn của dự án là 12%
  14. 2.3.Giá trị hiện tại ròng 0 1 2 5 6 9 10 -100 30 30 30 35 35 40 • Giải : • PP = 100/30 = 3,33 năm ( 3 năm, 4 tháng) NPV = 30.PVFA(12%,5)+35.PVFA(12%,4).PVF(12%,5) + 40.PVF(12%,10) – 100 = 81,25 > 0 • Dự án làm tăng giá trị doanh nghiệp 81,25 tỷ, chấp thuận đầu tư
  15. 2.3.Giá trị hiện tại ròng • Lựa chọn dự án theo NPV - Dự án độc lập : • NPV>0 Chấp thuận • NPV 0 và lớn nhất sẽ được chấp thuận
  16. 2.4.Tỷ suất sinh lời nội bộ( The Internal Rate Of Return – IRR) • Là tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư vào dự án, về mặt kỹ thuật đó chính là lãi suất chiết khấu để NPV bằng 0. Do vậy việc tìm IRR của dự án tương tự như việc tìm YTM của trái phiếu, tìm lãi suất vay trả góp • Ví dụ : Một dự án có vốn đầu tư ban đầu 10 tỷ, đời sống kinh tế 10 năm, thu nhập bằng tiền là 1,5 tỷ/ năm. • Yêu cầu : Xác định IRR của dự án
  17. • 2.4.Tỷ suất sinh lời nội bộ • Giải : Ta có : 1,5 x PVFA( IRR, 10) = 10 PVFA(IRR,10) = 6,667 • Tra bảng tài chính : 8%< IRR< 9% 0,065x( 0,09 – 0,08) • IRR = 0.08 + = 8,15% 0,065 + 0,3735
  18. 2.4.Tỷ suất sinh lời nội bộ Lựa chọn dự án theo IRR - Dự án độc lập: • IRR > Chi phí SDV của DA - Chấp thuận • IRR Chi phí SDV của DA sẽ được chấp thuận
  19. • 2.4.Tỷ suất sinh lời nội bộ • Nhận xét : - Ưu điểm : • IRR cho biết tỷ suất sinh lời trên vốn của DA • IRR cho phép đo lường rủi ro của DA • Ví dụ : - Dự án A có NPV = 100, IRR = 13%, chi phí sử dụng vốn của dự án 12% - Dự án B NPV = 50. IRR = 15%, chi phí sử dụng vốn của dự án 12% Dự án A rủi ro cao hơn dự án B, chỉ cần IRR giảm hơn 1% thì NPV< 0, trong khi dự án B phải giảm hơn 3%
  20. • 2.4.Tỷ suất sinh lời nội bộ - Nhược điểm: • IRR khộng cho biết dự án làm giá trị công ty tăng thêm bao nhiêu • Khi xác định IRR ta ngầm giả định dòng thu nhập của dự án được tái đầu tư với tỷ suất sinh lời bằng IRR, giả định này không hợp lý • Những dự án dòng tiền đổi dấu 2 lần, có thể có nhiều mức lãi suất chiết khấu để NPV = 0 ( IRR đa trị)
  21. 2.5.Tỷ suất sinh lời nội bộ điều chỉnh (The Modified Internal Rate Of Return – MIRR) • Là tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư, với giả định dòng thu nhập của DA được tái đầu tư với tỷ suất sinh lời bằng chi phí sử dụng vốn của DN. • Về kỹ thuật tính toán, MIRR chính là lãi suất chiết khấu làm cân bằng giữa giá trị hiện tại của vốn đầu tư với giá trị giá trị tương lai của dòng thu nhập (giá trị cuối) được hiện giá về hiện tại.GT tương lai của dòng thu nhập được tính theo phương pháp lãi kép với lãi suất bằng CP sử dụng vốn của DN
  22. • 2.5.Tỷ suất sinh lời nội bộ điều chỉnh Giá trị cuối GTHT VĐT = (1 + MIRR)n Các bước : • B1. Xác định GT tương lai của dòng thu nhập với lãi suất tái đầu tư bằng CP sử dụng vốn của DN ( GT cuối) • B2. Xác định GT hiện tại của vốn đầu tư • B3. Tìm lãi suất chiết khấu làm cân bằng giữa hiện giá giá trị cuối với hiện giá vốn đầu tư
  23. • 2.5.Tỷ suất sinh lời nội bộ điều chỉnh • Ví dụ : Một DA có thời gian xây dựng 2 năm, vốn đầu tư năm 0 : 4 tỷ đồng, năm 1 là 6 tỷ. Thu nhập bằng tiền của dự án từ năm 2 tới năm thứ 9 là 2 tỷ/ năm, năm thứ 10 là 5 tỷ.Chi phí sử dụng vốn của DN là 10%. Cho biết MIRR của dự án là bao nhiêu?Theo tiêu chuẩn MIRR DN có chấp thuận dự án trên hay không? 0 1 2 3 9 10 - -4 - 6 2 2 2 5
  24. • 2.5.Tỷ suất sinh lời nội bộ điều chỉnh • Giải : • GT tương lai của dòng thu nhập : 2.FVFA(10%,8).FVF(10%,1) + 5 = 30,159 • GT hiện tại của vốn đầu tư : 6 4 + = 9,455 1+ 10% • MIRR = (30,159 /9,455)-10 - 1 = 12,3%
  25. • 2.5.Tỷ suất sinh lời nội bộ điều chỉnh Lựa chọn dự án theo MIRR • MIRR > CP sử dụng vốn của DA - Chấp thuận • MIRR< CP sử dụng vốn của DA - Loại bỏ • MIRR = CP sử dụng vốn của DA - Tùy
  26. • 2.5.Tỷ suất sinh lời nội bộ điều chỉnh Nhận xét : • MIRR đo lường tỷ suất sinh lời trên vốn chính xác hơn IRR, vì giả định dòng thu nhập của dự án được tái đầu tư với tỷ suất sinh lời = CP sử dụng vốn doanh nghiệp hợp lý hơn. DN đang huy động vốn với chi phí bằng CP sử dụng vốn trung bình (WACC), do vậy nếu thu nhập bằng tiền hàng năm của DA được tái đầu tư, DN sẽ không phải huy động vốn từ bên ngoài với chi phí= WACC
  27. 2.6.Chỉ số sinh lời ( The Profitability Index – PI) Là tỷ lệ so sánh giữa giá trị hiện tại của dòng thu nhập với giá trị hiện tại của vốn đầu tư. Cho biết GT hiện tại của dòng thu nhập gấp bao nhiêu lần GT hiện tại của vốn đầu tư GT hiện tại dòng thu nhập PI = GT hiện tại vốn đầu tư
  28. • 2.5.Tỷ suất sinh lời nội bộ điều chỉnh Ví dụ : Một dự án có vốn đầu tư ban đầu 10 tỷ, đời sống kinh tế 10 năm, thu nhập bằng tiền 2, 5 tỷ/ năm, chi phí sử dụng vốn cùa dự án là 15%. Yêu cầu xác định NPV và PI của dự án Giải : • NPV = 2,5. PVFA(15%,10) – 10 = 2,547 2,5. PVFA(15%,10) • PI = = 1,2547 10
  29. • 2.5.Tỷ suất sinh lời nội bộ điều chỉnh • Nhận xét về chỉ PI PI không cho biết dự án làm tăng giá trị DN là bao nhiêu, nhưng nó gúp DN lựa chọn danh mục đầu tư trong điều kiện ngân sách đầu tư bị giới hạn
  30. 2.7.Vận dụng các tiêu chuẩn lựa chọn dán trong thực tế Tiêu chuẩn 1960 1970 1980 1999 (%) (%) (%) (%) NPV 0 0 15 75 IRR 20 60 65 76 PP 35 15 5 57 DPP NA NA NA 29 Khác 45 25 15 NA Cộng 100 100 100
  31. 3. Hoạch định dòng tiền của dự án 3.1.Nguyên tắc hoạch định dòng tiến Thứ nhất : Dòng tiền của dự án phải là dòng tiền tăng thêm Dòng tiền tăng thêm là dòng tiền xuất hiện khi và chỉ khi dự án được thực hiện hay nói cách khác nó là mức chênh lệch giữa dòng tiền của DN sau khi thực hiện dự án với dòng tiền trước khi thực hiện dự án Ví dụ. Khi không có dự án dòng tiền tự do(FCF) của doanh nghiệp là 20 tỷ/ năm, khi thực hiện dự án dòng tiền tự do của DN sẽ là 25 tỷ/ năm. Vậy NCF của dự án là 5 tỷ/ năm
  32. 3.1.Nguyên tắc hoạch định dòng tiền • Thứ 2. Dòng tiền của dự án phải là các khoản thu, chi bằng tiền, không phải các khoản thu nhập và chi phí theo nghiệp vụ kế toán chi phí phát sinh. Khi vận dụng nguyên tắc này có 2 giả định cần chú ý Giả định 1 : Doanh thu bằng tiền thu bán hàng, tất cả các khoản chi phí và thuế thu nhập đều chi bằng tiền trừ CP khấu hao tài sản cố định Giả định 2 : Mọi khoản thu,chi bằng tiền đều xuất hiện vào cuối năm
  33. 3.1.Nguyên tắc hoạch định dòng tiền Thứ 3. Không được khấu trừ lãi vay vào DT khi xác định dòng tiền hoạt động của dự án ( OCF) Lý do : • Lãi vay sẽ được khấu trừ khi thực hiện CK dòng tiền của DA, Khấu trừ lãi vay vào doanh thu, DN đã khấu trừ lãi vay 2 lần • Quyết định đầu tư độc lập với quyết định tài trợ, khi thẩm định hiệu quả của dự án không cần biết vốn tài trợ cho DA được huy động từ nguồn nào.
  34. • Thứ tư : Không được đưa chi phí chìm vào dòng chi của DA • Chi phí chìm (sunk costs) Là những khoản tiền đã được chi ra từ trước, DN phải chịu bất kể dự án có được chấp thuận hay không, các khoản chi này không được tính vào dòng chi của dự án Ví dụ1 : Trước khi thực hiện DA CT đã thuê một công ty tư vấn để thẩm định DA, số tiền trả cho CT tư vấn 300 triệu là chi phí chìm và không tính vào dòng chi của DA. Ví dụ 2: Trước khi thực hiện DA sản xuất thiết bị điều khiển bằng máy vi tính, CT đã chi 500 triệu cho nghiên cứu và phát triển (R&D), khoản chi này có liên quan tói DA, nhưng không được tính vào vốn đầu tư ban đầu cho DA, nó là chi phí chìm
  35. 3.1.Nguyên tắc hoạch định dòng tiền Thứ 5. Phải đưa chi phí cơ hội vào dòng chi của DA Chi phí cơ hội của DA là những khoản thu nhập bị mất từ những tài sản có sẵn khi chúng được sử dụng vào DA. Ví dụ : DA sản xuất thiết bị điều khiển bằng máy tính của CT A sử dụng một tòa nhà có sẵn để lắp đặt máy móc, thiết bị.Tòa nhà có thể bán theo giá thị trường ở thời điểm hiện tại (năm 0) = 12 tỷ , giá trị còn lại trên sổ kế toán là 10 tỷ, thuế suất thu nhập 25%. Vậy chi phí cơ hội của tòa nhà là 11,5 triệu { 12- (12 - 10) x 25%}, khoản này phải tính vào dòng chi của DA án tại năm 0
  36. 3.1.Nguyên tắc hoạch định dòng tiền Ví dụ 2: DA sản xuất nước ngọt được xây dưng trên một lô đất có sẵn, nếu không sử dụng vào DA lô đất này có thể đem cho thuê và đem lại thu nhập sau thuế từ tiền cho thuê 300 triệu/ năm, thu nhập mất đi này được xem là chi phí cơ hội và tính vào dòng chi của DA từ năm 1 cho tới khi DA kết thúc. Chú ý : 1. Chi phí cơ hội của vốn đầu tư vào DA, không được tính vào dòng chi của dự án. Vì chi phí cơ hội của vốn được sử dụng để chiết khấu dòng tiền của DA, nếu tính vào dòng chi thì khoản chi này đã được tính 2 lần
  37. Thứ 6. Phải xem xét tác động của DA tới dòng tiền của các bộ phận khác ( Ngoại tác) Ngoại tác hoặc tác động phụ ( Side effectc) Ngoại tác là tác động mà DA gây ra với dòng tiền của các bộ phận khác trong DN. Làm giảm hoặc tăng dòng tiền hiện tại của DN.Tác động có theo hướng tốt hoặc xấu. Ví dụ 1: DASX thiết bị điều khiển bằng máy tính có thể làm làm giảm dòng tiền hiện tại của DN ( hiệu ứng triệt tiêu),Do DN đang có một bộ phận SX các thiết bị điều khiển bằng cơ khí. Sự sụt giảm dòng tiền hiện tại của DN phải được phản ánh vào dòng chi của DA sản xuất thiết bị điều khiển bằng máy tính.
  38. Ngoại tác Ví dụ 2 : DA SX thịt cừu đóng hộp có thể làm giảm doanh thu từ bộ phận SX thit gà đóng hộp, do vậy làm giảm dòng tiền hiện tại của DN, do vậy cần phải điều chỉnh giảm dòng tiền của DA SX thịt cừu đóng hộp Ví dụ 3. DA SX thiết bị điều khiển bằng máy tính có thể làm tăng doanh thu của bộ phận SX lò vi sóng.vì việc cung cầp thiết bị điều mới, hiện đại, sẽ làm cho việc sử dụng lò vi song có hiệu quả hơn. ( Công ty có bộ phận SX lò vi sóng và bộ phận này đang hoạt động hiệu quả). Sự tăng lên của dòng tiền hiện tại của DN, cần phải phản ánh vào dòng tiền của DA SX thiết bị điều khiển bằng máy tính, theo hướng điều chỉnh tăng dòng tiền
  39. 3.2. Các bước trong hoạch định dòng tiền • Bước 1. Thu thập dữ liệu đầu vào (In put Data). Số liệu cần thu thập gồm : VĐT ban đầu vào TSCĐ và NOWC tăng thêm, sản lượng SX và tiêu thụ dự kiến từng năm, trong suốt đời sống của dự án, giá bán và biến phí đơn vị SP, tổng định phí không kể khấu hao, giá thị trường dự kiến của TSCĐ khi dự án kết thúc, thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao, thuế suất thuế TN, tỷ lệ lạm phát dự kiến
  40. 3.2.Các bước trong hoạch định dòng tiền Bước 2. Xác định vốn đầu tư vào TSCĐ và VLĐ hoạt động ròng tăng thêm • VĐT vào TSCĐ ( nhà xưởng và TB): Là số tiền DN phải chi ra cho việc xây dựng nhà xưởng, mua sắm và lắp đặt máy móc TB, khoản tiền này có thể chi trong một năm hoặc nhiều năm nếu thời gian XD kéo dài • Tiền chi cho TSCĐ bao gồm giá mua và CP vận chuyển , lắp đặt máy móc, TB ( Nguyên giá)
  41. 3.2.Các bước trong hoạch định dòng tiền • Tiền chi cho VLĐ hoạt động ròng tăng thêm: Là số tiền DN phải chi để hình thành tài sản lưu động của DA, khoản tiền này được chi ngay khi DA đi vào hoạt động ( năm 0) và chi thêm khi qui mô hoạt động của DA tăng ( doanh thu tăng). Khi DA chấm dứt, tiền chi cho VLĐ được thu hồi toàn bộ và xem là nguồn thu bằng tiền của DA ở năm cuối.
  42. • Ví dụ : Tiền chi cho VLĐ hoạt động ròng tăng thêm • Khi không có DA, TSLĐ của DN là 10 tỷ, nguồn vốn chiếm dụng ( nguồn vốn ngắn hạn không phải trả lãi) là 5 tỷ • Khi DA triển khai TSLĐ của DN là 12 tỷ,nguồn vốn chiếm dụng là 6 tỷ Ta có : • NOWC khi không có DA = 10-5 = 5 • NOWC khi có DA = 12 – 6 = 6 • NOWC tăng thêm = 6- 5 = 1 • Vậy DN phải chi 1 tỷ đồng cho VLĐ hoạt động ròng tăng thêm
  43. 3.2. Các bước trong hoạch định dòng tiền Bước 3. Xác định dòng tiền hoạt động sau thuế của DA ( OCF) • Dòng tiền hoạt động sau thuế là dòng thu quan trọng, xuất hiện trong hầu hết các năm trong đời sống của DA Công thức : OCF = Doanh thu bằng tiền – chi phí hoạt động bằng tiền – Thuế phải nộp bằng tiền,
  44. • Bước 3. Xác định dòng tiền hoạt động sau thuế của DA ( OCF) • Từ công thức gốc, dòng tiền hoạt động (OCF) có thể tính bằng 3 cách sau : OCF = CF*(1-T) + D*T (1) CF : Dòng tiền hoạt động truớc thuế CF = Doanh thu – CP hoạt động bằng tiền D*T : Tiết kiệm thuế nhờ khấu hao OCF = EBIT * (1-T) + D (2) OCF = NOPAT + D (3)
  45. 3.2. Các bước trong hoạch định dòng tiền B4. Xác định thu nhập năm cuối Thu nhập năm cuối bao gồm thu nhập thanh lý của tài sản cố định và khoản thu hồi VLĐ hoạt động ròng khi dự án kết thúc - Thu nhập thanh lý là khoản thu nhập khi công ty bán nhà xưởng và máy móc TB. • Thu nhập thanh lý = Giá thị trường dự kiến – (Giá thị trường – Giá trị còn lại)* Thuế suất
  46. Thu nhập thanh lý Ví dụ : • Giá thị trường dự kiến của nhà xưởng và TB khi DA kết thúc là 3 tỷ đồng, giá trị còn lại của nhà xưởng và TB trên sổ kế toán là 2 tỷ. Vậy : • Thu nhập thanh lý = 3 – ( 3 - 2) x 25% = 2,75 tỷ • Tiền thu do bán NX là 3 tỷ, nhưng công ty phải đóng thuế cho khoản lời từ chuyển nhượng TS là 0,25 tỷ, do vậy thu nhập thanh lý là 2,75 tỷ ( tiền ròng từ GT thu hồi)
  47. Thu nhập thanh lý Giá trị còn lại trên sổ kế toán = Nguyên giá NX & TB – Khấu hao lũy kế của NX & TB Ví Dụ : Nhà xưởng của DA có nguyên giá là 10 tỷ, được khấu hao đều trong thời gian 10 năm, đời sống của DA : 5 năm. Vậy : GT còn lại trên sổ KT khi DA kết thúc: 10 – (1x 5) = 5 tỷ
  48. B4. Xác định thu nhập năm cuối Thu hồi VLĐ hoạt động ròng Khi dự án kết thúc, toàn bộ vốn lưu động bỏ vào dự án được thu hồi ( tồn kho sẽ bán hết, nợ phải thu được thanh toán), do vậy đây là khoản thu bằng tiền của dự án, khoản này không phải khấu trừ thuế vì đây là việc thu hồi vốn bỏ ra khi đầu tư
  49. 3.2. Các bước trong hoạch định dòng tiền B5. Thẩm định dự án Bước này cần tính toán các chỉ tiêu PP, DPP, NPV, IRR, MIRR,PI • Chú ý : Mặc dù việc lựa chọn DA đầu tư được căn cứ vào một chỉ tiêu nhất định, theo sự ưu tiên của DN, nhưng vẫn phải tính toán tất cả các chỉ tiêu để có sự đánh giá toàn diện về DA
  50. • 3.3. Ví dụ 3.3.1. Dòng tiền của DA mở rộng: Một DA có vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ : 500 triệu, vào VLĐ ròng tăng thêm 20 triệu.Đời sống kinh tế của DA : 8 năm. Doanh thu từ việc tiêu thụ SP của DA: 100 triệu/ năm, chi phí hoạt động không kể khấu hao : 25,5 triệu/ năm.TSCĐ của DA được khấu hao đều trong thời gian 8 năm, thu nhập thanh lý TSCĐ khi DA kết thúc là 20 triệu đồng.Vốn lưu động bỏ vào DA được thu hồi toàn bộ khi DA kết thúc. Yêu cầu: Ước lương dòng tiền và thẩm định. Biết chi phí sử dụng vốn của DA là 12%
  51. Dòng tiền dự kiến Năm0 Năm Năm Năm 3 -7 Năm 1 2 8 I.Vốn đầu tư ban đầu (Năm 0) (520) 1.Mua sắm máy móc, thiết bị (500) 2.VLĐ hoạt động ròng tăng thêm (20) II. Dòng tiền hoạt động (OCF) 1. Doanh thu 100 100 100 100 2. Tổng chi phí không kể khấu hao 25,5 25,5 25,5 25,5 3. Khấu hao (D) 62,5 62,5 62,5 62,5 4. EBIT 12 12 12 12 5. NOPAT { EBIT * (1-T)} 9 9 9 9 6. OCF ( NOPAT + D ) 71,5 71,5 71,5 71,5 III.Dòng tiền năm cuối của dự án 1.Thu hồi VLĐ hoạt động ròng 20 2.Thu nhập thanh lý TSCĐ 20 IV. Dòng tiền ròng (NCF) (520) 71,5 71,5 71,5 111,5
  52. Dòng tiền dự kiến Năm0 Năm Năm Năm 3 Năm 8 1 2 -7 I.Vốn đầu tư ban đầu (Năm 0) (520) 1.Mua sắm máy móc, thiết bị (500) 2.VLĐ hoạt động ròng tăng thêm (20) II. Dòng tiền hoạt động (OCF) 1. Doanh thu 100 100 100 100 2. Tổng chi phí không kể khấu hao 25,5 25,5 25,5 25,5 3. Dòng tiền HĐ trước thuế (CF) 74,5 74,5 74,5 74,5 4. Khấu hao (D) 62,5 62,5 62,5 62,5 5. OCF {CF *(1-T) +D*T 71,5 71,5 71,5 71,5 III.Dòng tiền năm cuối của dự án 1.Thu hồi VLĐ hoạt động ròng 2.Thu nhập thanh lý TSCĐ 20 IV. Dòng tiền ròng (NCF) 20 NPV = (520) 71,5 71,5 71,5 111,5 IRR = MIRR = PI =
  53. • 3.3.2 Dòng tiền của dự án thay thế( đầu tư chiều sâu) • Dự án đầu tư chiều sâu là dự án nhằm thay thế máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu bằng máy móc thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm Các bước : • Bước 1: Xác định vốn đầu tư ban đầu: • Bước 2. Xác định dòng tiền hoạt động hàng năm của DA (OCF)
  54. • Các bước : • Bước 1: Xác định vốn đầu tư ban đầu: • Vốn đầu tư ban đầu = Vốn đầu tư để mua sắm và lắp đặt máy mới – Thu nhập thanh lý của máy cũ - Vốn đầu tư ban đầu cho máy mới là toàn bộ số tiền phải chi cho việc mua sắm, vận chuyển, lắp đặt, hiệu chỉnh máy – nguyên giá của máy mới - Thu nhập thanh lý máy cũ là số tiền thu được do bán máy cũ tại thời điểm thay thế sau khi đã trừ thuế phải nộp: TNTL máy cũ = Giá bán – ( Giá bán – GT còn lại) x Thuế suất
  55. • 3.3.2 Dòng tiền của dự án thay thế( đầu tư chiều sâu) • Bước 2. Xác định dòng tiền hoạt động hàng năm của DA (OCF) OCF của DA = (OCF máy mới – OCF máy cũ) • Bước 3. Xác định dòng tiền năm cuối • Dòng tiền năm cuối = Thu nhập thanh lý máy mới – Thu nhập thanh lý máy cũ • Bước 4. Thẩm định dự án ( Xác định NPV, IRR,PP, MIRR)
  56. 3.3.2 Dòng tiền của dự án thay thế Ví dụ 2. Công ty ABC có một thiết bị được mua và đưa vào sử dụng cách đây 5 năm, giá mua và toàn bộ các chi phí vận chuyển lắp đặt, chạy thử là 100 triệu ( Nguyên giá). Thiết bị được sử dụng và khấu hao trong 10 năm bằng phương pháp khấu hao đều.Giá thị trường dự kiến khi hết hạn sử dụng là 10 triệu đồng • Công ty đang xem xét mua một thiết bị mới, hiện đại hơn để thay thế TB cũ. Giá mua và các chi phí để đưa TB vào sử dụng là 150 triệu đồng
  57. • Ví dụ 2 • Thiết bị mới dự kiến sẽ sử dụng và khấu hao trong thời gian 5 năm bằng phương pháp khấu hao đều. • Việc thay thế sẽ làm tăng doanh thu bán hàng của công ty từ 1.500 triệu/ năm lên 1.600 triệu/ năm.Chi phí hoạt động bằng tiền ( CP hoạt động không kể khấu hao) sẽ giảm từ 900 triệu/ năm xuống còn 750 triệu năm. • Giá thị trường của thiết bị mới khi hết hạn sử dụng dự kiến là 5 triệu đồng
  58. • Ví dụ 2 • Thuế suất thuế thu nhập 25% • Nếu thay thế, công ty có thể bán được TB cũ ở thời điểm thay thế với giá bán là 40 triệu đồng Yêu cầu : • 1. Xác định dòng tiền của DA và thẩm định, biết chi phí sử dụng vốn của DA là 14%. • 2. Xác định lại dòng tiền của DA và thẩm định nếu thiết bị mới được khấu hao trong thời gian 10 năm và giá trị trường dự kiến sau 5 năm sử dụng ( Năm thứ 5 ) là 60 triệu đồng
  59. 3.3.2 Dòng tiền của dự án thay thế • Ví dụ 2. Giải : • B1.Xác định vốn đầu tư ban đầu: • Tiền chi cho mua sắm và lắp đặt TB mới = 150 triệu • Thu nhập thanh lý máy cũ : Giá bán – ( Giá bán – GT còn lại) x Thuế suất = 40 – ( 40 – 50) x 25% = 42,5 triệu Vốn đầu tư ban đầu = 150 – 42,5 = 107,5
  60. 3.3.2 Dòng tiền của dự án thay thế • Ví dụ 2. • B2. Xác định dòng tiền hoạt động hàng năm của DA: OCF = CF.(1-T) + D.T • OCF TB mới = (1.600 – 750)( 1- 25%) + 30 x 25% = 645 • OCF TB cũ = ( 1.500 – 900)( 1- 25%) + (10 x 25%) = 452,5 • OCF của DA = 645 – 452,5 = 192,5
  61. 3.3.2 Dòng tiền của dự án thay thế • Ví dụ 2. • Bước 3. Xác định dòng tiền năm cuối: • Thu nhập thanh lý máy mới : 5 – ( 5 – 0) x 25% = 3,35 • Thu nhập thanh lý máy cũ : 10 – ( 10 – 0) x 25% = 7,5 triệu • Thu nhập năm cuối của dự án : ( 3,35 – 7,5) = - 4,15
  62. 3.3.2 Dòng tiền của dự án thay thế • Ví dụ 2. 0 1 2 3 4 5 -107,5 192,5 192,5 192,5 192,5 188,35 • Bước 4. Thẩm định dự án : • NPV = 192,5 xPVFA( 14%,4) + 188,35 • x PVF(14%,5) – 107,5 = 551,2 triệu ( Sinh viên tự làm yêu cầu 2)
  63. 4. Lựa chọn DA loại trừ nhau có đời sống không bằng nhau Khi cần phải lựa chọn một trong 2 dự án loại trừ nhau có đời sống kinh tế không bằng nhau, tiêu chuẩn NPV không phải là tiêu chuẩn thích hợp để lựa chọn. • Ví dụ : Hai dự án loại trừ nhau có dòng tiền như sau:
  64. • 4. Lựa chọn DA loại trừ nhau có đời sống không bằng nhau 0 1 2 3 -300 130 130 130 NPV = 23,3 (r = 10%) 0 1 2 3 4 5 6 -490 120 120 120 120 120 120 NPV = 32,6 (r =10%)
  65. 4. Lựa chọn DA loại trừ nhau có đời sống không bằng nhau Căn cứ vào tiêu chuẩn NPV dự án B sẽ được chọn. Tuy vậy quyêt định trên là không hợp lý, vì nếu chọn dự án A, DN có một quyền chọn là thực hiện một dự án đầu tư mới (A*) ở cuối năm thứ 3 với dòng tiền giống như dự án A, và dự án này cũng làm tăng giá trị DN. Trong trường hợp này tổng NPV của 2 dự án A và A* chưa chắc đã thấp hơn NPV của dự án B
  66. • 4. Lựa chọn DA loại trừ nhau có đời sống không bằng nhau Để lựa chọn được DA thích hợp, có 2 phương pháp được sử dụng: Phương pháp chuỗi thay thế và dòng tiền đều tương đương 4.1 .Phương pháp chuỗi thay thế (Replacement Chain Method) Theo phương pháp này các DA sẽ được lặp lại nhiều lần để đời sông kinh tế của chúng bằng nhau. Dòng tiền của chu kỳ sau có thể giống hoặc không giống dòng tiền của chu kỳ trước. NPV của DA sẽ được tính trên cơ sở các dòng tiền này Trong ví dụ trên, DA A sẽ được lặp lại để có đời sống 6 năm, giống DA B
  67. • 4. Lựa chọn DA loại trừ nhau có đời sống không bằng nhau 0 1 2 3 4 5 6 -300 120 120 120 -300 120 120 120 , NPV (A+A ) = 120. PVFA( 10%, 6) - 300 – 300.PVF (10%,3) = 40,8 * NPVB = 32,6 , do vậy dự án A+ A sẽ được chấp thuận
  68. 4.2. Phương pháp chuỗi tiền đều tương đương hàng năm ( Equivalent annual annuity method - EAA) • Chuỗi tiền đều tương đương hàng năm là chuỗi tiền đều mà giá trị hiện tại của nó bằng NPV của DA. Theo phương pháp này DA nào có EAA lớn hơn sẽ được chọn • EAA của dự án A = 23,3/ PVFA( 10% ,3 ) = 9,37 • EAA của dự án B = 32,6/ PVFA( 10%,6) = 7,49 Chọn dự án A Nhận xét : Phương pháp EAA chỉ được sử dụng khi dòng tiền của các chu kỳ sau lặp lại giống chu kỳ trước. Trường hợp dòng tiền không giống chu kỳ trước phải sử dụng phương pháp chuổi thay thế
  69. • Nhận xét : • Phương pháp chuỗi thay thế có ưu điểm là dễ hiểu, có thể áp dụng trong trường hợp dòng tiền của chu kỳ sau không giống chu kỳ trước. Tuy vậy sẽ là khó khăn khi dự án A có đời sống 10 năm, còn dự án B là 13 năm, khi đó dự án A phải lặp lại 13 lần còn B phải lặp lại 10 lần ( bội số chung nhỏ nhất của 10 và 13 là 130). Mặt khác nếu đời sống của sản phẩm dưới 130 năm, thì việc kéo dài đời sống của các DA tới 130 năm là không hợp lý.Do vậy để áp dụng được phương pháp trên, phải có 2 điều kiện: • Thứ nhất : Các dự án thuộc loại có thể lặp lại • Thứ hai : Bội số chung nhỏ nhất của đời sống các dự án phải nhỏ hơn đời sống của sản phẩm
  70. 5. Xác định chi phí sử dụng vốn của dự án • Lãi suất sử dụng để chiết khấu dòng tiền là chi phí sử dụng vốn của DA. Chi phí này được xác định căn cứ vào: + Chi phí sử dụng vốn trung bình của DN ( WACC) + Rủi ro của dự án • WACC là chi phí trung bình cho các khoản vốn mới được huy động và xác định theo cơ cấu vốn mục tiêu của DN (không phải là chi phí trung bình của các khoản vốn hiện tại mà DN đang sử dụng) • Rủi ro của dự án được thẩm định bằng nhiều phương pháp như phân tích độ nhạy, phân tích tình huống, như vậy chi phí sử dụng vốn của dự án là chi phí sử dụng vốn điều chỉnh theo rủi ro
  71. 5. Xác định chi phí sử dụng vốn của dự án • Nếu DA có mức rủi ro bằng mức rủi ro hiện tại của DN, chi phí sử dụng vốn của DA = WACC • Nếu DA có mức rủi ro cao hơn rủi ro hiện tại, chi phí sử dụng vốn của DA = WACC cộng thêm một vài % • Nếu DA có mức rủi ro thấp hơn rủi ro hiện tại của DN, chi phí sử dụng vốn của DA sẽ bằng WACC trừ bớt một vài %