Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp (Bản đẹp)

ppt 126 trang cucquyet12 3740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tai_chinh_doanh_nghiep_chuong_8_nguon_tai_tro_cua.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tài chính doanh nghiệp - Chương 8: Nguồn tài trợ của doanh nghiệp (Bản đẹp)

  1. BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH Chương 8 NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP
  2. NỘI DUNG 1. Chính sách đầu tư vào tài sản lưu động 2. Chiến lược tài trợ 3. Nguồn tài trợ ngắn hạn - Nợ tích lũy -Tín dụng thương mại - Vay ngắn hạn - Thương phiếu 4. Dự kiến nhu cầu vốn lưu động 5. Nguồn tài trợ dài hạn
  3. 1. Chính sách đầu tư vào tài sản lưu động • Chính sách đầu tư vào tài sản lưu động được xây dựng nhằm giải đáp câu hỏi doanh nghiệp nên nắm giữ tài sản lưu động ở mức nào để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp? • Có ba chính sách thường được xem xét - Chính sách rộng rãi, - Chính sách nghiêm ngặt - Chính sách vừa phải.
  4. 1.1 Chính sách rộng rãi Nội dung cơ bản TSLĐ được nắm giữ nhiều hơn trong tương quan với doanh thu -% tsld trên doanh thu cao. DN nắm giữ nhiều tiền mặt, chứng khoán thanh khoản cao và duy trì hàng tồn kho ở mức cao, chính sách bán chịu cũng rộng rãi hơn với tiêu chuẩn bán chịu được nới lỏng, thời hạn bán chịu dài hơn, do vậy nợ phải thu khách hàng cũng cao hơn. Ưu điểm - Giảm thiểu rủi ro thanh khoản, rủi ro ngưng sản xuất và mất thị trường Nhược điểm - Hiệu suất sử dụng tài sản thấp - Chi phí sử dụng vốn cao.
  5. 1.2 Chính sách nghiêm ngặt Ngược lại với chính sách rộng rãi, chính sách nghiêm ngặt chủ trương nắm giữ tài sản lưu động ở mức thấp - % TSLĐ trên doanh thu thấp Ưu điểm : - Tăng hiệu suất sử dụng tài sản - Giảm chi phí sử dụng vốn Nhược điểm: - Rủi ro thanh khoản, rủi ro ngưng sản xuất và mất khách hàng cao. Trong những thời kỳ nguồn vốn khan hiếm, chi phí sử dụng vốn cao các doanh nghiệp thường sử dụng chính sách này.
  6. 1.3. Chính sách vừa phải ( trung dung) • Nội dung cơ bản là giữ tài sản lưu động ở mức vừa phải so với doanh thu, do vậy nó là chính sách trung dung giữa chính sách rộng rãi và nghiêm ngặt.
  7. • Chính sách đầu tư TSLĐ Chính sách rộng rãi Tài sản An toàn, ROE thấp lưu động Chính sách vừa phải Chính sách nghiêm ngặt Rủi ro cao, ROE cao 0 500 1.000 1.500 2.000 Doanh thu
  8. 2. Chiến lược tài trợ 2.1. Nhu cầu vốn thường xuyên và tạm thời • Nhu cầu vốn là tổng giá trị của số tài sản doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tiến hành bình thường và hiệu quả. • Nhu cầu vốn thường xuyên là tổng giá trị của tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên. • Tài sản lưu động thường xuyên là phần tài sản lưu động cần thiết cho những thời kỳ mức sản xuất thấp nhất. • Mức tăng lên của tài sản lưu động vượt quá mức thường xuyên gọi là tài sản lưu động tạm thời.
  9. • Nhu cầu vốn thường xuyên và tạm thời TS lưu động tạm thời Nhu cầu vốn tạm thời Tài sản lưu động Nhu cầu thường xuyên vốn thường xuyên Tài sản cố định
  10. 2.2 Nguồn tài trợ ngắn hạn và dài hạn • Nguồn tài trợ ngắn hạn Là nguồn vốn có thời hạn hoàn trả trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh, bao gồm : - Vay và nợ ngắn hạn - Các khoản chiếm dụng hay nợ ngắn hạn không phải trả lãi Nguồn tài trợ dài hạn Là nguồn vốn có kỳ hạn hoàn trả trên một năm hoặc không phải hoàn trả, bao gồm : - Vay và nợ dài hạn - Vốn chủ sở hữu
  11. Nguồn ngắn hạn Nguồn dài hạn 1.Phải trả trong vòng một 1.Thời hạn hoàn trả trên một năm,do vậy đây là nguồn vốn năm hoặc không phải hoàn trả không ổn định , là nguồn vốn ổn định 2.Không phải trả lãi cho một 2.Phải trả lãi và cổ tức cho tất số khoản nợ ngắn hạn như : cả các nguồn vốn dài hạn đã nợ thuế nhà nước, nợ lương sử dụng CNV, thu trước tiền khách hàng 3.Chi phí thấp 3.Chi phí cao 4.Chỉ bao gồm các khoản nợ 4.Bao gồm cả nợ dài hạn và ngắn hạn vốn chủ sở hựu Sự khác biệt giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn
  12. 2.3 Các chiến lược tài trợ Là sự sử dụng kết hợp nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, bao gồm : • Chiến lược phù hợp • Chiến lược thận trọng • Chiến lược mao hiểm
  13. 2.3.1 Chiến lược phù hợp (Hedging) Sử dụng nguồn tài trợ có thời gian phù hợp với đời sống của tài sản • Tài sản thường xuyên được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn • Tài sản lưu động tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn có thời hạn phù hợp
  14. Nguồn vốn ngắn VLĐ hạn TSLĐ ròng tạm thời TS lưu động thường Nguồn vốn Tài xuyên sản dài thường Tài sản dài hạn hạn xuyên Chiến lược phù hợp “ hedging” Biểu đồ cho thấy VLĐ ròng dương và vừa đủ để tài trợ cho TSLĐ thường xuyên, tài sản lưu động tạm thời được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn ngắn hạn. Tuy không vi phạm nguyên tắc tài chính, nhưng độ an toàn không cao
  15. 2.3.2. Chiến lược thận trọng Sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho toàn bộ nhu cầu vốn thường xuyên và một phần hoặc toàn bộ nhu cầu tạm thời Ưu điểm An toàn thanh khoản cao Nhược điểm - Chi phí sử dụng vốn cao - Thừa vốn trong những thời kỳ nhu cầu vốn xuống thấp
  16. Chứng khoán khả mại Vay ngắn VLĐ hạn ròng TSLĐ tạm thời Nguồn TS lưu động thường vốn dài Tài xuyên sản hạn thường xuyên Biểu đồ cho thấy VLĐ ròng tài trợ cho toàn bộ TSLĐ thường xuyên và một phần cho TSLĐ tạm thời. Do sử dụng rất ít nguồn vốn ngắn hạn nên độ an toàn cao. Tuy vậy chi phí sử dụng vốn cao, do chi phí nguồn dài hạn cao hơn ngắn hạn, mặt khác do sự dư thừa vốn ở những thời kỳ TSLĐ tạm thời xuống thấp – Chiến lược thận trọng
  17. 2.3.3 Chiến lược mạo hiểm Sử dụng nguồn ngắn hạn tài trợ một phần hoặc toàn bộ cho tài sản lưu động thường xuyên thậm chí cho một phần tài sản cố định ( VLĐ ròng âm). Ưu điểm : - Chi phí sử dụng vốn thấp Nhược điểm : - Rủi ro thanh khoản cao
  18. Nguồn vốn VLĐ ngắn TSLĐ ròng tạm hạn thời TS lưu độngTX Nguồn Tài vốn sản dài thường Tài sản dài hạn hạn xuyên Biểu đồ cho thấy VLĐ ròng dương, nhưng chỉ tài trợ một phần tài sản lưu động thường xuyên, phần còn lại của tài sản thường xuyên được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, do vậy rủi ro thanh khoản cao, nhưng doanh nghiệp giảm chi phí sử dụng vốn – chiến lược mạo hiểm
  19. TSLĐ Nguồn tạm vốn thời ngắn TS lưu độngTX hạn Tài sản Nguồn thường Tài sản dài hạn vốn xuyên dài hạn Biểu đồ cho thấy VLĐ ròng âm, nguồn vốn ngắn hạn tài trợ toàn bộ tài sản lưu động thường xuyên và một phần cho tài sản dài hạn,rủi ro thanh khoản rất cao, nhưng doanh nghiệp giảm chi phí sử dụng vốn – chiến lược đặc biệt mạo hiểm
  20. • Câu hỏi và bài tập tư làm • 1. Trình bày sự khác biệt giữa tài sản tạm thời và tài sản thường xuyên. Sự phân biệt này có tác dụng gì trong việc hoạch định chiến lược tài trợ cho DN? • 2. Nội dung cơ bản của chiến lược chọn nguồn tài trợ phù hợp với đời sống của tài sản “ hedging”. Tại sao chiến lược này vẫn tiềm ẩn rủi ro? • 3. Khi sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản thường xuyên sẽ xuất hiện những rủi ro gì? Có thể loại trừ hoàn toàn những rủi ro đó bằng cách chỉ sử dụng nguồng tài trợ dài hạn hay không?
  21. 3. Nguồn tài trợ ngắn hạn 3.1 Nợ tích lũy Là những khoản nợ doanh nghiệp chiếm dụng hợp lệ, hợp pháp và thường xuyên để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Các khoản chủ yếu của nợ tích lũy là : - Nợ lương của nhân viên - Nợ thuế của chính phủ, - Nợ tiền điện, nước chưa thanh toán.
  22. • Đặc điểm của nợ tích lũy : • Tương đối ổn định. • Thay đổi theo quy mô hoạt động của doanh nghiệp • Không phải trả lãi cho những khoản nợ chưa đến kỳ hạn thanh toán, do vậy nợ tích lũy là nguồn tài trợ hoàn toàn miễn phí
  23. • Câu hỏi và bài tập tự làm : 1. Nợ tích lũy được coi là nguồn tài trợ miễn phí. Tại sao các doanh nghiệp không sử dụng nguồn tài trợ này một cách rộng rãi? 2. Tổng quỹ lương của công ty ABC là 30.000 triệu đồng/ tháng, tiền lương được thanh toán mỗi tháng 2 lần, 15 ngày một lần , cho biết : a) Mức chiếm dụng bình quân vế tiền lương của ABC là bao nhiêu? (7.500) b) Nếu doanh thu tăng gấp đôi dẫn tới quỹ lương trả mỗi tháng tăng gấp đôi thì mức chiếm dụng bình quân là bao nhiêu? ( 15.000) c) Với dữ liệu như ở câu b, nếu ABC trả lương theo tuần thì mức chiếm dùng là bao nhiêu?( 7.000) • Biết một tháng tính tròn 30 ngày
  24. 3. Tổng số tiền điện phải trả của công ty ABC là : 3.200 triệu đồng/ tháng, tiền điện được thanh toán mỗi tháng 1 lần, cho biết : a) Mức chiếm dụng bình quân vế tiền điện của ABC là bao nhiêu? ( 1.600) b) Nếu doanh thu tăng gấp đôi dẫn tới tiền điện phải trả mỗi tháng tăng gấp đôi thì mức chiếm dụng bình quân là bao nhiêu?( 3.200) c) Nếu giá điện tăng 20 % thì mức chiếm dụng bình quân về tiền điện là bao nhiêu? Việc chiếm dụng tiền tiện giúp công ty tiết kiệm chi phí sử dụng vốn là bao nhiêu? Biết WACC của công ty là 14%. ( 1.920; 268,8)
  25. • Mức chiếm dụng tiền lương bình quân 15 7,5 30 ngày Ngày
  26. • Mức chiếm dụng bình quân : • Ngày thứ nhất : (0+1)/2 = 0,5 • Ngày thứ hai : ( 1+2) /2 = 1,5 • Ngày thứ ba : ( 2+3)/2 = 2,5 • Ngày thứ 15 : (14+15)/2 = 14,5 • Mức chiếm dụng bình quân trong tháng: • (0.5 + 1,5 + + 14,5)/15 ngày = 7,5 • Hoặc : (0 +15)/2 = 7,5
  27. 3.2. Tín dụng thương mại - Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. - Tín dụng thương mại là nguồn tài trợ quan trọng đối với hầu hết doanh nghiệp, nó có thể chiếm 20 %, thậm chí vượt quá 40% tổng nợ ngắn hạn của một doanh nghiệp. - Quy mô của tín dụng thương mại phụ thuộc vào thời hạn mua chịu và quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
  28. • Chi phí của tín dụng thương mại. • Theo phương pháp lãi đơn 365 Tỷ lệ chiết khấu x 1 – Tỷ lệ chiết khấu SN mua chịu – SN hưởng CK
  29. • Ví dụ : Công ty A mua vào mỗi ngày 100 đơn vị hàng hóa, với giá mua 1 triệu đồng cho mỗi đơn vị hàng hóa, theo điều khoản 2/10 net 30. • Chi phí của tín dụng thương mại là : 2% 365 x = 37,24% 1 – 2% 30 -10
  30. • Cách khác : • Giá mua đã trừ chiết khấu ( giá mua thực) : 1x 98% = 0,98 • Trị giá hàng mua vào mỗi ngày: 100 x 0,98 = 98 triệu • Nếu không sử dụng tín dụng thương mại, công ty sẽ thanh toán vào ngày 10. - Nợ phải trả miễn phí = 98 x 10 = 980 triệu Nếu sử dụng TDTM , CT sẽ thanh toán vào ngày 30 - Nợ phải trả bình quân = 98 x 30 = 2.940 Nợ tốn phí = 2.940 – 980 = 1.960 Chiết khấu bị mất : 100 x 365 ngày x 1 x 2% = 730 - Lãi suất của tín dụng thương mại : 730/ 1.960 = 37,2 %/ năm
  31. • Ưu điểm của tín dụng thương mại • Tín dụng thương mại là phương thức tài trợ tiện lợi và linh hoạt trong kinh doanh. • Tạo điều kiện phát triển quan hệ hợp tác kinh doanh lâu bền giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, buộc nhà cung cấp có trách nhiệm với hàng hóa của mình sau khi hàng đã bán cho doanh nghiệp
  32. • Hạn chế của tín dụng thương mại - Chi phí cao và không rõ ràng. - Khối lượng tín dụng bị hạn chế, một mặt do sự hạn chế tiềm lực tài chính của nhà cung cấp, mặt khác do tín dụng được cấp là hàng hóa chứ không phải là tiền
  33. CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA 1. Tín dụng thương mại là gì? 2. Quy mô của tín dụng thương mại phụ thuộc vào các nhân tố nào? 3. Sự khác biệt giữa tín dụng thương mại miễn phí và tín dụng thương mại tốn phí? 4. Công thức xác định chi phí danh nghĩa và chi phí thực sự hàng năm của tín dụng thương mại? 5. Việc trì hoãn thanh toán có ảnh hưởng như thế nào tới chi phí danh nghĩa và chi phí thực sự của tín dụng thương mại? 6. Ưu điểm và những hạn chế của tín dụng thương mại?
  34. 7.Làm thế nào để so sánh chi phí của tín dụng thương mại với chi phí của các nguồn tài trợ ngắn hạn khác? 8. Tại sao nói chi phí của tín dụng thương mại là chi phí cơ hội 9. Hãy tính chi phí của tín dụng thương mai với các điều khoản mua chịu sau : - 3/10 net 30 - 2/10 net 40 - 1/15 net 45 a) Theo phương pháp lãi đơn b) Theo phương pháp lãi kép Biết số ngày trong năm được tính tròn 360 ngày 10. Hãy tính chi phí của tín dụng thương mai với điều khoản “2/10 net 40” khi doanh nghiệp trì hoãn thanh toán 5 ngày, biết doanh nghiệp không bị phạt khi trì hoãn thanh toán
  35. • 11. Công ty ABC mỗi ngày mua vào 1.000 đơn vị vật tư với giá mua chưa chiết khấu là 20.000 đồng/đơn vị, điều khoản mua chịu “2/10 net 30” hãy xác định lượng tín dụng miễn phí , tốn phí và chi phí của tín dụng tốn phí ?
  36. 3.3 Vay ngắn hạn ngân hàng Vay ngắn hạn ngân hàng là những khoản vay có thời hạn sử dụng đến 12 tháng, đây là nguồn tài trợ ngắn hạn quan trọng đối với doanh nghiệp. Khi sử dụng nguồn tài trợ này doanh nghiệp phải trả phí
  37. Các hình thức vay ngắn hạn ngân hàng • Hạn mức tín dụng • Hợp đồng tín dụng luân chuyển • Thư tín dụng • Cho vay theo hợp đồng • Vay ngắn hạn thế chấp bằng nợ phải thu • Bao thanh toán ( Factoring ) • Chiết khấu thương phiếu • Vay ngắn hạn cầm cố bằng hàng hóa • Chiết khấu ký hóa phiếu
  38. 3.3.1 Cho vay theo hạn mức tín dụng • Hạn mức tín dụng là một thỏa thuận không chính thức giữa ngân hàng với doanh nghiệp vay vốn, chỉ rõ mức giới hạn tối đa của số tiền cho vay mà ngân hàng có thể cung cấp cho doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. • Với hạn mức được thông báo là 100 tỷ doanh nghiệp sẽ được vay tới mức cao nhất là 100 tỷ chỉ cần đạt được các điều kiện để giải ngân ( thủ tục và chứng từ cần thiết làm cơ sở giải ngân) và tiêu chuẩn tín dụng.
  39. • Giả sử ngày 20/1 DN đã vay 20 tỷ đồng trong thời gian 90 ngày để trả tiền mua nguyên vật liệu. Như vậy doanh nghiệp đã sử dụng hết 20 tỷ đồng của hạn mức 100 tỷ. Trước khi khoản vay được thanh toán, doanh nghiệp vẫn có thể vay thêm tối đa là 80 tỷ đồng vào bất cứ lúc nào mà không phải thế chấp tài sản. Việc vay và trả được thực hiện cho từng lần. • Phương thức tài trợ trên đem lại cho doanh nghiệp sự tiện lợi và chủ động trong việc huy động vốn để bù đắp sự thiếu hụt tạm thời vế ngân quỹ. Tuy vậy nó cũng có thể gây ra những trục trặc cho doanh nghiệp, ngân hàng có thể từ chối cho tiếp phần còn lại khi họ không đủ vốn để cho vay hoặc khoản vay không hội tụ đủ điều kiện để giải ngân
  40. 3.3.2. Hợp đồng tín dụng luân chuyển • Hợp đồng tín dụng luân chuyển là một thỏa thuận chính thức giữa ngân hàng và doanh nghiệp, theo đó ngân hàng tạo sẵn một khoản tín dụng ở một mức nào đó (hạn mức tín dụng) cho doanh nghiệp sử dụng trong suốt một thời kỳ nhất định. • Trong phạm vi còn lại của hạn mức tín dụng, doanh nghiệp có thể vay bất cứ lúc nào và không cần phải cung cấp các điều kiện cho việc giải ngân. • Việc cho vay và thu nợ được thực hiện theo đối tượng tổng hợp chứ không theo từng lần với từng đối tượng cụ thể.
  41. • Tiền lãi của phương thức tài trợ này được tính trên cơ sở lãi suất thỏa thuận và tổng mức tín dụng doanh nghiệp đã sử dụng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải trả phí cam kết hàng năm bằng 0,25% tới 1% trên số tiền trong hạn mức mà công ty không sử dụng. • Khi vay tiền theo hạn mức chính thức, doanh nghiệp phải duy trì một khoản ký quỹ trung bình trên tài khoản tiền gửi không hưởng lãi, khoản tiền ký quỹ này được gọi là số dư tiền gửi bù trừ, do vậy số tiền doanh nghiệp thực tế sử dụng thấp hơn số tiền họ được vay
  42. • Công Ty Sữa Việt Nam là một doanh nghiệp lớn và có uy tín, năm 2010 công ty đã thương lượng với ngân hàng một hợp đồng tín dụng luân chuyển với hạn mức tín dụng chính thức là 100 tỷ đồng, công ty phải trả phí cam kết hàng năm bằng 1% trên hạn mức không sử dụng, lãi suất tính trên hạn mức đã sử dụng là 12%/ năm, số dư tiền gửi bù trừ được tính bằng 5% trên tổng hạn mức cộng thêm 10 % tính trên hạn mức đã sử dụng. Với các số liệu trên lãi suất hiệu dụng của các khoản vay theo hợp đồng tín dụng luân chuyển được tính như sau :
  43. • Nếu trong năm 2010 không vay khoản nào: - Phí cam kết : 100 x1% = 1 tỷ đồng - Số dư tiền gửi bù trừ : 100 x 5% = 5 tỷ • Nếu sử dụng 70% hạn mức : 1. Lãi vay và phí cam kết - Phí cam kết = 30 x 1% = 0,3 tỷ - Lãi vay = 70 x 12% = 8,4 tỷ Cộng chi phí = 8,7 tỷ 2. Số tiền thực sử dụng • Số tiền vay = 70 • Trừ số dư tiền gửi bù trừ = 100 x5%+70x10%= 12 • Số tiền thực sử dụng = 70 – 12 = 58 3. Lãi suất hiệu dụng = 8,7 / 58 = 15%
  44. • Ưu , nhược điểm của HĐTD luân chuyển • Ưu điểm • Hợp đồng tín dụng luân chuyển là phương thức tài trợ ngắn hạn rất tiện lợi, thủ tục đơn giản, doanh nghiệp có thể nhận được tiền vay nhanh chóng với sự đảm bảo của ngân hàng, do vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp được cải thiện • Nhược điểm • Chi phí khá cao do phải trả phí cam kết và phải duy trì số dư tiền gửi bù trừ, mặc dù lãi suất để tính lãi phải trả cho phần vốn vay đã sử dụng chỉ bằng hoặc thấp hơn mức lãi suất cơ bản của ngân hàng.
  45. • Nhược điểm • Để tránh tình DN có thể sử dụng nguồn tài trợ này như là nguồn vốn dài hạn để đầu tư tài sản thường xuyên, NH thường yêu cầu DN phải thanh toán tất cả các món nợ ngắn hạn, tức là đưa số dư nợ trên tài khoản vãng lai về số 0 ít nhất là một tháng mỗi năm. Đây là một bất lợi cho doanh nghiệp . • Phạm vi áp dụng • Chỉ áp dụng cho các DN lớn, có uy tín và có quan hệ tín dụng thường xuyên với ngân hàng.
  46. 3.3.3 . Thư tín dụng ( Letter of Credit) • Hình thức tài trợ này được sử dụng khi DN cần vốn để nhập khẩu hàng hóa. • NH sẽ phát hành một thư tín dụng cam kết thanh toán giá trị L/C cho nhà xuất khẩu, thông qua NH đại diện của nhà XK, khi và chỉ khi nhà XK đáp ứng tất cả các điều khoản quy định trong nội dung L/C căn cứ vào bộ chứng từ ngoại thương được xuất trình. • Sau khi nhận được thông báo thư tín dụng đã được mở, nhà XK sẽ gửi hàng cho DN nhập khẩu, việc thanh toán sẽ được thực hiện qua NH bên mua và NH bên bán. • Sau khi việc thanh toán được hoàn tất, số tiền theo thư tín dụng sẽ chuyển thành khoản nợ của DN đối với NH đã phát hành thư tín dụng.
  47. 3.3.4 Vay ngắn hạn thế chấp bằng nợ phải thu • DN có thể nhận được các khoản vay ngắn hạn trên cơ sở thế chấp bằng nợ phải thu. Nếu DN không thanh toán được nợ, NH sẽ dùng số tiền thu được từ các khoản phải thu để thu hồi nợ. Nếu không đủ DN vẫn phải có trách nhiệm trả hết số nợ còn thiếu. Tuy các khoản phải thu đã thế chấp cho NH, nhưng trách nhiệm thu hồi nợ và gánh chịu rủi ro do khách hàng không trả được nợ vẫn thuộc về DN
  48. • Để nhận được tài trợ, trước tiên DN và NH phải thông qua một thỏa thuận mang tính pháp lý, quy định cụ thể các điều kiện, thủ tục ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi của hai bên. • Định kỳ DN sẽ gửi tới NH một tập bản sao các hóa đơn bán hàng, kèm theo giấy chuyển nhượng quyền sử dụng số tiền KH nợ DN . NH sẽ tiếp nhận và thẩm định kỹ từng HĐ , những HĐ không đủ những điều kiện sẽ không được chấp thuận làm đảm bảo, những HĐ còn lại được dùng để xác định số tiền DN được vay theo một tỷ lệ đã được thỏa thuận từ 20 % đến 80% giá trị các khoản phải thu. • Hàng ngày số tiền thu được từ các HĐ đã thế chấp sẽ phải nộp vào một tài khoản thế chấp đặc biệt, đặt dưới sự giám sát của NH và theo định kỳ số tiền này sẽ dùng để trả bớt nợ vay.
  49. • 3.3.5 Bao thanh toán ( Factoring ) Bao thanh toán là kỹ thuật tài trợ cổ điển, tổ chức tài trợ (bên bao thanh toán) không chỉ tài trợ cho DN , mà còn đảm nhiệm việc thu hồi nợ phải thu và gánh chịu rủi ro trong hoạt động thanh toán. Trong nghiệp vụ bao thanh toán, nhà tài trợ thực hiện ít nhất hai trong ba chức năng sau : - Tài trợ cho DN - Theo dõi và thu hồi nợ - Gánh chịu rủi ro không thanh toán
  50. 3.5.5.1. Bao thanh toán trọn gói • Tổ chức tài trợ thực hiện cả 3 chức năng • DN và TC tài trợ phải thông qua một thỏa thuận mang tính pháp lý ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên • TC tài trợ thẩm định uy tín và tình trạng tài chính của KH trước khi chấp thuận tài trợ. • DN gửi hàng cho người mua và gửi cho TC tài trợ bản sao hóa đơn bán hàng, TC tài trợ sẽ ứng trước tiền hoặc trả tiền ngay cho DN bằng cách chiết khấu khoản nợ phải thu .
  51. Khách hàng ( người mua) Giao hàng Trả tiền và báo cho cho tổ KH trả tiền chức cho tổ (1) tài trợ chức tài (4) trợ Doanh nghiệp Bán nợ phải thu (2) ( người bán) Tổ chức tài trợ Trả tiền theo thỏa thuận (3) Trình tự bao thanh toán trọn gói
  52. • Chi phí của bao thanh toán trọn gói : Để sử dụng dịch vụ bao thanh toán trọn gói, DN phải trả hoa hồng cho TC tài trợ về việc thu hộ và gánh chịu rủi ro, mặt khác DN phải trả lãi cho nguồn tài trợ nhận được, các khoản chi phí này được khấu trừ ngay vào giá trị của khoản phải thu • Số tiền DN nhận được = Giá trị đơn hàng - Hoa hồng phí – Chi phí tiền lãi - Khoản dự trữ .
  53. • Ví dụ : Công ty A nhận được một đề nghị mua hàng trả chậm của một KH với giá trị đặt hàng 500 triệu đồng, theo điều khoản “Net 30” . TC tài trợ chấp thuận tài trợ theo hình thức bao thanh toán trọn gói, hoa hồng cho việc theo dõi và thu nợ là 2% trên giá trị đơn hàng, số tiền tài trợ được nhận ngay theo phương pháp chiết khấu, với lãi suất chiết khấu 12%/ năm, tiền dự trữ = 5% giá trị đơn hàng . Số tiền tài trợ công ty A nhận được sẽ là :
  54. • Giá trị đơn hàng : 500 • Trừ : - Chi phí tiền lãi = 500 x 12% : 12 tháng = 5 - Hoa hồng = 500 x 2% = 10 - Khoản dự trữ = 500 x 5% = 25 Cộng = 40 Số tiền được tài trợ = 500 – 40 = 460 Chú ý : Số tiền dự trữ được TC tài trợ giữ lại để đề phòng trường hợp có tranh chấp giữa người bán với người mua do hàng hóa hư hỏng, không đúng quy cách, chủng loại. Nếu không có tranh chấp, số tiền dự trữ sẽ được hoàn trả cho người bán.
  55. • Lãi suất hiệu dụng của nguồn tài trợ - Số tiền được tài trợ : 460 - Gốc và lãi phải trả sau một tháng : • Giá trị đơn hàng trừ hoa hồng : 500 -10 = 490 • Trừ tiền dự trữ được trả lại : 25 • Số tiền phải trả 490 -25 = 465 - Lãi suất = (465 – 460 ) / 460 = 1,087%/ tháng - Lãi suất năm = ( 1+1,087%)12 -1 = 13,9%
  56. • 3.5.5.2.Bao thanh toán kỳ hạn ( Maturity Factoring) • Tổ chức tài trợ chỉ thực hiện hai chức năng: thu hồi nợ và gánh chịu rủi ro, mà không tài trợ cho người bán, • Trình tự và thủ tục của bao thanh toán kỳ hạn không khác nhiều so với bao thanh toán trọn gói. Điểm khác biệt cơ bản là, ngay ở thời điểm bản sao HĐ được chuyển đến cho TC tài trợ, TC tài trợ không ứng tiền cho người bán, mà phải đến thời điểm đáo hạn của nợ phải thu, tổ chức này mới chuyển tiền cho người bán. Số tiền chuyển bằng giá trị của khoản phải thu trừ khoản hoa hồng được hưởng.
  57. • Trong ví dụ trên, nếu là bao thanh toán kỳ hạn, thì 30 ngày sau ngày phát hành HĐ TC tài trợ phải chuyển cho công ty A : 490 triệu đồng ( 500 – 10). • Nếu TC tài trợ chỉ thu được 400 triệu đồng từ người mua, họ vẫn phải chuyển trả công ty A 490 triệu. Như vậy khoản tổn thất 100 triệu đồng do không đòi được nợ, TC tài trợ phải chịu.
  58. 3.5.5.3 Bao thanh toán kỳ hạn có truy đòi (With Recourse Maturity Factoring) - Tổ chức tài trợ chỉ thực hiện chức năng tài trợ và thu hồi nợ, mà không chịu rủi ro thanh toán. - Hình thức này gần giống với cho vay thế chấp bằng nợ phải thu. TC tài trợ không mua đứt khoản nợ mà chỉ cho vay. Do vậy nếu không thu được nợ từ người mua, thì người bán phải trả hết số nợ còn thiếu.
  59. • Ưu nhược điểm của bao thanh toán • Ưu điểm • Giúp DN nhanh chóng nhận được tiền từ các khoản bán chịu, giảm được thời gian và chi phí cho việc thẩm định, ghi chép và đòi nợ, quan trọng hơn giúp họ giảm được rủi ro • Nhược điểm • Chi phí khá cao, hoa hồng trả cho dịch vụ thu nợ thường từ 1 tới 2% giá trị nợ phải thu, mặt khác phí tổn nhận tài trợ được tính theo phương pháp chiết khấu, với lãi suất cao hơn lãi suất cơ bản của tổ chức tài trợ từ 2 tới 3%
  60. • Quyết định sử dụng bao thanh toán. • Bao thanh toán kỳ hạn : DN cần so sánh hoa hồng phải trả cho TC tài trợ với chi phí đòi nợ và tổn thất nợ khó đòi khi DN tự đảm nhận việc thu nợ. • Bao thanh toán trọn gói : Cần xem xét như thẩm định dự án đầu tư • Ví Dụ : Khi sử dụng bao thanh toán Công ty A nhận được 460 triệu đồng tại thời điểm giao hàng, 30 ngày sau số tiền phải trả là 475 triệu ( 500 – 25) . Nếu chi phí sử dụng vốn của DN là 15% DN có chấp thuận sử dụng dịch vụ BTT hay không?
  61. • Sơ đồ dòng tiền 0 1 30 460 -475 Lãi suất ngày = ( 1+15%)1/365 - 1 = 0,0383% (NPV = -475 / ( 1+ 0,0383%)30 + 460 = - 9,575 Do NPV < 0 DN không nên sử dụng dịch vụ bao thanh toán
  62. Bảng tính toán dòng tiền Chỉ tiêu Số tiền Giá trị đơn hàng 500 Trừ chi phí tiền lãi ( 500 x 12%/12) 5 Trừ hoa hồng ( 500 x 2%) 10 Trừ khoản dự trữ ( 500 x5%) 25 Số tiền công ty nhận được 460 Số tiền công ty phải trả ( 500 -25) - 475 Hiện giá số tiền phải trả -469,575 NPV - 9,575
  63. • 3.3.6 .Chiết khấu thương phiếu • Chiết khấu thương phiếu là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, theo đó DN sẽ chuyển nhượng thương phiếu ( lệnh phiếu và hối phiếu) chưa đáo hạn cho NH để nhận một số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu trừ lãi chiết khấu và hoa hồng phí.
  64. • Công thức M x r x t V = M - - H 360 Trong đó : M : Mệnh giá thương phiếu r : Lãi suất chiết khấu ( năm) t : Số ngày chiết khấu H : Hoa hồng phí V : Số tiền nhận được khi CK
  65. • Ví dụ : Một hối phiếu xin CK có mệnh giá 100 triệu đồng, lãi suất CK 8%/ năm, số ngày CK 45 ngày, hoa hồng phí là 1 triệu đồng. Số tiền doanh nghiệp nhận được khi thực hiện CK là : 100 - (100 x 8% x 45)/ 360 – 1 = 98 triệu - Trong CKTP ngân hàng chỉ tài trợ và thu hồi nợ chứ không gánh chịu rủi ro, do vậy nếu người thụ lệnh không thanh toán, ngân hàng được phép truy đòi ở những người liên đới trách nhiệm.
  66. 3.3.6 Vay ngắn hạn cầm cố bằng hàng hóa - DN có thể vay ngắn hạn từ NH bằng cách cầm cố hàng hóa ( động sản) thuộc quyền sở hữu của DN. - Số tiền tối đa được vay tùy thuộc mức rủi ro, sự ổn định giá cả và tính thanh khoản của hàng hóa cầm cố . Thông thường vàng, bạc, đá quý số tiền được vay chiếm tỷ lệ cao. Những mặt hàng lâu bền và dễ nhận diện như : xe hơi, ti vi thường được xem là tài sản tốt cho việc cầm cố, sản phẩm dở dang và hàng hóa khó bảo quản hoặc thời hạn sử dụng ngắn như : thủy hải sản tươi sống, hoa quả tươi thường không được nhận làm tài sản cầm cố.
  67. • Việc quản lý hàng hóa cầm cố được thực hiện theo các cách sau • Quản lý tại kho riêng của ngân hàng • Quản lý tại kho của doanh nghiệp vay vốn • Quản lý tại kho của bên thứ ba. • Quản lý tại kho riêng của ngân hàng DN phải chuyển hàng vào kho của NH và chỉ được nhận lại chúng sau khi đã thanh toán xong nợ gốc và lãi vay cho NH Ưu điểm - Giúp ngân hàng nắm chắc được hàng hóa cầm cố Nhược : - Ngân hàng phải gánh chịu rủi ro do hàng hóa cầm cố bị hư hỏng, mất mát, hơn nữa ngân hàng phải tốn chi phí khá cao cho việc lưu giữ hàng.
  68. • Quản lý tại kho của doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng phải ký hợp đồng thuê kho với DN và đăng ký hợp đồng thuê kho với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, nhằm khẳng định hàng hóa trong kho đã được đặt dưới sự quản lý của NH. Hàng hóa cầm cố phải được gửi vào kho biệt lập và phải thông báo công khai tính chất của kho hàng. Ngân hàng là người duy nhất nắm giữ chìa khóa và được phép vào kho.
  69. • Quản lý tại kho của bên thứ ba. • Ngân hàng ủy thác việc quản lý hàng hóa cầm cố cho công ty kho hàng độc lập, ngân hàng và công ty kho hàng phải ký kết hợp đồng cầm cố nhằm đảm bảo chắc chắn rằng hàng hóa sẽ không thể xuất kho nếu không được phép của ngân hàng.
  70. 3.3.2 Chi phí của vay ngắn hạn Chi phí của vay ngắn hạn phụ thuộc - Tình trạng tài chính của doanh nghiệp - Độ lớn của khoản vay - Thời hạn vay - Tình trạng của nền kinh tế
  71. • Xác định chi phí sử dụng vốn vay theo chính sách lãi suất thông thường • Theo chính sách lãi suất thông thường, tiền lãi phải trả của khoản vay được xác định căn cứ vào lãi suất ngày, số ngày tính lãi và số tiền vay. Tiền lãi được trả cùng vốn gốc tại thời điểm đáo hạn hoặc trả theo định kỳ : hàng tháng, hàng quý trong khi vốn gốc vẫn được trả khi đáo hạn.
  72. Ví dụ 1. Một khoản vay 100 triệu đồng, thời hạn một năm, lãi suất công bố 14%/ năm, gốc và lãi được trả khi đáo hạn, một năm tính tròn 360 ngày. Với số liệu trên ta có thể xác định lãi suất đơn một ngày như sau: - Lãi suất ngày = 14%/ 360 == 0,0388889% - Lãi phải trả khi đáo hạn: 100 x 0,0388889% x 360 ngày = 14 triệu - Lãi suất hiệu dụng = 14/ 100 = 14%/ năm
  73. Ví dụ 2. Một khoản vay 100 triệu đồng, thời hạn một năm, lãi suất công bố 14%/ năm, lãi được trả hàng tháng, gốc trả khi đáo hạn, một năm tính tròn 360 ngày, ngân hàng sẽ tính lãi phải trả hàng tháng như sau: - Lãi phải trả mỗi tháng : 100 x 0,0388889 % x 30 ngày = 1,166667 triệu - Lãi suất hiệu dụng : (1+14%/ 12)12 - 1 = 14,93%/năm Nếu lãi được trả hàng quý , lãi suất hiệu dụng sẽ là : (1+14%/4)4 - 1 = 14,75%/ năm
  74. Ví dụ 3. Một khoản vay 100 triệu đồng, thời hạn 6 tháng, lãi suất công bố 14%/ năm, lãi và gốc được trả một lần khi đáo hạn. Cho biết lãi suất hiệu dụng là bao nhiêu %/ năm? Giải : - Lãi phải trả khi đáo hạn : 100 x 0,0388889 % x 180 ngày = 7 triệu - Lãi suất 6 tháng : 7/ 100 = 7%/ 6 tháng - Lãi suất hiệu dụng năm : (1+7%)2 -1 = 14,49%/ năm Hoặc : ( 1+ 14%/2)2 - 1 = 14,49%/ năm
  75. • Xác định chi phí sử dụng vốn theo chính sách lãi suất chiết khấu • Chính sách lãi suất chiết khấu được ngân hàng sử dụng trong chiết khấu thương phiếu và ký hóa phiếu, thực chất đó là chính sách lãi trả trước, theo chính sách này lãi vay sẽ được khấu trừ ngay vào số tiền vay khi giải ngân. • Ví dụ 4 Công ty A xin chiết khấu một thương phiếu mệnh giá 300 triệu đồng, thương phiếu sẽ đáo hạn sau 45 ngày. Ngân hàng cho biết sẽ chiết khấu thương phiếu với lãi suất 14%/ năm. Cho biết lãi suất hiệu dụng của khoản vay trên?
  76. • Giải : - Số tiền công ty A nhận được tại thời điểm chiết khấu 300 – 300 x 14% x 45 ngày/ 360 = 294,75 - Lãi suất cho 45 ngày : (300 – 294,75) / 294,75 = = 1,781 % - Lãi suất hiệu dụng : ( 1+ 1,781%) 360/45 - 1 = 15,2%/ năm.
  77. • Xác định chi phí sử dụng vốn theo chính sách lãi suất cộng thêm • Nội dung cơ bản của chính sách này là tiền lãi của khoản vay sẽ được cộng vào số tiền được vay ( vốn gốc), tổng số tiền này được chia đều cho mỗi định kỳ trả nợ. Ví dụ 5 . Cộng ty A vay ngân hàng 500 triệu đồng để mua xe hơi, thời hạn vay 1 năm, lãi suất danh nghĩa 14%/ năm, tiền lãi và vốn gốc được trả dần hàng tháng, liên tục trong 12 tháng, như vậy số tiền doanh nghiệp bạn phải trả cho ngân hàng mỗi tháng là :
  78. { 500 + ( 500 x 14%) }/ 12 tháng = 47,5 0 1 2 11 12 47,5 47,5 47.5 47.5 47.5 500 Gọi r là lãi suất một tháng, ta có : 47,5.PVFA(r%,12) = 500 PVFA(r%,12) = 10,5263 Sử dụng phương pháp nội suy : r = 2,079 %/ tháng. 12 Lãi suất hiệu dụng = (1+ 2,079%) - 1 =28%/ năm
  79. • Xác định chi phí sử dụng vốn trường hợp phải ký quỹ Ví dụ 6 : Công ty A, năm 2010 cần sử dụng 17 tỷ đồng để tài trợ cho tài sản lưu động. Ngân hàng cho biết lãi vay là 12%/ năm, nhưng công ty phải ký quỹ theo tỷ lệ 5% trên tổng hạn mức, cộng thêm 10% trên hạn mức đã sử dụng. Cho biết lãi suất hiệu dụng là bao nhiêu? Nếu : 1. Công ty sử dụng hết 100 % hạn mức 2. Công ty sử dụng 80% hạn mức
  80. Giải : Hạn mức thỏa thuận : 17 / (1 – 15%) = 20 tỷ 1. Sử dụng 100% hạn mức Số tiền ký quỹ : 20 x 15% = 3 tỷ Số tiền thực sử dụng : 20 - 3 = 17 Lãi suất hiệu dụng = (20 x 12%)/ 17 =14,1%/ năm 2. Sử dụng 80% hạn mức Số tiền đã sử dụng = 20 x 80% = 16 tỷ Số tiền ký quỹ = 20 x 5% + 16 x 10% = 2,6 Lãi suất hiệu dụng = 16x12% / (16-2,6) =14,3%/ năm
  81. Câu hỏi tự kiểm tra 1. Nếu một doanh nghiệp vay 500 triệu đồng theo chính sách lãi suất thông thường với lãi suất 12%/ năm, lãi phải trả hàng tháng thì tiền lãi phải trả mỗi tháng là bao nhiêu?( 5 triệu) Lãi suất hiệu dụng năm là bao nhiêu? ( 12,68%) ( một tháng là 30 ngày, một năm 360 ngày) 2. Công ty của bạn vay 600 triệu đồng theo chính sách lãi suất cộng thêm, với lãi suất 12%/năm, khoản vay phải được hoàn trả dần mỗi tháng, liên tục trong 12 tháng. Số tiền phải trả mỗi tháng là bao nhiêu? ( 56 triệu) Lãi suất hiệu dụng của khoản vay là bao nhiêu %/ năm? ( 23,8%) Theo luật ngân hàng của Mỹ trước và sau năm 1970 lãi suất phải in đậm trên hợp đồng vay tiền là bao nhiêu %? ( 12% ; 21,55%)
  82. 3. Hạn mức tín dụng chính thức thỏa thuận giữa công ty bạn với ngân hàng trong năm 2010 là 50 tỷ đồng, lãi suất để tính lãi phải trả cho hạn mức đã sử dụng là 8%/ năm, tỷ lệ ký quỹ bằng 5% trên tổng hạn mức cộng 10% trên hạn mức đã sử dụng. Lãi suất hiệu dụng là bao nhiêu %/ năm nếu trong năm số tiền vay bình quân bằng 90% hạn mức (9,47%) 4. Công ty của bạn xin chiết khấu một hối phiếu mệnh giá 300 triệu đồng, đáo hạn sau 40 ngày. Ngân hàng cho biết lãi suất chiết khấu là 12%/ năm, số ngày trong năm tính tròn 360 ngày, hoa hồng phí 1 triệu đồng. Công ty của bạn sẽ được ngân hàng trả bao nhiêu? (295 triệu). Nếu không tính tiền hoa hồng, thì lãi suất hiệu dụng của khoản vay là bao nhiêu %/ năm? (12,84%)
  83. • Đáp án Câu 1. • Lãi suất ngày = 12% / 360 =0,03333% • Số tiền lãi phải trả mỗi tháng : 500 x 0,03333% x30 = 5 triệu Lãi suất tháng : 0,03333% x30 = 1% Lãi suất hiệu dụng năm : ( 1+1%)12 – 1 = 12,68%/ năm
  84. Câu 2. a) Số tiền phải trả mỗi tháng : (600 + 600 x12%)/ 12 = 56 triệu b) Lãi suất hiệu dụng năm : 56 x PVFA( r, 12) = 600 PVFA(r,12) = 600/56 = 10,7143 Nội suy : r = 1,796 %/ tháng - Lãi suất hiệu dụng = ( 1+1,796)12 -1 = 23,8%/ năm - Lãi suất công bố ( APR) Trước năm 1970 = 12% Sau năm 1970 = 1,796 % x 12 = 21,55%
  85. Câu 3. Sử dụng 90% hạn mức: Số tiền đã sử dụng = 50 x 90% = 45 tỷ Số tiền ký quỹ = 50 x 5% + 45 x 10% = 7 Số tiền thực sự được sử dụng : 45 - 7 = 38 Lãi suất hiệu dụng 45 x 8 % / 38 = 9,47%/ năm
  86. Câu 4. -Số tiền nhận được khi chiết khấu : 300 – (300 x12%x 40 /360) -1 = 295 Nếu không tính hoa hồng phí : Số tiền nhận được là : 300 – (300 x12%x 40 /360) = 296 Lãi suất cho 40 ngày : (300 -296/ 296 = 1.35135% Lãi suất hiệu dụng năm : ( 1+ 1,35135%)(360/40) – 1 = 12,84%
  87. 3.4 THƯƠNG PHIẾU - Thương phiếu là giấy nhận nợ ngắn hạn không phải thế chấp, do một công ty lớn và rất uy tín phát hành. - Thương phiếu có thể bán trực tiếp cho các nhà đầu tư, hoặc bán qua các nhà môi giới chứng khoán. - Thời hạn của thương phiếu thường rất ngắn, hầu hết có kỳ hạn chỉ 60 ngày, tối đa là chín tháng. - Thương phiếu là nguồn tài trợ ngắn hạn quan trọng của các công ty lớn, do được huy động trực tiếp từ nhà đầu tư, nên lãi suất của thương phiếu thường thấp hơn lãi suất cơ bản của ngân hàng thương mại một vài %.
  88. • Câu hỏi và bài tập tự làm • 1. Thương phiếu là gì? • 2. Các công ty nào thường sử dụng thương phiếu để huy động nguồn vốn ngắn hạn
  89. 4. Dự kiến nhu cầu vốn lưu động - Dự kiến nhu cầu vốn lưu động là dự kiến lượng vốn cần phải huy động từ các nhà đầu tư để tài trợ cho tài sản lưu động của doanh nghiệp . - Nhu cầu vốn lưu động dự kiến là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp chủ động trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ, thỏa thuận hạn mức tín dụng chính thức với ngân hàng.
  90. 4.1. PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ % TRÊN DOANH THU • Phương pháp này được sử dụng để xác định nhu cầu vốn lưu động tăng thêm so với năm báo cáo. • NOWC tăng thêm được xác định căn cứ vào : - Mức tăng, giảm của doanh thu -Tỷ lệ % của tài sản lưu động và nợ ngắn hạn miễn phí so với doanh thu năm báo cáo.
  91. • Bước 1. Rút số dư của các tài khoản để lập bảng cân đối kế toán năm báo cáo. • Bước 2. Chọn ra các khoản mục thuộc tài sản lưu động và nợ ngắn hạn không phải trả lãi có quan hệ chặt chẽ với doanh thu. Xác định tỷ lệ % của từng khoản mục so với doanh thu bán hàng năm báo cáo. • Bước 3. Xác định NOWC tăng thêm so với năm báo cáo. • Bước 4. Dự kiến nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động tăng thêm.
  92. Ví dụ : Công ty ABC có các số liệu năm báo cáo như sau : - Doanh thu bán hàng : 500.000 triệu đồng - Doanh lợi tiêu thụ :5% Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/ năm báo cáo. Tài sản ST % Nguồn vốn ST % 1. Tiền 20.000 4% 1. Vay ngắn hạn 70.000 - 2 . CK ngắn hạn 10.000 2% 2. Phải trả NB 50.000 10% 3 . Nợ phải thu 70.000 14% 3. Phải nộp NN 10.000 2% 4. Hàng tồn kho 90.000 18% 4. Phải trả CNV 20.000 4% 5. TSLĐ khác 10.000 2% 5. Nợ dài hạn 50.000 - 6. TSCĐ thuần 150.000 - 6. Vốn chủ SH 150.000 - Tổng cộng 350.000 40% Tổng cộng 350.000 16%
  93. Năm kế hoạch : doanh thu dự kiến 600.000, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu : 5%. Giữ lại 30 %lợi nhuận sau thuế để tài trợ NOWC tăng thêm Giải • TSLĐ/DT = 200.000/ 500.000 = 40% • Nợ MP/ DT = 80.000/ 500.000 = 16% • NOWC/DT = 40 % - 16% = 24% • NOWC tăng thêm : (600.000 – 500.000) x 24% = 24.000 • Nguồn tài trợ NOWC tăng thêm : - Lợi nhuận giữ lại : 600.000 x5% x 30% = 9.000 - Vay ngắn hạn = 24.000 – 9.000 = 15.000
  94. • Cách khác : • Tỷ lệ tăng doanh thu : (600/ 500) -1 = 20% • Tài sản lưu động tăng thêm : 200 x 20% = 40 tỷ • Nợ ngắn hạn miễn phí tăng thêm : 80 x 20% = 16 tỷ • NOWC tăng thêm : 40 -16 = 24 • Nguồn tài trợ NOWC tăng thêm : - Lợi nhuận giữ lại : 600.000 x5% x 30% = 9.000 - Vay ngắn hạn = 24.000 – 9.000 = 15.000
  95. Hạn chế của phương pháp % trên doanh thu • Thứ nhất : Số dư của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán là số thời điểm. • Thứ hai. Phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được xây dựng dựa trên giả định : Tỷ lệ % của các khoản mục TSLĐ và nguồn chiếm dụng không thay đổi khi doanh thu thay đổi. Thực tiễn cho thấy khi doanh thu tăng, tỷ lệ % của các khoản mục có xu hướng giảm dần. • Thứ ba. Phương pháp % trên doanh thu giả định TSLĐ và nguồn vốn chiếm dụng chỉ phụ thuộc một biến duy nhất là doanh thu. Thực tiễn cho thấy còn có nhiều biến số khác tác động tới chúng, như : biến động giá nguyên vật liệu, các thay đổi trong chính sách tồn kho và chính sách tín dụng
  96. 4.2 PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY TUYẾN TÍNH Phương pháp hồi quy tuyến tính được xây dựng dựa vào lý thuyết tương quan trong toán học . Các bước : Bước 1. Dựa vào số liệu thống kê của các năm trước gần nhất để xác định mối quan hệ giữa doanh thu và vốn, xác định phương trình hồi quy Bước 2. Căn cứ vào phương trình hồi quy và doanh thu dự kiến để ước tính nhu cầu vốn năm kế hoạch.
  97. Ví dụ : Công ty ABC có số liệu thống kê về doanh thu và hàng tồn kho trong 6 năm gần nhất như sau: Năm Doanh thu Hàng tồn % so 2 (Xi) kho DT X i Xi . Yi (Yi) 2006 5.000 2.100 42% 25.000.000 10.500.000 2007 10.000 2.500 25% 100.000.000 25.000.000 2008 12.000 2.600 21.7% 144.000.000 31.200.000 2009 14.000 2.800 20% 196.000.000 39.200.000 2010 15.000 2.900 19.3% 225.000.000 43.500.000 2011 17.000 3.000 17.6% 289.000.000 51.000.000 2 n = 6 Σ(Xi) Σ(Yi)= Σ(Xi )= Σ(Xi.Yi) =73.000 15.900 979.000.000 = 200.400.000
  98. • Yêu cầu : Xác định mối quan hệ giữa tồn kho và doanh thu, ước tính nhu cầu vốn cho hàng tồn kho năm 2011 nếu biết doanh thu dự kiến là 30.000 triệu đồng. Các bước: • Bước 1. Xác định mối quan hệ giữ hàng tồn kho và doanh thu, viết phương trình hồi quy. Vẽ đường hồi quy thực nghiệm,quan sát thấy các điểm biểu diễn tập trung quanh một đường thẳng, quan hệ giữa tồn kho và doanh thu là quan hệ tương quan tuyến tính • Phương trình hồi quy có dạng y(x) = a.x + b
  99. 3.0 * 2.9 * 2.8 * 2.6 * 2.5 * 2.1 * 5 10 12 14 15 17 Doanh thu
  100. • Công thức tính tham số a và b n. Σ (xi.yi) - Σxi . Σyi a = 2 2 n . Σ x i - (Σxi) 2 Σ x i . Σ yi – Σ xi .Σ xi.yi b = n.Σ x2 – (Σx )2 i i Σy – a.Σx Hoặc b = i i n
  101. 6x 200.400.000 - 73.000 x 15.900 a = = 0,0765 6x 979.00.000 - 73.0002 979.000.000 x 15.900 – 73.000x 200.400.000 b = = 1.719 6 x 979.000.000 – 73.0002 Hoặc b = 15.900 – 0,0765 x 73.000 = 1.719 6 Y = 0,0765 x + 1.719 Bước 2 . Ước tính nhu cầu vốn cho hàng tồn kho : 0,0765 x 30.000 + 1.719 = 4.014 triệu đồng
  102. • Ưu nhược điểm của phương pháp hồi quy • Ưu điểm của phương pháp hồi quy là độ chính xác cao hơn, do vậy nó thích hợp trong việc dự kiến nhu cầu vốn cho thời hạn dài, nhất là khi doanh nghiệp cần phải có một mức tồn trữ căn bản và tỷ lệ % của vốn trên doanh thu giảm dần khi quy mô hoạt động tăng. • Nhược điểm : • Thứ nhất. Tính toán khá phức tạp, tính chính xác của dự đoán phụ thuộc vào khối lượng thông tin, • Thứ hai. Nhu cầu vốn không chỉ phụ thuộc vào một biến duy nhất là doanh thu (tương quan dạng đơn biến) mà còn phụ thuộc nhiều biến số khác như : giá cả, chính sách tồn kho, chính sách bán chịu của doanh nghiệp
  103. 4.2 Phương pháp ước đoán qua doanh thu và vòng quay vốn lưu động. Vốn lưu động Doanh thu dự kiến năm KH dự kiến năm = kế hoạch Vòng quay VLĐ dự kiến Ví dụ : Năm báo cáo (2011) công ty B có các số liệu như sau : Doanh thu thuần : 12.000 triệu đồng Vốn lưu động bình quân : 3.000 triệu đồng Năm kế hoạch (2012) dự kiến doanh thu sẽ tăng 10%, số ngày của một chu kỳ kinh doanh sẽ được rút ngắn 18 ngày so với năm báo cáo, nhờ các giải pháp : đổi mới quy trình công nghệ sản xuất để rút ngắn chu kỳ sản xuất 10 ngày, rút ngắn thời gian thu tiền bán hàng 8 ngày.
  104. • Ví dụ • Năm báo cáo (2011) công ty B có các số liệu như sau : - Doanh thu thuần : 12.000 triệu đồng - Vốn lưu động bình quân : 3.000 triệu đồng • Năm kế hoạch (2012) - Dự kiến doanh thu sẽ tăng 10%, số ngày của một chu kỳ kinh doanh sẽ được rút ngắn 18 ngày so với năm báo cáo, nhờ các giải pháp : đổi mới quy trình công nghệ sản xuất để rút ngắn chu kỳ sản xuất 10 ngày, rút ngắn thời gian thu tiền bán hàng 8 ngày. - Giá trị vật tư , hàng hóa mua vào cả năm dự kiến là 12.600 triệu, thời gian mua chịu thỏa thuận là 40 ngày .
  105. Giải : Xác định nhu cầu vốn lưu động năm 2012 • Vòng quay VLĐ năm 2011 : 12.000/ 3.000 = 4 vòng • Số ngày của một chu kỳ kinh doanh: 365/ 4 = 91 ngày - Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch (2012) 365 / ( 91 -18) = 5 vòng - Vốn lưu động dự kiến năm kế hoạch ( 2012) (12.000 x 1.1) / 5 vòng = 2.640 triệu đồng Nguồn vốn chiếm dụng dự kiến : • 40 x 12.600 / 365 = 1.381 triệu • NOWC dự kiến = 2.640 – 1.381 = 1.259
  106. • 4.3. Phương pháp ước đoán qua chu kỳ vốn lưu động. • Vốn lưu động dự kiến được xác định căn cứ 2 yếu tố : - Chu kỳ vốn lưu động năm kế hoạch - Doanh thu, giá vốn năm kế hoạch
  107. • Ví dụ : Công ty ABC có các số liệu sau : • Năm báo cáo ( 2011) • - Doanh thu bán hàng : 4.800 tỷ • - Giá vốn hàng bán : 3.360 • - Hàng tồn kho đầu kỳ : 500, cuối kỳ : 620 • - Nợ phải thu khách hàng ĐK : 550, CK : 650 • - Phải trả người bán ĐK : 360 , CK : 420 • Năm kế hoạch ( 2012) • - Doanh thu tăng 20% so với năm báo cáo • - Giá vốn hàng bán bằng 75% doanh thu • - Trị giá hàng mua vào bằng giá vốn hàng bán
  108. • - Số ngày tồn kho giảm 5 ngày • - Số ngày bán chịu tăng 8 ngày • - Số ngày mua chịu tăng 4 ngày • Yêu cầu : Dự kiến nhu cầu vốn lưu động năm 2012 Giải : • 1. Xác định chu kỳ VLĐ năm 2011 • Số ngày tồn kho =(500 +620):2 x 360 /3.360 = 60 • Số ngày bán chịu= (550+650):2 x360/4.800 = 45 • Trị giá hàng mua vào = 3.360 +620 – 500 = 3.480 • Số ngày mua chịu = (360+420):2x 360/ 3.480 = 40 • Chu kỳ VLĐ = 60 +45 – 40 = 65 ngày
  109. • 2. Xác định chu kỳ VLĐ năm 2012 • Số ngày tồn kho : 60 - 5 = 55 • Số ngày bán chịu: 45 +8 = 53 • Số ngày mua chịu : 40 + 4 = 44 • Chu kỳ VLĐ = 55 +53 – 44 = 64 ngày • Tồn kho bình quân = 55 x 4320 / 360 = 660 • Phải thu bình quân = 53 x 5.760 / 360 = 848 • Phải trả bình quân = 44 x 4320/360 = 528 • VLĐ bình quân = 660 + 848 – 528 = 980
  110. 4.4. Lập ngân sách tiền mặt • Ngân sách tiền mặt là một bản dự kiến các khoản thu, chi bằng tiền của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Kế hoạch ngân sách tiền mặt có thể lập theo từng tháng, từng tuần thậm chí là từng ngày. • Ngân sách tiền mặt là căn cứ để xác định nhu cầu vay và hạn mức vay tối đa của doanh nghiệp
  111. • Các bước lập ngân sách tiền mặt : • Bước 1. Dự kiến tổng mức thu bằng tiền của doanh nghiệp Thu bằng tiền của doanh nghiệp đến từ nhiều nguồn, nhưng nguồn tiền quan trọng nhất là từ hoạt động bán hàng. Để dự kiến tiền thu bán hàng, doanh nghiệp phải dự kiến doanh thu bán hàng từng tháng, tỷ lệ bán chịu và thời hạn để doanh thu bán chịu chuyển thành tiền.
  112. Ví dụ. Công ty ABC là doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ chơi cho trẻ em, do vậy sản phẩm sẽ được tiêu thụ mạnh hơn vào các tháng trước lễ Noen và tết dương lịch. Hàng của công ty chủ yếu được bán cho các cửa hàng bán đồ chơi theo điều khoản “2/10 nét 30”. Số liệu thống kê của các năm gần nhất cho thấy chỉ khoảng 20% doanh số bán là thu được tiền ngay trong tháng, 70% thu được trong tháng tiếp theo, 10% sẽ thu được sau hai tháng. Ngoài các khoản tiền thu được từ bán hàng, công ty dự kiến sẽ thu được 60 tỷ đồng trong tháng 12 từ việc nhượng bán một số máy móc thiết bị không cần dùng. Với các số liệu trên ta lập bảng dự kiến dòng tiền thu vào trong sáu tháng cuối năm như sau :
  113. Khoản mục Thg Thg Thg Thg Thg Thg Thg Thg 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Doanh thu bán hàng 250 250 350 350 360 380 500 600 Tiền thu bán hàng 2.Tiền thu từ hàng bán 69 69 71 74 98 118 trong tháng (20%) 3.Tiền thu từ hàng bán 175 245 245 252 266 350 tháng trước (70%) 4.Tiền thu từ hàng bán hai 25 25 35 35 36 38 tháng trước (10%) 5. Cộng tiền thu bán hàng 269 339 351 361 400 506 ( 5 = 2+3+4) 6. Thu khác bằng tiền 0 0 0 0 0 60 7. Cộng ( 7 = 5 + 6 ) 269 339 351 361 400 566
  114. • Cách tính các chỉ tiêu trong tháng 7. 1. Tiền thu từ hàng bán trong tháng 7. 350 x 20% x 0,98 = 68,6 ( làm tròn 69 triệu) 2. Tiền thu từ hàng bán trong tháng 6 250 x 70% = 175 triệu 3. Tiền thu từ hàng bán trong tháng 5 250 x 10% = 25 triệu 4. Cộng tiền thu bán hàng trong tháng 7 69 + 175 + 25 = 269 triệu 5. Thu khác bằng tiền trong tháng 7 = 0 6. Tổng thu bằng tiền trong tháng 7 269 + 0 = 296 triệu Câu hỏi và bài tập tự làm : Dự tính tiền thu bán hàng cho 8 và tháng 12
  115. Bước 2. Dự kiến tổng mức chi bằng tiền trong từng tháng Các khoản chi bằng tiền bao gồm nhiều khoản khác nhau như : trả tiền mua nguyên vật liệu, trả lương và thưởng cho công nhân viên, nộp thuế cho nhà nước, trả tiền thuê mướn mặt bằng, trả tiền mua tài sản cố định Trong các khoản chi bằng tiền kể trên, khoản quan trọng nhất là tiền mua nguyên vật liệu. - Để dự kiến khoản tiền mua nguyên vật liệu doanh nghiệp phải căn cứ vào tổng giá trị nguyên vật liệu mua vào trong từng tháng và thời hạn trả tiền cho nhà cung cấp.
  116. - Tiền chi trả lương từng tháng được dự kiến căn cứ vào mức sản xuất hoặc doanh thu của từng tháng. - Các khoản chi thanh toán tiền điện, tiền nước trong từng tháng, cũng được xác định như chi phí tiền lương. - Các khoản tiền phải trả cho việc thuê tài sản như : tiền thuê văn phòng, thuê tài chính , được xác định tương căn cứ vào các hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng thuê mua. - Các khoản tiền thuế dự kiến phải nộp được xác định căn cứ vào kế hoạch tiêu thụ và lợi nhuận.
  117. Ví dụ : Dự kiến chi tiền mặt của ABC trong 6 tháng cuối năm với các số liệu : 1. Chi phí cho nguyên vật liệu của ABC chiếm khoảng 70 % doanh thu, nguyên vật liệu phải mua một tháng trước thời điểm bán được hàng. Thời gian mua chịu theo thỏa thuận với nhà cung cấp là 30 ngày, nghĩa là một tháng sau ngày mua hàng ABC mới phải trả tiền cho nhà cung cấp. 2. Tiền chi trả lương hàng tháng bằng 12% doanh thu. 3. Tiền thuê văn phòng và máy móc thiết bị phải trả mỗi tháng là 15 triệu.
  118. 4. Chi khác bằng tiền là 10 triệu đồng/ tháng, riêng tháng 10 là 15 triệu đồng. 5. Tiền chi nộp thuế tháng 9 là : 20 triệu, tháng 12 là : 15 triệu đồng. 6. Tiền chi mua tài sản cố định vào tháng 8 là : 40 triệu đồng. Yêu cầu : Dự kiến chi tiền mặt trong 6 tháng cuối năm
  119. Khoản mục Thg Thg Thg Thg Thg Thg Thg 6 7 8 9 10 11 12 1. Doanh thu bán hàng 320 350 350 360 380 500 600 2. NVL mua vào 245 245 252 266 350 420 xxx 3. Trả tiền mua NVL xxx 245 245 252 266 350 420 4. Trả lương cho CNV 42 42 43. 46 60 72 5.Trả tiền thuê văn phòng 15 15 15 15 15 15 6. CK chi khác bằng tiền 10 10 10 15 10 10 7. Nộp thuế 20 15 8.Tiền chi mua sắm TSCĐ 40 9. Trả lợi tức Tổng chi bằng tiền 312 352 340 342 435 532 (3+4+5+6+7+8+9)
  120. • Cách tính các chỉ tiêu trên bảng : 1. Nguyên liệu mua vào trong tháng 6 : 350 x 70% = 245 2. Trả tiền mua nguyên vật liệu trong tháng 7: 245 triệu 3. Tiền trả lương cho CNV tháng 7 : 350 x 12% = 42 triệu 4. Tổng chi bằng tiền trong tháng 7 : 245 + 42 + 15 +10 = 312
  121. Khoản mục Thg Thg Thg Thg Thg Thg 7 8 9 10 11 12 1.Tổng thu tiền mặt 269 339 351 361 400 566 2.Tổng chi tiền mặt 312 352 340 342 435 532 3. Chênh lệch( thu –chi) (43) (13) 11 19 (35) 34 Nhu cầu tài trợ 4. Tiền mặt đầu tháng 5 (38) (51) (40) (21) (56) 5. Thay đổi số dư tiền mặt (43) (13) 11 19 (35) 34 6. Tiền mặt cuối tháng (38) (51) (40) (21) (56) (22) (4+5)* 7.Số dư tiền mặt tối thiểu 5 5 5 5 5 5 8.Tài trợ ngắn hạn (7-6) 43 56 45 26 61 27 9. Nhu cầu tài trợ tối đa 61 10.Đầu tư tối đa
  122. • Câu hỏi và bài tập tự làm : • Câu 1. Công ty Thăng Long có số liệu về doanh thu và hàng tồn kho qua 6 năm như sau Năm Doanh thu Hàng tồn kho 2006 50 22 2007 100 24 2008 150 26 2009 200 28 2010 250 30 2011 300 32 Yêu cầu : a) Xác định mối quan hệ giữa doanh thu và hàng tồn kho b) Dự kiến nhu cầu vốn cho hàng tồn kho năm 2012, biết doanh thu dự kiến năm 2012 là 360 tỷ đồng
  123. • Câu 2. • Doanh số bán hàng dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2011 của Công ty ABC lần lượt như sau: 60; 66; 72; 52; 48; 42 tỷ đồng trong đó : 10% được thu ngay bằng tiền mặt, 90% bán chịu. • Doanh số bán chịu được thu tiền như sau : 20% thu ngay trong tháng bán hàng, 50 % sau 2 tháng và 30 % sau 3 tháng • Nguyên vật liệu bằng 60% doanh số bán và được mua 1 tháng trước thời điểm bán được hàng. Thời gian mua chịu thỏa thuận với nhà cung cấp là 60 ngày • Tiền trả lương bằng 10% doanh số và phải ngay trong tháng bán hàng. • Tiền thuê văn phòng phải trả hàng tháng 0,2tỷ đồng.
  124. • Các khoản chi khác bằng tiền 0.8 tỷ đồng/ tháng • Thuế phải nộp vào tháng 9 là 4 tỷ, tháng 12 là 6 tỷ đồng • Trả cổ tức vào tháng 12 là 8 tỷ đồng. • Yêu cầu : • 1. Lập ngân sách tiền mặt cho 6 tháng cuối năm • 2. Dự kiến nhu cầu tài trợ cho 6 tháng cuối năm , biết tồn quỹ tiền mặt đầu tháng là 5 tỷ đồng và tồn quỹ mục tiêu của công ty là 8 tỷ đồng. • Tài liệu bổ sung : • Doanh thu bán hàng tháng 5 là 50 tỳ, tháng 6 là 60 tỷ đồng
  125. Giải : Bài 1 2 Năm DT (xi) Tồn xi xi. yi kho yi 2006 50 22 2.500 1.100 2007 100 24 10.000 2.400 2008 150 26 22.500 3.900 2009 200 28 40.000 5.600 2010 250 30 62.500 7.500 2011 300 32 90.000 9.600 2 n=6 Σxi Σyi = Σxi = Σ(xi.yi) = =1.050 162 227.500 30.100
  126. 6 x 30.100 – 1.050 x 162 a = = 0,04 6 x 227.500 – 1.0502 227.500 x 162 – 1.050 x 30.100 b = = 20 6x 227.500 - 1.0502 Yx = 0.04 x + 20 Hàng tồn kho dự kiến năm 2012 : 0.04 x 360 + 20 = 34,4 tỷ đồng