Bài giảng Tài chính quốc tế - Nguyễn Thị Thúy Việt

pdf 629 trang cucquyet12 7280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính quốc tế - Nguyễn Thị Thúy Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_quoc_te_nguyen_thi_thuy_viet.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tài chính quốc tế - Nguyễn Thị Thúy Việt

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÔN HỌC : TÀI CHÍNH QUỐC TẾ PHAN DAO TAO DANH CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH Giảng viên : Nguyễn Thị Thúy Việt HCM University of industry faculty of banking and finance TP. Hồ Chí Minh – Tháng 03 năm 2011
  2. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH ĐA QUỐC GIA OVERVIEW ABOUT ADMINISTOR FINANCE MULTINATIONAL CORPORATION
  3. 1.1 MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA Mục tiêu của công ty đa quốc gia thường là tối đa hoá tài sản cổ đông. Như vậy, nếu mục tiêu là tối đa hoá thu nhập trong tương lai gần,các chính sách của công ty sẽ khác với các chính sách trong trường hợp là tối đa hoá tài sản cổ đông.
  4. Bất cứ chính sách nào do công ty đề nghị cũng phải tính đến không chỉ thu nhập tiềm năng, mà cả các rủi ro. Doanh nghiệp nên thực hiện một chính sách mà lợi ích phát sinh từ chính sách đó vượt quá các chi phí và rủi ro tới mức chính sách này sẽ giúp tối đa hoá tài sản cổ đông
  5. . Câu trích dẫn sau đây từ CPC International chứng minh kinh doanh quốc tế có thể tối đa hoá tài sản cổ đông như thế nào:”Khi công cuộc kinh doanh quốc tế của chúng ta đã được tăng cường và phát triển, chúng ta sẽ được lợi từ sự kiện là trong dài hạn các nền kinh tế và giá trị các đồng tiền ở hầu hết các nước ngoài sẽ tăng lên và như vậy sẽ làm tăng thêm giá trị đầu tư từ các cổ đông của chúng ta”.
  6. Một công ty đa quốc gia nên ra các quyết định cùng mục tiêu như một công ty hoàn toàn nội địa. Tuy nhiên, MNC có nhiều cơ hội hơn, nên các quyết định cũng phức tạp hơn.
  7. Các mâu thuẫn với mục tiêu công ty đa quốc gia Người ta thường lập luận rằng các giám đốc của một công ty có thể ra các quyết định mâu thuẫn với mục tiêu của công ty là tối đa hoá tài sản cổ đông.
  8. Thí dụ, quyết định thành lập một công ty con ở một địa phương nào đó so với một địa phương khác có thể dựa trên sự hấp dẫn cá nhân của địa phương đối với giám đốc hơn là do lợi ích có thể có của địa phương đó đối với các cổ đông.
  9. Các quyết định mở rộng hoạt động có thể do ý muốn của các giám đốc là các bộ phận tương ứng tăng trưởng để họ nhận được nhiều trách nhiệm và lương bổng cao hơn. Nếu một công ty chỉ gồm một sở hữu chủ và người này cũng là giám đốc duy nhất, mâu thuẫn mục tiêu sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, đối với các công ty có các cổ đông không phải là các giám đốc, có thể có mâu thuẫn về các mục tiêu. Mâu thuẫn này thường gọi là vấn đề đại lý.
  10. Các công ty dùng nhiều chiến lược để ngăn cản các giám đốc đưa ra các quyết định không làm tối đa hoá giá trị cổ đông. Thí dụ, các giám đốc hành động theo các mục tiêu khác sẽ bị cho thôi việc hoặc nhận lương bổng thấp hơn (các khái niệm và vấn đề quản trị tài chính đa quốc gia được giải thích trong bài này với giả định là các giám đốc xử lý thay mặt cho cổ đông của công ty).
  11. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh là tuỳ theo quy mô của một vài công ty đa quốc gia, đôi khi rất khó xác định tất cả các giám đốc đang đưa ra các quyết định có dựa trên mục tiêu duy nhất này của công ty hay không. Như vậy, chi phí đại lý của việc bảo đảm rằng các giám đốc nổ lực tối đa hoá tài sản cổ đông của các công ty đa quốc gia sẽ lớn hơn.
  12. Các giám đốc tài chính của một công ty đa quốc gia có nhiều công ty con có thể có khuynh hướng đưa ra các quyết định tối đa hoá giá trị của các công ty con tương ứng của họ. Mục tiêu này sẽ không nhất thiết trùng hợp với mục tiêu tối đa hoá giá trị của toàn thể công ty đa quốc gia. Trong khi mâu thuẫn này sẽ được trình bày chi tiết trong phần sau, sau đây là một ví dụ đơn giản để minh hoạ tại sao có thể có một xung đột như vậy.
  13. Hãy xem trường hợp giám đốc một công ty con nhận tài trợ từ công ty mẹ để triển khai và bán một sản phẩm. Vị giám đốc này ước tính chi phí và lới ích từ quan điểm của công ty con và xác định là dự án khả thi. Tuy nhiên, ông đã bỏ sót không lưu ý là thu nhập từ dự án này chuyển về cho công ty mẹ sẽ bị chính phủ nước chủ nhà đánh thuế rất nặng. Chi phí tài trợ dự án vượt cao hơn lợi nhuận sau thuế ước tính mà công ty mẹ nhận được.
  14. Trong khi giá trị riêng của công ty con được tăng cường, giá trị toàn bộ của công ty đa quốc gia bị sụt giảm. Nếu các giám đốc tài chính cần tối đa hoá tài sản của cổ đông của công ty đa quốc gia, họ phải thực hiện các chính sách làm tối đa hoá giá trị của toàn bộ công ty đa quốc gia, chứ không phải giá trị của riêng công ty họ.
  15. Đối với nhiều công ty đa quốc gia, các quyết định quan trọng của giám đốc các công ty con phải được công ty mẹ chấp thuận. Tuy nhiên, rất khó cho công ty mẹ giám sát tất cả các quyết định của các giám đốc công ty con.
  16. Các hạn chế cản trở mục tiêu của công ty đa quốc gia. Khi các giám đốc tài chính của công ty MNC cố gắng tối đa hoá giá trị công ty của họ, họ phải đối phó với rất nhiều hạn chế. Các hạn chế này có thể được phân loại theo tính chất môi trường, quy chế, hay đạo đức.
  17. Các hạn chế về môi trường. Mỗi quốc gia thực hiện các biện pháp hạn chế riêng của mình về môi trường. Một vài quốc gia có thể áp dụng nhiều hạn chế hơn đối với các công ty con đặt trụ sở ở một quốc gia khác. Các quy tắc về xây dựng, xử lý chất thải sản xuất, và kiểm soát ô nhiễm là thí dụ về các hạn chế buộc các công ty con phải gánh chịu thêm chi phí. Nhiều nước Châu Âu mới đây đã áp dụng các luật lệ chống ô nhiễm cứng rắn hơn do các vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
  18. Các hạn chế mang tính quy chế Mỗi nước cũng thi hành các hạn chế về quy chế liên quan đến thuế, chuyển đổi tiền, chuyển thu nhập ra nước ngoài và các quy định khác có thể ảnh hưởng đến lưu lượng tiền mặt của một công ty con thành lập ở nước đó.
  19. Bởi vì các quyết định này có thể ảnh hưởng đến lưu lượng tiền mặt, các giám đốc tài chính phải xem xét đến các quy định này khi đánh giá các chính sách. Và bất cứ thay đổi nào trong các quy định này cũng có thể đòi hỏi xem xét, sửa đổi lại các chính sách tài chính hiện hành. Vì vậy, các giám đốc tài chính không nên chỉ hiểu biết về các hạn chế có tính quy chế hiện hành ở một nước mà còn phải theo dõi những thay đổi có thể có đối với các quy chế này qua thời gian.(Vd: Vene)
  20. Các hạn chế mang tính đạo đức. Không có các tiêu chuẩn về hành vi kinh doanh thống nhất cho tất cả các quốc gia. Một phương thức kinh doanh bị xem là phi đạo đức ở một quốc gia này có thể được xem là hoàn toàn hợp đạo đức ở một quốc gia khác. (Vd: ODA, Nike)
  21. Thí dụ, các công ty đa quốc gia có trụ sở đặt tại Mỹ biết rõ là phương thức kinh doanh thông thường ở một vài nước kém phát triển sẽ bị coi là bất hợp pháp ở Mỹ. Ví dụ: Hối lộ các chính phủ để nhận các miễn giảm đặc biệt về thuế hay các đặc quyền khác. Các công ty đa quốc gia gặp phải một tình thế khó xử. Nếu không tuân thủ phương thức đó, có thể họ sẽ gặp bất lợi về cạnh tranh. Nhưng, nếu áp dụng, họ sẽ bị mang tiếng xấu ở những nước không chấp nhận các thông lệ này.
  22. Một vài công ty đa quốc gia có trụ sở đặt tại Mỹ đã thực hiện một sự lựa chọn tốn kém để hạn chế các phương thức kinh doanh hợp pháp ở một số nước nào đó nhưng không hợp pháp ở Mỹ, Tức là, họ theo đuổi một chuẩn mực đạo đức chung cho toàn thế giới. Điều này có thể củng cố uy tín của họ khắp thế giới, và nhờ đó có thể gia tăng nhu cầu toàn cầu đối với các sản phẩm do họ sản xuất.
  23. 1.2 ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY KINH DOANH QUỐC TẾ Các giả thiết thường được dùng để giải thích cho việc các công ty thúc đẩy mở rộng kinh doanh quốc tế là: (1) lý thuyết lợi thế cạnh tranh, (2) lý thuyết thị trường không hoàn hảo và (3) lý thuyết chu kỳ sản xuất.
  24. Cả ba lý thuyết này trùng lắp ở một mức độ và có thể bổ sung cho nhau trong việc triển khai một lý do căn bản cho sự phát triển của kinh tế quốc tế .
  25. (1) Lý thuyết lợi thế cạnh tranh : Việc kinh doanh đa quốc gia có thể được thực hiện qua xuất khẩu hay qua đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cả hai hình thức này thường gia tăng theo thời gian. (Vd: Garment) Một phần của sự tăng trưởng này là do gia tăng nhận thức rằng sự chuyên môn hoá của các quốc gia có thể làm gia tăng hiệu năng sản xuất.
  26. Một vài quốc gia như Nhật và Mỹ chẳng hạn, có ưu thế kỹ thuật trong khi Mexico, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á có ưu thế về chi phí lao động cơ bản. Vì chuyên môn hoá trong một vài sản phẩm có thể đưa đến việc không sản xuất các sản phẩm khác.Vì thế các quốc gia phải tăng cường mua bán với nhau. Đây là lập luận của lý thuyết lợi thế cạnh tranh cổ điển. Do lợi thế cạnh tranh,ta có thể hiểu tại sao các công ty có khả năng thâm nhập vào thị trường nước ngoài.
  27. (2) Lý thuyết thị trƣờng không hoàn hảo : Mỗi nước đều có một nguồn nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên ngay cả với lợi thế cạnh tranh, khối lượng kinh doanh quốc tế sẽ bi giới hạn nếu tất cả các nguồn nguyên liệu có thể chuyển dịch dễ dàng giữa các quốc gia.
  28. Ở các thị trường hoàn hảo, các yếu tố sản xuất (trừ đất đai ) sẽ có tính cơ động và có thể chuyển dịch một cách tự do. Tính cơ động không giới hạn ở các yếu tố này tạo nên sự bằng nhau trong chi phí và thu nhập. Nó huỷ bỏ tất cả các lợi thế cạnh tranh.
  29. Tuy nhiên, thế giới lại chịu các điều kiện thị trường không hoàn hảo, theo đó các yếu tố sản xuất có phần nào bất động . Trong thị trường này xảy ra các chi phí, và thông thường,các hạn chế liên quan đến chuyển dịch lao động và các nguồn nguyên liệu khác sử dụng cho sản xuất .
  30. Bởi vì các thị trường của nhiều nguồn tài nguyên khác nhau dùng trong sản xuất “không hoàn hảo”,các công ty thường nhận ra các lợi thế có thể có từ các nguồn tài nguyên của một nước khác. Đây là một khuyến khích cho các công ty tìm kiếm các cơ hội ở nước ngoài.
  31. (3) Lý thuyết chu kỳ sản phẩm : Một trong những giải thích phổ biến hơn cho việc tại sao các công ty tiến triển thành các công ty đa quốc gia được giới thiệu trong lý thuyết chu kỳ sản phẩm. Theo lý thuyết này các công ty trở nên ổn định trên thị trừơng nội địa do một lợi thế nào đó mà họ có so với các đối thủ cạnh tranh hiện hữu, thí dụ thị trường cần thêm ít nhất một nhà cung cấp sản phẩm nữa chẳng hạn.
  32. Do sẵn có thông tin về các thi trường và cạnh tranh trong nước , một công ty sẽ ổn định kinh doanh ở thị trường trong nước trước tiên.(Make a chart of product cycle of motobike) Nhu cầu của nước ngoài đối với sản phẩm của công ty lúc đầu sẽ được cung cấp qua xuất khẩu. Và qua thời gian, công ty có thể nhận thấy cách duy nhất để duy trì lợi thế cạnh tranh ở nước ngoài là sản xuất sản phẩm ngay cả thị trường nước ngoài, nhờ đó giảm được chi phí chuyên chở.
  33. Cạnh tranh ở các thị trường nước ngoài có thể gia tăng theo thời gian khi các nhà sản xuất khác trở nên quen thuộc hơn các sản phẩm của công ty. Do đó, công ty có thể triển khai các chiến lược để kéo dài nhu cầu của các nước đối với sản phẩm của mình để các nhà cạnh tranh khác không thể cung ứng sản phẩm giống hệt, những giai đoạn này của chu kỳ được trình bày trong hình 1.1 .
  34. Sau đây là một thí dụ : Công ty 3M dùng một sản phẩm mới để thâm nhập các thị trường nước ngoài. Sau khi đã vào được thị trường, công ty mở rộng mặt hàng của mình. Hiện nay công ty có doanh thu quốc tế hàng năm hơn 6 tỷ đô la, bằng khoản 50% khoản doanh thu .
  35. Còn có nhiều điều hơn về lý thuyết chu kỳ sản phẩm, ở đây chúng tôi chỉ tóm lượt khái quát để cho thấy rằng khi một công ty trưởng thành, công ty đó có thể nhận biết thêm nhiều cơ hội bên ngoài nước mình. Việc kinh doanh ở nước ngoài của công ty thu hẹp hay phát triển theo thời gian sẽ tuỳ thuộc vào việc công ty thành công như thế nào trong việc duy trì ưu thế cạnh tranh của mình.
  36. Ưu thế có thể tiêu biểu một lợi thế trong phương pháp sản xuất hay tài trợ làm giảm được chi phí. Hoặc ưu thế cũng có thể phản ánh một lợi thế trong phương pháp tiếp thị làm giảm phát sinh và duy trì một nhu cầu mạnh mẽ đối với sản phẩm của mình.(hình 1.1).
  37. Hình 1.1 : Vòng đời sản phẩm quốc tế . Nhận biết nhu cầu của Thành lập doanh Các thị trường nước thị trường nội địa về nghiệp để tạo ra sản ngoài biết về sản phẩm một sản phẩm nào đó phẩm đó và cung cấp của doanh nghiệp và yêu cho thị trường nội địa cầu sản phẩm này Doanh nghiệp xuất Các doanh nghiệp ở Doanh nghiệp thành lập khẩu sản phẩm ra các thị trường nước ngoài công ty con ở nước thị trường nước ngoài cố gắng sao chép sản ngoài để giảm chi phí phẩm và xâm nhập vận chuyển và tận dụng các thị trường này các cơ hội có thể tiết kiệm chi phí Doanh nghiệp tiếp tục bị các đối thủ cạnh tranh Công việc kinh doanh ở nước ngoài của doanh nghiệp bị thu thách thức và tìm kiếm hẹp do không còn các lợi thế cạnh tranh chiến lược để duy trì hoặc gia tăng kinh doanh ở các thị trường nước Doanh nghiệp mở rộng địa bàn hoạt động ở nước ngoài ngoài và / hoặc thêm các sản phẩm khác
  38. 1.3 GIA TĂNG TOÀN CẦU HOÁ Theo thời gian, nhiều sự phát triển đã thúc đẩy toàn cầu hóa các nền kinh tế thế giới qua mậu dịch và đầu tư quốc tế. Những phát triển này bao gồm tiêu chuẩn hóa sản phẩm và quy trình sản xuất, sự gần gũi hơn nữa các quốc gia nhờ giao thông vận tải được cải tiến, và các nổ lực này càng tăng của các nước nhằm cắt giảm thuế quan và các hàng rào khác, do đó làm hàng hóa và dịch vụ di chuyển dễ dàng hơn trên khắp thế giới.
  39. Sự hội nhập toàn cầu của hàng hóa và dịch vụ cải thiện hiệu năng toàn bộ của việc sử dụng tài nguyên. Hàng hóa thường được sản xuất ở những nước có chi phí sản xuất thấp nhất, và chi phí thấp hơn mang đến thu nhập thực tế cao hơn. Hơn nữa, sự hội nhập toàn cầu có xu hướng làm tăng cạnh tranh, buộc các công ty, hoạt động hiệu quả hơn.
  40. Nhiều chính phủ các nước đã bán một số các hoạt động của họ cho các công ty và các nhà đầu tư khác, cho phép tự do kinh doanh nhiều hơn. Điều được gọi là tư nhân hóa này đã xảy ra ở một số nước Châu Mỹ la tinh như Brazil và Mexico, các nước Đông Âu và ngay cả ở Việt Nam. Tư nhân hóa cho phép kinh doanh quốc tế phát triển rộng lớn hơn do các công ty nước ngoài có thể sở hữu các hoạt động do chính phủ của nước bán ra.
  41. Các lý do của việc khuyến khích tư nhân hóa thay đổi tùy theo quốc gia. Tư nhân hoá được sử dụng ở Chilê để ngăn ngừa một vài nhà đầu tư nắm quyền kiểm soát tất cả các cổ phiếu, và ở Pháp để tránh việc có thể lùi trở lại một nền kinh tế mang tính quốc hữu hoá hơn. Ở Anh, tư nhân hoá được khuyến khích để phân bố rộng quyền sở hữu cổ phần cho các nhà đầu tư, điều này cho phép có thêm nhiều người được hưởng lợi trực tiếp trong sự thành công của nền công nghiệp Anh.
  42. Lý do chủ yếu của việc giá trị thị trường của một công ty có thể gia tăng khi được tư nhân hoá là các cải tiến được dự đoán trong hiệu năng quản lý. Mục tiêu tối đa hoá tài sản cổ đông được tập trung hơn việc quản lý một công ty nhà nước, vì nhà nước phải xem xét các chi tiết phức tạp về kinh tế và xã hội của bất cứ một quyết định kinh doanh nào.
  43. Các giám đốc của một công ty tư nhân cũng có động cơ thúc đâỷ để đảm bảo khả năng sinh lợi của công ty hơn, vì sự nghiệp của họ có thể tuỳ thuộc vào điều này. Vì những lý do này, các công ty được tư nhân hoá sẽ tìm kiếm các cơ hội địa phương cũng như toàn cầu có thể làm tăng giá trị của mình. Xu hướng tư nhân hoá chắc chắn sẽ tạo nên một thị trường toàn cầu mang tính cạnh tranh cao hơn.
  44. Một nguyên nhân khác của việc toàn cầu hoá kinh doanh là sự gia tăng tiêu chuẩn hoá sản phẩm và dịch vụ giữa các nước. Điều này cho phép các công ty bán sản phẩm của mình ra khắp các nước, mà không cần phải chỉnh sửa sản phẩm tốn kém.
  45. Sự chênh lệch trong quy cách sản phẩm trước đây tượng trưng cho một hàng rào mậu dịch tiềm ẩn do các chi phí phụ thêm đi kèm theo việc làm cho sản phẩm được chấp nhận ở các nước cụ thể nào đó. Việc tiêu chuẩn hoá làm giảm rất lớn sự bất tiện trong chuyên chở hàng hoá và đã đưa đến gia tăng đáng kể trong kinh doanh quốc tế.
  46. 1.4 CÁC CƠ HỘI TÀI TRỢ VÀ ĐẦU TƢ QUỐC TẾ Do các lợi thế chi phí có thể của việc sản xuất ở nước ngoài hay các cơ hội thu nhập có thể có từ nhu cầu của các thị trường nước ngoài, sự tăng trưởng tiềm năng sẽ trở nên lớn hơn cho các công ty có kinh doanh ở nước ngoài.
  47. Hình 1.2 cho thấy mức tăng trưởng của một công ty có thể bị ảnh hưởng thế nào của các cơ hội tài trợ và đầu tư nước ngoài. Các cơ hội đầu tư giả định cho cả hai: một công ty thuần tuý nội địa và một công ty đa quốc gia có hoạt động mang cùng các tính chất đang trình bày trong hình.
  48. Mỗi bậc của trục ngang biểu thị biểu thị một dự án cụ thể. Mỗi dự án đề nghị được dự đoán sẽ phát sinh một thu nhập biên cho công ty. Chiều dài các bậc của trục ngang khác nhau vì quy mô của các dự án khác nhau. Một dự án lớn hơn biểu thị một số lượng tài sản lớn hơn.
  49. Di chuyển từ trái qua phải trong hình 1.2, các dự án được sắp xếp thứ tự ưu tiên theo thu nhập biên. Giả dụ các dự án này độc lập đối với nhau và lợi nhuận dự kiến cho thấy trong hình đã được điều chỉnh có tính đến rủi ro. Với các giả định này, một công ty sẽ chọn dự án có thu nhập biên cao nhất làm dự án khả thi nhất và sẽ thực hiện dự án này.
  50. Sau đó, công ty sẽ thực hiện một dự án đề nghị có thu nhập biên cao nhất kế đó. Thu nhập biên từ các dự án của công ty đa quốc gia sẽ cao hơn thu nhập biên của công ty thuần tuý nội địa, vì công ty đa quốc gia có thể lựa chọn từ một tập hợp lớn hơn các cơ hội các dự án có thể có.
  51. Hình 1.2 Đánh giá chi phí - lợi nhuận của các công ty nội địa so với các MNC Doanh nghiệp nội địa thuần tuý Thu thập Công ty đa quốc gia biên tế của dự án Công ty đa quốc gia Chi phí sử dụng Doanh nghiệp nội vốn biên địa thuần tuý tế Quy mô thích Quy mô hợp cho thích hợp doanh nghiệp cho công ty nội địa thuần đa quốc gia tuý X Y Mức tài sản của doanh nghiệp
  52. Hình 1.2 : cũng thể hiện các đường cong chi phí sử dụng vốn của các công ty đa quốc gia và công ty thuần tuý nội địa, ta thấy chi phí sử dụng vốn gia tăng cùng vời qui mô tài sản của cả hai loại công ty. Điều này căn cứ trên tiền đề là các chủ nợ hay cổ đông đòi hòi một tỷ suầt lợi nhuận cao hơn công ty phát triển, tăng trưởng qui mô tài sản đòi hỏi tăng nợ, điều này buộc công ty phải tăng việc trả lãi định kì cho các chủ nợ. Vì vậy, công ty có một xác suất không thể đáp ứng các nghĩa vụ nợ cao hơn .
  53. Khi các chủ nợ và các cổ đông của một công ty mắc nợ nhiều hơn đòi hỏi một tỷ suất lợi nhuận cao hơn ,chi phí sử dụng vốn của công ty tăng theo khối lượng sản, Công ty đa quốc gia có ưu thế trong việc tìm được nguồn vốn với chi phí thấp hơn các công ty nội địa thuần tuý. Đó là do tập hợp cơ hội lớn hơn về các nguồn vốn trên khắp thế giới mà họ có thể chọn lựa.
  54. Một khi chi phí sử dụng vốn biên tế của việc tài trợ dự án vượt quá thu nhập biên từ dự án, công ty không nên theo đuổi các dự án này. Như hình 1.2 cho thấy, một công ty nội địa thuần tuý sẽ tiếp tục chấp nhận các dự án cho đến điểm X. Sau điểm này, chi phí sử dụng vốn biên tế của các dự án thêm vào sẽ vượt quá lợi nhuận dự kiến.
  55. Khi xem xét các nguồn vốn và các dự án tiềm năng, khối lượng các dự án khả thi của công ty đa quốc gia sẽ lớn hơn. Các dự án của công ty đa quốc gia trở nên không thể chấp nhận được sau điểm Y. Mức tài sản tối ưu này cao hơn mức tài sản của công ty nội địa thuần tuý. Sự chênh lệch này là do các lợi thế chi phí và cơ hội ở nước ngoài. Sự so sánh này cho ta hiểu tại sao các công ty có thể mong muốn được quốc tế hoá.
  56. Có rất nhiều hạn chế đối với khái niệm trình bày trong hình 1.2. Đầu tiên, có thể có vài trường hợp không có các cơ hội ở nước ngoài khả thi cho một công ty. Ngoài ra, người ta có thể lập luận rằng các dự án ở nước ngoài có nhiều rủi ro hơn các dự án ở trong nước và vì vậy chi phí sử dụng vốn sẽ cao hơn.
  57. Cuối cùng, một vài nhà phê bình cho rằng chi phí sử dụng vốn biên tế sẽ không gia tăng khi có thêm nhiều dự án nếu công ty đa dạng hoá các dự án của mình một cách thích hợp. Dù sao, hình 1.2 cũng giúp ta hiểu tại sao các công ty mở rộng hoạt động ra khỏi biên giới nước mình. Hơn nữa, nó cũng minh hoạ tại sao quy mô tối ưu của một công ty thường sẽ lớn hơn nếu công ty này tính toán tới các cơ hội làm ăn ở nước ngoài.
  58. 1.5 RỦI RO TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ Trong khi các lợi thế của kinh doanh quốc tế được trình bày trên đây có thể khuyến khích các công ty gia tăng mức độ hoạt động kinh doanh quốc tế, bên cạnh đó cũng có một số bất lợi đáng chú ý. Bất kỳ tính chất nào của kinh doanh quốc tế có thể làm gia tăng chi phí sản xuất, giảm nhu cầu sản phẩm, hay tăng rủi ro cho công ty đều bị coi là một bất lợi.
  59. Thí dụ, các tỷ giá hối đoái giữa bất kỳ hai đồng tiền nào đó sẽ thay đổi theo thời gian. Do đó, số đơn vị đồng nội tệ mà một công ty cần để mua nguyên liệu nước ngoài có thể thay đổi ngay cả khi giá thực tế của nguyên liệu do nhà sản xuất nước ngoài cung cấp giữ nguyên không đổi. Ngoài ra, dao động tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến mức cầu nước ngoài đối với sản phẩm của công ty hay chi phí tài trợ bằng các đồng ngoại tệ.
  60. 1. Thị trường kỳ hạn (FORWARD MARKET) Hợp đồng kỳ hạn trên thị trường ngoại hối : phòng ngừa rủi ro hối đoái do sự biến động bất thường của tỷ giá gây ra theo một tỷ giá cố định đã biết trước, bất chấp sự bin động tỷ giá trên thị trường. Tỷ giá kỳ hạn được xác định như sau: Gọi: F là tỷ giá kỳ hạn S là tỷ giá giao ngay, chẳng hạn S = USD/VNĐ rd là lãi suất của đồng tiền định giá, tức là lãi suất của VND ry là lãi suất của đồng tiền yếu giá, tức là lãi suất của USD Ta có tỷ giá kỳ hạn được xác định bởi công tức sau: F = S(1+rd)/(1+ry) (1)
  61. Ta có: Fm, Sm lần lượt là tỷ giá mua có kỳ hạn và tỷ giá mua giao ngay Fb, Sb lần lượt là tỷ giá bán có kỳ hạn và tỷ giá bán giao ngay. Ltg (VNĐ), Lcv(VND) lần lượt là lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay đồng Việt Nam Ltg (NT), Lcv(VND) lần lượt là lãi suất tiền gửi và cho vay đồng Việt Nam N là số ngày của hợp đồng có kỳ hạn Chúng ta có các công thức xác định tỷ giá mua và tỷ giá bán kỳ hạn thường được áp dụng trong thực tiễn giao dịch như sau: Tỷ giá mua có kỳ hạn: Sm[Ltg(VND) LCV (NT )]N Fm Sm 100x360 Tỷ giá bán có kỳ hạn Sb[Lcv(VND) Ltg(NT )]N Fb Sb 100x360
  62. Lãi suất tự tài trợ (IRP) (Bài 29, 33) Fn - Sn rf (1 if)[1 ] 1 Sn Dự báo thay đổi tỷ giá (Bài 32) rf (1 if )(1 ef ) 1
  63. Đối với các công ty có công ty con đặt ở nước ngoài, dao động tỷ giá hối đoái sẽ tác động lên giá trị thu nhập do công ty con chuyển về trụ sở chính. Hơn nữa, thế suất do các chính phủ nước ngoài có thể thay đổi, hay các biện pháp hạn chế tiền tệ có thể ngăn cấm việc chuyển thu nhập về công ty mẹ. Cuối cùng, chính phủ nước chủ nhà nơi công ty con hoạt động có thể quyết định mua lại công ty con với một mức giá mà họ cho là thoả đáng.
  64. Các rủi ro vừa kể trên sẽ không ngăn cản một công ty tính đến việc mở rộng kinh doanh ra quốc tế. Tuy nhiên, nếu các công ty chỉ đơn thuần đánh giá các lợi thế có thể có của kinh doanh quốc tế mà không xem xét đến các rủi ro thường rất dễ đi đến các quyết định sai lầm.
  65. Một vài loại rủi ro mang tính hệ thống và không thể loại trừ bằng cách đa dạng hoá. Thí dụ, một cuộc suy thoái toàn thế giới có thể làm giảm nhu cầu đối với sản phẩm của một công ty ở tất cả các nước mà sản phẩm này có mặt trên thị trường. Các loại rủi ro khác không có tính hệ thống và có thể loại trừ được nhờ đa dạng hoá.
  66. Thí dụ, trong khi một cuộc suy thoái ở Mỹ có thể làm giảm nhu cầu của Mỹ đối với sản phẩm của một công ty, mức cầu của các nước khác có thể không bị ảnh hưởng. Vì vậy, đa dạng hoá qua các thị trường quốc tế có thể làm giản tác động của các điều kiện bất lợi riêng của nước chủ nhà.
  67. TÓM LƢỢC : Tài chính quốc tế liên quan đến những chiều hướng vận động manh tính toàn cầu của những thị trường, định chế, công cụ, kỹ thuật tài chính cho đến việc ban hành các chính sách công. xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Tài chính quốc tế đã hình thành ngay từ khi thương mại quốc tế ra đời và cũng nhằm tạo sự thuận lợi cho hoạt động kinh doanh toàn cầu.
  68. Hai điểm mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của thị trường tài chính quốc tế là sự hình thành - thất bại của chế độ “Bản vị vàng” và sự ra đời của chế độ “ Bản vị đô la” tại hội nghị Bretton Wood vào năm 194. Đến năm 1971, chế độ “Bản vị đô la” bị sụp đổ, tiếp theo đó là hai thập kỷ thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi dẫn đến các vòng chu chuyển khổng lồ đã đẩy các đồng tiền vượt xa giá trị ban đầu của nó tạo nên những nguy cơ bất ổn về tài chính. Đến đầu thập kỷ 80, chính phủ các nước đã thể nghiệm nhiều hệ thống khác nhau mà chúng ta sẽ có dịp nghiên cứu ở các chương sau.
  69. Có thế nói trong suốt 40 năm qua tài chính quốc tế đã phát triển một cách mạnh mẽ và đã cho ra đời thị trường tài chính toàn cầu bao gồm : Thị trường ngoại hối quốc tế, thị trường đồng tiền Châu Âu,thị trường tín dụng Châu Âu, thị trường trái phiếu Châu Âu và thị trường chứng khoán quốc tế .
  70. Hình 1.3 : Môi trường tài chính quốc tế của các MNC . Tài trợ dài hạn Tài trợ trung Thị trường và dài hạn Thị trường tín chứng dụng Châu Âu và trái khoán quốc tế phiếu Châu Âu Thị trường đồng tiền Châu Âu Đầu tƣ ngắn Tài trợ trung hạn và tài trợ và dài hạn Tài trợ dài hạn Đầu tƣ ngắn hạn và tài trợ Các công ty con Phân phối ở nước ngoài chuyển MNC MẸ tiền và tài trợ Xuất nhập khẩu Xuất nhập khẩu Các giao dịch ngoại hối Các khách hàng nước ngoài
  71. Tài chính quốc tế rất cần thiết cho các công ty đa quốc gia nhiều năm qua nhưng nó không phải là một khoa học chính xác. Hiện nay, ngay cả các công ty nhỏ hơn cũng nhận biết nhu cầu hiểu biết về quản trị tài chính quốc tế, ví kinh doanh quốc tế không nhất thiết chỉ dành cho các công ty lớn. Nếu các biện pháp hạn chế của các chính phủ không quá đáng , kinh doanh quốc tế sẽ tiếp tục lớn mạnh. Vì vậy, tất cả các quyết định quản trị tài chính liên quan đến việc kinh doanh của một công ty đa quốc gia, như tài trợ, quản trị vốn lưu động, lập ngân sách vốn, và đánh giá rủi ro quốc gia, sẽ trở nên thiết yếu hơn cho sự sống còn và thành quả của công ty.
  72. Bước đầu tiên trong quản trị tài chính đa quốc gia là nhận diện mục tiêu tổng thể của một công ty đa quốc gia, vì không thể đưa ra các quyết định quản trị khi chưa xác lập được mục tiêu này. Mục tiêu của công ty đa quốc gia, giống như của một công ty nội địa thuần tuý, sẽ là tối đa hoá tài sản cổ đông, khi tiêu chuẩn quyết định của một công ty đa quốc gia tương tự như của một công ty nội địa là tập hợp các cơ hội có thể có để đạt được mục tiêu lớn hơn nhiều.
  73. Các cơ hội bổ sung này có thể đòi hỏi việc đánh giá nhiều hình thức rủi ro mà thường không được tính đến khi đánh giá các dự án nội địa. Nói chung, công ty đa quốc gia có một nhiệm vụ phức tạp hơn do có một tập hợp lớn hơn các chiến lược có thể có để đạtđược mục tiêu và các rủi ro có thể có của các chiến lược này.
  74. Tóm lại, nội dung của chương này là phát hoạ những nét cơ bản của bức tranh tài chính quốc tế, mà trong đó hạt nhân là các MNC. Vì vậy, hãy xem hình 1.3 để có được một cái nhìn cụ thể và cái nhìn tổng quát về môn tài chính quốc tế.
  75. 1.6 Đầu tư quốc tế của MNC: 1.6.1 Những khái niệm chung về đầu tư quốc tế của MNC: Khái niệm về đầu tư quốc tế: - Hoạt động đầu tư: Những phương thức đầu tư vốn, tài sản của MNC ra nước ngoài để sản xuất sản phẩm hoặc cung ứng các dịch vụ phục vụ nhu cầu tiền dùng của cá nhân và xã hội - Nguồn vốn đầu tư: Tiền mặt, đất đai - Đầu tư quốc tế: Là sự chuyển dịch vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận
  76. 1.6 Đầu tư quốc tế của MNC: Những nguyên nhân thúc đẩy đầu tư quốc tế của MNC - Sự thúc đẩy mạnh mẽ của toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư giữa các nước phát triển sâu rộng - Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã tạo ra các ngành sản xuất mới, các thiết bị hiện đại, tạo ra sự tập trung về vốn, công nghệ sản xuất, thúc đẩy sự chuyển dịch vốn đầu tư giữa các quốc gia. Hơn nữa sự phát triển công nghệ thông tin đã làm mờ đi khoảng cách địa lý trong đầu tư quốc tế. - Nhu cầu ngoại tệ cho đầu tư để phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa của các nước đang phát triển rất lớn, tạo nên lực hút mạnh mẽ đối với đầu tư quốc tế
  77. 1.6 Đầu tư quốc tế của MNC: Phân loại đầu tư quốc tế Căn cứ tính chất Căn cứ vào hình Căn cứ vào lãnh sử dụng vốn thức đầu tư vực đầu tư Đầu Đầu Đầu Đầu Đầu Đầu tư tư tư xây tư tư vào tư vào trực gián dựng dưới công sản tiếp tiếp mới hình trình xuất thức kinh kinh mua tế xã doanh lại hội
  78. 1.6 Đầu tư quốc tế của MNC: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) của MNC là: Là hình thức chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vào các dự án, nhằm giành quyền điều hành và trực tiếp điều hành đối tượng mà họ đã bỏ vốn Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (FPI - FII) của MNC là: Chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời
  79. 1.6 Đầu tư quốc tế của MNC: Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (FPI - FII) của MNC + Những tác động tích cực của FPI: - Góp phần làm tăng nguồn vốn trên thị trường nội địa, làm giảm chi phí vốn thông qua việc đa dạng hóa rủi ro - Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa - Thúc đẩy cải cách thể chế và nâng cao kỷ luật đối với các chính sách của chính phủ + Những tác động tiêu cực của FPI: - Nếu dòng tài chính tăng mạnh, thì nền kinh tế rơi vào tình trạng phát triển quá nóng - Dòng tài chính có xu hướng di chuyển vào ra rất nhanh - FPI làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái
  80. Chƣơng 2 CHU CHUYỂN VỐN QUỐC TẾ & MỐI LIÊN HỆ GIỮA LẠM PHÁT – LÃI SUẤT – TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
  81. 2.1 CHU CHUYỂN VỐN QUỐC TẾ Kinh doanh quốc tế được làm cho dễ dàng hơn nhờ các thị trường cho phép trao đổi ngoại tệ và chu chuyển vốn giữa các quốc gia. Các giao dịch phát sinh từ kinh doanh quốc tế có thể khiến cho tiền luân chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác.
  82. Trong chương này, chúng ta thảo luận về cán cân thanh toán, một thước đo của chu chuyển tiền tệ quốc tế. Ngoài ra, chúng ta cũng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến các tài khoản của cán cân thanh toán. Cuối cùng là phần giới thiệu về các tổ chức giám sát giao dịch quốc tế.
  83. 2.1.1 CÁN CÂN THANH TOÁN Cán cân thanh toán là một đo lường tất cả các giao dịch giữa các cư dân trong nước và cư dân nước ngoài qua một thời kỳ quy định. Việc dùng từ “tất cả các giao dịch” có thể gây hiểu lầm, bởi vì một vài giao dịch có thể được ước tính. Việc ghi nhận các giao dịch có thể được thực hiện qua bút toán kép. Tức là, mỗi giao dịch được ghi vào sổ hai lần trên tư cách là một khoản có và một khoản nợ.
  84. Như vậy, trên tổng thể tổng các khoản có và tổng các khoản nợ sẽ bằng nhau đối với một cán cân thanh toán của một quốc gia, tuy nhiên đối với một phần nào của báo cáo cán cân thanh toán, có thể có vị thế thâm hụt hay thặng dư. Một bản báo cáo cán cân thanh toán có thể tách ra nhiều phần nhỏ khác nhau. Những phần được chú trọng nhiều nhất là tài khoản vãng lai và tài khoản vốn.
  85. Tài khoản vãng lai: Tài khoản vãng lai là một thước đo rộng nhất của mậu dịch quốc tế về hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia. Thành phần chủ yếu của tài khoản này là cán cân mậu dịch, thuật ngữ này nói lên chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá. Một thâm hụt trong cán cân mậu dịch tiêu biểu một giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn hàng xuất khẩu.
  86. Ngược lại, một thặng dư phản ánh một giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn hàng nhập khẩu. Ngoài ra, tài khoản vãng lai còn bao gồm cán cân dịch vụ, đó là số tiền chi trả thuần tiền lãi và lợi tức cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như số tiền thu và chi từ du lịch quốc tế và các giao dịch khác. Cuối cùng tài khoản vãng lai cũng phản ánh các chuyển giao đơn phƣơng bao gồm các khoản biếu tặng hay viện trợ của chính phủ và tư nhân.
  87. Để có thể ví dụ về ảnh hưởng của giao dịch quốc tế đối với cán cân tài khoản vãng lai, hãy xem xét việc các du khách Việt Nam chi tiêu ở Singapore. Những chi tiêu này phản ánh một luồng tiền chi ra từ Việt Nam. Chúng sẽ làm giảm cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam và làm tăng cán cân tài khoản vãng lai của Singapore. Ngược lại, nếu du khách người Singapore đến ăn tại một nhà hàng ở Việt Nam, chi tiêu của họ tượng trưng cho một luồng tiền thu vào cho Việt Nam. Như vậy, tài khoản vãng lai của Việt Nam sẽ tăng trong khi tài khoản vãng lai của Singapore giảm xuống.
  88. Hình 2.1: Cán cân mậu dịch của Việt Nam 45000 Triệu USD 40000 35000 Nhập khẩu 30000 Xuất khẩu 25000 20000 15000 10000 5000 0 -5000 -10000 Cán cân mậu dịch 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
  89. Hình 2.1 cho thấy cán cân mậu dịch của Việt Nam từ đầu thập niên 90 cho đến năm 2007. Xu hướng thâm hụt mậu dịch của Việt Nam cho đến 2007 là theo dự báo của Ngân hàng phát triển Châu Á ADB. Dự báo đến năm 2007, thâm hụt mậu dịch của Việt Nam là khoảng 4,1 tỷ đôla.
  90. Việc chu chuyển vốn quốc tế cũng xảy ra để chi trả cho nhập khẩu và được tính vào khi tính toán một tài khoản vãng lai của một quốc gia. Thí dụ, một nhà hàng đặt cơ sở ở Việt Nam nhập khẩu rượu vang của Pháp sẽ phải đưa tiền ra khỏi Việt Nam để chi trả, do đó làm giảm tài khoản vãng lai của Việt Nam . Ngược lại, một nhà sản xuất cà phê của Việt Nam xuất khẩu hàng sang Thụy Sĩ sẽ nhận được tiền chi trả từ nước ngoài và làm tăng tài khoản vãng lai của Việt Nam.
  91. Những thay đổi quá khứ trong mậu dịch Châu Âu. Từ khi Đạo luật Châu Âu Thống Nhất được thể hiện để bãi bỏ các hàng rào mậu dịch hiện và ẩn, xuất khẩu và nhập khẩu giữa các quốc gia Châu Âu được kỳ vọng sẽ gia tăng đáng kể. Cán cân mậu dịch của bất cứ một quốc gia Châu Âu nào so với các quốc gia Châu Âu khác có thể tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm ngặt của các hàng rào đã có trước đây.
  92. Thí dụ, một quốc gia Châu Âu đã áp đặt các hàng rào tương đối lớn trên nhập khẩu sẽ có một gia tăng lớn trên nhập khẩu. Ngược lại, một quốc gia Châu Âu khác có hàng rào nhỏ hơn sẽ không có thay đổi bởi vì các cơ hội xuất khẩu đến quốc gia đó đã có sẵn. Sự hội nhập giữa các quốc gia Châu Âu có thể có tác động quan trọng đến cán cân mậu dịch giữa các quốc gia Châu Âu và các quốc gia ngoài Châu Âu. Có thể có hai trường hợp xảy ra như sau:
  93. Trƣờng hợp 1: “Châu Âu pháo đài” – không trả đũa Một vài nhà phân tích đã cho rằng trong khi các quốc gia Châu Âu cắt giảm hàng rào mậu dịch trong phạm vi Châu Âu, họ sẽ kết hợp lại để đặt các hàng rào cho hàng nhập khẩu từ các quốc gia không phải Châu Âu. Khảo hướng này được gọi là “Châu Âu pháo đài”, theo đó các công ty Châu Âu được bảo hộ chống lại các nhà xuất khẩu bên ngoài Châu Âu.
  94. Nếu các quốc gia Châu Âu cho rằng các hàng rào mậu dịch của các quốc gia khác như Nhật và Mỹ là quá đáng, họ có thể áp đặt các hàng rào đối với hàng hoá xuất khẩu từ các quốc gia này. Thí dụ,vào năm1999-2000,các quốc gia Châu âu đã cấm nhập thịt bò xử lý bằng các hóc môn tăng trưởng từ Mỹ. Ngoài ra, vào những năm 90 họ cũng ấn định giá sàn cho các chíp bộ nhớ máy tính nhập từ Nhật, sau khi buộc tội Nhật “bán phá giá” (bán thấp hơn giá thành) các chíp bộ nhớ máy tính ở Châu Âu. Nếu các quốc gia Âu Châu gia tăng các hàng rào, xuất khẩu thuần của họ sẽ gia tăng.
  95. Đối với một vài quốc gia ChâuÂu,hàng rào mậu dịch đối với nhập khẩu từ các quốc gia bên ngoài cộng đồng ChâuÂu có thể bị cắt giảm. Chẳng hạn, những quốc gia có hạn ngạch rất hạn chế đối với nhập khẩu ôtô của Nhật có thể phải tuân thủ một hạn ngạch EC thống nhất. Trước đây Ý duy trì một hạn ngạch 3.500 xe Nhật, ít hơn thị trường của mình 1%. Hạn ngạch EC có thể từ 10 đến 11%.
  96. Nếu hầu hết các hàng rào mậu dịch EC bên ngoài cộng đồng gia tăng, các công ty vừa và nhỏ xuất khẩu sang Châu Âu có thể bị ảnh hưởng ngược lại. Ngoài ra, việc bãi bỏ các hàng rào giữa các quốc gia Châu Âu có thể tăng cường sự cạnh tranh giữa các quốc gia này. Đây là một lý do khác tại sao các nhà xuất khẩu sang Châu Âu có thể bị bất lợi. Các nhà xuất khẩu quá nhỏ không thể tính đến việc đầu tư nước ngoài trực tiếp có thể bị đẩy ra khỏi thị trường.
  97. Trƣờng hợp 2: “Châu Âu pháo đài” - trả đũa. Nếu các quốc gia không phải Châu Âu trả đũa đối với khẩu hướng “Châu Âu pháo đài”, lúc đó thay đổi trong xuất khẩu thuần của các quốc gia Châu Âu khó dự đón hơn. Trong khi nhập khẩu từ các quốc gia không phải Châu Âu giảm, xuất khẩu đến những quốc gia này cũng giảm.
  98. Nói chung khảo hướng “Châu Âu pháo đài” có thể được coi là không thích hợp vì nó có thể đưa đến sút giảm mậu dịch quốc tế. Tuy nhiên, nếu nó chỉ được dùng như một răn đe đối với các hàng rào mậu dịch quá cao từ các quốc gia không phải Châu Âu, chứ không được thực thi liên tục, thì theo quan điểm của các nhà kinh tế Châu Âu, khảo hướng này có thể thực sự khuyến khích mậu dịch tự do.
  99. Tài khoản vốn: Tài khoản vốn phản ánh các thay đổi trong tài sản ngắn hạn và dằi hạn mà quốc gia sở hữu. Đầu tư nước ngoài dài hạn bao gồm tất cả đầu tư vốn giữa các quốc gia, kể cả đầu tư nước ngoài trực tiếp và mua chứng khoán với kỳ hạn trên một năm.
  100. Đầu tư nước ngoài ngắn hạn gồm các lưu lượng vốn đầu tư vào chứng khoán có kỳ hạn dưới một năm. Do kỳ hạn ngắn, nhà đầu tư những chứng khoán này thường duy trì vốn của họ ở một quốc gia nào đó chỉ trong một thời gia ngắn, tạo nên biến động nhanh của các dòng vốn đầu tư ngắn hạn theo thời gian.
  101. Những thay đổi quá khứ trong chu chuyển vốn ở Châu Âu. Vốn chu chuyển đáp ứng với các qui định thay đổi theo thời gian. Khi hiệp định Châu Âu hợp nhất năm 1987 được thực hiện để đạt được hội nhập toàn Châu Âu, các luồng vốn được chuyển hướng về các quốc gia Châu Âu để tài trợ các dự án mới có thể thực hiện. Kết quả là vốn chuyển dịch đến các nước khác ít hơn, do đó nguồn cung vốn có sẵn trở nên thấp hơn nhu cầu về vốn. Hậu quả là có một áp lực gia tăng lãi suất ở các nước này.
  102. Luân chuyển vốn giữa các quốc gia cũng chịu ảnh hưởng do cuộc tái thống nhất nước Đức cuối năm 1989. Việc khuyến khích kinh doanh sau khi thống nhất nước Đức tạo nên một gia tăng đáng kể nhu cầu về vốn ở đây. Vào tháng 08.1990, lãi suất ở Tây Đức đạt mức cao nhất trong 7 năm trước đó. Các dòng vốn chuyển hướng về Đức để tài trợ các dự án mới.
  103. Kết quả là lượng vốn chuyển đến Mỹ và các nước khác ít đi, làm cho lãi suất ở các nước này tăng (hình 2.2). Như vậy, dao động lãi suất giữa các quốc gia có mối tương quan rất cao, cũng như số lượng các luồng vốn chảy vào và chảy ra từ hầu hết các quốc gia đều chịu ảnh hưởng của cùng các yếu tố.
  104. Hình 2.2: Ảnh hưởng của sự tái thống nhất nước Đức đối với lãi suất Lãi suât đức Lãi suât mỹ s1 S2 s1 iG2 Ius2 iG1 Ius1 D2 D1 D1 Lượng vốn ở đức Lượng vốn ở mỹ
  105. Để minh họa cho sự quan trọng của các dòng vốn đầu tư quốc tế, hãy xem việc các nhà đầu tư Nhật thường mua từ 15% đến 30% các trái khoán kỳ hạn 30 năm do Bộ Tài chính Mỹ phát hành. Ngoài ra, các nhà đầu tư Nhật còn tham gia khoảng 25% khối lượng chứng khoán giao dịch trên thị trường chứng khoán NewYork. Một vài nhà phân tích cho rằng hành động của các nhà đầu tư đã gây ra hai lần sụt giảm thị trường chứng khoán lớn nhất trong thập niên 1980.
  106. Lần phá sản ngày 19/10/1987 bắt đầu sau khi các nhà đầu tư Nhật bán một lượng rất lớn dự trữ trái phiếu kho bạc Mỹ, đẩy các lãi suất tăng nhanh một cách đột ngột. Ngày 13/10/1989, thị trường chứng khoán sụt giảm sau khi hai ngân hàng Nhật quyết định không hỗ trợ tài chính cho các giám đốc UAL mua công ty UAL ở mức đề nghị 6.75 tỷ. Sự kiện này có vẻ như để làm cho các nhà đầu tư tin rằng không thể hoàn thành các việc hợp nhất hay sáp nhập sắp tới bởi vì không có hỗ trợ đầy đủ của các nhà đầu tư.
  107. 2.1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI Khi phân tích các yếu tố tác động đến tài khảon vãng lai, chúng ta dựa trên nguyên tắc cetaris paribus. Nghĩa là, khi nghiên cứu tác động của một nhân tố thì ta cố định các nhân tố khác. Do cán cân tài khoản vãng lai của một quốc gia có thể ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế của quốc gia đó, việc xác định và điều phối các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai rất quan trọng.
  108. Các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là: Lạm phát Thu nhập quốc dân Tỷ giá hối đoái Các biện pháp hạn chế của chính phủ
  109. Ảnh hƣởng của lạm phát: Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch, thì tài khoản vãng lai của quốc gia này sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Bởi vì người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước hầu như sẽ mua hàng nhiều hơn từ nước ngoài (do lạm phát trong nước cao), trong khi xuất khẩu sang các nước khác sẽ sụt giảm.
  110. Ảnh hƣởng của thu nhập quốc dân : Nếu mức thu nhập của một quốc gia (thu nhập quốc dân) tăng theo tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của các quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Do mức thu nhập thực tế (đã điều chỉnh do lạm phát ) tăng, mức tiêu thụ hàng hoá cũng tăng, Một tỷ lệ gia tăng trong tiêu thụ hầu như sẽ phản ánh một mức cầu gia tăng đối với hàng hoá nước ngoài.
  111. Để minh hoạ ảnh hưởng tiềm ẩn của thu nhập quốc dân đối với cán cân tài khoản vãng lai, ta hãy xem cuộc họp tháng 7/1989 giữa các cường quốc, trong đó Mỹ đã yêu cầu các quốc gia khác thúc đẩy các nền kinh tế của họ. Loại chính sách này sẽ gia tăng nhu cầu hàng hoá ở nước Mỹ, Tuy nhiên các nước như Nhật và Đức đang bận tâm hơn về việc cắt giảm lạm phát,Vì vậy,họ luôn muốn thực hiện chính sách thúc đẩy kinh tế, kết quả là Mỹ phải tìm các giải pháp khác để giải quyết vấn đề thâm hụt lớn trong cán cân mậu dịch của mình.
  112. Việc bãi bỏ “bức màn sắt “đã thúc đẩy kinh tế Châu Âu vào cuối năm 1989 và trong năm 1990 đưa đến nhu cầu cao đối với hàng hoá Mỹ. Trên thực tế, Mỹ đã có thặng dư cán cân mâu dịch đối với các nước Châu Âu trong bốn tháng đầu năm1990, một tiến bộ quan trọng so với thâm hụt 1,3 tỷ trong năm 1989.
  113. Ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái : Nếu đồng tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với đồng tiền của các nước khác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Hàng hoá xuất khẩu từ nước này sẽ trở nên mắc hơn đối với các nước nhập khẩu nếu đồng tiền của họ mạnh.Thí dụ, một nhà nhập khẩu Thuỵ Sỹ sẽ phải trả 200 đồng franc Thuỵ Sỹ cho một cây vợt tennis với giá bán 100 đô la ở Mỹ nếu một đô la trị giá bằng 2 franc.
  114. Tuy nhiên nếu một đô la trị giá 3 franc, sẽ phải mất 300 franc để mua cây vợt, và do đó có thể làm giảm nhu cầu của người Thuỵ Sỹ đối với món hàng này, sẽ có mối liên quan này giữ tỷ giá hối đoái và cán cân tài khoản vãng lai khia hàng hoá mua bán có tính co giãn theo giá. Trong cuối thập niên 1990, giá trị đồng đô la tăng tới mức cao kỷ lục. Đây là lý do chính tại sao mậu dịch của Mỹ với các nước khác thay đổi so với trước đó. Đồng đô la mạnh đã khuyến khích Mỹ nhập khẩu và làm giảm nhu cầu hàng hoá Mỹ ở nước ngoài.Thâm hụt của Mỹ trong năm 2000 đạt đến mức kỷ lục trên 400 tỷ đô la.
  115. Mối liên hệ giữa xuất khẩu thuần thực tế (xuất khẩu đã điều chỉnh theo lạm phát trừ nhập khẩu đã điều chỉnh theo lạm phát) và giá trị thực (đã điều chỉnh theo lạm phát) của đồng đô la được trình bày trong hình 2.3. Như đã dự kiến, mối liên quan nghịch chiều giữa xuất khẩu thuần thực tế và giá trị thực của đồng đô la đã hiện diện trong hầu hết thời kỳ 1972- 1987.
  116. Tuy nhiên một từ năm 1985 đến đầu năm 1987, xuất khẩu thuần thực tế giảm ngay cả khi đồng đô la giảm giá. Mối liên hệ mâu thuẫn này giữa tỷ giá hối đoái và cán cân mậu dịch được giải thích như sau:
  117. Hình 2.3 : Mối liên hệ giữa giá trị đồng đô la và xuất khẩu thực tế của Mỹ Tỷ đô la Chỉ số đô la 160 120 Xuất khẩu thuần thực tế (thang bên trái) 140 60 0 120 Giá trị đồng đô la mỹ (thang bên phải) -60 100 -120 -180 80 1975 1977 1979 1981 1983 1985 1987
  118. Trong suốt thời gian đô la yếu, nhiều nhà xuất khẩu hàng sang Mỹ có thể bù trừ phần giá đô la cao hơn sẽ được trả cho hàng của họ bằng cách giảm gía. Gỉa dụ rằng bàn viết sử dụng cho văn phòng nhập từ Đức được định giá 500 mác Đức. Nếu 1 mác trị giá 0,40 đô la, một doanh nghiệp Mỹ sẽ phải trả 200 đô la cho một bàn viềt này. Nếu đồng mác tăng giá 25% lên 0,50 đôla, giá bàn viết sẽ tăng lên đến 250 đô la .
  119. Nhà sản xuất bàn có thể xem xét vịêc cắt giảm giá xuống 400 mác Đức cho các doanh nghiệp Mỹ, để giá bàn vẫn giữ ở mức 200 đô la. Trong thí dụ này, các nhà sản xuất chịu tác động của vịêc giảm giá đô la. Việc giảm giá không chỉ làm giảm mức lợi nhuận của nhà sản xuất, trong một vài trường hợp, có thể đưa đến thiệt hại. Tuy nhiên, nếu việc đồng đô la yếu được xem là ngắn hạn, phần thiệt hại này được xem là đáng để duy trì thị phần. Một khi đồng đô la mạnh lên, nhà sản xuất có thể điều chỉnh giá lên để lấy lại mức lợi nhuận trước đây.
  120. Hình 2.4 : Mối liên hệ giữa giá trị đồng đô la và giá nhập khẩu 1.4 Chỉ số đô la 1.2 1.0 Giá nhập vàsốchỉ khẩu nhập giá Chỉ số đôla gia quyền số Chỉgia quyền đôla thương mại -8 1975 1977 1979 1981 1983 1985 1987 Bình quân 1980 - 1982
  121. Chỉ số đô la thƣơng mại gia quyền và chỉ số giá nhập khẩu Trên thực tế, họ có thể tính cho các doanh nghiệp Mỹ giá cao hơn 500 mác Đức trong suốt thời gian đồng đô la mạnh để bù trừ cho sức mua ngang giá tăng của các doanh nghiệp Mỹ. Việc điều chỉnh gía thực sự của họ phần nào tuỳ thuộc vào cạnh tranh.
  122. Nếu có nhiều đối thủ nước ngoài cạnh tranh, việc điều chỉnh giá sẽ tuỳ thuộc vào giá mà các đối thủ nước ngoài của họ tính cho các khách hàng Mỹ. Nếu các đối thủ cạnh tranh chính ở tại Mỹ, doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang Mỹ có mức linh hoạt lớn hơn để nâng giá trong suốt thời gian đồng đô la mạnh, vì đồng đô la mạnh sẽ không có lợi trực tiếp cho các đối thủ này của họ.
  123. Để có một thí dụ thực tế, hãy xem trường hợp của Công ty Fujinon Optical, một công ty xuất khẩu Nhật, trong năm 1985 đã định giá ống nhòm hàng hải là 93.600 yên Nhật. Vào lúc này, giá trị đồng đô la là 240 yên Nhật, vì vậy các công ty nhập khẩu Mỹ có thể mua ống nhòm này với giá 390 đô la (93.600/240).
  124. Vào tháng 7 năm 1986 đồng đô la sụt giá đáng kể và chỉ còn bằng 156 yên Nhật. Với tỷ giá 1 đô la bằng 156 yên Nhật, giá này sẽ bằng 430 đô la, cao hơn giá các nhà nhập khẩu Mỹ mua năm 1985 là 10%. Tuy vậy, giá của Fujinon nếu tính bằng đồng yên thấp hơn giá vào mùa thu năm 1985 đến 28%.
  125. Gía cả của nhiều hàng hoá của Nhật như áo sơ mi, áo ngắn , quần jean, túi xách, viết bi và đĩa hát cũng được cắt giảm, tối đa khoản 25%, để đáp ứng với sự rớt giá cuả đồng đô la. Bộ lao động Mỹ ước tính từ tháng 03/1985 đến tháng 09/1987, chỉ có 46% của sự sụt giá bình quân 29% của đồng đô la được phản ánh trong giá cả hàng hoá do các công ty Mỹ nhập khẩu, cho thấy các công ty xuất khẩu nước ngoài đã hấp thụ hết phần 45% còn lại.
  126. Hình 2.4 : cho thấy giá hàng nhập khẩu Mỹ đáp ứng thế nào với những dao động trong tỷ giá hối đoái trung bình của các đồng tiền chính (so với đô la) theo thời gian. Trong thập niên 70 và đầu thập niên 80, có mối liên hệ nghịch chiều rõ ràng giữa hai biến số này. Tuy nhiên, khi đồng đô la Mỹ bắt đầu suy yếu năm 1985, giá hàng nhập khẩu Mỹ sẽ tăng nhẹ 0- điều này xác nhận rằng các công ty xuất khẩu không phải là công ty Mỹ đã bù đắp phần đồng đô la yếu cho các công ty nhập khẩu Mỹ bằng cách giảm giá
  127. Khi các công ty xuất khẩu không bù đắp cho các công ty nhập khẩu Mỹ cho đồng đô la yếu, hầu như chắc chắn là các công ty nhập khẩu sẽ tìm một nguồn hàng khác để thay thế. Tuy nhiên, họ có thể không muốn quay sang các doanh nghiệp Mỹ. Do đồng tiền của các quốc gia lớn khác tăng giá so với đồng đô la từ năm 1986 đến năm 1988, nhiều công ty nhập khẩu Mỹ chuyển sang các quốc gia khác có đồng tiền không tăng giá.
  128. Thí dụ, tiền của các nước như Singapore, Đài Loan, Hồng Kông và Hàn Quốc tương đối ổn định so với đồng đô la. Kết quả là thâm hụt mậu dịch của Mỹ với các nước này tăng, vượt quá phần bù trừ cho bất cứ ảnh hưởng thuận lợi nào đối với cán cân mậu dịch các nước khác. Một lý do khác tại sao đồng đô la yếu sẽ không luôn luôn làm giảm thâm hụt mậu dịch của Mỹ là các giao dịch mậu dịch quốc tế thường được sắp xếp trước và không thể điều chỉnh tức khắc.
  129. Như thế, các công ty nhập khẩu không phải Mỹ có thể bị các doanh nghiệp Mỹ hấp dẫn do đồng đô la yếu, nhưng họ không thể cắt đứt ngay quan hệ của họ với các nhà cung cấp từ các quốc gia khác. Theo thời gian, họ có thể tận dụng đồng đô la yếu bằng cách mua hàng nhập từ Mỹ nếu họ tin rằng đồng đô la còn tiếp tục yếu. Thời gian trễ giữa đồng đô la yếu và nhu cầu tăng đối với các sản phẩm Mỹ của các doanh nghiệp không phải Mỹ đôi khi được ước tính là 18 tháng hay lâu hơn.
  130. Hình 2.5 Phản ứng của cán cân mậu dịch Mỹ đối với một đồng đô la yếu 0 Đường cong J Cán cân mậu dịch của Mỹ dịchcủa mậu cân Cán Thời gian
  131. Cũng có một mối liên hệ trễ giữa giá trị đồng đô la và số lượng nhập khẩu của Mỹ, với cùng lý do. Các công ty nhập khẩu Mỹ sẽ không ngay tức khắc chuyển sang mua hàng sản xuất tại Mỹ khi đồng đô la yếu. Có thể họ đã thiết lập một mối liên hệ dài hạn với các nhà cung cấp không phải Mỹ, hay họ có thể tin rằng ở Mỹ không có hàng thay thế đủ phẩm chất như các hàng hoá này.
  132. Với một số lượng ổn định hàng đã nhập khẩu và một đồng đô la yếu, giá trị nhập khẩu bằng đô la tăng. Vì vậy cán cân mậu dịch của Mỹ có thể thực sự xấu đi trong ngắn hạn do đồng đô la sụt giá. Cán cân này chỉ có thể được cải thiện khi các nhà nhập khẩu Mỹ và không phải Mỹ đáp ứng với thay đổi trong sức mua do đồng đô la yếu gây ra. Điều này tượng trưng cho cái gọi là hiệu ứng đường cong J, như trong hình 2.5. Đường đi xuống sâu hơn trong cán cân mậu dịch trước khi đi lên tạo nên một đường cong trông giống chữ J.
  133. Ảnh hƣởng của các biện pháp hạn chế của chính phủ: Nếu chính phủ của một quốc gia đánh thuế trên hàng nhập khẩu, giá của hàng nước ngoài đối với người tiêu dùng tăng trên thực tế. Thuế suất thuế nhập khẩu do chính phủ Mỹ ấn định trung bình thấp hơn so với các chính phủ khác.
  134. Tuy nhiên, một vài ngành công nghiệp được bảo hộ bằng thuế nhập khẩu cáo hơn các ngành khác. Các sản phẩm ngành may mặc và nông phẩm Mỹ được bảo hộ nhiều hơn nhằm chống lại cạnh tranh nước ngoài nhờ thuế nhập khẩu cao đánh vào hàng nhập khẩu có liên quan. Việc gia tăng áp dụng thuế nhập khẩu nhằm làm tăng cán cân tài khoản vãng lai của Mỹ, trừ trường hợp các chính phủ khác trả đũa.
  135. Có chênh lệch lớn trong thuế nhập khẩu giữa các quốc gia. Ngoài thuế nhập khẩu, một chính phủ có thể cắt giảm nhập khẩu bằng cách áp dụng một hạn ngạch, hay giới hạn tối đa có thể nhập khẩu. Hạn ngạch thường được Mỹ và các nước khác áp dụng cho rất nhiều loại hàng hoá nhập khẩu.
  136. Hạn chế mậu dịch có thể bảo vệ công ăn việc làm, nhưng phải trả giá. Một cuộc nghiên cứu mới đây của Viện Kinh tế Quốc tế ước tính chi phí của mỗi việc làm được bảo vệ được lên đến 705.000 đô la cho ngành công nghệ xe hơi Mỹ và một triệu đô la cho công nghiệp thép chuyên ngành.
  137. Ngoài ra, hạn chế mậu dịch thường chỉ làm lợi cho một vài ngành công nghiệp, trong khi gây bất lợi cho các ngành khác khi các quốc gia khác trả đũa bằng cách áp dụng các biện pháp hạn chế mậu dịch của họ. Trong trường hợp này, nhập khẩu của cả hai quốc gia có thể sụt giảm làm cho mức tài khảon vãng lai không chênh lệch gì lắm so với mức trước khi áp dụng vòng đầu các biện pháp hạn chế mậu dịch.
  138. Sau đây là một thí dụ về hạn chế mậu dịch. Vào tháng 7/1983, theo yêu cầu của ngành công nghiệp thép, chính phủ Mỹ quy định hạn ngạch cho thép chuyên ngành nhập vào Mỹ, để giúp ngành chống lại cạnh tranh từ các nhà sản xuất nước ngoài. Hành động này không được xem là hợp pháp, căn cứ trên các điều khoản của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) thành lập từ năm 1947.
  139. Các quy định của GATT chỉ cho phép hạn chế mậu dịch để trả đũa các hành động mậu dịch bất hợp pháp của các nước khác, chẳng hạn như việc một chính phủ trợ cấp xuất khẩu. Các biện pháp hạn chế mậu dịch do chính phủ Mỹ áp dụng có vẻ bất hợp pháp bởi vì chúng chỉ nhằm làm tăng lợi thế cạnh tranh của ngành công nghiệp thép trong thị trường nội địa. Kết quả là chính phủ Mỹ bị buộc phải chấp nhận các hạn chế có cùng giá trị đối với xuất khẩu của mình.
  140. Ngay sau đó, một nhóm các quốc gia Châu Âu công bố rằng họ sẽ trả đũa bằng cách áp dụng thuế nhập khẩu và hạn ngạch cho hoá chất, nhựa vàng hàng thể thao của Mỹ xuất sang nước họ. Chính phủ Mỹ cho rằng các hành động trả đũa này quá đáng và xem xét các biện pháp trả đũa trên các mặt hàng khác nhập vào Mỹ từ các quốc gia này. Trong thí dụ này, ngành công nghiệp thép Mỹ được lợi từ các biện pháp hạn chế mậu dịch do chính phủ thực thi, nhưng các ngành hoá chất, nhựa và hàng thể thao chịu ảnh hưởng ngược lại do các hành động trả đũa của các nước Châu Âu.
  141. Qua thời gian, có nhiều cố gắng để giảm bớt các hạn chế mậu dịch. Một trong những nổ lực mới đây nhất được tiêu biểu bởi Đạo luật mậu dịch và thuế quan năm 1984 (còn được gọi là Đạo luật Omnibus, có hiệu lực từ tháng 10/1984). Đạo luật này bao gồm các điều khoản khuyến khích chung mậu dịch tự do. Trong năm 1989, các thành viên GATT đã đạt tiến bộ xa hơn trong việc tự do hoá mậu dịch thế giới bằng cáh bãi bỏ trợ cấp nông nghiệp.
  142. Họ cũng thoả thuận củng cố quyền lực của GATT trong điều phối mậu dịch. Có một vài phản đối từ các nhóm có quyền lợi đặc biệt tiêu biểu cho nông nghiệp, ngành dệt và các ngành công nghiệp khác muốn được bảo hộ nhiều hơn. Năm 1990, Mỹ và Nhật đạt được một thoả thuận, theo đó Nhật sẽ cắt giảm các hạn chế mậu dịch của mình, trong khi Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp để cái thiện khả năng cạnh tranh toàn cầu.
  143. Trong những năm gần đây, thâm hụt lớn cán cân mậu dịch của Mỹ đã thúc đẩy chính phủ Mỹ buộc các quốc gia khác giảm bớt các hạn chế mậu dịch của họ. Thí dụ, năm 1988 Mỹ làm áp lực để Đài Loan cắt giảm thuế nhập khẩu. Chính phủ Đài Loan phải tuân thủ các yêu cầu của Chính phủ Mỹ, bởi vì gần phân nữa xuất khẩu của Đài Loan là sang Mỹ. Nếu Đài Loan không cắt giảm thuế nhập khẩu, Mỹ có thể trả đũa đối với xuất khẩu của Đài Loan. Chính phủ Mỹ cũng làm áp lực với Hàn Quốc để làm nước này cắt giảm thuế nhập khẩu năm 1988.
  144. Đối với một vài ngành công nghiệp, chính phủ vẫn duy trì các hạn chế về ngoại thương. Thí dụ, các nhà sản xuất xe hơi chính của Mỹ đã gây áp lực với chính phủ yêu cầu chính phủ Nhật giới hạn xuất khẩu xe từ Nhật sang Mỹ. Chính phủ Nhật đã tuân thủ yêu cầu này, và đã hạn chế xuất khẩu xe sang Mỹ từ năm 1985.
  145. Ngoài vịêc áp dụng các biện pháp hạn chế, chính phủ cũng có các cách khác có thể ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai. Các chính sách tiền tệ và tài khoá có thể ảnh hưởng đến các biến số kinh tế như mức lạm phát và thu nhập, và các biến số này lại tác động đến cán cân tài khoản vãng lai.
  146. Ngoài ra, chính phủ có thể trợ cấp cho một số các doanh nghiệp, nhờ đó có thể tăng cường tiềm năng xuất khẩu của các doanh nghiệp này. Thí dụ, năm 1991 chính phủ Pháp đã cung cấp những khoản trợ cấp khổng lồ cho hai trong số các công ty điện tử lớn. Một vài quốc gia Châu Âu đã chỉ trích hành động này vì không nhất quán với các bãi bỏ trước đó về các hạn chế và trợ cấp có thể cản trở mậu dịch tự do.
  147. Sự tƣơng tác của các yếu tố. Để đơn giản hóa, tác động của mỗi yếu tố kinh tế và hạn chế của chính phủ đã được đánh giá riêng rẽ ,không tính tới các yếu tố khác. Các yếu tố vừa được trình bày tác động lẫn nhau, vì vậy ảnh hưởng đồng thời của chúng đối với cán cân mậu dịnh rất phức tạp.
  148. Thí dụ, khi một tỉ lệ lạm phát của Mỹ cao làm giảm tài khoản vãng lai, nó cũng tạo áp lực làm giá trị đồng đô la sụt giảm. Do đồng đô la yếu có thể cải thiện tài khoản vãng lai, nó có thể bù trừ một phần ảnh hưởng của lạm phát đối với tài khoản này. Phân tích hồi quy thường được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng đã qua của một hay nhiều yếu tố đối với tài khoản (xem chi tiết ở phụ lục B)
  149. 2.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT – LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2.2.1 LÝ THUYẾT NGANG GIÁ SỨC MUA(PPP) • Xét về mặt lý thuyết, nếu các yếu tố khác như nhau, khi tỷ lệ lạm phát của một nước tăng tương đối so với một nước khác, mức cầu của đồng tiền nước đó giảm do xuất khẩu giảm do giá cao hơn.
  150. Ngoài ra, người tiêu dùng và các công ty trong nước có lạm phát cao có xu hướng tăng nhập khẩu. Cả hai lực này tạo áp lực giảm giá đồng tiền của nước có mức lạm phát cao. Tỷ lệ lạm phát thường khác nhau giữa các quốc gia, tạo nên các kiểu mẫu mậu dịch quốc tế để điều chỉnh thích hợp và ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
  151. Một trong những lý thuyết nổi tiếng nhất và gây nhiều tranh cãi nhất trong tài chính quốc tế là thuyết ngang giá sức mua, tập trung vào mối liên hệ lạm phát - tỷ giá hối đoái. Có nhiều hình thức khác nhau của lý thuyết này. Theo hình thức tuyệt đối, còn được gọi là “luật một giá” cho rằng giá cả của các sản phẩm giống nhau của hai nước khác nhau sẽ bằng nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung. Nếu có một chênh lệch trong giá cả khi được tính bằng một đồng tiền chung hiện hữu, mức cầu sẽ dịch chuyển để các giá cả này gặp nhau.
  152. Ví dụ: Nếu cùng một sản phẩm được Mỹ và Anh sản xuất, và giá ở Anh thấp hơn khi được tính bằng một đồng tiền chung, cầu của sản phẩm này sẽ tăng ở Anh và giảm đi ở Mỹ. Vì vậy, giá thực tế tính ở mỗi nước hoặc tỷ giá hối đoái có thể điều chỉnh lại hoặc 2 nhân tố này bị tác động đồng thời.
  153. Cả hai lực này sẽ làm cho giá của các sản phẩm sẽ giống nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung. Trên thực tế, sự hiện hữu của chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu và hạn ngạch có thể ngăn cản hình thức ngang giá sức mua tuyệt đối. Nếu chi phí vận chuyển trong thí dụ này cao, mức cầu đối với sản phẩm có thể không chuyển dịchtheo cách nêu trên. Vì vậy, chênh lệch trong giá cả sẽ tiếp tục.
  154. Hình thức tƣơng đối của lý thuyết này là một hình thức khác giải thích cho khả năng bất hoàn hảo của thị trường như chi phí vận chuyển, thuế quan và hạn ngạch. Hình thức này công nhận rằng do các bất hoàn hảo của thị trường, giá cả của những sản phẩm giống nhau ở các nước khác nhau sẽ không nhất thiết bằng nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung. Tuy nhiên, theo hình thức này, tỷ lệ thay đổi trong giá cả sản phẩm sẽ phần nào giống nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung, miễn là chi phí vận chuyển và các hàng rào mậu dịch không thay đổi.
  155. Giả dụ rằng chỉ số giá cả ở trong nước (Ph)và ở nước ngoài (Pf) bằng nhau. Bây giờ giả dụ rằng theo thời gian, mức lạm phát trong nước là Ih trong khi mức lạm phát của nước ngoài là If. Do lạm phát, chỉ số hàng hoá tiêu dùng (Ph) trong nước trở thành: Ph(1+Ih). Chỉ số giá cả của nước ngoài (Pf) cũng sẽ thay đổi do lạm phát ở nước đó: Pf(1+If).
  156. Nếu Ih>If và tỷ giá giữa hai đồng tiền của hai nước không thay đổi, sức mua hàng nước ngoài sẽ lớn hơn sức mua hàng trong nước. Trong trường hợp này, không có ngang giá sức mua. Nếu Ih<If và tỷ giá giữa hai đồng tiền của hai nước không thay đổi, khi đó sức mua hàng trong nước lớn hơn sức mua hàng nước ngoài, Trong trường hợp này cũng vậy, không có ngang giá sức mua.
  157. Theo lý thuyết ngang giá sức mua, tỷ giá hối đoái sẽ không giữ nguyên, mà sẽ điều chỉnh để duy trì để ngang giá trong sức mua. Nếu lạm phát và tỷ giá của đồng tiền nước ngoài thay đổi, chỉ số giá cả nước ngoài từ góc độ của người tiêu dùng trong nước trở thành Pf(1+If)(1+ef).
  158. Trong đó ef tiêu biểu cho phần trăm thay đổi giá trị của đồng ngoại tệ . Theo lý thuyết ngang giá sức mua, phần trăm của thay đổi trong đồng ngoại tệ (ef) sẽ thay đổi để duy trì ngang giá trong chỉ số giá cả mới của cả hai nước.
  159. Chúng ta có thể tính (ef) theo các điều kiện của ngang giá sức mua bằng cách đặt công thức cho chỉ số giá cả mới của nước ngoài bằng với công thức tính chỉ số giá cả mới trong nước như sau: Pf(1+If)(1+ef) = Ph(1+Ih)
  160. Để tính được ef chúng ta có : PIhh(1 ) ef 1 PIff(1 )
  161. Vì Ph = Pf (các chỉ số giá cả ban đầu được giả dụ bằng nhau ở cả hai nước) nên loại trừ lẫn nhau, còn lại: (1 Ih ) ef 1 (1 If )
  162. Công thức này phản ánh mối liên hệ giữa tỷ lệ lạm phát tương đối và tỷ giá hối đoái theo ngang giá sức mua. Lưu ý rằng nếu Ih > If; ef sẽ dương. Điều này ngụ ý rằng đồng ngoại tệ sẽ tăng giá khi lạm phát trong nước vuợt quá lạm phát ở nước ngoài. Ngược lại, nếu Ih < If; ef sẽ âm. Điều này ngụ ý rằng đồng ngoại tệ sẽ giảm giá khi lạm phát ở nƣớc ngoài vuợt quá lạm phát trong nƣớc.
  163. Để có một thí dụ bằng số, giả dụ rằng tỷ giá hối đoái ban đầu cân bằng. Sau đó đồng tiền trong nước chịu mức lạm phát 5%, trong khi đồng ngoại tệ chỉ chịu mức lạm phát 3%.
  164. Theo ngang giá sức mua, đồng ngoại tệ sẽ điều chỉnh như sau: (1 Ih ) 1 0,05 ef 1 1 0,0194 hay ,1,94% (1 If ) 1 0,03
  165. Như vậy, đồng ngoại tệ sẽ tăng giá 1,94% để đáp ứng mức lạm phát cao hơn trong nước so với nước ngoài. Nếu tỷ giá hối đoái này thay đổi đúng như vậy, chỉ số giá cả của nước ngoài sẽ cao bằng với chỉ số giá cả trong nước từ góc độ của người tiêu dùng trong nước. Thậm chí dù lạm phát ở nước ngoài thấp hơn nhưng dưới góc độ của người tiêu dùng trong nước việc tăng giá của đồng ngoại tệ sẽ đẩy chỉ số giá cả ở nước ngoài tăng lên. Khi xem xét tác động của tỷ giá hối đoái, các chỉ số giá cả của cả hai quốc gia đều tăng 5% từ góc nhìn của người trong nước, do đó sức mua hàng nước ngoài bằng với sức mua hàng nội địa.
  166. Thí dụ thứ nhì, cũng giả dụ rằng tỷ giá hối đoái ban đầu cân bằng. Sau đó trong nước có mức lạm phát 4%, trong khi ở nước ngoài, tỷ lệ lạm phát là 7%. Theo ngang giá sức mua, đồng ngoại tệ sẽ điều chỉnh như sau: (1 Ih ) 1 0,04 ef 1 1 0,028 hay , 2,8% (1 If ) 1 0,07
  167. Như vậy đồng ngoại tệ nên giảm giá 2.8% để đáp ứng với mức lạm phát ở nước ngoài cao hơn so với lạm phát trong nước. Nếu sự điều chỉnh này xảy ra, chỉ số giá cả trong nước sẽ bằng với chỉ số giá cả nước ngoài.
  168. Thậm chí cho dù lạm phát trong nước thấp hơn, nhưng dưới góc độ của người tiêu dùng việc giảm giá của đồng ngoại tệ sẽ tạo một áp lực làm cho chỉ số giá cả ở nước ngoài giảm xuống. Khi xem xét tác động của tỷ giá, các chỉ số giá cả của cả hai nước tăng 4% do đó ngang giá sức mua vẫn hiện hữu do điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
  169. Một mối liên hệ căn cứ trên ngang giá sức mua đơn giản hơn nhưng không chính xác bằng là: ef = Ih – If. Tức là, phần trăm thay đổi của tỷ giá hối đoái sẽ gần bằng chênh lệch trong tỷ lệ lạm phát giữa hai quốc gia. Để minh hoạ việc sử dụng công thức đơn giản hoá này, hãy xem hai nước Mỹ và Anh mua bán với nhau rất lớn.
  170. Giả dụ có một trạng thái cân bằng trong đó 1 bảng Anh ban đầu trị giá 2 đô la. Bây giờ giả dụ Mỹ chịu một tỷ lệ lạm phát ban đầu là 9%, trong khi mức lạm phát của Anh chỉ là 5%. Theo các điều kiện này, lý thuyết sức mua ngang giá cho thấy rằng đồng bảng anh nên tăng giá khoảng 4%, là chênh lệch giữa hai tỷ lệ lạm phát.
  171. Lý do cơ bản đằng sau Thuyết Ngang giá sức mua: Nếu hai quốc gia sản xuất những sản phẩm có thể thay thế lẫn nhau, nhu cầu đối với sản phẩm sẽ điều chỉnh khi tỷ lệ lạm phát khác nhau. Trong thí dụ trước, giá cả ở Mỹ tăng 9% so với 5% ở Anh. Điều này đầu tiên sẽ làm cho người tiêu dùng Mỹ tăng nhập khẩu từ Anh và người tiêu dùng Anh giảm nhu cầu đối với hàng hoá Mỹ (vì giá hàng hoá ở Anh tăng với mức thấp hơn).
  172. Những áp lực như thế tạo sức ép tăng giá trị đồng bảng Anh. Việc chuyển dịch trong tiêu dùng từ Mỹ sang Anh sẽ tiếp tục cho đến khi giá trị đồng bảng Anh được tăng lên tơớ một mức mà (1) giá cả người tiêu dùng Mỹ trả cho hàng hoá Anh không thấp hơn giá cả ở Mỹ, (2) giá cả người tiêu dùng Anh trả cho hàng hoá Mỹ không cao hơn giá cả ở Anh. Mức tăng giá của đồng bảng cần đạt được mức cân bằng mới khoảng 4%, như sẽ được chứng minh dưới đây.
  173. Với lạm phát 5% Ở Anh và đồng bảng tăng giá 4%, người tiêu dùng Mỹ sẽ trả cho hàng hoá Anh cao hơn giá họ trả trước đây trong trạng thái cân bằng ban đầu khoảng 9%, bằng với giá tăng 9% trong giá hàng hoá Mỹ do lạm phát ở Mỹ. Hãy xem trường hợp đồng bảng Anh chỉ tăng giá 1%. Trong trường hợp này, giá cả hàng hoá Anh Đối với người tiêu dùng Mỹ tăng khoảng 6% (5% lạm phát và 1% tăng giá đồng bảng Anh), tức là thấp hơn gia tăng 9% giá cả hàng hoá Mỹ đối với người tiêu dùng Mỹ.
  174. Như vậy, ta sẽ thấy là người tiêu dùng Mỹ tiếp tục chuyển sang tiêu dùng hàng hoá Anh. Ngang giá sức mua cho thấy việc gia tăng tiêu thụ hàng hoá Anh của người tiêu dùng Mỹ sẽ tiếp diễn cho đến khi đồng bảng Anh tăng giá khoảng 4%. Bất cứ mức tăng giá nào thấp hơn tỷ lệ này sẽ tượng trưng cho việc giá cả của Anh hấp dẫn hơn giá cả ở Mỹ từ quan điểm của người tiêu dùng Mỹ.
  175. Từ quan điểm của người tiêu dùng Anh. Giá cả hàng hoá Mỹ ban đầu đã tăng cao hơn hàng hoá Anh, Như vậy, người tiêu dùng Anh sẽ tiếp tục giảm nhập khẩu từ Mỹ cho đến khi đồng bảng Anh tăng giá 4%, nó sẽ bù trừ một phần gia tăng 9% trong giá hàng Mỹ từ quan điểm của người tiêu dùng Anh. Chính xác hơn, hiệu quả ròng là giá của hàng hoá Mỹ sẽ tăng khoảng 5% đối với người tiêu dùng Anh (9% lạm phát trừ 4% tiết kiệm được cho người tiêu dùng Anh do tăng giá đồng bảng Anh 4%).
  176. Dùng ngang giá sức mua để đáng giá biến động của đồng tiền trong tƣơng lai. Giá trị mới của tỷ giá giao ngay của một đồng tiền nào đó (St+1) sẽ là một hàm số của tỷ giá giao ngay ban đầu đã có trong tình trạng cân bằng (St) và chênh lệch lạm phát như dưới đây: (1 Ih ) SStt 1 [1 1] (1 If )
  177. Công thức gần đúng là: St+1 = St [ 1+(Ih – If)]
  178. Ví dụ đồng bảng Anh được cho giá trị ban đầu bằng 2 đô la, tỷ lệ lạm phát của Mỹ ban đầu là 9%, tỷ lệ lạm phát của Anh là 5%, theo lý thuyết ngang giá sức mua, sẽ gây nên điều chỉnh gần đúng là: S(t+1) = St[1+(0,09-0,05)]= 2,00x1,04=$2,08
  179. Để kiểm tra lại hiểu biết của bạn, hãy xem một thí dụ thứ nhì. Giả dụ Canada và Mỹ buôn bán với nhau rất lớn và cả hai nước đều sản xuất các sản phẩm phần nào giống nhau. Giả dụ giá trị cân bằng ban đầu của đồng đô la Canada (CAD) là 0,90 đô la Mỹ.
  180. Giả dụ rằng mức lạm phát ở Mỹ là 1% trong khi mức lạm phát của Canada là 6%. Theo lý thuyết ngang giá sức mua, tỷ giá giao ngay của đô la Canada sẽ điều chỉnh như sau: St+1 = St [ 1 + (0,01-0,06)] = 0,09 [1 + (-0,05) = $ 0,855 .
  181. Phân tích ngang giá sức mua bằng đồ thị. Dùng lý thuyết ngang giá sức mua, chúng ta sẽ có thể đánh giá tác động có thể có của lạm phát đối với tỷ giá hối đoái. Hình 2.6 là một cách trình bày lý thuyết ngang giá sức mua bằng đồ thị.
  182. Hình 2.6: Minh hoạ ngang giá sức mua Đường ngang giá Ih – If (%) sức mua - PPP 4 A 2 % Trong tỷ giá -4 2 4 giao ngay ngoại tệ -2 B -4
  183. Các điểm trên hình cho thấy rằng khi có một chênh lệch lạm phát giữa nước chủ nhà và nước ngoài là x%, đồng tiền nước ngoài sẽ điều chỉnh x% do chênh lệch lạm phát đó. Đường chéo nối tất cả những điểm này được gọi là đường ngang giá sức mua.
  184. Điểm A tượng trưng cho thí dụ của chúng ta trong đó mức chênh lệch lạm phát giữa Mỹ (ở đây được coi là nước chủ nhà) được giả dụ bằng 9% và của Anh được giả dụ bằng là 5%, do đó Ih- If = 4%. Ta nhớ lại rằng điều này đưa đến một tăng giá dự báo của đồng bảng Anh 4% như điểm A cho thấy.
  185. Điểm B phản ánh thí dụ trong đó mức lạm phát của Mỹ và của Canada được giả dụ bằng 1% và 6%, do đó Ih - If = -5%. Điều này đưa đến một giảm giá dự báo của đồng đô la Canada 5%như điểm B cho thấy. Nếu tỷ giá đáp ứng với chênh lệch lạm phát đúng theo lý thuyết ngang giá sức mua, các điểm thực tế sẽ nằm trên hoặc gần đường ngang giá sức mua.
  186. Hình 2.6 xác định các vùng không ngang giá sức mua. Giả dụ có một tình trạng cân bằng ban đầu, sau đó có một thay đổi trong tỷ lệ lạm phát của hai nước. Nếu tỷ giá hối đoái không chuyển động theo lý thuyết ngang giá sức mua, lúc đó sẽ có sự không ngang giá trong sức mua của hai nước.
  187. Điểm C trong hình tiêu biểu lạm phát trong nước (Ih) cao hơn lạm phát nước ngoài (If) 4%. Tuy nhiên, đồng ngoại tệ chỉ tăng giá 1% để đáp ứng với chênh lệch lạm phát này. Do đó xuất hiện không ngang giá sức mua. Sức mua hàng nước ngoài của người tiêu dùng trong nước trở nên thuận lợi hơn so với sức mua hàng trong nước.
  188. Theo lý thuyết ngang giá sức mua, việc không ngang giá trong sức mua như vậy chỉ sẽ hiện diện trong giai đoạn ngắn. Qua thời gian, khi người tiêu dùng trong nước tận dụng sự không ngang giá sức mua bằng cách mua hàng nước ngoài nhiều hơn, áp lực tăng trên giá trị đồng tiền nước ngoài sẽ làm điểm C chuyển dịch về phía đường ngang giá sức mua. Tất cả các điểm phía trái (hay bên trên) đường ngang giá sức mua tiêu biểu cho sức mua thuận lợi đối với hàng nước ngoài hơn hàng trong nước.
  189. Hình 2.7 Xác định không ngang giá trong sức mua Ih - If Đường ngang giá sức mua Sức mua hàng nước ngoài tăng C 3 1 -1 1 3 -3 % Trong tỷ giá giao ngay đồng ngoại tệ D -3 Sức mua hàng nước ngoài giảm
  190. Điểm D trong hình 2.7 tiêu biểu lạm phát thấp hơn lạm phát nước ngoài 3%. Tuy nhiên, đồng ngoại tệ chỉ giảm giá 2%. Một lần nữa, lại xuất hiện không ngang giá sức mua. Sức mua hàng nước ngoài trở nên kém thuận lợi hơn so với sức mua hàng trong nước. Theo lý thuyết ngang giá sức mua, đồng ngoại tệ trong thí dụ này đáng lẽ nên sụt giá 3% để bù trừ đầy đủ phần chênh lệch lạm phát 3%.
  191. Vì đồng ngoại tệ đã không yếu đi trong thí dụ này, người tiêu dùng trong nước có thể không tiếp tục mua hàng nước ngoài nữa, làm cho đồng ngoại tệ sụt giá đến mức mà lý thuyết ngang giá sức mua dự báo. Nếu như vậy, điểm D sẽ dịch chuyển về phía đường ngang giá sức mua. Tất cả mọi điểm bên phải (hay bên dưới) đường ngang giá sức mua tiêu biểu cho sức mua hàng ngang giá trong nước thuận lợi hơn sức mua hàng nước ngoài.
  192. Kiểm định hiệu lực của lý thuyết ngang giá sức mua. Lý thuyết ngang giá sức mua không chỉ giải thích tại sao mức lạm phát tương đối giữa hai nước có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, mà còn cung cấp thông tin để dự báo các tỷ giá hối đoái. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu về việc có ngang giá sức mua hay không.
  193. Kết quả của các cuộc kiểm định này sẽ được đề cập dưới đây. Nhưng, câu hỏi đầu tiên là làm thế nào để kiểm định xem có ngang giá sức mua hay không? Một phương pháp đơn giản là chọn hai nước (thí dụ như Mỹ và một nước khác) và so sánh sai biệt trong tỷ lệ lạm phát của hai nước này với phần trăm thay đổi trong giá trị đồng ngoại tệ qua nhiều gia đoạn thời gian.
  194. Chúng ta có thể vẽ một đồ thị giống như hình 2.7, mỗi điểm tượng trưng cho sai bịêt lạm phát và phần trăm thay đổi của tỷ giá hối đoái ở mỗi thời kỳ nhất định và sau đó xác định xem các điểm này có gần giống đường ngang giá sức mua vẽ trong hình 2.7 không. Nếu các điểm lệch một cách đáng kể khỏi đường ngang giá sức mua thì phần trăm thay đổi của đồng ngoại tệ không chịu ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát theo lý thuyết ngang giá sức mua.
  195. Hình 2.8 : Chênh lệch lạm phát (%) ở Mỹ và lạm phát ở nước ngoài Nhật 3 Đức -5 -3 1 3 5 Anh canada Tỷ giá hối đoái trung -2 bình hàng năm của mỗi đồng ngoại tệ (%)
  196. Một cách kiểm định ngang giá sức mua khác là so sánh nhiều nước khác với nước chủ nhà qua một thời kỳ cho sẵn. Mỗi nước sẽ có một chênh lệch lạm phát so với nước chủ nhà, mức này có thể được so sánh với thay đổi trong tỷ giá trong suốt thời kỳ nói trên.
  197. Như vậy, ta biểu diễn mỗi nước phân tích bằng một điểm trên một đồ thị như hình 2.7. Nếu các điểm này chênh lệch đáng kể so với đường ngang giá sức mua, các tỷ giá hối đoái không đáp ứng với chệnh lệch lạm phát theo lý thuyết ngang giá sức mua. Lý thuyết ngang giá sức mua có thể được kiểm định với bất cứ quốc gia nào mà ta có sẵn thông tin về lạm phát.
  198. Nhiều cuộc nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm định xem ngang giá sức mua có hiện hữu không. Các cuộc nghiên cứu mới đây của Miskhin, Adler, Dumas, Abuaf và Jorion đã tìm thấy bằng chứng sự lệch hướng đáng kể từ đường ngang giá sức mua, tồn tại qua nhiều thời kỳ dài. Một cuộc nghiên cứu có liên quan do Adler là Lehman thực hiện đã cung cấp chứng cứ chống lại ngang giá sức mua trong dài hạn.
  199. Hình 2.9: So sánh sự khác nhau trong lạm phát hàng năm và biến động tỷ giá hối đoái Lạm phát ở mỹ trừ lạm Lạm phát ở mỹ trừ lạm phát ở Canada (%) phát ở Thụy sỹ (%) 30 30 20 20 10 10 -30 -20 -10 10 20 30 -30 -20 -10 10 20 30 -10 -10 % của đô la % của đồng Canada SFr -20 -20 -30 -30 Lạm phát ở mỹ trừ lạm Lạm phát ở mỹ trừ lạm phát ở Nhật (%) phát ở Anh (%) 30 30 20 20 10 10 -30 -20 -10 10 20 30 -30 -20 -10 10 20 30 -10 % của đồng -10 % của đồng yên Nhật bảng Anh -20 -20 -30 -30
  200. Để xem xét thêm ngang gia sức mua có hiệu lực không, hình 2.8 minh hoạ các tỷ lệ lạm phát tương đối qua thời gian. Chênh lệch lạm phát vẽ trong hình được tính bằng tỷ lệ lạm phát ở Mỹ trừ đi tỷ lệ lạm phát ở nước ngoài. Chênh lệch trong lạm phát giữa Mỹ và mỗi nước ngoài được tiêu biểu trên trục đứng của hình 2.8.
  201. Ngoài ra, phần trăm tahy đổi tỷ giá trung bình hàng năm của mỗi đồng ngoại tệ (so với đồng đô la Mỹ) được tiêu biểu bởi trục ngang. Nếu có ngang giá sức mua trong thời kỳ xem xét , các điểm trên đồ thị sẽ ở gần một đường chéo 450 tưởng tượng, chia hai các trục (giống như đường ngang giá sức mua trong hình 2.7). Các điểm tiêu biểu cho Canada, Nhật và Đức thường phản ánh ngang giá sức mua trong khi các điểm tiêu biểu cho Anh lệch rất xa đường ngang giá sức mua tưởng tượng.
  202. Hình 2.9 cho thấy đánh giá thêm mối liên hệ giữa các chênh lệch mức lạm phát và các tỷ giá hối đoái. Sự đánh giá này dựa trên các dữ kiện hàng từ năm 1981 -1990. Các tỷ lệ lạm phát hàng năm trong suốt thời kỳ này của Canada, Nhật, Anh, Mỹ và Đức được sử dụng để tính toán các chênh lệch giữa lạm phát Mỹ và lạm phát ở mỗi quốc gia này. Đồng tiền của mỗi nước được minh hoạ ở một đồ thị riêng.
  203. Trong khi kết quả ở mỗi đồ thị khác nhau, có một vài nhận xét chung cho tất cả. Phần trăm thay đổi trong các tỷ giá thường biến chuyển nhiều hơn chênh lệch lạm phát. Như vậy, các tỷ giá biến động ở mức độ lớn hơn mức mà lý thuyết ngang giá sức mua dự đoán.
  204. Trong vài năm, lý thuyết ngang giá sức mua không thể dự đoán ngay hướng biến động của một đồng tiền. Các kết quả trong hình 2.9 cho thấy rằng mối liên hệ giữa chênh lệch lạm phát và biến động của tỷ giá hối đoái thường bị biến dạng. Đáng giá ngắn hạn này ít hỗ trợ cho lý thuyết ngang giá sức mua hơn đánh giá dài hạn như trong hình 2.8
  205. Hãy xem trường hợp của công ty Zenith Electronics, sản xuất một số các sản phẩm TV và đầu Video ở Mexico. Nếu lương bổng ở Mexico tăng theo lạm phát, và vẫn duy trì được ngang giá sức mua, bất cứ gia tăng nào trong lương cao hơn mức tăng lương ở Mỹ sẽ được bù trừ bằng một đồng peso sụt giá. Như vậy, số tiền trả bằng đồng đô la cho các sản phẩm này bán ở Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng bởi mức lương.
  206. Tuy nhiên, trong năm 1990, mức tăng lương của Mexico vượt quá mức sụt giá của đồng peso, làm tăng chi phí sản xuất lên 16 triệu đô la. Do ngang giá sức mua không còn được duy trì liên tục, các doanh nghiệp không thể chắc rằng các ảnh hưởng của lạm phát sẽ được bù trừ bằng các ảnh hưởng của tỷ giá.
  207. Theo dõi tỷ giá hối đoái thực để kiểm định lý thuyết ngang giá sức mua. Nếu có ngang giá sức mua, một tỷ giá niêm yết hay còn gọi là “tỷ giá danh nghĩa” của đồng tiền một nước so với tất cả đồng tiền của các nước khác sẽ biến động ngang với chênh lệch trong lạm phát của nước đó so với lạm phát của các nước khác.
  208. Tỷ giá thực là một chỉ số của sức mua khi chuyển đổi đồng nội tệ ra ngoại tệ. Sức mua phản ánh giá trị của hàng hoá nước ngòai có thể mua. Với một đồng tiền cho sẵn, tỷ giá thực (S*t) có thể xác định bằng:
  209. * St St PP/ f Trong đó : St : Tỷ giá giao ngay của đồng ngoại tệ so với đồng đô la Ph : Mức giá trong nước Pf : Mức giá nước ngoài.
  210. Có thể theo dõi tỷ giá hối đoái thực để kiểm định lý thuyết ngang giá sức mua. Nếu một tỷ giá hối đoái điều chỉnh theo chênh lệch lạm phát theo ngang giá sức mua, thì tỷ giá hối đoái thực giữ nguyên không đổi. Nếu ngang giá sức mua duy trì, các tỷ giá hối đoái thực sẽ tương đối ổn định qua thời gian.
  211. Hình 2.10 Minh họa ngang giá sức mua
  212. Hình 2.10 cho thấy xu hướng tỷ giá hối đoái của các ngoại tệ chính so với đồng đô la. Nó cũng minh hoạ xu hướng của chỉ số tỷ giá hối đoái thực của đồng ngoại tệ (so với nhiều đồng ngoại tệ chính khác), dùng năm 1980 làm năm căn bản (chỉ số tỷ giá hối đoái thực được cho một giá trị bằng 100 trong năm căn bản).
  213. Một sự gia tăng trong tỷ giá hối đoái thực của một đồng tiền được biểu thị một gia tăng trong sức mua, và một sụt giảm của tỷ giá hối đoái thực biểu thị sụt giảm trong sức mua. Nói chung, sự bất ổn của tỷ giá hối đoái thực cho thấy chênh lệch lạm phát hiếm khi được bù trừ bởi các biến động tỷ giá hối đoái theo cách của lý thuết ngang giá sức mua
  214. Tại sao ngang giá sức mua không duy trì liên tục. Có hai lý do thường được đưa ra để giải thích tại sao ngang giá sức mua không duy trì liên tục:
  215. Các yếu tố ảnh hƣởng khác: Ngoài chênh lệch lạm phát, tỷ giá hối đoái còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác. Đó là sai biệt trong lãi suất, mức thu nhập và các biện pháp kiểm soát của chính phủ. Để minh họa, giả dụ tỷ lệ lạm phát của Canada cao hơn lạm phát của Mỹ là 5%.
  216. Từ thông tin này, theo lý thuyết ngang giá sức mua, đồng đô la Canada sẽ tụt giá 5% so với đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên, nếu chính phủ Canada áp dụng các hàng rào mậu dịch đối với hàng xuất khẩu của Mỹ, người tiêu dùng và các công ty Canada không thể điều chỉnh tiêu dùng của mình để đáp ứng với chênh lệch lạm phát. Vì vậy, tỷ giá sẽ không điều chỉnh
  217. Không có hàng thay thế cho hàng nhập khẩu. Theo lý thuyết ngang giá sức mua ngay khi giá cả trở nên tương đối các hơn một nước, nước kia sẽ ngưng nhập khẩu và chuyển sang mua hàng nội địa để thay thế hàng nhập khẩu. Sự chuyển dịch này ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
  218. Tuy nhiên, nếu trong nước đó không có hàng để thay thế hàng nhập khẩu thì sao? Thí dụ, nếu lạm phát ở Canada cao hơn lạm phát ở Mỹ 5%, có thể người tiêu dùng Mỹ không nhất thiết tìm được hàng thay thế thích hợp trong nước. Như vậy, có thể họ tiếp tục mua hàng Canada dù giá cáo hơn, và đồng đô la Canada có thể không sụt giá như lý thuyết ngang giá sức mua dự kiến.
  219. 2.2.2 LÝ THUYẾT HIỆU ỨNG FISHER QUỐC TẾ Cùng với lý thuyết ngang giá sức mua, một lý thuyết quan trọng khác trong tài chính quốc tế là lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế - IFF. Lý thuyết này sử dụng lãi suất (chứ không dùng chênh lệch mức lạm phát) để giải thích tại sao tỷ giá hối đoái thay đổi theo thời gian, nhưng nó có liên quan mật thiết với lý thuyết ngang giá sức mua vì lãi suất thường có sự quan hệ mật thiết với tỷ lệ lạm phát. Do đó, chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia có thể là kết
  220. quả chênh lệch trong lạm phát. Ta biết rằng nếu có ngang giá lãi suất thì tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư từ kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa không cao hơn tỷ suất sinh lợi trong nước. Theo điều kiện này, một công ty có tiền mặt ngắn hạn thặng dư có thể vẫn xem xét đầu tư nước ngoài, nhưng có thể sẵn sàng để vị thế ngoại hối mở (không bảo hiểm).
  221. Việc chiến lược này có đem đến một tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi trong nước hay không tuỳ thuộc vào điều gì xảy ra cho giá trị của đồng tiền đó. Thí dụ, hãy xem một công ty Mỹ có thể đạt được lãi suất 10% từ ký thác ở một ngân hàng Mỹ so với 12% từ ký thác ở một ngân hàng Anh.
  222. Để đầu tư vào ký thác Anh, đầu tiên công ty Mỹ này phải đổi đồng đô la Mỹ ra đồng bảng Anh. Sau đó, khi ký thác tới hạn, công ty sẽ nhận đồng bảng Anh và hầu như sẽ phải đổi ngược đồng bảng Anh ra đô la Mỹ. Nếu đồng bảng Anh giảm giá đáng kể trong suốt thời gian công ty Mỹ này giữ ký thác ở Anh, tỷ suất sinh lợị từ ký thác này sẽ thấp hơn tỷ suất sinh lợi từ ký thách Mỹ.
  223. Giả dụ rằng các nhà đầu tư ở Mỹ dự kiến tỷ lệ lạm phát là 6%/năm và đòi hỏi một tỷ suất sinh lợi thực 2%/năm; lãi suất danh nghĩa của tín phiếu kho bạc sẽ là 8%/năm. Nếu các nhà đầu tư ở tất cả mọi quốc gia đề đòi hỏi tỷ suất sinh lợi thực như nhau cho một năm, lúc đó chênh lệch trong các lãi suất danh nghĩa giữa bất kỳ hai nước nào cũng biểu thị cho chênh lệch lạm phát tương ứng giữa hai nước đó. Giả dụ lãi suất danh nghĩa là 8% ở Mỹ và 5% ở Nhật.
  224. Nếu các nhà đầu tư ở cả hai nước này đòi hỏi một tỷ suất sinh lợi thực là 2%, lúc đó chênh lệch lạm phát dự kiến là 3% (6% ở Mỹ - 3% ở Nhật) theo lý thuyết ngang giá sức mua, đồng yên Nhật sẽ được dự kiến tăng giá bằng chênh lệch lạm phát dự kiến là 3%. Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi như dự kiến, các nhà đầu tư Nhật cố gắng vốn hoá trên lãi suất cao hơn ở Mỹ sẽ đạt được một tỷ suất sinh lợi tương tự như tỷ suất sinh lợi mà đáng lẻ họ sẽ đạt được ở nước họ. Trong khi lãi suất ở Mỹ cao hơn 3%, các nhà đầu tư Nhật sẽ mua đồng yên vào nhiều hơn mức bán đồng yên ra là 3%.
  225. Để củng cố khái niệm này, giả dụ rằng lãi suất danh nghĩa ở Canada là 13%. Cho rằng các nhà đầu tư ở Canada cũng đòi hỏi một tỷ suất sinh lợi thực là 2%, mức lạm phát dự kiến ở Canada phải là 11%. Theo lý thuyết ngang giá sức mua, đồng đô la Canada sẽ giảm giá khoảng 5% so với đồng đô la (do tỷ lệ lạm phát ở Canada cao hơn 5%). Vì vậy các nhà đầu tư Mỹ sẽ không được lợi từ việc đầu tư ở Canada vì chênh lệch lãi suất 5% vào cuối kỳ. Các nhà đầu tư Mỹ sẽ kiếm được 8% từ đầu tư Canada, bằng với mức độ họ có thể đạt được ở Mỹ.
  226. Bảng 2.11 Minh hoạ hiệu ứng Fisher quốc tế từ các góc độ khác nhau của nhà đầu tư Phần Tỷ suất sinh lợi Lạm Chênh lệch Lãi Nhà trăm thay cho nhà đầu tư phát Tỷ suất Đầu tư lạm phát dự suất đầu tư đổi tỷ giá sau khi có tính dự kiến sinh lợi vào kiến danh tại dự kiến điều chỉnh tỷ giá trong thực (Ih - If) nghĩa (ef) hối đoái nước Nhật Nhật 5% 5% 3% 2% Mỹ 3%-6% = -3% -3% 8 5 3 2 Canada 3%-11% = -8% -8 13 5 3 2 Mỹ Nhật 6%-3% = 3% 3 5 8 6 2 Mỹ 8 8 6 2 Canada 6%-11% = -5% -5 13 8 6 2 Canad a Nhật 11%-3% = 8% 8 5 13 11 2 Mỹ 11%-6% = 5% 5 8 13 11 2 Canada 13 13 11 2
  227. Theo thông tin này, chênh lệch lạm phát dự kiến giữa Canada và Nhật là 8%. Theo lý thuyết ngang giá sức mua, chênh lệch lạm phát này cho thấy đồng đô la Canada sẽ giảm giá 8% so với đồng yên. Vì vậy, ngay cả khi đối với các nhà đầu tư Nhật sẽ kiếm thêm được một lãi suất 8% từ một đầu tư ở Canada, đô la Canada sẽ bị giảm giá 8% vào cuối kỳ.
  228. Theo các điều kiện này, các nhà đầu tư Nhật sẽ đạt được tỷ suất sinh lợi 5%, bằng với tỷ suất sinh lợi mà họ sẽ đạt được từ một đầu tư ở Nhật. Các cơ hội đầu tư có thể có này cùng với một vài cơ hội khác được tóm tắt trong bảng 2.11. Lưu ý rằng dù các nhà đầu tư của một nước cho sẵn đầu tư ở bất kỳ nơi nào, tỷ suất sinh lợi danh nghĩa dự kiến đều bằng nhau.
  229. Mối liên hệ chính xác giữa chênh lệch lãi suất của hai nước và thay đổi tỷ giá hối đoái dự kiến theo hiệu ứng Fisher quốc tế có thể được diễn đạt như sau. Đầu tiên, tỷ suất sinh lợi thực sự cho các nhà đầu tư, đầu tư vào chứng khoán thị trường tiền tệ (như ký thác ngân hàng ngắn hạn) ở nước họ chỉ là lãi suất của các chứng khoán đó.
  230. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lợi thực sự của các nhà đầu tư đầu tư vào chứng khoán thị trường tiền tệ nước ngoài tuỳ thuộc không chỉ vào lãi suất nước ngoài (if) mà còn vào phần trăm thay đổi trong giá trị của ngoại tệ (ef) của chứng khoán. Công thức tính tỷ suất sinh lợi thực sự (đã điều chỉnh theo tỷ giá hối đoái) còn gọi là tỷ suất sinh lợi có hiệu lực từ ký thác ở một ngân hàng nước ngoài (hay bất kỳ chứng khoán thị trường tiền tệ nào) là: r = (1 + if)(1+ef) – 1
  231. Theo lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế, tỷ suất sinh lợi từ đầu tư trong nước tính trung bình sẽ bằng tỷ suất sinh lợi có hiệu lực từ đầu tư nước ngoài. Tức là: r = ih Trong đó r là tỷ suất sinh lợi có hiệu lực từ ký thác nước ngoài và ih là lãi suất ký thác trong nước. Chúng ta có thể xác định mức độ mà đồng ngoại tệ phải thay đổi để làm cho đầu tư ở cả hai nước cùng có tỷ suất sinh lợi bằng nhau. Lấy công thức tính r và cho r bằng ih ta có :
  232. r = (1 + if )(1 + ef ) – 1 = ih Bây giờ ta tìm ef : (1 + if )(1 + ef ) = (1 + ih) (1 ih ) (1 ef ) (1 if ) (1 ih ) ef 1 (1 if )
  233. Như được chứng minh ở đây, lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế khẳng định khi ih > if ; ef sẽ dương. Tức là, đồng ngoại tệ sẽ tăng giá khi lãi suất nước ngoài thấp hơn lãi suất trong nước. Sự tăng giá này sẽ cải thiện tỷ suất sinh lợi từ nước ngoài cho các nhà đầu tư trong nước, làm cho tỷ suất sinh lợi chứng khoán nước ngoài tương tự với tỷ suất sinh lợi từ chứng khoán trong nước.
  234. Ngược lại, khi ih<if; ef sẽ âm. Tức là, đồng ngoại tệ sẽ giảm giá khi lãi suất nước ngoài cao hơn lãi suất trong nước . Sự giảm giá này sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi từ chứng khoán nước ngoài dưới góc nhìn của các nhà đầu tư trong nước, làm cho tỷ suất sinh lợi từ chứng khoán nước ngoài không cao hơn tỷ suất sinh lợi từ chứng khoán trong nước.
  235. Ví dụ lãi suất cho ký thác ngân hàng trong nước thời hạn một năm là 11% và lãi suất ký thác ngân hàng nước ngoài kỳ hạn một năm là 12%. Để tỷ suất sinh lợi thực của hai đầu tư này bằng nhau từ góc nhìn của các nhà đầu tư trong nước, đồng ngoại tệ sẽ phải thay đổi trong thời kỳ đầu tư theo tỷ lệ phần trăm sau đây:
  236. (1 ih ) (1 0,11) ef 1 1 0,0089 hay 0,89% (1 if ) (1 0,12) Có nghĩa là đồng ngoại tệ của ký thác nước ngoài sẽ cần giảm giá 0,89% để làm cho tỷ suất sinh lợi thực từ ký thác nước ngoài bằng 11% từ góc nhìn của các nhà đầu tư trong nước. Điều này sẽ làm cho tỷ suất sinh lợi từ đầu tư nước ngoài bằng với tỷ suất sinh lợi từ đầu tư trong nước.
  237. Một công thức đơn giản hoá nhưng không chính xác bằng hiệu ứng Fisher quốc tế là: ef =ih – if. Tức là, phần trăm thay đổi tỷ giá hối đoái trong thời kỳ đầu tư sẽ bằng chênh lệch lãi suất giữa hai nước. Thí dụ, nếu lãi suất cho ký thác 6 tháng của Anh cao hơn của Mỹ 2%, đồng bảng Anh sẽ giảm khoảng 2% qua 6 tháng theo hiệu ứng Fisher quốc tế. Nếu điều này xảy ra, các nhà đầu tư Mỹ sẽ thu được tỷ suất sinh lợi từ ký thác Anh bằng với tỷ suất sinh lợi từ ký thác Mỹ. Như vậy, đầu tư nước ngoài sẽ không có lợi dù cả khi đầu tư nước ngoài có một mức lãi suất cao hơn đầu tư trong nước.
  238. Phân tích bằng đồ thị hiệu ứng Fisher quốc tế. Hình 2.12 minh hoạ đường hiệu ứng Fisher quốc tế (khi các thay đổi của tỷ giá hối đoái bù trừ hoàn toàn các chênh lệch lãi suất).
  239. Hình 2.12 trình bày một tập hợp các điểm phù hợp với luận cứ đằng sau lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế. Thí dụ, điểm E phản ánh một trường hợp mà lãi suất nước ngoài cao hơn lãi suất trong nước 3%. Tuy nhiên, đồng ngoại tệ đã giảm giá 3% để bù trừ lợi thế lãi suất của nó.
  240. Như vậy, một nhà đầu tư khi mở một ký thác ở nước ngoài sẽ có thể đạt được một tỉ suất sinh lợi tương tự với tỷ suất sinh lợi có thể đạt được trong nước. Điểm F biểu thị cho lãi suất trong nước cao hơn lãi suất nước ngoài 2%. Nếu một nhà đầu tư trong nước mở một ký thác nước ngoài, họ ở thế bất lợi về lãi suất nước ngoài. Tuy nhiên, theo lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế, đồng ngoại tệ sẽ tăng giá 2% để bù trừ bất lợi lãi suất.
  241. Hình 2.12 Minh hoạ đƣờng hiệu ứng Fisher quốc tế (khi các thay đổi của tý giá hối đoái bù trừ hoàn toàn các chênh lệch lãi suất)
  242. ih - if Đường hiệu ứng Fisher quốc tế 5 3 J F 1 -5 -3 -1 1 3 5 -1 % trong tỷ giá giao ngay của đồng ngoại tệ H E -3 G -5
  243. Điểm F trong hình 2.12 cũng có thể minh hoạ hiệu ứng Fisher quốc tế từ góc nhìn của một nhà đầu tư nước ngoài. Lãi suất trong nước sẽ có vẻ hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, theo lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế, đồng ngoài tệ sẽ tăng giá 2%, mà đối với nhà đầu tư nước ngoài, việc này có nghĩa đồng tiền trong nước sẽ giảm giá để bù trừ lợi thế lãi suất.
  244. Tất cả các điểm dọc theo đường hiệu ứng Fisher quốc tế trong hình 2.12 phản ánh điều chỉnh tỷ giá hối đoái để bù trừ chênh lệch trong lãi suất. Điều này có nghĩa một nhà đầu tư cuối cùng sẽ đạt được cùng một lãi suất sinh lợi (đã điều chỉnh theo các biến động tỷ giá hối đoái) bất kỳ đầu tư trong nước hay đầu tư ở nước ngoài.
  245. Nói chính xác hơn, lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế không cho rằng mối liên hệ này sẽ hiện diện qua mỗi thời kỳ. Điểm chính của lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế là nếu một công ty đầu tư định kỳ ở nước ngoài để đạt được lợi thế lãi suất nước ngoài cao hơn, công ty này sẽ thu được một tỷ suất sinh lợi đôi khi cao hơn và đôi khi thấp hơn tỷ suất sinh lợi trong nước. Vì vậy, đầu tư định kỳ của một công ty Mỹ cố gắng lợi dụng lãi suất cao hơn, sẽ đạt được một tỷ suất sinh lợi, tính bình quân, tương tự với tỷ suất sinh lợi đạt được khi công ty này ký thác trong nước định kỳ.
  246. Các điểm bên dưới đường hiệu ứng Fisher quốc tế thường phản ánh tỷ suất sinh lợi từ ký thác nước ngoài cao hơn. Thí dụ điểm G trong hình 2.12 biểu thị lãi suất nước ngoài cao hơn lãi suất trong nước 3%. Ngoài ra, đồng ngoại tệ tăng giá 2%. Sự kết hợp lãi suất nước ngoài cao hơn với tăng giá đồng ngoại tệ sẽ làm tỷ suất sinh lợi nước ngoài cao hơn tỷ suất sinh lợi có thể có trong nước.
  247. Nếu các dữ liệu thực tế được tập hợp và ghi lại, và hầu hết các điểm đều nằm bên dưới đường hiệu ứng Fisher quốc tế, điều này cho thấy rằng các nhà đầu tư trong nước có thể liên tục gia tăng thu nhập từ đầu tư bằng cách mở ký thác ngân hàng ở nước ngoài. Các kết quả này bác bỏ lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế.
  248. Các điểm nằm phía trên đường hiệu ứng Fisher quốc tế thường phản ánh tỷ suất sinh lợi từ ký thác nước ngoài thấp hơn tỷ suất sinh lợi có thể thu được trong nước. Thí dụ, điểm H phản ánh lãi suất nước ngoài cao hơn lãi suất trong nước 3%. Tuy nhiên, điểm H cũng cho thấy rằng tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ giảm giá 5% để bù trừ nhiều hơn lợi thế lãi suất.
  249. Một thí dụ khác, điểm J biểu thị một trường hợp mà một nhà đầu tư trong nước bị 2 trở ngại do đầu tư vào một ký thác nước ngoài. Thứ nhất, lãi suất nước ngoài thấp hơn lãi suất trong nước. Thứ hai, đồng ngoại tệ giảm giá trong suốt thời gian cầm giữ ký thác nước ngoài.
  250. Nếu các dữ liệu thực tế được tệp hợp và ghi trên đồ thị, đa số các điểm đều nằm phía trên đường hiệu ứng Fisher quốc tế. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư trong nước liên tục đạt được tỷ suất sinh lợi từ đầu tư nước ngoài thấp hơn đầu tư trong nước. Các kết quả này bác bỏ lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế.
  251. Nếu các điểm thực tế (một điểm cho mỗi kỳ) của lãi suất và thay đổi tỷ giá qua thời gian được ghi lại trên một đồ thị như hình 2.12, chúng ta có thể xác định xem các điểm đó có nằm một cách có hệ thống phía dưới đường hiệu ứng Fisher quốc tế (cho thấy tỷ suất sinh lợi từ đầu tư nước ngoài cao hơn), phía trên đường này (cho thấy tỷ xuất sinh lợi từ đầu tư nước ngoài thấp hơn, hay nằm rải rác đều ở cả hai bên (cho thấy một cân đối của lợi nhuận từ đầu tư nước ngoài cao hơn ở một vài kỳ và thấp hơn ở các kỳ khác).
  252. Hình 2.13 là một thí dụ về một tập hợp các điểm có xu hướng hỗ trợ lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế. Chúng cho thấy là tỷ xuất sinh lợi từ đầu tư nước ngoài ngắn hạn tính trung bình bằng với tỷ xuất sinh lợi có thể đạt được trong nước. Lưu ý rằng mỗi điểm riêng rẽ phản ánh một thay đổi trong tỷ giá hối đoái không bù trừ chính xác chênh lệch lãi suất.
  253. Trong vài trường hợp, thay đổi tỷ giá hối đoái không bù trừ đủ chênh lệch lãi suất. Nói chung, các kết quả bù trừ nhau để chênh lệch lãi suất tính trung bình được bù trừ bởi các thay đổi trong tỷ giá hối đoái. Như vậy, đầu tư nước ngoài tạo ra tỷ suất sinh lợi tính bình quân bằng với tỷ suất sinh lợi từ đầu tư trong nước.
  254. Hình 2.13: Minh hoạ khái niệm hiệu ứng Fisher quốc tế (Khi các thay đổi tỷ giá hối đoái bù trừ các chênh lệch lãi suất tính bình quân) ih – if (%) Đường hiệu ứng Fisher quốc tế % trong tỷ giá giao ngay của đồng ngoại tệ
  255. Nếu tỷ suất sinh lợi nước ngoài được dự kiến bằng với tỷ suất sinh lợi trong nước, Một công ty Mỹ hầu như sẽ thích đầu tư trong nước hơn, vì sẽ biết trước lãi suất từ chứng khoán ngắn hạn trong nước (như ký thác ngân hàng). Trong khi lãi suất sẽ đạt được từ chứng khoán ngắn hạn từ nước ngoài không biết chắc do sự bất trắc của tỷ giá giao ngay vào lúc chứng khoán tới hạn. Các nhà đầu tư thường thích một đầu tư mà họ biết tỷ suất sinh lợi hơn là một đầu tư mà tỷ suất sinh lợi không biết chắc, giả dụ rằng các tính chất khác của các khoản đầu tư này là giống nhau.
  256. Tại sao hiệu ứng Fisher quốc tế không luôn luôn đúng? Ở đầu chương này, chúng tôi đã trình bày ngang giá sức mua không đúng ở một số thời kỳ nào đó. Do hiệu ứng Fisher quốc tế căn cứ trên ngang giá sức mua, nó cũng không luôn luôn đúng. Do ngoài lạm phát còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, cho nên tỷ giá hối đoái không điều chỉnh theo chênh lệch lạm phát.
  257. Giả dụ một lãi suất danh nghĩa ở nước ngoài cao hơn lãi suất ở Mỹ 3% do lạm phát dự kiến ở nước đó cao hơn lạm phát dự kiến ở Mỹ 3%. Ngay cả nếu các lãi suất danh nghĩa này phản ánh chính xác các dự kiến về lạm phát, thì ngoài chênh lệch lạm phát ra, tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ sẽ phản ứng với cả các yếu tố khác. Nếu các yếu tố khác này tạo áp lực tăng đối với giá trị đồng ngoại tệ, chúng sẽ bù trừ áp lực giảm do chênh lệch lạm phát. Kết quả, đầu tư nước ngoài sẽ đạt tỷ suất sinh lợi cho các nhà đầu tư Mỹ cao hơn đầu tư trong nước.
  258. Hiệu ứng Fisher quốc tế có đúng không? Hiệu ứng Fisher quốc tế có đúng trong thực tế hay không tuỳ thuộc vào thời kỳ cụ thể mà ta xem xét. Từ năm 1974 đến 1977, lãi suất Mỹ thường thấp hơn lãi suất nước ngoài. Như lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế dự báo, các đồng ngoại tệ sẽ giảm giá trong suốt thời kỳ dự báo này.
  259. Trong thời kỳ từ 1978 – 1979, lãi suất Mỹ thường cao hơn lãi suất nước ngoài, và đồng ngoại tệ tăng giá trong suốt thời kỳ này (một lần nữa hỗ trợ phần nào cho lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế). Tuy nhiên, trong thời kỳ 1980 – 1984, các đồng ngoại tệ liên tục giảm giá thấp hơn nhiều so với mức mà lý thuyết này dự báo. Thêm nữa, trong thời kỳ 1985 – 1987, các đồng ngoại tệ tăng giá ở mức cao hơn nhiều so với chênh lệch lãi suất. Trong khi lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế có thể đúng trong một vài khung thời gian, có bằng chứng rằng nó không luôn luôn đúng.
  260. Nếu lý thuyết hiệu ứng Fisher đúng, một chiến lược vay tiền ở một quốc gia và đầu tư nguồn vốn này vào một quốc gia khác sẽ không cho một thu nhập trung bình dương. Lý do là các tỷ giá hối đoái sẽ điều chỉnh để bù trừ chênh lệch lãi suất trung bình. Cuộc nghiên cứu của Madura và Nosari đã mô phỏng một chiến lược đầu tư theo đó đồng tiền có lãi suất niêm yết thấp nhất được một nhà đầu cơ Mỹ vay và chuyển đổi và đầu tư vào đồng tiền có lãi suất cao nhất.
  261. Vào cuối kỳ đầu tư, vốn được rút lại và thanh toán tiền vay. Chiến lược này được tiếp tục định kỳ qua thời gian. Nếu hiệu ứng Fisher đúng cho các thời kỳ này, mức chênh lệch tính trung bình sẽ bằng 0 (không tính chi phí giao dịch). Xu hướng của các mức chênh lệch trong suốt các thời kỳ khác nhau được trình bày trong hình 10.8 cho thấy thường thì các mức chênh lệch dương.
  262. Quá trình trình bày ở đây được tái lập từ góc nhìn của các nhà đầu tư đầu cơ ở 7 nước lớn. Không kể từ góc nhìn nào, mức chênh lệch được tìm thấy trung bình đều lớn hơn o rất đáng kể. Các kết quả này bác bỏ lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế. Một cuộc nghiên cứu liên hệ của thomas đã kiểm định lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế bằng cách xem xét các kết quả của: (1) các hợp đồng kỳ hạn mua các đồng tiền với lãi suất cao có chiết khấu (so với giá giao ngay) và (2) các hợp đồng kỳ hạn bán các đồng tiền với lãi suất thấp có phần bù.